Kiểm toán môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và hướng áp dụng tại Việt Nam
Môi trường và phát triển bền vững (PTBV) hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của quốc gia/dân tộc nào mà đã trở thành vấn đề toàn cầu, của nhân loại, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Vấn đề môi trường đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, vì môi trường có vị trí và vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống hàng ngày, sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ, bùng nổ dân số dẫn đến việc khai thác-Sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên vốn hữu hạn, thải ra môi trường một khối lượng chất thải khổng lồ, quá sức chịu đựng của trái đất. Nhận thức được tầm quan trọng và xu thế phát triển tất yếu của kiểm toán môi trường (KTMT) trong hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước (KTNN), tháng 10/2015, KTNN đã thành lập bộ phận KTMT nhằm mục đích triển khai nghiên cứu, áp dụng những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực KTMT và từng bước triển khai áp dụng tại KTNN. Đây là hướng đi đúng đắn và phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế và yêu cầu thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động KTMT còn gặp nhiều khó khăn như chưa có cơ sở pháp lý quy định rõ KTNN có trách nhiệm thực hiện KTMT, nhận thức và ý thức của các đơn vị về hoạt động KTMT còn chưa đầy đủ, đặc biệt là kinh nghiệm về KTMT của các Kiểm toán viên KTNN còn nhiều hạn chế. Bài viết với mục đích tìm hiểu vai trò và xu hướng phát triển KTMT tại các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trong cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao ASOSAI, INTOSAI, nghiên cứu những kinh nghiệm về KTMT từ các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) để từ đó đề xuất giải pháp triển khai áp dụng tại cơ quan KTNN Việt Nam trong thời gian tới
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm toán môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và hướng áp dụng tại Việt Nam
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN54 Số 137 - tháng 3/2019 KIEÅM TOAÙN MOÂI TRÖÔØNG: KINH NGHIEÄM QUOÁC TEÁ VAØ HÖÔÙNG AÙp DUÏNG TAÏI VIEÄT NAM TS. Lê DOãN HOÀI* * Trưởng phòng Kiểm toán môi trường, KTNN Chuyên ngành III Môi trường và phát triển bền vững (PTBV) hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của quốc gia/dân tộc nào mà đã trở thành vấn đề toàn cầu, của nhân loại, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Vấn đề môi trường đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, vì môi trường có vị trí và vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống hàng ngày, sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ, bùng nổ dân số dẫn đến việc khai thác-sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên vốn hữu hạn, thải ra môi trường một khối lượng chất thải khổng lồ, quá sức chịu đựng của trái đất. Nhận thức được tầm quan trọng và xu thế phát triển tất yếu của kiểm toán môi trường (KTMT) trong hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước (KTNN), tháng 10/2015, KTNN đã thành lập bộ phận KTMT nhằm mục đích triển khai nghiên cứu, áp dụng những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực KTMT và từng bước triển khai áp dụng tại KTNN. Đây là hướng đi đúng đắn và phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế và yêu cầu thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động KTMT còn gặp nhiều khó khăn như chưa có cơ sở pháp lý quy định rõ KTNN có trách nhiệm thực hiện KTMT, nhận thức và ý thức của các đơn vị về hoạt động KTMT còn chưa đầy đủ, đặc biệt là kinh nghiệm về KTMT của các Kiểm toán viên KTNN còn nhiều hạn chế... Bài viết với mục đích tìm hiểu vai trò và xu hướng phát triển KTMT tại các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trong cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao ASOSAI, INTOSAI, nghiên cứu những kinh nghiệm về KTMT từ các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) để từ đó đề xuất giải pháp triển khai áp dụng tại cơ quan KTNN Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: kiểm toán môi trường, môi trường, bảo vệ môi trường. Environmental auditing: International experiences and lessons for Vietnam The current environment and sustainable development is not only a matter of every nation but has become a global issue of mankind, in which Vietnam is not an exception. Environmental issues are of great concern to most countries in the world, because the environment has a tremendous role and position for the daily life, existence and development of a nation. In particular, in the context of strong economic development, population explosion leads to the over-exploitation of natural resources of finite capital, discharging into the environment a huge amount of waste, challenging the endurance of the Earth. recognizing the importance and trend of the inevitable development of the Environmental audit (Ea) in the operation of SaV, in October 2015, SaV established its Ea department to implement research and application the international experiences in the field of Ea and gradually apply in SaV. This is the right direction and in line with international trends and practices and practical requirements in Vietnam. However, in fact, Ea activities still face many difficulties such as there is no legal basis to stipulate that SaV is responsible for implementing Ea, awareness of the other units on Ea activities is still incomplete, especially the experience of Ea of state auditors is still limited... This paper aims to understand the role and trend of Ea development in SaIs in aSOSaI, INTOSaI and study the experience of Ea from the other SaIs to propose solutions to be applied at SaV in the coming future. keywords: Environmental audit, environment, environment protection. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 137 - tháng 3/2019 1. kiểm toán môi trường Khái niệm KTMT có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ, bắt đầu xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20. Đây là giai đoạn mà nền công nghiệp và kinh tế khu vực Bắc Mỹ phát triển mạnh mẽ, các loại chất thải, nước thải, khí thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác đã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, sự ô nhiễm môi trường lan rộng và trở nên nghiêm trọng. Đến những năm 1970, một số công ty ở Châu âu và Nam Mỹ đã bắt đầu đánh giá một cách có hệ thống việc tuân thủ của doanh nghiệp với các thể chế, luật pháp về môi trường, phối hợp với loại hình kiểm toán tài chính, từ đó dần hình thành nội dung kiểm toán mới trong lĩnh vực môi trường, hay còn được biết đến với tên gọi KTMT. Môi trường và phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia/dân tộc nào mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nhận thức tầm quan trọng của KTMT là xu hướng phát triển tất yếu và phổ biến của các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới cũng như thực tiễn nước ta, đặc biệt, trong bối cảnh Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác BVMT và thống nhất trong mọi chỉ đạo, hành động và hoạt động kinh tế-xã hội là “Không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế”. Năm 2016, Ban cán sự Đảng KTNN đã quyết định thành lập bộ phận chuyên sâu về KTMT. Đây là hướng đi đúng đắn và phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế và yêu cầu thực tiễn Việt Nam. Theo Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSaI), KTMT là việc cơ quan kiểm toán/kiểm toán viên tiến hành kiểm tra, đánh giá đối với các vấn đề môi trường và các thông tin liên quan đến khía cạnh môi trường (bao gồm cả vấn đề tài chính cho môi trường) của một tổ chức, đơn vị một cách có hệ thống và khoa học; qua đó, đưa ra các kiến nghị về chính sách, quản lý và xử lý vi phạm pháp luật về môi trường nhằm cải thiện chất lượng công tác quản lý môi trường, BVMT, thúc đẩy Chính phủ và toàn xã hội tham gia BVMT, đảm bảo quốc gia PTBV về môi trường. 2. Vai trò của cơ quan kiểm toán tối cao trong kiểm toán môi trường Nhóm công tác về KTMT của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSaI WGEa) KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN56 Số 137 - tháng 3/2019 được thành lập vào tháng 10/1992 tại Đại hội INTOSaI lần thứ 14 với 12 thành viên sáng lập. Hiện nay, INTOSaI WGEa là Nhóm công tác có số lượng thành viên lớn nhất trong các nhóm làm việc của INTOSaI với gần 132 thành viên và có 6 trong 7 khu vực kiểm toán tối cao trên thế giới đã thành lập Nhóm công tác cấp khu vực về KTMT (rWGEa), gồm: Châu âu, Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Ca-ri-bê, Thái Bình Dương, và ả-rập. Nhiệm vụ chính của INTOSaI WGEa là hỗ trợ các SaI trong việc thực hiện các cuộc KTMT và kiểm toán liên quan đến môi trường; hỗ trợ việc trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm kiểm toán, xây dựng các hướng dẫn, cẩm nang sử dụng trong KTMT và thực hiện kiểm toán các vấn đề môi trường có tính chất khu vực và toàn cầu. INTOSaI, thông qua Nhóm công tác về KTMT (WGEa) thường xuyên theo dõi tình hình và xu hướng phát triển của KTMT trên thế giới. Các cuộc điều tra/khảo sát về KTMT được thực hiện định kỳ trong các thành viên INTOSaI. Kết quả điều tra được sử dụng để phát triển chính sách, hướng dẫn KTMT áp dụng và khuyến khích các SaI thành viên thực hiện KTMT, qua đó, các SaI thành viên có thể rút ra bài học về phát triển và thực hiện KTMT ở nước mình, đồng thời, nâng cao cơ hội hợp tác trên quy mô toàn cầu. Đối tượng KTMT của cơ quan kiểm toán tối cao được xác định là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến môi trường, kết quả của hoạt động kiểm toán này có tác động đến tài sản công và tài chính công của 01 quốc gia và được thực hiện bởi các Kiểm toán viên KTNN. Theo các Chuyên gia đến từ cơ quan kiểm toán tối cao In-đô-nê-si-a thì những cuộc kiểm toán như thế này được hiểu là kiểm toán khía cạnh môi trường. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý lĩnh vực môi trường, với chức năng nhiệm vụ của mình, thực hiện KTMT với các đối tượng là các công ty tư nhân hoạt động liên quan đến môi trường, kết quả kiểm toán có tác động đến hình ảnh của công ty, doanh nghiệp và nhưng cuộc kiểm toán như thế này được hiểu là kiểm toán môi trường. Như vậy, các SaI đang thực hiện KTMT theo cách tiếp cận hiện nay là kiểm toán khía cạnh môi trường. 3. Định hướng phát triển kiểm toán môi trường của các cơ quan kiểm toán tối cao Khi tiến hành các cuộc KTMT có thể áp dụng 1 trong 3 hoặc kết hợp/lồng ghép cả 03 loại hình kiểm toán (kiểm toán hoạt động, kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ) tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung của từng cuộc kiểm toán cụ thể. Trong đó, loại hình kiểm toán hoạt động đóng vai trò chủ đạo, được áp dụng phổ biến trong các cuộc KTMT (chiếm khoảng 75% trong số các cuộc KTMT mà các SaI thực hiện hàng năm). Các chủ đề KTMT được các SaI quan tâm thực hiện gồm: Các vấn đề về quản lý nguồn nước (nước sạch cho sinh hoạt, quản lý tài nguyên nước, nước thải KCN...), quản lý chất thải đô thị (chất thải rắn, cấp thoát nước...), chất lượng không khí, quản lý tài nguyên rừng (đa dạng sinh học), chuyển đổi sử dụng đất đô thị, khai khoáng, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu (xu hướng đang gia tăng mạnh trong thời gian gần đây), các vấn đề môi trường xuyên biên giới (quản lý các con sông liên quốc gia, phát thải khí nhà kính...). Ngoài ra, INTOSaI cũng khuyến nghị và hướng dẫn các SaI có thể thực hiện KTMT đối với các chủ đề như: Kiểm toán công tác quản lý, giám sát của Chính phủ/cơ quan quản lý về việc tuân thủ pháp luật môi trường; Kiểm toán các chương trình, dự án về môi trường; Kiểm toán sự tác động đến môi trường của các chương trình, dự án; Kiểm toán các hệ thống quản lý môi trường; Kiểm toán, đưa ra ý kiến đối với các dự thảo về cơ chế, chính sách, pháp luật và chương trình về môi trường. Và các SaI đều có xu hướng gia tăng tăng các cuộc KTMT trong thời gian tới, từng bước nâng cao vai trò của KTMT tại các SaI và trách nhiệm của từng SaI trong việc BVMT nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 57Số 137 - tháng 3/2019 4. Thực trạng của kiểm toán môi trường tại kiểm toán nhà nước Đối với Việt Nam, KTMT mới hình thành (cả về nhận thức, khái niệm và hành động thực tiễn) và được triển khai trong một vài năm gần đây, song cũng đã được quan tâm, chú ý trong các chính sách, pháp luật cũng như thực tiễn công tác BVMT, đặc biệt là sau các sự cố môi trường nghiêm trọng gần đây (như sự cố môi trường Fomosa Hà Tĩnh). Đến nay, việc triển khai thực hiện KTMT ở KTNN còn rất hạn chế, thực tiễn kiểm toán những năm qua về KTMT chưa nhiều, chưa có một tổ chức bộ máy, cơ sở pháp lý, quy trình, hướng dẫn... đầy đủ cho hoạt động KTMT ở KTNN. Chúng ta chủ yếu kiểm toán báo cáo tài chính và có đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả một số chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan đên môi trường (Kiểm toán Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Kiểm toán Chương trình Giảm nhẹ và Thích ứng với biến đổi khí hậu; Kiểm toán hợp tác về các vấn đề nước sông Mê Kông (KTNN Việt Nam phối hợp với KTNN Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar, thực hiện năm 2012). Các cuộc kiểm toán này bước đầu đưa ra các đánh giá về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, tuy nhiên, đây là những cuộc kiểm toán chủ yếu áp dụng loại hình kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, do đó, chưa tập trung đánh giá được tác động đến môi trường của Chương trình/dự án, chưa đủ căn cứ sử dụng làm cơ sở đưa ra các kiến nghị kiểm toán nhằm nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ cho mục đích BVMT và phát triển bền vững cũng như đánh giá tác động môi trường. Trong khi nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống con người và làm hủy hoại đến môi trường, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc đối với lợi ích cộng đồng, xã hội như: Ô nhiễm nguồn nước; ô nhiễm không khí; ô nhiễm về tiếng ồn; ô nhiễm từ các chất thải độc hại; ô nhiễm từ sự ảnh hưởng của quá trình phát triển xã hội vv... chưa được đề cập trong các hoạt động kiểm toán của KTNN. Theo quy định tại Điều 32, Luật KTNN năm 2015, loại hình kiểm toán gồm: Kiểm toán tài chính; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán hoạt động. Kiểm toán tài chính các vấn đề về môi trường tập trung đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính so với các quy định về tài chính liên quan đến môi trường. Kiểm toán tuân thủ về môi trường tập trung vào tính phù hợp và tuân thủ các quy định pháp luật, các chính sách về môi trường của quốc gia và địa phương, và các công ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia. Trong khi đó, kiểm toán hoạt động về môi trường tập trung đánh giá tính hiệu lực của các chính sách và quy định pháp luật về môi trường, tính kinh tế và hiệu quả của các hoạt động quản lý môi trường và sử dụng tài chính về BVMT. Thực tế theo số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2008-2018, KTNN đã thực hiện hiện nhiều cuộc kiểm toán liên quan đến môi trường, trong đó có những cuộc kiểm toán có nội dung liên quan đến tài chính, chuyên đề và cuộc kiểm toán hoạt động. Tính từ khi thành lập bộ phận chuyên về KTMT tại KTNN đến nay, KTNN đã thực hiện 04 cuộc kiểm toán chuyên sâu về lĩnh vực KTMT, các cuộc kiểm toán này đang được tiếp cận dựa trên đánh giá hệ thống quản lý của nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương (quản lý và xử lý nước thải, quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, đối với ngành nhiệt điện). Kết quả kiểm toán bước đầu đã phát hiện và kiến nghị các Bộ ngành liên quan, báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến công tác BVMT, kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương chấn chỉnh công tác quản lý từ các phát hiện, tồn tại về BVMT nhằm BVMT một cách tốt hơn. 5. Một số bài học kinh nghiệm về kiểm toán môi trường (1) Về đối tượng của KTMT KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN58 Số 137 - tháng 3/2019 Hiện nay, tại Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào quy định rõ cơ quan KTNN có nhiệm vụ thực hiện KTMT và các đối tượng KTMT thuộc phạm vị kiểm toán của KTNN, do đó trong quá trình triển khai thực thi nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn do phần nhiều các đơn vị được kiểm toán chưa hiểu được vai trò của KTNN trong hoạt động KTMT. Theo các chuyên gia đến từ cơ quan KTNN In-đô-nê-si-a (hiện đang là chủ tịch Nhóm KTMT của INTOSaI). Các chuyên gia đưa ra ý kiến, cần phân biệt rõ đối tượng của KTMT để giúp KTV định hướng hướng tiếp cận kiểm toán do mỗi đối tượng kiểm toán khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau trong việc xác định mục tiêu, nội dung, trọng tâm kiểm toán. Qua đây, Nhóm chuyên gia cũng đưa ra cách tiếp cận cần phân biệt rõ là KTMT và kiểm toán khía cạnh môi trường. Cụ thể: Nội dung kiểm toán môi trường kiểm toán khía cạnh môi trường Yêu cầu Giám đốc công ty, Bộ trưởng Bộ TNMT Yêu cầu của xã hội Cơ quan thực hiện Kiểm toán viên độc lập về môi trường Kiểm toán viên KTNN Đối tượng kiểm toán Các công ty tư nhân hoạt động liên quan đến môi trường Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến môi trường Tác động Hình ảnh của công ty Tài chính công Bên cạnh đó, Nhóm chuyên gia cũng đưa ra ý kiến cần thiết phải phân chia đối tượng KTMT là Cơ quan quản lý môi trường (Bộ TNMT, Sở TNMT...), Cơ quan giám sát môi trường (cơ quan giám sát quy trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn...), Cơ quan hoạt động liên quan đến môi trường (đơn vị sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp đến môi trường). Và đối với mỗi đối tượng KTMT khác nhau, cần tập trung vào các nội dung kiểm toán tương ứng để Kiểm toán viên dễ hình dung, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện kiểm toán. (2) Về chủ đề kiểm toán môi trường Mặc dù KTMT là lĩnh vực kiểm toán còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã phổ biến đối với KTNN nhiều nước trên thế giới. Chủ đề KTMT mà các SaI đang thực hiện rất phong phú đa dạng không chỉ bó hẹp đối với các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường mà các SaI còn kiểm toán những chủ đề như phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, đa dạng sinh học, các công cụ tài chính trong quản lý môi trường (phí, thuế bảo vệ môi trường, quỹ bảo vệ môi trường). Từ kinh nghiệm của các SaI cho thấy, khi xác định phạm vi để thực hiện KTMT, các SaI thường xác định phạm vi kiểm toán rộng, do bảo vệ môi trường là lĩnh vực có tính liên ngành, trên phạm vi cả quốc gia và những ảnh hưởng của môi trường thường trên phạm vi rộng, có tác động lâu dài do đó nếu chỉ KTMT trên phạm vi hẹp (một địa phương, một khu công nghiệp, một bộ ngành..) thì không thể nhìn được bức tranh tổng thể về quản lý môi trường và không xác định rõ được trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương cũng như không xác định rõ được tác động của môi trường lên đời sống xã hội. KTMT ở Việt Nam còn mới mẻ, do đó trong giai đoạn đầu KTNN mới chọn các chủ đề kiểm toán nhỏ nhưng trong thời gian tới, KTNN nên chọn chủ đề KTMT có phạm vi kiểm toán rộng, liên ngành, chọn mẫu tại nhiều địa phương để đánh giá được toàn diện, và có được những kiến nghị mang tính vĩ mô, tổng thể cả về mặt chính sách. Một điểm nữa trong chủ đề kiểm toán là hiện nay các SaI đang đẩy mạnh các chủ đề kiểm toán gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp quốc. INTOSaI cũng mới ban hành Hướng dẫn kiểm toán đạt mục tiêu phát triển bền vững năm 2016 và tổ chức nhiều khóa học, hội thảo liên quan đến kiểm toán SDGs. Việt Nam, là một trong những quốc gia cam kết thực hiện SDGs NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 137 - tháng 3/2019 (Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững), do dó trong thời gian tới, KTNN nên có các chủ đề KTMT nói riêng và chủ đề kiểm toán hoạt động nói chung gắn với việc thực hiện các mục tiêu SGDs. (3) Về tổ chức thực hiện kiểm toán môi trường Thời gian để thực hiện một cuộc kiểm toán tại các SaI khá linh hoạt tùy thuộc vào tính chất của mỗi cuộc kiểm toán. Những cuộc kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực KTMT do các SaI tổ chức thường có thời gian dài (ví dụ: SaI Ấn Đô thực hiện kiểm toán quản lý chất thải trong 08 tháng). Liên hệ với thực tiễn tại KTNN Việt Nam, thời gian kiểm toán của mỗi cuộc kiểm toán tối đa là 60 ngày do đó đây là một khó khăn đối với KTMT khi phạm vi kiểm toán thường rộng, hoạt động kiểm toán thường bao gồm nhiều nội dung khác như phỏng vấn, khảo sát tại hiện trường, thuê đơn vị ngoài phân tích mẫu... Chưa kể để có những bằng chứng kiểm toán thuyết phục cần theo dõi trong thời gian dài trước khi đưa ra đánh giá cuối cùng (Ví dụ như theo dõi việc xả thải không đúng quy định của 1 đơn vị, có nhiều đơn vị thải trộm ra hệ thống thoát nước mưa, và thường thải vào ban đêm, theo đường ống thải được giấu rất tinh vi, khó phát hiện...) Bên cạnh đó, khi lập kế hoạch kiểm toán, các SaI thường tham vấn các chuyên gia, đơn vị bên ngoài, đơn vị được kiểm toán, tổ chức phi Chính phủ tổ chức các buổi trao đổi nhóm để từ đó xác định mục tiêu kiểm toán, tiêu chí kiểm toán. Từ kinh nghiệm của các SaI cho thấy việc tham vấn các đơn vị bên ngoài ngay từ khi lập kế hoạch kiểm toán rất cần thiết đối với kiểm toán môi trường do lĩnh vực môi trường rất rộng, trong khi Kiểm toán nhà nước chưa có các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, quản lý môi trường. Các SaI cũng xây dựng cơ sở dữ liệu về KTMT như các vấn đề môi trường, các chính sách và chương trình quốc gia về môi trường, các công ước quốc tế mà quốc gia tham gia ký kết... để làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc chọn chủ đề kiểm toán và xây dựng tiêu chí kiểm toán. KTNN chưa có cơ sở dữ liệu này, do đó còn lúng túng và khó khăn khi xác định chủ đề kiểm toán. KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN60 Số 137 - tháng 3/2019 Về thực hiện kiểm toán, các SaI sử dụng nhiều công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) và dữ liệu vệ tinh (bản trả phí và bản miễn phí) đề thu thập bằng chứng liên quan đến tác động của môi trường trên phạm vi rộng (ví dụ vùng nước, vùng khí hậu...). Đây là công cụ mạnh để thu thập được bằng chứng có độ tin cậy cao, có thể thu thập được những hình ảnh trong quá khứ, hiện tại từ một cơ quan độc lập cung cấp. Các nước như SaI Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan... đều đang dùng công nghệ này khi thu thập bằng chứng và đánh giá rất tích cực về nguồn dữ liệu này. (4) Báo cáo kiểm toán môi trường: Báo cáo KTMT của SaI Ấn Độ nói riêng và các SaI được trình bày với nhiều hình ảnh, biểu đồ minh họa, các phát hiện kiểm toán, kiến nghị kiểm toán hay thông lệ thực hành tốt nhất được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau do dó báo cáo nhìn trực quan sinh động và giúp người đọc dễ nắm bắt thông tin. So sánh với báo cáo KTMT của KTNN hiện nay đang được trình bày theo mẫu của báo cáo kiểm toán hoạt động cho thấy, báo cáo của KTNN trình bày còn nặng về câu chữ, chưa sinh động, ít hình ảnh và biểu đồ minh họa, cách trình bày còn nặng về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, gây khó hiểu cho người đọc. Về trình bày các phát hiện kiểm toán: Đối với mẫu Báo cáo của KTNN hiện nay đang thực hiện, tại các nội dung kiểm toán, các phát hiện kiểm toán chủ yếu đang được giàn trải đều, và được tiến hành theo trình tự: Thực trạng vấn đề → Phát hiện → Nguyên nhân → kết luận Tuy nhiên theo đề xuất của các chuyên gia In-đô- nê-si-a, đối với mỗi nội dung kiểm toán, đặc biệt là cuộc KTMT cần đi theo trình tự: Phát hiện kiểm toán → Tác động → Nguyên nhân cốt lõi → Giải trình của đơn vị được kiểm toán → kết luận → kiến nghị Như vậy, so với mẫu Báo cáo kiểm toán mà KTNN đang thực hiện theo Hệ thống Hồ sơ mẫu biểu của KTNN, thì mẫu báo cáo kiểm toán theo gợi ý của Nhóm Chuyên gia In-đô-nê-si-a có nhiều ưu điểm mà KTNN có thể nghiên cứu để bổ sung, và áp dụng trong thời gian tới, cụ thể: - Đối với phần Thực trạng nội dung kiểm toán, phần này được đưa vào phần thứ hai: Giới thiệu về hoạt động kiểm toán, còn đối với KTNN thì đang để ở mục “Khái quát về cuộc kiểm toán” tuy nhiên chỉ nêu lên khái quát chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị liên quan đến nội dung kiểm toán chứ không phản ánh những nội dung, công việc mà các đơn vị đã tiến hành. Với cách gợi ý của các Chuyên gia, trong phần “Thực trạng nội dung kiểm toán”, cần tóm lược chức năng, nhiệm vụ, qua đó khái quát về các nội dung liên quan đến hoạt động kiểm toán mà đơn vị đã và đang thực hiện trong thời gian nằm trong giới hạn kiểm toán, tránh trùng lặp tại các phần đã được nêu trong Báo cáo kiểm toán để giúp người đọc dễ hiểu hơn. - Đi sâu đánh giá tác động môi trường đối với mỗi phát hiện, và đây cũng là giá trị cốt lõi của hoạt động KTMT. Và để làm được việc này cần có sự hỗ trợ của Chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực môi trường, đặc biệt là các Chuyên gia trong nước có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực kiểm toán đang thực hiện. - Tại mỗi nội dung kiểm toán, sau khi phân tích, đánh giá nguyên nhân cốt lõi, kết hợp với giải trình của đơn vị thì đưa ra kiến nghị trực tiếp liên quan đến các phát hiện đối với các cơ quan chức năng để giúp các nhà quản lý cũng như đơn vị được kiểm toán nắm bắt rõ hơn những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục từ việc phân tích, đánh giá ở trên. - Báo cáo đi thẳng vào các phát hiện kiểm toán, giúp Báo cáo trở nên súc tích và dễ hiểu hơn. - Báo cáo có thêm mục “Giải trình của Đơn vị được kiểm toán”, đây là điểm mới đối với Báo cáo kiểm toán và hầu như chưa từng có trong các Báo cáo của KTNN trước đây nói chung và Báo cáo NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 61Số 137 - tháng 3/2019 KTMT nói riêng, qua việc giải trình của đơn vị sẽ giúp Báo cáo có đầy đủ thông tin cả khách quan và chủ quan, giúp Kiểm toán viên phân tích, đánh giá các phát hiện trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. (4) Đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực KTMT Môi trường hiện nay không còn là vấn đề của riêng một quốc gia, mà là vấn đề toàn cầu, do dó cần có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm KTMT giữa các SaI. Tuy nhiên việc mời giảng viên nước ngoài sang đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm có thể gặp khó khăn do vấn đề kinh phí. Khóa học KTMT tại Ấn Độ đã mời chuyên gia từ các SaI khác đào tạo cho học viên qua hình thức đào tạo trực tuyến, KTNN Việt Nam có thể áp dụng hình thức đào tạo này cho các lớp có quy mô nhỏ. 6. Đề xuất giải pháp phát triển kiểm toán môi trường trong thời gian tới Trên cơ sở những kinh nghiệm và kiến thức thu thập được, Tác giả xin kiến nghị một số giải pháp phát triển KTMT trong thời gian tới như sau: (1) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách và hành lang pháp lý cho lĩnh vực KTMT; hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường, KTMT; hoàn thiện các chuẩn mực và hướng dẫn, tài liệu đào về KTMT. Trong đó đặc biệt quan tâm, nghiên cứu, sửa đổi Luật KTNN theo hướng quy định rõ KTNN có nhiệm vụ thực hiện KTMT và các đối tượng KTMT thuộc phạm vị, chức năng của KTNN. (2) Nghiên cứu thí điểm lập kế hoạch chiến lược cho lĩnh vực KTMT, trong đó đề xuất các chủ đề kiểm toán mới, có phạm vi rộng và có tính thời sự cao, mang tính vĩ mô trong quản lý nhà nước về môi trường để thực hiện kiểm toán. Trong đó tập trung ưu tiên vào các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình Nghị sự 30 của Liên Hợp quốc, nên ưu tiên tập trung ưu tiên vào việc kiểm toán sự chuẩn bị của Chính phủ trong việc đạt được các mục tiêu về Phát triển bền vững theo cam kết đã thực hiện và các chủ đề KTMT đang được các SaI quan tâm như Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học, khai thác khoáng sản... (3) Cho phép các Đoàn kiểm toán về môi trường áp dụng thí điểm, linh hoạt các mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán, cách thức trình bày Báo cáo theo thông lệ quốc tế mà các SaI đang áp dụng. Từ đó từng bước áp dụng thực tiễn vào điều kiện cụ thể tại Việt Nam. (4) Cho phép sử dụng cộng tác viên (chuyên gia môi trường) trong cả quá trình kiểm toán, ngay từ khâu khảo sát lập kế hoạch kiểm toán đối với các cuộc KTMT cần chuyên gia tư vấn. Bên cạnh đó, đối với các kiểm toán có tính chất phức tạp, được phép sử dụng các công nghệ hỗ trợ trong KTMT như hệ thống thông tin địa lý (GIS), hình ảnh vệ tinh viễn thám... trong việc kiểm toán liên quan đến rừng, tài nguyên khoáng sản... (5) Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, đạo tạo trực tuyến từ xa, thay vì cử cán bộ sang nước ngoài học hay mời các chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy tại Việt Nam, chúng ta có thể kết nối học từ xa với các SaI có thế mạnh về KTMT đối với các lĩnh vực KTMT cụ thể để tiết kiệm kinh phí, nhiều người có thể tham gia được và tận dụng được kinh nghiệm của các SaI một cách tối đa. Trên đây là một số kinh nghiệm quốc tế về KTMT và đề xuất triển khai áp dụng tại cơ quan KTNN Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020; 2. Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 25/6/1998; 3. Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 15/11/2004; 4. Phan Trường Giang, (2016), Phát triển kiểm toán môi trường ở KTNN - hướng đi phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 103-5/2016.
File đính kèm:
- kiem_toan_moi_truong_kinh_nghiem_quoc_te_va_huong_ap_dung_ta.pdf