Kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại các quốc gia mới nổi và bài học cho Việt Nam

Ổn định tài chính là mục tiêu quan trọng, được các tổ chức quốc

tế đề cập từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng chỉ từ sau cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thì các nhà điều hành

chính sách mới nhìn nhận đúng hơn về vai trò của mục tiêu này

đối với nền kinh tế. Các tổ chức quốc tế như Quĩ Tiền tệ Quốc tế

(IMF),Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hay Ngân hàng Phát

triển Châu Á (ADB) đã đưa ra các hướng dẫn gợi ý về các bộ chỉ số

cho các quốc gia trong việc đo lường, xác định những bất ổn trong

hệ thống tài chính. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm khác

nhau về kinh tế, chính trị, hệ thống tài chính vì thế, các bộ chỉ số

hay phương thức đo lường ổn định tài chính cũng cần được thiết kế

riêng phù hợp với điều kiện từng nền kinh tế. Trong bài viết này, tác

giả tập trung tìm hiểu kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại hai

nền kinh tế mới nổi trong khu vực là Hàn Quốc và Indonesia, từ đó

rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kết hợp

hai phương pháp bộ chỉ số và chỉ số tổng hợp để đo lường ổn định tài

chính cũng như đưa ra các tiêu chí quan trọng lựa chọn các chỉ số.

Từ khóa: ổn định tài chính, chỉ số lành mạnh tài chính, chỉ số ổn định

tài chính tổng hợp

pdf 15 trang yennguyen 6620
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại các quốc gia mới nổi và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại các quốc gia mới nổi và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại các quốc gia mới nổi và bài học cho Việt Nam
59
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 197- Tháng 10. 2018
Kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại 
các quốc gia mới nổi và bài học cho Việt Nam
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
Vũ Hải Yến
Ngày nhận: 19/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 05/09/2018 Ngày duyệt đăng: 23/10/2018
Ổn định tài chính là mục tiêu quan trọng, được các tổ chức quốc 
tế đề cập từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng chỉ từ sau cuộc 
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thì các nhà điều hành 
chính sách mới nhìn nhận đúng hơn về vai trò của mục tiêu này 
đối với nền kinh tế. Các tổ chức quốc tế như Quĩ Tiền tệ Quốc tế 
(IMF),Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hay Ngân hàng Phát 
triển Châu Á (ADB) đã đưa ra các hướng dẫn gợi ý về các bộ chỉ số 
cho các quốc gia trong việc đo lường, xác định những bất ổn trong 
hệ thống tài chính. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm khác 
nhau về kinh tế, chính trị, hệ thống tài chính vì thế, các bộ chỉ số 
hay phương thức đo lường ổn định tài chính cũng cần được thiết kế 
riêng phù hợp với điều kiện từng nền kinh tế. Trong bài viết này, tác 
giả tập trung tìm hiểu kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại hai 
nền kinh tế mới nổi trong khu vực là Hàn Quốc và Indonesia, từ đó 
rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kết hợp 
hai phương pháp bộ chỉ số và chỉ số tổng hợp để đo lường ổn định tài 
chính cũng như đưa ra các tiêu chí quan trọng lựa chọn các chỉ số. 
Từ khóa: ổn định tài chính, chỉ số lành mạnh tài chính, chỉ số ổn định 
tài chính tổng hợp
1. Kinh nghiệm đo lường ổn 
định tài chính của Hàn Quốc
1.1. Cơ quan quản lý
gân hàng Trung 
ương (NHTW) 
Hàn Quốc (Bank 
of Korea- BOK) 
thực hiện theo đuổi mục tiêu 
ổn định tài chính theo Luật 
NHTW Hàn Quốc sửa đổi năm 
2011. Quy định mới này đã 
tăng cường vai trò của BOK 
trong thực thi chính sách an 
toàn vĩ mô, khác hẳn vai trò 
truyền thống trong thực thi 
chính sách tiền tệ.Về đo lường 
ổn định tài chính, trên cơ sở 
gợi ý của IMF, BOK đã thực 
hiện tính toán bộ chỉ số lành 
mạnh tài chính (Financial 
Soundness Indicators- FSIs), 
đồng thời phát triển và biên 
soạn thêm Chỉ số căng thẳng 
tài chính (Financial Stress 
Index, tháng 3/2007). Chỉ số 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
60 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
riêng lẻ này có ưu điểm là 
phát hiện nhanh những bất 
thường trong các lĩnh vực có 
nguy cơ rủi ro cao như thị 
trường tài chính, thị trường 
bất động sản nhưng lại khá 
hạn chế trong việc đánh giá 
các điều kiện ổn định tài chính 
tổng thể. Chính vì vậy, BOK 
luôn sử dụng song song cả 2 
phương thức: bộ chỉ số lành 
mạnh tài chính (FSIs) và chỉ 
số ổn định tài chính (Financial 
Stability Index- FSIx).
1.2. Chỉ số lành mạnh tài 
chính (FSIs)
Theo hướng dẫn của IMF, 
Hàn Quốc thực hiện tính toán 
và công bố đều đặn 35 FSIs 
cho các nhóm tổ chức nhận 
tiền gửi, các tổ chức tài chính 
khác, doanh nghiệp, hộ gia 
đình, thị trường chứng khoán 
(TTCK) và thị trường bất 
động sản. Tuy nhiên, do thiếu 
số liệu cho việc tính toán nên 
Hàn Quốc cũng loại trừ 5 chỉ 
tiêu ra khỏi danh mục báo cáo 
của mình, bao gồm: (i) Chênh 
lệch lãi suất liên ngân hàng; 
(ii) Tỷ lệ rủi ro ngoại tệ/ Vốn 
của doanh nghiệp; (iii) Tỷ lệ 
lợi nhuận/ Lãi và chi phí vốn; 
(iv) Lãi và gốc/ Thu nhập hộ 
gia đình; (v) Giá bất động sản 
thương mại. 
Tại Hàn Quốc, có 5 tổ chức 
thực hiện chịu trách nhiệm 
tính toán 35 chỉ số FSIs và 
Tổ chức dịch vụ giám sát tài 
chính (Financial Supervisory 
Service- FSS) sẽ tổng hợp 
các chỉ số này, xem xét điều 
chỉnh trước khi gửi đến cho 
IMF. Trong số các chỉ số 
được gửi đến, FSS tính toán 
25 chỉ số liên quan đến các 
tổ chức nhận tiền gửi và các 
tổ chức tài chính khác. BOK 
sau đó tính ra 6 chỉ số ổn định 
tài chính, bao gồm 1 chỉ số 
cho tổ chức nhận tiền gửi và 
5 chỉ số còn lại cho doanh 
nghiệp và hộ gia đình. Ủy ban 
Đầu tư tài chính (Financial 
Investment Association- FIA) 
sẽ chịu trách nhiệm tính toán 
2 chỉ số liên quan đến TTCK; 
Tòa án tối cao và Ngân hàng 
Kookmin tính toán một chỉ số 
cho rủi ro vỡ nợ doanh nghiệp 
và một chỉ số cho giá nhà. 
Hàn Quốc thực hiện công bố 
tất cả các chỉ tiêu định kỳ theo 
quý và theo năm, ngoại trừ 
hai chỉ số liên quan đến doanh 
nghiệp là tỷ lệ nợ và tỷ lệ lợi 
nhuận trên vốn chủ sở hữu 
(ROE), chỉ được công bố theo 
năm. 
Đối với bộ chỉ số cơ bản, áp 
dụng cho các ngân hàng, Hàn 
Quốc thực hiện tính toán 12 
chỉ số cơ bản và 15 chỉ số bổ 
sung theo các tiêu chí: đầy đủ 
vốn, an toàn vốn, khả năng 
sinh lời và tính thanh khoản. 
Về cơ bản, các chỉ tiêu này 
tương tự như của chỉ số FSIs 
của IMF, tuy nhiên, Hàn Quốc 
còn tính toán thêm một số chỉ 
tiêu khác nữa như tỷ lệ nguy 
cơ rủi ro lớn, tỷ lệ bù đắp chi 
phí, tỷ lệ thanh khoản nội tệ 
và ngoại tệ 3 tháng.
1.3. Bản đồ ổn định tài chính 
(Financial Stability Map)
Bản đồ ổn định tài chính như 
một bức tranh toàn cảnh về 
mức độ ổn định kinh tế vĩ mô 
với 6 chiều, trong đó 2 chiều 
liên quan đến sự lành mạnh 
trong môi trường kinh tế vĩ 
mô (khả năng trả nợ của hộ 
gia đình và khu vực doanh 
nghiệp) và 4 chiều liên quan 
đến hệ thống tài chính (ngân 
hàng, tổ chức tài chính phi 
ngân hàng, thị trường tài 
chính và sự lành mạnh của 
Hình 1. Bản đồ ổn định tài chính của Hàn Quốc năm 2015
Nguồn: Bank of Korea
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
61Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
thị trường ngoại hối). Trong 
đó, nếu các điểm đỉnh càng 
gần với trung tâm, có nghĩa là 
mức độ ổn định của lĩnh vực 
đó càng cao hơn. 
Như hình 1 cho thấy, so 
với quý 1 năm 2015, sự ổn 
định của các khu vực doanh 
nghiệp, hộ gia đình và thị 
trường tài chính có những dấu 
hiệu suy giảm bởi các điểm 
đỉnh có xu hướng dịch ra 
bên ngoài. Nguyên nhân của 
những bất ổn này được giải 
thích là:
Thứ nhất, điều kiện thu nhập 
hộ gia đình chưa được cải 
thiện, nợ hộ gia đình có xu 
hướng tăng lên do những chi 
phí mua nhà tăng.
Thứ hai, doanh thu của khu 
vực doanh nghiệp giảm mạnh 
mẽ, khiến khả năng tra nợ của 
khu vực này cũng không được 
cải thiện.
Thứ ba, sự ổn định cấu trúc tài 
chính ngày càng bị thu hẹp. 
Trong khi khu vực ngân hàng 
và phi ngân hàng hoạt động 
ổn định và bền vững thì thị 
trường tài chính lại có những 
dấu hiệu bất ổn: giá chứng 
khoán và tỷ giá biến động 
nhiều hơn, những lo ngại về 
tín dụng trên thị trường trái 
phiếu doanh nghiệp gia tăng. 
Bắt đầu từ năm 2016, thay 
vì xây dựng bản đồ ổn định 
tài chính tổng thể, BOK thực 
hiện thiết kế các bản đồ lành 
mạnh tài chính cho từng khu 
vực, như ngân hàng, phi ngân 
hàng, thị trường tín dụng hay 
thị trường tài sản, để nhanh 
chóng nắm bắt được tình hình 
Hình 2. Bản đồ ghi nhận thay đổi trong thị trường tín dụng và thị trường tài sản năm 2016
Nguồn: Bank of Korea
Hình 3. Bản đồ ghi nhận thay đổi trong các chỉ số lành mạnh hệ thống ngân hàng và các tổ 
chức tài chính phi ngân hàng năm 2016
Nguồn: Bank of Korea
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
ổn định, cũng như những thay 
đổi, bất ổn của từng khu vực. 
Bản đồ thị trường tín dụng 
và thị trường tài sản so sánh 
sự thay đổi của hai thị trường 
này thời điểm quý 2 năm 2016 
so với quý 1. Trên thị trường 
tín dụng, nợ hộ gia đình có xu 
hướng gia tăng, trong khi đó, 
nợ cho khu vực doanh nghiệp 
lại ổn định hơn và tỷ lệ nợ 
doanh nghiệp lại có xu hướng 
giảm, các điều kiện thị trường 
chưa có sự cải thiện. Trên thị 
trường cổ phiếu, giá cổ phiếu 
giao động trong một khoảng 
nhất định nhưng trong ngắn 
hạn, giá cổ phiếu vẫn biến 
động mạnh do những thay đổi 
trong kinh tế trong và ngoài 
nước. Trên thị trường trái 
phiếu, lãi suất biến động mạnh 
do nguy cơ tăng lãi suất trên 
thị trường Mỹ và những thay 
đổi trên thị trường trái phiếu 
doanh nghiệp. 
Biểu đồ chỉ số lành mạnh 
ngân hàng cho thấy các điều 
kiện ngân hàng đang được cải 
thiện ngoại trừ tốc độ tăng 
trưởng tài sản của ngân hàng 
chậm lại do những chậm trễ 
trong quá trình phục hồi của 
nền kinh tế. Về phía các tổ 
chức phi ngân hàng, các tổ 
chức này vẫn giữ được xu 
hướng tăng trưởng tài sản 
bền vững, chất lượng các tài 
sản được cải thiện, tuy nhiên 
lợi nhuận của hầu hết các tổ 
chức trong nhóm này lại có xu 
hướng giảm trong năm 2016, 
ngoại trừ ngân hàng tiết kiệm. 
Bản đồ liên kết qua lại giữa 
các tổ chức tài chính cho biết 
mức độ phụ thuộc lẫn nhau 
giữa các tổ chức tài chính. 
Mức độ liên kết phụ thuộc 
càng cao thì khả năng xảy ra 
rủi ro, đổ vỡ dây chuyền càng 
lớn và ngược lại. Bản đồ trên 
không chỉ cho biết mức độ 
liên kết giữa các tổ chức trong 
cùng một nhóm, mà còn cho 
biết mối liên hệ vay mượn, xu 
hướng dịch chuyển dòng tiền 
giữa các nhóm ngân hàng, bảo 
hiểm, công ty chứng khoán, 
công ty quản lý tài sản, công 
ty tài chính tín dụng đặc biệt, 
quỹ tín dụng hợp tác
1.4. Chỉ số ổn định tài chính 
(FSIx)
FSIx là kết quả những nỗ lực 
của BOK trong việc đánh giá 
sự ổn định của hệ thống tài 
chính cũng như đo lường rủi 
ro hệ thống. FSIx bao gồm 6 
lĩnh vực và 64 biến số. Các 
biến số này được lựa chọn 
dựa trên kết quả khảo sát rộng 
rãi và phản hồi từ khảo sát 
chuyên sâu của các chuyên gia 
Hình 4. Bản đồ mối liên kết qua lại giữa các tổ chức tài chính 
năm 2016
Nguồn: Bank of Korea
Bảng 1. Thành phần của chỉ số ổn định tài chính Hàn Quốc
Ngân 
hàng
Thị trường 
tài chính
Khu vực 
kinh tế thực
Khu vực 
bên ngoài
Khu vực 
kinh doanh
Hộ gia 
đình
Tổng
Chỉ số cơ bản 12 4 6 4 4 5 35
Chỉ số bổ sung 7 6 8 2 3 3 29
Tổng 19 10 14 6 7 8 64
Nguồn: Financial Supervisory Service
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
63Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
tài chính và kinh tế. 64 biến 
sốnày được phân thành 35 
chỉ số cơ bản và 29 chỉ số bổ 
sung, phụ thuộc vào tầm quan 
trọng của các biến số này.
Kết quả phân tích từ các 
nghiên cứu thí điểm cho thấy 
FSIx có thể nhận biết được 
bất ổn tài chính. Các chỉ số 
này đều ở mức cao trong giai 
đoạn khủng hoảng trầm trọng 
và gia tăng nhanh chóng trong 
những thời điểm xảy ra các sự 
kiện như cuộc khủng hoảng 
tài chính Châu Á năm 1998, 
khủng hoảng thẻ tín dụng 
nội địa năm 2003 và khủng 
hoảng tài chính toàn cầu năm 
2008. Đây là ba sự kiện có 
ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh 
vực của hệ thống tài chính, 
tuy nhiên thời gian và mức độ 
tác động đến các lĩnh vực có 
khác nhau. Ví dụ, cuộc khủng 
hoảng tài chính châu Á có ảnh 
hưởng lớn và lâu dài đến tất 
cả các lĩnh vực, nhưng khủng 
hoảng thẻ tín dụng nội địa 
của Hàn Quốc lại chỉ có ảnh 
hưởng ít và trong thời gian 
Hình 5. Chỉ số ổn định tài chính theo lĩnh vực và giai đoạn rủi ro giai đoạn 1996-2010
Ghi chú: Các cột dọc thể hiện “giai đoạn rủi ro” (chỉ số biến động nhiều hơn độ lệch chuẩn)
Nguồn: Financial Supervisory Service
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
ngắn. Đối với cuộc 
khủng hoảng tài 
chính toàn cầu thì 
lại có ảnh hưởng 
đến tất cả các lĩnh 
vực ngoại trừ khu 
vực ngân hàng. 
Chỉ số tổng hợp 
FSIx (Composite 
FSIx) được xây 
dựng dựa trên 6 
chỉ số FSIx khu 
vực và có thể được 
sử dụng như một 
thước đo đánh giá 
điều kiện an toàn 
kinh tế vĩ mô nói 
chung. Sử dụng phương pháp 
“tỷ lệ nhiễu trên dấu hiệu” 
(noise-to-signal ratio), BOK 
xác định giới hạn tối ưu cho 
giai đoạn “Cảnh báo” và 
“Khủng hoảng”:
 ○ Nếu FSIx nằm dưới mức 8 
thì giai đoạn này được coi là 
ổn định.
 ○ Nếu FSIx nằm từ mức 8-22 
thì đây là giai đoạn cảnh báo.
 ○ Nếu FSIx nằm trên mức 
22 thì đây là giai đoạn khủng 
hoảng. 
Như vậy, Hàn Quốc được 
đánh giá là nền kinh tế mới 
nổi nhiều triển vọng và có 
hệ thống tài chính dựa ngân 
hàng. Chính phủ Hàn Quốc 
không thành lập riêng một cơ 
quan phụ trách mục tiêu ổn 
định tài chính mà nhiệm vụ 
này được giao phó cho BOK 
thực hiện, bởi những ưu thế 
của BOK trong việc thực hiện 
mục tiêu này. Việc đo lường 
ổn định tài chính được BOK 
thực hiện dựa trên bộ chỉ số 
lành mạnh tài chính FSIs của 
IMF, đồng thời, BOK cũng 
tự thiết kế một chỉ số ổn định 
tài chính tổng hợp với 
mục tiêu phát hiện 
nhanh những rủi ro, bất 
thường trong hệ thống 
tài chính. Việc kết hợp 
bộ chỉ số FSIs của IMF 
và xây dựng chỉ số ổn 
định tổng hợp như Hàn 
Quốc được đánh giá là 
phương pháp khá phù 
hợp và khả thi cho Việt 
Nam có thể nghiên cứu 
và ứng dụng.
2. Kinh nghiệm đo lường ổn 
định tài chính của Indonesia
2.1. Khung giám sát hệ thống 
tài chính
Trước năm 2011, khu vực tài 
chính được giám sát bởi hai 
tổ chức là NHTW Indonesia 
và Bộ Tài chính. Trong đó, 
NHTW chịu trách nhiệm giám 
sát khu vực ngân hàng, còn 
Bộ Tài chính thực hiện giám 
sát các tổ chức tài chính. Việc 
ban hành Luật mới về Cơ 
quan dịch vụ tài chính-FSA 
vào cuối năm 2011 đã tạo ra 
một khởi đầu mới với nhiệm 
vụ tiếp nhận nhiệm vụ giám 
sát vi mô các tổ chức tài chính 
từ NHTW và Bộ Tài chính. 
FSA sẽ phụ trách ban hành 
các quy định và giám sát vi 
mô các hoạt động dịch vụ tài 
chính trong lĩnh vực ngân 
hàng, bảo hiểm, chứng khoán, 
quỹ hưu trí, công ty tài chính. 
Còn NHTW vẫn phụ trách 
nhiệm vụ giám sát an toàn vĩ 
mô toàn bộ hệ thống tài chính 
nhằm đảm bảo ổn định tài 
chính. 
2.2. Bộ chỉ số giám sát an 
toàn vĩ mô
Hình 2. Diễn biến chỉ số ổn định tài chính tổng hợp từ 6 lĩnh vực giai 
đoạn 1996-2010
Nguồn: Bank of Korea
Hình 3. Chỉ số ổn định tài chính 
FSIx giai đoạn 2008-6/2017
Nguồn: Bank of Korea
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
65Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
Hình 4. Sơ đồ khung ổn định tài chính của Indonesia
Nguồn: Bank Indonesia
Bảng 2. Chỉ số giám sát an toàn vĩ mô tại Indonesia
Chỉ số giám sát an toàn vi mô tổng hợp Chỉ số 
vĩ mô
Chỉ số thị 
trường tài 
chính
Chỉ số khu 
vực kinh tế 
thực bao 
gồm doanh 
nghiệp và 
hộ gia đình
1. Chỉ số rủi ro tín 
dụng ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu NPL; Dự phòng rủi ro; Nợ xấu/ 
Tín dụng BĐS, Kết quả cho vay vi mô, vừa và 
nhỏ; Tỷ lệ cho vay/ GDP.
Tăng 
trưởng 
kinh tế; 
Lạm 
phát; 
Lãi 
suất; 
Giá 
dầu; 
Chỉ số 
hàng 
hóa;
Chỉ số giá 
chứng 
khoán; Biến 
động chỉ số 
thị trường; 
Lợi nhuận 
chứng 
khoán ngân 
hàng; Khối 
lượng giao 
dịch thị 
trường vốn;
Tỷ lệ nợ/ vốn 
chủ sở hữu; 
Lợi nhuận/ 
tổng tài sản; 
Lợi nhuận/ 
vốn chủ sở 
hữu; Kết 
quả cho vay 
hộ gia đình; 
Tỷ lệ thanh 
khoản hộ gia 
đình; Kết quả
2. Chỉ số rủi ro thị 
trường ngân hàng
Trạng thái ngoại tệ ròng; Danh mục kỳ hạn 
các tài sản; Lãi suất và Tỷ giá
3. Chỉ số rủi ro 
thanh khoản của 
ngân hàng
Lãi suất thị trường tiền tệ; Tỷ lệ tài sản thanh 
khoản/ tiền gửi phi cơ bản; Tỷ lệ tài sản thanh 
khoản/ tiền gửi; tỷ lệ bù đắp thanh khoản 
(LCR-Liquidity coverage ratio); Tỷ lệ tài trợ 
bình ổn ròng (NSFR-Net stable funding ratio); 
Dự báo dòng tiền
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
66 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
Để đo lường cũng như phát 
hiện sớm những rủi  ... nterest Margin- NIM), 
tỷ lệ hiệu quả (BOPO), tỷ 
lệ chi phí/ thu nhập (Cost to 
income- CIR) và tỷ lệ chi phí 
vận hành/ thu nhập hoạt động 
(Overhead cost to operating 
income- OHC/OI). Tổng hợp 
các biến này gọi là chỉ số 
hiệu quả ngân hàng (Banking 
Efficiency Index- BEI).
Chỉ số trung gian ngân hàng 
(Banking Intermediation 
Index) được thiết lập dựa trên 
hai yếu tố, đặc thù và theo 
chiều ngang. Các biến phản 
ánh đặc thù của ngân hàng 
bao gồm: chênh lệch giữa lãi 
suất cho vay và lãi suất tiền 
gửi 1 tháng (spread lending 
rate and deposit rate) và dự 
trữ bắt buộc dựa trên tỷ lệ cho 
Nguồn: Bank Indonesia (2017)
Hình 11. Chỉ số ổn định các tổ chức tài chính (FISI) của Indonesia giai đoạn 2002-2017
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
69Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
vay/ tiền gửi (Gap LDR). Biến 
phản ánh theo chiều ngang 
bao gồm chênh lệch giữa tín 
dụng/GDP và xu hướng dài 
hạn của tỷ lệ này (Gap credit/
GDP)
Thứ hai, các chỉ số đo lường 
ổn định thị trường tài chính. 
Để xây dựng chỉ số tổng 
hợp cho thị trường tài chính, 
NHTW Indonesia sử dụng các 
chỉ số trong 5 lĩnh vực: thị 
trường tiền tệ liên ngân hàng, 
thị trường cổ phiếu, thị trường 
trái phiếu, thị trường ngoại 
hối, và đánh giá bên ngoài 
về hệ thống tài chính nội địa. 
Các biến số được sử dụng để 
đo lường tình trạng của các 
khu vực này tương ứng là: 
chênh lệch giữa lãi suất liên 
ngân hàng và lãi suất tiền gửi 
tại NHTW, chỉ số giá chứng 
khoán Jakarta (JCI), lãi suất 
trái phiếu chính phủ 5 năm, tỷ 
giá USD/Rupia và hoán đổi 
rủi ro vỡ nợ (CDS).
(iii) Xác định tỷ trọng của 
từng biến số trong chỉ số tổng 
hợp
Việc xác định tỷ trọng của 
từng biến số được thực hiện 
thông qua phương pháp phân 
tích bước ngoặt (Turning 
Point Analysis- TPA). Phương 
pháp này xem xét tác động phi 
tuyến tính lên các chỉ số. Ưu 
điểm của phương pháp TPA 
so với các phương pháp khác 
là có thể thay đổi tỷ trọng phụ 
thuộc vào điều kiện và sự sẵn 
có của dữ liệu. Cách tính FSSI 
của NHTW Indonesia được 
thể hiện thông qua công thức 
dưới đây
 → Chỉ số ổn định hệ thống 
tài chính:
FSSIt = 0,45FISIt + 0,55FMSIt
 → Chỉ số ổn định các tổ chức 
tài chính FISI:
FISIt = 0,6Banking Pressure 
Indext − 0,2Banking 
Efficiency Indext + 0,2Bank 
Intermediation Indext
Banking Pressure Indext 
= 0,35NPLt − 0,2CARt − 
0,1ROAt − 0,3∆Liquid assett
Banking Efficiency Indext 
= −0,3NIMt − 0,23BOPOt − 
0,23CIRt − 0,23(OHC/OI)t
Banking Intermediation Indext 
= −0,2Spread lending rate and 
deposit ratet + 0,4Gap LDRt + 
0,4Gap credit/GDPt
Ghi chú: 
 ○ Banking Pressure Index: 
Chỉ số áp lực ngân hàng.
 ○ Banking Efficiency Index: 
Chỉ số hiệu quả ngân hàng.
 ○ Banking Intermediation 
Index: Chỉ số trung gian ngân 
hàng.
 ○ NPL: Tỷ lệ nợ xấu 
 ○ CAR: Hệ số an toàn vốn
 ○ ROA: Tỷ lệ lợi nhuận/tổng 
tài sản.
 ○ ΔLiquid asset: Chênh lệch 
tài sản thanh khoản.
Nguồn: Bank Indonesia (2017)
Hình 12. Chỉ số ổn định thị trường tài chính (FMSI) của Indonesia giai đoạn 2002-2017
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
 ○ NIM: Chênh lệch lãi suất 
ròng.
 ○ BOPO: Tỷ lệ hiệu quả ngân 
hàng.
 ○ CIR: Tỷ lệ chi phí/thu nhập.
 ○ OHC/OI: Tỷ lệ chi phí vận 
hành/thu nhập hoạt động.
 ○ Spread lending rate and 
deposit rate: Chênh lệch lãi 
suất cho vay và lãi suất tiền 
gửi 1 tháng.
 ○ GapLDR: Chênh lệch tỷ lệ 
cho vay/tiền gửi.
 ○ Gap credit/GDP: Chênh 
lệch tỷ lệ tín dụng/GDP với xu 
hướng dài hạn của tỷ lệ này.
 → Chỉ số ổn định thị trường 
tài chính (FMSI)
FMSIt = 0,75Normal 
conditiont + 0,25Crisis 
conditiont
Normal conditiont = 0,35 
Liquidityt + 0,2Stock 
pricet + 0,15Bond yieldt + 
0,25Exchange ratet + 0,1CDSt
Crisis conditiont = 0,25 
Liquidityt + 0,25Stock 
pricet + 0,15Bond yieldt + 
0,25Exchange ratet + 0,1CDSt
Ghi chú:
 ○ Normal condition: Chỉ số 
ổn định thị trường tài chính 
trong điều kiện bình thường.
 ○ Crisis condition: Chỉ số ổn 
định thị trường tài chính trong 
điều kiện khủng hoảng.
 ○ Liquidity: Chỉ số thanh 
khoản thị trường.
 ○ Stock price: Chỉ số giá cổ 
phiếu.
 ○ Bond yield: Lãi suất trái 
phiếu.
 ○ Exchange rate: Tỷ giá. 
Trong đó, dấu (+) hay (−) 
thể hiện tác động của biến 
số đó lên chỉ số chung, cụ 
thể, dấu (+) thể hiện tác động 
tăng áp lực lên chỉ số chung 
và ngược lại. Trong trường 
hợp chỉ số trung gian ngân 
hàng (Banking Intermediation 
Index), dấu (+) phản ánh sự 
gia tăng của chức năng trung 
gian tài chính và dấu (-) thể 
hiện sự suy giảm trong chức 
năng trung gian tài chính. 
(iv) Xác định ngưỡng
Các giá trị ngưỡng cho chỉ 
số ổn định hệ thống tài chính 
FSSI được chia thành 4 giai 
đoạn: bình thường, cẩn trọng, 
cảnh báo và khủng hoảng. 
Việc xác định ngưỡng cho 
các chỉ số cấu thành nên 
FSSI được thực hiện thông 
qua phương pháp Min-Max. 
Còn ngưỡng cho FSSI được 
chuyển đổi sử dụng phương 
pháp chuẩn hóa Min-Max thực 
nghiệm.
2.4. Các bài kiểm tra sức 
chịu đựng (Stress tests)
Ngoài chỉ số ổn định tài chính, 
NHTW Indonesia còn thực 
hiện 8 bài kiểm tra sức chịu 
đựng (stress test) theo định kỳ 
và các khảo sát. Các bài kiểm 
tra sức chịu đựng bao gồm:
1) Kiểm tra sức chịu đựng rủi 
ro tín dụng trước các cú sốc 
Nguồn: Bank Indonesia (2014)
Hình 9. Chỉ số FSSI với các giá trị ngưỡng được xây dựng cho giai đoạn gốc 2001-2010
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
71Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
kinh tế vĩ mô: Đánh giá tác 
động của các cú sốc vĩ mô đến 
chất lượng tín dụng của ngân 
hàng (tỷ lệ nợ xấu).
2) Kiểm tra sức chịu đựng rủi 
ro tín dụng: Đánh giá tác động 
của sự thay đổi chất lượng tín 
dụng đến tỷ lệ an toàn vốn của 
ngân hàng (CAR).
3) Kiểm tra sức chịu đựng rủi 
ro lãi suất: Xác định tác động 
của thay đổi lãi suất lên tài 
sản và nguồn vốn của ngân 
hàng, và lên vốn ngân hàng 
(CAR).
4) Kiểm tra sức chịu đựng rủi 
ro ngoại hối: Đánh giá ảnh 
hưởng của việc giảm/ tăng giá 
đồng IDR lên danh mục ngoại 
tệ của ngân hàng và lên vốn 
của ngân hàng.
5) Kiểm tra sức chịu đựng của 
trái phiếu Chính phủ: Đánh 
giá tác động của việc giảm giá 
trái phiếu Chính phủ lên vốn 
của ngân hàng (hệ số CAR).
6) Kiểm tra sức chịu đựng của 
rủi ro thanh khoản: Đánh giá 
tác động của thiếu hụt thanh 
khoản lên vốn ngân hàng 
(CAR).
7) Kiểm tra sức chịu đựng 
tổng hợp: Đánh giá tác động 
các cú sốc do sự thay đổi đồng 
thời của tỷ lệ nợ xấu, lãi suất, 
tỷ giá và giá trái phiếu Chính 
phủ lên hệ số CAR của ngân 
hàng.
8) Kiểm tra sức chịu đựng liên 
ngân hàng: Đánh giá mức độ 
ổn định của ngân hàng trước 
cú sốc mất vốn do cho vay 
liên ngân hàng mà ngân hàng 
đó lại vỡ nợ. 
Như vậy, việc giám sát và 
kiểm soát rủi ro toàn hệ thống 
tại Indonesia được thực hiện 
dựa trên sự phối hợp của 4 
cơ quan tham gia diễn đàn 
ổn định tài chính, bao gồm: 
NHTW, Cơ quan dịch vụ tài 
chính, Bộ Tài chính và Bảo 
hiểm tiền gửi. Về việc đo 
lường ổn định tài chính, tương 
tự như Hàn Quốc, Indonesia 
cũng sử dụng kết hợp cả bộ 
chỉ số và chỉ số ổn định tổng 
hợp. Đối với chỉ số ổn định 
riêng này, NHTW Indonesia 
tổng hợp từ chỉ số ổn định của 
các khu vực quan trọng (khu 
vực ngân hàng và thị trường 
tài chính). Bên cạnh mục đích 
để tính toán chỉ số tổng hợp, 
việc tính toán và theo dõi 
thường xuyên chỉ số phụ này 
cũng giúp nắm bắt kịp thời 
cũng như nhanh chóng xác 
định các nguy cơ, rủi ro tiềm 
ẩn cho hệ thống.
3. Bài học kinh nghiệm cho 
Việt Nam
Các nền kinh tế mới nổi là 
những quốc gia có mức độ 
phát triển gần với các nền 
kinh tế phát triển nhưng vẫn 
thiếu một số điều kiện về kinh 
tế liên quan đến năng lực quản 
trị rủi ro, tính thanh khoản 
của thị trường nợ và các 
yếu tố xã hội khác để được 
công nhận là nền kinh tế phát 
triển. Trong tương lai gần, 
khi hoàn thiện các điều kiện 
còn thiếu, các thị trường này 
có thể trở thành các quốc gia 
phát triển, có đóng góp lớn 
hơn cho nền kinh tế thế giới. 
Trong khu vực, Hàn Quốc và 
Indonesia đều là các quốc gia 
mới nổi, nhưng có hệ thống 
tài chính dựa vào ngân hàng 
tương tự như Việt Nam. Việc 
nghiên cứu và tìm hiểu về 
phương thức đo lường ổn định 
tài chính tại hai quốc gia này 
đem lại những bài học hữu ích 
cho các nhà điều hành tại Việt 
Nam trong việc thực thi mục 
tiêu ổn định tài chính. Một số 
bài học kinh nghiệm có thể rút 
ra từ thực tế tại hai quốc gia 
trên, đó là:
Thứ nhất, tổ chức chịu trách 
nhiệm đo lường và thực thi 
mục tiêu ổn định tài chính có 
thể là một cơ quan điều hành 
có thẩm quyền như NHTW 
hoặc một Ủy ban/ Hội đồng 
với sự tham gia của nhiều tổ 
chức. Kinh nghiệm của Hàn 
Quốc và Indonesia thì cơ quan 
được lựa chọn này là NHTW. 
Thứ hai, việc tính toán các 
chỉ số ổn định tài chính nên 
được thực hiện bởi nhiều tổ 
chức, sau đó tập hợp lại cho 
cơ quan chịu trách nhiệm 
chính. Như kinh nghiệm của 
Hàn Quốc, NHTW, Ủy ban 
Đầu tư tài chính, Tòa án tối 
cao và Ngân hàng Kookmin 
đều tham gia vào việc tính 
toán bộ chỉ số ổn định tài 
chính để giảm tải công việc 
cho NHTW, cũng như đảm 
bảo sự chính xác của chỉ số 
bởi các cơ quan này có điều 
kiện tốt hơn trong việc thu 
thập dữ liệu. Còn ở Indonesia, 
Cơ quan dịch vụ tài chính, Bộ 
Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi 
và NHTW cùng tính toán bộ 
chỉ số giám sát an toàn vĩ mô 
và chỉ số ổn định tài chính 
riêng lẻ. 
Thứ ba, phương pháp đo 
lường ổn định tài chính được 
hai quốc gia mới nổi cho 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
ngân hàng trên thị trường liên 
ngân hàng, bởi tất cả các giao 
dịch hoạt động trên thị trường 
này đều phản ánh mức độ phụ 
thuộc- sự kết nối giữa các 
ngân hàng. Theo dõi mối quan 
hệ qua lại giữa các ngân hàng 
với nhau và giữa các nhóm tổ 
chức tài chính với nhau thông 
qua Bản đồ liên kết như kinh 
nghiệm của Hàn Quốc là một 
gợi ý tốt cho Việt Nam. 
Thứ năm, các tiêu chí lựa 
chọn chỉ số đo lường ổn định 
tài chính bao gồm: (i) Mức độ 
quan trọng và khả năng phản 
ánh bất ổn tài chính của chỉ 
số; (ii) Sự đầy đủ và sẵn có 
của các dữ liệu giúp tính toán 
chỉ số; và (iii) Tính toàn diện 
của bộ chỉ tiêu đánh giá. ■
thấy nên sử dụng kết hợp bộ 
chỉ số và chỉ số ổn định tài 
chính riêng của quốc gia. Bộ 
chỉ số có ưu điểm phản ánh 
tương đối đầy đủ mức độ ổn 
định của các khu vực, lĩnh 
vực trong hệ thống tài chính, 
nhưng nhược điểm là cồng 
kềnh, khó cung cấp thông tin 
mang tính cập nhật vì các chỉ 
số thường được tính toán theo 
quý. Còn chỉ số riêng lẻ hay 
tổng hợp lại giúp theo dõi sự 
phát triển hệ thống tài chính, 
xác định bất ổn tài chính một 
cách nhanh chóng, nhưng lại 
khá hạn chế trong việc phát 
hiện khu vực/ lĩnh vực nào 
đang tiềm ẩn rủi ro. Sử dụng 
kết hợp hai phương thức này 
sẽ giúp phát huy được thế 
mạnh của cả bộ chỉ số và 
chỉ số riêng lẻ. Cả hai quốc 
gia nghiên cứu đều lựa chọn 
việc kết hợp cả bộ chỉ số lành 
mạnh tài chính của IMF (Hàn 
Quốc) và bộ chỉ số an toàn vĩ 
mô (Indonesia) và xây dựng 
thêm các chỉ số ổn định của 
những khu vực quan trọng 
như khu vực ngân hàng và thị 
trường tài chính.
Thứ tư, hệ thống ngân hàng là 
khu vực quan trọng, tiềm ẩn 
rủi ro nên cần được đánh giá 
thường xuyên và giám sát chặt 
chẽ. Hiệu ứng lan truyền là vô 
cùng mạnh mẽ trong hệ thống 
bởi sự kết nối chặt chẽ giữa 
các tổ chức trong hệ thống. 
Chính vì vậy, để tránh những 
rủi ro hệ thống trong lĩnh vực 
ngân hàng, cơ quan quản lý 
cần giám sát cẩn trọng các 
hoạt động vay mượn giữa các 
Tài liệu tham khảo
1. Bank Indonesia (2017), Financial Stability Report September 2017.
2. Financial Suprevisory Services (2015), Annual Report.
3. Gunadi et al. (2014), Using the Financial System Stability Index (FSI) in the Implementation of Macroprudential 
Surveillance, Financial Stability Report March 2015, Bank Indonesia.
4. Harun Cicilia A. (2017), Design, Implementation, and Operation of Macroprudential Instruments in Bank Indonesia, 
SEACEN-ADB Course on Macroprudential Policy.
5. IMF (2011), Macroprudential Policy: An Organizing Framework, Monetary and Capital Markets Department, IMF.
6. IMF (2013), Modifications to the Current List of Financial Soundness Indicators.
7. IMF (2015), Republic of Korea – Financial sector assessment program: Stress testing and financial stability analysis 
technical note, IMF Country Report No.15/6, January 2015.
8. IMF (2017), Indonesia - Financial System Stability Assessment.
9. Indraratna (2013), Strengthening Financial Stability Indicators in the Midst of Rapid Financial Innovation, SEACEN 
Research and Training Centre.
10. Navajas M. C. and Thegeya A. (2013), Financial Soundness Indicators and Banking Crises, IMF Working Paper, WP/13/263.
11. Trần Trung Lưu và Nguyễn Trung Hậu (2014) Vai trò của các chỉ số an toàn vĩ mô (MPIs) đối với việc giám sát an toàn vĩ 
mô hệ thống tài chính, Tạp chí Ngân hàng, số 9, tháng 5/2014.
Thông tin tác giả
Vũ Hải Yến, Thạc sĩ
Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Email: yenvh@hvnh.edu.vn
Summary
Measuring Financial Stability in Emerging Economies and Lessons for Viet Nam
Since 1990s, the international organizations has mentioned the important role of financial stability for the economy, 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
73Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
however, this target has been perceived by policy makers after the 2008 global financial crisis. The organizations 
in terms of International Monetary Fund (IMF), European Central Bank (ECB) and Asian Development Bank 
(ADB) have provided several set of indicators as guidance on measuring financial uncertainty. Nevertheless, each 
country has different economics, political and financial conditions, the financial indicators should be customized to 
satisfy specific requirements. This paper focus to anlyze the experience of two emerging markets, namely South 
Korea and Indonesia, in measuring financial stability. By doing this, the author draws some lesson for Viet Nam 
in applying set of indicators and composite index approaches to estimate financial stability as well as prequisite 
criteria for indicator selection. 
Keywords: financial stability, financial soundness indicators, financial stability index.. 
Yen Hai Vu, MEc. 
Banking Academy
làm việc chuyên nghiệp, hiệu 
quả; phát triển hạ tầng kỹ 
thuật công nghệ thông tin, 
trang thiết bị tiên tiến, hiện 
đại và đồng bộ; đảm bảo hệ 
thống công nghệ thông tin 
vận hành liên tục, hiệu quả, 
an toàn thông tin và bảo mật 
dữ liệu; đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực công nghệ 
thông tin trong ngành thuế 
phù hợp với định hướng và kế 
hoạch đặt ra. ■
tiếp theo trang 58
khai đúng cách dưới sự chỉ 
đạo sát sao, quyết liệt từ ban 
lãnh đạo và lan tỏa đến toàn 
thể cán bộ, nhân viên toàn hệ 
thống ngân hàng, Basel II sẽ 
là cơ hội tốt cho các NHTM 
bắt đầu hành trình chuyển 
đổi, thúc đẩy tái cấu trúc ngân 
hàng, thu hút vốn mới từ cổ 
đông ngoại, ngăn chặn sự gia 
tăng nợ xấu. ■
tiếp theo trang 7

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_do_luong_on_dinh_tai_chinh_tai_cac_quoc_gia_moi.pdf