Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trên thế giới

TÓM TẮT

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế trong

nước đã đặt ra vấn đề tái cấu trúc cấp thiết đối với hệ thống ngân hàng thương

mại Việt Nam. Tuy các ngân hàng nước ta đã và đang tiến hành công cuộc tái

cơ cấu nhưng kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài viết trình

bày bối cảnh của các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, quá trình tái

cơ cấu ngân hàng của họ, thông qua việc so sánh và đối chiếu tình hình thực tế

ở các quốc gia so với Việt Nam để đánh giá và phân tích các kinh nghiệm thực

tiễn bổ ích cho các ngân hàng nước ta, hướng đến sự thành công của công cuộc

tái cơ cấu sau này.

pdf 8 trang yennguyen 7760
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trên thế giới

Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trên thế giới
KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC 
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI
 Trần Lâm Vũ*, Vũ Thanh Tùng**
TÓM TẮT
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế trong 
nước đã đặt ra vấn đề tái cấu trúc cấp thiết đối với hệ thống ngân hàng thương 
mại Việt Nam. Tuy các ngân hàng nước ta đã và đang tiến hành công cuộc tái 
cơ cấu nhưng kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài viết trình 
bày bối cảnh của các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, quá trình tái 
cơ cấu ngân hàng của họ, thông qua việc so sánh và đối chiếu tình hình thực tế 
ở các quốc gia so với Việt Nam để đánh giá và phân tích các kinh nghiệm thực 
tiễn bổ ích cho các ngân hàng nước ta, hướng đến sự thành công của công cuộc 
tái cơ cấu sau này.
 ABSTRACT
Restructuring experiences of banking systems in the world
Global financial crisis 2008-2009 and economic recession in our country 
have created the need of restructruring for Vietnam banking system. Although 
our banks have restructured themselves, we still have some troubles in practice. 
This article states the backgrounds of Thailand, Malaysia and Japan, their pro-
cess of banking restructuring; by checking and comparing Vietnam’s situation 
with the others, we appreciates and analyzes restructuring experiences for our 
banks so that we can do the restructuring successful.
1. Đặt vấn đề
Ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, 
hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng 
vai trò hết sức quan trọng, thực hiện luân chuyển 
hầu như toàn bộ nguồn vốn của xã hội, được xem 
như các mạch máu của nền kinh tế, phản ánh 
sức khỏe của kinh tế quốc gia trong từng giai 
đoạn. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính ngân 
hàng 2008-2009 của Mỹ lan rộng khắp thế giới, 
hoạt động của các ngân hàng nước ta đã đi xuống 
nghiêm trọng, kéo theo cả nền kinh tế vào cơn 
bão suy thoái. 
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 
khóa XI (2011) đã ra chỉ thị “Cấu trúc lại hệ 
thống NHTM và các tổ chức tài chính theo hướng 
sáp nhập, hợp nhất các NHTM, các tổ chức tài 
chính nhỏ”. Nghị quyết hội nghị Trung ương 
cũng đã khẳng định một trong ba trọng tâm của 
tái cấu trúc nền kinh tế là cơ cấu lại hệ thống tài 
chính, đặc biệt là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. 
Theo Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín 
dụng giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính 
phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg 
ngày 01/3/2012, các NHTM nước ta đang tiến 
hành cơ cấu lại mạng lưới, quản trị điều hành, 
xử lý nợ xấu...
Các NHTM trong nước đã và đang phải đối 
mặt với tình trạng nợ xấu tràn lan và cách thức 
giải quyết chúng. Tính đến cuối tháng 7/2014, 
tổng nợ xấu nội bảng toàn hệ thống là 162,2 
nghìn tỷ đồng (khoảng 8 tỷ USD), chiếm 4,11% 
tổng dư nợ (cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 
3,61%). Theo khảo sát của Công ty Kiểm toán 
Ernst & Young (2014) được công bố vào ngày 
13/8/2014: 24% các ngân hàng nghĩ rằng nợ 
xấu là vấn đề quan trọng nhất mà nền kinh tế 
đang đối mặt; 76% cho rằng nợ xấu là vấn đề 
ảnh hưởng lớn đến ngành ngân hàng. Cơ cấu thu 
nhập của ngân hàng cũng đã bị đánh giá là thiếu 
bền vững, phụ thuộc phần lớn vào thu nhập lãi 
thuần từ tín dụng, chỉ hướng đến tăng trưởng mà 
bỏ qua chất lượng lợi nhuận. Thanh khoản các 
ngân hàng đang dần bị bào mòn, chất lượng tài 
sản kém, quản trị rủi ro không đạt kết quả như 
*ThS, Trường ĐH Văn Hiến
**ThS, Trường CĐ Bách Việt
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
38 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
mong đợi. Tính đến thời điểm 31/12/2013, ROA 
và ROE của toàn hệ thống chỉ lần lượt là 0,49% 
và 5,18%. Đến hết quý 1/2014, ROA và ROE 
tiếp tục giảm mạnh còn 0,17% và 1,83%. Hệ số 
an toàn vốn tối thiểu CAR tại thời điểm tháng 
6/2014 đã giảm 0,71% điểm so với cùng kỳ năm 
trước. Thực trạng không như mong đợi này đã 
khiến các ngân hàng phải đối mặt với vấn đề tái 
cấu trúc toàn diện và triệt để.
Hướng xử lý nợ xấu chủ đạo của Việt Nam là 
thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC). 
Việc xử lý nợ xấu chủ yếu là công ty này bơm 
tiền thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt (lãi 
suất 0% và hàng năm ngân hàng vẫn phải trích 
lập 20% mệnh giá trái phiếu cho dự phòng rủi ro), 
hạn chế dùng đến vốn ngân sách, và Ngân hàng 
Nhà nước (NHNN) thì bơm tiền vào các tổ chức 
tín dụng (TCTD) có nợ xấu cao để lấp lỗ hổng. 
Kết quả đạt được còn rất hạn chế, trong tổng số 
gần 55.000 tỷ nợ xấu từ 35 TCTD đã được mua 
vào, VAMC mới chỉ bán ra được 1.400 tỷ.
Nhận thức được vai trò quan trọng của tái 
cấu trúc hệ thống NHTM và những vấn đề mà 
ngân hàng Việt Nam đang gặp phải, trong khuôn 
khổ bài viết này, tác giả sẽ trình bày những kinh 
nghiệm tái cấu trúc hệ thống NHTM các nước 
Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản, những nước 
có điều kiện tương đồng với chúng ta, qua đó 
thực hiện so sánh, đối chiếu với thực trạng ở Việt 
Nam, đánh giá và phân tích để rút ra những bài 
học kinh nghiệm bổ ích cho hệ thống ngân hàng 
nước ta.
2. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan
Bối cảnh 
Khủng hoảng kinh tế châu Á 1997-1998 đã 
đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với nền tài 
chính Thái Lan, đẩy hệ thống ngân hàng Thái 
Lan rơi vào tình trạng tồi tệ chưa từng có. Nợ 
xấu của khu vực ngân hàng liên tục gia tăng, đạt 
mức cao kỷ lục 46% trên tổng dư nợ tín dụng vào 
cuối năm 1997. Tính đến cuối tháng 6/1997, tất 
cả các ngân hàng tại Thái Lan đều có hệ số an 
toàn vốn (CAR) thấp hơn 8,5%, lượng vốn thiếu 
hụt được đánh giá lên tới 400 tỷ baht. Lãi suất 
đối với các khoản nợ quá hạn tiếp tục được lũy 
kế, thổi phồng thu nhập của ngành ngân hàng, 
dẫn đến nguy cơ mất vốn ngày càng trầm trọng 
hơn. Bong bóng bất động sản vỡ, các ngân hàng 
phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng của 
giá trị tài sản đảm bảo Những vấn đề này đã 
tạo áp lực buộc Chính phủ Thái Lan phải nhanh 
chóng đưa ra các giải pháp để kịp thời kiểm soát 
tình hình. 
Thực hiện tái cơ cấu
Bắt đầu từ tháng 10/1997, Chính phủ yêu 
cầu các NHTM phải điều chỉnh vốn chủ sở hữu. 
Đến tháng 8/1998, những quy định chặt chẽ về 
phân loại nợ và trích lập dự phòng buộc các ngân 
hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cho tất cả các 
khoản vay quá hạn trên 6 tháng và nghiêm cấm 
phân bổ lãi suất của các khoản vay này; áp dụng 
quy định dừng lãi lũy kế đối với nợ xấu; hạch 
toán đầy đủ dự phòng nợ xấu vào chi phí, chấp 
nhận làm suy giảm vốn chủ sở hữu. Không ngân 
hàng nào được phép trả cổ tức trong các năm 
1997 và 1998.
Thái Lan thành lập Ủy ban Tư vấn tái cấu 
trúc tài chính cấp cao tham mưu cho Thống đốc 
Ngân hàng Trung ương (NHTW) và Bộ trưởng 
Tài chính. Cuối những năm 90, Quỹ mua lại cổ 
phần của các NHTM có mức vốn dưới tỷ lệ an 
toàn được lập ra. NHTW Thái cấp vốn đối ứng 
cho bên mua và thực hiện bảo lãnh khoản lỗ từ 
danh mục nợ xấu trong những năm đầu hoạt 
động. Các ngân hàng cũng được quyền mua lại 
vốn đầu tư của NHTW với giá gốc cộng với chi 
phí vốn.
NHTW tổ chức họp với từng ngân hàng về 
biện pháp tái cơ cấu vốn, yêu cầu các NHTM 
phải lập kế hoạch tái cơ cấu nguồn vốn và trình 
phê duyệt. Các ngân hàng được khuyến khích 
tìm kiếm đối tác nước ngoài nếu không tìm được 
đủ nguồn vốn trong nước. Trường hợp không 
đáp ứng được nhu cầu tăng vốn, Chính phủ sẽ 
tái cấp vốn, sau đó nắm quyền kiểm soát, tái cấu 
trúc lại ngân hàng và bán lại cho các nhà đầu tư 
trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời là 
việc nới ‘‘room’’ cho các nhà đầu tư nước ngoài 
vào NHTM lên đến 75%, một mức rất cao; tuy 
nhiên ràng buộc các cổ đông nước ngoài phải 
giảm dần tỷ lệ sở hữu xuống qua việc bán lại cho 
các cổ đông trong nước theo lộ trình.
Chính phủ Thái Lan đã dành ra 30% GDP để 
xử lý nợ xấu, thực hiện qua 3 giải pháp chính: 
bơm vốn trực tiếp, thành lập công ty quản lý 
tài sản AMC (Asset Management Company) và 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
39SỐ 09 - THÁNG 11/2015
trung gian tái cơ cấu nợ CDRC (Corporate Debt 
Restructuring Committee). Trong đó AMC được 
đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất. 
Công ty xử lý nợ xấu
Quá trình xử lý nợ xấu của AMC được chia 
thành 2 thời kỳ chính: phân tán và tập trung. 
Trong đó mô hình phân tán có sự tham gia của cả 
AMC sở hữu nhà nước và các AMC sở hữu bởi 
ngân hàng tư nhân được áp dụng lần lượt vào các 
năm 1998 và 1999; còn mô hình AMC tập trung 
dựa trên sự thành lập của công ty quản lý tài sản 
Thái Lan (Thai Asset Management Corporation 
– TAMC) vào năm 2001. Quy trình được thực 
hiện thông qua 3 cơ chế AMC được trình bày 
trong bảng 1 dưới đây. Thái Lan chỉ thực sự giải 
quyết nợ xấu thành công theo mô hình AMC tập 
trung áp dụng trong giai đoạn sau khủng hoảng 
(Hoàng Trà My, 2012).
Trong giai đoạn này, hệ thống tài chính ngân 
hàng Thái đã chấp nhận hy sinh: đóng cửa 2 
NHTM và 56 công ty tài chính, sáp nhập 5 ngân 
hàng và 13 công ty tài chính; các ngân hàng quốc 
doanh hầu hết đã cổ phần hóa. Các ngân hàng 
còn lại đều đã tăng được đủ số vốn quy định sau 
12 tháng, tuy nhiên quá trình tăng vốn vẫn tiếp 
tục sau đó để đạt được tiêu chuẩn về phân loại 
Phân tán 
và định hướng thị trường
Phân tán 
và định hướng nhà nước
Tập trung 
và định hướng nhà nước
Số AMC 12 AMC hoạt động 4 AMC thuộc 5 ngân hàng 
sở hữu nhà nước (BAM, 
PAM, SAM, và Radhana-
sin AMC)
1: Thai Asset Management 
Corporation (TAMC)
Sở hữu Các ngân hàng tư nhân Quỹ Phát triển các định chế 
tài chính (FIDF)
Bộ Tài chính
Năm thành lập Tháng 8/1998 1998 (BBC), 1999 
(UOBR), 2000 (KTB), và 
2002 (BMB và SCIB)
2001 - nay
Mục tiêu / 
động cơ thành lập
Nguồn nhân lực xử lý nợ 
xấu ở các cơ quan không 
đủ và để tránh sự can 
thiệp về chính trị
Giải quyết nợ xấu và cơ cấu 
lại nguồn vốn ngân hàng
Xử lý nợ xấu, tránh các thủ 
tục pháp lý và tòa án
Cơ sở hoạt động Nợ xấu của các ngân 
hàng mẹ được chuyển 
sang AMC con
FIDF đảm bảo các trái 
phiếu được phát ra để mua 
lại nợ xấu từ các ngân hàng 
nhà nước
TAMC phát hành trái phiếu 
(có sự bảo đảm của FIDF) để 
tạo nguồn vốn mua nợ xấu 
của các TCTD. Nguyên tắc 
giải quyết tài sản xấu là chia 
sẻ lời – lỗ giữa TAMC và các 
TCTD
Định giá chuyển 
giao tài sản trung 
bình (% của giá trị 
ban đầu hoặc giá trị 
sổ sách)
Trung bình 53% Không có tiêu chí lựa chọn 
và định giá cụ thể. Ở mức 
33% cho BAM, và giá thực 
tế cho SAM và PAM
Dựa trên giá trị của tài sản 
bảo đảm (33,2%)
Nợ xấu được chuyển 
(% tổng dư nợ)
Rất nhỏ Đáng kể (52% cho KTB) Tất cả tài sản từ mức dưới 
chuẩn trở xuống, với tổng giá 
trị là 784,4 tỷ Baht
Tái cơ cấu tài sản 
(% nợ xấu được 
chuyển)
Tái cơ cấu chậm Không xác định 73,46% tính đến tháng 6/2003
Bảng 1: Đặc điểm của ba cơ chế AMC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
40 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
nợ và trích lập dự phòng theo chuẩn quốc tế vào 
năm 2000. Chính phủ Thái trở thành chủ sở hữu 
của 6 ngân hàng và 9 công ty tài chính, chiếm tới 
gần 1/3 nguồn vốn huy động của toàn hệ thống.
3. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia
Bối cảnh 
Từ năm 1978, NHTW Malaysia đã không 
còn áp dụng kiểm soát hành chính đối với lãi 
suất. Đến tháng 2/1991 thì nước này được xem 
như đã tự do hóa tài chính hoàn toàn. Điều này 
đã thúc đẩy ngành ngân hàng Malaysia phát triển 
mạnh mẽ. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Malay-
sia cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng tài 
chính châu Á 1997. Xuất phát từ thông lệ cho vay 
theo chỉ định của chính phủ mà hệ thống ngân 
hàng Malaysia rơi vào khủng hoảng. Bắt đầu từ 
tăng trưởng tín dụng nóng (88,2% năm 1987 lên 
152% năm 1997), vốn tín dụng đổ vào các ngành 
rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, mà 
tỷ lệ nợ xấu ở Malaysia đã tăng đến 8,5% vào 
năm 1998. Cộng hưởng với cuộc khủng hoảng 
tài chính châu Á 1997-1998 đã khiến nền kinh tế 
nước này lao dốc. 
Thực hiện tái cơ cấu
Để cứu nền kinh tế, Chính phủ Malaysia đã 
thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng qua việc 
giải quyết 4 vấn đề chủ yếu là: cải thiện phân bổ 
tín dụng, tăng cường các quy định thận trọng, tái 
xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; 
đồng thời, thực hiện Kế hoạch tổng thể phát 
triển khu vực tài chính Malaysia trong giai đoạn 
10 năm 2001-2010. 
Kế hoạch 2001-2010 được chia thành 3 giai 
đoạn, tác động đến 6 lĩnh vực thuộc hệ thống tài 
chính là: Các phương thức và mô hình cung ứng 
tài chính cho nền kinh tế; Hoạt động ngân hàng; 
Hoạt động bảo hiểm; Hoạt động ngân hàng và 
bảo hiểm Hồi giáo; Hoạt động của các định chế 
tài chính phát triển; Thanh tra giám sát Labuan 
(một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giám sát 
tài chính ở đặc khu kinh tế). 
Bên cạnh đó, Maylaysia còn thực hiện các 
chính sách khác như: loại bỏ sự chồng chéo 
trong hoạt động và sở hữu chéo; sáp nhập các 
tổ chức có hoạt động đầu tư, chứng khoán vào 
các ngân hàng đầu tư; mở rộng cửa đón chào sự 
tham gia của các đối tác chiến lược, tuy nhiên lại 
tăng cường kỷ luật thị trường, siết chặt tình trạng 
đầu cơ đến từ giới tài phiệt bên ngoài. Công ty 
mua bán nợ xấu Danaharta được thành lập vào 
tháng 6/1998, đã thực hiện thành công mua bán 
các khoản nợ xấu của các TCTD chỉ trong vòng 
6 tháng, chiết khấu ở mức bình quân 57%. Ngân 
hàng Trung ương Malaysia hướng đến việc tăng 
tính cạnh tranh của các ngân hàng, thực hiện cơ 
chế thị trường hơn là mệnh lệnh hành chính. 
Kết quả là, từ cuối năm 2001 đến đầu năm 
2010, hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng 
đã tăng từ 13% lên 15% trên tài sản chịu rủi ro, 
ROE tăng từ 13,3% lên 16,5%, ROA tăng từ 
1% lên 1,5%, nợ xấu giảm từ 11,5% xuống còn 
1,9%. Đến năm 2009, hệ thống ngân hàng Ma-
laysia chỉ còn lại 9 tập đoàn NHTM lớn; không 
còn công ty tài chính; 11 ngân hàng Hồi giáo và 
Lợi ích từ việc 
chuyển nợ xấu
Không đáng kể do 
chuyển nợ xấu không 
thực sự tách nợ xấu khỏi 
bảng cân đối của các 
ngân hàng. Các ngân 
hàng phải duy trì mức an 
toàn vốn cho cả nợ xấu 
hiện có và các AMC, 
khiến cho tài sản cần đáp 
ứng tăng gấp đôi
Đáng kể vì cho phép các 
ngân hàng đáp ứng nhu cầu 
cơ cấu lại nguồn vốn
Đáng kể vì các ngân hàng có 
thể tách tài sản xấu khỏi bảng 
cân đối. Lời - lỗ được chia sẻ 
theo sự sắp xếp giữa TAMC 
và các tổ chức tài chính
Nguồn: Hoàng Trà My (2012)
Chú thích: BAM: Bangkok Commerce Asset Management Company; BBC: Bangkok Bank of Commerce; 
BMC: Bangkok Metropolitan Bank; FIDF: Financial Institution Development Fund; KTB: Krung Thai 
Bank; PAM: Petchburi Asset Management Company; SAM: Sukumvit Asset Management Company; 
SCIB: Siam City Bank; TAMC: Thai Asset Management Corporation; UOBR: United Overseas Bank. 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
41SỐ 09 - THÁNG 11/2015
15 ngân hàng đầu tư; không còn trung tâm chiết 
khấu; 25 công ty bảo hiểm, cùng với 5 ngân hàng 
nước ngoài được cấp phép.
Quá trình tái cấu trúc của Malaysia đã giải 
quyết khá rốt ráo 4 vấn đề chủ yếu là: xử lý nợ 
xấu; tăng cường các quy định thận trọng và ra 
đời các chuẩn mực và thông lệ quản trị rủi ro; cải 
thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng; củng 
cố lợi thế cạnh tranh thông qua sáp nhập các tổ 
chức tài chính; và thúc đẩy sự tham gia của các 
đối tác chiến lược.
4. Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản
Bối cảnh
Giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế (1953-
1973) đã biến Nhật trở thành cường quốc kinh 
tế số 2 trên thế giới. Tuy nhiên, đà suy giảm bắt 
đầu chững lại trong giai đoạn 1991-2000. GDP 
thực tế bình quân chỉ còn 0,5% (so với mức 4,7%/
năm giai đoạn 1985-1990). Đó là hậu quả từ cơn 
sốt chứng khoán (chỉ số Nikkei tăng từ 7000¥ 
năm 1982 lên đến 39000¥ năm 1989), đẩy giá bất 
động sản Nhật lên vị trí số 1 trên thế giới, và phần 
lớn lượng vốn đổ vào 2 ngành này chính là từ 
hệ thống ngân hàng. Các NHTM Nhật sẵn sàng 
giải ngân những món vay có rủi ro rất cao, chạy 
theo số lượng hơn là chất lượng thu hồi vốn. Đến 
khi, tình trạng giảm phát triền miên bắt đầu níu 
giá chứng khoán và bất động sản đi xuống, nợ 
xấu tăng vọt lên 61.000 tỷ ¥ vào năm 1999. Hàng 
loạt tập đoàn, ngân hàng, công ty chứng khoán 
lớn phải đi vào ngõ cụt phá sản. Năm 1995, nhận 
thấy mầm mống của cuộc khủng hoảng, chính 
phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh 
mẽ để xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân 
hàng. Đến năm 1998, họ đã chi tổng cộng khoảng 
60.000 tỷ ¥ (khoảng 550 tỷ USD) để thực hiện 
tái cơ cấu. Công cuộc tái cấu trúc được tiến hành 
trong khoảng thời gian dài 12 năm, từ năm 1995 
tới 2007.
Thực hiện tái cơ cấu
Dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, NHTW Nhật 
Bản đã mạnh tay thực hiện sáp nhập các ngân 
hàng lớn; quốc hữu hóa, hợp nhất, sáp nhập các 
ngân hàng nhỏ với nhau. Các công ty xử lý nợ 
xấu được thành lập. Nợ xấu được đóng gói lại 
trong các danh mục đầu tư và bán lại cho các tập 
đoàn trong nước và công ty tài chính quốc tế; các 
quy định pháp luật về mua bán lại các khoản nợ 
xấu ngân hàng cũng được nới lỏng hơn. Từ năm 
1998, chính phủ Nhật thực hiện cải cách cơ chế 
chính sách; thành lập Cơ quan giám sát tài chính 
và Ủy ban tái cấu trúc tài chính; ban hành các 
quy định về giải quyết nợ xấu gồm: phân loại nợ 
chặt chẽ hơn, dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn; 
quy định bảo hiểm tiền gửi không giới hạn, 
Chính phủ Nhật Bản đã mạnh tay sửa đổi các 
Luật liên quan như Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật 
Phá sản, Luật Thi hành án dân sự; Luật Tổ chức 
lại doanh nghiệp,
Việc bảo hộ nhà nước đối với hệ thống ngân 
hàng bị chấm dứt, Chính phủ Nhật hướng đến 
tác động vào cơ chế thị trường, tạo dựng niềm 
tin của công chúng hơn là những giải pháp mang 
tính hành chính. Minh bạch hóa thông tin được 
Chính phủ Nhật hết sức đề cao. Định kỳ NHTW 
Nhật Bản đều công bố công khai tất cả các chỉ 
số vĩ mô, chính sách tài chính tiền tệ, thông tin 
về ngành trên các phương tiện thông tin đại 
chúng. Giới chức Nhật sẵn sàng đứng ra nhận 
trách nhiệm và xin từ chức nếu vi phạm đạo đức 
nghề nghiệp, kỷ luật hay không đủ khả năng điều 
hành, quản trị.
Chính phủ Nhật bơm vốn nhằm tăng cường 
sức mạnh của hệ thống bảo hiểm tiền gửi, cấp 
vốn cho các ngân hàng yếu kém nhưng có khả 
năng tồn tại để tiến hành tái cơ cấu ngân hàng. 
Việc bơm vốn được thực hiện theo từng giai 
đoạn với các mục tiêu rất cụ thể. Tổng chi phí 
cho cả quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của 
Nhật lên tới 101,96 nghìn tỷ yên, chiếm 19,87% 
GDP năm 2007. Nguồn tài chính sử dụng trong 
quá trình tái cơ cấu này được lấy từ quỹ công, 
huy động thông qua phát hành trái phiếu chính 
phủ và từ tiền thuế của người dân.
Với sự tham gia của các tổ chức tài chính 
quốc tế, thị trường cạnh tranh được Nhật tổ chức 
quyết liệt nhưng vẫn lành mạnh. Kết quả là giá 
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Nhật Bản 
đã tăng cao trở lại. Thị trường tài chính phục hồi. 
Từ con số 21 NHTM, đến tháng 7/2000, Nhật chỉ 
còn lại 3 tập đoàn ngân hàng quy mô toàn cầu, 2 
tập đoàn ngân hàng vùng, 2 ngân hàng được tái 
cấu trúc lại và 1 ngân hàng thành lập mới. 
Có thể đúc kết quá trình tái cơ cấu của hệ 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
42 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
thống ngân hàng Nhật Bản qua nhận xét của TS. 
Nguyễn Văn Thạnh (2014) - Chủ tịch HĐQT 
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: ‘‘Nhìn chung, quá 
trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Nhật 
Bản đã hoàn thành tốt. Chính sự chủ động tái cơ 
cấu khi mầm mống khủng hoảng hệ thống ngân 
hàng xuất hiện đã giúp chính phủ Nhật thực hiện 
được thành công kế hoạch tái cơ cấu, tránh được 
cuộc khủng hoảng toàn hệ thống ngân hàng, tiết 
kiệm được chi phí so với tái cơ cấu bị động’’. 
5. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho 
Việt Nam
Để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm 
thực tiễn cho Việt Nam, bài viết tổng kết các 
kinh nghiệm tái cơ cấu của Nhật Bản, Malaysia 
và Thái Lan như sau:
Quốc 
gia
Thái Lan Malaysia Nhật Bản
Bối 
cảnh 
tái 
cấu 
trúc
Khủng hoảng tài chính 
châu Á 97-98 nổ ra. Nợ 
xấu cao. Bong bóng bất 
động sản. 
Môi trường tự do hóa tài chính hoàn 
toàn. Tình trạng cho vay theo chỉ định, 
tăng trưởng tín dụng nóng, cho vay 
bất động sản, chứng khoản gây ảnh 
hưởng xấu hệ thống ngân hàng. Khủng 
hoảng tài chính châu Á 97-98 nổ ra.
Giảm phát xảy ra. Các tập 
đoàn, doanh nghiệp phá sản. 
Công cuộc tái cơ cấu diễn ra 
trong 12 năm.
Chính 
sách
tái 
cơ 
cấu 
- Bơm vốn trực tiếp; tái 
cơ cấu nguồn vốn, mua 
bán ngân hàng.
- Thành lập Ủy ban Tư 
vấn tái cấu trúc tài chính, 
Quỹ mua lại cổ phần 
của các NHTM; công ty 
quản lý tài sản AMC và 
trung gian tái cơ cấu nợ 
CDRC.
- Quy định chặt chẽ về 
phân loại nợ và trích lập 
dự phòng.
- Sáp nhập, loại bỏ sở hữu chéo; thu 
hút đầu tư; ngăn chặn giới đầu cơ; cải 
thiện phân bổ tín dụng.
- Thành lập công ty xử lý nợ xấu.
- Tăng cường các quy định thận trọng.
- Kế hoạch tổng thể mười năm 2001-
2010. 
- Bơm vốn, bảo hiểm tiền 
gửi; sáp nhập ngân hàng.
- Thành lập công ty xử lý nợ 
xấu, cơ quan Giám sát tài 
chính, Ủy ban tái cấu trúc tài 
chính.
- Quy định chặt chẽ hơn về 
giải quyết nợ xấu.
- Chấm dứt bảo hộ Nhà nước 
với ngân hàng, hướng đến cơ 
chế thị trường.
Tác 
động 
đến 
nền 
kinh 
tế 
 - Thị trường phục hồi.
- Xử lý được nợ xấu.
- Thu hẹp số lượng tập 
đoàn, ngân hàng.
 - Thị trường phục hồi.
- Xử lý được nợ xấu.
- Cải thiện hiệu quả hoạt động ngân 
hàng.
- Thu hẹp số lượng tập đoàn, ngân 
hàng.
- Thị trường phục hồi.
- Xử lý được nợ xấu.
- Thu hẹp số lượng tập đoàn, 
ngân hàng.
- Tiết kiệm chi phí tái cơ cấu.
Bảng 2: So sánh tái cấu trúc hệ thống NHTM của các nước Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản
Theo đánh giá, hiện nay hệ thống ngân hàng 
Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thử thách, 
khó khăn, có thể được thống kê theo biểu đồ 1 
(trang 44). Chính vì vậy, những bài học kinh 
nghiệm được tác giả rút ra, đi cùng với những 
giải phát đề xuất, hướng đến mục tiêu giải quyết 
những khó khăn này.
Thông qua các bài học kinh nghiệm của các 
quốc gia Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia đã trình 
bày ở trên, tác giả xin đề xuất các nhóm giải 
pháp nhằm hỗ trợ quá trình tái cơ cấu hệ thống 
NHTM Việt Nam như sau:
Lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
- Cần đề ra lộ trình chi tiết và cụ thể của quá 
trình tái cơ cấu hệ thống NHTM như Malaysia, 
Thái Lan đã làm. Tuy nhiên, cần chú ý những 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
43SỐ 09 - THÁNG 11/2015
đặc thù riêng của hệ thống ngân hàng nước 
ta, chẳng hạn như: cơ chế bao cấp, hành chính 
vẫn còn tồn tại ở một số nơi; cơ chế can thiệp 
của Nhà nước vào hệ thống ngân hàng là khá sâu 
rộng; độ trễ trong chính sách ở Việt Nam. 
- Xây dựng lộ trình mua lại, sáp nhập, hay 
hợp nhất các NHTM. NHNN Việt Nam nên 
hướng đến xây dựng các tập đoàn ngân hàng có 
chất lượng, không chạy theo số lượng; tinh giản 
gọn gàng bộ máy hoạt động; kiên quyết loại bỏ 
các ngân hàng yếu kém (thanh khoản thấp, nợ 
xấu chồng chất, sinh lời kém). Muốn vậy, các 
chính sách, cơ chế cần cụ thể hóa hơn nữa, chú ý 
tính toán đễn những đặc thù riêng của Việt Nam 
là cơ chế sở hữu chéo vẫn đang rất phổ biến. 
Võ Trí Thành (2012) cho rằng rủi ro hoạt động 
còn liên quan tới tình trạng sở hữu chéo cổ phần 
(giữa các ngân hàng thương mại, các tập đoàn/
tổng công ty có các hoạt động liên quan tới hoạt 
động tài chính, bất động sản). Tình trạng này tạo 
ra các nhóm lợi ích có thể chi phối thị trường, 
cản trở quá trình tái cơ cấu ngân hàng.
- Lộ trình tái cơ cấu phải được các NHTM 
báo cáo định kỳ lên NHNN và chịu sự giám sát 
chặt chẽ của Chính phủ.
Xử lý nợ xấu
- Thành lập Ủy ban Giải quyết nợ xấu quốc 
gia. Ủy ban này được thành lập trên cơ sở độc 
lập với NHNN và Chính phủ. Nên xem xét giải 
quyết nợ xấu theo thứ tự ưu tiên sử dụng các 
nguồn: tài sản đảm bảo, quỹ dự phòng rủi ro, 
vốn tự có và vốn điều lệ của ngân hàng. Ủy ban 
sẽ kiểm soát quá trình phân loại và xử lý nợ xấu 
của các NHTM, tránh trường hợp các ngân hàng 
che giấu nợ xấu hay đảo nợ, thực hiện kiểm soát 
hoạt động của VAMC.
- Xây dựng theo mô hình AMC của Thái Lan 
để xử lý nợ xấu. Hiện nay Việt Nam đã có công 
ty quản lý tài sản VAMC. Tuy nhiên cơ chế hoạt 
động và hiệu quả của mô hình này vẫn đặt ra một 
câu hỏi lớn. Điều kiện tiên quyết cho hoạt động 
tốt của công ty là cần hoàn chỉnh khung pháp lý, 
rõ ràng và minh bạch. Trong khung cảnh đang 
khó khăn về nguồn lực tài chính hiện nay của 
Việt Nam (hiện Chính phủ và Quốc hội không 
cho phép sử dụng vốn ngân sách để xử lý nợ 
xấu), tốt nhất nên thực hiện mô hình cổ phần hóa 
công ty quản lý tài sản như các nước tiên tiến 
trên thế giới đã làm. Mô hình này sẽ tăng tính 
công khai, minh bạch và hiệu quả trong xử lý nợ 
xấu, hơn là hình thức 100% nhà nước như hiện 
nay. 
- Để tránh tình trạng VAMC chỉ mới giúp các 
NHTM làm sạch bảng cân đối, chứ không đề cập 
rõ ràng cơ chế xử lý nợ xấu trong vòng 5 năm, 10 
năm sau khi mua lại, cần phải có lộ trình xử lý nợ 
xấu cụ thể; kèm theo đó là các chế tài xử lý trách 
nhiệm tổ chức cũng như cá nhân nếu không giải 
quyết được các món nợ này. 
- Giải pháp chiến lược là thực hiện chứng 
khoán hóa các khoản nợ xấu thành các danh mục 
đầu tư rồi đem bán lại trên thị trường tài chính, 
đặc biệt là trên thị trường nước ngoài; phát hành 
các chứng khoán phái sinh huy động cho các 
khoản nợ đã mua. 
- Nới ‘‘room’’ cho các nhà đầu tư nước ngoài 
mua cổ phần của các NHTM Việt Nam lên so 
với mức hiện nay là 20%, tất nhiên ràng buộc 
Biểu đồ 1: Những khó khăn, thách thức chính đối với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2014)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
44 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
các cổ đông nước ngoài phải giảm dần tỷ lệ sở 
hữu như Thái Lan từng làm nhằm đảm bảo an 
toàn hệ thống.
- Siết chặt lại các quy định về phân loại nợ và 
trích lập dự phòng theo đúng chuẩn mực quốc tế, 
buộc các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi 
ro cho tất cả các khoản vay quá hạn trên 6 tháng 
và nghiêm cấm phân bổ lãi suất của các khoản 
vay này. Tiến tới xác định chính xác lượng nợ 
xấu theo đúng các quy chuẩn của thế giới.
- Kiên quyết xử lý các khoản nợ xấu, nhất là 
trong bất động sản và chứng khoán.
- Thực hiện quản lý chất lượng tín dụng theo 
quyết định 493 và các thông lệ của Ủy ban Ba-
sel về giám sát ngân hàng, áp dụng theo các tiêu 
chuẩn của Basel 2 và định hướng chuẩn Basel 3.
- Cải cách hoạt động của khối doanh nghiệp, 
đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước để giải 
quyết vấn đề thanh toán nợ. Cơ cấu lại mảng đầu 
tư công của nhà nước và khối DNNN.
- Hạn chế rồi tiến dần tới chấm dứt việc cho 
vay chỉ định. Thực tế là không ít khoản vay chỉ 
định, cho vay theo kiểu không có tài sản đảm 
bảo, tín chấp đã đẩy các ngân hàng vào vũng lầy 
nợ xấu, mà tiêu biểu là vụ Vinashin đã để lại hậu 
quả khôn lường với các ngân hàng cho vay, làm 
phá sản một hệ thống tầm cỡ như Habubank. 
Tạo lập và củng cố niềm tin của khách hàng
Đây là giải pháp không dễ thực hiện nhưng 
rất cần thiết. Củng cố được niềm tin của khách 
hàng là ngân hàng sẽ nâng cao được thương 
hiệu, hạn chế được nguy cơ rút vốn ồ ạt, tránh đổ 
vỡ hệ thống. Muốn vậy thì một trong những điều 
kiện tiên quyết là phải minh bạch hóa, công khai 
mọi thông tin tài chính ngân hàng, kinh tế vĩ mô 
đến mọi khách hàng.
6. Kết luận
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là việc làm 
tất yếu của thời đại, xuất phát từ thực trạng 
kinh tế và yêu cầu của người dân. Bản thân 
các NHTM Việt Nam, sau một thời gian dài ‘‘ủ 
bệnh’’, đến nay đã bộc lộ quá nhiều hạn chế. Để 
tránh nguy cơ rủi ro toàn hệ thống, tái cấu trúc là 
việc làm hết sức cần thiết, nhưng cần phải được 
thực hiện thận trọng và có quy trình, chiến lược 
cụ thể. Những giải pháp được trình bày mang 
tính cơ bản mà tác giả nhận thấy sẽ có tác dụng 
đóng góp thiết thực cho công cuộc tái cấu trúc 
hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đề xuất trước mắt 
là chúng ta phải tích cực giải quyết triệt để được 
hiện trạng nợ xấu của ngành ngân hàng. Còn 
chiến lược trong lâu dài là phải tăng cường được 
sức mạnh tài chính của cả hệ thống NHTM và 
nâng cao khả năng quản trị rủi ro. Tất nhiên, để 
thực hiện thành công, đòi hỏi các giải pháp này 
phải được sự ủng hộ và hợp tác thực hiện giữa 
Chính phủ, NHNN với các NHTM và người dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng khóa XI, NXB Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội.
[2] Công ty kiểm toán Ernst & Young (2014), Báo cáo khảo sát ngành ngân hàng tại các thị trường mới nổi, 
 Ngày 
truy cập: 15/01/2014.
[3] Hoàng Trà My (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở Thái Lan, 
xu-ly-no-xau-o-thai-lan.html, Ngày truy cập: 15/01/2014.
[4] Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2014), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam những ẩn số 
nhìn từ thông lệ quốc tế”, Hội thảo Phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội 
nhập, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
[5] Thủ tướng Chính phủ (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, http://
www.sbv.gov.vn/ portal/faces/vi/vilinks/ videtail/vicm207/ vict207?, Ngày truy cập: 15/01/2014.
[6] Nguyễn Văn Thạnh (2014), Những vấn đề chung về tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu. <
gov.vn/ Default.aspx?tabid=120&News=5172& CategoryID =3> Ngày truy cập:15/01/2014.
[7] Võ Trí Thành (2012), Tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam – vấn đề và định hướng giải pháp chính 
sách, Hội thảo Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, tháng 4/2012.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
45SỐ 09 - THÁNG 11/2015

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_tai_cau_truc_he_thong_ngan_hang_tren_the_gioi.pdf