Một số vấn đề môi trường chủ yếu khi phát triển điện gió ở vùng bờ biển

1. LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ2

Các xung đột môi trường khi phát triển điện gió liên quan đến vị trí của tua-bin gió hay cơ sở

điện gió thường bị bỏ qua do những lợi ích của hệ thống điện gió. Những lợi ích của nguồn năng lượng

này có thể tóm tắt như sau:

- Điện gió là nguồn năng lượng không giới hạn và không phải trả tiền, ngoại trừ những đầu tư về

công nghệ chuyển đổi.

- Điện gió không phát thải khí độc, chất thải khó phân hủy hay khí nhà kính.

- Hoạt động của thiết bị phát điện gió không cần nước và gây ô nhiễm nước.

- Thiết bị điện gió có thể hoạt động trong những điều kiện khí hậu khác nhau.

- Không giống năng lượng mặt trời, điện gió có thể được cung cấp suốt ngày đêm.

Những tác động môi trường tiêu cực của hệ thống điện gió (tiếng ồn, gây nhiễu tín hiệu phát

thanh, ảnh hưởng đời sống chim và cá) thường không lớn. Phát triển điện gió thường gây ra xung đột

về vị trí đặt các tua-bin gió hoặc ‘cánh đồng’ tua-bin gió gần những khu dân cư. Tuy nhiên cho đến nay,

phát triển điện gió được xem như ít tác động môi trường hơn phát triển năng lượng sinh học trên đất

nông nghiệp. Phân tích vòng đời và nghiên cứu các tác động của sản xuất năng lượng sinh học cho thấy

hàng loạt hậu quả môi trường không mong muốn. Năng lượng sinh học có thể không “xanh và sạch”

như đã từng được xem như vậy khi phát triển ý tưởng này. So sánh các lợi ích và những nguyên nhân

khác dường như cho thấy ở châu Âu, điện gió trở thành thành phần chính của hệ thống năng lượng tái

tạo quốc gia, đáp ứng những biến động xã hội và môi trường lâu dài như xác định trong tầm như đến

2030:

“Năng lượng gió có tiềm năng là nguồn điện rẻ nhất ở châu Âu, nhưng giống như bất kỳ công

nghệ mới nổi, năng lượng gió còn gặp nhiều rào cản. Thị trường hiện nay phát triển dựa trên các nguồn

năng lượng được quản lý và trợ cấp một cách nặng nề. Nếu năng lượng gió được đưa vào hệ thống cấp

điện của châu Âu với mức độ đáng kể, sự phát triển năng lượng gió phải được xem ở tầm chiến lược

Một ngành năng lượng gió mạnh không chỉ có ý nghĩa trong giảm khí thải CO2, không khí sạch và an

toàn đa dạng sinh học. Trong tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm phụ thuộc nhập khẩu năng lượng,

việc làm chất lượng cao, phát triển công nghệ, cạnh tranh toàn cầu và dẫn đầu về nghiên cứu và công

nghiệp của châu Âu thì gió là lựa chọn hiếm hoi đáp ứng tất cả các yêu cầu trên” (TPWind Advisory

Council 2006, p. 5).

Xây dựng chế độ năng lượng mới liên quan đến những thay đổi về kỹ thuật cũng như xã hội,

đặc biệt thay đổi về cách sống và tiêu dùng vốn là một phần của quá trình chuyển đổi hướng tới phát

triển bền vững. Trong quá trình này, giảm thiểu các xung đột là cần thiết. Xung đột về vị trí phát triển

điện gió là không thể tránh khỏi, nhưng cần được nghiên cứu để tìm giải pháp cho phép lồng ghép

những lợi ích khác nhau và chiến lược về mặt chính trị để thay đổi hệ thống năng lượng trong mối quan

tâm của tất cả các thành phần trong xã hội.

pdf 11 trang yennguyen 980
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề môi trường chủ yếu khi phát triển điện gió ở vùng bờ biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề môi trường chủ yếu khi phát triển điện gió ở vùng bờ biển

Một số vấn đề môi trường chủ yếu khi phát triển điện gió ở vùng bờ biển
 1 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU 
KHI PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VÙNG BỜ BIỂN 
Trần Đình Lân, Karl Bruckmeier 
MỞ ĐẦU 
Nhu cầu phát triển điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác ngày càng trở lên cấp thiết 
không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia khác trong quá trình chuyển đối hệ thống năng 
lượng quốc gia theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và thân thiện môi trường. Trong chiến lược phát 
triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, mục tiêu phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo được 
đặt ra là “Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng 
thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050” (Quyết 
định 1855/QĐ-TTg năm 2007). Để đạt được mục tiêu này, một số hoạt động triển khai điều tra, nghiên 
cứu tiền năng các nguồn năng lượng mới, tái tạo, trong đó có điện gió đã được thực hiện (Vũ Mạnh Hà 
2007, Trần Hữu Quốc và nnk, 2007, Phạm anh Tuấn, 2007) đồng thời các thử nghiệm về năng lượng 
gió để phát điện cũng đã được triển khai ở vùng bờ biển và một số đảo của Việt Nam, tính đến 
4/11/2011, đã có 27 dự án điện gió triển khai ở các qui mô khác nhau, tập trung chủ yếu ở vùng bờ và 
đảo của nước ta, các thỏa thuận hợp tác quốc tế để phát triển điện gió cũng được xúc tiến 
( Vùng bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió do điều kiện tự nhiên về 
gió thuận lợi (tần xuất, tốc độ và cường độ gió), đồng thời việc đặt các tua-bin gió cũng dễ dàng hơn 
(trên đất liền, đảo hoặc trên biển) và có thể phát triển thành những “công viên” tua - bin gió trên biển. 
Phát triển điện gió mang lại nhiều lợi ích về năng lượng bền vững cho kinh tế và xã hội, tuy nhiên cũng 
có những ảnh hưởng môi trường đáng chú ý mà trong quá trình xây dựng các qui hoạch, kế hoạch cũng 
như triển khai các dự án điện gió ở vùng bờ biển không thể bỏ qua. Kết quả điều tra ban đầu gần đây 
bằng bộ câu hỏi đối với hầu hết các trọng điểm nghiên cứu (bảng 1) của một số nước châu Âu và châu 
Á trong khuôn khổ dự án “Giải pháp xung đột môi trường vùng bờ biển – SECOA” do Ủy ban châu Âu 
(EC) tài trợ chính cho thấy những ảnh hưởng môi trường cần được đánh giá trong quá trình phát triển 
điện gió ở vùng bờ biển, đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam khi phát triển điện gió ngày càng được 
chú trọng. 
Bảng 1. Các trọng điểm nghiên cứu của các nước tham gia dự án SECOA 
Nước Trọng điểm nghiên cứu 
Bỉ Vùng Oostende và (Zee-)Brugge 
Ấn Độ Mumbai và Chennai 
Israel Tel Aviv và Haifa 
Italy Rome và Chieti-Pescara 
Bồ Đào 
Nha 
Lisbon, Algarve và 
Funchal (Madeira island) 
Thụy Điển Gothenburg và Malmö 
Anh Thames Gateway và Portsmouth 
Việt Nam Hải Phòng và Nha Trang 
1. LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ 
 2 
Các xung đột môi trường khi phát triển điện gió liên quan đến vị trí của tua-bin gió hay cơ sở 
điện gió thường bị bỏ qua do những lợi ích của hệ thống điện gió. Những lợi ích của nguồn năng lượng 
này có thể tóm tắt như sau: 
- Điện gió là nguồn năng lượng không giới hạn và không phải trả tiền, ngoại trừ những đầu tư về 
công nghệ chuyển đổi. 
- Điện gió không phát thải khí độc, chất thải khó phân hủy hay khí nhà kính. 
- Hoạt động của thiết bị phát điện gió không cần nước và gây ô nhiễm nước. 
- Thiết bị điện gió có thể hoạt động trong những điều kiện khí hậu khác nhau. 
- Không giống năng lượng mặt trời, điện gió có thể được cung cấp suốt ngày đêm. 
Những tác động môi trường tiêu cực của hệ thống điện gió (tiếng ồn, gây nhiễu tín hiệu phát 
thanh, ảnh hưởng đời sống chim và cá) thường không lớn. Phát triển điện gió thường gây ra xung đột 
về vị trí đặt các tua-bin gió hoặc ‘cánh đồng’ tua-bin gió gần những khu dân cư. Tuy nhiên cho đến nay, 
phát triển điện gió được xem như ít tác động môi trường hơn phát triển năng lượng sinh học trên đất 
nông nghiệp. Phân tích vòng đời và nghiên cứu các tác động của sản xuất năng lượng sinh học cho thấy 
hàng loạt hậu quả môi trường không mong muốn. Năng lượng sinh học có thể không “xanh và sạch” 
như đã từng được xem như vậy khi phát triển ý tưởng này. So sánh các lợi ích và những nguyên nhân 
khác dường như cho thấy ở châu Âu, điện gió trở thành thành phần chính của hệ thống năng lượng tái 
tạo quốc gia, đáp ứng những biến động xã hội và môi trường lâu dài như xác định trong tầm như đến 
2030: 
“Năng lượng gió có tiềm năng là nguồn điện rẻ nhất ở châu Âu, nhưng giống như bất kỳ công 
nghệ mới nổi, năng lượng gió còn gặp nhiều rào cản. Thị trường hiện nay phát triển dựa trên các nguồn 
năng lượng được quản lý và trợ cấp một cách nặng nề. Nếu năng lượng gió được đưa vào hệ thống cấp 
điện của châu Âu với mức độ đáng kể, sự phát triển năng lượng gió phải được xem ở tầm chiến lược 
Một ngành năng lượng gió mạnh không chỉ có ý nghĩa trong giảm khí thải CO2, không khí sạch và an 
toàn đa dạng sinh học. Trong tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm phụ thuộc nhập khẩu năng lượng, 
việc làm chất lượng cao, phát triển công nghệ, cạnh tranh toàn cầu và dẫn đầu về nghiên cứu và công 
nghiệp của châu Âu thì gió là lựa chọn hiếm hoi đáp ứng tất cả các yêu cầu trên” (TPWind Advisory 
Council 2006, p. 5). 
Xây dựng chế độ năng lượng mới liên quan đến những thay đổi về kỹ thuật cũng như xã hội, 
đặc biệt thay đổi về cách sống và tiêu dùng vốn là một phần của quá trình chuyển đổi hướng tới phát 
triển bền vững. Trong quá trình này, giảm thiểu các xung đột là cần thiết. Xung đột về vị trí phát triển 
điện gió là không thể tránh khỏi, nhưng cần được nghiên cứu để tìm giải pháp cho phép lồng ghép 
những lợi ích khác nhau và chiến lược về mặt chính trị để thay đổi hệ thống năng lượng trong mối quan 
tâm của tất cả các thành phần trong xã hội. 
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở CÁC VÙNG NGHIÊN CỨU TRONG DỰ ÁN 
SECOA 
Mặc dù có những lợi thế về phát triển điện gió ở vùng bờ biển nhưng ở các trọng điểm nghiên 
cứu của dự án SECOA, phát triển điện gió còn hạn chế, có thể do tính chất lựa chọn vùng nghiên cứu 
trong dự án. Kết quả điều tra thực trạng phát triển điện gió từ các nhóm nghiên cứu của dự án SECOA 
được tóm tắt trong bảng 2. 
Như vậy hệ thống năng lượng gió chưa được phát triển ở các trọng điểm nghiên cứu của dự án. 
Tuy nhiên, ở qui mô quốc gia, thực trạng phát triển như sau: 
 3 
1) Ở Italia, hiện tại không phát triển điện gió ở các trọng điểm nghiên cứu, chủ yếu do điều kiện 
gió không thuận lợi, nhưng ở một số vùng bờ khác và trong lục địa, điện gió đang được phát triển. Điện 
gió có xu thế sẽ là một phần trong hệ thống năng lượng quốc gia, mặc dù chậm nhưng chắc chắn sẽ 
phát triển. Vai trò của điện gió có thể không quan trọng ở hầu hết các vùng bờ biển trong tương lai. 
Bảng 2: Thực trạng phát triển điện gió ở các trọng điểm nghiên cứu trong dự án SECOA 
Mục Italy Bồ Đào 
Nha 
Bỉ Anh Thụy 
Điển 
Israel Ấn Độ Việt Nam 
Phát triển 
điện gió ở 
trọng điểm 
nghiên cứu 
Không Có, nhưng 
hạn chế 
Có (ngoài 
khơi, gần 
vùng nghiên 
cứu) 
Ít ở cửa 
sông 
Thames 
Có Không Không phát 
triển ở 
Mumbai, 
phát triển ở 
Chennai 
Không 
Lý do 
không hoặc 
chậm phát 
triển 
Điều 
kiện phát 
triển 
không 
thuận lợi 
_ Đang phát 
triển nhưng 
còn điều tra 
về điều kiện 
tự nhiên, kinh 
tế và khó 
khăn trong ra 
quyết định 
Địa hình 
và việc 
sử dụng 
đất hiện 
tại 
- Điều 
kiện gió 
không 
thuận lợi 
(tốc độ 
nhỏ) 
Nhiều 
nguyên nhân 
(điều kiện gió 
của địa 
phương, vấn 
đề vị trí xây 
dựng) 
Phát triển 
điện gió ở 
các vùng bờ 
khác 
Có Có Có Có Có Có 
(vùng 
núi) 
Có Có 
Tầm quan 
trọng của 
điện gió 
trong hệ 
thống năng 
lượng quốc 
gia 
Khá 
thấp, 
nhưng 
đang 
tăng 
Cao trong 
tương lai 
(sự phụ 
thuộc của 
quốc gia 
vào nhập 
khẩu năng 
lượng) 
Cao Khá thấp Còn thấp 
nhưng 
đang tăng 
lên nhanh 
chóng 
Thấp Cao Thấp 
Tầm quan 
trọng của 
điện gió 
trong tương 
lai phát 
triển ở 
vùng bờ 
biển 
Không ý 
nghĩa ở 
Pescara, 
ngày 
càng 
quan 
trọng ở 
Rome 
Quan 
trọng 
nhưng cần 
giải quyết 
vấn đề 
công nghệ 
Tiềm năng 
cao ở vùng 
ngoài khơi 
Tiềm 
năng cao 
ở vùng 
ngoài 
khơi 
Cao Thấp Hạn chế, 
nhưng đang 
tăng lên trong 
tương lai gần 
Ngày càng 
tăng 
Những lý 
do chính 
phát triển 
điện gió ở 
quốc gia 
Chính 
sách 
năng 
lượng 
EU 
Giảm sự 
phụ thuộc 
năng 
lượng 
nhập khẩu 
Chính sách 
quốc gia và 
EU 
Chính 
sách 
quốc gia 
và EU 
Chính 
sách quốc 
gia và EU 
? Nhu cầu năng 
lượng tăng 
nhanh trong 
vài năm gần 
đây 
Chính 
sách vầ 
chiến lược 
quốc gia 
Tài liệu về 
phát triển 
điện gió 
Một số Một số Một số Một số ở 
cấp quốc 
gia 
Một số Không 
nhiều 
Một số Không 
nhiều 
2) Điện gió ở Bồ Đào Nha đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng từ năm 2000 và đang phát 
triển nhanh chóng cả ở vùng bờ và trong lục địa (đặc biệt ở vùng núi phía bắc Bộ Đào Nha). Mục tiêu 
quốc gia về phát triển năng lượng cho thấy sự quan tâm tới việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vốn 
đã chiếm 45% sản lượng điện quốc gia và đến 2020 chiếm 31% năng lượng tiêu thụ (60% sản lượng 
 4 
điện quốc gia). Động lực chính cho sự phát triển điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác dường 
như có vai trò rất khác nhau do nhu cầu giảm phụ thuộc vào năng lượng không tái tạo (dầu, than, khí 
thiên nhiên) và nguồn năng lượng nước ngoài và nhập khẩu (chiếm 83% năm 2008). 
3) Phát triển năng lượng gió ở Bỉ diễn ra chủ yếu trong thập kỷ trước và vị trí xây dựng điện gió ở 
vùng biển có thể sẽ là quan trọng nhất (khó có thể lựa chọn vị trí xây dựng điện gió ở khu đông dân 
cư). 
4) Ở Anh, phát triển điện gió không mạnh ở các trọng điểm nghiên cứu, cho dù ở những vùng bờ 
khác và trong lục địa, điện gió đang được phát triển với mục tiêu không lớn (so với mục tiêu của Liên 
minh châu Âu), chiếm 15% các nguồn năng lượng tái tạo vào 2020, tức đạt 35-40% sản lượng điện từ 
nguồn năng lượng tái tạo. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên để phát triển điện gió ở vùng bờ biển và đặc 
biệt ngoài khơi là tốt và có tiềm năng lớn trong tương lai. 
5) Phát triển điện gió ở Thụy Điển, cả vùng bờ và trong lục địa ít quan trọng trong thời gian dài. 
Gần đây, điện gió được chú trọng phát triển. Hiện nay, điện gió được xây dựng và qui hoạch ở tất cả 
các vùng bờ biển và trong lục địa, cho thấy những thay đổi quan trọng trong nhận thức của các bên liên 
quan ở qui mô quốc gia cũng như địa phương. Vùng bờ biển dường như có ý nghĩa đặc biệt cho tương 
lai phát triển của điện gió với những điều kiện thuận lợi về vị trí xây dựng cũng như sự đồng thuận về 
chính trị (để đạt mục tiêu quốc gia đến 2020: 20% sản lượng điện quốc gia từ điện gió). 
6) Phát triển điện gió ở vùng bờ biển Israel cũng như ở những vùng khác không có vai trò lớn, 
hiện tại chỉ chiếm 0,5 % sản lượng điện. Những nghiên cứu khả thi hiện có cho thấy chỉ ở một số vùng 
núi, điện gió mới có ý nghĩa về kinh tế. Điều này do những yếu tố tự nhiên như không đủ tốc độ gió, 
thiếu những khu vực trống trải, thảm thực vật không phù hợp. Những nơi thuận lợi cho phát triển điện 
gió có thể đã được phát triển cho mục đích khác, chẳng hạn khu bảo tồn, hoặc vì lý do chính trị mà 
không phát triển được (ví dụ khu quân sự). 
7) Ở Ấn Độ, điện gió hiện tại có vai trò không đáng kể ở các trọng điểm nghiên cứu (chỉ có một 
‘cánh đồng’ điện gió ở Chennai) và có thể cũng chưa phát triển mạnh ở nơi này. Dù vậy, điện gió đã 
được phát triển ở những vùng bờ biển khác và nói chung, Ấn Độ nằm trong số những nước có sản 
lượng điện cao (đứng thứ 4 toàn cầu). Lý do của việc chậm hoặc không phát triển điện gió ở một số 
vùng bờ biển là vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi như không đủ gió, khó tìm được vị trí trong hoặc 
xung quanh khu vực đô thị v.v. 
8) Điện gió ở Việt Nam mới phát triển chủ yếu ở vùng bờ biển và miền Trung và đang được qui 
hoạch ở các vùng khác, nhưng chưa có vai trò trong hệ thống năng lượng quốc gia. Mặc dù nằm trong 
chiến lược phát triển năng lượng mới và tái tạo của quốc gia nhưng vai trò của điện gió trong hệ thống 
năng lượng quốc gia cũng chưa rõ. 
Đối với các nước ngoài châu Âu trong dự án SECOA, phát triển điện gió thường ở qui mô quốc 
gia và không giống nhau. Nhưng chính sách năng lượng được Liên minh châu Âu xây dựng hướng tới 
mục tiêu bền vững và gần đây được định hướng vào năng lượng tái tạo. Ủy ban châu Âu năm 2007 đã 
phê chuẩn mục tiêu năng lượng với sự đóng góp của năng lượng tái tạo ở các nước châu Âu đến 2020 
đạt 20%. Đối với các nước châu Á trong dự án, Israel có lãnh thổ nhỏ và ít thuận lợi cho điện gió, 
tương lai phát triển điện gió không nhiều. Ấn Độ với lãnh thổ rộng lớn và điều kiện động lực gió khác 
nhau theo mỗi khu vực có thể sẽ phát triển điện gió một cách độc lập tùy theo nhu cầu năng lượng mỗi 
vùng. Vai trò của điện gió ở Việt Nam hiện nay chưa có ý nghĩa nhiều, mặc dù đã có một số dự án phát 
triển điện gió ở vùng bờ biển. 
3. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU 
3.1. Quan hệ giữa phát triển điện gió và môi trường 
 5 
Kết quả điều tra trong dự án SECOA cho thấy hai nguyên nhân chính về việc lựa chọn phát 
triển điện gió: a) vai trò khác nhau của điện gió trong chính sách năng lượng quốc gia và b) vấn đề về 
vị trí xây dựng dự án điện gió cần xem xét đến các yếu tố môi trường tự nhiên như điều kiện tự nhiên 
phù hợp và nhân tố xã hội như xung đột lợi ích, thiết kế các vùng phù hợp. Thực tế cho thấy sự khác 
biệt lớn giữa các vùng và giữa các nước. Giữa các nước châu Âu và ngoài châu Âu có những sự khác 
biệt cơ bản sau: các nước thành viên châu Âu tuân thủ chính sách của Liên minh châu Âu không chỉ 
trong phát triển điện gió mà cả trong các hệ thống năng lượng. Hơn nữa, hệ thống năng lượng của các 
nước thuộc Liên minh châu Âu nằm trong các mạng lưới xuất nhập khẩu giữa các nước Liên minh châu 
Âu. 
 - Về các thành phần xã hội: phát triển điện gió không chỉ phụ thuộc chủ yếu và điều kiện tự nhiên 
thuận lợi (hệ thống điện gió không phải phát triển ở tất cả những nơi có điều kiện gió thuận lợi). Điểm 
quan trọng hơn là điều kiện và lợi ích xã hội cũng như chính sách hỗ trợ phát triển điện gió. Lợi ích của 
địa phương về điện gió là quan trọng nhưng chưa đủ để phát triển điện gió mà cần sự hỗ trợ rộng rãi 
hơn thông qua các chính sách quốc gia, lợi ích kinh tế của điện gió cho các doanh nghiệp năng lượng 
và sự chấp thuận của dân chúng. Các vị trí của hệ thống điện gió được xem như vấn đề xã hội mà cần 
phải giải quyết cho được xung đột lợi ích và vấn đề chi phí trực tiếp và gián tiếp cho hệ thống điện gió. 
- Liên quan đến các thành phần môi trường: điểm quan trọng là sản xuất điện gió cần có không gian 
thoáng và phát triển hệ thống điện gió tương lai phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng đất hơn là giải pháp 
với hệ thống công nghiệp ưu thế vốn phụ thuộc nguồn năng lượng không tái tạo. Hơn nữa, sử dụng đất 
hiện phù hợp với các hệ thống này (chẳng hạn khai thác than, khoan dầu). So với các nguồn năng 
lượng tái tạo khác như nhiên liệu sinh học thì điện gió dường như ít có hại cho môi trường hơn và 
tương đối linh động về vị trí. 
- Về mặt kỹ thuật: điện gió phát triển với công nghệ tiên tiến, đa dạng về các giải pháp kỹ thuật cho các 
tác động tiêu cực về môi trường. Hơn  ... ghép như là một phần của các giải pháp cho các xung đột về sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở 
vùng bờ biển. Hàng loạt những biến động lâu dài về kinh tế - xã hội liên quan đến hệ thống năng lượng 
của một quốc gia, trong đó xung đột về phát triển các dạng năng lượng mới luôn xuất hiện. Số lượng 
các nguồn năng lượng tái tạo ở các nước châu Âu vẫn còn hạn chế, nhưng chính phủ các nước này đã 
 7 
xác định lại những lợi ích quốc gia liên quan đến hệ thống năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió. Đó 
chính là bước đột phá trong việc phát triển hệ thống năng lượng dài hạn, chuyển đổi từ các nguồn năng 
lượng hóa thạch, không tái tạo như than, dầu mỏ, khí đốt và gần đây là năng lượng hạt nhân. Mặc dù 
nguồn năng lượng không tái tạo đang dần cạn kiệt, nhưng sự chuyển đổi sang những nguồn năng lượng 
tái tạo diễn ra chậm chạp trong nhiều thập kỷ qua. Quá trình chuyển tiếp không chỉ chịu ảnh hưởng của 
các ngành ở qui mô địa phương, quốc gia hay khu vực mà còn ở qui mô kinh tế toàn cầu. 
Trong Liên minh châu Âu, dù cho ngày càng có nhiều qui định ở qui mô liên quốc gia, sự phát 
triển năng lượng vẫn phụ thuộc vào ưu tiên và lợi ích của mỗi quốc gia. Những phân tích gần đây cho 
thấy các hệ thống năng lượng là một phần của chế độ năng lượng toàn cầu vẫn phụ thuộc chủ yếu vào 
các nguồn năng lượng không tái tạo, cũng như lợi ích kinh tế và chính trị liên quan mật thiết đến nguồn 
năng lượng này. Ngày nay, ở qui mô châu Âu và Liên minh châu Âu, đang bắt đầu một quá trình đa qui 
mô về sự chuyển đổi hệ thống năng lượng hướng tới hệ thống năng lượng bền vững. Trong khi hầu hết 
các nước đều chấp nhận và có chính sách hướng tới phát triển bền vững thì hệ thống năng lượng bền 
vững vốn là một phần trong các chính sách và chiến lược trên dường như vẫn rất phức tạp trong nhận 
thức và chuyển đổi. Cho đến nay, chưa có quốc gia nào xây dựng thành công một hệ thống năng lượng 
bền vững với sự giảm đáng kể việc tiêu thụ năng lượng. 
Dù gặp phải những khó khăn trong phát triển hệ thống năng lượng cho tương lai, những lợi ích 
của điện gió đã thể hiện ngày càng rõ ràng trong những năm gần đây, đặc biệt ở các nước châu Âu. Về 
lâu dài, điện gió được các nhà bảo vệ môi trường ủng hộ phát triển do khả năng vô hạn về nguồn năng 
lượng và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, những lợi thế trong xây dựng điện gió, các tác 
động môi trường và lợi ích liên quan đang thay đổi. Điện gió không còn là công nghệ đặc biệt hay sự 
lựa chọn của tương lai mà trở thành một bộ phận đáng kể trong hệ thống năng lượng quốc gia. Ngày 
nay, điện gió đang trở thành một hoạt động kinh tế, công nghệ và tổ chức về kinh tế cho hệ thống điện 
gió đã phát triển đáng kể và có sự phân hóa, đồng thời hiệu quả của điện gió cũng được hiểu biết tốt 
hơn. 
Ở châu Âu, sự phát triển của hệ thống điện gió rất khác nhau. Ở một số nước như Dan Mạch, 
Đức, Tây Ban Nha, điện gió đã đóng vai trò quan trọng và được phát triển từ khá lâu. Ở nhưng nước 
khác, như Thụy Điển, điện gió phát triển chậm chạp. 
Những tranh luận về vị trí phát triển điện gió ở vùng bờ biển ở châu Âu luôn là vấn đề nóng, 
liên quan nhiều đến xung đột lợi ích, đặc biệt là những chi phí trực tiếp và gián tiếp cho hệ thống điện 
gió. Sự phát triển ào ạt các hệ thống tua-bin gió đã được qui hoạch ở vùng bờ biển châu Âu nảy sinh 
vấn đề về những tác động tiềm tàng của các hệ thống này đến môi trường biển. Ảnh hưởng trong giai 
đoạn xây dựng có thể giảm thiểu đến mức chấp nhận được nếu nhà đầu tư quan tâm đến các khu vực có 
các sinh cảnh và các loài quí hiếm. Các tác động do tiếng ồn, rung và trường điện từ trong quá trình 
hoạt động của hệ thống có thể được coi là không đáng kể đối với môi trường biển, ít nhất là xem xét 
với tri thức hiện tại của chúng ta. Ảnh hưởng đối với đáy biển được đánh giá là mạnh nhất ở các qui 
mô: ở qui mô nhỏ là tác động đến vật chất, cấu trúc và tính phân dị của vật liệu thành tạo đáy biển; ở 
qui mô trung bình là ảnh hưởng đến các công trình bảo vệ bờ biển; và ở qui mô lớn là tác động toàn 
diện của toàn bộ hệ thống điện gió trong khu vực. Ảnh hưởng ở các qui mô được xem xét trong mối 
quan hệ với các sinh cảnh tự nhiên, các rạn nhân tạo và các công trình do con người xây dựng ở vùng 
biển (Petersen and Malm 2006, 75). 
Liên quan đến các chi phí về vị trí của điện gió ở vùng ngoài khơi và ở vùng ven biển, một số 
nghiên cứu đã cho thấy rằng, vị trí tối ưu cho phát triển điện gió trong tương lai là một hàm có nhiều 
biến được phối hợp khi so sánh lựa chọn một vị trí với các vị trí khác. Một số biến số liên quan đến chi 
phí đầu tư cho phát triển điện gió. Theo một số kết quả ước tính, chi phí cho lắp đặt điện gió ở trên đất 
liền ở Anh nằm trong khoảng 583 đến 800 bảng/KW và ở ngoài khơi là 1200 đến 1600 bảng/KW. 
 8 
Thường thường chi phí cho lắp đặt ở ngoài khơi cao gấp đôi chi phí cho lắp đặt ở trên đất liền. Nếu các 
hệ thống điện gió đặt ở vùng nước sâu ngoài khơi và xa bờ thì chi phí có thể còn cao hơn nữa. Nhưng 
chi phí trực tiếp cho thấy phát triển điện gió trên lục địa có thể là giải pháp hấp dẫn về kinh tế, thậm chí 
chế độ gió không bằng ở ngoài khơi. Tuy nhiên, sự khác nhau về chi phí ngoại biên giữa các vị trí khác 
nhau trên đất liền với vị trí ở ngoài khơi có thể làm thay đổi quan niệm này. Chi phí môi trường thấp 
của các hệ thống điện gió ở ngoài khơi có thể giảm tổng chi phí đầu tư cho hệ thống so với chi phí cho 
hệ thống trên đất liền, mọi khả năng đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, như đã đề cập, các giá trị như vậy sẽ 
phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn vị trí xây dựng. Theo các tài liệu hiện có, chi phí môi trường cho hệ 
thống điện gió ở ngoài khơi thấp hơn cho hệ thống điện gió trên đất liền. Thậm chí, các vị trí ngoài 
khơi này có thể nhạy cảm về mặt địa lý, các kết quả nghiên cứu vẫn cho thấy chi phí môi trường cho hệ 
thống điện gió ngoài khơi có thể giảm xuống nhờ đặt các hệ thống này xa bờ đáng kể, cho dù lợi ích 
của việc đặt hệ thống xa bờ có thể giảm (Ladenburg 2009, 179-180). 
Kết quả phân tích chi phí – lợi ích có thể vẫn chưa phải cơ sở đủ tin cậy cho việc quyết định lựa 
chọn vị trí xây dựng điện gió, không kể đến điều kiện chế độ gió ở ngoài khơi tốt hơn ở trên đất liền. 
Vấn đề về các tác động xã hội như phân hóa lợi ích, quan điểm khác nhau, xung đột và tác động môi 
trường của tiến ồn, tác động đến các loài chim và cá đòi hỏi phải có các tiêu chí về lựa chọn vị trí và 
quyết định đầu tư. Giống như các dạng phát điện khác, cần tính đến ảnh hưởng của chi phí cho nghiên 
cứu triển khai công nghệ cũng như chi phí cho sử dụng công nghệ. 
Về lâu dài cần xem xét những vấn đề sau khi phát triển các hệ thống năng lượng gió: 
- Tìm kiếm sự đồng thuận của xã hội quan trọng hơn phát triển công nghệ và qui hoạch xây dựng 
các tua-bin gió, chẳng hạn qui hoạch có sự tham gia của cộng đồng, công dân, đánh giá các tác động 
môi trường tự nhiên và xã hội. 
- Vấn đề sử dụng không gian – trên đất liền hay trên biển – vẫn còn nhiều tranh cãi về vị trí xây 
dựng điện gió, trên đất liên hay trên biển. Lựa chọn vị trí trên biển được coi là giải pháp tránh được vấn 
đề xung đột lợi ích của nhiều bên so với khi lựa chọn vị trí trên đất liền. Tuy nhiên, tìm được giải pháp 
đơn giản mà không dựa vào một số bên có liên quan là phi thực tế. Điện gió không chỉ được phát triển 
ở ngoài khơi mà giải pháp phát triển ở trên biển hay trên đất liền cần được xem xét qua các quá trình 
giảm thiểu xung đột lợi ích. Một trong những bài học chủ yếu rút ra trong khi tranh luận về điện gió và 
năng lượng sinh học vốn là những thành phần của giải pháp năng lượng cho tương lai là: sản xuất năng 
lượng cần không gian, không thể không có không gian hoặc quĩ đất, tương tự như thực tế diễn ra hiện 
nay gắn với các nguồn năng lượng hóa thạch chi phối quá trình công nghiệp hóa. 
- Điện gió là một phần của hệ thống năng lượng quốc gia đang dược thảo luận trong bối cảnh nhu 
cầu tiêu thụ tiếp tục tăng cao, câu hỏi đặt ra là: bao nhiêu KW điện gió đã và sẽ được sản xuất và tiêu 
thụ đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai? Hiện nay, các hệ thống điện gió đang phát triển nhanh chóng 
và các nước châu Âu, đặc biệt một số nước như Tây Ban Nha và Đức đã phát triển mạnh hệ thống này; 
một số quốc gia cũng đặt mục tiêu sản lượng điện gió sẽ đóng vai trò ngày càng cao, chẳng hạn Thụy 
Điển đặt mục tiêu điện gió sẽ chiếm 20% sản lượng điện quốc gia vào 2020. 
- Về lâu dài, phát triển hệ thống năng lượng phải hướng tới phát triển bền vững, không những 
duy trì tiêu thụ năng lượng cao với sự phát triển của các nguồn năng lượng mới mà cần thường xuyên 
tìm các giải pháp để giảm tiêu thụ năng lượng. 
- Các chính sách phát triển bền vững trong đó điện gió là phần quan trọng liên quan mật thiết đến 
những tranh luận về chiến lược và quá trình hướng tới bền vững. Vì quá trình này chịu ảnh hưởng 
mạnh của các chiến lược quốc gia, cần đặt chiến lược phát triển bền vững ở qui mô địa phương. Các 
kết quả điều tra trình bày ở phần trên là những ví dụ về các yếu tố địa phương vốn luôn cần được xem 
xét trong chiến lược phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu về so sánh phát triển điện gió ở Italia và 
Thụy Điển của Oles and Hammarlund (2011, p. 481f) cho thấy: luôn phải có sự hài hòa giữa nhu cầu 
 9 
địa phương với mục tiêu tổng thể và các vị trí cụ thể không bao giờ có cùng giá trị; cần coi trọng các 
thể chế ở địa phương ngang bằng thể chế cao hơn trong việc tạo sự hài hòa của phát triển điện gió với 
cảnh quan thiên nhiên. 
KẾT LUẬN 
Điện gió là một trong những nguồn năng lượng tái tạo đầy tiềm năng và ngày càng được các 
quốc gia quan tâm trong bối cảnh những rủi ro về khủng hoảng nguồn năng lượng ngày càng lớn do 
dựa quá nhiều vào năng lượng hóa thạch vốn là nguồn năng lượng không tái tạo. Phát triển điện gió 
cũng gây nên những tác động môi trường tiêu cực, đặc biệt tiếng ồn và rung cũng như những xung đột 
trong sử dụng đất ven biển cũng như làm biến đổi động lực và cấu trúc vùng biển và đáy biển cần phải 
xem xét đánh giá cụ thể khi phát triển các dự án ở vùng bờ biển. Mặc dù vấn có những tác động môi 
trường vốn không thể tránh khỏi, nhưng những kết quả điều tra nghiên cứu trên cho thấy điện gió vẫn 
là một trong số ít các nguồn năng lượng mà khi khai thác sử dụng ít gây tác động tiêu cực tới môi 
trường nhất. Do vậy, đây là nguồn năng lượng cần được chú trọng phát triển trong chính sách năng 
lượng của Việt Nam. 
LỜI CẢM ƠN 
Các tác giả xin chân thành cảm ơn Ủy ban châu Âu (EC) đã hỗ trợ cho nghiên cứu này thông 
qua Dự án SECOA thuộc Chương trình khung số 7 (FP 7), cảm ơn các đồng nghiệp ở các quốc gia 
thành viên của Dự án SECOA đã cung cấp thông tin, tư liệu cho nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Barrow, C.J., 1996. Environmental and Social Impact Assessment. An Introduction. London et 
al.: Arnold. 
2. Böhler, Tom, 2004. Vindkraft, landskap och mening. Gothenburg University, Department of 
Environmental and Regional Studies of the Human Condition, Human Ecology Section (PhD-
Thesis in human ecology). 
3. Böhler, Tom; Bruckmeier, Karl; Morf, Andrea; Stepanova, Olga, 2011. National report Sweden. 
Secoa project, case studies resource use conflicts. Gothenburg University, School of Global 
Studies. 
4. European Commission, 2008. Offshore Wind Energy: Action needed to deliver on the Energy 
Policy Objectives for 2020 and beyond. Communication COM(2008)768fin. 
5. Jessup, Brad, 2010. Plural and hybrid environmental values: a discourse analysis of the wind 
energy conflict in Australia and the United Kingdom (Environmental Politics, 19, 1, 21–44). 
6. Vũ Mạnh Hà, 2007. Phát triển năng lượng gió ở Việt Nam. Trong “Năng lượng biển Việt Nam 
– Tiềm năng, công nghệ và chính sách”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc, Hà 
Nội, trang 117-128. 
7. Kungsbacka, 2009. Översiktsplan för vindkraft. Tillägg till Översiktsplan för Kungsbacka 
kommun, ÖP06. 
 10 
8. Ladenburg, Jacob, 2009. Stated Public Preferences for On-land and Offshore Wind Power 
Generation—A Review (Wind Energy 2009, 12, 171–181). 
9. Morf, Andrea, 2006. Participation and Planning in the Management of Coastal Resource 
Conflicts. Gothenburg University, School of Global Studies, Human Ecology Section. PhD-
Thesis in Human Ecology. 
10. NVV (Naturvårdsverket), 2008. Naturvårdsverket och vindkraft i Sverige. Vindkraftseminar 
Stickelstad 2008-08-(25-27), presentation by Alexandra Noren. 
11. Oles, Thomas; Hamamrlund, Karin, 2011. The European Landscape Convention, Wind Power, 
and the Limits of the Local: Notes from Italy and Sweden (Landscape Research, 36, 4, pp. 471-
485). 
12. Petersen, Jens Kjerulf; Malm, Torleif, 2006. Offshore Windmill Farms: Threats to or 
13. Possibilities for the Marine Environment (Ambio, 35, 2, 75-80). 
14. Trần Hữu Quốc, Nguyễn Văn Cư, Dương Duy Hoạt, 2007. Tiềm năng và khả năng khai thác 
năng lượng gió tại đảo Quán Lạn. Trong “Năng lượng biển Việt Nam – Tiềm năng, công nghệ 
và chính sách”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc, Hà Nội, trang 129-145. 
15. Solli, Jøran, 2010. Where the eagles dare? Enacting resistance to wind farms through 
16. hybrid collectives (Environmental Politics, 19, 1, 45–60). 
17. TPWind Advisory Council, 2006. Wind Energy: A Vision for Europe in 2030. Brussels. 
18. Phạm Anh Tuấn, 2007. Tiềm năng và cơ hội phát triển năng lượng gió ở Việt Nam. Trong 
“Năng lượng biển Việt Nam – Tiềm năng, công nghệ và chính sách”, Tuyển tập báo cáo Hội 
nghị khoa học toàn quốc, Hà Nội, trang 158-166. 
19. Vindforsk et al., 2008. Forskning för mer och bättre vindkraft. Vindforsk–II syntesrapport. 
Stockholm. 
20. Quyết định 1855/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của 
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành 
21.  
Việt Nam giàu gió nhất Đông Nam Á. 
22.  Năng lượng tái tạo Việt 
Nam. 
 11 
Summary 
Critical environmental issues in development of coastal wind power 
Trần Đình Lân, Karl Bruckmeier 
Windpower is missing or insignificant in most of countries over the world as well as the areas 
in the SECOA project; but the situation is specific for every area and country and can be understood 
only when seen in the larger context of energy policy of the respective country. Also, in the countries 
where no wind energy was generated in the SECOA study areas, windpower development happens in 
other areas or through national energy policy. The main reasons for selective development of 
windpower in coastal areas seem to be the different role given to windpower in national energy policies 
and the location question which includes as well environmental factors (good natural conditions) as 
social factors (interest conflicts, designation of suitable areas). 
The development of windpower in coastal areas has generally few critical environmental 
impacts, mainly related to noise and vibration due to windmill operation. The most social critical 
environmental problem of windpower development is related to landuse in coastal areas and sea use. 
However, wind energy is a very potentially renewable that need to pay attention to developed in the 
future. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_moi_truong_chu_yeu_khi_phat_trien_dien_gio_o_v.pdf