Kinh tế tri thức và phát triển giáo dục đại học trong xã hội hiện đại
Tóm tắt
Bài viết trình bày những đặc điển của nền giáo dục trong đới sống xã hội
hiện đại với sự phát triển của kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa. Trong bối
cảnh đó, giáo dục đại học phát triển với những yêu cầu mới về chất lượng đào tạo (
kỹ năng mền) và đội ngũ giảng viên.
This article is presenting some characters of the education in the modern
society with the development of the knowledge economy and the globanization. In this
context, the higher deducation is developing with a new requirememts on a training
quality (soft skills) and the teachers in higher education.
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế tri thức và phát triển giáo dục đại học trong xã hội hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh tế tri thức và phát triển giáo dục đại học trong xã hội hiện đại
1 KINH TẾ TRI THỨC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI PGS.TS Trần Khánh Đức Đại học quốc gia Hà nội Tóm tắt Bài viết trình bày những đặc điển của nền giáo dục trong đới sống xã hội hiện đại với sự phát triển của kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học phát triển với những yêu cầu mới về chất lượng đào tạo ( kỹ năng mền) và đội ngũ giảng viên. This article is presenting some characters of the education in the modern society with the development of the knowledge economy and the globanization. In this context, the higher deducation is developing with a new requirememts on a training quality (soft skills) and the teachers in higher education. Đặt vấn đề Công cuộc đổi mới ở nước ta theo hướng CNH&HĐH, hội nhập quốc tế và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục đại học. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020 đã nêu rõ cần “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “ Để đáp ứng đòi hỏi đó, việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI (1/2011) là một yêu cầu cần thiết và cấp bách 1. TƯ DUY LẠI TƯƠNG LAI - TRIẾT LÝ MỚI VỀ XÃ HỘI VÀ NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI Anwin Toffler – Nhà dự báo Mỹ nổi tiếng trong bộ 3 tác phẩm “ Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba “ và “ Thăng trầm quyền lực “ khi phân tích sự chuyển đổi xã hội từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp và văn minh tin học đã nêu rõ bước phát triển tất yếu và những đặc trưng cơ bản của quá trình nhận thức lại, tư duy lại hiện thực và hình dung tương lai trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ 2 và quản lý xã hội trong đó có giáo dục. Giáo dục đã và đang trong quá trình chuyển đổi từ nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại với các thiết chế mới về tổ chức xã hội, cung cách làm ăn, sản xuất công nghiệp và dịch vụ xã hội, thị trường, về lối sống và bản sắc văn hoá ..v.v..Các hoạt động giáo dục với tư cánh là một hoạt động xã hội rộng lớn, đa dạng nhiều loại hình và đối tượng không chỉ đơn thuần là một thành phần của kiến trúc thượng tầng (quan điển, ý thức hệ, tư tưởng-văn hoá) mà còn là một thành phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng xã hội (phát triển nguồn vốn con ngưòi, dịch vụ xã hội cơ bản..v.v) cần được nhận dạng, tổ chức và quản lý theo các quy luật phát triển của đời sống hiện thực xã hội trong quá trình phát triển của các nền văn minh. Tiếp mối những tư tưỏng đó, trong tác phẩn “Tư duy lại tương lai “(NXB Trẻ- 2004) của tác giả Rowan Gibson đã một lần nữa đề cập đến nhu cầu tư duy lại tương lai của các nhà quản lý và lãnh đạo của các doanh nghiệp, các tổ chức muốn tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới của thời đại thông tin và trí thức “Tương lai không còn giống như những gì mà các nhà kinh doanh vẫn hình dung. Do đó nhất thiết phải tư duy lại tương lai “Hay nói một cách khác là phải có một cuộc cách mạng mới trong tư duy để mở đường cho các bước phát triển mới của các tổ chức, các lĩnh vực hoạt động xã hội trong đó có giáo dục. Với các nhìn xuyết suốt các giai đoạn phát triển của đời sống xã hội và các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực kinh doanh, nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng Peter Druker trong tác phẩm “ Những thách thức trong quản lý ở thế kỷ 21 “ đã cho rằng thách thức lớn nhất của các nhà quản lý trong thời đại mới là sự thay đổi hầu như diễn ra liên tục, thường xuyên trên mọi bình diện của tổ chức và xã hội và do đó đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm nhìn sâu rộng và năng lực thích nghi, linh hoạt và sáng tạo để vượt qua các thói quen, định kiến và các khuôn mẫu cũ 2. KINH TẾ TRI THỨC VÀ NỀN GIÁO DỤC TRONG KINH TẾ TRI THỨC Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI của nhân loại, một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức (KTTT) hay còn gọi là nền kinh tế thông tin, kinh tế mạng, kinh tế dựa trên tri thức... đã ra đời. Đã có rất nhiều bàn luận của các học giả trong nước và ngoài nước, nhiều công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này từ các khía cạnh chính trị - xã hội, kinh tế - sản xuất, văn hóa, khoa học - công nghệ. Nhìn chung, dù đứng ở góc độ nào nhà kinh tế hay nhà chính trị; nhà văn hóa hay nhà doanh nhân... mọi người đều thấy nổi lên vai trò to lớn mang tính quyết định của giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học với tư cách là nhân tố tạo tiền đề, tạo cơ sở và là bà đỡ cho việc ra đời của những hình thái kinh tế - xã hội mới trong đó có xã hội thông tin, kinh tế tri thức.Và cũng không phải ngẫu nhiên mà ngày nay vai trò của con người, nguồn vốn con người - một sản phẩm của xã hội nói chung và của giáo dục nói riêng được đề cao và các chỉ số phát triển giáo dục luôn luôn là những chỉ số so sánh quan trọng về trình độ phát triển của một quốc gia. Việc nhận dạng những khoảng cách giữa các quốc gia không chỉ về thu nhập đầu người GDP, năng lực khoa học - công nghệ mà còn về các chỉ số phát triển giáo dục. 3 Ngân hàng Thế giới cho rằng: "Giáo dục là chìa khóa để tạo ra, thích nghi và mở rộng kiến thức đối với các cá nhân và các nước". Nước ta đã và đang quá trình CHH&HĐH, phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN với nhiều lĩnh vực tiệm cận với nền kinh tế tri thức cho nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới, tư duy mói trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng 2.1. Tri thức và đặc điểm của tri thức Tri thức được hiểu là:"Những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật nói chung" (Từ điển Tiếng Việt thông dụng - NXB Giáo dục 1998). Có nhiều loại tri thức khác nhau như tri thức khoa học - những hiểu biết có hệ thống trong các lĩnh vực khoa học, tri thức kinh nghiệm với những hiểu biết qua trải nghiệm trong thực tiễn về đời sống xã hội .v.v... Trong các công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức người ta quan tâm đến các đặc điểm sau đây của tri thức: a) Trong tài liệu của Ngân hàng Thế giới "Tri thức cho phát triển": Tri thức được coi như nguồn ánh sáng. Nó không có trọng lượng và không sờ mó được. Nó có thể dễ dàng du hành khắp thế giới, rọi sáng cuộc sống của nhân dân ở khắp mọi nơi. Tri thức tồn tại trên vật mang nó (sách, tạp chí, đĩa mềm, dòng tín hiệu v.v...). b) Không như các sản phẩm hàng hóa hữu hình mất giá trị sau sử dụng hoặc chỉ sử dụng đơn nhất (người này dùng thì người khác không dùng được) tri thức không bị mất đi hoặc mất giá trị khi sử dụng, tri thức có thể chia sẻ cho nhiều người, được sử dụng một lúc. Tri thức càng được sử dụng nhiều thì giá trị càng tăng. c) Tri thức và thông tin luôn đi đến những nơi có nhu cầu cao nhất và rào cản ít nhất. Sở hữu trí tuệ trở thành vấn đề quan trọng nhất đối với các cá nhân, tổ chức, xã hội và các quốc gia. d) Tri thức là nhân tố tạo nên các nền văn minh, làm nên cuộc cách mạng công nghiệp (vận dụng tri thức để chế tạo máy móc); cách mạng quản lý (vận dụng tri thức trong tổ chức và quản lý lao động) và cuộc cách mạng khoa học -công nghệ hiện đại ngày nay - một yếu tố đưa đến hình thành nền kinh tế tri thức. 2.2. Đặc điểm của kinh tế tri thức Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về nền kinh tế tri thức. Theo GS.VS. Đặng Hữu: "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống". Nền kinh tế tri thức có các đặc điểm sau: a) Cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghê, đặc biệt là các công nghệ cao. Tỷ trọng hàng hóa công nghệ cao (hàm lượng chất xám cao) ngày càng lớn. b) Tỷ trọng GDP hoặc tỷ trọng ngành nghề xã hội đều có dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang hoạt động dịch vụ, xử lý thông tin là chủ đạo. Lao động tri thức chiếm tỷ lệ cao (70 - 90%). Thế giới nghề nghiệp và nhu cầu lao động nghề nghiệp 4 đã và đang có những thay đổi căn bản về cơ cáu và trình độ nghề nghiệp với tính linh hoạt và đa dạng đòi hỏi nhân lực đa năng có khả năng chuyển đổi và thích ứng cao. c) Sản xuất tri thức, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất và luôn luôn biến đổi. Chu kỳ sống của sản phẩm, công nghệ rất ngắn. Tri thức có giá trị nhất là tri thức mới, tri thức chưa biết. Giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học trở thành một trong những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tri thức cao cấp ở thị trường trong và ngoài nước d) Chuyển từ sản xuất theo qui mô lớn, nhất thể hóa sang tổ chức sản xuất phân tán theo cấu trúc mạng và linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng. Quản lý thích nghi và phi tập trung. e) Xu thế toàn cầu hóa, nhất thể hóa các nền kinh tế quốc gia và khu vực ( AFTA,WTO) tăng nhanh kèm theo 2 mặt hợp tác và cạnh tranh gay gắt. Giáo dục cũng trở thành một lĩnh vực hợp tác và cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa f) Quá trình tin học hóa các khâu sản xuất, dịch vụ, quản lý, giáo dục.. là cốt lõi của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức. Tin học hoá công tác quản lý giáo dục và quá trình giáo dục là nhu cầu tất yếu và là cơ hội cho giáo dục chuyển từ trình độ thủ công (phấn, bảng) sang trình độ cơ khí hoá (máy chiếu, máy dạy học) và tiến lên trình độ tin học hoá, hiện đại hoá (máy tính, đa phương tiện; E-learning) g) Tri thức là vốn quí nhất, quyền sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng nhất và sáng tạo là động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển. Giáo dục góp phần tạo ra cho mọi người nguồn vốn quý nhất, tạo ra giá trị gia tăng của mỗi thành viên trong xã hội thông qua các quá trình giáo dục và tự giáo dục và do đó đòi hỏi phải có đầu tư, chi phí từ xã hội và người học h) Học tập, học tập thường xuyên, học tập bao gồm cả tự học suốt đời là đặc điểm nổi bật của xã hội và nền kinh tế tri thức. Giáo dục trong và ngoài nhà trường góp phần chủ yếu hình thành xã hội học tập 2.3. Giáo dục trong nền kinh tế tri thức Là một lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội, giáo dục hình thành và phát triển trong những hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Hệ thống giáo dục vừa là sản phẩm của một thời đại kinh tế - xã hội vừa là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế tri thức, hệ thống giáo dục có các đặc điểm sau: a) Giáo dục nhà trường chỉ là một phần, một giai đoạn ngắn trong toàn bộ cuộc sống của mỗi con người. Vai trò của giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục liên tục ngày càng lớn (gia đình, doanh nghiệp, tổ chức xã hội v.v...) đã xuất hiện các tổ chức học hỏi (Learning Organization) và xã hội học tập ( Learning Society). 5 b) Sự phân chia cứng nhắc giữa các loại hình giáo dục phổ thông phổ thông và giáo dục nghề nghiệp ngày càng thu hẹp (người ta đã nói đến sự giao thoa của hai loại hình này trong nhiều năm qua) do tri thức và năng lực sử dụng tri thức trở thành nhân tố quan trọng có tính quyết định đến đời sống cá nhân và lao động nghề nghiệp của họ. Cùng với phổ cập giáo dục là quá trình phổ cập nghề, phổ cập giáo dục cao đẳng và đại học. Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trở thành nền tảng của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục đại học chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng, giáo dục phổ cập. c) Giáo dục không chỉ là sự truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin mà hướng vào yêu cầu phát triển nhân cách toàn diện trên cơ sở phát triển năng lực tư duy sáng tạo và năng lực hành động để người học tự tìm tri thức, vận dụng, sử dụng tri thức và trên cơ sở đó sản xuất (phát hiện) tri thức mới cho bản thân hoặc cho xã hội. d) Giáo dục góp phần quan trọng của quá trình chuyển hóa các loại tri thức (tri sự, tri lý, tri hành, tri nhân) và chuyển hóa giữa tri thức hiện với tri thức ngầm ở mỗi cá nhân người lao động và xã hội. Qua đó làm tăng thêm giá trị phần ướt và phần mềm của công nghệ e) Kinh tế tri thức làm thay đổi căn bản nền giáo dục từ quan niệm nhận thức đến hệ thống giáo dục, nhà trường, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình giảng dạy, đặc biệt là phương pháp giảng dạy và mô hình quản lý nhà trường. Có lẽ sẽ hình thành nền giáo dục dựa trên tri thức và một mô hình văn hóa nhà trường dựa trên tri thức. Những giá trị tài sản vô hình của nhà trường (danh tiếng, uy tín, vốn tri thức) sẽ không kém hơn các giá trị tài sản hữu hình (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học...). 3. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC- SỰ LÊN NGÔI CỦA CÁC PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG MỀM 3.1. Các tiêu chí chất lượng đào tạo đại học Sự phát triển của xã hội hiện đại, của kinh tế tri thức đã và đang đặt ra những đòi hỏi mới ở người lao động nói chung và ở đội ngũ nhân lực có trình độ đào tạo ở bậc đại học nói riêng. Theo quan niệm của UNESCO yêu cầu đối với sản phẩm đại học (người tốt nghiệp) trong thời đại hiện nay là: - Có năng lực trí tuệ và có khả năng sáng tạo và thích ứng - Có khả năng hành động (các kỹ năng sống) để có thể lập nghiệp - Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học thường xuyên, suốt đời - Có năng lực quốc tế (ngoại ngữ, văn hoá toàn cầu...) để có khả năng hội nhập. Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học quốc tế thì sinh viên phải là những người: - Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để bảo đảm tính chuẩn mực, khuôn mẫu - Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một chỗ làm duy nhất 6 - Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ những điều đó được định sẵn - Biết đặt ra những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lời giải đúng - Có kỹ năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứ không tuân thủ theo sự phân bậc quyền uy - Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn, các nhà doanh nghiệp giỏi, các nhà lãnh đạo xuất sắc chứ không chỉ trở thành những người làm công ăn lương - Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin chứ không chỉ áp dụng những kiến thức đó biết - Biết kết luận, phân tích, đánh giá chứ không chỉ biết thuần túy chấp nhận - Biết nhìn nhận qúa khứ và hướng tới tương lai - Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc - Biết dự báo, thích ứng chứ không chỉ phản ứng thụ động - Chấp nhận sự đa dạng chứ không chỉ tuân thủ điều đơn nhất - Biết phát triển chứ không chỉ chuyển gia Những yêu cầu trên đặt ra những yêu cầu mới về chương trình, tổ chức và phương pháp đào tạo ở bậc đại học trong đó việc phát triển năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng, các kỹ năng mềm trở thành những nhân tố nổi bật ( Xem hình 1) THỂ LỰC TRÍ LỰC HIỂU BIẾT XÃ HỘI, LỐI SỐNG TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ, HỌC VẤN KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN, NGHỀ NGHIỆP Hình 1. Những nhân tố của chất lượng đào tạo đại học 3.2. Mô hình người giảng viên trong nền giáo dục đại học hiện đại Ở bậc đại học, cùng với các điều kiện bảo đảm chất lượng về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết đào tạo thì đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên ở các trường đại học chủ yếu là những nhà khoa học, nhà chuyên môn có trình độ cao, gắn bó với nghiên cứu khoa học và các hoạt động văn hóa-xã hội. Như vậy, để giảng dạy tốt ở đại học người giảng viên phải thoả mãn đồng thời 2 năng lực: Năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học và năng 7 lực sư phạm cùng các hoạt động văn hóa-xã hội. Nếu người dạy không có vốn hiểu biết văn hóa-xã hội phong phú, năng lực dạy học, khả năng tìm kiếm, xử lý thông tin và những trải nghiệm nghề nghiệp; không có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. thì khó mà dẫn dắt người học theo mục tiêu đã nêu ra. Người giảng viên không có thể dạy "cách học, cách tư duy, cách sống và làm việc" cho sinh viên ở bậc đại học. Muốn dạy tốt ở bậc đại học người dạy phải thỏa mãn một số yêu cầu sau: - Giảng viên phải có hiểu biết, kiến thức về nhà trường đại học, môi trường GD ĐH (môi trường lao động nghề nghiệp) - Giảng viên phải biết mục tiêu, tính chất, đặc điểm của ngành học, trường học mà mình đang dạy; - Giảng viên phải nắm vững chương trình đào tạo (mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dạy học; phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra-đánh giá .v.v.. - Giảng viên phải hiểu rõ người học, biết khai thác động lực và tiềm năng của người học và hạn chế những tiêu cực, - Giảng viên phải biết vận dụng quy luật, nguyên tắc dạy học ở đại học và biết hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu; - Giảng viên phải biết vận dụng các hình thức dạy học, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học, biết cải tiến thường xuyên việc dạy học. Theo khuyến cáo của UNESCO yêu cầu đối với một giảng viên đại học trong thời đại hiện nay (bên cạnh chức năng truyền thống là phải biết nghiên cứu khoa học mới dạy tốt được ở bậc đại học) là: - Hiểu biết công nghệ thông tin và có khả năng ứng dụng chúng trong dạy học - Khi dạy học phải nhận thức đúng đối tượng (đối tượng dạy-người học và đối tượng dạy học-nội dung dạy học), trên cơ sở đó thao tác đúng đối tượng - Khi dạy học phải biết lựa chọn phương pháp thích hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, phù hợp với đặc thù của đối tượng; - Phải hiểu cấu trúc các phương pháp dạy học, biết triển khai đúng quy trình và biết phối hợp các phương pháp dạy học trong quá trình dạy học. - Thấu hiểu cách học trong môi trường thông tin và truyền thông để có thể hướng dẫn sinh viên học và có khả năng làm tốt vai trò cố vấn cho họ. - Có kiến thức đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học để đánh giá chính xác khách quan kết quả học tập của người học góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm đào tạo của mình. Dạy học ở bậc đại học phải lưu ý một số đặc điểm sau: - Dạy học ở đại học phải gắn liền với đặc điểm ngành nghề đào tạo, bám sát thực tiễn kinh tế-xã hội và sự phát triển của khoa học, công nghệ liên quan, - Dạy học ở đại học rất coi trọng phương pháp "Tìm kiếm" (Search) vì vậy rất gần với các phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống - Phương pháp dạy học ở đại học coi trọng việc phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học và huy động có hiệu quả vai trò của các phương tiện, kỹ thuật, công nghệ dạy học hiện đại. 8 Đối với giảng viên đại học, Hội nghị quốc tế về GD ĐH thế kỷ XXI: tầm nhìn và hành động (1998) đã nêu lên những năng lực cần có của một giảng viên ĐH mẫu mực như sau: 1/ Có kiến thức và sự thông hiểu về các cách học khác nhau của sinh viên (SV); 2/ Có kiến thức, năng lực và thái độ về mặt theo dõi và đánh giá SV, nhằm giúp họ tiến bộ; 3/ Tự nguyện hoàn thiện bản thân trong ngành nghề của mình; biết ứng dụng những tiêu chí nghề nghiệp và luôn luôn cập nhật những thành tựu mới nhất; 4/ Biết ứng dụng những kiến thức về công nghệ thông tin về môn học, ngành học của mình; 5/ Có khả năng nhận biết được những tín hiệu của "thị trường" bên ngoài về nhu cầu của giới chủ đối với những người tốt nghiệp; 6/ Làm chủ được những thành tựu mới về dạy và học, từ cách dạy học mặt giáp mặt đến cách dạy học từ xa; 7/ Chú ý đến những quan điểm và mong ước của "khách hàng", tức là của những đối tác và sinh viên khác nhau; 8/ Hiểu được những tác động của những nhân tố quốc tế và đa văn hóa đối với những chương trình đào tạo; 9/ Có khả năng dạy những loại SV khác nhau, thuộc những nhóm khác nhau về độ tuổi, môi trường kinh tế-xã hội, dân tộc v.v.và biết cách làm việc với số giờ nhiều hơn trong một ngày; 10/ Có khả năng bảo đảm các giờ giảng chính khóa, xêmine hoặc tại xưởng với một số lượng SV đông hơn; 11/ Có khả năng hiểu được những "chiến lược thích ứng" về nghề nghiệp của các cá nhân. Giảng viên ĐH có thể căn cứ vào những yêu cầu này mà chọn một số lĩnh vực cần thiết nhất đối với mình để đi sâu. Để có thể đáp ứng yêu cầu trên đội ngũ giảng viên đại học cần rèn luyện năng lực, phẩm chất của một nhà khoa học chân chính và một nhà sư phạm tâm huyết, nhà hoạt động văn hóa xã hội tích cực và là một nhà quản lý giáo dục tài ba (Xem hình 2) 9 Hình 2: Mô hình tổng thể của người giảng viên trong nền giáo dục đại học hiện đạị Kết luận Quá trình phát triển của đời sống xã hội hiện đại, của nền kinh tế tri thức đã và đặt ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức trong phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ở các quốc gia. Với vai trò đầu tầu trong phát triển kinh tế-xã hội và khoa học-công nghệ, hệ thống giáo dục đại học trong xã hội hiện đại đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ cả về quy mô phát triển, chất lượng đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội. Cùng với quá trình đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng day và tổ chức,quản lý đào tạo, tăng cường cơ sở vật chấtviệc nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên đại học đã và đang là yêu cầu cấp bách. Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Để đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại, người giảng viên đại học phải có không chỉ những hiểu biết sâu sắc, thấu đáo những kiến thức, kỹ năng chuyên môn đơn thuần mà cũng cần phải có hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sư phạm đại học cùng với những hiểu biết xã hội-văn hóa và vốn sống phong phú. Do đó việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đại học, về chính trị-xã hội và các giá trị văn hóa cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng là điều quan trọng và cấp bách. Mô hình GIẢNG VIÊN Chuyên gia (Nhà nghiên cứu Nhà khoa học) Nhà quản lý (trường học, lớp học) Nhà hoạt động xã hội và văn hóa Nhà sư phạm 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Nghị Quyết 14/2005/ NQ-CP về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 2. Trần Khánh Đức. Phát triển giáo dục Việt Nam và Thế giới,(Song ngữ Anh- Việt ). NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội-2010 3. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội-2010 4. Phạm Minh Hạc. Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi và CNH&HĐH. NXB chính trị quốc gia, Hà nội-2001. 5.Đặng Hữu. Phát triển kinh tế tri thức-NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2001 6. Đặng Mộng Lân: Kinh tế tri thức-NXB Thanh niên. Hà Nội- 2001 7. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên). Một số vấn đề về giáo dục đại học. NXB đại học quốc gia. Hà Nội-2004 8. Lê Đức Ngọc. Giáo dục đại học- phương pháp dạy và học NXB đại học quốc gia. Hà Nội-2004 9. WB. Tri thức cho phát triển . NXB Chính trị quốc gia, Ha Nội-1998. 10. Anwin Toffler. Làn sóng thứ ba –NXB Thông tin lý luận . Hà nội-1992 11. Peter Druker-. Những thách thức của quản lý trong thế kỷ 21. NXB Trẻ-2003 12. Rowan Gibson.(Biên soạn). Tư duy lại tương lai. NXB Trẻ-2004
File đính kèm:
- kinh_te_tri_thuc_va_phat_trien_giao_duc_dai_hoc_trong_xa_hoi.pdf