Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo

TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mức độ kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích trên 106 trường hợp sau mổ có hậu môn nhân tạo (HMNT) tại khoa Ngoại Tiêu Hóa, BV Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh từ 4/2013 đến 7/2013. Kết quả: Nghiên cứu 106 người bệnh, gồm 42 nữ và 64 nam. Kiến thức chung đúng tự chăm sóc HMNT của người bệnh chiếm 51,9% (55/106) trường hợp, thái độ đúng chiếm 58,5%, thực hành chung đúng chiếm 53,7%. Có mối liên quan giữa kiến thức với thái độ của những người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo (p=0,002<0,05. ktc="" 95%:="" 1,21‐2,97).="" không="" có="" mối="" liên="" quan="" giữa="" kiến="" thức="" và="" thực="" hành,="" giữa="" thái="" độ="" và="" thực="" hành.="" kết="" luận:="" kết="" quả="" nghiên="" cho="" thấy="" tỷ="" lệ="" kiến="" thức,="" thái="" độ="" và="" thực="" hành="" tự="" chăm="" sóc="" của="" người="" bệnh="" còn="" thấp.="" đề="" nghị="" bổ="" sung="" vào="" chương="" trình="" giảng="" dạy="" cho="" học="" sinh,="" sinh="" viên="" điều="" dưỡng="" trong="" việc="" lập="" quy="" trình="" giáo="" dục="" sức="" khỏe="" cho="" người="" bệnh,="" cần="" có="" các="" giải="" pháp="" can="" thiệp="" cụ="" thể="" tại="" các="" khoa="" ngoại="" tiêu="" hóa,="" chú="" ý="" nội="" dung="" tự="" thực="" hành="" của="" người="" bệnh.="" kết="" quả="" nghiên="" cứu="" là="" những="" thông="" tin="" nền="" làm="" cơ="" sở="" cho="" các="" nghiên="" cứu="" tiếp="">

pdf 8 trang yennguyen 5401
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo

Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 209
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI BỆNH  
TỰ CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO 
Lê Thị Hoàn*, Patricia Messmer **, Trần Thiện Trung * 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định mức độ kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo.  
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích trên 106 trường hợp sau mổ có hậu 
môn nhân tạo (HMNT) tại khoa Ngoại Tiêu Hóa, BV Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh từ 4/2013 đến 7/2013. 
Kết  quả: Nghiên  cứu 106 người bệnh, gồm 42 nữ và 64 nam. Kiến  thức  chung  đúng  tự  chăm  sóc 
HMNT của người bệnh chiếm 51,9%  (55/106)  trường hợp,  thái độ đúng chiếm 58,5%,  thực hành chung 
đúng chiếm 53,7%. Có mối  liên quan giữa kiến thức với thái độ của những người bệnh tự chăm sóc hậu 
môn nhân tạo (p=0,002<0,05. KTC 95%: 1,21‐2,97). Không có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành, 
giữa thái độ và thực hành. 
Kết  luận: Kết quả nghiên cho thấy tỷ lệ kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh còn 
thấp. Đề nghị bổ sung vào chương trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên điều dưỡng trong việc lập quy trình 
giáo dục sức khỏe cho người bệnh, Cần có các giải pháp can thiệp cụ thể tại các khoa Ngoại tiêu hóa, chú ý nội 
dung tự thực hành của người bệnh. Kết quả nghiên cứu là những thông tin nền làm cơ sở cho các nghiên cứu 
tiếp theo. 
Từ khóa: Hậu môn nhân tạo; tự chăm sóc hậu môn nhân tạo 
ABTRACT 
KNOWLEDGE ATTITUDE AND PRACTICE OF PATIENTS SELF CARE COLOSTOMY 
Le Thi Hoan, Patricia Messmer, Tran Thien Trung 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 209 ‐ 216 
Objective: To determine the level of knowledge, attitude and practice of patients self ‐ care colostomy.  
Methods: A descriptive cross‐ sectional study, analyzed 106 patients postoperative have colostomy at the 
Department of Digestive Surgery, Cho Ray hospital, Ho Chi Minh City from 4/2013 to 7/2013. 
Results: Study106 patients, including 42 woman and 64 men. General knowledge right self‐care colostomy 
is 51.9% (55/106) cases, attitude right is 58.5%, and general practice right self‐care colostomy is 53.7%. There 
was relationship between knowledge with attitude of the patients self‐care colostomy (p=0.002<0.05, PR=1.89. CI 
95%:  1.21  –  2.97).  There  was  no  relationship  between  knowledge  with  practice  (p>0.05).  There  was  no 
relationship between attitude with practice (p>0.05).  
Conclusion: The results showed that the rate of knowledge, attitude and practice self‐care of patients was 
low. Suggest addition to the curriculum for nursing students in the formulation of health education for patients. 
It is necessary to set up a special program of education for patients have colostomy the special self‐care practice. 
The results were basic information for further research.  
Keywords: Colostomy; self‐care colostomy 
* Khoa Điều dưỡng‐Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh  
** Friendship Bridge Group‐USA. 
Tác giả liên lạc: CN Lê Thị Hoàn  ĐT: 0906606556 Email: Khangle2007@gmail.com
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  210
ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Theo  báo  cáo  của  tổ  chức  y  tế  thế  giới 
(WHO), ung  thư  đại  ‐  trực  tràng  là một  trong 
mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các 
nước có  thu nhập cao  trên  thế giới(16). Số người 
bệnh ung  thư  đại  ‐  trực  tràng  được  phát  hiện 
mỗi năm nhiều hơn. Tại Việt Nam, ung thư đại ‐ 
trực tràng đứng hàng thứ hai trong ung thư tiêu 
hóa, sau ung thu dạ dày(17). 
 Theo  số  liệu ghi nhận  của Tổ  chức nghiên 
cứu  ung  thư  quốc  tế  (IARC),  năm  2012  tại  40 
nước liên minh Châu Âu, ung thư đại trực tràng 
gây tử vong 447,000 trường hợp, đứng sau ung 
thư vú là 464,000 trường hợp(5). 
 Người  bệnh  có  hậu  môn  nhân  tạo 
(HMNT)  thường gặp ở những người  lớn  tuổi, 
sau  mổ  ung  thư  đại  ‐  trực  tràng  giai  đoạn 
muộn  cùa u,  tắc  ruột,  chấn  thương bụng kín, 
mổ  đường  tiêu  hóa  do  vết  thương(10,11). Hậu 
môn nhân  tạo  (HMNT)  là  lỗ mở  chủ  động  ở 
đại  tràng  ra  da  để  thoát  hết  phân  ra  ngoài 
nhằm  thay  thế hậu môn  thật, hậu môn nhân 
tạo có thể tạm thời sau vài tuần đến vài tháng 
thì đóng lại, nhưng cũng có những người bệnh 
phải mang HMNT  vĩnh  viễn  suốt  quãng  đời 
còn  lại.  Người  bệnh  có  HMNT  ảnh  hưởng 
nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và công 
việc, là gánh nặng cho gia đình và xã hội(11,18). 
 Qua các nghiên cứu của các tác giả trong và 
ngoài nước(5,6,7,9,12),  liên quan đến kỹ  thuật chăm 
sóc HMNT cho thấy tỷ lệ biến chứng của HMNT 
vẫn còn cao từ 6,9 ‐ 21,7% gồm hoại tử, sa niêm 
mạc, tụt HMNT Trong đó người bệnh bị viêm 
đỏ da, nhiễm trùng da xung quanh HMNT liên 
quan đến chăm sóc HMNT từ 22,2 ‐ 69%. 
 Như  vậy  sau  phẫu  thuật,  chăm  sóc  điều 
dưỡng  hậu  môn  nhân  tạo  là  hết  sức  quan 
trọng,  bên  cạnh  đó  người  bệnh  cần  có  các 
thông tin hướng dẫn đúng của điều dưỡng về 
chăm sóc HMNT  trước khi xuất viện. Có như 
vậy mới  giúp  người  bệnh  có  được  các  kiến 
thức, thái độ, thực hành đúng về tự chăm sóc 
HMNT, nâng cao chất lượng cuộc sống để hòa 
nhập cộng đồng. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại khoa Ngoại 
Tiêu hóa  – bệnh viện Chợ Rẫy,  thành phố Hồ 
Chí Minh từ 4/2013 đến 7/2013. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Tất cả người bệnh sau mổ có HMNT chuẩn 
bị xuất viện  có khả năng nghe và  trả  lời bảng 
câu hỏi hoặc điền vào bảng câu hỏi và có thể tự 
thực hiện kỹ thuật chăm sóc HMNT.  
Tiêu chuẩn loại trừ  
‐ Người bệnh có biến chứng HMNT 
‐ Người bệnh có các bệnh kèm theo: đa chấn 
thương, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, 
suy thận mạn 
Công cụ thu thập số liệu 
‐ Phỏng vấn  trực  tiếp người bệnh bằng bộ 
câu hỏi liên quan đến kiến thức gồm 20 câu, liên 
quan đến thái độ gồm 5 câu, trong khoảng thời 
gian dự kiến 30 phút. 
‐ Quan sát trực tiếp người bệnh tự thực hành 
kỹ thuật chăm sóc hậu môn nhân tạo theo bảng 
kiểm gồm 20 bước, dự kiến 20‐30 phút. 
‐  Nhập  quản  lý  số  liệu  bằng  phần  mềm 
Epidata và xử lý số liệu bằng Stata 12.0. 
KẾT QUẢ 
Qua khảo sát kiến thức, thái độ và quan sát 
người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo 106 
trường hợp  từ 4/2013  đến 7/2013  tại bệnh viện 
Chợ Rẫy chúng tôi có kết quả như sau: 
Kiến thức tự chăm sóc 
Bảng 1. Kết quả kiến thức chung của người bệnh tự 
chăm sóc HMNT 
Kiến thức Trả lời Số bệnh nhân n=106 
Tỷ lệ 
(%) 
Kiến thức về hậu môn 
nhân tạo 
Đúng 69 65,1 
Không đúng 37 34,9 
Kiến thức tự chăm 
sóc 
Đúng 47 44,3 
Không đúng 59 55,7 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 211
Kiến thức Trả lời Số bệnh nhân n=106 
Tỷ lệ 
(%) 
Kiến thức xử trí 
 tai biến – biến chứng 
Đúng 43 40,6 
Không đúng 63 59,4 
Kiến thức 
về dinh dưỡng 
Đúng 79 74,5 
Không đúng 27 25,5 
Kiến thức chung 
Đúng 55 51,9 
Không đúng 51 48,1 
Nhận xét: Qua khảo sát 106 người bệnh, liên 
quan đến kiến thức về hậu môn nhân tạo, tỷ  lệ 
kiến  thức  đúng  không  cao  chiếm  65,1%,  kiến 
thức  tự chăm sóc đúng  thấp chiếm 44,3%, kiến 
thức đúng xử trí tai biến – biến chứng thấp nhất 
chiếm 40,6%, kiến thức đúng về dinh dưỡng cao 
nhất chiếm 74,5%. Tỷ  lệ kiến  thức chung đúng 
tự chăm sóc hậu môn nhân tạo chiếm 51,9%.  
Thái độ tự chăm sóc 
Bảng 2. Kết quả thái độ tự chăm sóc 
Nội dung câu hỏi 
Bệnh nhân trả lời 
Rất không 
đồng ý n (%)
Không đồng ý
 n (%) 
Không ý kiến 
 n (%) 
Đồng ý 
 n (%) 
Rất đồng ý
n (%) 
Khi mang hậu môn nhân tạo thì nên tránh xa 
mọi người xung quanh 32 (30,2) 39 (36,8) 11 (10,4) 19 (17,9 5 (4,7) 
Tham gia câu lạc bộ những người có hậu môn nhân 
tạo 7 (6,6) 9 (8,5) 21 (19,8) 51 (48,1) 18 (17,0) 
Mang hậu môn nhân tạo thì không thể chơi 
thể thao 20 (18,9) 33 (31,1) 12 (11,3) 31 (29,3) 10 (9,4) 
Tự mình chăm sóc hậu môn nhân tạo 6 (5,7) 8 (7,6) 13 (12,2) 60 (56,6) 19 (17,9) 
Chia xẻ kinh nghiệm chăm sóc hậu môn 
nhân tạo với người bệnh khác 6 (5,7) 1 (0,9) 9 (8,5) 61 (57,6) 29 (27,3) 
Nhận xét: Qua khảo sát 106 người bệnh  liên 
quan đến thái độ tự chăm sóc khi mang HMNT: 
người bệnh có thái độ đúng thể hiện tỷ lệ trả lời 
câu hỏi đúng cao ở các câu số 1, số 2, số 4, và số 
5. Thái độ chưa rõ ràng ở câu 3. 
Bảng 3. Kết quả thái độ chung  
Thái độ chung Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
Đúng 62 58,5 
Không đúng 44 41,5 
Tổng cộng 106 100 
Nhận xét: Qua khảo sát 106 người bệnh  liên 
quan đến thái độ khi mang HMNT, tỷ lệ người 
bệnh  có  thái  độ  chung  đúng  chiếm  58,5% 
(62/106) trường hợp. 
Thực hành tự chăm sóc 
Bảng 4. Kết quả thực hành chung tự chăm sóc hậu 
môn nhân tạo 
Nội dung Thực hành Số bệnh nhân 
Tỷ lệ 
(%) 
Chuẩn bị 
trước khi chăm sóc 
Đúng 42 39,6 
Không đúng 64 60,4 
Thực hành tự chăm sóc
Đúng 87 82,1 
Không đúng 19 17,9 
Xử lý dụng cụ - 
kiểm soát nhiễm khuẩn 
Đúng 39 36,8 
Không đúng 67 63,2 
Thực hành chung 
Đúng 57 53,7 
Không đúng 49 46,3 
Nhận xét: Qua quan sát người bệnh  tự  thực 
hành chăm sóc hậu môn nhân tạo của 106 người 
bệnh. Kết quả chung thực hành đúng của người 
bệnh  không  cao  chiếm  53,7%  (57/106)  trường 
hợp, thực hành chưa đúng chiếm 46,3% (49/106) 
trường hợp. 
Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ và thực hành. 
Bảng 5. Kết quả về mối liên quan giữa kiến thức và thái độ 
Nội dung 
Thái độ 
p PR (95% CI) Đúng n = 62 (%) Không đúng n = 44 (%) 
Kiến thức 
Đúng n = 55 40 (72,7) 15 (27,3) 
0,002 1,89 (1,21-2,97) Không đúng n = 51 22 (43,1) 29 (56,9) 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  212
Nhận xét: Kết quả phân tích khi xét mối liên 
quan giữa kiến thức và thái độ của người bệnh 
cho thấy ở những người bệnh có kiến thức đúng 
thì  tỷ  lệ  thái  độ  đúng  cao  gấp  1,89  lần  so  với 
những  người  bệnh  có  kiến  thức  không  đúng 
(KTC  95%:  1,21‐2,97).  Sự  khác  biệt  này  có  ý 
nghĩa thống kê với p=0,002. 
Bảng 6. Kết quả về mối liên quan giữa kiến thức và thực hành 
Nội dung 
Thực hành 
p P (95% CI) Đúng n = 62 (%) Không đúng n = 44 (%) 
Kiến thức 
Đúng n = 55 33 (60) 22 (40) 
0,18 1,28 (0,89 -1,83) Không đúng n = 51 24 (47,1) 27 (52,9) 
Nhận xét:Kết quả phân tích khi xét mối liên 
quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng 
của người bệnh cho thấy ở những người bệnh 
có  kiến  thức  đúng  thì  tỷ  lệ  thực  hành  đúng 
bằng 1,28 lần so với những người bệnh có kiến 
thức không đúng  (KTC 95%: 0.89 – 1,83). Tuy 
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống 
kê với p=0,18. 
Bảng 7. Kết quả về mối liên quan giữa thái độ và thực hành 
Nội dung 
Thực hành 
p PR (95% CI) Đúng n = 57 (%) Không đúng n = 49 (%) 
Thái độ 
Đúng n = 62 35 (56,5) 27 (43,5) 
0,51 1,13 (0,78 – 1,63) Không đúng n = 44 22 (50) 22 (50) 
Nhận xét: Kết quả phân tích khi xét mối liên 
quan giữa thái độ đúng và thực hành đúng của 
người  bệnh  cho  thấy  ở  những  người  bệnh  có 
thái độ đúng thì tỷ lệ thực hành đúng bằng 1,13 
lần so với những người bệnh có  thái độ không 
đúng (KTC 95%: 0.78 – 1,63). Tuy nhiên sự khác 
biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,51. 
BÀN LUẬN 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  số  lượng 
người bệnh nam nhiều hơn người bệnh nữ, nam 
chiếm  60,4%, nữ  chiếm  39,6%,  tỷ  lệ nam/nữ  là 
1,52. Kết quả này phù hợp  với nghiên  cứu  tại 
bệnh  viện  Chợ  Rẫy  năm  1990  của  Lê  Trường 
Chiến(7),  tỷ  lệ  nam/nữ  là  1,52  lần  (152/100) 
trường hợp, nghiên cứu năm 1993 của Liêu Thị 
Ngọc Ánh(6),  tỷ  lệ nam/nữ 2  lần  (32/16), nghiên 
cứu năm 2000 của Lê Đức Tuấn(9), tỷ lệ nam/nữ 
là 1,28 lần (56/44).  
Kiến thức về hậu môn nhân tạo 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tỷ  lệ 
người bệnh có kiến thức về hậu môn nhân tạo 
đúng chiếm 65,1%, kiến thức về hậu môn nhân 
tạo chưa đúng chiếm 34,9%,  tỷ  lệ này  thấp so 
với nghiên  cứu năm 2009,  tại bệnh viện Hữu 
Nghị Việt Đức Hà Nội của Lưu Thị Thủy(8), tỷ 
lệ người bệnh hiểu đúng về hậu môn nhân tạo 
chiếm  80%  (35/44)  trường  hợp.  Phần  lớn 
những  người  bệnh  lớn  tuổi  rất  mệt  mỏi  và 
không quan  tâm  đến  các  thông  tin  liên  quan 
đến bệnh, họ phó mặc  cho nhân viên y  tế và 
thân  nhân,  nghĩ  rằng mình  đã  già  và  không 
cần học hỏi gì thêm, mặt khác tại khoa chưa có 
chương trình giáo dục sức khỏe thường xuyên, 
thông tin điều dưỡng cung cấp không đồng bộ 
và  bỏ  sót  nhiều  người  bệnh  sắp  xuất  viện 
nhưng chưa hiểu gì về bệnh..  
Liên quan đến vị trí hậu môn nhân tạo trên 
thành  bụng,  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
cho  thấy  có  ảnh  hưởng  rất  lớn  đến  công  tác 
chăm sóc hậu môn nhân tạo chiếm 74,5. Vị trí 
hậu  môn  nhân  tạo  trên  thành  bụng  có  liên 
quan  đến  thương  tổn  của  ung  thư  đại‐trực 
tràng. Theo nghiên cứu của Đặng Trần Tiến(3), 
ung thư đại trực tràng xảy ra nhiều nhất ở đại 
tràng  phải  chiếm  34%  (23/68)  sau  đó  là  đại 
tràng chậu hông 28%.  
Kiến thức tự chăm sóc hậu môn nhân tạo  
Bảng 1 cho thấy kiến thức tự chăm sóc đúng 
của người bệnh thấp chiếm 44,3% (47/106), kiến 
thức  tự  chăm  sóc  không  đúng  55,7%. Một  số 
người bệnh cho rằng sau mổ họ quá mệt mỏi và 
không thể nhớ được những hướng dẫn của điều 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 213
dưỡng, những dụng cụ thân nhân tự mua theo 
bảng liệt kê dụng cụ của điều dưỡng, tuy nhiên 
có một số người bệnh vì nhiều lý do như kinh tế 
nên không mua đầy đủ dụng cụ. Nếu vùng da 
xung  quanh  hậu  HMNT  bị  viêm  đỏ,  nhiễm 
trùng thì sẽ được dùng các loại dung dịch khác 
như Oxy già, dầu mù u, Oxyt kẽm  theo  chỉ 
định của bác sĩ(1). 
Trong  kiến  thức  tự  chăm  sóc  HMNT,  có 
nhiều  người  bệnh  không  biết  nên  rửa  ở  phần 
ruột trước khi rửa vùng da xung quanh, không 
lau da khô, không sát trùng gần 60% trường hợp 
(53/106). Người bệnh  cho  rằng phần  ruột  cũng 
giống  phần  da,  không  cần  phân  biệt  thứ  tự 
trước, sau và đều phải được lau khô và sát trùng 
như nhau. Điều này làm tổn thương niêm mạc, 
dễ gây chảy máu do lau khô, hoại tử ruột khi sát 
trùng dung dịch sát khuẩn mạnh như cồn iode. 
Người bệnh không  đồng ý  sát  trùng da do  sợ 
đau rát chiếm 22,6%. 
Kiến thức xử lý tai biến‐biến chứng 
Bảng 1 cho thấy kiến thức chung về xử lý tai 
biến‐biến chứng đúng có  tỷ  lệ  thấp nhất chiếm 
40,6%,  kiến  thức  xử  trí  tai  biến‐biến  chứng 
không  đúng  chiếm  59,4%.  Trường  hợp  phân 
lỏng  thì dùng một miếng  gạc nhỏ  nhét miệng 
HMNT khi đang chăm sóc nhưng lưu ý phải lấy 
gạc  ra  trước khi dán  túi,  tỷ  lệ người bệnh biết 
điều này chiếm 67,9%. 
Tỷ  lệ người bệnh biết khi da xung quanh 
hậu môn nhân tạo viêm đỏ thì nên dùng dung 
dịch sát trùng mạnh như cồn iode và tự dùng 
kháng  sinh  là  chưa  đúng không nhiều  chiếm 
29,3%. Vì vậy cần phải tăng cường cảnh báo về 
việc  tự ý dùng  thuốc  của người bệnh và nên 
thiết  lập  bảng  danh mục  những  điều  người 
bệnh được làm và không được làm. Liên quan 
đến dùng  thuốc khi bị  viêm  đỏ da,  có  62,3% 
người  bệnh  biết  Pommade  oxyde  de  zinc 
(Oxyde  Kẽm)  là  thuốc  thường  dùng  bôi  lên 
vùng da khi bị viêm  đỏ, nhiễm  trùng. Người 
bệnh  có HMNT khó  tránh  được nhiễm  trùng 
da xung quanh nên việc cung cấp những  loại 
thuốc, giá thành là việc cần thiết.  
Theo  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Quang 
Trung(12),  tại bệnh viện Việt  Đức  từ năm  2000‐
2004,  tỷ  lệ  biến  chứng  của  HMNT  là  1,8% 
(72/610). Tỷ lệ người bệnh bị nhiễm trùng vùng 
da  quanh HMNT  cao  nhất  trong  các  loại  biến 
chứng chiếm 22,2%.  
Kiến thức về dinh dưỡng  
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  đây  là 
nhóm  kiến  thức  người  bệnh  quan  tâm  nhất 
nên tỷ lệ kiến thức đúng cao nhất chiếm 74,5%, 
kiến  thức  chưa  đúng  về  dinh  dưỡng  chiếm 
25,5%. Dinh  dưỡng  là  yếu  tố  rất  quan  trọng 
đối  với  chức  năng  của HMNT,  đa  số  người 
bệnh  biết  chế  độ  dinh  dưỡng  bình  thường, 
không  kiêng  ăn,  nên  chọn  các  chất  có  nhiều 
dinh dưỡng như các  loại  thịt, ngũ cốc, các  lại 
rau, trái cây có nhiều vitamin.  
Vì vậy cần cung cấp thông tin về chế độ dinh 
dưỡng hợp lý, phù hợp với tình trạng bệnh, tính 
khẩu phần dinh dưỡng cụ  thể và phù hợp cho 
từng người bệnh, duy trì cân nặng bình thường, 
nên  cung  cấp  thông  tin và bảng  liệt kê những 
thực  phẩm  người  bệnh  có HMNT  nên  ăn  và 
không nên ăn(18). 
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Năng và các 
cộng sự(14) cho thấy tình trạng dinh dưỡng đóng 
vai  trò  rất  quan  trọng  trong  bệnh  nhân  phẫu 
thuật bụng, nó  ảnh hưởng đến nguy cơ xảy  ra 
biến chứng nhiễm trùng sau mổ. Người bệnh có 
biến chứng nhẹ chiếm 6,6% (17/262) trường hợp, 
biến chứng nặng chiếm 17,6% đều liên quan đến 
sự thiếu dinh dưỡng trước mổ. 
Thái  độ  của người bệnh  tự  chăm  sóc hậu 
môn nhân tạo 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người 
bệnh có thái độ đúng không cao chiếm 58,5%, tỷ 
lệ  người  bệnh  có  thái  độ  chưa  đúng  chiếm 
41,5%, phần lớn người bệnh rất không đồng ý và 
không đồng ý khi mang hậu môn nhân  tạo  thì 
nên  tránh  xa mọi  người  xung  quanh.  Sự  giao 
tiếp xã hội là nhu cầu tất yếu của mỗi con người, 
đối với người bệnh  có HMNT, họ  trải qua  các 
giai đoạn không chấp nhận, mặc cảm và từ chối 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  214
giao  tiếp, nhưng cũng nhanh chóng chấp nhân 
khi  hiểu  về  bệnh.  Khi  mang  HMNT  về  nhà 
người bệnh luôn muốn làm những công việc có 
ích cho gia đình và xã hội. Phần lớn người bệnh 
không  đồng ý khi mang HMNT phải  tránh xa 
mọi người xung quanh, trong đó người bệnh trả 
lời rất không đồng ý chiếm 30,2%, không đồng ý 
chiếm 36,8%. Đa  số người bệnh  trả  lời  đồng ý 
tham  gia  câu  lạc  bộ HMNT  chiếm  48,1%,  rất 
đồng ý 17%. Khi mang HMNT  thì không được 
chơi thể thao có 31,1% người bệnh không đồng 
ý, có 18,9% người bệnh rất không đồng ý.  
Thực  hành  của  người  bệnh  tự  chăm  sóc 
hậu môn nhân tạo 
Trong nghiên cứu của chúng  tôi,  tỷ  lệ  thực 
hành đúng của người bệnh tự chăm sóc HMNT 
thấp  chiếm 53,7%,  tỷ  lệ người bệnh  thực hành 
chưa đúng là 46,3%. Trong đó số người bệnh rửa 
tay  trước khi chăm  sóc HMNT  rất  ít, chỉ có 18 
người bệnh  chiếm  16,7%. Nguyên nhân  có  thể 
do người bệnh mệt mỏi và  trong phòng không 
có bồn  rửa  tay, người  bệnh  không  quen dùng 
dung dịch sát khuẩn tay nhanh vì nó làm khô da 
nên phần  lớn người bệnh không  rửa  tay  trước 
khi chăm sóc, các bước chuẩn bị ở bệnh viện do 
sự hướng dẫn của điều dưỡng nên người bệnh 
được chuẩn bị khá đầy đủ. Một số người bệnh 
do kinh tế nên chỉ mua những dụng cụ cơ bản, 
tỷ  lệ  người  bệnh  chuẩn  bị  đúng  39,6%,  tỷ  lệ 
nhóm thực hành kỹ thuật đúng là 67%. 
Chuẩn bị trước khi chăm sóc 
Trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  trước khi 
chăm  sóc  thì  cần  chuẩn  bị  các dựng  cụ, dung 
dịch,  tư  thế. Người bệnh  luôn có sự hỗ  trợ của 
thân nhân và  điều dưỡng vì người bệnh  chưa 
thể tự đi mua dụng cụ. Tuy nhiên tỷ lệ chuẩn bị 
đúng  vẫn  thấp  chiếm  39,6%  do  nhiều  người 
bệnh không  rửa  tay  trước khi chăm  sóc vì  cho 
rằng  không  cần  thiết,  phần  lớn  người  bệnh 
không chấp nhận mua đầy đủ dụng cụ vì vấn đề 
kinh tế. Tỷ lệ người bệnh rửa tay trước khi chăm 
sóc rất thấp chiếm 17% (18/106) trường hợp thấp 
hơn  nhiều  so  với  nghiên  cứu  năm  2009  của 
Naglaa(13),  tỷ  lệ  người  bệnh  rửa  tay  trước  khi 
chăm sóc HMNT là 88,9% (40/45). 
Thực hành tự chăm sóc 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người 
bệnh  thực hành  tự chăm sóc đúng có  tỷ  lệ cao 
nhất  chiếm  82,1%  (87/106)  trường  hợp.  Đa  số 
người bệnh biết tháo túi chứa phân nhẹ nhàng, 
gọn, quan sát số lượng và tính chất phân chiếm 
90,6%. Theo Naglaa(13), tỷ lệ người bệnh biết tháo 
túi phân nhẹ nhàng và quan sát số lượng và tính 
chất  phân  là  77,8%  (35/45).  Đa  số  người  bệnh 
biết  rửa phần niêm mạc  sạch, nhẹ nhàng bằng 
nước muối  sinh  lý,  không  chà  xát,  không  lau 
khô,  không  sát  khuẩn  chiếm  92,5%.  Phần  lớn 
người bệnh biết  rửa vùng da xung quanh hậu 
môn  nhân  tạo  sạch,  rộng  3  ‐5  cm  bằng  nước 
muối sinh lý chiếm 90,6%. Phần lớn người bệnh 
biết lau khô vùng da xung quanh hậu môn nhân 
tạo bằng gạc, không nên bằng gòn tránh tưa gòn 
dính  vào  niêm  mạc  chiếm  85,8%.  Rất  nhiều 
người bệnh biết sát khuẩn vùng da xung quanh 
hậu môn nhân  tạo rộng 3‐ 5 cm bằng cồn  iode 
hoặc Betadine hoặc  rửa bằng xà bông  tắm diệt 
khuẩn chiếm 72,6% và có 68 người bệnh biết dán 
túi đúng theo tư thế chiếm 64,0%. Theo Lưu Thị 
Bích Thủy(8), tình trạng viêm da quanh HMNT là 
một yếu  tố quan  trọng nhất đánh giá hiệu quả 
của việc hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc 
HMNT, mọi  thao  tác  đều  dẫn  đến  tình  trạng 
vùng da quanh HMNT, từ khâu tháo túi, vệ sinh 
da, dán túi đều có tác động  trực  tiếp đến vùng 
da, tình trạng viêm da, chiếm cao nhất với 22,7% 
số bệnh nhân nghiên cứu. Theo Nguyễn Quang 
Trung(12), tỷ lệ người bệnh bị nhiễm trùng vùng 
da quanh HMNT cao nhất chiếm 22,2%. 
Xử lý dụng cụ ‐ kiểm soát nhiễm khuẩn 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 4 cho 
thấy  tỷ  lệ người bệnh xử  lý dụng cụ‐kiểm soát 
nhiễm khuẩn đúng còn thấp chiếm 36,8%, phần 
lớn người  bệnh  đã  biết  thu dọn dụng  cụ  gọn, 
không  để  phân  gây  ô  nhiễm,  tuy  nhiên  họ 
không biết phân biệt rác y tế và rác sinh hoạt, tỷ 
lệ này chiếm 59,5%. Số người bệnh thực hiện rửa 
tay hay lau tay bằng khăn giấy ướt sau khi chăm 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 215
sóc HMNT  chiếm  71,7%  (76/106)  trường  hợp. 
Theo Naglaa(13), tỷ lệ người bệnh rửa tay sau khi 
chăm sóc là 88,9% (40/45) trường hợp. 
Liên  quan  giữa  kiến  thức,  thái  độ  và 
thực hành 
Liên  quan  giữa  kiến  thức  và  thái  độ  của 
người bệnh, ở những người bệnh có kiến thức 
đúng thì tỷ lệ thái độ đúng cao gấp 1,89 lần so 
với  những  người  bệnh  có  kiến  thức  không 
đúng. Những người bệnh hiểu về bệnh, quan 
tâm  về  bệnh  thì  họ  dễ  chấp  nhận  hơn,  họ 
không còn lo sợ và ngược lại sẽ sống vui vẻ và 
cố gắng sống tốt hơn.  
Liên  quan  giữa  kiến  thưc  và  thực  hành, 
trong nghiên cứu của chúng  tôi không có sự 
khác biệt. Tuy nhiên  tỷ  lệ kiến  thức  đúng  ở 
người  bệnh  có  thực  hành  đúng  là  60%  cao 
hơn  so với  40%  ở người bệnh  có  thực hành 
không đúng. Mặc dù không có ý nghĩa thống 
kê,  nhưng  qua  kết  quả  này  chúng  ta  cũng 
nên khuyến khích người bệnh  luôn  tìm hiểu 
thông tin về hậu môn nhân tạo để giúp thực 
hành tốt hơn. 
Liên quan giữa thái độ với thực hành, trong 
nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt. 
Tuy nhiên  tỷ  lệ  thái  độ đúng  ở người bệnh  có 
thực hành đúng là 56,5% cao hơn so với % 43,5% 
ở người bệnh có thực hành không đúng. Mặc dù 
không  có  ý  nghĩa  thống  kê  nhưng  chúng  tôi 
luôn khuyến cáo người bệnh có thái độ đúng để 
tiếp thu kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành. 
KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cho thấy tỷ lệ kiến thức, thái 
độ và thực hành tự chăm sóc hậu môn nhân tạo 
của người  bệnh  còn  thấp. Vì  vậy  cần  bổ  sung 
vào chương  trình giảng dạy cho học sinh, sinh 
viên  điều dưỡng  trong việc  lập quy  trình giáo 
dục  sức khỏe  cho người bệnh  để họ  đạt  được 
kiến thức, thái độ và tự chăm sóc hậu môn nhân 
tạo tốt hơn. 
Cần có các giải pháp can thiệp cụ thể tại các 
khoa Ngoại tiêu hóa để giúp người bệnh có kiến 
thức cao hơn, chú ý nội dung tự thực hành của 
người bệnh. Có chương trình giáo dục sức khỏe 
riêng cho những người bệnh sau mổ có hậu môn 
nhân tạo và đội ngũ nhân viên điều dưỡng hoạt 
động thường xuyên và định kỳ, có các phương 
tiện giáo dục  sức khỏe hỗ  trợ  tại khoa như  tờ 
hướng dẫn phải đến  tay người bệnh,  thông  tin 
về hậu môn nhân  tạo được niêm yết  trên bảng 
thông  tin của khoa và có  truyền hình chiếu kỹ 
thuật chăm sóc hậu môn nhân tạo trong phòng 
của người bệnh. 
Kết quả nghiên cứu là những thông tin nền 
làm cơ sở cho các nghiên cứu  tiếp  theo về xây 
dựng chương trình giáo dục sức khỏe cho người 
bệnh  sau mổ nói  chung và người bệnh  có hậu 
môn nhân  tạo nói riêng  tại nhiều bệnh viện và 
cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống 
và hòa nhập cộng đồng của người bệnh có hậu 
môn nhân tạo.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Drug.com  (2013)  Colostomy  Care.  From 
‐care. 
2. Đỗ Văn Dũng  (2008) Cách  tính cỡ mẫu  ‐ Phương pháp nghiên 
cứu khoa học và phân tích thống kê với phần mềm STATA 10.0, Bộ 
môn Dân số  ‐ Thống kê Y học và Tin học, Khoa Y  tế Công 
cộng ‐ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố 
Hồ Chí Minh, tr.79 ‐ 80. 
3. Đặng Trần Tiến (2007) ʺNghiên cứu hình thái học của ung thư 
đại ‐ trực tràngʺ. tạp chí y học TP Hồ Chí Minh,, 11(3), tr. 86 ‐ 88. 
4. Ferlay  J, Foucher ES, Tieulent  JC, Rosse S, Coebergh  JWW, 
Comber H, Forman D, Bray F  (2013)  ʺCancer  incidence and 
mortality  patterns  in  Europe:  Estimates  for  40  countries  in 
2012ʺ. European journal of cancer 49 (6), pp.1374 ‐ 1403. 
5. Green  EW  (1996)  Colostomies  and  complications,  Surg,  Gyn 
andobst, pp.1230 – 1232. 
6. Liêu Thị Ngọc Ánh (1993) Chăm sóc bệnh nhân có hâu môn nhân 
tạo,  tiểu  luận  tốt  nghiệp  cử  nhân  Điều Dưỡng, Khoa  Điều 
dưỡng Kỹ Thuật Y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí 
Minh 
7. Lê Trường Chiến (1990) Chỉ định và biến chứng hậu môn nhân 
tạo,  tiểu  luận  tốt  nghiệp  bác  sĩ Nội  trú Ngoại  tổng  quát  ‐ 
chuyên khoa 1, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí MInh. 
8. Lưu Thị Bích Thủy (2009) Đánh giá hiệu quả của việc hướng dẫn 
bệnh nhân tự chăm sóc hậu môn nhân tạo, Khóa luận tốt nghiệp 
cử nhân Điều dưỡng, Đại học Y Hà Nội. 
9. Lê Đức Tuấn  (2000) Biến chứng hậu môn nhân tạo, Luận văn 
thạc sĩ y học chuyên ngành phẩu thuật đại cương, Đại học Y 
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 
10. Nguyễn  Tấn  Cường,  Trần  Thị  Thuận,  Nguyễn  Thị  Ngọc 
Sương  (2011) Chăm  sóc người bệnh  sau mổ ung  thư đại  ‐  trực 
tràng, Điều dưỡng ngoại khoa 1, Nhà  xuất bản giáo dục Việt 
Nam, tr. 231 ‐ 243. 
11. Nguyễn  Tấn  Cường,  Trần  Thị  Thuận,  Nguyễn  Thị  Ngọc 
Sương (2011) Chăm sóc hậu môn nhân tạo và người bệnh có hậu 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  216
môn nhân tạo, Điều dưỡng ngoại khoa 2, Nhà xuất bản giáo dục 
Việt Nam, tr. 242 ‐ 257. 
12. Nguyễn Quang  Trung  (2004)  Biến  chứng  hậu môn nhân  tạo, 
Luận  văn  tốt  nghiệp  chuyên  khoa  II  chuyên  ngành 
NgoạiTổng quát, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 
13. Naglaa A  (2009) ʺAssessment of self care practice among patient 
with colostomyʺ, Submitted for partial fulfillment of the Master 
Degree in Nursing Science, Zagazig University. 
14. Phạm Văn Năng, Cox RP, và cộng sự (2010) Tương quan giữa 
tình trạng dinh dưỡng và biến chứng sau đại phẫu vùng bụng, Hội 
dinh dưỡng  lâm sàng thành phố Hồ Chí Minh và sinh hoạt 
khoa học chuyên đề dinh dưỡng trị liệu trong bệnh lý đường 
tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy. 
15. Trần Thiện Trung (1997) Thái độ xử trí tắc ruột do ung thư đại ‐ 
trực  tràng,  Luận  văn  Thạc  sĩ  khoa  học Y Dược,  Đại  hoc Y 
Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
16. United Ostomy Association of Canada  (2008) A handbook for 
New  Ostomy  Patient   
handbook for new ostomy for patient. 
17. Võ Tấn Long (2007) Điều trị ngoại khoa ung thư đại ‐ trực tràng, 
Điều trị ngoại khoa tiêu hóa, Nhà xuất bản y học, tr. 175 ‐ 190. 
18. WHO  (2011)  The  top  ten  causes  of  death  in  the  word, 
Ngày nhận bài         27/07/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   04/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_cua_nguoi_benh_tu_cham_soc_ha.pdf