Làm rõ tác giả của "Ngự chế Bắc tuần thi tập" và tìm hiểu giá trị tập thơ
Tóm tắt:
Nghiên cứu về văn bản, xác định thiện bản,
tác giả của văn bản là nhiệm vụ quan trọng
của ngành Hán Nôm học. Khi đã xác định
được tác giả và thiện bản thì văn bản đó có giá
trị gấp nhiều lần. Bài viết này của chúng tôi
không nằm ngoài mục đích đó. Vấn đề văn bản
của Ngự chế Bắc tuần thi tập từ xưa đến nay
mới chỉ được thống kê trong “Mộc bản triều
Nguyễn - Đề mục tổng quan”. Tuy nhiên, cuốn
sách này lại cho rằng đây là tác phẩm do vua
Minh Mệnh sáng tác. Qua quá trình nghiên
cứu, đối chiếu với chính sử và các văn bản
ngự chế thi khác của vua Thiệu Trị, thì có thể
kết luận văn bản này là do vua Thiệu Trị sáng
tác.
Bạn đang xem tài liệu "Làm rõ tác giả của "Ngự chế Bắc tuần thi tập" và tìm hiểu giá trị tập thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Làm rõ tác giả của "Ngự chế Bắc tuần thi tập" và tìm hiểu giá trị tập thơ
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X3-2016 Trang 31 Làm rõ tác giả của Ngự chế Bắc tuần thi tập và tìm hiểu giá trị tập thơ Nguyễn Huy Khuyến Đại học Đà Lạt Tóm tắt: Nghiên cứu về văn bản, xác định thiện bản, tác giả của văn bản là nhiệm vụ quan trọng của ngành Hán Nôm học. Khi đã xác định được tác giả và thiện bản thì văn bản đó có giá trị gấp nhiều lần. Bài viết này của chúng tôi không nằm ngoài mục đích đó. Vấn đề văn bản của Ngự chế Bắc tuần thi tập từ xưa đến nay mới chỉ được thống kê trong “Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan”. Tuy nhiên, cuốn sách này lại cho rằng đây là tác phẩm do vua Minh Mệnh sáng tác. Qua quá trình nghiên cứu, đối chiếu với chính sử và các văn bản ngự chế thi khác của vua Thiệu Trị, thì có thể kết luận văn bản này là do vua Thiệu Trị sáng tác. Từ khóa: Ngự chế Bắc tuần thi tập; vua Thiệu Trị; văn bản học; bổ khuyết; hành cung 1. Đặt vấn đề Trong quá trình nghiên cứu về thơ Minh Mệnh và Thiệu Trị, chúng tôi tiếp cận được một văn bản có tiêu đề: Ngự chế Bắc tuần thi tập, văn bản này được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV - Đà Lạt, được in trực tiếp từ mộc bản. Văn bản được giới thiệu sơ lược và in trong sách Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Hoài, Phạm Thị Huệ, Phan Đình Nham, xuất bản năm 2008, Nxb Chính trị Quốc gia. Điều đáng nói là, nhóm tác giả đã cho rằng, văn bản này là của vua Minh Mệnh sáng tác khi ngự giá Bắc tuần. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi văn bản này là của Thiệu Trị, phần đầu bài viết, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ ai là tác giả của văn bản này. Theo Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan thì Ngự chế Bắc tuần thi tập, kí hiệu H77/1-6, gồm 5 quyển, tổng cộng còn 190 tờ bao gồm các kí hiệu sau: H77/1 quyển thủ còn 46 tờ, gồm Biểu1, Mục lục; kí hiệu H77/2 quyển 1, còn 29 tờ; kí hiệu H77/3 quyển 2, còn 30 tờ; kí hiệu H77/4 quyển 3, còn 29 1 Bài biểu dâng sách không còn đầy đủ chỉ còn lại tờ 2. tờ, kí hiệu H77/5 quyển 4 còn 28 tờ; kí hiệu H77/6 quyển 5 còn 28 tờ. Sách được các đại thần Hoàng Tế Mỹ 黃濟美, Nguyễn Bá Nghi 阮伯儀, Nguyễn Cửu Trường 阮久長, Lê Bá Đĩnh 黎伯挺 viết biểu. Để làm sáng tỏ ai là tác giả của bộ sách này và giá trị nội dung của Ngự chế Bắc tuần thi tập, chúng tôi xin được giới thiệu bài viết này. 2. Các căn cứ chứng minh Ngự chế Bắc tuần thi tập là của Thiệu Trị Để chứng minh Ngự chế Bắc tuần thi tập là của Thiệu Trị hay của Minh Mệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên nhiều căn cứ, như trong ghi chép của chính sử và thơ văn của hai vị vua này. Thứ nhất là căn cứ vào Ngự chế thi tập gồm 4 tập của vua Thiệu Trị hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu A.135/1-13. Thứ hai là căn cứ vào các bài văn bia Thiết Cảng khắc năm 紹治二年十二月吉日. 恭鑴 禦製詩一首 (Ngày tốt, Tháng 12 Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) cung kính khắc một bài thơ ngự chế) ở Nghệ An và bài Vĩnh Định hà cảm tác ở Quảng Trị, SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X3-2016 Trang 32 Quá Hoành Sơn quan2 ở Quảng Bình, Thiệu Trị thánh chế Đề Trấn Vũ quán thi kí hiệu R.121, Thư viện Quốc gia Việt Nam, nội dung bài thơ này hoàn toàn trùng với bài Đề Trấn Vũ quán trong Ngự chế Bắc tuần, những bài văn bia này trong phần lạc khoản đều khắc niên hiệu Thiệu Trị. Mà những bài thơ này đều nằm trong Ngự chế Bắc tuần thi tập. Thứ ba là ghi chép của chính sử, sách Đại Nam thực lục3. Thứ tư là so sánh toàn bộ tiêu đề bài thơ trong Ngự chế Bắc tuần thi tập và Ngự chế thi của Thiệu Trị, xem có sự trùng lặp hay không. Thứ năm, đối chiếu văn bản học các bài thơ trong Ngự chế Bắc tuần thi tập với hơn 3500 thơ ngự chế do vua Minh Mệnh làm thì không có bài nào trùng lặp. Trong bài biểu của đình thần dâng sách có đoạn: “聖祖仁皇帝丕平之會賁飭鴻猷節奉聖駕北巡, 儀文日盛, 內綏德致, 外睦鄰交, 民生于茲, 歌詠聖澤, 去年春奉我皇上率遵成憲載舉彝章輦路所臨, 芳風普被, 九郡之江山生色, 三春之花草增妍. 察吏觀民”4 (Thánh tổ Nhân Hoàng đế phỉ bình chi hội, bí sức hồng du, tiết phụng Thánh giá Bắc tuần, nghi văn nhật thịnh, nội tuy đức trí, ngoại mục lân bang, dân sinh vu tư, ca vịnh thánh trạch, khứ niên xuân phụng ngã hoàng thượng, suất tuân thành hiến, tải cử di chương, liễn lộ sở lâm, phương 2 Quảng Bình qua thơ Hán Nôm”, Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình xuất bản, 2003, tr.107-118 cũng khẳng định bài thơ này do vua Thiệu Trị sáng tác. 3 Khi trẫm ra Bắc, trải xem các địa phương, coi đến núi sông mà nhớ ơn liệt thánh, mừng tục thuần mỹ mà mộ sự vẻ vang của triều xưa, không phải là chỉ ưa thích thơ văn mà thôi. Nhưng sơ thảo lần đầu, sợ chưa đủ để lại cho đời sau. Nay đã có lời xin thì giao cho các đại thần duyệt lại, tâu lên. Trương Đăng Quế, Vũ Duy Cẩn lại xin cho thi hành việc khắc. Vua bèn y cho. Bấy giờ mới chia định : bài “Sông Vĩnh Định”, bài “Sông Ái Tử” ở Quảng Trị ; bài “Định Bắc trường thành”, bài “Cầu Lý Hoà”, bài “Hai núi Khiêu Thạch”, bài “Sông Linh Giang”, bài “Cửa Hoành Sơn” ở Quảng Bình ; bài “Núi Hồng Lĩnh” ở Hà Tĩnh; bài “Thiết cảng” ở Nghệ An; bài “Sông Ngọc Giáp”, bài “Núi Tam Điệp” ở Thanh Hoá ; bài “Núi Hộ Thành” ở Ninh Bình, gồm 18 bài thơ ngự chế, sai địa phương sở tại khắc thơ vào đá, dựng bia ở bên đường. Còn 3 bài “Chùa Hoằng Phúc” ở Quảng Bình, “Lầu Tĩnh Bắc” và “Quán Chân Vũ” ở Hà Nội đều khắc vào hoành biển treo lên trên cửa. [1, tr 417] 4Trích bài Biểu dâng sách, tờ số 2. phong phổ bị, cửu quận chi giang sơn sinh sắc, tam xuân chi hoa thảo tăng nghiên, sát lại quan dân). Dịch nghĩa: “Thánh Tổ Nhân Hoàng đế kế thừa sự nghiệp, sửa sang cơ đồ rực rỡ, kính vâng Bắc tuần, lễ nghĩa ngày càng đầy đủ, trong nước thì yên ổn, bên ngoài thì hòa mục với láng giềng, dân sống nơi nơi đâu đều ca tụng ân trạch như thánh, mùa xuân năm ngoái Hoàng thượng ta noi theo phép cũ, đề cao điển lệ, ngự giá các nơi, giáo hóa rộng khắp, sông núi khắp chín quận tươi đẹp, hoa cỏ mùa xuân càng rực rỡ. kiểm tra quan lại, thăm nom dân chúng”. Vua Thiệu Trị học theo vua cha Bắc tuần để xem dân chúng, kiểm tra quan lại đó chính là noi theo phép cũ. Trên đường Bắc tuần vua đã làm những bài thơ có theo thống kê ở dưới đây. Vua Minh Mệnh mất năm 1840. Ngay sau khi lên ngôi kế vị, vua Thiệu Trị tuần du Bắc hà và đã sáng tác tập thơ này. Về lại kinh đô, nhà vua cho khắc in vào năm 1844. Việc này sách Đại Nam thực lục có chép: “Tập thơ Ngự chế Bắc tuần khắc xong, ban cấp cho hoàng tử, hoàng thân, các quan văn võ và các quan ở các tỉnh về chầu, cùng phủ Thừa Thiên, trường Quốc tử giám, học chính các tỉnh đều 1 tập”5. Khi ra Bắc, từ Thừa Thiên đến Hà Nội, vua đã cho lập nơi nghỉ trưa và ngủ đêm ở 41 chỗ: Khi đến các hành cung này, vua Thiệu Trị có làm thơ, các bài thơ này sẽ được dẫn chứng trong Ngự chế Bắc tuần thi tập, có đối chiếu với ghi chép của chính sử. Các hành cung dọc đường Bắc tuần gồm: Kim Đôi, Đại Lộc, Trung Đan, tỉnh lỵ Quảng Trị, Mai Xá, Xuân Hoà, Hồ Xá, Thuận Trạch, Mỹ Hương, tỉnh lỵ Quảng Bình... Các địa danh này đều có trong tập thơ Ngự chế Bắc tuần thi tập. 5 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, (tập 6), Bản dịch của Viện Sử học (2007), Nxb. Giáo dục. 1, tr. 608 . TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X3-2016 Trang 33 Hơn nữa, khi vua cho khắc các bài thơ này trên bia đá để lưu lại các nơi, thì chính sử triều Nguyễn cũng đã ghi lại: “Khắc các bài thơ ngự chế khi Bắc tuần ở các địa phương”6. Với những căn cứ như trên, đồng thời qua đối chiếu văn bản Ngự chế thi của vua Thiệu Trị thì các bài thơ trong Ngự chế Bắc tuần thi tập là hoàn toàn trùng khớp. Hơn nữa các bài văn bia có khắc những bài thơ như ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nội đều ghi vào niên hiệu Thiệu Trị, điều đó cũng là căn cứ để chứng minh tác giả tập thơ này là vua Thiệu Trị, chứ không phải của vua Minh Mệnh sáng tác như nhóm tác giả Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan đã nêu. Vì vậy, tập thơ này do vua Thiệu Trị sáng tác nhân dịp Bắc tuần năm 1842 và được khắc in thành sách năm 1844 với nhan đề Ngự chế Bắc tuần thi tập. 2. Văn bản Ngự chế Bắc tuần thi tập Mặc dù văn bản này hiện nay chỉ còn có 1 bản duy nhất tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, cùng với việc bảo quản không được tốt, song văn bản có giá trị làm cơ sở cho việc nghiên cứu các giá trị văn hóa, lịch sử của dải đất miền Trung từ Huế đến Hà Nội. Đó là những ngọn núi, dòng sông, cửa quan, phong cảnh, vấn nông, kiểm tra quan lại v.v... Quyển Mục lục còn các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 337, 34, 36, 37, 39, 40, 41, 43.Trong đó có 1 tờ không rõ số trang và số quyển, tuy nhiên, sau khi đối chiếu nội dung ghi chép trong tờ này, chúng tôi nhận thấy tiêu đề bài thơ được in trong tờ này thuộc quyển 4, tờ số 26 và 6 Đại Nam thực lục, (tập 6), tr. 417. 7 Tờ mục lục số 33 bị mất hoàn toàn nội dung, nguyên nhân là do ván in bị hỏng, nên trong quá trình in lại, bản này mờ không đọc được. 27. Nhận xét: trong quyển Mục lục thiếu các tờ: 11, 12, 27, 35, 38, 42. Quyển 1 còn các tờ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 29, 30. Nhận xét: Quyển 1 thiếu các tờ: 19, 28. Tờ số 18, 21 do bị sứt ván in nên nhiều chữ bị mờ mất nét. Quyển 2 còn các tờ: 1, 3, 48, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30. (trong quyển này còn có 3 tờ không xác định số trang, qua đối chiếu các bài thơ ghi chép ở mục lục, thì tờ này là tờ số 2 tờ số 9 và tờ số 23). Nhận xét: Như vậy, quyển 2 không thiếu tờ nào. Tờ số 4, do bị sứt ván in nên nhiều chữ bị mờ mất nét. Quyển 3 còn các tờ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30. Trong quyển này có 1 tờ bị mất nhiều phần nội dung, cả số tờ cũng bị mất, qua đối chiếu chúng tôi cho đó là tờ số 19.Nhận xét: Quyển 3 thiếu các tờ: 8, 23. Quyển 4 còn các tờ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30. Nhận xét: Quyển 4 thiếu tờ: 18 Quyển 5 còn các tờ: 1, 2, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 27, 28, 29, 30, 31. Nhận xét: Quyển 5 thiếu các tờ: 3, 7, 25, 26. Ngoài ra ở cuối hồ sơ có 1 tờ không xác định số quyển và số tờ, qua đối chiếu nội dung, thì tờ đó là tờ số 23 của quyển 3. Như vậy, quyển 3 chỉ bị mất 1 tờ số 8. Tóm lại, văn bản Ngự chế Bắc tuần thi tập bị thiếu 15 tờ. 8 Tờ số 4 bị mờ nhiều dòng bị mất chữ. SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X3-2016 Trang 34 Ngự chế Bắc tuần thi tập Quyển Mục lục 1 2 3 4 5 Số tờ mất 11, 12, 27, 35, 38, 42 19, 28 0 8, 17 3, 7, 25, 26 Tổng số tờ mất 15 Do văn bản bị mất 15 tờ, trong đó phần nội dung là 9 tờ, 6 tờ phần mục lục, vì vậy, việc khuyết thiếu số bài thơ và nội dung của các bài thơ nằm trong các tờ bị mất là điều không tránh khỏi. Qua nghiên cứu, số bài thơ bị mất ở các quyển cần bổ khuyết gồm: Quyển Tên bài thơ cần bổ khuyết Tổng số bài mất 1 別湖舍由陸作 Biệt Hồ Xá do lục tác 4 廣祿行宮題辟 Quảng Lộc hành cung đề bích 廣平道中感昔 Quảng Bình đạo trung cảm tích 定北長城懷古作 Định Bắc trường thành hoài cổ tác 3 據留京皇子安豐亭侯洪保奏章欽奉我聖祖母仁宣慈慶太皇太后慈旨 賞賜珍品十味飛馹宣頒余欣喜之至整服拜賜 [...xin lược]. Cứ lưu kinh Hoàng tử An Phong Đình Hầu Hồng Bảo tấu chương, khâm phụng ngã Thánh tổ mẫu Nhân tuyên từ khánh Thái Hoàng thái hậu từ chỉ thưởng tứ trân phẩm thập vị, phi nhật tuyên ban, dư hân hỉ chi chí, chỉnh phục bái tứ [...xin lược] 1 4 予告休養之禮部尚書潘輝湜扶鳩來覲念其疇昔之臣賞賜銀鍰詩以示之 Dư cáo hưu dưỡng chi Lễ bộ Thượng thư Phan Huy Thực phù cưu lai cận niệm kì trù tích chi thần thưởng tứ ngân hoàn thi dĩ thị chi 2 北圻色服 Bắc Kì sắc phục 5 四月初一日Tứ nguyệt sơ nhất nhật 7 四月初八日Tứ nguyệt sơ bát nhật 四月初九日Tứ nguyệt sơ cửu nhật 四月初十日Tứ nguyệt sơ thập nhật 展謁天授陵禮成敬述 Triển yết Thiên Thụ lăng lễ thành kính thuật 再往安憑行宮駐蹕 Tái vãng An Bằng hành cung trú tất 展謁孝陵禮成泣述 Triển yết Hiếu Lăng lễ thành khấp thuật Số bài thơ theo mục lục Ngự chế Bắc tuần thi tập Quyển 1 2 3 4 5 Số bài 39 53 19 16 31 Tổng số bài bị mất 4 0 1 2 7 Để bổ khuyết 14 bài bị mất, chúng tôi dựa vào Ngự chế thi sơ tập, kí hiệu A.135, hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trong Đại Nam thực lục cho biết Ngự chế Bắc tuần thi tập là 173 bài9. 9 Năm nay, ngự giá ra Bắc, thăm mùa màng, hỏi việc nông, xem dân tình, xét quan lại, làm phúc, ban ơn, dạy chính sự, sửa việc binh, phàm trải qua chỗ nào đều có thơ để ghi việc, tính được gồm 173 bài. Có lẽ khi tuyển chọn để cho khắc in chỉ tuyển chọn 158 bài. Còn thiếu 15 bài không được khắc in? Tuy nhiên, theo thực tế mục lục văn bản, bộ sách này chỉ in đến quyển thứ 5. Tổng mục lục cũng dừng lại ở quyển 5, bài thơ cuối cùng của trang mục lục 41 - 43 trùng với nội dung của bài thơ được in trong trang 28-31 của quyển 5. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X3-2016 Trang 35 Tên bài thơ bằng chữ Hán và phiên âm Hán Việt Số bài Ngự chế thi sơ tập A.135 卷一 Quyển 1 予載稽典禮遵奉成規命駕北巡往湯 沐邑拜見原廟展謁祖陵觀風省方行 慶施惠以至交修式好皆用昭宣先澤 于萬邦爰命太史蠲吉[...xin lược]. Dư tải khê điển lễ tuân phụng thành quy, mệnh giá Bắc tuần vãng Thang Mộc ấp, bái kiến nguyên miếu triển yết tổ lăng, quan phong tỉnh phương, hành khánh thi huệ, dĩ chí giao tu thức hảo giai dụng, chiêu tuyên tiên trạch vu vạn bang, viên mệnh Thái sử quyên cát dĩ [...xin lược] 祇告太廟禮成敬述Kì cáo Thái Miếu lễ thành kính thuật 1 + Q7 祇告世廟禮成敬述Kì cáo Thế Miếu lễ thành kính thuật 2 + 祇告孝思殿禮成悲述Kì cáo Hiếu Tư điện lễ thành bi thuật 3 + 登舟謁陵曉發Đăng chu yết lăng hiểu phát 4 + 駐蹕安憑行宮舒望得句Trú tất An Bằng hành cung thư vọng đắc cú 5 + 展謁孝陵禮成泣述 Triển yết Hiếu Lăng lễ thành khấp thuật 6 + 展謁孝東陵禮成泣述Triển yết Hiếu Đông lăng lễ thành khấp thuật 7 + 迴蹕Hồi tất 8 + 親率皇親群臣奉表奏聞聖祖母仁宣慈慶太皇太后舉行鉅典命駕時巡歛 福臚歡慶安祝嘏恭紀Thân suất hoàng than quần thần phụng biểu tấu văn, Thánh tổ mẫu Nhân tuyên từ khánh Thái Hoàng thái hậu cử hành cự điển, mệnh giá thời tuần liễm phúc lô hoan khánh an chúc hỗ cung kỉ. 9 + 設朝御太和殿頒詔布告天下[...xin lược]Thiết triều ngự Thái Hòa điện ban chiếu bố cáo thiên hạ [...xin lược] 10 + 大閱Đại duyệt 11 + 啟鑾北巡Khải loan Bắc Tuần 12 + 金堆凉亭艤船小憩Kim Đôi lương đình nghĩ thuyền tiểu khế 13 + 渡三江海兒Độ Tam Giang Hải Nhi 14 + 大祿行宮夜泊Đại Lộc hành cung dạ bạc 15 + 大祿行宮曉發泛相得舟觀禾因隨適小試鳥鎗Đại Lộc hành cung hiểu phát tương đắc chu quan hòa nhân tùy thích tiểu thí điểu thương 16 + 忠丹座落午停Trung Đan tọa lạc ngọ đình 17 + 過永定河感作Vĩnh Định hà cảm tác 18 + 抵廣治津次行宮Để Quảng Trị tân thứ hành cung 19 + 駕臨廣治省城署治平巡撫鄧德瞻等率屬轄官弁及諸土司行迎鑾贄見禮 即降諭賞賜全省文武官吏弁兵無整辨行宮座落以至郵傳雜役既承天廣 治人丁身緡皆蠲免十分之三四有差與夫積欠各項稅課亦量隨蠲減大小 均霑漢夷魯及詩以紀事Giá lâm Quảng Trị tỉnh thành Thự trị bình Tuần 20 + SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X3-2016 Trang 36 phủ Đặng Đức Chiêm đẳng suất thuộc hạt quan biền cập chư Thổ ti hành nghênh loan chí kiến lễ tắc giáng dụ thưởng tứ toàn tỉnh văn võ quan lại biền binh vô chỉnh biện hành cung tọa lạc, dĩ chí bưu truyền tạp dịch, kí Thừa Thiên, Quảng Trị nhân đinh thân mân giai quyên miễn thập phần chi tam tứ hữu sai dữ phu tích khiếm ... thần kinh kì thủy sư đề độc gia bằng nam Võ Văn Từ vi phó tổng duyệt thủy sư [...xin lược] 18 + 題真武觀 Đề Chân võ quán 19 + TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X3-2016 Trang 41 卷四 Quyển 4 據定邊總督恩光子黎文德奏敘嘉定全轄田禾收成十分豐收喜而有作Cứ định biên Tổng đốc Ân Quang Tử Lê Văn Đức tấu tự Gia Định toàn hạt điền hòa thu thành thập phần phong thu hỉ nhi hữu tác 1 + 本日御殿大司馬奏稱據留京皇子安豐亭侯洪保留京大臣謝光巨何維藩 阮登洵尊室帛轉據永濟軍次之領安河總督信武侯范文典署安江提督雄 勇將阮公閒署掌衛作為安江領兵[...xin lược]. Bổn nhật ngự điện Đại tư mã tấu xưng, cứ lưu kinh Hoàng tử An Phong Đình Hầu Hồng Bảo, lưu kinh đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Đăng Tuân, Tôn Thất Bạch, chuyển cứ Vĩnh Tế quân thứ chi Lãnh An Hà Tổng đốc Tín Võ Hầu Phạm Văn Điển, Thự An Giang Đề đốc hùng dũng tướng Nguyễn Công Nhàn, Thự chưởng vệ tác vi An Giang Lãnh binh [...xin lược] 2 + 前次勦平水路獻捷紅旗命錦衣衛掌衛事黃文厚宣示今次蕩平陸路呈進 紅旗命金吾衛衛尉黎曰專布告據奏滿路騰歡爭相觀看不知幾千百萬之 多皆一口稱賀聊接筆偶作11 Tiền thứ tiễu bình lộ hiến tiệp hồng kì mệnh Cẩm y vệ chưởng vệ vệ sự Hoàng Văn Hậu tuyên thị, kim thứ đãng bình lục lộ trình tiến hồng kì mệnh kim ngô vệ vệ úy Lê Viết Chuyên bố cáo, cứ tấu mãn lộ đằng hoan tranh tương quan khan bất tri cơ thiên bách vạn chi đa, giai nhất khẩu xưng hạ, liêu tiếp bút ngẫu tác. 3 + 永濟軍次官兵勦平暹臘紅旗獻捷即降諭先行傳旨褒獎且矣功狀册奏上 必出格施恩用酬將士宣勞立功邊徼但因遙遠路途屈指數天令人懸盼成 咏12 Vĩnh Tế quân thứ quan binh tiễu bình xiêm lạp hồng kì hiến tiệp, tức giáng dụ tiên hành truyền chỉ bao tưởng thả hĩ, công trạng sách tấu thượng tất xuất cách thi ân, dụng thù tướng sĩ tuyên lao lập công biên kiếu, đãn nhân dao viễn lộ đồ, khuất chỉ sổ thiên lệnh nhân huyền phán thành vịnh. 4 + 續據領安河總督信武侯范文典署安江提督雄勇將阮公閒署掌衛作為安 江領兵官阮良閑衛尉領安江副領兵尊室議由馬上馳奏永濟軍次官兵攻 勦情形蕩平暹臘先已飛遞紅旗茲彙列功狀呈覽得奏欣慰降諭授官獎賞 金玉詩以誌事Tục cứ lãnh An Hà Tổng đốc Tín võ hầu Phạm Văn Điển, Thự An Giang đề đốc hùng dũng tướng Nguyễn Công Văn, Thự chưởng vệ tác vi An Giang, Lãnh binh quan Nguyễn Lương Nhàn, Vệ úy lãnh An Giang, phó Lãnh binh Tôn Thất Nghị do mã thượng trì tấu, Vĩnh Tế quân thứ quan binh công tiễu tình hình, đãng bình xiêm lạp tiên dĩ phi đệ hồng kì, tư vựng liệt công trạng trình lãm, đắc tấu hân úy giáng dụ thụ quan tưởng thưởng kim ngọc, thi dĩ chí sự. 5 + 蚊Văn 6 + 深更批摺自最Thâm canh phê tập tự tối 7 + 予告休養之禮部尚書潘輝湜扶鳩來覲念其疇昔之臣賞賜銀鍰詩以示之 Dư cáo hưu dưỡng chi Lễ bộ Thượng thư Phan Huy Thực phù cưu lai cận 8 + 11 Bài thơ này ở tờ mục lục bị mất, chúng tôi đối chiếu với chính văn để lấy tiêu đề bài thơ. 12 Bài thơ này ở tờ mục lục bị mất, chúng tôi đối chiếu với chính văn để lấy tiêu đề bài thơ, cả hai bài thơ này đều nằm trên một tờ mục lục. SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X3-2016 Trang 42 niệm kì trù tích chi thần thưởng tứ ngân hoàn thi dĩ thị chi 北圻色服Bắc Kì sắc phục 9 + 太原省臣陳文恂范嘉紀裴文德等獻山鳳顧而微哂作Thái Nguyên tỉnh, thần Trần Văn Tuân, Phạm Gia Kỉ, Bùi Văn Đức đẳng hiến sơn phượng, cố nhi vi sẩn tác 10 + 披閱案前詩偶作Phi duyệt án tiền thi ngẫu tác 11 + 據留京皇子安豐亭侯洪保摺奏遵奉諭示恭捧請安表文及珍品物件並鸚 鵡魚呈上慈壽宮欽蒙聖慈嘉獎克進珍饌再奉傳旨聖安該皇子具摺以聞 喜而恭誌Cứ lưu kinh Hoàng tử An Phong Đình Hầu Hồng Bảo tập tấu tuân phụng dụ thị cung phủng thỉnh an biểu văn cập trân phẩm vật kiện tịnh anh vũ ngư trình thượng Từ Thọ cung khâm mông Thánh từ gia tưởng khắc tiến trân soạn, tái phụng truyền chỉ thánh an cai Hoàng tử cụ tấu tập dĩ văn hỉ nhi cung chí. 12 + 河內風景Hà Nội phong cảnh 13 + 余勤求治理要在養民載舉時巡省方察吏自京以北駕臨諸地方矧至各省 北圻一律閭里相安官吏守職田疇秀茂晴雨順常全賴我皇考聖澤淪涵德 化既訖此斯民淳美家給人足堪慰余懷思圖繼述揚烈覲光行慶施恩不吝 國帑盈千累萬皆用弘先澤而協萬姓之歡心 [...xin lược]. Dư cẩn cầu trị lí, yếu tại dưỡng dân, tải cử thời tuần tỉnh phương sát lại, tự Kinh dĩ Bắc giá lâm chư địa phương củ chí các tỉnh Bắc Kì nhất luật lư lí tương an quan lại thủ chức, điền trù tú mậu, tình vũ thuận thường, toàn lại ngã Hoàng khảo thánh trạch, luân hàm đức hóa, kí ngật thử tư, dân thuần mĩ gia, cấp nhân túc kham úy, dư hoài tư đồ kế thuật dương liệt cận quang hành khánh thi ân, bất lận quốc nô, doanh thiên lụy vạn giai dụng hoằng tiên trạch nhi hiệp vạn tính chi hoan tâm [...xin lược]. 14 +Q10 時巡盛典慶成蠲以本月二十九日迴鑾即繕表文及飛遞鑾旗命留京皇子 赍捧奏聞慈壽宮仰慰聖慈懸盼再頒諭示中外援筆書事 Thời tuần thịnh điển khánh thành quyên dĩ bổn nguyệt nhị thập cửu nhật hồi loan tức thiện biểu văn cập phi đệ loan kì mệnh lưu kinh Hoàng tử tê phủng tấu văn Từ Thọ cung ngưỡng úy Thánh từ huyền phán, tái ban dụ thị trung ngoại, viện bút thư sự. 15 + 余克遵規制載舉隆儀爰命駕北巡往枌鄉省謁因而歷諸地方觀風察吏省 歲問農廣佈恩綸培養黎庶訓詰戎伍整肅提封茲大典慶成迴鑾 [...xin lược] Dư khắc tuân quy chế cử long nghi viên mệnh giá Bắc tuần vãng phân hương tỉnh yết nhân nhi lịch chư địa phương quan phong sát lại, tỉnh tuế vấn nông, bố ân luân bồi dưỡng lê thứ, huấn cật nhung ngũ chỉnh túc đề phong. Tư đại điển khánh thành hồi loan [...xin lược]. 16 + 卷五Quyển 5 北巡迴鑾Bắc tuần hồi loan 1 + 歸程 (十二首 ) Quy 三月二十九日Tam nguyệt nhị thập cửu nhật 2 + TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X3-2016 Trang 43 trình (thập nhị thủ) 四月初一日Tứ nguyệt sơ nhất nhật 3 + 四月初二日Tứ nguyệt sơ nhị nhật 4 + 四月初三日Tứ nguyệt sơ tam nhật 5 + 四月初四日Tứ nguyệt sơ tứ nhật 6 + 四月初五日Tứ nguyệt sơ ngũ nhật 7 + 四月初六日Tứ nguyệt sơ lục nhật 8 + 四月初七日Tứ nguyệt sơ thất nhật 9 + 四月初八日Tứ nguyệt sơ bát nhật 10 + 四月初九日Tứ nguyệt sơ cửu nhật 11 + 四月初十日Tứ nguyệt sơ thập nhật 12 + 四月十一日Tứ nguyệt thập nhất nhật 13 + 本月十二日乘輕舸已初抵京由御河進東城水關即詣孝思殿瞻拜悲述 Bổn nguyệt thập nhị nhật thừa khinh khả dĩ sơ để Kinh do Ngự Hà tiến đông thành thủy quan tức nghệ Hiếu Tư điện chiêm bái bi thuật. 14 + 再詣慈壽宮拜見恭請聖安欽奉聖祖母仁宣慈慶太皇太后清問時巡盛典 余跪奏明白聖慈嘉悅命陪侍御筵拜赐承顏舞觴稱壽康強迪吉為之而加 餐余曷勝慶幸欣慰之至爰謹誌天家樂事云耳Tái nghệ Từ Thọ cung bái kiến cung thỉnh thánh an khâm phụng Thánh tổ mẫu Nhân tuyên từ khánh Thái Hoàng thái hậu, thanh vấn thời tuần thịnh điển, dư quỵ tấu minh bạch thánh từ gia duyệt, mệnh bồi thị ngự diên bái tứ thừa nhan vũ sướng xưng thọ khang cường địch cát vi chi nhi gia xan, dư hạt thắng khánh hạnh hân úy chi chí, viên cẩn chí thiên gia lạc sự vân nhĩ. 15 + 紀事六韻Kỉ sự lục vận 16 + 北巡盛典慶成親詣虔謝列廟恭紀 Bắc tuần thịnh điển khánh thành than nghệ kiền tạ liệt miếu cung kỉ 17 + 親詣虔謝孝思殿感述Thân nghệ kiền tạ Hiếu Tư điện cảm thuật 18 + 親率皇親群臣奉表慶安慈壽宮恭紀 (用進退格) Thân suất hoàng thân quần thần phụng biểu khánh an Từ Thọ cung cung kỉ (dụng tiến thoái cách) 19 + 御幾暇堂宣召北巡扈蹕啟還一路駕下退隨之皇子皇親文武大臣以至宿 衛官兵各皆賜食賞賚有差詩以誌事Ngự Cơ hạ đường tuyên chiếu Bắc tuần hộ tất khải hoàn nhất lộ hạ thoái tùy chi hoàng tử hoàng thân văn võ đại thần dĩ chí túc vệ quan binh các giai tứ thực thưởng lãi hữu sai thi dĩ chí sự. 20 + 據總統勦捕軍務署協辦大學士恩光子黎文德參贊勦捕大臣統制寧樂男 阮進林參贊軍務大臣統制黎文富等馳奏官兵勦平七山[...xin lược]Cứ Tổng thống tiễu bổ quân vụ Thự hiệp biện đại học sĩ Ân quang tử Lê Văn Đức, Tham tán tiễu bổ đại thần thống chế Ninh Lạc Nam Nguyễn Tiến Lâm, Tham tán quân vụ đại thần thống chế Lê Văn Phúc đẳng, trì tấu quan binh tiễu bình Thất Sơn [...xin lược]. 21 + 曩者清明節因阻北巡未能親詣珠邱撫心每常怵惕茲迴鑾抵京日雖已親 22 + SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X3-2016 Trang 44 詣瞻拜列廟几筵而思慕情懷不能自已爰蠲吉以本月十六十七等[...xin lược]. Nãng giả Thanh Minh tiết nhân trở Bắc tuần vị năng than nghệ Chu Khâu phủ tâm, mỗi thường truật dị. Tư hồi loan để kinh nhật tuy dĩ thân nghệ chiêm bái liệt miếu kỉ diên nhi tư mộ tình hoài, bất năng tự dĩ, viên quyên cát dĩ bổn nguyệt thập lục thập thất đẳng [...xin lược]. 登舟輕泛Đăng chu khinh phiếm 23 + 請慈舟於凉館江次停泊于綵殿晏暇恭紀Thỉnh Từ chu ư Lương quán giang thứ đình bạc vu thái điện yến hạ cung kỉ 24 + 駐蹕金玉行宮 Trú tất Kim Ngọc hành cung 25 + 展謁天授陵禮成敬述 Triển yết Thiên Thụ lăng lễ thành kính thuật 26 + 再往安憑行宮駐蹕Tái vãng An Bằng hành cung trú tất 27 + 展謁孝陵禮成泣述Triển yết Hiếu Lăng lễ thành khấp thuật 28 + 展謁東陵禮成泣述Triển Yết Đông Lăng lễ thành khấp thuật 29 + 迴蹕Hồi tất 30 + 節次據諸勇將捷獻官兵蕩平暹臘水陸清夷今又接統帥諸大臣奏報官兵 所向如入無人之境邊疆底定措置事宜爰準凱奏班師休兵息民安居樂業 念此北邊巡幸自京師承天府及北直以北計十九省轄經已覃恩普遍而南 直以南未經得預 [... xin lược]. Tiết thứ cứ chư dũng tướng tiệp hiến quan binh đãng bình Xiêm lạp, thủy lục thanh di. Kim hựu tiếp thống soái chư đại thần tấu báo quan binh sở hướng như nhập vô nhân chi cảnh, biên cương định để, thố trí sự nghi, viên chuẩn khải tấu ban sư hưu binh tức dân, an cư lạc nghiệp. Niệm thử Bắc tuần hạnh tự Kinh sư Thừa Thiên phủ cập Bắc trức dĩ Bắc kê thập cửu tỉnh hạt kinh dĩ đàm ân phổ biến nhi Nam trực dĩ Nam vị kinh đắc dự. [...xin lược] 31 + Tổng số bài của 5 quyển 158 Nhận xét Trong tổng số 158 bài thơ được khắc in trong Ngự chế Bắc tuần thi tập, bằng thao tác văn bản học và đối chiếu với Ngự chế thi do vua Thiệu Trị sáng tác, chúng tôi có kết quả như sau: Từ bài số 1 đến bài 39 của quyển 1 và bài số 1 của quyển 2 trùng khớp với các bài thơ ở Q7, Ngự chế thi sơ tập. Từ bài số 2 quyển 2 đến bài số 8 quyển 3, trùng khớp với các bài thơ ở Q8, Ngự chế thi sơ tập. Từ bài số 9 quyển 3 đến bài số 13 quyển 4, trùng khớp với các bài thơ ở Q9, Ngự chế thi sơ tập. Từ bài số 14 quyển 4 đến bài số 31 quyển 5, trùng khớp với các bài thơ ở Q19, Ngự chế thi sơ tập. Như vậy, qua tổng kết và đối chiếu, chứng minh 158 bài thơ này hoàn toàn trùng khớp với các bài thơ ở Ngự chế thi sơ tập của vua Thiệu Trị sáng tác (Xin xem mục đối chiếu ở bảng trên). Từ đây, có thể khẳng định bộ sách này của vua Thiệu Trị sáng tác chứ không phải của vua Minh Mệnh như sách Mộc bản triều Nguyễn đề mục tổng quan đã công bố. 3. Vài nét về giá trị của Ngự chế Bắc tuần thi tập Ngự chế Bắc tuần thi tập là tập thơ ghi lại quá trình tuần hành ra miền Bắc của vua Thiệu Trị. Mỗi khi đi qua địa phương nào, lúc nghỉ ngơi, khi thăm thú phong cảnh, ban ơn cho dân ở các địa phương vua đều có thơ ghi lại. Như vậy, có thể nói, tập thơ là cuốn nhật kí hành trình. Mỗi một địa phương ít nhất vua cũng làm vài bài thơ ghi lại phong cảnh, sự tích địa danh, cảm xúc cá nhân về vùng đất ấy, vì vậy, khi nghiên cứu về địa danh học, địa chí thì nhiều bài thơ của vua Thiệu Trị sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến địa phương. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X3-2016 Trang 45 Mặc dù nhiều bài văn bia trên thực địa hoặc trên tường của các hành cung đến nay không còn nữa, nhưng có thể căn cứ vào tập thơ này để nghiên cứu phục chế nhiều văn bia bị vỡ, bị sứt trên thực địa hiện còn đến nay. Ngoài ra, căn cứ vào nội dung từng bài thơ có thể giúp người đọc biết được phong tục tập quán của người dân các tỉnh, về sắc phục trang phục của Bắc Kì (Bắc Kì trang phục), hay về phong cảnh của Hà Nội (Hà Nội phong cảnh), những nội dung như vậy rất quan trọng cho nghiên cứu về văn hóa dân gian. Phong cảnh Hà Nội Núi biển cách xa đất đai bằng phẳng, Nóng lạnh lệnh về phía bắc biên nơi biên giới. Mặt trời lên cao mà sương sớm còn chưa tan hết, Khí xuân nồng hậu canh năm gió thổi mạnh. Chợ búa đông nghịt người người chạm vai nhau ngoài đường, Áo lụa mềm mại đến phiên lại gặp nhau. Tứ dân yên ổn lập nghiệpnghề buôn bán làm đầu, Cuộc sống phong lưu giàu có người người vui vẻ hớn hở. Hoặc như việc trồng các loại cây ăn quả trong các hành cung dưới thời Minh Mệnh, đến đời vua Thiệu Trị, những cây trồng ấy đã được thu hoạch, vua tưởng nhớ công lao bèn cho khắc vào biển đồng treo trên cây để nhớ. Đề thơ trên tường Hành cung Hà Nội Trẫm đi tuần bốn phương trú tại đất Thăng Long, Xem khắp cảnh khói mây thấy đạo đời ngày càng lên. Dòng nước sông Nhị Hà nơi ta đã từng rửa chân, Nhà cửa, điện đài mới làm rạng ngời chốn Nùng sơn. Một dòng Tây Hồ, Lãng Bạc được nhờ ơn, Lầu cao muôn thuở được đất vùng đất Bắc. So với Nhà Đinh, Lý, Trần, Lê triều ta đã hơn hẳn, Khắp đông, tây, nam, bắc ta đã phong tặng. (Hà Nội hành cung đề bích) Bài thơ cho thấy, vua Minh Mạng ca ngợi cảnh đẹp của vùng đất Bắc, trong đó có cuộc sống no đủ sung túc của người dân, lầu cao điện đài rạng rỡ nơi núi Nùng. Vua lại so sánh triều Nguyễn với các triều Đinh, Lý, Trần, Lê trong lịch sử Việt Nam. Đó là sự yên ổn của dân chúng, là niềm vui của vua khi thấy cảnh thanh bình nơi đất Bắc. Hay như địa danh Thiết Cảng ở Nghệ An, vua Thiệu Trị đã ghé thăm nơi đây và làm một bài thơ sai khắc bia và dựng bên cảng Sắt này. Vua ca ngợi lẽ huyền vi của tạo hóa, bên cạnh đó là sự tích hình thành dòng kênh của cảng này. Cảng Sắt Suối nhỏ chảy vòng vèo trong lòng muôn ngọn núi, Nghe nói người xưa mượn công của tạo hóa. Mỏ sắt ở lưng núi còn lưu lại đá vương vãi, Cửa cảng oai trời cạn mà vẫn lưu thông. Lẽ huyền vi chẳng giải được chuyện lạ thần cơ, Đất bằng phẳng càng hiện rõ đạo đời hưng thịnh. Núi non của Lũng Thục cũng không sánh được, Dời đến nước Triệu nước Sở vẻ đẹp sao hết được. (Thiết cảng, Quyển 2, tờ 15a-15b) 4. Kết luận Qua việc nghiên cứu văn bản, đối chiếu, bổ khuyết các bài thiếu, tờ thiếu, và làm sáng tỏ các tờ nghi vấn, cuối cùng bài viết đã đưa ra được số lượng chính xác các bài thơ trong Ngự chế Bắc tuần thi tập. Bên cạnh đó là cung cấp toàn bộ danh mục các bài thơ, có đối chiếu với Ngự chế thi. Đây là căn cứ chính xác nhằm mục đích khẳng định lại ai chính là tác giả của văn bản này. Từ việc khảo sát văn bản này dẫn đến việc nghiên cứu sưu tầm các bài văn bia trên thực địa ở các tỉnh đã bị mất hoặc bi hư hỏng do thời gian như văn bia về sông Vĩnh Định, bài Định Bắc trường thành, Cầu Lý Hoà, Hai núi Khiêu Thạch, Sông Linh Giang, Cửa Hoành Sơn ở Quảng Bình; bài Núi SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X3-2016 Trang 46 Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh; bài Thiết cảng ở Nghệ An; bài Sông Ngọc Giáp, Núi Tam Điệp ở Thanh Hoá; bài Núi Hộ Thành ở Ninh Bình v.v.. Tiếc rằng văn bản hiện còn ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV chỉ còn 5 quyển, như vậy, so với chính sử ghi chép là 173 bài, song chúng tôi chỉ mới tìm được 158 bài, thiếu 15 bài nữa, có thể đây là 1 quyển trọn vẹn. Nhưng trên thực tế văn bản và ghi chép của mục lục, thì cũng chỉ dừng lại ở quyển thứ 5, từ ghi chép của mục lục đối chiếu với chính văn thì hoàn toàn trùng khớp. Đây là vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu để có thể tìm được 15 bài còn lại. Research on the real author of Ngu che bac tuan thi tap and the value of the Ngu che bac tuan poem collection Nguyen Huy Khuyen Dalat University ABSTRACT: Researching literature documents and determining the complete ones and the author of the text are the important task of Han Nom studies. When the author and the best text are clearly known, that document values highly. This paper is not beyond our purposes. The issue of the texts of Ngu Che Bac Tuan thi tap has only been up to now made statistics in “the Nguyen Dynasty woodblocks – Section overview”. However, this book argues that this was a work composed by King Minh Menh. Through researching and comparing with official history and other Ngu Che’s texts of King Thieu Tri, there comes the conclusion that it was written by Thieu Tri. Key words: Ngu che Bac tuan thi tap (Ngu che Bac tuan poem collection), king Thieu Tri, study texts, supplement. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, (tập 6), Bản dịch của Viện Sử học (2007), Nxb. Giáo dục. [2]. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (2004), Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [3]. Ngự chế Bắc tuần thi tập, (bản chữ Hán), kí hiệu H77, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.
File đính kèm:
- lam_ro_tac_gia_cua_ngu_che_bac_tuan_thi_tap_va_tim_hieu_gia.pdf