Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Kiểm soát nội bộ không phải là vấn đề mới trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung hoàn thiện kiểm soát nội bộ cần được bổ sung từ kinh nghiệm quốc tế để các nhà quản trị doanh nghiệp có cách nhìn nhận cũng như giải pháp đúng đắn hơn đối với kiểm soát nội bộ từ đó nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng cũng như tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Bài viết này trình bày kinh nghiệm kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng của một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho các doanh nghiệp xây dựng niêm yết ở Việt Nam

pdf 5 trang yennguyen 8820
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN66 Số 119 - tháng 9/2017
KIEÅM sOAÙT NOÄI BOÄ TrONG DOANH NGHIEÄp 
XAÂY DÖÏNG NIEÂM YEÁT TrEÂN THÒ TrÖÔØNG 
CHÖÙNG KHOAÙN - KINH NGHIEÄM QUOÁC TEÁ
VAØ BAØI HOÏC CHO VIEÄT NAM
* Kiểm toán nhà nước; Trường Đại học Vinh
TS. LÊ DOãN HOÀI*
ĐặNG THúY ANH*
Kiểm soát nội bộ không phải là vấn đề mới trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung hoàn thiện kiểm soát nội bộ cần được bổ sung từ kinh nghiệm quốc tế để các nhà quản trị doanh nghiệp có cách nhìn nhận cũng như giải pháp đúng đắn hơn đối với kiểm soát nội bộ từ đó nhằm nâng cao tính cạnh 
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng cũng như tăng cường thu hút đầu tư nước 
ngoài. Bài viết này trình bày kinh nghiệm kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng của một số 
nước trên thế giới và rút ra bài học cho các doanh nghiệp xây dựng niêm yết ở Việt Nam.
Từ khóa: kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp xây dựng niêm yết
Internal control in listing construction coporations - international experiences and lessons for 
Vietnam
Internal control is not a new problem in construction corporation listed on the Vietnamese stock 
market. The content of internal controls, however, needs to be supplemented by international experience 
so that corporate executives have a better perception and approach to internal control so as to enhance the 
competition with foreign firms in the construction sector as well as attract foreign investment. This article 
presents the experience of internal controls in the construction businesses of some countries around the 
world and draws lessons for the listed construction corporations in Vietnam.
key words: Internal control, listed construction coporations
1. Đặt vấn đề
Năm 1992, COSO (Committee of Sponsoring 
Organization) - Ủy ban thuộc Hội đồng Quốc 
gia của Mỹ về việc chống gian lận trên BCTC đã 
đưa ra khái niệm kiểm soát nội bộ (KSNB) được 
chấp nhận rộng rãi, báo cáo của COSO được công 
bố với tiêu đề “KSNB- Khuôn khổ hợp nhất” 
(Internal Control - Intergrated Framework) đã 
định nghĩa “KSNB là một quá trình bị chi phối 
bởi những người quản lý, hội đồng quản trị và các 
nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung 
cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được các 
mục tiêu sau đây:
- Sự hiệu quả và hữu hiệu của hoạt động
- Sự tin cậy của BCTC
- Sự tuân thủ pháp luật và các quy định” (trích 
trong Rollins và Lanza, 2005, tr7)
Theo báo cáo của COSO, KSNB - Khuôn khổ 
hợp nhất, KSNB gồm 5 yếu tố (trích trong Collier, 
2009, tr103), (trích trong Rollins và Lanza, 2005, 
tr49-51): Môi trường kiểm soát, thông tin và 
truyền thông, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi 
ro và giám sát.
2. kinh nghiệm quốc tế
Kinh nghiệm của Đức
Công ty Bauer AG của Đức là công ty xây dựng 
xếp thứ 97 trong bảng xếp hạng 250 nhà thầu 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 67Số 119 - tháng 9/2017
quốc tế lớn nhất thế giới do ENR (Engineering 
News-Record) - là Tạp chí của nước Mỹ cung cấp 
tin tức, các phân tích, dữ liệu và ý kiến về ngành 
xây dựng toàn thế giới bình chọn trong năm 2015. 
Sự tăng trưởng doanh thu các lĩnh vực hoạt động 
của Bauer AG qua các năm như sau:
Biểu 1: Sự tăng trưởng doanh thu các lĩnh vực hoạt động của Bauer AG qua các năm
Theo báo cáo thường niên của Bauer AG, hệ 
thống quản lý rủi ro của công ty dựa trên chính sách 
rủi ro do Hội đồng Quản trị (HĐQT) xác định. Hội 
đồng Quản trị xác định một phương pháp thống 
nhất áp dụng cho tất cả các lĩnh vực hoạt động và 
các công ty thành viên. Hệ thống quản lý rủi ro là 
yếu tố không thể thiếu của hệ thống quản trị chung 
của công ty, cũng như hệ thống quản trị khác, nó 
cung cấp công cụ quản trị doanh nghiệp theo định 
hướng có giá trị và thành công. Hàng năm, các 
kiểm toán viên nội bộ của công ty thực hiện đánh 
giá hệ thống cảnh báo sớm có khả năng phát hiện 
những rủi ro đang đe dọa. Các loại rủi ro do công 
ty xác định bao gồm: rủi ro chiến lược, rủi ro thị 
trường, rủi ro thị trường tài chính, rủi ro pháp luật 
và chính trị, rủi ro quản trị và tổ chức, rủi ro phát 
sinh từ chuỗi sáng tạo giá trị, rủi ro dự án.
Báo cáo đã chỉ rõ những rủi ro liên quan đến các 
hoạt động kinh doanh của công ty. Khi tiến hành 
kinh doanh, không thể không có rủi ro. Những rủi 
ro thực sự là kết quả của những sự kiện không dự 
báo trước được, những sự kiện này có thể mang lại 
cả những mối nguy hiểm và những cơ hội. Đối với 
công ty, quản lý rủi ro có nghĩa là không chỉ làm 
giảm các mối nguy hiểm mà còn biết làm thế nào 
để tận dụng cơ hội. Mục tiêu của quản lý rủi ro là để 
bảo vệ mục tiêu kinh doanh, nâng cao giá trị doanh 
nghiệp và giảm chi phí rủi ro. Nhiệm vụ của quản 
lý rủi ro là xác định, phân tích, đánh giá và giám sát 
rủi ro hiện tại và rủi ro dự đoán được và đặt ra các 
hành động để đối phó với chúng. Như một quy luật 
chung, công ty không chấp nhận những rủi ro ảnh 
hưởng đến sự tồn tại của công ty. 
Việc phân tích rủi ro bao gồm việc xác định, 
đánh giá, đưa ra các biện pháp được thực hiện tối 
thiểu 6 tháng 1 lần. Các báo cáo hàng năm được 
nộp lên cho ban quản lý và ban kiểm soát. Hệ thống 
quản lý rủi ro luôn được cập nhật và hoàn thiện 
cả về chất lượng và cấu trúc. Rủi ro dự án là rủi ro 
hoạt động chủ yếu và là yếu tố cơ bản trong lĩnh 
vực xây dựng. Những rủi ro liên đới chẳng hạn như 
liên quan đến đặc điểm riêng của mỗi dự án bao 
gồm rủi ro hợp đồng, rủi ro về tiến độ và rủi ro 
thiệt hại có thể tích lũy lại một cách bất lợi trong 
những trường hợp cụ thể. Đối với các dự án, tất cả 
các rủi ro có thể hiểu được và các cơ hội được nhận 
diện, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống 
và các biện pháp phù hợp cũng được xác định để 
tối thiểu những rủi ro và nắm lấy cơ hội. Đối với 
các dự án đang thực hiện, những rủi ro liên quan 
đến quản lý dự án và kiểm soát dự án được phân 
tích. Điều này có nghĩa là những rủi ro này được 
phân tích, đánh giá và có giải pháp phù hợp (Bauer 
AG, 2015, Annual report)
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN68 Số 119 - tháng 9/2017
Kinh nghiệm của Mỹ
Doanh nghiệp Xây dựng Flour là doanh nghiệp 
xây dựng và kỹ thuật đa quốc gia, có trụ sở chính 
tại Irving, Texas của Mỹ. Đây là doanh nghiệp xây 
dựng và kỹ thuật lớn nhất trong bảng xếp hạng 
Fortune 500 (Bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất 
của Mỹ). Flour xếp thứ 136 trong số những doanh 
nghiệp lớn nhất của nước Mỹ. Flour có hơn 60.000 
nhân viên tại hơn 100 quốc gia. Flour đứng số 1 
trong ngành công nghiệp xây dựng và kỹ thuật do 
Fortune bình chọn “Những công ty được hâm mộ 
nhất thế giới” trong giai đoạn 5 năm 2012-2016.
Tập đoàn Flour ban hành quy tắc đạo đức kinh 
doanh dành cho các thành viên Hội đồng Quản trị. 
Mục đích của quy tắc này là cung cấp những hướng 
dẫn giúp cho các giám đốc nhận ra và giải quyết 
những vấn đề đạo đức, cung cấp cơ chế để báo cáo 
những ứng xử thiếu đạo đức và giúp phát triển văn 
hóa trung thực và trách nhiệm giải trình. Quy tắc 
đạo đức kinh doanh quy định chi tiết, cụ thể về 
trách nhiệm của các giám đốc, về mâu thuẫn lợi 
ích, về cơ hội quản trị, về tuân thủ pháp luật, quy 
định và luật lệ, xử lý công bằng, về khuyến khích 
báo cáo bất cứ hành vi thiếu đạo đức và bất hợp 
pháp, về sự bí mật (Flour Corporation, 2015, Code 
of Business Conduct and Ethics).
Báo cáo của nhà quản lý về kiểm soát nội bộ đối 
với báo cáo tài chính tại Flour
Nhà quản lý của Công ty chúng tôi chịu trách 
nhiệm đối với việc thiết lập và duy trì kiểm soát 
nội bộ đối với BCTC và đối với việc đánh giá tính 
hiệu quả của KSNB. Liên quan đến việc chuẩn bị 
BCTC hợp nhất của Công ty, nhà quản lý Công 
ty đã thực hiện việc đánh giá hiệu quả KSNB đối 
với BCTC trên cơ sở khuôn mẫu KSNB được ban 
hành bởi COSO. Việc đánh giá của nhà quản lý 
bao gồm đánh giá về việc thiết kế và hiệu quả hoạt 
động KSNB đối với BCTC. Nhà quản lý đã kết luận 
KSNB đối với BCTC của công ty là hiệu quả. Do 
những hạn chế tiềm tàng, KSNB đối với BCTC có 
thể không ngăn ngừa và phát hiện tất cả những 
trình bày sai. Việc đánh giá hiệu quả của KSNB 
trong những kỳ tiếp theo sẽ tính đến rủi ro do kiểm 
soát có thể chưa đầy đủ (Flour Corporation, 2015, 
Annual Report, tr53). 
Kinh nghiệm của Nhật Bản
Trong lĩnh vực xây dựng, Công ty Xây dựng 
Sumitomo Mitsui là một trong những công ty xây 
dựng hàng đầu Nhật bản với hoạt động kinh doanh 
ở khắp nơi trên thế giới. Công ty được thành lập 
vào năm 1887 và đến năm 2003, Công ty thực hiện 
sáp nhập hai công ty xây dựng có kinh nghiệm và 
được hình thành lâu năm đó là Công ty Xây dựng 
Sumitomo và Công ty Xây dựng Mitsui. Phạm vi 
hoạt động kinh doanh của Công ty là thiết kế, đưa 
ra giải pháp kỹ thuật, thực hiện xây dựng các công 
trình dân dụng và công trình bê tôngVới những 
giải pháp công nghệ, công ty đã đạt được sự tăng 
trưởng ổn định cùng với việc giải quyết những vấn 
đề xã hội.
Bảng 1.2: Bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Sumitomo Mitsui trong 5 năm
 Đơn vị: Triệu yên
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh số 298.647 313.558 342.727 382.724 377.825
Thu nhập thuần 1.541 1.374 2.042 4.201 6.955
Lãi trên cổ phiếu 5,47 4,82 4,56 5,51 8,59
ROE(%) 8,7 7,4 10,0 17,9 23,2
Nguồn: Báo cáo quản trị 2015 Sumitomo Mitsui
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 69Số 119 - tháng 9/2017
Một trong những nội dung của chính sách là 
đảm bảo hoạt động của hệ thống KSNB có hiệu 
quả. Trong báo cáo quản trị doanh nghiệp, Công 
ty Sumitomo Mitsuit cũng cam kết phát triển một 
hệ thống KSNB thích hợp. Để phát triển liên tục 
và nâng cao hệ thống tuân thủ, thực hiện các hành 
động đúng đắn và nhanh chóng đối phó với những 
rủi ro mà có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động 
quản lý, sự chính xác của thông tin được công bố và 
phát triển hệ thống quản lý minh bạch từ đó nâng 
cao giá trị của Công ty. Công ty Sumitomo Mitsui 
quan tâm đến KSNB và định kỳ cuối năm tài chính, 
lãnh đạo Công ty thực hiện đánh giá các chính sách 
cơ bản đối với KSNB. Các cuộc họp hàng quý liên 
quan đến KSNB được tổ chức, trong các cuộc họp 
này những vấn đề liên quan đến KSNB được báo 
cáo để có thể theo dõi và giám sát như sự tiến bộ 
của KSNB, tình trạng khắc phục, sửa chữa, việc 
hoàn thiện các vấn đề được xác định trong hoạt 
động của KSNB, sự tiến bộ của việc thực hiện các 
giải pháp phòng ngừa. Kết quả của cuộc họp được 
báo cáo cho HĐQT nhằm mục đích đảm bảo hoạt 
động của KSNB là phù hợp.
3. Bài học cho Việt Nam 
Qua nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm về 
kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp xây dựng 
niêm yết tại Đức, Mỹ và Nhật Bản, tác giả đã rút ra 
một số bài học cho Việt Nam cụ thể như sau:
Một là, các thành viên HĐQT có kiến thức về 
kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro, luật pháp, tài 
chính kế toán và có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh 
vực xây dựng. Nhà quản lý quan tâm đến KSNB, 
cam kết phát triển KSNB thích hợp và đảm bảo hoạt 
động KSNB hiệu quả. Trong các cuộc họp hàng quý 
liên quan đến KSNB được tổ chức, những vấn đề 
liên quan đến KSNB được báo cáo trong các cuộc 
họp này bao gồm: Sự tiến bộ của KSNB, tình trạng 
khắc phục, sửa chữa, sự hoàn thiện các vấn đề được 
xác định trong hoạt động của KSNB, sự tiến bộ của 
việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa. Các công 
ty có báo cáo của nhà quản lý về KSNB, báo cáo 
trình bày KSNB đối với báo cáo tài chính. Nội dung 
được trình bày trên báo cáo là: Trách nhiệm của 
nhà quản lý đối với việc thiết lập và duy trì kiểm 
soát nội bộ đối với báo cáo tài chính và đối với việc 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN70 Số 119 - tháng 9/2017
đánh giá tính hiệu quả của KSNB đối với báo cáo 
tài chính trên cơ sở khuôn mẫu KSNB theo quy 
định, đưa ra đánh giá cụ thể về KSNB đối với báo 
cáo tài chính. Báo cáo này có sự chứng thực của 
công ty kiểm toán BCTC của công ty.
Hai là, ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh 
dành cho các thành viên Hội đồng Quản trị. Mục 
đích của quy tắc là cung cấp những hướng dẫn giúp 
cho các giám đốc nhận ra và giải quyết những vấn 
đề đạo đức, cung cấp cơ chế để báo cáo những ứng 
xử thiếu đạo đức và giúp phát triển văn hóa trung 
thực. Quy tắc hoặc các quy định bao gồm những 
hướng dẫn chi tiết, cụ thể về trách nhiệm của các 
giám đốc, về mâu thuẫn lợi ích, về tính tuân thủ 
pháp luật, quy định và luật lệ, xử lý công bằng, về 
khuyến khích báo cáo bất cứ hành vi thiếu đạo đức 
và bất hợp pháp, về sự bí mật. Liên quan đến sự bí 
mật cần quy định các giám đốc phải bảo vệ và giữ 
bí mật tất cả các thông tin không công khai nhận 
được từ bất cứ nguồn nào và nêu rõ các dạng thông 
tin bí mật.
Ba là, các công ty cần thực hiện nhiều nội dung 
giám sát, bao gồm: giám sát các thủ tục về việc 
nhận, xử lý và giải quyết các khiếu nại, các báo cáo 
sai phạm từ công ty liên quan đến các vấn đề kế 
toán, kiểm soát kế toán trong nội bộ, kiểm toán, 
giám sát việc chuẩn bị các báo cáo theo quy định 
của Nhà nước, giám sát sự tuân thủ các yêu cầu 
của các quy định và luật pháp của công ty, rà soát 
chính sách và thủ tục về việc giám sát sự tuân thủ 
đó, giám sát việc tuân thủ quy tắc đạo đức hoặc các 
quy định về đạo đức của công ty, tối thiểu mỗi năm 
1 lần đề xuất những thay đổi quan trọng về quy tắc 
đạo đức; giám sát đối với vấn đề rủi ro, đánh giá rủi 
ro; người thực hiện giám sát có kiến thức về kiểm 
soát nội bộ.
Bốn là, các công ty cần đưa ra địa chỉ liên hệ khi 
nhân viên, trưởng bộ phận, phòng ban hay những 
người quản lý khác có câu hỏi hoặc mối quan tâm 
đến quy tắc ứng xử hay những quy định về đạo đức, 
tính trung thực và các vi phạm: người quản lý trực 
tiếp, người quản lý cấp cao, phòng quản lý nhân sự. 
Nếu cảm thấy không thoải mái khi trao đổi vấn đề 
với các kênh đã đề cập trên thì liên lạc với đường 
dây nóng.
Năm là, đánh giá rủi ro là nội dung cần được 
quan tâm và chú trọng thực hiện. Các rủi ro được 
nhận diện, phân tích và đánh giá để đưa ra các giải 
pháp. Trong lĩnh vực xây dựng, các rủi ro về hợp 
đồng, rủi ro đối với các dự án được phân tích về sự 
ảnh hưởng đến lợi nhuận. Các giải pháp phù hợp 
kịp thời được thực hiện để giảm thiểu các rủi ro. 
Nhận diện và phân tích các rủi ro ảnh hưởng đến 
lợi nhuận của công ty và được thực hiện hàng năm.
Bài viết đã tổng hợp kinh nghiệm kiểm soát nội 
bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết của 
các nước Mỹ, Đức và Nhật Bản, từ đó đưa ra một 
số bài học gợi ý cho các doanh nghiệp xây dựng 
niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. 
Để áp dụng vào thực tế hiệu quả, các nhà quản trị 
cần phải có kiến thức về kiểm soát nội bộ, không 
xem kiểm soát nội bộ là một hoạt động riêng biệt 
mà cần gắn vào tất cả các quá trình quản trị của 
doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bauer AG, 2015, Articles of Association; 
2. Bauer AG, 2015, Annual Report;
3. Collier, P. (2009), Fundamentals of Risk 
Management for Accountants and 
Managers, CImA publishing;
4. Flour Corporation, 2015, Code of Business 
Conduct and Ethics for Members of the 
Board of Directors;
5. Flour Corporation (2015), Index to annual 
Report on Form 10-K, Annual report;
6. Rollins, S., Lanza, R. (2005), Essential 
Project Investment Governance and 
Reporting, J.Ross Publishing truy cập ngày 
6 tháng 3 năm 2015 từ cơ sở dữ liệu J.Ross, 
www.igpublish.com/Jross-ebooks;
7. Sumitomo Mitsui, 2015, Corporate Report.

File đính kèm:

  • pdfkiem_soat_noi_bo_trong_doanh_nghiep_xay_dung_niem_yet_tren_t.pdf