Mô phỏng nước dâng do bão tại khu vực vịnh Bắc Bộ và đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại

Hiện nay biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, dưới tác động của BĐKH các thiên tai có nguồn gốc khí tượng, trong đó có bão đang ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng và cường độ. Một trong những hệ quả tiêu cực của bão gây ra là hiện tượng sóng lớn và nước biển dâng. Nước biển dâng là nguyên nhân gây ngập lụt, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển đặc biệt nếu bão xảy ra trong thời kỳ triều cường. Nghiên cứu sử dụng mô hình SuWAT tính toán chiều cao nước dâng do bão theo các kịch bản và đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

| Bài báo tổng hợp số liệu 66 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ từ năm 1952 - 2016. Kết quả nhận được cho thấy phần lớn những cơn bão đổ bộ vào khu vực này di chuyển theo 3 hướng chủ đạo là hướng Đông - Đông Nam, Đông và Đông - Nam trong đó hướng Đông - Đông Nam chiếm tỉ lệ lớn nhất với 40%. Mô hình đã được kiểm định với 2 cơn bão Washi (7/2005) và Frankie (7/1996) gây nước dâng lớn ở khu vực nghiên cứu qua đó cho thấy mô hình có độ tin cậy cao. So sánh kết quả tính toán nước dâng và mực nước quan trắc cho thấy chúng có cùng pha, còn độ cao có sự sai khác không lớn.

 

pdf 12 trang yennguyen 4960
Bạn đang xem tài liệu "Mô phỏng nước dâng do bão tại khu vực vịnh Bắc Bộ và đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmo_phong_nuoc_dang_do_bao_tai_khu_vuc_vinh_bac_bo_va_de_xuat.pdf