Khung năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở Trung học Phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục
Tóm tắt. Dù đã được đào tạo kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm trong trường sư phạm,
nhưng khi mới bước vào nghề, GV trẻ ở THPT còn hạn chế nhiều về năng lực dạy học
(NLDH). Gần đây, những nghiên cứu về NLDH của GV nói chung khá nhiều, song những
nghiên cứu về NLDH dành riêng cho GV trẻ mới bước vào nghề thì dường như chưa được
quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ và yêu cầu về NLDH của GV trẻ
trong thời gian tập sự, đồng thời dựa trên mô hình cấu trúc NLDH của người GV và những
yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, chúng tôi xây dựng khung NLDH cho GV trẻ mới
vào nghề. Để có những luận cứ khoa học cho việc đề xuất khung NLDH dành cho đối
tượng này, bài viết tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Một số căn cứ xây dựng khung
NLDH cho GV trẻ ở THPT; (2) Khung NLDH của GV trẻ theo yêu cầu đổi mới GDPT.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khung năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở Trung học Phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục
64 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0007 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 1, pp. 64-73 This paper is available online at KHUNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dù đã được đào tạo kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm trong trường sư phạm, nhưng khi mới bước vào nghề, GV trẻ ở THPT còn hạn chế nhiều về năng lực dạy học (NLDH). Gần đây, những nghiên cứu về NLDH của GV nói chung khá nhiều, song những nghiên cứu về NLDH dành riêng cho GV trẻ mới bước vào nghề thì dường như chưa được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ và yêu cầu về NLDH của GV trẻ trong thời gian tập sự, đồng thời dựa trên mô hình cấu trúc NLDH của người GV và những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, chúng tôi xây dựng khung NLDH cho GV trẻ mới vào nghề. Để có những luận cứ khoa học cho việc đề xuất khung NLDH dành cho đối tượng này, bài viết tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Một số căn cứ xây dựng khung NLDH cho GV trẻ ở THPT; (2) Khung NLDH của GV trẻ theo yêu cầu đổi mới GDPT. Từ khóa: Năng lực dạy học, khung năng lực dạy học, giáo viên trẻ, trung học phổ thông, đổi mới giáo dục. 1. Mở đầu Năng lực dạy học (NLDH) là một trong những năng lực chuyên biệt, cốt lõi nhất của người giáo viên (GV), nó quyết định chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học trong nhà trường cũng như chất lượng của mỗi GV. Bởi thế, có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu vấn đề này. Từ các cách tiếp cận khác nhau, các tác giả: Xavier Roegiers [1]; Marzano và cộng sự [2],[3] ; Phạm Minh Hạc [4]; Trần Bá Hoành [5]; Vũ Xuân Hùng [6] [7]; Lê Quang Sơn [8]; Bùi Minh Đức [9]; Nguyễn Thị Kim Dung [10]; Phạm Thị Kim Anh [11]; Hà Thị Lan Hương [12] đã chỉ rõ những NLDH cơ bản cùng những tiêu chí mô tả thành phần cốt lõi của từng NLDH mà mọi GV phải đạt được. Đặc biệt, chuẩn đầu ra trong đào tạo sư phạm và chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông mà Bộ GD&ĐT đã ban hành [13], [14] cũng đã xác định rõ những tiêu chí về NLDH của người GV. Có thể nói, những nghiên cứu về khung NLDH của GV Trung học phổ thông (THPT) rất phong phú và chuyên sâu. Tuy nhiên, những nghiên cứu về khung NLDH dành riêng cho GV trẻ mới bước vào nghề ở cấp THPT thì dường như chưa được quan tâm nghiên cứu. Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục (GD) Việt Nam, đặc biệt là việc đổi mới chương trình-sách giáo khoa (CT-SGK) sau 2020 với định hướng chuyển từ truyền thụ nội dung kiến thức sang phát triển năng lực học sinh (HS), đồng thời biết phải dạy học (DH) tích hợp, phân hóa đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với NLDH của đội ngũ GV phổ thông, nhất là đối với những GV trẻ mới vào nghề. Bởi phần lớn, sau khi tốt nghiệp đại học, GV trẻ mới đạt được những yêu cầu tối thiểu về NLDH theo chuẩn đầu ra và còn non yếu về nhiều Ngày nhận bài: 17/11/2019. Ngày sửa bài: 27/12/2019. Ngày nhận đăng: 4/1/2020. Tác giả liên hệ: Phạm Thị Kim Anh. Địa chỉ e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn Khung năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục 65 mặt, nhất là kĩ năng DH. Những vấn đề đổi mới của GD hiện nay dường như họ chưa được tiếp cận và chưa được đào tạo trong các trường sư phạm. Chính vì vậy, việc xác định và chỉ rõ những NLDH nào là quan trọng, cần thiết và đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD là đặc biệt cần thiết đối với GV trẻ trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ và những yêu cầu về NLDH của GV trẻ đang trong thời gian tập sự, đồng thời dựa trên mô hình cấu trúc NLDH của người GV THPT và những yêu cầu của đổi mới GD hiện nay, chúng tôi xây dựng khung NLDH cho GV trẻ mới bước vào nghề. Đây là những NLDH chung, cốt lõi mà mọi GV viên phải đạt được mà không đi sâu vào NLDH đặc thù của từng bộ môn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số căn cứ xây dựng khung NLDH cho GV trẻ ở THPT 2.1.1. Các nghiên cứu về NLDH của GV Sơ đồ 1. Hệ thống năng lực dạy học của GV Nguồn: TS. Vũ Xuân Hùng (2016). Phạm Thị Kim Anh 66 Ở Việt Nam, các nghiên cứu về Giáo dục học, Tâm lí học đã xác định rõ cấu trúc của NLDH bao gồm nhiều yếu tố như: Năng lực hiểu HS; tri thức và tầm hiểu biết của người GV; năng lực chế biến tài liệu học tập; năng lực nắm vững kĩ thuật DH; năng lực ngôn ngữ [4]. Từ việc nghiên cứu chuẩn đào tạo GV của Cộng hòa Liên bang Đức, Lê Quang Sơn [8] đã chỉ rõ NLDH của GV được thể hiện ở việc: -GV phải biết lập kế hoạch DH phù hợp với chuyên môn, công việc của mình và tiến hành thực hiện kế hoạch khách quan, cụ thể về chuyên môn; - GV hỗ trợ việc học của HS qua việc tổ chức các tình huống học, động viên HS và tạo cho chúng có năng lực thiết lập các mối liên hệ và vận dụng kiến thức đã học; - GV khuyến khích các khả năng tự quyết định học và làm việc của HS Theo cách tiếp cận tiến trình tổ chức DH, Vũ Xuân Hùng [7] đã cho rằng NLDH của người GV bao gồm 4 năng lực thành phần là: Năng lực thiết kế DH; Năng lực tiến hành DH; Năng lực kiểm tra, đánh giá; và Năng lực quản lí DH (Sơ đồ 1). Với cách tiếp cận này, tác giả đã coi năng lực quản lí DH là một trong những năng lực cấu thành nên NLDH của người GV. Tiếp cận theo yêu cầu đổi mới GD, một số tác giả đã đưa ra những yêu cầu mới về NLDH của người GV hiện nay. Nguyễn Thị Kim Dung [10] đã xác định 10 NLDH, đó là: - Năng lực phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa; - Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH bộ môn; - Năng lực dạy học phân hóa; - Năng lực dạy học tích hợp; - Năng lực lập kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học; - Năng lực tổ chức hoạt động học tập của HS trên lớp; - Năng lực tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học; - Năng lực hỗ trợ HS đặc biệt trong dạy học; - Năng lực đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh; - Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học. Theo Vũ Xuân Hùng [6], GV hiện nay phải là những chuyên gia để tổ chức, điều khiển, cố vấn, khuyến khích, động viên, kích thích và phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình học tập của các em hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Mặt khác, trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay, trí tuệ của HS có sự phát triển hơn so với học sinh thời kì trước, nên trong quá trình DH, người GV cần: - Quan tâm khai thác những hiểu biết và kinh nghiệm sống của HS với nhiều hình thức như tổ chức cho HS viết báo cáo, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm đã có để giải quyết những nhiệm vụ học tập hoặc những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống đặt ra. - Tính đến năng lực nhận thức của các em để không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức DH. - Tính đến nhu cầu, hứng thú học tập, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của HS để xây dựng và lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức DH phù hợp. Bên cạnh đó, người GV còn có thể khơi dậy ở HS lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Bùi Minh Đức [9] đã đưa ra 8 yêu cầu cần thiết của người GV trong xã hội hiện nay, trong đó có các yêu cầu về NLDH như: - GV phải đảm bảo cho người học làm chủ được việc học và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng; - GV phải là người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bầu không khí dân chủ, Khung năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục 67 thiết lập các quan hệ xã hội công bằng, tốt đẹp trong lớp học, trong nhà trường; - GV phải có lòng yêu mến, tôn trọng và có khả năng tương tác với HS; - GV phải có năng lực đổi mới PPDH, có khả năng cập nhật và nghiên cứu, vận dụng những PPDH mới, tích cực; biết phối hợp các PPDH truyền thống, hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả DH; - GV phải có trình độ tin học và có khả năng sử dụng các phần mềm DH cũng như biết cách khai thác mạng Internet phục vụ cho công việc giảng dạy của mình; - GV phải có kĩ năng hợp tác và phải có năng lực giải quyết vấn đề. Tuy các nghiên cứu đưa ra những quan niệm về cấu trúc NLDH của GV rất khác nhau, nhưng về cơ bản đều bao hàm những năng lực cốt lõi của việc DH. 2.1.2. Yêu cầu về khung NLDH theo chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp GV Theo chuẩn đào tạo GV: Theo khung các tiêu chuẩn cốt lõi nhóm NLDH trong “Chương trình đào tạo và rèn luyện năng lực sư phạm cho SV trường ĐHSP Hà Nội” ban hành vào năm 2015 thì NLDH cần hình thành cho SV gồm những năng lực cốt lõi sau: - Phân tích chương trình và học liệu; - Thiết kế kế hoạch DH; - Sử dụng thành thạo các phương tiện DH hiện đại, đặc biệt là biết khai thác các tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động DH; - Tổ chức các hoạt động học tập của HS; - Tổ chức và quản lí lớp học; - Tổ chức đánh giá hiệu quả DH; - Xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ DH; Như vậy, ngay trong quá trình đào tạo, các NLDH cơ bản của GV đã được xác định một cách cơ bản và rõ ràng. Theo chuẩn nghề nghiệp GV Chuẩn nghề nghiệp GV THCS và THPT ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGĐDT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT đã xác định rõ 8 tiêu chí về NLDH của GV (thể hiện qua Sơ đồ 2): Sơ đồ 2. NLDH của GV phổ thông theo Thông tư 30/2009/TT-BGĐDT Theo chuẩn nghề nghiệp GV ban hành năm 2018 (Thông tư số 20/2018/TT-BGDDT ngày 22/8/ 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), NLDH của GV không được sắp xếp theo một trình tự logic có hệ thống mà được lồng trong các tiêu chuẩn khác nhau. Điểm khác biệt là các NLDH của GV đều hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực HS: Phạm Thị Kim Anh 68 - Xây dựng kế hoạch DH theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ( nằm trong tiêu chí 4, tiêu chuẩn 2); - Sử dụng PPDH theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS (tiêu chí 5, tiêu chuẩn 2); - Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS (tiêu chí 6, tiêu chuẩn 2) - Tư vấn và hỗ trợ HS (tiêu chí 7, tiêu chuẩn 2); - Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động DH cho HS (tiêu chí 12, tiêu chuẩn 4); - Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc liên quan đến hoạt động DH ( tiêu chí 14, tiêu chuẩn 5); - Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong DH (tiêu chí 15, tiêu chuẩn 5); Có thể thấy, trong các nghiên cứu nói trên cũng như trong các chuẩn nghề nghiệp GV đã ban hành, NLDH của GV THPT được xác định theo những quan điểm và góc nhìn khác nhau, song về cơ bản đều bao gồm các năng lực cơ bản như: năng lực thiết kế kế hoạch DH; năng lực tổ chức các hoạt động DH; năng lực vận dụng các phương pháp, phương tiện DH; năng lực tổ chức và quản lí lớp học; năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; năng lực xây dựng, quản lí hồ sơ DH,... 2.1.3. Đặc điểm của GV trẻ mới vào nghề và yêu cầu về NLDH theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GV THPT GV trẻ mới vào nghề còn đang trong thời gian tập sự để làm quen và thích ứng với công việc giảng dạy ở nhà trường, vì thế trong giai đoạn đầu họ còn nhiều bỡ ngỡ và gặp rất nhiều khó khăn trong giảng dạy. Những kiến thức, kĩ năng được trang bị từ trong trường sư phạm chưa đủ để họ vững tin bước vào thế giới công việc DH đầy sự phức tạp, vì họ chưa trải qua thực tiễn và chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi thế, trong sự phân hạng GV các cấp theo Thông tư liên tịch 23/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV THPT công lập ban hành ngày 16/09/2015 đã quy định: hạng cao nhất là hạng I và hạng thấp nhất là hạng III (hạng cơ sở). Nghĩa là các yêu cầu đối với GV mới vào nghề chỉ dừng lại ở mức tiêu chuẩn. Để được tuyển dụng vào ngành, những GV trẻ cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản theo chuẩn chức danh của hạng thấp nhất (hạng nền tảng cơ sở) mới đủ điều kiện hành nghề. Sau khi trải qua quá trình tập sự, làm quen với môi trường làm việc và thử việc trong vòng 18 tháng, GV mới bước vào giai đoạn phát triển, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để trưởng thành. Vì vậy, ở giai đoạn tập sự và những năm sau khi kết thúc tập sự (1 đến 3 năm), GV trẻ mới vào nghề cần đạt các tiêu chuẩn: - Thực hiện được kế hoạch, chương trình DH -GD THPT; - Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lí lứa tuổi vào thực tiễn DH, GD HS THPT; -Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp, phân luồng HS THPT; - Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ HS và cộng đồng để nâng cao hiệu quả DH- giáo dục HS THPT; - Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; - Có khả năng hướng dẫn HS THPT nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Như vậy, yêu cầu về năng lực cũng như mức độ thực hiện các công việc đối với GV trẻ đều ở mức thấp nhất, tức là mức biết thực hiện. 2.1.4. Yêu cầu của thời đại và yêu cầu của đổi mới GDPT đối với NLDH của GV hiện nay Trong bối cảnh thời đại đã bước sang cuộc CM 4.0 với công nghệ mang tính đột phá như: Khung năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục 69 trí tuệ nhân tạo, Intrernet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu nhanh đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có GD. Tại đây, con người, máy móc, thiết bị, công việc liên kết với nhau để tạo nên nền GD thiên về đào tạo cá nhân hóa. Trong nền GD đó, công dân kĩ thuật số được tiếp nhận việc giảng dạy không giới hạn. Trường học được xây dựng thành hệ sinh thái với sản phẩm đào tạo là những nhà sáng tạo và nhà khởi nghiệp. Với đặc điểm đó, những kĩ năng cần thiết của công dân thời đại số đều chú trọng tư duy và cảm xúc: bao gồm giải quyết các vấn đề phức tạp, tư duy phân tích phản biện, tư duy sáng tạo, đặc biệt là Trí tuệ cảm xúc (EQ). Theo định nghĩa của Tổ chức Đánh giá và Giảng dạy Các Kĩ năng của Thế kỷ 21, gọi tắt là AT21CS (Assessment and Teaching of 21 Century Skills) tại Đại học Melbourne (Úc), kĩ năng của thế kỷ 21 bao gồm 4 nhóm kĩ năng chính: - Thứ nhất là nhóm kĩ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ. - Thứ hai là nhóm các kĩ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời. - Thứ ba là nhóm kĩ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm. - Cuối cùng là kĩ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa. Làm thế nào để trang bị cho HS có được những kĩ năng trên đang là một thách thức không nhỏ đối với NLDH của đội ngũ GV hiện nay. Các nhà nghiên cứu GD đã chỉ ra rằng, người GV phổ thông trong thế kỉ XXI phải đảm trách 4 vai trò của nhà sư phạm: nhà giáo dục, nhà nghiên cứu hành dụng, người học suốt đời và nhà canh tân xã hội. Với vai trò này, GV trong thời đại mới phải có những năng lực cơ bản sau: - Hiểu biết công nghệ thông tin và có khả năng ứng dụng chúng trong DH; - Khi DH phải nhận thức đúng đối tượng (đối tượng dạy-người học và đối tượng DH-nội dung DH) trên cơ sở đó thao tác đúng đối tượng; - Phải hiểu cấu trúc các PPDH, biết triền khai đúng quy trình và biết phối hợp các PPDH trong quá trình DH; - Thấu hiểu cách học trong môi trường thông tin và truyền thông để có thể hướng dẫn HS học và có khả năng làm tốt vai trò cố vấn cho họ. - Có kiến thức đo lường và đánh giá trong DH để đánh giá chính xác khách quan kết quả học tập của người học, góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm đào tạo của mình. Khi nghiên cứu về năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên đại học sư phạm, Hà Thị Lan Hương [12] đã đề xuất ra khung năng lực cần có đối với SV sư phạm, bao gồm: năng lực công nghệ và truyền thông; năng lực sáng tạo; năng lực thích ứng với sự thay đổi; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực lãnh đạo; năng lực phát triển chương trình; năng lực DH tích hợp, năng lực DH phân hóa. Đặc biệt, trước những yêu cầu của đổi mới GDPT theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội ngày 28/11/2014 đã làm thay đổi một cách căn bản từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp và cách thức kiểm tra đánh giá HS trong DH. Cụ thể là: - GV phải chuyển từ cách dạy truyền thụ nội dung kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống nhằm trang bị cho HS những năng lực cần thiết. - GV phải biết huy động tối đa các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng để DH tích hợp với những môn học mới: môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc DH theo các chủ đề học tập. Phạm Thị Kim Anh 70 - GV phải biết DH phân hóa để phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS cũng như định hướng nghề nghiệp. - Đặc biệt, sự xuất hiện của môn học gọi là “Hoạt động trải nghiệm” đòi hỏi GV phải biết thiết kế nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động để giúp HS có những trải nghiệm tích cực, sáng tạo trong học tập. - Về phương pháp DH, GV phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập; đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện DH, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông. - Phải biết khuyến khích HS học tập suốt đời. v.v Cùng với việc đổi mới DH theo định hướng phát triển năng lực, GV còn phải biết cách thức kiểm tra đánh giá năng lực HS bằng những hình thức, phương tiện, công cụ mới. Ngoài ra, theo yêu cầu đổi mới GD, GV phải có năng lực về phát triển chương trình môn học để làm cho việc DH phù hợp với yêu cầu của nhà trường, của địa phương và của đối tượng HS. Rõ ràng, đây là những đòi hỏi và yêu cầu rất mới đối với GV, trong đó có GV trẻ. Nó thực sự là một bài toán cần được giải quyết cấp bách, vì nếu không chuẩn bị tốt đội ngũ GV có đủ năng lực để thực hiện CT-SGK mới thì dù cho chương trình có được xây dựng tốt và hiện đại đến đâu cũng không thể đạt được mục tiêu đổi mới. 2.2. Khung NLDH của GV trẻ ở THPT theo yêu cầu đổi mới GD Xuất phát từ 4 căn cứ lí luận và thực tiễn vừa phân tích ở trên, chúng tôi xây dựng khung NLDH cho GV trẻ mới vào nghề. Yêu cầu về khung NLDH của GV trẻ về cơ bản sẽ phải bao hàm gần như tất cả mọi NLDH cần có của người GV nói chung. Song sẽ khác về mức độ yêu cầu. Với đặc điểm của GV trẻ mới ra trường, yêu cầu về NLDH chỉ ở mức tối thiểu (mức đạt) theo thang đánh giá của chuẩn nghề nghiệp GV và chuẩn chức danh nghề nghiệp. Có những NLDH mà chỉ GV ở giai đoạn trưởng thành (qua thời gian tập sự) mới cần phải có, nhưng không nhất thiết GV trẻ mới vào nghề buộc phải có. VD: NL phát triển chương trình, tài liệu giáo khoa; NL đổi mới sáng tạo, cải tiến chất lượng DH; NL tư vấn, giúp đỡ đồng nghiệp phát triển chuyên môn; NL viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Khung NLDH này bao gồm 10 NLDH cơ bản.Trong từng NLDH lại bao gồm nhiều tiêu chí cụ thể mô tả thành phần cốt lõi của từng NLDH. Bảng 1. Khung NLDH của GV trẻ ở THPT theo yêu cầu đổi mới GDPT Các NLDH Tiêu chí (NL thành phần) 1 Năng lực DH phân hóa - NL tìm hiểu, phân loại và chia tách các đối tượng HS dựa vào đặc điểm tâm-sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của mỗi HS. - NL thiết kế các chương trình/ các chủ đề/ các module và các kế hoạch bài học phù hợp với từng loại đối tượng - NL tổ chức, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức DH phù hợp với từng đối tượng. - NL sử dụng các câu hỏi, bài tập đa dạng để phát triển tối đa tiềm năng của mỗi HS. - NLDH theo các chương trình khác nhau cho các nhóm đối tượng HS khác nhau. 2 Năng lực DH tích hợp - NL lồng ghép, gắn kết các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau nhập vào cùng một môn học hay bài học/chủ đề học tập. Khung năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục 71 -NL tổ chức, hướng dẫn HS huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập. - NL kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy, kết hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên lớp. 3 Năng lực lập kế hoạch DH môn học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS - NL phân tích, nắm vững cấu trúc tổng thể môn học, xác định những nội dung trọng tâm của môn học. - NL hiểu đối tượng HS (đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức, khả năng học tập) - NL phân tích môi trường học tập (môi trường tâm lí - xã hội và môi trường vật chất để lập kế hoạch DH phù hợp). - NL điều chỉnh kế hoạch DH theo yêu cầu của nhà trường, địa phương. 4 Năng lực lập kế hoạch bài học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS (năng lực chuẩn bị) - NL phân tích và nắm vững chương trình, tài liệu giáo khoa. - NL chọn lựa SGK và tài liệu học tập phù hợp với đối tượng HS. -NL xác định mục tiêu, nội dung, các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của bài học. - NL thiết kế các hoạt động học tập cơ bản theo hướng phát triển năng lực. - NL xây dựng bố cục, dàn ý của bài học rõ ràng, trọng tâm, cốt lõi. - NL vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH bộ môn để thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực. - NL dự kiến các tình huống xảy ra và các phương án xử lí. 5 Năng lực tổ chức các hoạt động học tập của HS theo hướng hướng phát triển phẩm chất, năng lực (năng lực thực hiện kế hoạch bài học) - NL dẫn nhập, nêu vấn đề, định hướng nội dung mới. - NL tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập cơ bản của HS ( đọc tài liệu; nghe giảng, quan sát hình ảnh; thảo luận nhóm, trình bày, mô tả, phân tích, so sánh, hỏi-đáp, giải quyết tình huống, trải nghiệm, luyện tập, thực hành vận dụng; tự học, tự nghiên cứu...). - NL phối hợp các hoạt động giữa thày và trò, giữa các trò với nhau trong các hoạt động học tập. - NL tư vấn và hỗ trợ HS trong các hoạt động học tập, động viên, khuyến khích việc tự học của HS. - NL xử lí các tình huống DH nảy sinh. - NL xây dựng môi trường học tập ( dân chủ, cởi mở, hợp tác, thân thiện, tôn trọng ) để thúc đẩy HS tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức. - NL sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt chuẩn xác, khúc triết, dễ hiểu, hấp dẫn, giàu hình ảnh. - NL vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật DH theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS. - NL sử dụng các phương tiện, thiết bị DH truyền thống và hiện đại; -NL ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị các công nghệ trong DH. - NL hướng dẫn HS thực hành, liên hệ và vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống. 6 Năng lực tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học - NL xây dựng nội quy/ kỉ luật giờ học. -NL bao quát, kiểm soát các hành vi của HS; - NL xử lí các tình huống, các hiện tượng vi phạm kỉ luật bằng kỉ luật tích cực. Phạm Thị Kim Anh 72 7 Năng lực kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. - NL xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm cần KT-ĐG. - NL xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực của HS. - NL lựa chọn và sử dụng các hình thức, phương pháp phù hợp để kiểm tra, đánh giá năng lực HS. - NL xác định các công cụ đánh giá năng lực của người học (câu hỏi, bảng kiểm, hồ sơ học tập,). - NL xây dựng đề kiểm tra, đánh giá (câu hỏi, bài tập). - NL thiết kế chuẩn để đánh giá (về nội dung, thời gian). - NL nhận xét, đánh giá, phản hồi kết quả học tập của HS khách quan, công bằng, vì sự tiến bộ của HS. 8 Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học - NL chuẩn bị các loại hồ sơ DH theo quy định. - NL sắp xếp khoa học các tư liệu, tài liệu DH. - NL bảo quản và cập nhật, bổ sung, điều chỉnh tài liệu. - NL ứng dụng CNTT vào việc thu thập, lưu giữ và cập nhật tài liệu vào hồ sơ DH. 9 Năng lực thích ứng với sự thay đổi. - NL thích ứng với cái mới, cái khác biệt trong môi trường làm việc ở trường phổ thông. -NL thích ứng với đối tượng DH. -NL Thích ứng với các hoạt động DH trong nhà trường. - NLthích ứng với các mối quan hệ trong nhà trường. -NL tiếp nhận cái mới và tạo ra sự thay đổi. 10 Năng lực phát triển chuyên môn qua dự giờ của GV hướng dẫn và của đồng nghiệp. -NL quan sát giờ dạy của GV qua dự giờ -NL phân tích, nhận xét, đánh giá giờ dạy. -NL tiếp thu, học tập kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy của bản thân. Trên đây là những NLDH chung cho mọi đối tượng GV trẻ mới vào nghề ở cấp THPT. Với mỗi bộ môn, có những NLDH đặc thù riêng, do đó GV cần biết vận dụng để phát triển NLDH bộ môn một cách phù hợp. 3. Kết luận Dựa trên những căn cứ khoa học về mặt lí luận và thực tiễn, bài viết đã đề xuất được khung NLDH cho GV trẻ mới vào nghề ở THPT. Điều này là thực sự cần thiết để giúp cho GV trẻ thấy được những NLDH nào đã có, chưa có và những NLDH nào cần phải hoàn thiện, phát triển thêm. Đây cũng là cơ sở để giúp cán bộ quản lí dựa vào đó để đánh giá NLDH của GV sau thời gian tập sự. Với ý nghĩa thực tiễn này, bài viết hy vọng sẽ góp một phần vào sự phát triển NLDH cho đội ngũ GV phổ thông hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Xavier Roegiers, 1996. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường (Đào Trọng Quang, Nguyễn ngọc Nhị dịch). Nxb Giáo dục, tr 11. [2] Marzano, Pickering& Pollock, 2001. Dạy học có hiệu quả trên lớp (Classroom Instructinon That Word, Nguyễn Hồng Vân dịch). Nxb Giáo dục. Khung năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục 73 [3] Marzano, Norford, Paynter, Pickering & Gaddy, 2001. Ahandbook for Classroom Instructinon. Alexandria, V.A: Association For Supervision and Curriculum Development. [4] Phạm Minh Hạc (chủ biên), 1997. Tâm lí học đại cương. Nxb Đại học sư phạm. [5] Trần Bá Hoành, 2004. Năng lực và kĩ năng dạy học Sinh học ở THCS. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 102, tr.6-10. [6] Vũ Xuân Hùng, 2012. Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên. Nxb Lao động - Xã hội. [7] Vũ Xuân Hùng, 2016. Về hệ thống năng lực dạy học của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận năng lực thực hiện. Tạp chí khoa học dạy nghề, số 30, 3/2016. [8] Lê Quang Sơn, 2010. Đào tạo giáo viên – Kinh nghiệm Cộng hòa Liên Bang Đức. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 5(40), 2010, tr.267-274. [9] Bùi Minh Đức, 2018. 8 yêu cầu đối với giáo viên trung học phổ thông hiện nay. ngày 6.3. [10] Nguyễn Thị Kim Dung, 2018. Đánh giá tốt nghiệp và thích ứng nghề nghiệp đối với sinh viên sư phạm trình độ đại học. Đề tài cấp bộ, MS B2015-17-71. [11] Phạm Thị Kim Anh, 2017. Phát triển năng lực DH cho GV phổ thông đáp ứng chương trình GD mới. (T/C Giáo dục &XH. Tháng 8/2017, tr65-69. [12] Hà Thị Lan Hương, 2019. Đề xuất một số năng lực sư phạm 4.0 của sinh viên đại học sư phạm. HNUE JOURNAL OF SCIENCE. Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 1, pp. 38-49 [13] Bộ GD&ĐT, 2009. Chuẩn nghề nghiệp GV THCS và THPT ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGĐDT ngày 22/10/2009. [14] Bộ GD&ĐT, 2018. Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông (Thông tư số 20/2018/TT-BGDDT ngày 22/8/ 2018. ABSTRACT Teaching competence framework for young teacher in highschools as rewquiret by educationl renewal Pham Thi Kim Anh The Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education In spite of receiving professional knowledge, skills and competence from teacher-training institutions, a great number of highschool teachers have still disclosed certain limitations in their teaching competence so far when beginning their teaching profession. Recently, a lot of studies of teaching competence have been made but not much attention was paid to studying the teaching competence of young beginning teachers independently. Originating from the characteristics, tasks and requirements of the teaching competence for young teachers during their probation period, basing on the teaching competence structure model for teachers as well as the needs of our existing educational renewal, we establish a teaching competence framework for young beginning teachers. To have scientific arguments and foundations for this framework, we try to focus on two main contents: 1. Some basic foundations to build a teaching competence framework for young teachers in highschool teachers; 2. The teaching competence framework for young teachers needed by general education renewal. Keywords: Teaching competence, teaching competence framework, young teachers, highschool, educational renewal.
File đính kèm:
- khung_nang_luc_day_hoc_cua_giao_vien_tre_o_trung_hoc_pho_tho.pdf