Khó khăn tâm lý và nhu cầu được hỗ trợ chuyên nghiệp của trẻ vị thành niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Sự phát triển tâm lý của một đứa trẻ từ khi lọt lòng cho đến lúc trưởng thành

được chia thành nhiều giai đoạn với những đặc trưng tâm lý riêng. Trong đó, giai

đoạn vị thành niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em

sang người lớn với nhiều biến cố, khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển

tâm lý, nhân cách của trẻ. Tính chất phức tạp của lứa tuổi này được đặc trưng bởi

những tên gọi như “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị” Đặc điểm

lứa tuổi cộng với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội đang ngày ngày tác động càng

tăng thêm khó khăn của bản thân trẻ cũng như các bậc phụ huynh trong giáo dục con

cái. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý, nắm vững những khó khăn và

nhu cầu cần được hỗ trợ của trẻ vị thành niên trong hoàn cảnh xã hội hiện nay sẽ

góp phần không nhỏ vào việc hạn chế, ngăn chặn những rối nhiễu tâm lý, hành vi ở

trẻ.

pdf 10 trang yennguyen 4040
Bạn đang xem tài liệu "Khó khăn tâm lý và nhu cầu được hỗ trợ chuyên nghiệp của trẻ vị thành niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khó khăn tâm lý và nhu cầu được hỗ trợ chuyên nghiệp của trẻ vị thành niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Khó khăn tâm lý và nhu cầu được hỗ trợ chuyên nghiệp của trẻ vị thành niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
KHÓ KHĂN TÂM LÝ VÀ NHU CẦU ĐƯỢC HỖ TRỢ CHUYÊN NGHIỆP CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VIỆT NAM 
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ths. Phạm Tiến Sỹ Sự phát triển tâm lý của một đứa trẻ từ khi lọt lòng cho đến lúc trưởng thành 
được chia thành nhiều giai đoạn với những đặc trưng tâm lý riêng. Trong đó, giai 
đoạn vị thành niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em 
sang người lớn với nhiều biến cố, khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ. Tính chất phức tạp của lứa tuổi này được đặc trưng bởi những tên gọi như “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”Đặc điểm lứa tuổi cộng với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội đang ngày ngày tác động càng 
tăng thêm khó khăn của bản thân trẻ cũng như các bậc phụ huynh trong giáo dục con cái. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý, nắm vững những khó khăn và nhu cầu cần được hỗ trợ của trẻ vị thành niên trong hoàn cảnh xã hội hiện nay sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạn chế, ngăn chặn những rối nhiễu tâm lý, hành vi ở trẻ. 1. Tuổi vị thành niên và đặc điểm tâm - sinh lý tuổi vị thành niên Việc xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của tuổi vị thành niên cũng xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau. Theo E. Spranger, tuổi vị thành niên được bắt đầu từ tuổi 14 và kết thúc vào tuổi 17. Đ. Bromlei lại cho rằng độ tuổi này kéo dài từ 11 
đến 15 tuổiTheo tác giả Vũ Dũng, tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 11 đến 17 tuổi. Riêng ở Việt Nam, giai đoạn tuổi vị thành niên thường được các nhà tâm lý học 
phân chia thành hai giai đoạn: tuổi thiếu niên kéo dài từ 11 đến 15 tuổi (hay tuổi học 
sinh cơ sở) và tuổi đầu thanh niên từ 16 đến 18 tuổi (tuổi học sinh trung học phổ thông). Vị thành niên là lứa tuổi mà trẻ có sự phát triển mạnh mẽ và phức tạp về mặt sinh lý, xã hội và tâm lý. 
Trẻ có sự phát triển nhảy vọt về tầm vóc (mỗi năm cao lên 5-6cm ở nữ và 8-10cm ở nam), hệ xương phát triển mạnh giúp trẻ có thân hình cao lớn, mạnh mẽ như 
người lớn nhưng có phần lóng ngóng, vụng về do hệ cơ phát triển không tương xứng. Hệ tuần hoàn và các tuyến nội tiết phát triển đáng kể. Tim phát triển nhanh 
hơn các mạch máu gây ra sự mất cân bằng là nguyên nhân gây ra các rối loạn chức 
năng trong hoạt động của hệ tim mạch như tim đập nhanh, huyết áp cao, hay bị chóng mặt, nhức đầu, khả năng làm việc suy giảm. Các tuyến nội tiết hoạt động mạnh hơn nhiều gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung 
ương. Vì thế, ở trẻ thường dễ có những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nỏng nảy, vô cớ, các em khó làm chủ được bản thân, khả năng tự kiềm chế thấp. Sự biến đổi sinh lý có ý nghĩa quan trọng nhất, đặc trưng của lứa tuổi này là thời kì dậy thì và phát dục. Các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, tuyến vú phát triển, giọng nói trong trẻo, thân hình trở nên nở nang, cân đối. Các em trai xuất hiện các hiện tượng mộng tinh, thủ dâmCác em có nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề tình dục, vấn đề quan hệ nam - nữ, bắt đầu khám phá khả năng và thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân bằng cách xem phim, tranh ảnh kết hợp với thủ dâm, thậm chí một số em còn quan hệ tình dục trực tiếp. Căn cứ vào đặc điểm này, nhà phân tâm học S. Freud gọi giai đoạn phát triển này là giai đoạn sinh dục. Trẻ vị thành niên có sự trưởng thành đáng kể về mặt xã hội. Trong gia đình, 
các em được người lớn tôn trọng, được tham gia vào hoạt động sản xuất, đóng góp ý kiến đối với các vấn đề của gia đìnhCác mối quan hệ xã hội được mở rộng dần bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường tổ chứcTất cả những hoạt động đó góp phần mở rộng vốn hiểu biết, kĩ năng ứng xử của trẻ vị thành niên, làm cho các em có cảm giác mình không còn là trẻ con nữa, có xu hướng vươn lên làm người lớn. Thế nhưng, các em vẫn phải phụ thuộc gia đình về mặt kinh tế, vẫn luôn được quan tâm, chăm sóc, quản lý theo kiểu trẻ con của người lớn. Điều này dễ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ cha mẹ và con ở lứa tuổi này. 
Về mặt tâm lý, hoạt động nhận thức của trẻ vị thành niên phát triển mạnh. Tri giác trở nên nhạy bén, chính xác, khả năng tập trung chú ý cao, tư duy trừu tượng phát triển mạnh giúp đáp ứng được với nhiệm vụ học tập ngày càng cao. Ở lứa tuổi này nhu cầu quan hệ với bố mẹ giảm đi, ngược lại nhu cầu quan hệ với bạn bè ngày càng lớn. Nhiều nhà tâm lý học khẳng định, quan hệ bạn bè ở tuổi vị thành niên có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết trong suốt cả đời người(1). Dễ dàng nhận thấy rằng, bạn bè là những người có nhiều điểm tương đồng về tâm sinh lý và xã hội, dễ dàng lắng nghe, thấu hiểu và thông cảm với nhau. Đặc biệt, trong tiếp xúc với bạn bè các 
em giành được sự bình đẳng, tôn trọng mà trong quan hệ với bố mẹ và người lớn rất 
khó để các em đạt được. Với bạn bè, các em thường xem là nguồn động viên, là nơi chia sẻ mọi thắc mắc, mọi vấn đề của tuổi mới lớnnhưng đồng thời, trong bản thân mối quan hệ này cũng chứa đựng những vấn đề, những mâu thuẫn trở thành nguồn gốc tạo áp lực tâm lý và là nguy cơ hình thành nên hành vi lệch chuẩn ở trẻ. Tuổi vị thành niên cũng xuất hiện những rung cảm đầu đời nảy sinh trong tình bạn khác giới. Tình cảm đó có nhiều điểm tương đồng với tình yêu nam nữ, cũng say mê, nồng nàn, chung thủy, hi sinh, cũng có hạnh phúc, sự thẹn thùng, hờn dỗi, có cả ghen tuông và đau khổ, chia lyTuy nhiên, đứng trước thứ tình cảm mới lạ này, trẻ vị thành niên cũng gặp không ít lúng túng, bối rối, băn khoan, gặp phải những vấn đề khó xử liên quan đến vấn đề học tập, sự cấm đoán của cha mẹ, vấn đề quan hệ tình dụcdễ đưa các em phát triển lệch hướng nếu như không có sự hỗ trợ, 
giúp đỡ, định hướng từ người lớn. Sự tác động tâm lý mạnh mẽ nhất đối với trẻ vị thành niên là quá trình đi tìm bản ngã riêng. Các em ý thức được mình là một nhân cách độc lập, có quyền được tin cậy, được tôn trọng như những người lớn. Sự thất bại trong việc hình thành một bản ngã ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, sự mất cân bằng 
được tạo ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Điều này được Waterman chứng minh (1) Theo Berndt and Perry, dẫn theo (Papalia, D.E. và Olds, S.W, 1996. 
(1992), ông đã điểm lại một khối lượng nghiên cứu lớn cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sự hình thành bản ngã và hoạt động tâm lý có hiệu quả(2). 2. Một số khó khăn của tuổi vị thành niên 
Người lớn thường có thói quen áp đặt những mong muốn chủ quan của mình lên trẻ. Họ kì vọng cao và sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con mình được học hành, 
được vui chơi. Vì vậy, các bậc cha mẹ thường cho rằng phần việc còn lại của con cái họ là khá đơn giản, chỉ có ăn với học mà thôi. Ít ai biết rằng, trên con đường hình thành bản ngã mới, phát triển nhân cách, trẻ vị thành niên phải đối mặt với rất nhiều 
khó khăn. Đó có thể là những tình huống gây căng thẳng, lo âu, trầm cảm, hoảng loạn... 2.1. Một số khó khăn trong học tập Hoạt động học tập giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ ở tuổi vị thành niên. Đối với nhiều em, sự hấp dẫn nhà trường tăng lên rõ rệt vì môi trường giao tiếp được mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động học tập, các em bắt đầu có hứng thú với nhiều hoạt động khác. Có những em cố gắng bằng mọi cách để được bạn bè yêu mến, để trở thành trung tâm chú ý của mọi người, các em bắt đầu chú ý vào ăn mặc và các kiểu thời trang, nhiều em bắt đầu xuất hiện tình cảm yêu đương, bắt đầu thao thức, mất tập trung bởi một bạn trai, bạn gái nào 
đóvì thế, kết quả học tập có thể bị ảnh hưởng không nhỏ. 
Hơn thế nữa, trong điều kiện hiện tại, môi trường học đường còn chứa đựng nhiều nguy cơ. Thời gian gần đây, trên các website thường xuất hiện các clip đánh nhau, hành hạ, lột đồ, nhục mạ nhau; các tệ nạn ma túy, mại dâm cũng dần len lỏi và 
ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên, tạo cảm giác mất an toàn, lo âu ở trẻ. Môi trường học đường không còn là môi trường giáo dục thực sự lí tưởng, an toàn đối với trẻ nữa. Áp lực học hành đến từ chương trình học, sự kỳ vọng của cha mẹ vào con cái, tâm lý bằng cấp, không đánh giá đúng năng lực bản thân của con cái để có những 2 Xem thêm: Kathryn Geldard & David Geldard (dịch: Nguyễn Xuân Nghĩa & Lê Lộc) (2002), Tham vấn thanh thiếu niên, ĐH Mở bán công TPHCM. 
đòi hỏi phù hợp... cũng đang bủa vây lấy trẻ vị thành niên. Số lượng học sinh mắc chứng nhiễu tâm (lo âu, trầm cảm, hoảng loạn, hung tính, tự sát) do học tập ngày càng lớn. 2.2. Một số khó khăn nội tâm Tuổi vị thành niên là lứa tuổi đang ở thời kì quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Trong khi 
đó tự ý thức của các em đã phát triển mạnh mẽ. Tình trạng này đã tạo nên một loạt những khó khăn ngay trong bản thân các em. Tác giả Phan Thị Mai Hương trong đề tài nghiên cứu “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn” đã chỉ ra sáu khó khăn nội tâm cơ bản đối với trẻ vị thành niên như sau: - Khó khăn thứ nhất là mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng hiện có, giữa địa vị mong muốn và địa vị thực tế của các em. Một mặt các em muốn trở thành người lớn, muốn độc lập và bình đẳng với bố mẹ, mặt khác, các em vẫn chưa có khả năng tự lập, vẫn phải sống phụ thuộc vào người lớn. - Khó khăn thứ hai là mâu thuẫn giữa nội dung ý thức và hình thức hành vi ở trẻ vị thành niên. Các em muốn được tự do, muốn thể hiện mình có quyền và có khả 
năng như người lớn. Tuy nhiên, các em lại chưa biết cách lựa chọn cách biểu hiện phù hợp. Để thể hiện mình đã trưởng thành, chứng tỏ sự tự do, các em bắt chước 
người lớn hút thuốc lá, uống rượu, uống cà phê, nói tụcĐể chứng tỏ sức mạnh cơ bắp, lòng can đảm, các em thực hiện các hành vi nguy hiểm như đua xe, lảng lách, 
đánh võng, đánh nhau, đi xe đạp buông hai taySự quan tâm của các em đối với các bạn khác giới lại biến tướng thành các hành vi xa lánh, trêu chọc, thô bạo. - Khó khăn thứ ba là sự biến đổi ngoại hình trở thành nỗi khổ tâm của các em. Một số “mất ăn mất ngủ” vì cho rằng mình là một cô gái xấu xí, một chàng trai thấp lùn; các em mất tự tin vì cái mụn trên mặt, nốt tàn nhang trên má - Khó khăn thứ tư là việc chỉ nắm lấy những biểu hiện bề ngoài không bản chất 
làm đặc điểm chủ yếu của khái niệm gây những khó khăn cho các em trong hoạt 
động học tập. 
- Khó khăn thứ năm, thể hiện trong cảm giác người lớn của các em. Các em muốn được coi trọng, được đối xử như người trưởng thành nên rất dễ có thái độ hiếu thắng, “thi gan đọ sức” với cả người lớn hơn mình. Điều này dễ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ của trẻ vị thành niên, hình thành ở các em kiểu nhân cách chống đối. - Khó khăn thứ sáu là về mặt tình cảm. Bước vào lứa tuổi này, tình cảm của các em rất sâu sắc. Sự mất mát đối với các em em là rất nặng nề và khó vượt qua nổi nếu 
như không có sự nâng đỡ của người lớn. Việc mất đi một con vật mà các em yêu mến, sự “ra đi” của người thân, sự chia li của cha mẹ là điều không thể chịu đựng 
được. Khi rơi vào hoàn cảnh này, nhiều em đã quá đau khổ, buồn bã, tạo sự mất cân bằng về mặt tâm lý kéo theo một số phản ứng bù trừ kiểu nhiễu tâm như rối loạn giấc ngủ, các chứng tíc, các dạng rối nhiễu hành vi như ăn cắp, quấy rối, đánh nhau, 
đau đầu, đau bụng... 2.3. Một số khó khăn trong gia đình 
Đến tuổi vị thành niên, môi trường hoạt động và giao tiếp được mở rộng. Tuy nhiên, môi trường gia đình vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý của các 
em, đặc biệt là về mặt tình cảm. Bên cạnh là cái nôi hạnh phúc, là chỗ dựa tinh thần và một môi trường giáo dục tốt, gia đình vẫn chứa đựng một số yếu tố có khả năng tạo ra sự căng thẳng cho trẻ như kiểu hoạt động của gia đình, kiểu nuôi dạy con, mối quan hệ của cha mẹ, ly thân và ly dị, bậc sinh thành nghiện rượu, thuốc lá, các chất kích thích, bạo lực trong gia đình, các vấn đề văn hóa, nếp sống của gia đìnhRõ ràng, trẻ vị thành niên hoàn toàn không thể kiểm soát được điều nào trong số các nhân tố ấy, các em phải cố gắng thích ứng với hoàn cảnh. Rất nhiều trường hợp sức mạnh tinh thần của con trẻ không đủ để chống chọi với những tình huống gây stress 
đó. 
Đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội hiện nay hầu hết các bậc cha mẹ đều đặt kỳ vọng vào con cái. Ai ai cũng muốn cho con mình học giỏi, đỗ đạt vào trường 
chuyên, trường chuẩn, thi được vào những trường Đại học có danh tiếng. Họ sẵn sàng chịu vất vả mệt nhọc để lo cho con cái một cuộc sống no đủ về vật chất nhưng 
đôi lúc lại quên mất đi sự quan tâm chăm sóc về mặt tình cảm. Nhiều bậc phụ huynh hễ cứ mở miệng ra là giáo huấn con cái chuyện học tập, yêu đương, nói chuyện tiền nong mà không biết rằng trẻ đang có bao nhiêu thắc mắc cần được giải đáp, bao nhiêu tâm tình của tuổi mới lớn muốn được chia sẻ. Dần già, trẻ có cảm giác cô đơn chính trong tổ ấm của mình. Trẻ vị thành niên ngày nay rất dễ trở thành nạn nhân của gia đình. Tâm trạng chán nản, thù ghét đối với gia đình tách các em ra khỏi môi trường đó, tham gia vào các hoạt động cờ bạc, ma túy, mại dâm, hút thuốc lá, uống thuốc lắc, gia nhập các 
băng nhóm trộm cướp, đâm chémnhư là cách để các em thể hiện sự chống đối, khẳng định bản ngã, thậm chí là để thu hút sự quan tâm của những người thân trong 
gia đình. Những em khác có thể mắc các chứng nhiễu tâm như trầm cảm, lo âu, có ý 
tưởng và hành vi tự sát 3. Nhu cầu được hỗ trợ chuyên nghiệp 
Khó khăn thì đã rõ, vậy làm thế nào để trẻ có thể vượt lên trên những ảnh 
hưởng bất lợi đó để phát triển nhân cách toàn diện? Theo GS.TS Kristi Hagans (chuyên gia tâm lý học đường đến từ Mỹ), có ba yếu tố để hình thành khả năng vượt khó của trẻ: thứ nhất là trẻ cần phải có một quan hệ hỗ trợ tích cực, thứ hai là phải tìm được những điểm mạnh của trẻ để phát huy và yếu tố cuối cùng chính là giúp trẻ tìm ra được những mục tiêu cho tương lai. Sẽ là tốt hơn cả nếu ba yếu tố này được hình thành ở trẻ vị thành niên bằng một mối quan hệ hỗ trợ chuyên nghiệp. Vậy thế nào là một sự hỗ trợ chuyên nghiệp? Đó là sự hỗ trợ đến từ những 
người được đào tạo bài bản, có hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ vị thành niên và các vấn đề xã hội có liên quan, họ có kĩ năng nghề nghiệp, biết tôn trọng, biết xây dựng niềm tin, biết khơi dậy nguồn nội lực để giúp các em có thể 
vượt lên hoàn cảnh. Sẽ không ai làm tốt hơn việc này bằng những nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) trong trường học. 
Ở Mỹ, cứ 1.000 học sinh thì có một chuyên gia chăm sóc tâm lý (bao gồm cả nhà tham vấn tâm lý và NVCTXH), còn ở Việt Nam, vấn đề này còn rất xa lạ. Hầu 
như chưa có trường học nào ở Việt Nam có một NVCTXH đúng nghĩa, được đào tạo bài bản. Trong khi đó, xét trong bối cảnh xã hội hiện nay ở nước ta cùng với tính chất phức tạp và những khó khăn tâm lý của lứa tuổi nêu trên thì rõ ràng nhu cầu 
được hỗ trợ của trẻ vị thành niên là rất lớn. Những vấn đề mà trẻ vị thành niên ngày nay cần được hỗ trợ bao gồm: - Vấn đề biến đổi sinh lý: trẻ cần có kiến thức, kĩ năng thích nghi và ứng phó với những biến đổi về mặt cơ thể; vấn đề nhìn nhận, giải quyết và hạn chế với nhu cầu tình dục đang ngày càng lớn mạnh; vấn đề phòng tránh sự xâm hại về thân thể và tình dục; vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên - Vấn đề học tập: trẻ cần được hỗ trợ để vượt qua những căng thẳng trong học tập; để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và vẫn được tham gia các hoạt động vừa sức và phù hợp; trẻ cần hỗ trợ để có kĩ năng ứng xử trong môi trường học đường, biết cách ứng xử với thầy cô giáo; có khả năng ứng phó với bạo lực học đường; vượt qua áp lực thi cử - Vấn đề tình bạn, tình yêu: việc lựa chọn bạn; duy trì mối quan hệ bạn bè; giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè; đấu tranh động cơ giữa học và yêu; giải đáp những thắc mắc về tình yêu; cách nhìn nhận, đánh giá và ứng phó với tình cảm đầu đời; - Vấn đề trong gia đình: cách giải quyết xung đột giữa bố mẹ và con cái; cách bày tỏ thái độ với bố mẹ; kĩ năng trò chuyện, bày tỏ nguyện vọng với bố mẹ như những người trưởng thành; cách ứng phó với mâu thuẫn, xung đột và bạo lực trong 
gia đình; cách ứng phó trong quan hệ với anh chị em - Vấn đề định hướng nghề nghiệp: cuối tuổi vị thành niên, các em cần được tham vấn để lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bạn thân; việc nên chọn thi đại học hay học nghề; việc thuyết phục bố mẹ tin tưởng vào sự lựa chọn của các em Những vấn đề trên đang ngày ngày bao vây lấy các em và là nguy cơ dẫn đến các chứng nhiễu tâm (lo âu, trầm cảm, tíc, rối loạn giấc ngủ, hysteria, tự sát) và 
những hành vi lệch chuẩn (bạo lực, hút thuốc lá, uống bia rượu, ma túy, cờ bạc, mại dâm). Sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ NVCTXH sẽ là chìa khóa khai phá tiềm năng, phát huy nội lực giúp trẻ vị thành niên hình thành và phát triển kĩ năng ứng phó, 
vượt qua những khó khăn của lứa tuổi trong bối cảnh xã hội mới, thậm chí những khó khăn đó lại trở thành thứ "vắc-xin" làm tăng cường "sức đề kháng" giúp nhân cách trẻ tiếp tục phát triển bền vững và toàn diện. Cũng phải nhìn nhận rằng, sự giúp đỡ này không phải là toàn năng và duy nhất, 
nhưng rõ ràng việc tăng cường xây dựng và mở rộng các trung tâm tham vấn trong 
và ngoài nhà trường với sự góp mặt của những NVCTXH sẽ là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt "nỗi đau" của con người nói chung và của trẻ vị thành niên nói riêng, góp phần xây dựng một xã hội trong sạch, lành mạnh, hạn chế các tệ nạn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho con người. Những phân tích trên đây một mặt cho thấy sự góp mặt của NVTCXH trong 
trường học là rất cần thiết, nhưng mặt khác cho chúng ta thấy họ không phải là lực 
lượng duy nhất có thể hỗ trợ trẻ vị thành niên. Những nhà tham vấn tâm lý, nhà trị liệu cũng đã và đang sẵn sàng làm điều đó. Nói như thế có nghĩa là trong một tương 
lai không xa, trường học sẽ trở thành “thị trường mục tiêu”, là “môi trường cạnh tranh” giữa các cơ sở đào tạo nhà tham vấn tâm lý và NVCTXH. Đó là một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận. Để chiếm lĩnh được “thị trường mục tiêu” đó, các cơ sở 
đào tạo về công tác xã hội sẽ phải đảm bảo cung cấp cho sinh viên đầy đủ những tri thức, kĩ năng cần thiết chuyên ngành cần thiết, đặc biệt là những kiến thức tâm lý lứa tuổi, kĩ năng tham vấn học đường, kĩ năng kết nối các lực lượng giáo dục (gia 
đình - nhà trường - xã hội) Đây có thể xem là một biện pháp gián tiếp thúc đẩy hoạt động đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên, 2008), Giáo trình tâm lý học phát triển, Nxb 
Đại học Sư phạm, Hà Nội. 2. Phan Thị Mai Hương (chủ biên, 2007), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3. Kathryn Geldard & David Gelderd (2002), Tham vấn tâm lý thanh thiếu niên, 
Trường Đại học mở Bán công TPHCM. 4. Nguyễn Duy Nhiên (Chủ biên, 2008), Nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao 
động, Hà Nội. 5. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. DANH TÍNH TÁC GIẢ Họ và tên: Phạm Tiến Sỹ Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sĩ 
Cơ quan: Bộ môn CTXH - Khoa Lịch sử - Trường ĐHKH Huế. 
Địa chỉ email: pts1806@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfkho_khan_tam_ly_va_nhu_cau_duoc_ho_tro_chuyen_nghiep_cua_tre.pdf