Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trường đại học trong thời kỳ hội nhập

TÓM TẮT

Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học là một yêu cầu cần

được thực hiện ưu tiên. Nó mang ý nghĩa về lợi ích nội sinh; là nâng cao chất lượng giáo

dục và đào tạo, nhà trường quản lý hiệu quả hơn. Về lợi ích ngoại sinh; kiểm định chương

trình đào tạo là mang đến sự an tâm, tin cậy cho lãnh đạo ngành giáo dục, người học, phụ

huynh và xã hội. Thời kỳ hội nhập các trường đại học phải kiểm định chất lượng chương

trình đào tạo. Vì đó là sự tồn tại và phát triển thương hiệu của nhà trường. Hiện nay có

các chuẩn kiểm định của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam (VNU -

CEA), Kiểm định giáo dục Đông Nam Á (AUN), Kiểm định giáo dục của Hoa kỳ (ABET)

pdf 12 trang yennguyen 7940
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trường đại học trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trường đại học trong thời kỳ hội nhập

Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trường đại học trong thời kỳ hội nhập
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014 
56 
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 
TRƯƠNG MINH TRÍ(*) 
TÓM TẮT 
Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học là một yêu cầu cần 
được thực hiện ưu tiên. Nó mang ý nghĩa về lợi ích nội sinh; là nâng cao chất lượng giáo 
dục và đào tạo, nhà trường quản lý hiệu quả hơn. Về lợi ích ngoại sinh; kiểm định chương 
trình đào tạo là mang đến sự an tâm, tin cậy cho lãnh đạo ngành giáo dục, người học, phụ 
huynh và xã hội. Thời kỳ hội nhập các trường đại học phải kiểm định chất lượng chương 
trình đào tạo. Vì đó là sự tồn tại và phát triển thương hiệu của nhà trường. Hiện nay có 
các chuẩn kiểm định của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam (VNU - 
CEA), Kiểm định giáo dục Đông Nam Á (AUN), Kiểm định giáo dục của Hoa kỳ (ABET) 
Từ khoá: kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, trường đại học, thời kỳ 
hội nhập 
ABSTRACT 
Quality inspection training program of the university is a requirement to be made a 
priority. It brings significant benefits endogenous; improving the quality of education and 
training, school management more efficient. Regarding external benefits; inspection 
program is to bring peace of mind, confidence for educational leaders, students, parents 
and society. Integration period universities have quality control programs. Because it is 
the survival and development of the brand. There are currently testing standards: (VNU - 
CEA) VNU Vietnam, AUN (Calibration Southeast Asia), ABET (Accreditation standards of 
the United States)... 
Keywords: quality inspection training program, university, integration period 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ(*) 
Việt Nam gia nhập Tổ chức thương 
mại thế giới (WTO) và thực hiện Hiệp định 
chung về thương mại dịch vụ (GATS), giáo 
dục là một trong các dịch vụ của hội nhập. 
Đại học Việt Nam đã từng bước phát triển 
rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình 
trường và hình thức đào tạo, huy động 
được nhiều nguồn lực xã hội cho phát triển 
giáo dục đại học, đáp ứng ngày càng tốt 
hơn nhu cầu học tập của nhân dân, đào tạo 
nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng 
(*)ThS, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 
nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. 
Tuy nhiên, trước những thách thức và 
yêu cầu ngày càng cao trong quá trình hội 
nhập và phát triển, sự phát triển nhanh 
chóng của khoa học và công nghệ, yêu cầu 
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ 
thống giáo dục đại học Việt Nam cần được 
tiếp tục đổi mới, trong đó cần đặc biệt quan 
tâm đến kiểm định chất lượng chương trình 
đào tạo, các điều kiện nhằm nâng cao chất 
lượng đào tạo. Nhà nước cũng đã khuyến 
khích các trường đại học và các chương 
trình đào tạo đăng ký kiểm định hoặc đánh 
giá bởi các tổ chức kiểm định quốc tế. [12] 
57 
1.1. Khái niệm chương trình đào tạo 
Chương trình đào tạo thể hiện trình độ 
đào tạo; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập 
học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào 
tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người 
học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý 
thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào 
tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và 
hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết 
quả học tập; các điều kiện thực hiện 
chương trình. Chương trình đào tạo được 
cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối 
kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục 
chuyên nghiệp. 
- Kiến thức giáo dục đại cương: Là kiến 
thức của những môn khoa học cơ bản vừa có 
tính chất đại cương của bậc đại học vừa có 
tính chất nền tảng cho việc đào tạo chuyên 
ngành. Phần kiến thức này chủ yếu được 
giảng dạy ở ba học kỳ đầu của khóa học. 
- Kiến thức giáo dục chuyên 
nghiệp: Là kiến thức của những môn khoa 
học chuyên ngành, trang bị cho sinh viên 
những kiến thức, kỹ năng của một ngành 
đào tạo mà họ đã chọn để đạt trình độ kỹ sư 
hoặc cử nhân, tùy theo ngành. Phần kiến 
thức này được giảng dạy trên cơ sở nền tảng 
của phần kiến thức giáo dục đại cương. 
Đề cương chi tiết của từng học phần 
phải thể hiện rõ số lượng tín chỉ, điều kiện 
tiên quyết (nếu có), học trước, học song 
hành, nội dung lý thuyết và thực hành, cách 
thức đánh giá học phần, giáo trình, tài liệu 
tham khảo và điều kiện thí nghiệm, thực 
hành, thực tập phục vụ học phần. Chương 
trình đào tạo của các trường đại học áp 
dụng cho các khóa 2012 trở về sau có tổng 
số tín chỉ là khoảng 150. [7] 
1.2. Kiểm định chất lượng chương 
trình đào tạo 
Kiểm định là một quá trình đánh giá 
toàn diện từ cung cách quản lý, cơ sở vật 
chất, nội dung giảng dạy đến chất lượng 
sinh viên tốt nghiệp. Kiểm định trước hết 
phải là một quá trình tự nguyện của một 
trường đại học. Kiểm định quá trình trường 
tự nhìn lại mình để nhận ra mặt mạnh và 
mặt yếu. Qua đó đưa ra một lộ trình phát 
triển cho tương lai. Đó là một quá trình tự 
thân vận động theo hướng tích cực nhất, nó 
không phải là cứu cánh. Kiểm định còn là 
“sự tự chịu trách nhiệm” của nhà trường 
đối với những người có lợi ích và của quá 
trình giáo dục, đào tạo, đến sự hiện hữu của 
trường như nhà đầu tư, xã hội. Làm được 
như vậy trường đã tăng cường được tính 
minh bạch của nhà trường đối với xã hội. 
1.2.1. Trung tâm Kiểm định chất lượng 
giáo dục 
+ Trung tâm Kiểm định chất lượng 
giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội) 
(VNU-CEA) 
Ngày 5/9/2013, Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo ra Quyết định số 3568/QĐ–
BGDĐT thành lập Trung tâm Kiểm định 
chất lượng giáo dục – Đại học quốc gia Hà 
Nội. Tên giao dịch bằng tiếng anh: VNU 
Center for Education Accreditation (VNU-
CEA). 
+ Trung tâm Kiểm định chất lượng 
giáo dục – Đại học quốc gia Thành phố 
Hồ Chí Minh (VNU-HCM) 
Quyết định số 5570/QĐ–BGDĐT, 
ngày 22/11/2013 thành lập Trung tâm 
Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học 
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tên 
giao dịch bằng tiếng anh: VNU–HCM 
center for Education Accreditation (VNU-
HCM CEA). 
Nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm định 
chất lượng giáo dục là đào tạo kiểm định 
viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học 
và trung cấp chuyên nghiệp. Đây là tổ chức 
 58 
kiểm định đầu tiên của Việt Nam được 
quyền đánh giá và công nhận cho các 
trường đại học và các chương trình đào 
tạo ở trong nước. Các tổ chức này được 
quyền đưa ra các quyết định công nhân hay 
không công nhận các trường đại học và các 
chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu 
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mà 
không bị can thiệp bởi bên thứ ba. [9] 
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo 
dục là tổ chức thực hiện các dịch vụ công 
về kiểm định chất lượng giáo dục, tư vấn, 
giám sát việc đảm bảo và nâng cao chất 
lượng giáo dục theo các chuẩn mực quốc 
gia, khu vực và quốc tế. Kiểm định chất 
lượng giáo dục theo các tiêu chuẫn của Bộ 
tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo 
do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo 
dục đảm nhận, việc công nhận nhà trường 
đạt chuẩn kiểm định của quốc gia và bằng 
cấp có giá trị ở trong nước. 
Các tổ chức kiểm định ngoài công lập 
có thể được thành lập tại Việt Nam sau 
năm 2015. Hệ thống đảm bảo chất lượng 
giáo dục đại học ở Việt Nam đã tạo được 
niềm tin trong các cơ sở giáo dục đại học. 
Sự tin tưởng này hỗ trợ các cơ sở giáo dục 
đại học cùng nhau hợp tác trong việc 
chuyển đổi tín chỉ, trao đổi sinh viên và 
công nhận bằng cấp lẫn nhau. [8] 
1.2.2. Kiểm định chất lượng chương 
trình đào tạo theo chuẩn kiểm định chất 
lượng của Mạng lưới các trường đại học 
Đông Nam Á (AUN) 
Với mục đích phát triển nguồn nhân 
lực thông qua giáo dục đại học trong khu 
vực ASEAN, tháng 11 năm 1995, Mạng 
lưới các trường đại học khu vực Đông Nam 
Á AUN-QA (ASEAN University Network 
- Quality Assurance) đã được thành lập. 
Tính đến nay (tháng 9/2014), đã có 27 
trường đại học đến từ 10 quốc gia (trong đó 
có Việt Nam) trong khu vực trở thành 
thành viên của tổ chức này [4]. Nhằm đẩy 
mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên 
trong các trường đại học trong khu vực, 
AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất 
lượng giáo dục đại học theo những tiêu 
chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu 
vực ASEAN. Đây cũng là cách mà mạng 
lưới các trường đại học ASEAN nâng cao 
sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo 
giữa các trường trong khu vực cũng như 
với các trường đại học đối tác trên thế giới, 
từng bước góp phần thúc đẩy sự công nhận 
thành quả học tập và phát triển hợp tác 
giữa các trường đại học trong khu vực 
Đông Nam Á. Theo TS. Nguyễn Ngọc 
Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học 
Kinh tế - Đại học quốc gia Hà nội, việc lựa 
chọn kiểm định theo chuẩn AUN nhằm 
giúp các trường biết chương trình đào tạo 
đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá 
của khu vực. Qua đó, phát hiện chương 
trình còn tồn tại những gì cần khắc phục 
nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng 
ngang tầm các chương trình cùng lĩnh vực 
trong khu vực ASEAN. [2] 
Trong Bộ tiêu chuẩn của AUN có 18 
tiêu chuẩn với 74 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được 
đánh giá theo 7 mức là: 1= không có gì 
(không có tài liệu, kế hoạch, minh chứng ); 
2 = chủ đề này của hệ thống đảm bảo chất 
lượng bên trong mới chỉ nằm trong kế 
hoạch; 3 = có tài liệu, nhưng không có minh 
chứng rõ ràng; 4 = có tài liệu và minh 
chứng; 5 = có minh chứng rõ ràng về hiệu 
quả trong lĩnh vực xem xét; 6 = chất lượng 
tốt; 7 = xuất sắc. Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu 
chuẩn đều có trọng số như nhau, điểm đánh 
giá của toàn bộ chương trình là điểm trung 
bình cộng của cả 74 tiêu chí. 4.0 điểm, là 
ngưỡng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất 
lượng của AUN, trong đó điểm tối đa là 7 
59 
điểm. Các trường kiểm định đạt theo chuẩn 
kiểm định chất lượng của Mạng lưới các 
trường đại học Đông Nam Á, việc công 
nhận và bằng cấp có giá trị ở các nước trong 
khu vực Đông Nam Á. Như vậy, những sinh 
viên tốt nghiệp từ các trường đại học đạt 
chuẩn này sẽ dễ dàng hội nhập trong khu 
vực ASEAN. [3] 
1.2.3. Kiểm định chất lượng giáo dục 
theo chuẩn kiểm định ABET 
ABET (Accreditation Board on 
Engineering and Technology - Hội đồng 
Kiểm định về Kỹ thuật và Công nghệ); 
được thành lập từ năm 1932, là một tổ chức 
phi lợi nhuận, phi chính phủ kiểm định 
chương trình đại học và trường đại học các 
ngành trong các lĩnh vực kỹ thuật 
(engineering), công nghệ (technology), điện 
toán (computing) và khoa học ứng dụng 
(applied science). ABET là chuẩn kiểm định 
được công nhận rộng rãi tại Hoa Kỳ. Trong 
nhiều trường hợp, các trường đại học phải 
có các chương trình kỹ thuật được công 
nhận bởi ABET thì mới đủ điều kiện để vận 
hành. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan chuyên 
môn đòi hỏi các kỹ sư phải tốt nghiệp từ các 
chương trình được công nhận ABET mới có 
thể hành nghề kỹ thuật. ABET kiểm định 
hơn 3.100 chương trình tại hơn 670 trường 
cao đẳng và đại học tại 23 quốc gia. ABET 
cung cấp chuyên ngành, kiểm định chất 
lượng chương trình và đánh giá một chương 
trình cá nhân của nghiên cứu, chứ không 
phải đánh giá một tổ chức như một toàn thể. 
ABET công nhận, đó là tự nguyện và 
đạt được thông qua một quá trình thẩm 
định, cung cấp sự bảo đảm rằng một 
chương trình đại học hoặc đại học đáp ứng 
các tiêu chuẩn chất lượng được thành lập 
bởi các ngành nghề mà các chương trình 
chuẩn bị cho sinh viên của mình. Từ năm 
2007, tổ chức này chính thức cấp chứng chỉ 
kiểm định cho các chương trình đào tạo 
của các trường đại học ngoài nước Mỹ. 
Bộ tiêu chuẩn ABET bao gồm 9 tiêu 
chuẩn: 1/ Sinh viên (Student), 2/ Mục tiêu 
đào tạo (Program Educational Objectives), 
3/ Khả năng sinh viên (Student Outcomes), 
4/ Liên tục cải thiện (Continuous 
improvement), 5/ Chương trình đào tạo 
(Curriculum), 6/ Ban giảng huấn (Faculty), 
7/ Cơ sở vật chất (Facilities), 8/ Hỗ trợ của 
trường đại học (Institutional Support), 9/ 
Tiêu chuẩn riêng của từng chương trình 
(Program criteria). Tiêu chuẩn “Sinh viên” 
là tiêu chuẩn được xem xét đầu tiên; thể 
hiện quan điểm của ABET, xem người học 
là trung tâm. Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải 
theo dõi sự phát triển của sinh viên nhằm 
giúp họ đạt được các kết quả mong muốn, 
xem xét các yêu cầu về việc nhận sinh viên 
vào học, việc hỗ trợ người học qua hệ 
thống cố vấn, qua cách vận hành chương 
trình, “Mục tiêu đào tạo” đòi hỏi phù 
hợp với sứ mạng của trường đại học và dựa 
trên đóng góp của nhiều thành phần liên 
quan đến người học: giới doanh nghiệp, 
cựu sinh viên, giảng viên, Điểm nổi bật 
trong các tiêu chuẩn ABET là tiêu chuẩn 
“Khả năng sinh viên” (trước đây là 
“Chuẩn đầu ra”- Program Outcomes) với 
các yêu cầu cụ thể (gồm ít nhất 11 yêu cầu) 
thể hiện các kiến thức, kỹ năng và thái độ 
của người học đạt được khi tốt nghiệp. 
Tiêu chuẩn này thể hiện quan điểm đánh 
giá của tổ chức ABET, là đánh giá sự thành 
công của một chương trình là dựa trên kết 
quả đạt được của người học chứ không tập 
trung vào những gì mà các giảng viên thực 
hiện trên lớp. Một tiêu chuẩn quan trọng 
khác là tiêu chuẩn “Liên tục phát triển”. 
Tiêu chuẩn này đòi hỏi một chương trình 
đào tạo cần phải có một hệ thống đánh giá 
 60 
chất lượng người học để từ đó liên tục cải 
thiện nhằm nâng cao chất lượng đạt được. 
Tiêu chuẩn “Chương trình đào tạo” bao 
gồm một số yêu cầu tối thiểu về thời lượng 
của các khối kiến thức. Yêu cầu quan trọng 
nhất của tiêu chuẩn này là phải đảm bảo 
người học có thể đạt được các yêu cầu 
trong “Khả năng sinh viên” Các tiêu chuẩn 
khác nhằm đảm bảo khả năng vận hành 
chương trình đào tạo: có đủ giảng viên 
trong Ban giảng huấn và các giảng viên có 
thời lượng làm việc hợp lý cho công tác 
đào tạo; có đủ tiềm lực tài chính và cơ sở 
vật chất phục vụ cho việc vận hành chương 
trình đào tạo. Các trường đại học kiểm 
định đạt chất lượng giáo dục theo chuẩn 
kiểm định ABET, việc công nhận và bằng 
cấp có giá trị quốc tế. Những sinh viên tốt 
nghiệp từ các trường đại học đạt chuẩn 
ABET sẽ dễ dàng hội nhập quốc tế. [5] 
1.3. Trường đại học trong thời kỳ 
hội nhập 
Trong điều kiện đất nước còn nhiều 
khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp, được sự 
quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và 
toàn xã hội, với những nỗ lực của đội ngũ 
nhà giáo, cán bộ quản lý, giáo dục và đào 
tạo nước ta đã đạt được nhiều thành tựu 
quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc: thực hiện giáo 
dục toàn dân, nâng cao dân trí, phát triển 
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần 
giáo dục ý thức công dân, phẩm chất chính 
trị, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ con 
người Việt Nam; giữ vững định hướng xã 
hội chủ nghĩa; các điều kiện đảm bảo chất 
lượng được tăng cường; chất lượng và hiệu 
quả giáo dục ở các cấp học, trình độ đào 
tạo có tiến bộ; hợp tác quốc tế được mở 
rộng; lực lượng lao động qua đào tạo tăng 
khá nhanh. Những thành tựu trên và yêu 
cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới 
cho phép và đòi hỏi giáo dục Việt Nam 
chuyển từ phát triển thực tế chủ yếu theo 
mục tiêu số lượng sang mục tiêu coi trọng 
cả chất lượng, hiệu quả và số lượng theo 
nhu cầu xã hội. [13] 
Trong khoảng hai thập niên qua, nền 
giáo dục đại học trên thế giới đã có những 
chuyển hướng sâu rộng đáng để tham khảo, 
nhất là trong tình hình xã hội đang đề cập 
ngày càng nhiều  ... hương trình 
đào tạo. Người nghiên cứu đã trực tiếp hoạt 
động trong lĩnh vực giáo dục; nghiên cứu 
chính sách giáo dục của Nhà nước, nghiên 
cứu các loại hình kiểm định của thế giới, 
theo dõi các hoạt động kiểm định của các 
cơ sở giáo dục trong nước, tìm hiểu các 
công văn, thông báo về việc Tổ chức Hội 
thảo khoa học kiểm định cùng các hoạt 
động kiểm định, đánh giá,... nhằm thu thập 
những thông tin, kết quả cũng như phương 
hướng trong việc áp dụng xây dựng chiến 
lược phát triển giáo dục cùng lộ trình kiểm 
định chất lượng chương trình đào tạo. Dưới 
đây là các kết quả và chỉ tiêu được đề xuất 
trong việc kiểm định chương trình đào tạo 
cho các trường đại học. 
2.1. Đảm bảo chất lượng giáo dục 
đại học 
Tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục 
đại học là mối quan tâm hàng đầu của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo 
dục. Từ năm 2003 bằng việc thành lập Cục 
Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục 
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Khảo 
thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã 
trở thành thành viên chính thức của 
Mạng lưới chất lượng Châu Á - Thái 
Bình Dương (APQN) (Asia-Pacific Quality 
Network), Mạng lưới quốc tế các tổ chức 
đảm bảo chất lượng giáo dục đại học 
INQAAHE (International Network for 
Quality Assurance Agencies in Higher 
Education), Mạng lưới đảm bảo chất lượng 
các nước ASEAN – Asean Quality 
Assurance Network (AQAN). Các tiêu chí 
thành viên của những mạng lưới này và các 
nguyên tắc cũng đã có những ảnh hưởng 
mạnh mẽ đối với sự phát triển của hệ thống 
đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở 
Việt Nam (VNHEQAS). Hệ thống đảm bảo 
chất lượng giáo dục đại học Việt Nam bao 
gồm hệ thống đảm bảo chất lượng bên 
trong, đảm bảo chất lượng bên ngoài và 
các cơ quan đảm bảo chất lượng. Theo quy 
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả 
các cơ sở giáo dục đại học (tức là các 
trường đại học và cao đẳng) cần phải thành 
lập đơn vị đảm bảo chất lượng bên trong 
của nhà trường. Hiện tại (9/2014), đã có 
hơn 75% các trường đại học và 50% các 
trường cao đẳng đã có đơn vị đảm bảo chất 
lượng bên trong [12]. Các đơn vị đảm bảo 
chất lượng bên trong có chức năng giúp 
nhà trường xây dựng và củng cố văn hóa 
chất lượng, hỗ trợ nhà trường đạt được sứ 
mạng của nhà trường, duy trì hệ thống 
quản lý chất lượng bên trong, phê duyệt 
chương trình, định kỳ giám sát đánh giá, 
nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo 
chất lượng của đội ngũ giảng viên, Các 
cán bộ, nhân viên của đơn vị đảm bảo chất 
lượng bên trong của nhà trường cũng phải 
có trách nhiệm hỗ trợ các đơn vị khác để 
63 
chuẩn bị báo cáo tự đánh giá ở cấp độ 
chương trình đào tạo và nhà trường. Đến 
nay (9/2014), đã có 161 trường đại học và 
165 trường cao đẳng đã hoàn thành báo cáo 
tự đánh giá. [12] 
Hệ thống đảm bảo chất lượng bên 
ngoài ở Việt Nam bao gồm các chính sách 
khung về đảm bảo chất lượng bên ngoài 
(kể cả kiểm định chất lượng giáo dục), 
được thể hiện trong các văn bản quy phạm 
pháp luật của Nhà nước như Luật giáo dục, 
Luật giáo dục sửa đổi và gần đây là Luật 
Giáo dục đại học được thông qua bởi Quốc 
hội Việt Nam năm 2012. Khung đảm bảo 
chất lượng bên ngoài bao gồm các quy 
định chung về đánh giá, kiểm định, các tiêu 
chí đánh giá, các quy trình đánh giá bên 
trong và bên ngoài theo chu kỳ năm năm 
một lần và sự công nhận cơ sở giáo dục có 
chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất 
lượng. Kiểm định chất lượng giáo dục là 
bắt buộc đối với tất cả các cơ sở đại học và 
các chương trình đào tạo tại Việt Nam. 
Tính đến tháng 9/2014; đã có 40 
trường đại học, 14 chương trình đào tạo 
giáo viên trình độ đại học và 4 chương 
trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao 
đẳng đã được đánh giá theo các bộ tiêu 
chuẩn do Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban 
hành. [12] 
Nhà nước cũng đã khuyến khích các 
trường đại học và các chương trình đào tạo 
đăng ký kiểm định hoặc đánh giá bởi các tổ 
chức kiểm định quốc tế. Hiện nay, 19 
chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia 
Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ 
Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà 
Nội, Trường Đại học Kinh tế Thành phố 
Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ 
đã được Mạng lưới các trường đại học 
Đông Nam Á (AUN) và Chương trình 
ASEAN đánhgiá trong giai đoạn 2007-
2013 (sử dụng bộ tiêu chí đánh giá của 
AUN). Trường Đại học Bách khoa (Đại 
học Quốc gia Hồ Chí Minh) và Trường Đại 
học FPT đã có các chương trình đăng ký 
kiểm định bởi tổ chức kiểm định ABET, 
Hoa Kỳ. Theo Nghị định số 73/2012/ND-
CP ngày 29/09/2012 của Chính phủ quy 
định về hợp tác và đầu tư nước ngoài về 
giáo dục, tất cả các trường đại học và các 
chương trình liên kết đào tạo có vốn đầu tư 
của nước ngoài cần phải được kiểm định 
bởi các tổ chức kiểm định ở trong nước 
hoặc của quốc tế được Việt Nam công 
nhận. [11] 
2.2. Quy trình tiến hành kiểm định 
của Trung tâm Kiểm định chất lượng 
giáo dục 
Thực tiễn kiểm định chất lượng tại các 
quốc gia trên thế giới khá đa dạng và phức 
tạp, nhưng có thể được khái quát trong một 
quy trình gồm bốn bước như sau: 
Bước 1: Xây dựng hoặc cập nhật các 
công cụ kiểm định chất lượng giáo dục 
Bước 2: Tự đánh giá của cơ sở đào tạo/ 
chương trình đào tạo 
Bước 3: Đánh giá từ bên ngoài (đánh 
giá đồng nghiệp) 
Bước 4: Công nhận cơ sở đào tạo có 
chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm 
định chất lượng. 
2.3. Quy trình – cách thức triển khai 
để đạt chuẩn kiểm định AUN 
Trường đại học sẽ xây dựng lộ trình cụ 
thể để tham gia kiểm định và đạt chuẩn kiểm 
định một số chương trình đào tạo trọng điểm 
trong thời gian tới. Tại mỗi đơn vị sẽ ưu 
tiên tập trung phát triển một vài chương trình 
đào tạo chất lượng cao, ưu tiên cho ngành 
đào tạo đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí để tham 
gia vào kiểm định theo chuẩn AUN 
(ASEAN University Network). Việc tham 
gia vào AUN sẽ tạo điều kiện cho trường đại 
 64 
học khẳng định được tầm vóc, vị thế, chất 
lượng đào tạo của mình trong hệ thống giáo 
dục đại học Việt Nam nói riêng cũng như 
trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế nói 
chung. [4] 
Để tham gia kiểm định chương trình 
đào tạo ngành, theo tiêu chuẩn AUN – QA 
của trường đại học là phải: Chủ động hợp 
tác với AUN – AQ, mời các chuyên gia 
đến cố vấn, hỗ trợ trường tham gia vào 
kiểm định theo theo tiêu chuẩn AUN; xây 
dựng một số chương trình đào tạo trọng 
điểm, mang tầm quốc tế tại mỗi đơn vị làm 
tiên phong để đăng ký tham gia kiểm định; 
tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm tại 
các cơ sở đại học đã tham gia kiểm định 
theo tiêu chuẩn AUN; nâng cao năng lực 
ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ giảng viên, 
sinh viên ở các chương trình được chọn 
tham gia kiểm định. 
Sau khi đã hiểu rõ quy trình kiểm định 
của AUN, và các tiêu chuẩn, cần triển khai: 
- Xác định chuẩn đầu ra của chương 
trình kiểm định. 
- Từ sứ mệnh của nhà trường, và từ 
tầm nhìn trong giai đoạn giáo dục của đất 
nước hiện nay, có thể viết lại chương trình 
đào tạo của ngành được kiểm định, đảm 
bảo chất lượng giáo dục đại học. Điều 
chỉnh chương trình đào tạo nhằm đảm bảo 
một số yêu cầu cụ thể trong tiêu chuẩn. 
- Xác định chuẩn đầu ra của từng môn 
học của chương trình đào tạo và xác định 
mối liên quan của chúng. 
- Đánh giá trong chương trình đào tạo 
của ngành. 
- Đánh giá ngoài chương trình đào tạo 
của ngành. 
- Triển khai các cách thức nhằm đạt 
được kiểm định chất lượng đào tạo theo 
AUN. 
- Mời các chuyên gia kiểm định của 
AUN đến cơ sở để kiểm định các chương 
trình. 
- Kiểm định các chương trình đạt, tổ 
chức kiểm định sẽ cấp chứng nhận kiểm 
định. 
2.4. Quy trình – cách thức triển khai 
để đạt chuẩn kiểm định ABET 
Các giảng viên của trường đại học 
tham gia tập huấn về chuẩn kiểm định 
ABET, hướng đến các giảng viên trực tiếp 
thiết kế các khóa học, tiến hành giảng dạy 
và đánh giá sinh viên. Giảng viên sẽ được 
cung cấp một tầm nhìn tổng quan 
về ABET, chuẩn đầu ra của ABET cùng 
nhiều hoạt động liên quan đến việc thiết 
kế chương trình giảng dạy và đánh giá. 
Giảng viên sẽ thực hành viết các mục tiêu 
chương trình giáo dục của họ sao cho phù 
hợp với sứ mạng của nhà trường, kết nối 
chuẩn đầu ra hiện hành với chuẩn đầu ra 
của ABET, gắn kết mục tiêu khóa học với 
kết quả chương trình, xây dựng kế hoạch 
đánh giá cho các khóa học và nhiều hoạt 
động ý nghĩa khác. Các giảng viên cũng 
sẽ thảo luận và xây dựng kế hoạch hành 
động để huấn luyện kỹ năng lãnh đạo và 
kỹ năng mềm cho các khóa học của 
họ trong trường hợp có liên quan. [11] 
Bám sát vào những tiêu chuẫn kiểm 
định của ABET như đã trình bày ở phần 
trên, xem xét các tiến trình thực hiện và 
đánh giá các tiêu chí, tiêu chí nào chưa 
thực hiện được thì phải nổ lực thực hiện 
cho đạt kết quả. 
Thực tiễn kiểm định chất lượng tại các 
quốc gia trên thế giới khá đa dạng và phức 
tạp, nhưng có thể được khái quát trong một 
quy trình gồm bốn bước như sau: 
Bước 1: Xây dựng hoặc cập nhật các 
công cụ kiểm định chất lượng giáo dục 
Bước 2: Tự đánh giá của cơ sở đào tạo, 
65 
chương trình đào tạo 
Bước 3: Đánh giá từ bên ngoài (đánh 
giá đồng nghiệp) 
Bước 4: Mời các chuyên gia kiểm định 
của hệ thống kiểm định ABET. 
Bước5: Công nhận cơ sở đào tạo có 
chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm 
định chất lượng. [1] 
2.4.1. Đề xuất quy trình – cách thức 
triển khai để kiểm định chất lượng đào tạo 
theo ABET 
Trong thiết kế và vận hành chương 
trình đào tạo, chúng tôi nhận thấy vẫn còn 
nhiều việc cần phải thực hiện nhằm đạt các 
chuẩn của ABET: 
- Nhanh chóng thực hiện mời chuyên 
gia tư vấn đánh giá các công việc đã thực 
hiện, xem xét và điều chỉnh kế hoạch thực 
hiện trong thời gian tới. 
- Xây dựng và triển khai hệ thống đánh 
giá chất lượng sinh viên. 
- Tiếp tục thực hiện các thay đổi trong 
phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh 
viên nhằm đảm bảo các chuẩn đầu ra của 
từng môn học và chuẩn đầu ra của các 
chương trình đào tạo. [5] 
2.4.2. Vận hành chương trình đào tạo 
– cách thức triển khai để kiểm định chất 
lượng đào tạo theo ABET 
Sau khi đã hiểu rõ quy trình kiểm định 
của ABET và các tiêu chuẩn, cần triển khai: 
- Xác định chuẩn đầu ra của chương 
trình đào tạo 
- Điều chỉnh chương trình đào tạo 
nhằm đảm bảo một số yêu cầu cụ thể trong 
tiêu chuẩn 
- Xác định chuẩn đầu ra của từng môn 
học và xác định mối liên quan với “Khả 
năng sinh viên” khi tốt nghiệp từ chương 
trình đào tạo. Qua đó, rà soát các điểm yếu 
trong thiết kế chương trình và thực hiện 
các điều chỉnh cần thiết: thay đổi phương 
pháp giảng dạy ở một số môn, thay đổi bố 
trí môn học để việc rèn luyện kỹ năng được 
thực hiện thường xuyên trong chương trình 
đào tạo. 
- Tổ chức các cuộc gặp gỡ doanh 
nghiệp nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ phía 
doanh nghiệp để thực hiện chương trình 
đào tạo. Trong các cuộc gặp gỡ này, nhà 
trường và các đại diện doanh nghiệp cần 
thảo luận về các biện pháp nhằm nâng cao 
chất lượng đào tạo sinh viên qua việc tăng 
cường rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Ý 
kiến của sinh viên về các hoạt động hỗ trợ 
của doanh nghiệp cho thấy tính hiệu quả 
của các hoạt động này. Mặt khác, thông 
qua các hoạt động này, các sinh viên có thể 
hiểu rõ hơn về nhu cầu của doanh nghiệp, 
qua đó, tự điều chỉnh việc học tập của 
mình. [1] 
- Xây dựng hệ thống đánh giá chất 
lượng sinh viên: Một yêu cầu quan trọng 
để thỏa mãn tiêu chuẩn “Liên tục cải 
thiện” là phải xây dựng một hệ thống đánh 
giá chất lượng sinh viên và một qui trình 
xem xét lại quá trình đào tạo dựa trên kết 
quả đánh giá chất lượng này. Hệ thống 
đánh giá chất lượng sinh viên cho phép 
theo dõi tính hiệu quả của việc vận hành 
chương trình đào tạo, qua đó; giúp thực 
hiện các điều chỉnh cần thiết. Khác với hệ 
thống đánh giá và cho điểm sinh viên theo 
từng môn học như hiện nay, hệ thống đánh 
giá chất lượng sinh viên cần phải làm rõ 
mức độ chất lượng của sinh viên theo từng 
tiêu chí của tiêu chuẩn “Mục tiêu đào tạo” 
và “Khả năng sinh viên”. Để hiện thực hệ 
thống này, cần phải xây dựng một bản mô 
tả các mức độ chất lượng theo từng tiêu chí 
và thực hiện một kế hoạch thu thập thông 
tin qua nhiều môn học và nhiều học kỳ. 
Việc hiện thực hệ thống này phải làm sao 
đảm bảo tính tin cậy của kết quả vì chúng 
 66 
sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét lại quy 
trình đào tạo. Ngoài ra, hệ thống này phải 
được hiện thực sao cho đảm bảo tính bền 
vững vì các hoạt động này cần phải được 
thực hiện thường xuyên. 
3. KẾT LUẬN 
Việt Nam đang nỗ lực để nâng cao chất 
lượng giáo dục. Công tác đảm bảo và kiểm 
định chất lượng giáo dục được xem như 
một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm 
phục vụ cho mục đích này. Công tác đảm 
bảo chất lượng giáo dục nói chung và kiểm 
định chất lượng của Việt Nam nói riêng 
đang được hình thành và phát triển ổn 
định, phù hợp với xu thế phát triển chung 
của thế giới. 
Việc hướng tới một chuẩn chất lượng 
đã được ngành giáo dục đặt ra như một vấn 
đề trọng tâm cần giải quyết trong những 
năm gần đây. Chuẩn quốc gia được coi như 
mốc cơ bản để khẳng định chất lượng đào 
tạo đối với tất cả các nhà trường. Tuy 
nhiên, xu thế hội nhập quốc tế diễn ra ngày 
càng sâu rộng khiến các trường đại học bắt 
buộc phải tìm cho mình những thước đo 
mới tầm cở quốc tế. 
Từ tháng 2 năm 2014, kiểm định chất 
lượng chương trình đào tạo là yêu cầu bắt 
buộc đối với tất cả các trường đại học và 
cao đẳng. Tùy theo điều kiện và phát triển 
của từng trường mà các trường chọn các 
chuẩn kiểm định cho phù hợp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Gibbs G., (1992), Improving the Quality of Student Learning, TES, Bristol, England. 
2. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (Biên dịch), (2009), Cải cách và xây dựng 
chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nxb Đại học Quốc 
gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
3.  
4.  
5. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về CDIO, (2010), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
6. Minh Tri Truong, (2014), Heeap Training Under One Choice The Inevitable 
Integration Period, International Conference HEEAP. 
7. Phạm Quốc Trụ, (2011), Hội nhập quốc tế, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Học 
viện Ngoại giao. 
8. Quyết định số: 3568/QĐ-BGDĐT – Ngày 5/9/2013 – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào 
tạo đã thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội. 
9. Quyết định số: 5570/QĐ-BGDDT – Ngày 22/11/2013 – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đã thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học quốc gia 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
67 
10. Tổ Khảo thí - ĐBCLGDAUN-QA, (2014), Cái đích của những trường đại học hướng 
đến chất lượng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 
11. Trương Minh Trí, (2013), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại 
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Kỷ yếu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 
12. Trương Minh Trí, (2014), Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành công 
nghệ kỹ thuật cơ điện tử của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Tạp 
chí Dạy và Học ngày nay. 
13. Yun Chung, (2005), Quản lý giáo dục, tài liệu tham khảo dịch từ tiếng Anh, Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
*Ngày nhận bài: 6/8/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014 

File đính kèm:

  • pdfkiem_dinh_chat_luong_chuong_trinh_dao_tao_truong_dai_hoc_tro.pdf