Khảo sát đặc điểm các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp người trẻ
TÓM TẮT Nền tảng: Tỉ lệ nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp ở người trẻ khác nhau qua nhiều nghiên cứu. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây đã bàn về đặc điểm dịch tễ học của NMCT cấp ở những đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu về NMCT cấp ở bệnh nhân trẻ tuổi. Với mục tiêu tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa các bệnh nhân trẻ tuổi và lớn tuổi trong NMCT cấp nhằm hỗ trợ cho việc dự phòng tiên phát và thứ phát trong tương lai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Phương pháp: Từ dữ liệu của 568 bệnh nhân nhập viện vì NMCT cấp từ 2007 đến 2012, chúng tôi so sánh các yếu tố nguy cơ tổn thương mạch vành ở ba nhóm tuổi: ≤ 45 tuổi, 46‐60 tuổi và > 60 tuổi. Kết quả: Tỉ lệ nam bị NMCT cấp chiếm ưu thế trong cả ba nhóm tuổi(97,6%, 85,1%, 59,6%, p<0,0001). có="" sự="" khác="" biệt="" về="" tỉ="" lệ="" hút="" thuốc="" lá(80,8%,="" 63,7%,="" 32%,="" p="0,017)," tăng="" huyết="" áp="" (35,9%,="" 58,6%,="" 78,5%,="" p="0,001)," đái="" tháo="" đường="" (10,3%,="" 18,1%,="" 34,2%,="" p="0,001)" giữa="" nhóm="" trẻ="" tuổi="" so="" với="" hai="" nhóm="" 46‐60="" tuổi="" và="" trên="" 60="" tuổi.="" không="" có="" sự="" khác="" biệt="" về="" tiền="" căn="" gia="" đình,="" rối="" loạn="" lipid="" máu,="" chỉ="" số="" khối="" cơ="" thể="" giữa="" ba="" nhóm="" tuổi.="" trong="" nghiên="" cứu="" này="" tất="" cả="" các="" trường="" hợp="" nhồi="" máu="" cơ="" tim="" cấp="" được="" chụp="" mạch="" vành.="" có="" một="" số="" bệnh="" nhân="" tìm="" được="" nguyên="" nhân="" khác="" với="" xơ="" vữa="" động="" mạch,="" đó="" là="" 3="" trường="" hợp="" cầu="" cơ="" và="" trong="" 7="" trường="" hợp="" co="" thắt="" mạch="" vành="" thì="" có="" 4="" trường="" hợp="" dương="" tính="" với="" heroin.="" có="" 8="" trường="" hợp="" thử="" protein="" s,="" protein="" c="" và="" anti="" throbin="" iii="" đều="" âm="" tính.="" kết="" luận:="" chúng="" tôi="" nhận="" thấy="" bệnh="" nhân="" trẻ="" bị="" nmct="" cấp="" đa="" số="" là="" nam="" giới,="" hay="" hút="" thuốc="" lá="" trong="" khi="" tỉ="" lệ="" tha="" và="" đtđ="" ít="" hơn="" so="" với="" nhóm="" bệnh="" nhân="" lớn="" tuổi.="" có="" môt="" số="" bệnh="" nhân="" nmct="" cấp="" ≤="" 45="" tuổi="" có="" nguyên="" nhân="" xác="" định="" không="" phải="" xơ="" vữa="" động="">0,0001).>
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát đặc điểm các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp người trẻ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 288 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP NGƯỜI TRẺ Nguyễn Văn Bé Hai*, Hồ Thượng Dũng* TÓM TẮT Nền tảng: Tỉ lệ nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp ở người trẻ khác nhau qua nhiều nghiên cứu. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây đã bàn về đặc điểm dịch tễ học của NMCT cấp ở những đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu về NMCT cấp ở bệnh nhân trẻ tuổi. Với mục tiêu tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa các bệnh nhân trẻ tuổi và lớn tuổi trong NMCT cấp nhằm hỗ trợ cho việc dự phòng tiên phát và thứ phát trong tương lai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Phương pháp: Từ dữ liệu của 568 bệnh nhân nhập viện vì NMCT cấp từ 2007 đến 2012, chúng tôi so sánh các yếu tố nguy cơ tổn thương mạch vành ở ba nhóm tuổi: ≤ 45 tuổi, 46‐60 tuổi và > 60 tuổi. Kết quả: Tỉ lệ nam bị NMCT cấp chiếm ưu thế trong cả ba nhóm tuổi(97,6%, 85,1%, 59,6%, p<0,0001). Có sự khác biệt về tỉ lệ hút thuốc lá(80,8%, 63,7%, 32%, p= 0,017), tăng huyết áp (35,9%, 58,6%, 78,5%, p= 0,001), đái tháo đường (10,3%, 18,1%, 34,2%, p= 0,001) giữa nhóm trẻ tuổi so với hai nhóm 46‐60 tuổi và trên 60 tuổi. Không có sự khác biệt về tiền căn gia đình, rối loạn lipid máu, chỉ số khối cơ thể giữa ba nhóm tuổi. Trong nghiên cứu này tất cả các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp được chụp mạch vành. Có một số bệnh nhân tìm được nguyên nhân khác với xơ vữa động mạch, đó là 3 trường hợp cầu cơ và trong 7 trường hợp co thắt mạch vành thì có 4 trường hợp dương tính với heroin. Có 8 trường hợp thử protein S, protein C và Anti throbin III đều âm tính. Kết luận: Chúng tôi nhận thấy bệnh nhân trẻ bị NMCT cấp đa số là nam giới, hay hút thuốc lá trong khi tỉ lệ THA và ĐTĐ ít hơn so với nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Có môt số bệnh nhân NMCT cấp ≤ 45 tuổi có nguyên nhân xác định không phải xơ vữa động mạch. Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF RISK FACTORS IN PATIENTS WITH ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION YOUNG PEOPLE Nguyen Van Be Hai, Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 288 ‐ 293 Background. There has been some disagreement about the proportion of young patients among those with acute myocardial infarction (AMI). A number of studies in recent years have discussed the epidemiologic characteristics of AMI in a variety of selected populations. However, few reports have compared AMI in young men and women. We conducted this study with the aim to investigate the similarities and differences between older and younger patients with AMI in the hope of using these data to assist with both primary and secondary prevention in the future. Method. From a database of 568 patients admitted to Tâm Đức hospital with acute MI between 2007 and 2012, we compared risk factors of patients divided into 3 age categories: ≤ 45 years, 46‐60 years, and > 60 years. Results. Most of patients were male (97.6%, 85.1%, 59.6%, p<0.0001). There were differences in smoking * Bệnh viện Thống Nhất Tác giả liên lạc: BSCKI Nguyễn Văn Bé Hai ĐT: 0983888707 Email: haitm2302@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 289 rate (80.8%, 63.7%, 32%, p= 0.017), hypertension rate (35.9%, 58.6%, 78.5%, p= 0.001), diabetes (10.3%, 18.1%, 34.2%, p= 0.001) between young group and the elder groups. We found no difference in family history, BMI and dyslipidemia. There are a number of patients find different causes atherosclerosis which is the case for the 3 and the 7 cases, the coronary spasm 4 cases positive for heroin. There are 8 test cases protein S, protein C and Anti thrombin III were negative. Conclusion. Most of young patients are male. The frequency of risk factors in the young patients differs from those in their elderly counterparts. Conversely two common risk factors of hypertension and diabetes, acute MI is less than the group of elderly patients. There are a number of acute MI patients ≤ 45 years of age have not determined the cause of atherosclerosis. Keyword: Acute myocardial infarction. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một cấp cứu thường gặp, có nhiều biến chứng và gây tỉ lệ tử vong cao tại các nước phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn cấp. Theo thống kê hàng năm, tại Hoa kỳ có 1,5 triệu ca NMCT cấp hàng năm. Bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do NMCT cấp có đoạn ST chênh lên, tỉ lệ tử vong còn cao 30% tại viện cũng như sau 1 tháng, sau 1 năm, trong đó một nửa tử vong trong giờ đầu tiên(1). Mặc dù, NMCT thường được coi là bệnh của người cao tuổi và trung niên trở lên, nhưng trong những năm gần đây do tình hình kinh tế phát triển, chăm sóc y tế ngày càng nâng cao, phương tiện chẩn đoán hiện đại hơn, thì việc phát hiện bệnh NMCT ở người trẻ tuổi càng nhiều. Các nghiên cứu của nước ngoài, NMCT cấp của người trẻ(≤ 45 tuổi) ít gặp khoảng 2‐ 10%(6), bệnh nhân rất trẻ lại càng ít gặp hơn khoảng 0,4‐1%(9,12). Trong vòng 30 năm, các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ này giao động từ 2‐10%(8). Năm 1995, nghiên cứu CASS (the Coronary Artery Surgery Study) cho thấy tỉ lệ NMCT cấp ở bệnh nhân dưới 40 tuổi là khoảng 4%(20). Tuy nhiên năm 1994, Hong và cộng sự phát hiện tỉ lệ này là 10,3% ở dân số Trung Quốc(10). Năm 2007, Wiwun Tungsubutra và cộng sự ở Thái Lan tỉ lệ NMCT cấp người trẻ là 5,8%(18). Sự khác biệt này chưa được lý giải, nhưng có lẽ liên quan đến dân số nghiên cứu. Y văn trước đây cho thấy các yếu tố: hút thuốc lá, sử dụng cocain, tiểu đường, rối loạn mỡ máu là những yếu tố nguy cơ gây xơ vữa sớm. Mặc dù NMCT cấp ở bệnh nhân ≤ 45 tuổi xảy ra khoảng từ 2‐10% trong tất cả các ca NMCT cấp(6). Tuy nhiên, NMCT ở người trẻ tuổi sinh lý bệnh cũng thay đổi, thường là không phải do mảng xơ vữa trừ khi có gien qui định hay tăng Lipid máu có tính gia đình. Các nghiên cứu trước đây cho thấy bệnh nhân trẻ bị NMCT cấp thường hay hút thuốc lá(8,19) và tăng cholesterol máu(8). Ngoài ra các bệnh nhân trẻ ít khi có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp và đau thắt ngực(4,8). NMCT ở người trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề điều trị bệnh lâu dài, tâm lý và tài chính của bệnh nhân. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây đã bàn về đặc điểm dịch tễ học của NMCT cấp ở những đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Ở nước ta, những nghiên cứu về NMCT cấp ở người trẻ còn rất ít, phần lớn những nghiên cứu bàn về đặc điểm dịch tễ học của NMCT cấp ở những đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Giới hạn về tuổi ở bệnh nhân bệnh mạch vành hay NMCT trẻ thay đổi trong các nghiên cứu là 40 hoặc 45. Với mong muốn tìm hiểu sự tương đồng, sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ tim mạch giữa bệnh nhân trẻ và lớn tuổi trong NMCT cấp nhằm góp phần trong việc xác định các đặc điểm riêng biệt của NMCT cấp ở người trẻ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu nhằm khảo sát tần suất và đặc điểmcác yếu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 290 tố nguy cơ ở nhóm bệnh nhânNMCT đặc biệt này. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn bệnh Những bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Tim Tâm Đức từ tháng 01 năm 2007 đếntháng12 năm 2012. Được chẩn đoán NMCT cấp dựa theo tiêu chuẩn của ESC/AHA/ACC/WHF tháng 10/2007. Thu thập số liệu theo 3 nhóm tuổi ≤ 45 tuổi; từ 46 đến 60 tuổi và trên 60 tuổi. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có NMCT cũ. Các trường hợp bệnh lý van tim nặng kèm theo. Bệnh ĐMV mạn. Bệnh nhân đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành trước đó. Phương pháp nghiên cứu Tôi thực hiện nghiên cứu này bằng phương pháp hồi cứu và tiến cứu, phân tích cắt ngang, có so sánh giữa các nhóm tuổi. Từ đó, rút ra những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Định nghĩa các biến số Tuổi là biến định lượng liên tục, nhóm trẻ ≤ 45 tuổi, trung niên từ 46 – 60 tuổi, lớn tuổi > 60 tuổi; Giới là biến định tính gồm hai giá trị nam và nữ. Chẩn đoán NMCT cấptheo tiêu chuẩn chẩn đoán ESC/AHA/ACC/WHF (10/2007). Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (bố, mẹ hoặc con): nam <50 tuổi và nữ < 55 tuổi. Bệnh nhân được xem là có hút thuốc lá khi hút ít nhất 10 điếu thuốc/ngày trong hai năm liên tiếp trở lên (theo thang đo Framingham). Chẩn đoán tăng huyết áp: tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VII năm 2003. Tăng huyết áp ≥ 140/90 mmHg hoặc đã được chẩn đoán tăng huyết áp và đang dùng thuốc hạ áp. Đái tháo đường theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) năm 2010. Trên bệnh có triệu chứng của đái tháo đường cổ điển. Trong hướng dẫn 2013, các chuyên gia của ADA nhắc lại sự cần thiết của việc cá thể hóa mục tiêu điều trị.Đối với đa số bệnh nhân đái tháo đườngtrưởng thành không có thai, mục tiêu HbA1c < 7% là phù hợp(1). Rối loạn lipid máu phân chia theo Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương năm 2001: Có rối loạn ≥ 1 thành phần trong các chỉ tiêu sau: cholesterol ≥ 5,1 mmol/L, LDL‐c ≥ 3,3 mmol/L, HDL‐c ≤ 0,9 mmol/, triglyceride ≥ 1,8 mmol/L. Chỉ số đánh giá BMI dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Đông Nam Á năm 2001 ở người trưởng thành. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê stata 11.3. Các số liệu được xử lý theo thuật toán thống kê y học. Các biến liên tục trong nghiên cứu được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, tỉ lệ %, nếu số liệu có phân phối bình thường hoặc số trung vị (khoảng tứ vị) nếu có phân phối không bình thường. Sử dụng phép kiểm định “t student” không bắt cặp khi so sánh hai số trung bình và χ2 để so sánh 2 tỷ lệ. Khi so sánh 3‐4 tỷ lệ dùng kiểm định ANOVA đối với nhóm phương sai đồng nhất và phép kiểm phi tham số nếu phương sai không đồng nhất. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Chúng tôi thu thập được 568 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, vào Bệnh viện Tim Tâm Đức từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2012, được chẩn đoán là NMCT cấp và đã được chụp mạch vành qua da có cản quang để chẩn đoán xác định. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 291 Một số đặc điểm của bệnh nhân Tuổi Bảng 1. Sự phân bố theo tuổi. Tuổi Số bệnh nhân Tỉ lệ % ≤ 45 t 78 13,7 46- 60t 215 37,8 > 60t 275 48,4 Tổng số 568 100 Tuổi trung bình của toàn bộ các đối tượng nghiên cứu là 60,9 ±13,3 tuổi.Bệnh nhân trẻ nhất là 32 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất 91 tuổi. Trong số các đối tượng này có 78 (13,7%) bệnh nhân ≤ 45 tuổi, 215 (37,8%)bệnh nhân từ 46‐ 60 tuổi và 275 (48,4%) bệnh nhân trên 60 tuổi. Như đã đề cập ở phần mở đầu, nhóm bệnh nhân trẻ tuổi tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng rất đáng được quan tâm với mục tiêu kiểm soát yếu tố nguy cơ phòng ngừa thứ phát. Trong nghiên cứu của chúng tôi 13,7% bệnh nhân bị NMCT cấp ở độ tuổi ≤ 45. So với một số nghiên cứu khác như của Michele Doughty và cộng sự(7) là 10%, Tiziano Moccetti và cộng sự là 17,2% thì tỷ lệ của chúng tôi là phù hợp với hai nghiên cứu này. Giới tính Bảng2. Sự phân bố theo giới tính. Biến số ≤ 45 tuổi n = 78, n (%) 46 - 60 tuổi n = 215, n (%) > 60 tuổi n = 275 (n%) Giá trị P Giới nam 76 (97,4) 183 (85,1) 164 (59,6) P < 0,001 Giới nữ 2 (2,6) 32 (14,9) 111 (40,4) Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi gồm: 423 (74,5%) bệnh nhân nam và 145 (25,5%)nữ. Trong cả ba nhóm tuổi, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nam cao hơn nhiều so với nữ, tuổi càng trẻ thì tỷ lệ nam càng cao 97,4% so với 85,1% và 59,6%. Các nghiên cứu trước đó cho thấy đa số bệnh nhân trẻ bị NMCT là nam giới(6,10,17). Nhìn chung, 97,4% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là nam giới, tuy nhiên con số 2,6% ở nữ (2 bệnh nhân) cũng đáng lưu ý. Tỉ lệ này gần tương tự với những nghiên cứu trước đó, phụ nữ trẻ tuổi bị NMCT cấp chỉ chiếm từ 5% đến 10%(5,6,16). Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tim mạch Bảng 4.Các yếu tố nguy cơ tim mạch. Yếu tố nguy cơ (YTNC) ≤ 45 tuổi n =78, (n%) 46 - 60 tuổi n =215,(n%) > 60 tuổi n =275,(n%) Giá trị p Tăng HA 28 (35,9) 126 (58,6) 216 (78,5) P=0,001 Hút thuốc lá 63(80,8) 137 (63,7) 88 (32) P=0,017 Đái tháo đường HbA1c < 7% 8 (10,3) 2(25%) 39 (18,1) 15(38,5%) 94 (34,2) 43(57,5%) P=0,001 P=0,918 BMI (TB±SD) Thừa cân Béo phì 25,2 ± 3,3 16(20,5) 42 (58,9) 24,9 ± 3,4 65(30,2) 91 (42,3) 23,4 ± 3,1 71 (25,8) 63(22,9) P= 0,391 Tiền sử gia đình 6 (7,7) 3 (1,4) 2 (0,7) P=0,316 Về tỷ lệ các yếu tố nguy cơ giữa các nhóm tuổi, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tăng huyết áp giữa ba nhóm khác biệt rõ có ý nghĩa thống kê (p= 0,001), tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm trên 60 tuổi chiếm cao nhất (78,5%), nhóm ≤ 45 tuổi chiếm thấp nhất (35,9%). Về tình trạng hút thuốc lá, nếu phân bố theo từng nhóm tuổi thì chúng tôi nhận thấy ở nhóm ≤ 45 tuổi có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất (80,8%) so với nhóm 46‐60 tuổi, nhóm > 60 tuổi theo thứ tự là (63,7% và 32%,) (p= 0,017). Về tình trạng đái tháo đường có 141 chiếm tỷ lệ 24,8%. Nếu phân nhóm ≤ 45 tuổi có 5,7% bị đái tháo đường, trong khi đó ở nhóm > 60 tuổi là 66,6%, ở nhóm 46‐60 tuổi là 27,7% (p= 0,001). Kiểm soát HbA1C tốt (HbA1c < 7%) phân nhóm ≤ 45 tuổi là 25%, trong khi đó ở nhóm > 60 tuổi là 45,7%, ở nhóm 46‐60 tuổi là 38,5%, không có sự khác biệt giữa các nhóm (p= 0,918). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 292 BMI trung bình và thừa cân giữa ba nhóm cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,391). Trong khi tỷ lệ béo phì ở nhóm ≤ 45 tuổi cao nhất 58,9%, so với nhóm 46‐60 tuổi là 42,3% nhưng không có sự khác biệt (p=0,664), nhưng so với nhóm ≤ 45 tuổi và nhóm 46‐60 với nhóm > 60 tuổi có sự khác biệt (p < 0,0001). Ghi nhận các đối tượng có tiền căn gia đình bệnh lý mạch vành sớm, nếu tính % theo nhóm tuổi thì ở nhóm ≤ 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn hai nhóm còn lại, tuy nhiên sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p= 0,316). Bảng 5. Rối loạn cholesterol máu. Cholesterol máu ≤ 45 tuổi n =78, n(%) 46 - 60tuổi n =215, n(%) > 60 tuổi n =275, n(%) Giá trị p Cholesterol TP 40 (52) 101(47,2) 109 (39,8) P=0,09 HDL – C 41 (53) 113 (53,3) 129 (48,3) P=0,405 LDL – C 41 (52,6) 100 (46,5) 100 (36,5) P=0,024 Triglyceride 50 (61,4) 114 (53,3) 108 (39,4) CI 95%:1-2,2 Xét chung cho toàn bộ mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ cholesterol toàn phần trung bình, HDL‐C trung bình, LDL‐C trung bình,triglyceride trung bình lần lượt là 4,9 ± 1,3; 1,0 ± 0,3; 3,1 ± 1,1; 2,1 ± 1,3. Về cholesterol, ở nhóm ≤ 45 tuổi cao hơn (52%) so với nhóm 46‐60 tuổi và nhóm > 60 tuổi theo thứ tự là 47,2% và 39,8%,nhưng không có sự khác biệt giữa các nhóm (p= 0,090). HDL – C giữa ba nhóm cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,405). LDL – C ở nhóm ≤ 45 tuổi (52,6%) vànhóm 46‐60 tuổi (46,5%) cao hơn nhóm > 60 tuổi (36,5%)sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p= 0,024). Triglyceride ở nhóm ≤ 45 tuổi (64,1%) và nhóm 46‐60 tuổi (53,3%) cao hơn nhóm > 60 tuổi (39,4%), (CI 95%:1‐2,2). Tỷ lệ hiện mắc của bệnh mạch vành sớm là 2‐11% ở các bệnh nhân nhập viện vì NMCT cấp. Tỷ lệ bệnh gia tăng do tiếp xúc sớm với những yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành như hút thuốc lá, tăng lipid máu và stress. Những bệnh nhân trẻ tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp và đái tháo đường thấp hơn(14). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh mạch vành sớm chủ yếu xảy ra ở nam giới như những nghiên cứu trước đó(2). Hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa lipide máu và tiền sử gia đình là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng trong bệnh lý xơ vữa ở người trẻ(3,5). Hút thuốc lá đã được biết là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch(14,20).Teixeira và cộng sự nhận thấy những bệnh nhân < 45 tuổi có tỉ lệ hút thuốc từ 82,8%(13). Wiwun Tungsubutra và cộng sự nhận thấy những bệnh nhân người Thái Lan < 45 tuổi có tỷ lệ hút thuốc là 65,9%(17). Nghiên cứu của chúng tôi là 80,8%. Hút thuốc lá thúc đẩy nhanh bệnh lý mạch vành và làm gia tăng hình thành huyết khối, điều này làm khởi phát NMCT cấp ở độ tuổi trẻ. Teixeira và Wiwun Tungsubutracho thấy rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ thường nhất và tần suất hút thuốc lá có sự khác biệt ý nghĩa giữa bệnh nhân trẻ và lớn tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân ≤ 45 tuổi nhiều hơn so với hai nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa (p=0,017).Tương tự, tiền sử gia đình bị NMCT cấp cũng hay gặp ở những bệnh nhân trẻ. Tỉ lệ trong nghiên cứu này là 7,7%, trong khi nghiên cứu của Wiwun Tungsubutra là 23,6%(17), sự khác biệt này là trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn không rõ tiền căn gia đình. THA cũng được biết là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành nhưng ít quan trọng ở bệnh nhân trẻ tuổi hơn là bệnh nhân lớn tuổi. Nghiên cứu của Teixeira và Wiwun Tungsubutra là 28,9%, 30,5%; Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ này là 35,9%, sự khác biệt nàycó thể do những quốc gia khác nhau có liên quan với sự khác biệt về tần suất các yếu tố nguy cơ. ĐTĐ là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh động mạch vành. Xơ vữa động mạch vành nặng hơn cũng như tần suất thường hơn ở bệnh nhân ĐTĐ so với bệnh nhân không ĐTĐ. Tỉ lệ THA và ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi ít gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi, kết quả này cũng tương tự như những nghiên cứu gần đây(14,17,20). Kiểm soát HbA1c < 7% để giảm các biến chứng về tim mạchtrong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm ≤ 45 tuổi chỉ có 25% kiểm soát tốt thấp hơn hai nhóm còn lại là 38,5% và 45,7%. Mối liên hệ giữa tăng cholesterol máu và bệnh động mạch vành hiện nay đã được thiết lập rõ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 293 Theo Wiwun Tungsubutra và cộng sự, NMCT cấp ở người trẻ có kèm với tăng cholesterol máu chiếm 77,4% tổng số trường hợp. Trong nghiên cứu này, nếu tính phần trăm theo nhóm thì ở nhóm ≤ 45 tuổi có tỉ lệ rối loạn lipid máu cao hơn hai nhóm còn lại. Nhiều nghiên cứu trước đó đã cố gắng xác định nguyên nhân gây NMCT cấp ở người trẻ và kết quả là ngoài bệnh mạch vành còn có những yếu tố khác có thể góp phần quan trọng ở một số bệnh nhân, bao gồm co thắt mạch vành, bóc tách mạch vành, tắc nghẽn mạch vành do tình trạng tăng đông hay viêm mạch máu(6,16). Tuy nhiên, tình trạng xơ vữa vẫn là yếu tố bệnh nguyên phổ biến nhất ở những bệnh nhân trẻ tuổi(6). Trong nghiên cứu này tất cả các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp được chụp mạch vành.Có một số bệnh nhân tìm được nguyên nhân khác với xơ vữa động mạch, đó là 3 trường hợp cầu cơ và trong 7 trường hợp co thắt mạch vành thì có 4 trường hợp dương tính với heroin. Có 8 trường hợp thử protein S, protein C và Anti throbin III đều âm tính. Do đó, việc tìm nguyên nhân cần phải chú ý ở nhóm bệnh nhân này. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 78 trường hợp NMCT cấp ≤ 45 tuổi trong 568 trường hợp NMCT cấp, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân trẻ bị NMCT cấp đa số là nam giới với tỷ lệ hút thuốc lá rất cao (80,8%).Rối loạn chuyển hóa lipide máuchủ yếu là tăng LDL‐ C và tăng TG. Ngược lại 2 yếu tố nguy cơ thường gặp của NMCT cấp là THA và ĐTĐ ít hơn so với nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Có môt số bệnh nhân NMCT cấp ≤ 45 tuổi có nguyên nhân xác định không phải xơ vữa động mạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Association. Standards of medical care in diabetes – 2013. Diabetes Care 2013;36(1):11‐ 66. 2. Antman E, Bassand J, Klein W, et al (2000). Myocardial infarction redefined‐a consensus document of the Joint European Society of Cardiology/American College of Cardiology Committee for the redefinition of myocardial infarction: the Joint European Society of Cardiology/American College of Cardiology Committee. J Am Coll Cardiol;36:959‐ 69. 3. Badui E, Rangel A, Valdespino A, et al (1993). Acute myocardial infarct in young adults‐a report of 142 cases. Arch Inst Cardiol Mex;63:529‐37. 4. Bajaj S, Shamoon F, Gupta N, Parikh R, Parikh N, Debari VA, Hamdan A, Bikkina M. (2011). Acute ST‐ segment elevation myocardial interfarction in young aldults: who is at risk?. Coronary Artery Disease; 22 (4): 238‐44. 5. Barbash GI, White HD, Modan M, et al (1995). Acute myocardial infarction in the young—the role of smoking: the Investigators of the International Tissue Plasminogen Activator/Streptokinase Mortality Trial. Eur Heart J;16:313‐16. 6. Choudhury L, Marsh JD (1999). Myo myocardial infarction in young patients. Am J Med;107:154‐261. 7. Doughty M, Mehta R, et al (2002). Acute myocardial infarction in the young‐The University of Michigan experience. American Heart Journal;143(1). 8. Erikssen J, Forfang K, Storstein O (1997). Angina pectoris in presumably healthy middle aged men. Eur J Cardiol;6:285‐98. 9. Gotsman I, Lotan C, Mosseri M. (2003). Clinical manifestation and outcome of acute myocardial infarction in very young patients. IMAJ;5:633‐36. 10. Hong MK, Cho SY, Hong BK, et al (1994). Acute myocardial infarction in young adults. Yonsei Med J;35:184‐89. 11. Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Gia Khải (2008). Chụp động mạch vành. Bệnh học tim mạch, NXB Y học; tập 1:157 – 70. 12. Shiraishi J, Shiraishi H, Hayashi H, et al (2005). Interventional treatment for very young adults with acute myocardial infarction clinical manifestatrions and outcome. Int Heart J;46:1‐12. 13. Teixeria M, Sá L, et at (2010). Acute coronary syndrome in young adults. Rev port Cardiol,; 29(6): 947‐55. 14. Teng JK, Tsai LM, Kwan CM, et al (1994). Acute myocardial infarction in young and very old Chinese adults: clinical characteristics and therapeutic implications. Int J Cardiol;44:29‐36. 15. Thạch Nguyễn (2001).Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch. NXB Y học Hà Nội:25‐66. 16. Toyofuku M, Goto Y, Matsumoto T, et al (1996). Acute myocardial infarction in young Japanese women. J Cardiol;28:313‐ 19. 17. Warren SE, Thompson SI, Vieweg WVR (1979). Historic and angiographic features of adults surviving myocardial infarction. Chest;75:667‐70. 18. Wiwun Tungsubutra, Damras Tresukosol (2007). Acute Coronary Syndrome in young adults: The Thai ACS Registry. j Med Assoc Thai; 90(1):81‐88. 19. Wolfe MW, Vacek JL (1998). Myocardial infarction in the young. Chest;94: 926‐30. 20. Zimmerman F, Cameron A, Fisher L, et al (1995). Myocardial infarction in the young: angiographic characterization, risk factors, and prognosis (Coronary Artery Surgery Study. J Am Coll Cardiol; 26:654‐261. Ngày nhận bài báo 01‐7‐2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10‐7‐2013 Ngày bài báo được đăng: 01‐8‐2013
File đính kèm:
- khao_sat_dac_diem_cac_yeu_to_nguy_co_o_benh_nhan_nhoi_mau_co.pdf