Lịch sử báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010) (Phần 1)
Tiền Giang là một tỉnh thuộc châu thổ sông Cửu
Long, ở tọa độ 10011’43’’và 10035’19’’ vĩ tuyến Bắc;
105049’12’’ và 106048’32’’ kinh tuyến Đông(1), có diện tích
2.366,6 km2 (chiếm 0,71% diện tích cả nước, 5,88% diện
tích châu thổ sông Cửu Long), dân số 1.681.558 người,
mật độ 711 người/km2 (1). Phía Bắc giáp tỉnh Long An và
thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp hai tỉnh Bến Tre,
Vĩnh Long; phía Đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển;
phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Tiền Giang nằm dọc theo bờ
Bắc sông Tiền, hướng Đông-Tây theo đường chim bay dài
khoảng 120km; chiều rộng theo hướng Nam-Bắc, nơi rộng
nhất khoảng 40km, nơi hẹp nhất 10km. Về hành chính, Tiền
Giang hiện nay có 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện với 169 xã,
phường, thị trấn. Thành phố Mỹ Tho là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hoá, thương mại của tỉnh.
Tỉnh Tiền Giang ở vào vị trí rất quan trọng, là cửa
ngõ của miền Tây, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các
tỉnh châu thổ sông Cửu Long bằng 2 trục giao thông thủy -
bộ. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50; đường thủy
có rạch Bảo Định (còn gọi là kinh Bưu Điện), rạch Kỳ Hôn,
kinh Chợ Gạo và sông Tiền. Địa hình cao, bằng phẳng với
hơn 60% là đất phù sa, thích hợp cho nhiều loại cây trồng,
nhất là lúa và các giống cây miền nhiệt đới. Khí hậu có 2
mùa nắng, mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình là 280C, lượng
mưa hàng năm từ 1.200 đến 2.000mm. Khu vực giáp biển
thường bị nhiễm mặn vào tháng 3, tháng 4.
Tiền Giang có 32 km bờ biển và hàng ngàn héc-ta bãi
bồi ven biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Nằm giữa
hai con sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền, tỉnh có mạng lưới
sông rạch chằng chịt, bảo đảm đủ nước cho sản xuất và sinh
hoạt, thuận lợi cho giao thông đường thủy và thiết lập những
cảng hàng hóa, cảng cá thông với cả nước.
Từ vùng đất hoang vu, rừng thiêng, đầy thú dữ (2) trở
thành một vùng đất trù phú. Các lớp người đi khai hoang
mở đất đã tạo nên một nền nông nghiệp phát triển ổn định.
Trên cơ sở đó, các thế hệ người dân Tiền Giang đã phát triển
thành các vùng chuyên canh, vùng cây ăn trái, vùng cây công
nghiệp, vùng lúa cao sản, vùng nuôi trồng thủy sản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch sử báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010) (Phần 1)
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2013 (1930 – 2010) LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG Chỉ đạo biên soạn BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY TIỀN GIANG Chịu trách nhiệm nội dung Thạc sĩ NGUYỄN ANH TUẤN Ủy viên Ban Thường vụ Trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Tiền Giang Biên tập NGUYỄN HỮU ĐỨC NGUYỄN ĐỨC LẬP NGUYỄN MINH TÂN Biên soạn Tiến sĩ LÊ VĂN TÝ Thạc sĩ LÊ ÁI SIÊM NGUYỄN THANH HẰNG TRẦN BỬU LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 5 LỜI GIỚI THIỆU Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng ở địa phương, phản ánh cuộc đấu tranh giữa nền báo chí yêu nước, cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nền báo chí thực dân, đế quốc. Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang ra đời với dấu mốc là tờ Lao Nông - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Mỹ Tho ra mắt cách nay 83 năm. Trải qua 83 năm hình thành và phát triển, các tờ Báo của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang có nhiều tên gọi khác nhau, có nhiều lần chia tách, hợp nhất cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng, nhưng trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, hoạt động báo chí luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ ở địa phương. Nhiệm vụ của Báo Đảng bộ tỉnh từ khi ra đời là tuyên truyền để giai cấp và nhân dân hiểu biết mục đích của cách mạng, của Hội là đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, ruộng LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG6 đất cho dân cày gắn với tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ lý tưởng cộng sản. Chặng đường mà Báo Đảng ở Tiền Giang trải qua gắn với những mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng ở địa phương: Từ khi vận động thành lập Đảng bộ đến huấn luyện cán bộ, chuẩn bị cơ sở lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho vào tháng 4-1930, góp phần cổ vũ nhân dân trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào vận động dân chủ 1936 - 1939, khởi nghĩa tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945, là vũ khí đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng, cùng Đảng bộ, dân và quân tỉnh nhà đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Số lượng, hình thức, nội dung của Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang trải qua 83 năm đã có những bước cải tiến, đổi mới và phát triển. Từ số lượng phát hành của các tờ báo còn ít với hình thức in thô sơ, đến nay số lượng Báo Ấp Bắc phát hành tăng lên nhiều với hình thức và nội dung phong phú, sinh động. Đội ngũ nhà báo có lòng yêu nước, trung thành với Đảng, tâm huyết với nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Biên soạn Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010), những người thực hiện cố gắng giới thiệu tương đối đầy đủ những sự kiện chính, những chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh nhưng vẻ vang của các tờ Báo Đảng trong từng thời kỳ đấu tranh giành chính quyền cách mạng, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 7 xâm lược, cũng như trong hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dựng lại bức tranh lịch sử của Báo Đảng ở Tiền Giang để tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn của Báo Đảng bộ tỉnh trong các giai đoạn lịch sử nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục, nâng cao lòng tự hào về truyền thống cách mạng, nhận thức đúng về lịch sử Báo Đảng và nâng cao ý chí cách mạng đối với cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong tình hình mới. Với mong muốn được phục vụ đông đảo nội bộ, nhân dân, cán bộ, phóng viên, biên tập viên nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang mang tên Ấp Bắc, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và được sự hỗ trợ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Ấp Bắc tiến hành biên soạn Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010). Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang xuất bản lần này dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy cuốn Lịch sử ngành Tuyên giáo tỉnh Tiền Giang (1930-2000) xuất bản năm 2001; Chương 11: Báo chí - Phát thanh - Truyền hình; Phần thứ tư: Văn hóa - xã hội, Địa chí Tiền Giang, tập I, xuất bản năm 2005; Hồi ký cách mạng của các đồng chí lão thành cách mạng (tài liệu lưu trữ tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang); các ấn phẩm có liên quan đến hoạt động báo chí xuất bản ở địa phương và Trung ương Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang ra đời lần này góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, mưu trí, dũng cảm của đội ngũ cán bộ, phóng viên và biên tập viên qua các thời kỳ cách mạng ở Tiền Giang, đặc LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG8 biệt là trong công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Từ đó, củng cố niềm tin của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, đội ngũ phóng viên, biên tập viên đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vượt qua khó khăn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cuốn sách nầy sẽ giúp đảng viên, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân dân Tiền Giang và bạn đọc tìm hiểu một cách cụ thể, có hệ thống Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang, tự hào về truyền thống vẻ vang của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nâng cao quyết tâm cách mạng, mài sắc ý chí chiến đấu, phát huy mạnh mẽ truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tỉnh Tiền Giang giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước. Biên soạn cuốn sách này, những người thực hiện cố gắng sưu tầm, xác minh tài liệu và thông qua nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến của những cán bộ đã tham gia hoạt động cách mạng trước đây. Các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ nghiên cứu lịch sử, gia đình các nhà báo cách mạng cung cấp tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Đó là công việc hết sức khó khăn, phức tạp nhưng đã vượt qua và thành công. Hiện nay cuốn Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010) đã đến tay bạn đọc. Tuy nhiên, so với tầm cỡ của một đề tài lớn, trải qua một thời gian dài có nhiều biến động lịch sử thì công trình LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 9 này mới dừng lại ở mức độ khái lược. Lịch sử các tờ Báo của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang rất phong phú, còn ít thời gian và điều kiện để sưu tầm đủ tư liệu, lại chưa tổng kết rút kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Mong bạn đọc góp ý, phê bình và cung cấp thêm tài liệu mới để Ban chỉ đạo biên soạn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, chỉnh lý và sau này nếu được tái bản thì cuốn Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010) sẽ hoàn thiện hơn. Trong quá trình biên soạn Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010), Ban Chỉ đạo biên soạn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của những cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo Báo qua các thời kỳ, các phóng viên, biên tập viên trong tỉnh, góp phần làm cho nội dung cuốn sách thêm phong phú, xác thực. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó. Xin trân trọng giới thiệu và rất mong nhận được sự đón đọc, góp ý của độc giả. BAN BIÊN TẬP LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG10 CHươNG Mở Đầu KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI TIỀN GIANG Tiền Giang là một tỉnh thuộc châu thổ sông Cửu Long, ở tọa độ 10011’43’’và 10035’19’’ vĩ tuyến Bắc; 105049’12’’ và 106048’32’’ kinh tuyến Đông(1), có diện tích 2.366,6 km2 (chiếm 0,71% diện tích cả nước, 5,88% diện tích châu thổ sông Cửu Long), dân số 1.681.558 người, mật độ 711 người/km2 (1). Phía Bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp hai tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long; phía Đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển; phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Tiền Giang nằm dọc theo bờ Bắc sông Tiền, hướng Đông-Tây theo đường chim bay dài khoảng 120km; chiều rộng theo hướng Nam-Bắc, nơi rộng nhất khoảng 40km, nơi hẹp nhất 10km. Về hành chính, Tiền Giang hiện nay có 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện với 169 xã, (1) Theo Bản đồ Bộ tài nguyên & Môi trường Việt nam - VN 2000, xuất bản năm 2005, do Sở tài nguyên & Môi trường tỉnh Tiền Giang cung cấp. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 11 phường, thị trấn. Thành phố Mỹ Tho là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, thương mại của tỉnh. Tỉnh Tiền Giang ở vào vị trí rất quan trọng, là cửa ngõ của miền Tây, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh châu thổ sông Cửu Long bằng 2 trục giao thông thủy - bộ. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50; đường thủy có rạch Bảo Định (còn gọi là kinh Bưu Điện), rạch Kỳ Hôn, kinh Chợ Gạo và sông Tiền. Địa hình cao, bằng phẳng với hơn 60% là đất phù sa, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là lúa và các giống cây miền nhiệt đới. Khí hậu có 2 mùa nắng, mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình là 280C, lượng mưa hàng năm từ 1.200 đến 2.000mm. Khu vực giáp biển thường bị nhiễm mặn vào tháng 3, tháng 4. Tiền Giang có 32 km bờ biển và hàng ngàn héc-ta bãi bồi ven biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền, tỉnh có mạng lưới sông rạch chằng chịt, bảo đảm đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt, thuận lợi cho giao thông đường thủy và thiết lập những cảng hàng hóa, cảng cá thông với cả nước. Từ vùng đất hoang vu, rừng thiêng, đầy thú dữ (2) trở thành một vùng đất trù phú. Các lớp người đi khai hoang mở đất đã tạo nên một nền nông nghiệp phát triển ổn định. Trên cơ sở đó, các thế hệ người dân Tiền Giang đã phát triển thành các vùng chuyên canh, vùng cây ăn trái, vùng cây công nghiệp, vùng lúa cao sản, vùng nuôi trồng thủy sản. (2) Lê Quí Đôn đã ghi lại trong Phủ biên tạp lục: “Phủ Gia Định, đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại toàn là những đám rừng hoang vu, cỏ rậm, mỗi đám rừng có thể rộng đến hơn ngàn dặm”. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG12 Vì gần Sài Gòn nên hầu như các cuộc xâm lược từ Xiêm, Pháp, Nhật rồi đến Mỹ đều muốn chiếm Mỹ Tho làm bàn đạp đánh chiếm miền Tây hoặc lấy Mỹ Tho làm chỗ dựa để bảo vệ Sài Gòn từ phía Tây Nam. Lộ Đông Dương (nay là Quốc lộ 1A) là con đường độc đạo, là huyết mạch và có lúc là yết hầu của Sài Gòn. Vì vậy, vị thế Mỹ Tho có ý nghĩa chiến lược ở các tỉnh miền Tây Nam bộ: Chiến sự thường diễn ra trước, quy lớn lớn và có những trận có ý nghĩa quyết định đến toàn cục. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút - một trận thủy chiến dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ cùng với nhân dân Mỹ Tho đã diệt 5 vạn liên quân Xiêm - Nguyễn, đập tan mưu đồ xâm lược nước ta của quân Xiêm. Khởi nghĩa Trương Định mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã dấy lên phong trào kháng Pháp trong toàn Nam kỳ. Suốt 115 năm kể từ ngày thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, Mỹ Tho - Gò Công luôn là địa bàn diễn ra hết phong trào kháng chiến này đến phong trào kháng chiến khác chống quân xâm lược. Tiền Giang là nơi được nhiều nhà yêu nước đến sinh sống và hoạt động cách mạng, như Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh), Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tôn Đức Thắng, Dương Quang Đông, Nguyễn An Ninh, Hà Huy Giápcùng với các vị yêu nước ở địa phương đã tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp. Sự hiện diện của các nhà ái quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần yêu nước và đấu tranh của tầng lớp trí thức và nhân dân ở Mỹ Tho - Gò Công. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 13 Những luồng tư tưởng mới du nhập, kết hợp với lòng yêu nước của nhân dân tại địa phương đã tạo ra các phong trào yêu nước. Từ phong trào Thiên Địa hội, Duy Tân, Đông Du, Minh Tân hội, Hội kín Nguyễn An Ninh, phong trào để tang Phan Châu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu... đến tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời. Tháng 4-1930 Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho được thành lập, các phong trào cách mạng được sự lãnh đạo của Đảng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và liên tục... Trên lĩnh vực nghệ thuật, đất Mỹ Tho – Gò Công có nhiều tài năng. Về nghệ thuật cải lương có các tài danh như: Phùng Há, Năm Châu, Năm Phỉ, Bảy Nam...; âm nhạc có Nhạc sĩ Hoàng Việt, Giáo sư Nhạc sĩ Quang Hải, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam...; về nghiên cứu âm nhạc có Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê; thơ - văn có Hồ Biểu Chánh, Đoàn Giỏi, Trần Kim Trắc, Hoàng Tố Nguyên, Bảo Định Giang; nhà viết tuồng có Trần Hữu Trang; nghệ thuật tạo hình có Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Tuyển, Họa sĩ Nguyễn Sáng, Họa sĩ Phạm Đăng Trí, Điêu khắc Nguyễn Hải Trên lĩnh vực báo chí, khi những tờ báo đầu tiên ở Nam kỳ ra mắt đã có nhiều người ở Mỹ Tho - Gò Công tham gia viết báo. Đội ngũ viết báo ở Mỹ Tho - Gò Công trong giai đoạn đầu thế kỷ XX có Hồ Đắc Thăng, Trần Quang Sang, Nguyễn Đình Trị, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Minh Triết, Cao Hải Để, Nguyễn Tử Thức Những năm đầu thế kỷ XX, báo chí cách mạng có nhân vật nổi tiếng là nhà báo Nguyễn Văn Nguyễn. Ông LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG14 hoạt động bí mật chống chính quyền thực dân Pháp cùng với Nguyễn An Ninh và sau đó gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông tích cực tham gia làng báo và biên tập tờ La Lutte (Đấu Tranh). Đây là tờ báo đăng rất nhiều bài viết của ông tố cáo chế độ nhà tù vô cùng dã man của thực dân Pháp. Loạt phóng sự mang tên Côn Lôn địa ngục trần gian đăng liên tục từ tháng 10-1934 đến tháng 12-1935, lên án mạnh mẽ chế độ lao tù của thực dân Pháp. Năm 1937, Nguyễn Văn Nguyễn làm Thư ký tòa soạn báo L’Avant garde (Tiền phong), tờ báo tiếng Pháp, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, xuất bản công khai, do Hà Huy Tập trực tiếp chỉ đạo nội dung. Ông cũng có nhiều bài viết đăng trên tờ Le Peuple (Dân chúng) và tờ Dân chúng (tiếng Việt) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chỉ đạo. Được Đảng phân công hoạt động công khai, ông còn viết cho các tờ Dân quyền, Đuốc nhà Nam, Đông Phương với nhiều thể loại nhằm vận động nhân dân đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Báo Nhân dân, số 38, ngày 15-4-1953 có bài nhận xét về Nguyễn Văn Nguyễn như sau: “Đồng chí là một chiến sĩ cốt cán, một nhà viết báo có tài, nhà văn nghệ nhân dân”. Có thể nói, lực lượng hoạt động báo chí ở Mỹ Tho - Gò Công là đội ngũ đông đảo, tuy có nhiều khuynh hướng, chính kiến khác nhau, nhưng nổi bật là tư tưởng dân tộc, yêu nước. Các nhà hoạt động báo chí của Mỹ Tho - Gò Công đã góp phần không nhỏ vào lịch sử phát triển báo chí ở Nam bộ và cả nước. ............... LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 15 CHươNG I BÁO ĐẢNG TỈNH MỸ THO, TỈNH GÒ CÔNG TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN THÁNG TÁM -1945; TIẾN HÀNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ GIAI ĐOẠN ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (THÁNG 4-1930 – THÁNG 12-1962) I. BÁO ĐẢNG TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN THÁNG TÁM -1945 (THÁNG 4-1930 - ... à in chữ chì phân công nhau đốn cây, chặt lá cất nhà, đắp bờ thành (cao 1 mét) xung quanh để phòng, tránh bom pháo của địch. Khó nhất là chữ chì. Mặc dù được tin Khu 8 sẽ chi viện, nhưng Ban Tuyên huấn vẫn tổ chức đoàn cán bộ đi lên ấp 14 xã Long Trung, huyện Cai Lậy nam tìm số chữ chì do đồng chí năm Thanh và Cu Chín cất giấu sau khi chuyển căn cứ từ xã hậu Mỹ, huyện Cái Bè về. gần 10 ngày tìm kiếm mà không được cục chì nào. Đến đầu tháng 12-1972, bài vở LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG92 cơ bản xong, nhưng tin tức về việc cung cấp chữ chì của nhà in Lý Tự Trọng hỗ trợ vẫn chưa thấy. Trong khi chờ đợi, nhà in phân công nhau tìm gỗ tốt để đóng hộp đựng chữ. nhưng trong địa hình không có loại gỗ tốt, mua thì sợ bị lộ, cuối cùng thống nhất phương án đi tìm cây và thành lập tổ đi tìm cây gồm 7 đồng chí(5), địa điểm là ngôi nhà gỗ thao lao sát bót Bảy Lúa(6). Số cây tìm được là bộ đòn tay 5x7 và 4 kèo 7x14. Lợi dụng trăng cuối tháng, tổ “tập kích” đến địa điểm, khoảng 1 giờ 30 phút tháo xong, cột thành 2 bè, dự kiến bè cặp theo kinh ông Mười ra kinh Bang Lợi, vòng lên Cái Mít (xã Long Tiên), nhưng bè chưa được 500 mét thì bị phát hiện, hai đồng chí Vũ và năm Tỉnh phải bè đến gần bót Thôn Liễn (khoảng 700 mét) bỏ lại đó. Việc vận chuyển số gỗ nêu trên bị thất bại. Cuối cùng, các đồng chí Vũ, năm Tỉnh và năm Thanh phải trở lên đình Ba hơn cắt một số cây trính và cây xiên bị bom còn sót lại về sử dụng. Khi được tin chữ chì của khu chi viện đã về tới Ấp Bắc. Kế hoạch tải chữ chì được Ban Tuyên huấn triển khai nhanh chóng và thành lập ngay tổ tải chữ chì, gồm các đồng chí: năm Thanh, Cu Chính, Minh Tiến, Dụng, hoàng hà, Bé Ba, Long, Đỗ nguyễn Vũ. Các đồng chí cấp tốc vượt qua lộ 4 cùng 5 đồng chí của khu bàn việc tổ chức đưa về. nhưng gần một tháng tổ không qua được lộ 4. (5) Tổ tìm cây gồm các đồng chí: Bảy hoa, Bảy Lẹ, Bằng, Tâm, Ý, năm Tỉnh, Vũ. (6) Bót Bảy Lúa cặp Rạch Sâu, phía dưới kinh ông Mười xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, bót này đã bị ta bức chạy. Chủ căn nhà tản cư ra thành, nhà đã dỡ ngói và vách, gởi lại cho cháu là du kích ấp Phú An, xã nhị Quí giữ. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 93 Cuối cùng báo cáo về Ban Tuyên huấn, sau đó Ban Tuyên huấn báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Tỉnh đội cử đồng chí năm Diệp, Phó tham mưu Tỉnh đội cùng với 2 đồng chí (Dũng, hải) giao bưu của tỉnh, 1 chiến sĩ trinh sát kỹ thuật và 1 chiến sĩ bảo vệ hỗ trợ. Kế hoạch qua lộ 4 được thực hiện, đến 5 giờ chiều số lượng chữ chì được tập kết tại kinh II (cách lộ 4 khoảng 2 cây số). Đồng chí năm Diệp theo dõi địch qua máy PRC25 của trinh sát kỹ thuật, đồng chí hải và Dũng ra kinh I bám lộ 4 để nắm tình hình. Đến 8 giờ tối, thấy trên lộ không có gì khả nghi, tổ sắp xếp đội hình, sinh hoạt mật khẩu, hành quân vượt lộ 4. Khi đến sát kinh cặp lộ 4, hai mũi đi đầu dừng lại quan sát, thấy yên tĩnh, dự định vượt qua. Bất ngờ bị địch phục kích sẵn, chúng nổ súng, ném lựu đạn về phía ta, các đồng chí trong tổ vừa đánh trả, vừa hô xung phong và rút về phía sau an toàn. nhiều lần qua lộ không thành, cuối cùng đồng chí Đỗ nguyễn Vũ đề nghị phương án đi qua lộ 4 đoạn xã nhị Mỹ, huyện Cai Lậy, được anh em trong đoàn thống nhất. Đồng chí Vũ đi điều nghiên, móc nối cơ sở, gặp đồng chí hùng (chốt giao liên của huyện Cai Lậy Bắc) và Đời (giao liên khu) bàn kế hoạch qua lộ cùng năm Thanh, Trung, Dũng. Sáng hôm sau, lính Sư đoàn 7 của địch càn vào khu vực từ cầu Bà Quạ lên xã Tân hội, huyện Cai Lậy Bắc và đóng quân đêm ở phía ngoài bưng Bồn Bồn (cách nơi ta cất chữ chì gần 1 cây số). Trời chạng vạng tối, anh em lách về lấy chữ chì và hành quân. Số lượng chữ chì nhiều và nặng, nhưng nhờ gặp được lực lượng du kích của ta hướng dẫn, cuối cùng qua được lộ 4, đến 1 giờ khuya, lượng chữ chì đã được chuyển về đến cơ quan. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG94 ngày hôm sau, nhà in bắt tay vào sắp chữ theo sự phân công. Đến 23 tháng chạp (tức 26-1-1973), nội dung tờ báo cơ bản được in xong, chỉ còn trang bìa (in bốn màu) gặp khó khăn. Vì trang bìa có câu: “Không có gì quí hơn độc lập tự do” của Bác hồ, mà chữ lớn chỉ có một co, nếu sắp đúng câu, đủ chữ thì quá khít, nhìn giống như chữ “tây” có dấu. Bàn đi, tính lại, cuối cùng thống nhất bỏ chữ “có” và câu nói của Bác chỉ còn lại “Không gì quí hơn độc lập tự do”. Tờ báo Ấp Bắc Xuân in được 2.500 tờ và phát hành vào ngày 28-1-1973(7). IV. BÁO ẤP BẮC GÓP PHẦN ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH BÌNH ĐỊNH VÀ TỔNG TIẾN CÔNG NỔI DẬY ĐẦU NĂM 1975 (28-1-1973 - 30-4-1975) ngày 27-1-1973, hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt nam được ký kết nhưng Mỹ và ngụy với bản chất hiếu chiến vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt nam hoá chiến tranh”, nhằm duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ở niềm nam. Ta và địch tiếp tục giằng co quyết liệt. Địch đồng loạt triển khai các chiến dịch, ráo riết bắt lính đôn quân, đóng đồn bót nhằm xoá thế “da beo” giữa vùng giải phóng và vùng địch tạm chiếm; đưa sĩ quan ác ôn về cơ sở để củng cố ngụy quyền và các tổ chức phản động; úp bộ nhân dân vào Đảng Dân chủ của Thiệu... (7) Tờ báo Ấp Bắc Xuân phát hành được một tuần, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Mỹ Tho phê bình Ban Tuyên huấn trích câu nói của Bác hồ in trên báo thiếu chữ “có”. Lãnh đạo Ban Tuyên huấn tỉnh đã nhận khuyết điểm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 95 Ở chiến trường Mỹ Tho, địch triển khai thực hiện kế hoạch lấn đất, giành dân, khống chế không cho tụ tập đông người, ra lệnh cấm trại, giới nghiêm 100% trong quân đội của chúng và tập trung binh lực đi lấn đất, cắm cờ, giành dân, đóng thêm đồn bót xen kẻ ở những khu đông dân nhằm ngăn chặn sự tiếp tế của quần chúng đối với lực lượng cách mạng. Ở gò Công, địch chiếm hầu hết các ấp đã giải phóng trong năm 1972 và một số lõm căn cứ của huyện Chợ gạo. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Mỹ Tho, gò Công và thành phố Mỹ Tho chỉ đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể phát huy tinh thần tiến công địch, phát triển phong trào đấu tranh, kiên quyết chống lại hành động phá hoại hiệp định của địch, tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên huấn xây dựng kế hoạch hành động, trong đó nhấn mạnh công tác báo chí phải quyết tâm xuất bản số báo đặc biệt nói về hiệp định Paris, nhiều tin bài đã phản ánh kịp thời sự kiện quan trọng này. Tiểu ban Thông tấn – Báo chí phân công phóng viên vào vùng giải phóng chụp ảnh, viết bài phản ánh sinh hoạt trong vùng giải phóng, tố cáo địch phá hoại hiệp định... Báo Ấp Bắc phát hành rộng rãi trên khắp các chiến trường, đăng những bài tuyên truyền về quan điểm, đường lối, nội dung của hiệp định, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh buộc địch phải thi hành hiệp định Paris. Trước tình hình địch trắng trợn vi phạm hiệp định Paris, Khu ủy và Ban Tuyên huấn Khu 8 chủ trương: “Làm báo trong kháng chiến là để phát động toàn dân đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đối tượng phát động là cán bộ, chiến LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG96 sĩ và quần chúng. Viết sao cho quần chúng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo và in dễ đọc. Dù trong kháng chiến nhưng hình thức tờ báo phải đẹp, hấp dẫn; kỹ thuật không được thua tờ báo ở thành”. Thực hiện chủ trương của Khu ủy, Tỉnh ủy Mỹ Tho chỉ đạo tờ báo của Đảng bộ phải bám sát chủ trương của Tỉnh ủy và tình hình thực tế ở chiến trường. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tiểu ban Thông tấn - Báo chí xây dựng và triển khai kế hoạch viết báo để tuyên truyền chống địch vi phạm hiệp định. Đề cương chi tiết được đồng chí Trưởng Tiểu ban xây dựng và phân công cán bộ, phóng viên đi chiến trường ở các huyện để nắm tình hình, nhất là nắm những sự kiện nổi bật về các trận đánh, những gương chiến đấu anh dũng của quân và dân ta. Lúc này, trụ sở Tiểu ban Thông tấn - Báo chí đóng ở xã Long Tiên, huyện Cai Lậy nam(8). Trong chiến dịch mùa khô năm 1974, đồng chí hồ Văn Thạnh, Phó Trưởng Ban thứ nhất, Ban Tuyên huấn tỉnh Mỹ Tho nói với những người làm báo: “Vào chiến dịch này, phải ra cho được Báo Ấp Bắc số đặc biệt khi mở màn chiến dịch để vừa phát huy khí thế của cuộc tấn công nổi dậy, vừa gây hoang mang, dao động trong hàng ngũ địch”. Từ ý kiến chỉ đạo của đồng chí hồ Văn Thạnh, bên cạnh lực lượng của Báo Ấp Bắc còn có sự cộng tác của các anh em làm báo, văn nghệ, nhiếp ảnh, quay phim của Khu 8. (8) năm 1974, Tiểu ban Thông tấn – Báo chí dời qua xã Mỹ hạnh Đông, huyện Cai Lậy Bắc. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG VPhụ trang LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGVI Phụ trang Là m b áo th ời c hi ến . LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG VIIPhụ trang Kh ôn g ch ỉ l à ng ườ i k ý qu yế t đ ịn h th àn h lậ p Bá o Ấp B ắc sa u 30 -4 -1 97 5, đ ồn g ch í H uỳ nh V ăn N iề m cò n th ườ ng x uy ên v iế t xã lu ận c ho B áo Ấ p Bắ c. Ả nh : M Ạ N H T IẾ N LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGVIII Phụ trang N hà b áo H ồ Vă n Th ạn h tiế p cá c ph ón g vi ên q uố c tế n hữ ng n gà y sa u gi ải p hó ng . LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 97 Trong chiến tranh, hành trang của người làm báo chỉ có cái ba lô, khẩu súng, cây viết và trái lựu đạn gài. nhưng với tinh thần sẵn sàng “tìm việc mà viết, tìm giặc mà đánh”, cánh nhà báo không thể ngồi chờ bộ đội ta thắng trận trở về mới tới hỏi han, ghi chép. Tất cả phải vào trận như người lính. Một bài báo viết trên chiến trường có cả chiến công và máu của đồng đội mình trong đó. Trong chiến dịch mùa khô năm 1974, giới làm báo rất băn khoăn làm sao khi kết thúc trận tấn công phải chuyển cho được những tin, bài, hình ảnh về Báo Ấp Bắc để được duyệt, lên khuôn in và phát hành đúng theo yêu cầu. Chiến thắng Vĩnh Kim (huyện Châu Thành) là trận mở màn của chiến dịch vừa giành được, các phóng viên trở về căn cứ Báo Ấp Bắc giữa lúc chiến trường Mỹ Tho đi vào cao điểm của những trận đánh công đồn, đả viện của quân và dân ta. Ban Biên tập Báo Ấp Bắc nhận được bài ký “Từ mặt trận Vĩnh Kim” của tác giả Tiền Phong và một loạt tin chiến thắng của anh chị em phóng viên Báo Ấp Bắc từ chiến trường gởi về đã vội vã duyệt, lên khuôn, nhân viên nhà in cố gắng thức in trong đêm để sáng kịp phát hành đến trạm giao liên. Các trạm giao liên khi nhận Báo Ấp Bắc, dù khó khăn cách mấy cũng phải chuyển đi đến nơi cho kịp thời. Đồng bào ở vùng địch tạm chiếm chuyền tay nhau xem tờ Báo Ấp Bắc để biết tin chiến sự, biết tình hình khắp nơi và hỗ trợ cho cách mạng lúc khó khăn. Trên các số báo Ấp Bắc và các tờ tin của tỉnh trong những năm 1973 - 1975 luôn đảm bảo tính thời sự, bài vỡ phong phú, tập trung tuyên truyền chống Mỹ - Thiệu vi phạm hiệp định Paris; động viên, cổ vũ nhân dân xuống đường, nổi dậy chống địch lấn chiếm, cắm cờ ngụy ở vùng LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG98 giải phóng, nêu cao ý chí quyết tâm và tinh thần tự lực tự cường “xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh”; tập trung mọi lực lượng cho chiến dịch hồ Chí Minh lịch sử. Xã hội đã dành cho nhà báo những đặc ân cao quý, thậm chí là sự tin tưởng, yêu mến, chỗ dựa của người dân lúc đứng trước những khó khăn. Trách nhiệm của người cầm bút phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với đặc ân đó. Tư cách của người cầm bút sẽ quyết định ánh mắt của công chúng đối với mình: nể trọng hay xem thường. - Báo Ấp Bắc của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã thể hiện được điều đó; các cán bộ, phóng viên, biên tập viên đã tác nghiệp và thực hiện tốt nhiệm vụ, không những định hướng cho quân và dân ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà còn giúp cho quần chúng nhân dân tăng thêm lòng tin đối với Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ tờ Thông tin Mỹ Tho những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, được đổi tên thành tờ Báo Ấp Bắc của Đảng bộ tỉnh, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong bom đạn của quân thù, nhưng Báo Ấp Bắc vẫn hoạt động đều đặn, báo xuân hàng năm là món quà đầu năm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Lực lượng cán bộ, phóng viên, biên tập viên mặc dù đã chiến đấu, hy sinh, nhiều đồng chí đã ngã xuống trong khi đang làm nhiệm vụ, nhưng những đồng chí còn lại vẫn gánh vác công việc với tinh thần trách nhiệm cao, đã làm việc cật lực, cố gắng truyền tải hết những chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, những sự kiện nóng bỏng của chiến trường, những tin chiến thắng, những gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 99 của quân và dân ta để động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân chiến đấu và chiến thắng. những nhà báo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã trở thành chiến sĩ, họ không sợ khó, không ngại khổ, không sợ hy sinh, xông pha trước bom đạn của quân thù ở chiến trường, len lỏi cùng sống với nhân dân, với bộ đội để tìm hiểu cuộc sống, tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Đối với họ, được viết về cuộc chiến đấu của đồng bào, chiến sĩ là niềm tự hào và họ sẵn sàng cầm bút ra chiến trường. những bài viết thời kỳ này giúp người đọc thấy được bằng hình ảnh, nghe được bằng âm thanh và rung động được bằng chính những cảm nhận từ con tim mình, thấy được tinh thần đấu tranh anh dũng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sáng ngày 1-5-1975, Tiểu ban Thông tấn - Báo chí vào thị trấn Cai Lậy rộn ràng trong niềm vui chiến thắng, các phóng viên, biên tập viên, cán bộ, chiến sĩ đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng cao đẹp. những người làm báo đã tác nghiệp một cách thầm lặng, đã vượt qua bao gian khó, bằng ngòi bút và tư duy của mình đã đem lại cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân những bức tranh lịch sử sinh động, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại vào mùa Xuân năm 1975 của dân tộc. Đề tài chiến tranh rất rộng lớn, thực tế cuộc sống vốn phong phú, có nhiều vấn đề để viết, để chia sẻ với nhân dân. Trong không khí tưng bừng của ngày hội giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc, những người làm báo phát huy truyền thống vẻ vang, bất chấp mọi khó khăn gian nguy. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG100 Qua các cao trào đấu tranh của quân và dân tỉnh nhà, đội ngũ làm báo đã thật sự nâng vị trí, phát huy vai trò của mình trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, khi đất nước hoà bình độc lập, non sông quy về một mối, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ làm báo tiếp tục cống hiến sức mình, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Với những thành tích trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Báo Ấp Bắc đã được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt nam tặng huy chương giải phóng hạng nhất và được các cấp, các ngành tặng nhiều Bằng khen. Với thành tích trong kháng chiến chống Mỹ, Báo Ấp Bắc được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt nam tặng thưởng huy chương giải phóng hạng nhì và huy chương giải phóng hạng nhất.
File đính kèm:
- lich_su_bao_dang_bo_tinh_tien_giang_1930_2010_phan_1.pdf