Kinh doanh quốc tế hiện đại (Phần 1)

Trong ba thập kỷ qua, có một sự thay đổi cơ bản đã và đang diễn ra trong nển kinh

tế thê giới. Chúng ta đã thoát đi từ một thế giới mà trong đó nến kinh tê của các

quốc gia là những chỉnh thể tương đối khép kín, tự cô lập với nhau bởi các rào cản

trong thương mại và đẩu tư xuyên quốc gia; bởi không gian, thời gian, ngôn ngữ; và

bởi những sự khác biệt về luật lệ, văn hóa và hệ thống kinh doanh của các quốc gia.

Hiện nay, chúng ta đang chuyển sang một thế giới mà trong đó các rào cản thương

mại và đầu tư xuyên quốc gia đang được dỡ bỏ; khoảng cách nhận thức được thu

hẹp lại nhờ những tiến bộ trong công nghệ viễn thông và giao thông vận tải; văn

hóa hữu hình trở nên đổng nhát hơn trên toàn thê giới; và các nến kinh tê quốc gia

đang hội nhập vào một hệ thống kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau. Quá trình

như mô tả ở trên đưỢc gọi là toàn cẩu hóa.

Trong nển kinh tế toàn cáu phụ thuộc lẫn nhau hiện nay, một người Mỹ có

thể lái xe đi làm trong một chiếc ô tô đưỢc thiết kế ở Đức và lắp ráp tại Mexico

bởi hãng Ford với những linh kiện được chế tạo tại Mỹ và Nhật Bản bằng thép

của Hàn Quốc và cao su Malaysia. Anh ta có thể đã đổ đầy xăng cho chiếc ô tô tại

một trạm xăng BP thuộc sở hữu của một công ty đa quốc gia Anh Quốc. LưỢng

xăng này có thê’ đã đưỢc tạo ra bằng dấu thô được bơm từ giếng dẫu ngoài biển

khơi của Châu Phi bởi một công ty dầu của Pháp và đưỢc vận chuyển đến Mỹ trên

một con tàu thuộc sở hữu của Hy Lạp. Trong khi lái xe đi làm, người Mỹ này có

thê’ nói chuyện với người môi giới chứng khoán của mình (sử dụng tai nghe) bằng

một chiếc điện thoại Nokia được thiết kế ở Phần Lan và lắp ráp tại Texas nhưng

lại sử dụng bộ chip được sản xuất tại Đài Loan theo thiết kế của các kỹ sư Ấn Độ

làm việc cho Texas Instruments. Anh ta có thê’ nói chuyện với nhà môi giới chứng

khoán đê’ mua cổ phiếu của Deutsche Telekom, một hãng viễn thông của Đức đã

đưỢc chuyển đổi từ hình thức độc quyền của nhà nước sang một công ty toàn cầu

dưới sự lãnh đạo của một giám đốc điểu hành người Israel. Người này có thê’ bật

chiếc radio trên ô tô vốn được sản xuất tại Malaysia bởi một hãng Nhật Bản, đê’

nghe một bài hát hip-hop nổi tiếng do một người Thụy Điển sáng tác và được hát

bằng tiếng Anh bởi một ban nhạc người Đan Mạch đã ký hỢp đổng thu âm với một

công ty âm nhạc Pháp đê’ quảng bá sản phẩm của họ tại Mỹ. Người lái xe này còn

có thê’ ghé vào quán cafe Starbucks được quản lý bởi một người Hàn Quốc nhập cư

để mua một cốc latte không béo và bánh quy phủ chocolate. Những hạt café này

đến từ Costa Rica và Chocolate đến từ Peru, trong khi bánh quy đưỢc sản xuất tại

địa phương bằng cách sử dụng một công thức lâu đời của Italia. Sau khi bài hát kết

thúc, một bản tin có thê’ thông báo cho người Mỹ này rằng cuộc biểu tình chống

toàn cẩu hóa tại hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, đã biến

thành một cuộc bạo loạn. Có một người biểu tình đã bị chết. Sau đó, bản tin đã

chuyển sang mục tiếp theo với câu chuyện về sự khủng hoảng tài chính bắt nguồn

từ lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ có thê’ đã kích hoạt một cuộc suy thoái toàn cầu và đưa

thị trường chứng khoán đi xuống trên toàn thế giới.

pdf 251 trang yennguyen 5240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh doanh quốc tế hiện đại (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh doanh quốc tế hiện đại (Phần 1)

Kinh doanh quốc tế hiện đại (Phần 1)
o
Kinh doanh quốc tế hiện đại
o
1 o MỤC LỤC
Lời nói đầu..................................................................................................................... 11
PHẨN I: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN 
Chương 1:Toàn cầu hóa
-Ai chế tạo Iphone cho Apple?.............................................................................. 13
- Mở đầu.................................................................................................................. 15
-Toàn cẩu hóa là gì?..............................................................................................18
- Sự ra đời của các định chế toàn cẩu..................................................................... 22
- Động lực của toàn cẩu hóa.................................................................................. 25
- Sự biến đổi về nhân khẩu học của nền kinh tế toàn cẩu.....................................33
- Cuộc tranh luận về toàn cẩu hóa......................................................................... 44
- Quản lý trên thị trường toàn cẩu......................................................................... 56
Chương 2: Những khác biệt quốc gia vể kinh tê chính trị
- Ghana - "máy phát điện" của Châu Phi................................................................. 65
- Mở đẩu..................................................................................................................66
- Các hệ thống chính t r ị ......................................................................................... 67
- Các hệ thống kinh tê ............................................................................................ 74
- Hệ thống luật pháp.............................................................................................. 76
PHẦN II: Sự KHÁC BIỆT CỦA QUỐC GIA
Chương 3: Kính tế chính trị và phát triển kinh tế
- Cách mạng ở Ai Cập..............................................................................................95
- Mở đầu..................................................................................................................97
- Những khác biệt trong tăng trưởng kinh tê ........................................................ 98
- Kinh tế chính trị và tăng trưởng kinh tế .............................................................103
- Các nước trong thời kỳ quá đ ộ ...........................................................................110
- Bản chất của chuyển đổi kinh tê ........................................................................ 118
- Hệ quả của việc thay đổi kinh tế chính t r ị ..........................................................121
Chương 4: Những khác biệt vể văn hóa
-Tai sao Walmart lai thất bai ở Đức?.................................................................... 133
Muc luc 5
- Mở đẩu............................................................................................................... 135
-Văn hóa là gì?......................................................................................................136
- Cấu trúc xã hội....................................................................................................144
- Các hệ thống tôn giáo và đạo đức.....................................................................148
- Ngôn ngữ............................................................................................................161
- Giáo dục............................................................................................................. 163
- Văn hóa và nơi làm việc..................................................................................... 164
- Sự thay đổi về văn hóa......................................................................................168
Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tê'
- Xuất khẩu pin đã qua sử dụng sang Mexico..................................................... 181
- Mở đầu................................................................................................................182
- Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế ..................................................183
- Những tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức.........................................193
- Nguồn gốc của các hành vi vô đạo đức............................................................195
-Tiếp cận đạo đức từ góc độ triết học.................................................................198
PHẨN 3: MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU Tư TOÀN CẦU
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tê
- Sựtrỗi dậy của ngành dược phẩm Ấn Độ..........................................................221
- Mở đẩu................................................................................................................223
- Tổng quan vể lý thuyết thương mại.................................................................. 224
- Chủ nghĩa trọng thương................................................................................... 227
- Lợi thê tuyệt đố i................................................................................................ 229
- Lợi thê so sánh...................................................................................................232
- Học thuyết Heckscher - Ohlin........................................................................... 242
- Học thuyết về vòng đời sản phẩm.................................................................... 244
- Học thuyết thương mại mới...............................................................................247
- Lợi thế cạnh tranh quốc gia: mô hình kim cương của Porter...........................252
Phụ lục A: Thương mại quốc tế và cán cân thanh toán
-Thành phần của cán cân thanh toán..................................................................267
-Thâm hụt cán cân vãng lai có phải là vấn đề không?........................................270
Chương 7: Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế
-Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm.......................................................... 273
-Mở đẩu................................................................................................................274
- Biện pháp thực thi chính sách thương mại....................................................... 276
6 Mục lục
-Tinh huống về sự can thiệp của Chính phủ...................................................... 284
- Quan điểm xét lại về thương mại tự do..............................................................291
- Sự phát triển của hệ thống thương mại thế giới................................................293
Chương 8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Những nhà bán lẻ nước ngoài ở Ấn Độ..............................................................315
- Mở đẩu................................................................................................................316
- Đẩu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế thế giới.....................................317
- Lý thuyết về đẩu tư trực tiếp nước ngoài........................................................... 322
-Tư tưởng chính trị và đẩu tư trực tiếp nước ngoài.............................................330
- Lợi ích và chi phí của FDI................................................................................... 335
- Công cụ chính sách của Nhà nước và FDI......................................................... 342
Chương 9: Hội nhập kỉnh tê khu vực
- Tôi muốn kênh truyền hình Hy Lạp của tô i........................................................355
- Mở đầu................................................................................................................356
- Các mức độ hội nhập kinh tế..............................................................................358
- Luận điểm hội nhập khu vực..............................................................................361
- Luận điểm phản đối hội nhập khu vực.............................................................. 363
- Hội nhập kinh tế khu vực ở Châu Âu..................................................................364
- Hội nhập kinh tê khu vực tại Châu Mỹ............................................................... 378
- Hội nhập kinh tế khu vực ở các nơi khác........................................................... 388
PHẨN 4: HỆ THỐNG TIẾN TỆ TOÀN CẦU 
Chương 10: Thị trường ngoại hối
- Sự lớn mạnh của đồng Yên Nhật........................................................................ 397
- Mở đầu................................................................................................................ 398
- Chức năng của thị trường ngoại hối.................................................................. 599
- Bản chất của thị trường ngoại hối......................................................................405
- Các lý thuyết kinh tế về xác định tỷ giá............................................................. 407
- Dự báo tỷ giá hối đoái........................................................................................ 418
Chương 11: Hệ thông tiền tệ quốc tẻ
- Khủng hoảng tiền tệ ở Malavvi.......................................................................... 433
- Mở đẩu................................................................................................................434
- Bản vị vàng......................................................................................................... 437
- Hệ thống Bretton VVoods................................................................................... 439
- Sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá cố đ ịnh.............................................................. 442
Muc luc 7
-Tỷ giá cố định với tỷ giá thả nổi......................................................................... 449
- Các chê độ tỷ giá thả nổi trên thực tê ............................................................... 452
- Quản lý khủng hoảng của IMF...........................................................................454
PHẦN 5: CHIẾN Lược KINH DOANH QUỐC TÊ
Chương 12: Chiến lược kinh doanh quốc tế
- Chiến lược toàn cẩu của Ford............................................................................ 471
- Mở đẩu................................................................................................................472
-Chiến lược và doanh nghiệp..............................................................................473
- Mở rộng toàn cẩu, khả năng sinh lời và tăng trưởng lợi nhuận........................ 484
- Áp lực chi phí và thích nghi với địa phương...................................................... 493
- Lựa chọn chiến lược........................................................................................... 499
- Liên minh chiến lược.......................................................................................... 506
Chương 13: Thâm nhập thị trường nước ngoài
-JCBỞẤnĐỘ........................................................................................................517
- Mở đẩu................................................................................................................518
- Các quyết định thâm nhập cơ bản.................................................................... 519
- Các phương thức gia nhập thị trường.............................................................. 526
- Lựa chọn cách thức thâm nhập..........................................................................536
-Thành lập công ty mới hoàn toàn hay đi thâu tóm?......................................... 539
PHẨN 6: CÁC NGHIỆP vụ KINH DOANH QUỐC TÊ
Chương 14: Xuất khẩu, nhập khẩu và thương mại đối lưu
- Steelmaster Buildings........................................................................................ 551
- Mở đẩu................................................................................................................552
- Tiềm năng và cạm bẫy của xuất khẩu................................................................ 553
- Cải thiện hoạt động xuất khẩu...........................................................................556
- Sử dụng những công ty quản lý xuất khẩu........................................................ 559
-Tài trợ xuất nhập khẩu....................................................................................... 563
- Hỗ trợ xuất khẩu................................................................................................ 569
chương 15: Sản xuất toàn cầu, thuê ngoài và hậu cần
- Sản xuất sản phẩm Kindle cho Amazon.............................................................579
- Mở đẩu................................................................................................................580
- Chiến lược, sản xuất, và hậu cẩn........................................................................ 581
- Địa điểm sản xuất...............................................................................................584
8 Mục lục
-Vai trò chiến lược của các cơ sở sản xuất ở nước ngoài.................................... 594
- Thuê ngoài sản xuất: quyết định mua hay sản xuất.......................................... 597
- Quản lý chuỗi cung ứng toàn cẩu.....................................................................605
Chương 16: Marketíng toàn cẩu và nghiên cứu & phát triển
- Chiến lược thương hiệu toàn cầu của Burberry................................................613
- Mở đẩu................................................................................................................614
- Toàn cẩu hóa thị trường và thương hiệu........................................................... 616
- Phân khúc thị trường......................................................................................... 618
-Thuộc tính sản phẩm.......................................................................................... 619
-Chiến lược phân phối......................................................................................... 623
- Chiến lược truyền thông.................................................................................... 628
- Chiến lược g iá.....................................................................................................637
-Định hình hỗn hợp marketing........................................................................... 642
- Phát triển sản phẩm mới.................................................................................... 643
Chương 17: Quản trị nguồn nhân lực toàn cẩu
- MMC China......................................................................................................... 657
- Mở đầu................................................................................................................659
- Vai trò của quản trị nguồn nhân lực quốc tế .....................................................660
- Chính sách tuyển dụng nhân sự........................................................................ 662
- Phát triển quản lý và đào tạo ............................................................................. 673
-Đánh giá năng lực............................................. ... ng ?
3. Dự báo trọng tâm của học thuyết vòng đời sản phẩm là gì ? Các hạn chê của học 
thuyết này ?
4. Học thuyết thương mại mới cho ta biết điểu gì về mô hình thương mại trong 
nển kinh tế thế giới ?
5. Ý nghĩa của học thuyết thương mại mới đổi với chính sách của chính phủ ?
Lợi thế cạnh tranh quốc gia: mô hình kim 
cương của Porter
Năm 1990, giáo sư Michael Porter của Đại học Kinh doanh Harvard đã công bố 
những kết quả sau nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu nhằm xác định xem tại sao một số 
nước lại thành công, còn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tê.^ ^Porter 
và các cộng sự của ông đã nghiên cứu tổng cộng 100 ngành công nghiệp tại 10 quốc 
gia khác nhau. Giống như công trình của những người ủng hộ thuyết thương mại 
mới, công trình của Porter đưỢc dẫn dắt bởi niềm tin rằng các học thuyết hiện tại 
về thương mại quốc tế mới chỉ mới nêu ra đưỢc một phần của câu chuyện. Đối với 
Porter, nhiệm vụ cốt yếu là giải thích đưỢc tại sao một quốc gia đạt được thành công 
quốc tế trong một ngành cụ thể. Tại sao Nhật Bản rất giỏi trong ngành chê tạo ô 
tô? Tại sao Thụy sĩ xuất sắc trong sản xuất và xuất khấu các thiết bị chính xác và các 
loại dược phẩm? Tại sao Đức và Mỹ làm rất tốt trong ngành công nghiệp hóa chất? 
Những câu hỏi này khó có thê’ lý giải bằng học thuyết Heckscher - Ohlin, trong khi 
đó học thuyết vế lợi thế so sánh chỉ có thể giải đáp một phần của vẩn đề. Học thuyết
252 Phán 3: Môi trường thương mại và đầu tư toàn cáu
1
iđCé.Biêu ^6.6 
Những yếu tố quyết 
định lợi thế cạnh tranh 
quốc gia; Mô hình kim 
cưvng của Porter.
Nguồn: Reprinted by permission 
of Harvard Business 
Revievv. Exhibit from “The 
Competitive Advantage of Nations," 
by Michael E. Porter, March-April 
1990, p. 77. Copyright 
1990 by the Harvard Business 
School Publishing Corporation; 
all rights reserved.
lợi thế so sánh lý giải rằng Thụy Sĩ xuất sắc về sản xuất và xuất khấu các thiết bị chính 
xác bởi vì nước này sử dụng các nguồn lực của mình trong những ngành đó rất hiệu 
quả. Mặc dù lý giải như vậy có thể là đúng, nhưng lại không giải thích được tại sao 
Thụy Sĩ lại có năng suất hơn ở các ngành trên so với các nước khác như Anh, Đức, 
hoặc Tây Ban Nha. Porter đã cố gắng giải bài toán này.
Porter giả thiết rằng có 4 thuộc tính chung của quốc gia, tạo nên môi trường 
cạnh tranh cho các công ty địa phương và các thuộc tính này khuyến khích hoặc 
cản trở sự hình thành lợi thế cạnh tranh (xem Biểu đổ 6.6). Các thuộc tính này là:
• Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất - vị thế của một nước vể các yếu tố sản xuất, 
ví dụ như nguồn lao động lành nghề hoặc cơ sở hạ tầng cẩn thiết để cạnh tranh 
trong một ngành cụ thể.
• Các điêu kiện về nhu cầu - bản chất của nhu cẩu trong nước đối với hàng hóa 
hoặc dịch vụ của một ngành.
• Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trỢ - sự hiện diện hoặc không sẵn có của 
các ngành phụ trỢ và liên kết có năng lực cạnh tranh quốc tế.
• Chiến ỉược, cơ cẩu và năng lực của doanh nghiệp - các điếu kiện chi phối việc 
thành lập, tổ chức, và quản trị doanh nghiệp như thê nào và tính chất của cạnh 
tranh trong nước.
Porter để cập đến bốn thuộc tính này như là bốn yếu tố tạo nên mô hình kim 
cương. Ông lập luận rằng các doanh nghiệp có khả năng thành công cao nhất trong 
những ngành hoặc các phân ngành khi mô hình kim cương có nhiểu thuận lợi nhất. 
Ong củng cho rằng mô hình kim cương là một hệ thống tác động qua lại. Tác động 
của một thuộc tính sẽ phụ thuộc vào tình trạng của các thuộc tính khác. Ví dụ, theo 
Porter thì các điểu kiện thuận lợi về nhu cầu sẽ không đem lại lợi thê cạnh tranh, 
trừ khi năng lực cạnh tranh của công ty đủ mạnh để doanh nghiệp phải tận dụng 
được các điểu kiện thuận lợi đó.
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tế 253
London vẫn là trung tâm tài chính của Thế giãi
Một khảo sát của BNP Paribas Real Estate cho thấy rằng 82% số người được 
hỏi vẫn xem London là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Điều đó giúp 
xóa tan lo ngại rằng khùng hoảng tài chính làm suy yếu vị thế của nó. Mặc dù 
có các biến động trong lĩnh vực tài chính những năm gần đây và trái với cách 
nhln hơi bi quan của những nhà bình luận về thị trường London, cuộc khảo 
sát về ngành ngân hàng mới nhất của BNP Paribas Real Estate cho thấy rằng 
London vẫn là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. 82% số người được hỏi 
vẫn chọn London là thành phố dẫn đầu trên thế giới, so với 16% chọn New 
York. Thực sự, viễn cảnh của London là tích cực, với 60% người được hỏi 
xác nhận rằng London là điểm tập trung về tăng trường trong suốt 3 năm tới. 
London hưởng lợi từ 2 lợi thế quan trọng, không bao giờ mất đi. Đầu tiên là vị 
trí trung tâm về múi giờ, nghĩa là trong một ngày làm việc nó có thể liên lạc và 
giao dịch với các thị trường Hongkong và Thượng Hải vào buổi sáng, và New 
York vào buổi chiều. Không có trung tâm tài chính nào khác có thể cung cấp 
một kết nối như vậy cho thị trường toàn cầu. Thứ hai, London vẫn là trung tâm 
của thế giới nói tiếng Anh và vl vậy đây là nơi thu hút nhân tài nói tiếng Anh.
Nguồn: Excerpted from “London Remains the Pinancial Capital of the World," by Dan 
Bayley, The Banker, danuary 6, 2011, www.thebanker.com/CommenưBracken/London- 
remains-the-financial-capital-of-the-world?ct=true. Reprinted with permission.
Porter giữ quan điếm cho rằng 
hai yếu tố khác có thể ảnh hưởng 
lớn tới mô hình kim cương quốc gia: 
đó là cơ hội và chính phủ. Những cơ 
hội, ví dụ những phát minh sáng tạo 
quan trọng, có thể cơ cấu lại ngành 
và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp 
của quốc gia vượt lên những doanh 
nghiệp khác. Bằng cách lựa chọn các 
chính sách của mình, chính phủ có 
thể làm suy yếu hoặc cải thiện lợi thế 
quốc gia. Ví dụ, các quy định pháp 
luật có thể điều chỉnh các điểu kiện 
vể cầu nội địa, các chính sách chống 
độc quyển có thể tác động tới mức 
độ cạnh tranh nội bộ ngành, và các 
khoản đầu tư của chính phủ vào giáo 
dục đào tạo có thê’ thay đổi tính sẵn 
có của các yếu tố sản xuất.
TÍNH SẴN CÓ CỦA CÁC YÉU Tố SẢN XUẤT Tính sẵn có của các yếu tố
sản xuất chính là trọng tâm của học thuyết Heckscher - Ohlin. Trong khi Porter 
không bổ sung thêm bất cứ nội dung gì hoàn toàn mới, nhưng ông đã phần tích kỹ 
lưỡng đặc tính của các yếu tố sản xuất, ô n g thừa nhận sự phân cấp của các yếu tố 
sản xuất, phân biệt giữa các yếu tố cơ bản (ví dụ; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, 
khí hậu, vị trí địa lý và nhân khẩu học) và các yếu tố cao cấp (ví dụ: hạ tầng truyền 
thông, lao động lành nghề và trình độ cao, các cơ sở nghiên cứu, và bí quyết công 
nghệ). Ông lập luận rằng các yếu tố cao cấp đóng vai trò hết sức quan trọng trong 
lợi thế cạnh tranh. Không gióng như các yếu tố cơ bản sẵn có tự nhiên, các yếu tố 
cao cấp lại là sản phẩm của đầu tư cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Do vậy, các 
khoản đẩu tư của chính phủ vào đào tạo cơ bản và nâng cao để cải thiện trình độ 
kiến thức và kỹ năng chung của dân chúng cũng như kích thích nghiên cứu chuyên 
sầu tại các cơ sở giáo dục cấp cao hơn có thể giúp nâng cấp các yếu tố cao cấp của 
một quốc gia.
Mối quan hệ giữa các yếu tố cao cấp và cơ bản rất phức tạp. Các yếu tố cơ bản 
có thể cung cấp lợi thế ban đầu và sau đó sẽ được củng cố và mở rộng thông qua 
đẩu tư vào các yếu tố cao cấp. NgưỢc lại, các bất lợi của các yếu tố cơ bản có thê’ 
tạo ra những áp lực buộc phải đẩu tư vào các yếu tố nâng cao. Một ví dụ rõ ràng 
nhất về hiện tượng này là Nhật Bản, một nước không có nhiều đất trổng và các tài 
nguyên khoáng sản, tuy nhiên thông qua các khoản đẩu tư, quốc gia này đã tạo ra 
đưỢc nguổn yếu tố nàng cao rất dổi dào. Porter lưu ý rằng đội ngũ kỹ sư đông đảo 
tại Nhật Bản (phản ánh thông qua tỷ lệ kỹ sư tốt nghiệp trên bình quân đầu người 
cao hơn hẳn bất kỳ nước nào khác) là nhân tố chủ chốt dẫn tới sự thành công của 
Nhật Bản trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo.
254 Phẩn 3; Môi trường thương mại và đáu tư toàn cầu
o D
Tính sẵn có của các yếu tố sàn xuất; một trắc nghiệm
Một trong những yếu tố sản xuất quan trọng nhất là giáo dục, với các thước 
đo quan trọng như là tỳ lệ phố cập giáo dục và chênh lệch về tỷ lệ phổ cập 
giáo dục theo giới tính. Trong các quốc gia dưới đây, theo bạn nghĩ thl quốc 
gia nào có chênh lệch về tỷ lệ phổ cập giáo dục theo giới tính lớn nhất? (a) 
Iraq; (b) Rvvanda; (c) Chi-lê; hay (d) Ân Độ
Câu trả lời có thể khiến bạn ngạc nhiên: không phải là Iraq. Mặc dù gần như 
ờ hầu hết các quốc gia Trung Đông, đàn ông có tỷ lệ biết chữ cao hơn phụ 
nữ. Với tổng số 74% người biết chữ, Iraq có chênh lệch về phổ cập giáo dục 
giữa nam và nữ gần 20 điểm. Cũng không phải Rvvanda, với điểm chênh lệch 
là 20 và tỷ lệ người biết chữ tính chung là 70%, Và chắc chắn cũng không 
phải Chi-lê, với tỷ lệ người biết chữ là 96% và chênh lệch giữa 2 giới là 1%. 
Đó chính là Ân độ, với tỷ lệ biết chữ của người trường thành là 61 % và chênh 
lệch gần 26% giữa nam và nữ.
Nguồn: u.s. Central Intelllgence Agency. The VVorld Pactbook 2010, www.cia.gov
CÁC ĐIÈU KIỆN VÈ NHU CÀU
Porter nhấn mạnh vai trò của nhu cầu 
nội địa trong việc giúp nâng cao lợi 
thế cạnh tranh của quốc gia. Thông 
thường, các doanh nghiệp tỏ ra nhạy 
cảm nhất với nhu cầu của những khách 
hàng ở gần họ nhất. Do đó, những đặc 
điểm của nhu cầu thị trường nội địa 
đặc biệt quan trọng trong việc định 
hình các thuộc tính của sản phẩm 
được chế tạo trong nước và trong việc 
tạo động lực cho việc sáng tạo, đổi 
mới và nâng cao chát lượng sản phẩm.
Porter lập luận râng các doanh nghiệp 
của một nước giành đưỢc lợi thế cạnh 
tranh nếu người tiêu dùng trong nước 
họ sành điệu và đòi hỏi cao. Những 
người tiêu dùng như vậy sẽ tạo áp lực
lên các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực để đáp ứng những tiêu chuẩn cao vế 
chất lượng sản phẩm, cũng như sản xuất ra những mẫu mã mới. Porter lưu ý rằng 
người mua máy ảnh sành sỏi và có kiến thức ở Nhật đã khuyến khích ngành sản xuất 
máy ảnh Nhật Bản cải thiện chất lượng hàng hóa và tung ra nhiều kiểu máy ảnh mới. 
Một ví dụ tương tự có thể thấy trong ngành công nghiệp năng lượng ở nhiều nước 
Châu Âu, nơi mà khách hàng rất tinh tế và đòi hỏi cao, đã buộc Siemens phải đầu 
tư vào công nghệ xanh, gồm năng lượng tái tạo và năng lượng gió. Trường hỢp của 
Siemens sẽ đưỢc thảo luận sâu hơn trong phần Tiêu điểm ý nghĩa quản trị.
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN KÉT VÀ PHỤ TRỢ Thuộc tính chung
thứ ba của lợi thế cạnh tranh quốc gia về một ngành là sự hiện diện của các ngành 
liên kết và phụ trỢ có sức cạnh tranh quốc tế. Những lợi ích có đưỢc do các ngành 
liên kết và phụ trỢ đầu tư vào các yếu tố sản xuất cao cáp có thể sẽ lan tỏa sang một 
ngành khác, từ đó giúp ngành này đạt đưỢc một vị trí cạnh tranh vững mạnh trên 
thế giới. Sức mạnh của Thụy Điển vể các sản phẩm thép đúc sản (ví dụ vòng bi và 
dụng cụ cắt gọt) là dựa trên sức mạnh của nước này trong các ngành công nghiệp 
thép chuyên dụng. Năng lực dẫn đầu vể công nghệ trong ngành công nghiệp bán 
dẫn của Mỹ đã cung cáp nến tảng cho sự thành công của nước Mỹ trong chế tạo 
máy vi tính cá nhân và một số sản phẩm điện tử công nghệ cao khác. Tương tự như 
vậy, thành công của Thụy Sĩ trong ngành dược có liên quan mật thiết đến những 
thành công của ngành công nghiệp nhuộm công nghệ cao của nước này trên thị 
trường quốc tế. Kết quả của quá trình này là các ngành thành công trong phạm vi 
một quốc gia có xu hướng tập hợp với nhau thành các cụm gổm các ngành có liên 
quan. Đây là một trong những phát hiện có tính tỏa sáng nhất trong công trình 
nghiên cứu của M.Porter. Một trong những cụm công nghiệp như vậy, mà Porter 
đã xác định được, là ngành dệt may của Đức. Ngành này bao gôm các ngành chế 
biến bông, len, sỢi tổng hỢp chất lượng cao, kim máy may, và một loạt các ngành
M Ộ T G Ó C NHÌN KHÁC
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tê 255
chế tạo máy móc liên quan tới ngành dệt. Về mặt địa lý, những cụm công nghiệp 
như vậy rất quan trọng bởi vì những kiến thức giá trị có thê’ luân chuyển giữa các 
doanh nghiệp trong cùng một cụm, từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các doanh 
nghiệp khác cùng nằm trong cụm đó. Các luồng kiến thức sẽ lưu chuyển khi nhân 
viên di chuyển giữa các doanh nghiệp trong nội bộ cụm công nghiệp và khi các 
nghiệp đoàn quốc gia tập hỢp công nhân từ các doanh nghiệp khác nhau tại các 
cuộc hội nghị hoặc hội thảo định kỳ.^ ^
CHIÉN LƯỢC, CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG Lực CẠNH 
TRANH CỦA DOANH NGHIẸP Thuộc tính thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc 
gia trong mô hình của M.Porter là chiến lược, cấu trúc và khả nàng cạnh tranh của 
các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia. ở đây, Porter chỉ ra hai điểm quan 
trọng. Thứ nhất, các quốc gia khác nhau có các đặc điểm vế hệ tư tưởng quản trị 
khác nhau có thể hoặc không giúp đưỢc cho họ trong việc tạo dựng lợi thế cạnh 
tranh quốc gia. Ví dụ, Porter lưu ý vế sự phổ biến của các kỹ sư trong giới quản lý 
cấp cao tại các doanh nghiệp của Đức và Nhật Bản. ông cho rằng lý do của hiện 
tưỢng này là do các doanh nghiệp tại hai nước này chú trọng nhấn mạnh vào cải 
tiến các quy trình sản xuất và thiết kê sản phẩm. NgưỢc lại, Porter cũng lưu ý về sự 
phổ biến của những người có hiểu biết vể lĩnh vực tài chính trong giới lãnh đạo của 
nhiều doanh nghiệp Mỹ. õng liên hệ điểu này với sự thiếu quan tâm của các doanh 
nghiệp Mỹ tới việc cải tiến các quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm. Theo ông sự 
thống trị của tài chính dẫn tới việc quá chú trọng vào tối đa hóa lợi nhuận tài chính 
trong ngắn hạn và hậu quả của những tư tưởng quản trị khác nhau này là sự mất 
đi tương đối vể năng lực cạnh tranh của Mỹ trong các ngành công nghiệp chê tạo, 
những ngành mà trong đó các vấn để về quy trình sản xuất và thiết kê sản phẩm hết 
sức quan trọng (ví dụ như ngành công nghiệp ô tô).
Điểm thứ hai mà Porter chi ra là sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh 
gay gắt trong nước, sự sáng tạo và sự duy trì lầu dài của lợi thế cạnh tranh trong một 
ngành. Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong nước khiến các doanh nghiệp phải tìm 
cách nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó làm cho họ trở nên có sức cạnh tranh mạnh 
mẽ hơn trên thị trường thế giới. Cạnh tranh trong nước tạo ra áp lực phải cải tiến, 
nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu tư nâng cấp các yếu tố sản xuất cao cấp. 
Tất cả những điểu này tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp ở tẩm cỡ thế 
giới. Porter trích dẫn trường hỢp của Nhật Bản:
Không ở đâu mà vai trò của cạnh tranh nội địa lại rõ rệt như tại Nhật Bản. Đó 
là một cuộc chiến tổng lực, làm nhiều doanh nghiệp thất bại trong việc tìm 
kiếm lợi nhuận. Với mục tiêu tập trung chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp 
Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến không ngừng nhằm vượt qua đối thủ của 
mình. Thị phẩn biến động rõ rệt. Quá trình này đưỢc đề cập đến rát nhiều trên 
báo chí kinh doanh. Các cách đánh giá xếp hạng công ty dù phức tạp, nhưng 
rất quen thuộc đối với các sinh viên tốt nghiệp đại học. Tỷ lệ phát triển sản 
phẩm mới và quy trình rất ngoạn mục.^^
ĐANH GIA HỌC THUYẾT CUA PORTER Porter khẳng định rằng mức độ 
thành công mà một quổc gia có thể đạt đưỢc trên thị trường thế giới trong một
256 Phần 3: Môi trường thương mại và đầu tư toàn cẩu

File đính kèm:

  • pdfkinh_doanh_quoc_te_hien_dai_phan_1.pdf