Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Nghiên cứu ph t kinh doanh ng ín dụng, tốc độ t ân t ân hàng đối với t íăch mối quan hệ dài hạn gi ng trưởng cung tiền M2 đại diện cho hoạt động ăng trưởng kinh tế tại VN trong ữa tốc độ tăng trưởng

giai đoạn 1992 – 2012 thông qua mô hình VECM cùng với hàm phản ứng đẩy

và phân rã phương sai. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế ở VN chịu ảnh

hưởng rất ít từ các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phân tích hàm phản ứng

đẩy và phân rã phương sai chứng minh sự thay đổi của GDP chỉ được giải

thích 2.973% bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Dựa vào kết quả

phân tích và định hướng phát triển hệ thống ngân hàng VN, nghiên cứu đề ra

một số giải pháp cho các ngân hàng VN và một số kiến nghị với NHNN nhằm

nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với tăng trưởng kinh

tế tại VN.

pdf 10 trang yennguyen 8100
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
17
1. Đặt vấn đề 
Phân tích các nhân tố tác động 
đến tăng trưởng kinh tế nói chung 
và mối quan hệ giữa hiệu quả của 
khu vực tài chính với tăng trưởng 
kinh tế của mỗi quốc gia đã được 
thực hiện trong rất nhiều các nghiên 
cứu khác nhau trên thế giới. Đối 
với hệ thống tài chính của VN thì 
các ngân hàng thương mại chiếm 
giữ vị trí vô cùng quan trọng trong 
quá trình giúp nguồn vốn của nền 
kinh tế được lưu thông góp phần 
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện 
nay của VN chỉ mới dừng ở phân 
tích định tính về mối quan hệ giữa 
hoạt động kinh doanh ngân hàng 
với tăng trưởng kinh tế nên chưa có 
chính và kênh tài chính gián tiếp 
thực hiện thông qua ngân hàng và 
các định chế tài chính trung gian. 
Những nghiên cứu của King và 
Levin (1993a,b), Allen và Gale 
(1999) đã đưa ra nhiều tiêu thức 
mới nhằm nhận diện và phân loại 
mô hình hệ thống tài chính của các 
quốc gia trên thế giới thành 2 mô 
hình chính: (i) Mô hình hệ thống tài 
chính chủ yếu dựa vào ngân hàng 
và các định chế tài chính trung 
gian (Bank – Based System); và 
(ii) Mô hình hệ thống tài chính chủ 
yếu dựa vào thị trường (Market – 
Based System). Chính vì thế, các 
nghiên cứu về mối quan hệ giữa 
hoạt động kinh doanh ngân hàng 
và tăng trưởng kinh tế thường được 
Mối quan hệ giữa hoạt động 
kinh doanh ngân hàng và 
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
THS. NGUYỄN MINH SÁNG
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ dài hạn giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 đại diện cho hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế tại VN trong 
giai đoạn 1992 – 2012 thông qua mô hình VECM cùng với hàm phản ứng đẩy 
và phân rã phương sai. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế ở VN chịu ảnh 
hưởng rất ít từ các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phân tích hàm phản ứng 
đẩy và phân rã phương sai chứng minh sự thay đổi của GDP chỉ được giải 
thích 2.973% bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Dựa vào kết quả 
phân tích và định hướng phát triển hệ thống ngân hàng VN, nghiên cứu đề ra 
một số giải pháp cho các ngân hàng VN và một số kiến nghị với NHNN nhằm 
nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với tăng trưởng kinh 
tế tại VN.
Từ khóa: Hoạt động kinh doanh ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, mô 
hình vec tơ hiệu chỉnh sai số; Vector Error Correction Model – VECM.
những bằng chứng định lượng đủ 
thuyết phục chứng minh vai trò của 
hệ thống ngân hàng với nền kinh 
tế. Chính vì lý do đó, đề tài được 
thực hiện với mong muốn nhằm 
giúp những nhà hoạch định chính 
sách cũng như các bên liên quan 
nhận thấy tầm quan trọng của hệ 
thống ngân hàng tại VN thông qua 
các bằng chứng định lượng.
2. Cơ sở lý thuyết
Hệ thống ngân hàng và các định 
chế tài chính trung gian đóng vai 
trò quan trọng trong cấu trúc của hệ 
thống tài chính của một quốc gia. 
Sự chu chuyển vốn của nền kinh tế 
được thực hiện thông qua 2 kênh 
chủ yếu: Kênh tài chính trực tiếp 
được thực hiện trên thị trường tài 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
18
nghiên cứu thông qua việc thực 
hiện các chức năng của hệ thống 
tài chính góp phần thúc đẩy tăng 
trưởng kinh tế.
Abubakar và Gani (2013) 
nghiên cứu về tác động của hoạt 
động kinh doanh ngân hàng đến 
tăng trưởng kinh tế tại Nigeria 
trong giai đoạn từ năm 1970 – 
2010. Nghiên cứu sử dụng phương 
pháp hồi quy với VECM (Vector 
Error Correction Model) chỉ ra 
hoạt động kinh doanh ngân hàng 
có tác động tích cực đến sự tăng 
trưởng kinh tế trong dài hạn tại 
Nigeria.
Beck và Levine (2004) nghiên 
cứu sự tác động của thị trường 
chứng khoán và phát triển hoạt 
động của hệ thống ngân hàng với 
tăng trưởng kinh tế của 40 quốc gia 
phát triển và đang phát triển giai 
đoạn 1976 – 1998. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy thị trường chứng 
khoán và phát triển hoạt động của 
hệ thống ngân hàng có tác động 
quan trọng và cùng chiều với tăng 
trưởng kinh tế ở các quốc gia trong 
mẫu nghiên cứu. Theo nghiên cứu 
của Huassuain (2004), hệ thống 
ngân hàng đóng vai trò quan trọng 
trong quá trình phát triển kinh tế tại 
Pakistan.
Cole, Moshirian và Wu (2008) 
nghiên cứu suất sinh lời của vốn 
ngân hàng với tăng trưởng kinh 
tế của 38 quốc gia trong giai đoạn 
1973 – 2001. Nghiên cứu chỉ ra 
suất sinh lời của vốn ngân hàng có 
tác động cùng chiều với với tăng 
trưởng kinh tế và tác động đó diễn 
ra mạnh hơn ở các quốc gia đang 
phát triển so với các quốc gia phát 
triển.
Dawson (2008) nghiên cứu tác 
động của hoạt động kinh doanh 
ngân hàng nên tăng trưởng kinh tế 
ở 44 quốc gia đang phát triển trong 
giai đoạn 1974 – 2001. Vốn sản 
xuất, lao động và tỷ lệ cung tiền 
M3/GDP được sử dụng như các 
biến độc lập để phân tích tác động 
của hoạt động kinh doanh ngân 
hàng đối với tăng trưởng kinh tế. 
Kết quả cho thấy có tương quan 
cùng chiều giữa hoạt động kinh 
doanh ngân hàng thông qua tỷ lệ 
cung tiền M3/GDP và tăng trưởng 
kinh tế. Theo đó, khi tỷ lệ cung tiền 
M3/GDP tăng 1% thì tỷ lệ tăng 
trưởng kinh tế tại 44 quốc gia tăng 
trung bình 0.1%.
Fadare (2010) nghiên cứu thực 
nghiệm phân tích sự tác động của 
sự đổi mới hệ thống ngân hàng với 
tăng trưởng kinh tế tại Nigeria trong 
giai đoạn 1999 – 2009. Khatib và 
cộng sự (1999) nghiên cứu mối 
quan hệ giữa hiệu quả hoạt động 
của các ngân hàng thương mại và 
tăng trưởng kinh tế ở Quatar trong 
giai đoạn 1996 – 1997. 
Nghiên cứu của Jordan 
Kjosevski (2013) kiểm tra mối 
quan hệ giữa sự phát triển của hệ 
thống ngân hàng và tăng trưởng 
kinh tế tại 16 quốc gia Trung và 
Đông Nam châu Âu trong giai đoạn 
1995 – 2010. Nghiên cứu sử dụng 
dữ liệu bảng, áp dụng mô hình 
tác động cố định (Fixed – Effects 
Panel Model). Kết quả của nghiên 
cứu chỉ ra hoạt động kinh doanh 
ngân hàng tại khu vực không có tác 
động nhiều đến tăng trưởng kinh tế 
trong giai đoạn nghiên cứu.
Koivu (2002) kiểm tra mối 
quan hệ hoạt động kinh doanh 
ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 
ở 25 quốc gia đang phát triển với 
dữ liệu bảng trong khoảng thời 
gian 1993 – 2000. Nghiên cứu sử 
dụng biến lãi suất biên và tín dụng 
ngân hàng cho khu vực tư nhân đo 
lường sự phát triển của hoạt động 
kinh doanh ngân hàng. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy lãi suất biên 
có tác động mạnh và ngược chiều 
với tăng trưởng kinh tế còn biến 
tín dụng ngân hàng cho khu vực 
tư nhân không tạo động lực cho 
phát triển kinh tế vì tính không bền 
vững của tín dụng ngân hàng ở các 
quốc gia đang phát triển.
Levine (1998) kiểm tra tác động 
của sự phát triển hoạt động kinh 
doanh ngân hàng thông qua các chỉ 
tiêu như tín dụng ngân hàng cho 
khu vực tư nhân trên GDP và tỷ lệ 
tiền gửi ngân hàng trên GDP tác 
động đến tăng trưởng kinh tế của 
42 quốc gia trong giai đoạn 1976 – 
2003. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 
bảng với phương pháp GMM, kết 
quả nghiên cứu cho thấy sự phát 
triển hoạt động kinh doanh ngân 
hàng đóng vai trò quan trọng trong 
việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế.
Yazdani (2011) nghiên cứu 
vai trò của ngân hàng tư nhân đối 
với tăng trưởng kinh tế của Iran. 
Samolyk (1992) nghiên cứu mối 
quan hệ giữa hiệu quả hoạt động 
ngân hàng với tăng trưởng kinh tế 
theo quy mô cấp tỉnh. Giai đoạn 
nghiên cứu là từ 1983 – 1990. 
Shinichi Fukuda (2000) nghiên 
cứu thực nghiệm chứng minh vai 
trò của nguồn vốn ngân hàng trung 
và dài hạn đến tăng trưởng kinh tế 
của các nước Đông Á giai đoạn 
xảy ra khủng khoảng tài chính tiền 
tệ Thái Lan 1997 và lan rộng ra các 
nước Đông Á và cả thế giới.
Tại VN, Sajid Anwar và 
Nguyễn Phi Lân (2011) nghiên cứu 
về mối quan hệ giữa sự phát triển 
của hệ thống tài chính với tăng 
trưởng kinh tế theo quy mô cấp tỉnh 
trong giai đoạn 1997 – 2006 tại 61 
tỉnh và thành phố của VN. Kết quả 
nghiên cứu chỉ ra có mối quan hệ 
thực nghiệm giữa tăng trưởng kinh 
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
19
tế và phát triển hệ thống tài chính. 
Mối quan hệ được thể hiện thông 
qua mô hình với biến phụ thuộc là 
tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm 
thực của tỉnh (GPP) cùng với các 
biến độc lập đo lường sự phát triển 
của hệ thống tài chính bao gồm: Tỷ 
lệ tín dụng và tiết kiệm so với GPP, 
tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP 
cùng với một số biến độc lập khác 
mang tính kiểm soát.
3. Mô hình và phương pháp 
nghiên cứu
Hệ thống tài chính của một 
quốc gia hoạt động hiệu quả giúp 
gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ 
thống ngân hàng và ngược lại khi 
hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, 
hệ thống tài chính sẽ có hiệu quả 
hơn. Khi đó, hệ thống ngân hàng 
sẽ đảm nhiệm vai trò trung gian 
chu chuyển vốn từ các chủ thể thừa 
vốn sang chủ thể thiếu vốn của nền 
kinh tế với chi phí thấp và thời gian 
ngắn hơn, nhờ vậy góp phần thúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế. Huy động 
tiết kiệm và phân bổ vốn tiết kiệm 
cho nền kinh tế giúp các dự án 
tiềm năng có cơ hội được thực hiện 
nâng cao hiệu quả tối đa cho việc 
sử dụng vốn của nền kinh tế. Mối 
quan hệ giữa tiết kiệm, tín dụng 
ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 
đã được chứng minh qua nhiều 
nghiên cứu thực nghiệm. 
Nghiên cứu của Greenwoood 
và Jovanovic (1990) chỉ ra tiết 
kiệm và tín dụng ngân hàng giúp 
ngân hàng đa dạng hoá và chia sẻ 
rủi ro, hoạt động kiểm tra và giám 
sát của ngân hàng giúp các dự án 
khả thi tiếp cận được nguồn vốn 
với chi phí thấp hơn. Về tổng thể, 
khi hệ thống ngân hàng hoạt động 
hiệu quả giúp việc phân bổ vốn của 
nền kinh tế tốt hơn, tạo động lực cải 
thiện năng suất toàn xã hội và kích 
thích tăng trưởng kinh tế. Nghiên 
cứu của Allen và Ndikumama 
(1998), King và Levine (1993) 
cũng sử dụng chỉ tiêu tín dụng 
ngân hàng và tiền gửi ngân hàng để 
nghiên cứu về sự phát triển của khu 
vực tài chính nói chung và sự phát 
triển của hệ thống ngân hàng nói 
riêng đến tăng trưởng kinh tế. Các 
nghiên cứu của Frankel và Romer 
(1999), Tsuru (2000), Levine và 
Loayza (1999), Dages và cộng sự 
(2000) cũng đồng ý với quan điểm 
này.
Nghiên cứu của Khatib và 
cộng sự (1999) phân tích mối quan 
hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh 
doanh ngân hàng và phát triển 
kinh tế tại Quatar. Nghiên cứu sử 
dụng các biến như lợi nhuận ngân 
hàng, chi tiêu của chính phủ trong 
giai đoạn 1996 – 1997 tại Quatar. 
Samolyk (1992) nghiên cứu mối 
quan hệ giữa hoạt động kinh doanh 
ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 
theo quy mô cấp tiểu bang tại Mỹ 
trong giai đoạn từ 1982 đến 1990 
đã chỉ ra tín dụng ngân hàng, hiệu 
quả hoạt động ngân hàng, quy mô 
nợ xấu ngân hàng tác động đến 
tăng trưởng kinh tế của mẫu nghiên 
cứu. Nghiên cứu của Pantaleo 
J.Kessy (2007) cũng khẳng định 
hiệu quả hoạt động kinh doanh 
ngân hàng có tác động lớn đến tăng 
trưởng kinh tế tại Tazania, Kenya 
và Uganda. Nghiên cứu của Karim 
(2000) cũng chỉ ra có mối quan hệ 
mật thiết giữa mức độ không hiệu 
quả của các ngân hàng với tăng 
trưởng kinh tế tại một số quốc gia 
ASEAN giai đoạn 1989 – 1996. 
Theo nghiên cứu của Koivu 
(2002), các biến vĩ mô được sử 
dụng đó là tỷ lệ lạm phát, chênh 
lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay, 
tỷ lệ tổng vốn đầu tư nội địa trên 
GDP và tỷ lệ xuất khẩu trên GDP 
được sử dụng để phân tích sự tác 
động đến tăng trưởng kinh tế. 
Nghiên cứu của Sajid Anwar và 
Lan Nguyen (2009) về mối quan 
hệ giữa sự phát triển của hệ thống 
tài chính với tăng trưởng kinh tế 
theo quy mô 61 tỉnh thành tại VN 
trong giai đoạn 1997 – 2006 cũng 
sử dụng các biến vĩ mô là tỷ lệ lạm 
phát, và tỷ lệ xuất khẩu trên GPP 
của từng tỉnh, thành. Theo mô hình 
lý thuyết truyền thống của Keynes 
thì xuất khẩu có tác động thúc đẩy 
sự phát triển kinh tế. Các nghiên 
cứu thực nghiệm của Marin (1992) 
và Vohra (2001) cũng khẳng định 
mối quan hệ cùng chiều của xuất 
khẩu và tăng trưởng kinh tế. 
Akinlo và Tajudeen (2010) sử 
dụng chỉ tiêu M2/GDP để đo lường 
sự phát triển của hệ thống tài chính 
nói chung và ngân hàng nói riêng 
cùng với một số chỉ tiêu khác như 
lãi suất thực, giá trị vốn hoá bình 
quân đầu người để đo lường tác 
động của đến tăng trưởng kinh tế 
tại các nước châu Phi hạ Sahara. 
Kết quả thực nghiệm cho thấy mối 
quan hệ dài hạn giữa việc phát triển 
hệ thống tài chính và tăng trưởng 
kinh tế của một số quốc gia trong 
khu vực, một số nước còn lại chưa 
thấy mối quan hệ nhân quả trực tiếp 
là vì hiệu quả chu chuyển vốn của 
hệ thống tài chính vào quá trình sản 
suất của nền kinh tế còn thấp do tốc 
độ luân chuyển vốn chưa cao, tốn 
kém chi phí và thời gian để các 
chủ thể tiếp cận các nguồn lực tài 
chính.
Andreas và Anastasios (2012) 
nghiên cứu về mối quan hệ trong 
dài hạn của lượng cung tiền M2, 
mức giá và chi tiêu của chính phủ 
đối với tăng trưởng kinh tế tại Síp 
giai đoạn 1980 – 2009 áp dụng 
ECM (Error Correction Models). 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra khi 
lượng cung tiền M2 ở mức vừa 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
20
phải có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tuy 
nhiên khi cung tiền quá mức sẽ gây áp lực lên mức 
giá chung tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Sau quá trình tổng hợp các nghiên cứu có liên 
quan và phân tích tình hình thực trạng hoạt động kinh 
doanh của hệ thống ngân hàng tại VN. Để phân tích 
vai trò của hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với 
tăng trưởng kinh tế tại VN nghiên cứu sử dụng biến 
BANK – tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng và 
biến M2 – tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 làm các 
biến đại diện cho hoạt động kinh doanh ngân hàng 
VN thông qua mô hình:
GDP
t
 = α + 
Trong đó GDP
t 
là biến phụ thuộc, các biến BANK, 
M2 là biến độc lập và ε
it 
là nhiễu.
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ 
World Development Indicators, Key Indicators trong 
giai đoạn từ 1992 – 2012. Phương pháp phân tích 
nghiên cứu sử dụng là hồi quy theo mô hình véc tơ 
hiệu chỉnh sai số (VECM - Vector Error Correction 
Model) với dữ liệu chuỗi thời gian. 
4. Kết quả nghiên cứu
Để đảm bảo các điều kiện để thực hiện mô hình 
VECM nghiên cứu tiến hành kiểm định nghiệm đơn 
vị Augmented Dickey-Fuller nhằm xác định tính 
dừng của dữ liệu sử dụng trong mô hình. Kết quả 
kiểm định cho thấy các biến BANK và M2 có ý nghĩa 
ở mức 1% điều này chứng tỏ cả biến BANK và M2 
đều có nghiệm đơn vị hay dữ liệu có tính dừng. Tuy 
nhiên kết quả kiểm định cho thấy biến GDP không có 
nghiệm đơn vị và chuỗi dữ liệu của GDP không có 
tính dừng.
Do biến GDP không có tính dừng nên nghiên cứu 
tiếp tục tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị Augmented 
Dickey-Fuller nhằm kiểm định tính dừng của các sai 
phân bậc 1 của các biến trong mô hình nghiên cứu. Kết 
quả kiểm định nghiệm đơn vị các sai phân bậc 1 cho 
thấy các biến D(BANK) và D(M2) có nghiệm đơn vị 
ở mức ý nghĩa 1% và biến D(GDP) có nghiệm đơn vị 
hay chuỗi dữ liệu dừng ở mức ý nghĩa 5%.
Mô tả đồ thị sai phân bậc 1 của các biến trong mô 
hình nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa các 
biến D(GDP), D(BANK) và D(M2). Tuy nhiên phân 
Biến Trị  ... ô hình VECM đảm 
bảo tính ổn định và bền vững. Sau 
khi kiểm định tính ổn định của mô 
hình, nghiên cứu tiếp tục tiến hành 
các kiểm định sau ước lượng nhằm 
đảm bảo các yêu cầu của VECM 
về phần dự. Kiểm định hiện tượng 
tương quan chuỗi của phần dư 
được thực hiện thông qua kiểm 
định tương quan chuỗi LM.
Kết quả kiểm định cho thấy tất 
cả các giá trị P đều lớn hơn mức ý 
nghĩa 5% điều này thể hiện không 
có cơ sở để kết luận phần dư của 
ước lượng VECM có hiện tượng 
tự tương quan hay dữ liệu của mô 
hình ước lượng đảm bảo các yêu 
cầu của VECM khi phần dư không 
có hiện tượng tự tương quan. Kiểm 
định hiện tượng phương sai của 
sai số thay đổi cũng có giá trị P = 
0.3056 và giá trị Chi bình phương 
đạt 90.06547 lớn hơn mức ý nghĩa 
5% hay không có cơ sở để bác bỏ 
giả thuyết H
0
 thể hiện phương sai 
của sai số không đổi. Kiểm định 
phân phối chuẩn của phần dư cũng 
cho thấy hệ số Jarque-Bera và giá 
P đều không có cơ sở để bác bỏ giả 
thuyết H
0
 điều này phản ánh các 
phần dư sau ước lượng VECM đều 
có phân phối chuẩn. Nghiên cứu 
tiếp tục tiến hành phân tích hàm 
phản ứng đẩy của các biến GDP, 
Giả thuyết H0 Chi-sq Giá trị P
Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng không có tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP 1.902308 0.3863
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 không có tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP 1.476946 0.4778
Tốc độ tăng trưởng GDP không có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng 6.182663 0.0454**
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 không có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng 0.282851 0.8681
Tốc độ tăng trưởng GDP không có tác động đến tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 7.784868 0.0204**
Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng không có tác động đến tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 2.984380 0.2249
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
-1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5
Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial
*;**;*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu của đề tài
Hình 2: Kết quả kiểm định nghiệm đa thức đặc trưng AR
 Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu của đề tài
Bảng 6: Kết quả kiểm định nhân quả Granger với VECM
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
23
Kiểm định tương quan chuỗi LM (VEC Residual Serial Correlation LM Tests)
Giả thuyết H0: Không có hiện tượng tương quan chuỗi
Độ trễ 1 2 3 4 5 6
Giá trị P 0.6083 0.2642 0.5681 0.6525 0.9827 0.1059
Thống kê LM 7.277372 11.17066 7.665815 6.852500 2.430761 14.48978
Kiểm định phương sai của sai số thay đổi (VEC Residual Heteroskedasticity Tests)
Giả thuyết H0: Không có phương sai sai số thay đổi
Giá trị P 0.3056 
Chi – sq 90.06547 
Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư (VEC Residual Normality Tests)
Giả thuyết H0: Phần dư của các mô hình hồi quy có phân phối chuẩn
Bộ phận 1 2 3
Jarque-Bera 3.105918 3.281037 4.290300
Giá trị P 0.2116 0.1939 0.1171
Bảng 7: Các kiểm định sau ước lượng VECM
Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu của đề tài
Hình 3: Tác động phản ứng đẩy của các biến khi có cú sốc xảy ra
 * Thứ tự Cholesky: GDP, BANK, M2
Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu của đề tài
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
24
BANK và M2 khi xảy ra các cú 
sốc. 
Kết quả phân tích hàm phản ứng 
đẩy của các biến trong ước lượng 
VECM cho thấy khi tăng 1% trong 
tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân 
hàng – BANK, tốc độ tăng trưởng 
GDP sẽ tăng 0.1282% trong năm 
thứ nhất và năm 2 tăng lên 0.3942% 
và giảm xuống từ năm 3 đồng thời 
duy trì ở mức ổn định từ năm thứ 
12 trở đi ở mức 0.3656%. Thay đổi 
tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 – 
M2 có tác động ngược chiều và rất 
nhỏ đến GDP, khi tăng 1% trong 
tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 
– M2 làm tốc độ tăng trưởng GDP 
giảm 0.0657% trong năm thứ nhất 
và duy trì ở mức giảm 0.0006% kể 
từ năm thứ 13 trở đi. Kết quả phân 
tích hàm phản ứng đẩy cho thấy 
khi tốc độ tăng trưởng GDP gia 
tăng làm cho cả tốc độ tăng trưởng 
tín dụng ngân hàng – BANK và tốc 
độ tăng trưởng lượng cung cung 
tiền M2.
Kết quả phân tích phân rã 
phương sai của GDP cuối năm 
thứ 10 cho thấy sự thay đổi của 
GDP được giải thích bởi tốc độ 
tăng trưởng tín dụng ngân hàng – 
BANK chỉ là 2.973406% và của 
tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 là 
0.653472%.
5. Kết luận
Kết quả nghiên cứu thực 
nghiệm từ phân tích mối quan hệ 
giữa hoạt động kinh doanh ngân 
hàng và tăng trưởng kinh tế tại VN 
giai đoạn 1992 – 2012 vẫn còn 
những hạn chế cần khắc phục.
- Kết quả phân tích VECM cho 
thấy trong giai đoạn 1992 – 2012 
mặc dù hoạt động kinh doanh ngân 
hàng có mối quan hệ dài hạn với 
tăng trưởng kinh tế nhưng kết quả 
phân rã phương sai chỉ ra sự thay 
đổi của GDP chỉ được giải thích 
2.973% bởi tốc độ tăng trưởng tín 
dụng ngân hàng. Kết quả phân tích 
hàm phản ứng đẩy hàm ý khi tốc 
độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng 
tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP 
cũng thay đổi rất thấp là 0.1282% 
trong năm thứ nhất, 0.3942% năm 
thứ 2 và bắt đầu giảm dần từ năm 
thứ 3. Kết quả này chứng minh mặc 
dù trong giai đoạn nghiên cứu hoạt 
động kinh doanh ngân hàng tại VN 
được mở rộng thông qua tỷ lệ cấp 
tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế 
tăng trưởng nhanh; tuy nhiên, hiệu 
quả của việc phân bổ vốn chưa cao 
dẫn đến việc chuyển tải nguồn vốn 
ngân hàng thành tăng trưởng còn 
rất thấp.
- Với hệ thống tài chính chủ 
yếu dựa vào ngân hàng và các định 
chế trung gian tài chính như ở VN 
thì nhiệm vụ cung ứng vốn từ chủ 
thể thừa vốn đến chủ thể thiếu vốn 
trong nền kinh tế được thực hiện 
chủ yếu bởi hệ thống ngân hàng 
VN. Tuy nhiên, hoạt động cung 
ứng vốn cho nền kinh tế của các 
ngân hàng VN còn gặp nhiều hạn 
chế như hạn chế trong việc thẩm 
định dự án, khách hàng dẫn đến 
việc phân bổ vốn không hợp lý cho 
các dự án không khả thi, hạn chế 
trong mảng hoạt động tự doanh 
của ngân hàng hay hạn chế trong 
việc giám sát các chủ thể đi vay, 
chính những hạn chế trong quá 
trình cung ứng vốn cho nền kinh tế 
mà các dự án tốt chưa thể tiếp cận 
nguồn vốn nhanh chóng với chi 
phí thấp nhằm nâng cao hiệu quả 
sử dụng vốn của nền kinh tế góp 
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
- Quản lý chất lượng tài sản 
của hệ thống ngân hàng cũng là 
một trong những hạn chế làm cho 
quá trình lưu thông vốn của nền 
kinh tế không được thông suốt 
làm giảm hiệu quả sử dụng vốn 
của các ngân hàng. Tỷ lệ dự phòng 
rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ của 
ngân hàng gia tăng phản ánh chất 
lượng tài sản của hệ thống ngân 
hàng giảm sút. Các ngân hàng phải 
sử dụng một phần nguồn lực của 
mình để dự phòng và đối phó với 
các rủi ro có thể xảy ra. Chính điều 
này làm giảm nguồn cung ứng vốn 
cho nền kinh tế từ các ngân hàng 
và một phần vốn của nền kinh tế đã 
được sử dụng không hiệu quả.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ 
và thanh toán là điểm hạn chế lớn 
trong việc thể hiện vai trò của các 
Kỳ Sai số chuẩn GDP BANK M2
1 0.010409 100.0000 0.000000 0.000000
2 0.016419 97.81666 2.181812 0.001524
3 0.020291 97.03551 2.454937 0.509552
4 0.023744 96.89503 2.621168 0.483806
5 0.026722 96.67280 2.756214 0.570991
6 0.029404 96.58894 2.822050 0.589012
7 0.031864 96.50440 2.879964 0.615640
8 0.034146 96.45160 2.917947 0.630450
9 0.036285 96.40709 2.949299 0.643612
10 0.038305 96.37312 2.973406 0.653472
 * Thứ tự Cholesky: GDP, BANK, M2
Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu của đề tài
Bảng 8: Phân rã phương sai của GDP
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
25
ngân hàng VN đối với tăng trưởng 
kinh tế trong giai đoạn nghiên 
cứu. Khi các ngân hàng chưa chú 
trọng đúng mức đến việc cung ứng 
các dịch vụ và sản phẩm đa dạng 
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán 
của nền kinh tế thì nguồn vốn lưu 
thông qua hệ thống ngân hàng cũng 
hạn chế; từ đó làm giảm vai trò của 
hoạt động kinh doanh ngân hàng 
đến tăng trưởng kinh tế tại VN.
Bên cạnh các yếu tố chủ quan 
từ phía các ngân hàng thì các yếu 
tố khách quan của nền kinh tế vĩ 
mô cũng ảnh hưởng lớn đến vai 
trò của hoạt động kinh doanh ngân 
hàng đến tăng trưởng kinh tế tại 
VN. Trong giai đoạn nghiên cứu, 
có những sự biến động mạnh về 
lạm phát, chênh lệch lãi suất tiền 
gửi và tiền vay trung bình làm 
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn 
kênh đầu tư của các chủ thể thừa 
vốn và quyết định vay vốn từ ngân 
hàng của các chủ thể thiếu vốn 
cũng như các quyết định về phân 
bổ danh mục đầu tư của các ngân 
hàng từ đó ảnh hưởng đến vai trò 
của hoạt động kinh doanh ngân 
hàng đối với tăng trưởng kinh tế tại 
VN. 
Dựa vào kết quả phân tích mối 
quan hệ giữa hoạt động kinh doanh 
ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 
cùng với định hướng phát triển hệ 
thống ngân hàng VN nhằm nâng 
cao vai trò của hoạt động kinh 
doanh ngân hàng đóng góp vào 
tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu đề 
xuất một số nhóm giải pháp với hệ 
thống các ngân hàng tại VN:
Thứ nhất là nhóm giải pháp 
nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng 
vốn cho nền kinh tế thông qua kênh 
tín dụng ngân hàng. 
- Để nâng cao hiệu quả cung 
ứng vốn cho nền kinh tế, các ngân 
hàng VN cần hoàn thiện công tác 
thẩm định dự án từ quy trình cũng 
như nguồn nhân lực thực hiện, nhất 
là vấn đề về đạo đức của người 
thẩm định. 
- Cần loại bỏ sự bất cân xứng 
thông tin trong quá trình thẩm định 
nhằm giúp các ngân hàng có quyết 
định đúng đắn khi tiến hành cung 
ứng vốn cho các dự án tiềm năng 
góp phần thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế. 
- Muốn giúp ngân hàng tập 
trung tối đa nguồn lực vào các hoạt 
động kinh doanh chính thì Đại hội 
đồng cổ đông nên có những hạn 
chế trong việc đầu tư ngoài ngành 
– những lĩnh vực không phải là thế 
mạnh của các ngân hàng làm phân 
tán nguồn lực của ngân hàng và 
giảm hiệu quả trong quá trình cung 
ứng vốn cho nền kinh tế.
- Để các chủ thể đi vay thực 
hiện đúng cam kết khi vay vốn các 
ngân hàng, cần có cơ chế giám sát 
chặt chẽ hơn nữa về mục đích sử 
dụng vốn và có các biện pháp xử 
lý kịp thời khi khách hàng vi phạm 
hợp đồng nhằm đảm bảo nguồn 
vốn cung ứng được sử dụng đúng 
mục đích và có hiệu quả.
Thứ hai là nhóm giải pháp 
nâng cao chất lượng tài sản và quy 
mô hoạt động của hệ thống ngân 
hàng VN. 
- Để nâng cao chất lượng tài 
sản, các ngân hàng VN cần tập 
trung xử lý nợ xấu như tái cơ cấu 
nợ hay thực hiện bán nợ xấu cho 
Công ty quản lý tài sản của các tổ 
chức tín dụng (VAMC) nhằm khơi 
thông nguồn cung ứng vốn cho nền 
kinh tế.
- Thực tế của các ngân hàng VN 
cho thấy khi quy mô hoạt động của 
các ngân hàng VN được mở rộng 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
26
thì hiệu quả kinh doanh không 
được cải thiện tương ứng, làm 
giảm vai trò của các ngân hàng đối 
với tăng trưởng kinh tế. Chính vì 
thế, khi mở rộng quy mô hoạt động 
các ngân hàng VN cần chú ý nâng 
cao hiệu quả tương ứng và tận dụng 
lợi thế kinh tế nhờ quy mô nhằm 
nâng cao vai trò của hoạt động kinh 
doanh ngân hàng với tăng trưởng 
kinh tế tại VN.
- Rủi ro đạo đức và năng lực 
quản trị của các NHTM là hai vấn 
đề cốt lõi giúp các ngân hàng VN 
nâng cao chất lượng tài sản và 
quy mô hoạt động. Chính vì thế 
các ngân hàng VN cần nâng cao 
năng lực và hiệu quả quản trị của 
bộ máy nhằm hạn chế các tiêu cực, 
đồng thời chú trọng việc bồi dưỡng 
phẩm chất đạo đức cho đội ngũ 
nhân viên.
Thứ ba là nhóm giải pháp mở 
rộng và nâng cao chất lượng của 
hoạt động cung ứng dịch vụ và 
thanh toán tại các ngân hàng VN.
Để mở rộng hoạt động cung 
ứng dịch vụ và thanh toán, các 
ngân hàng VN cần có chiến lược 
phát triển dịch vụ và cải thiện công 
nghệ thanh toán nhằm nâng cao tỷ 
trọng doanh thu từ hoạt động cung 
ứng dịch vụ và thanh toán. Bên 
cạnh đó, các ngân hàng VN phải 
đa dạng hoá các loại hình dịch vụ 
cung cấp và nâng cao hiệu suất xử 
lý dịch vụ thông qua hệ thống ngân 
hàng lõi (Core Banking), giúp 
giảm giá thành dịch vụ khi cung 
cấp cho khách hàng. Khi hoạt động 
thanh toán và các dịch vụ được mở 
rộng thì dòng vốn của nền kinh tế 
lưu thông qua hệ thống ngân hàng 
ngày càng tăng lên làm gia tăng 
vai trò của hoạt động kinh doanh 
ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế 
tại VN.
Bên cạnh những giải pháp từ 
phía các ngân hàng thì Ngân hàng 
Nhà nước với vai trò là cơ quan 
quản lý và giám sát hoạt động 
kinh doanh ngân hàng giúp nâng 
cao ảnh hưởng của hoạt động kinh 
doanh ngân hàng với tăng trưởng 
kinh tế ở VN thông qua một số giải 
pháp: (i) Hoàn thiện các quy định 
về quản lý an toàn hoạt động của 
hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo 
hệ thống hoạt động an toàn và hiệu 
quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế; (ii) Nâng cao hiệu quả hoạt 
động của Trung tâm thông tin tín 
dụng giúp các ngân hàng giảm bất 
cân xứng thông tin cũng như giám 
sát các chủ thể đi vay tốt hơn nhằm 
đảm bảo nguồn vốn cung ứng được 
sử dụng hiệu quả; (iii) Cải thiện và 
phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán 
làm nền tảng cho hệ thống ngân 
hàng mở rộng và nâng cao chất 
lượng hoạt động cung ứng các dịch 
vụ và thanh toán; (iv) Xây dựng 
thị trường mua bán nợ hiệu quả và 
cạnh tranh thông qua việc vận hành 
có hiệu quả Công ty quản lý tài sản 
của các tổ chức tín dụng (VAMC) 
và một số cơ chế hỗ trợ đi kèm 
giúp khơi thông dòng vốn cho nền 
kinh tế; và (v) NHNN cần duy trì 
ổn định nền kinh tế vĩ mô với các 
yếu tố chính như: lãi suất, lạm phát, 
tỷ giá tạo điều kiện cho hệ thống 
ngân hàng hoạt động ổn định góp 
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 
l
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abdulsalam Abubakar and Ibrahim Musa 
Gani (2013), “Impact of Banking 
Sector Development on Economic 
Growth: Another Look at the Evidence 
from Nigeria”, Journal of Business 
Management and Social Sciences 
Research.
Akinlo Anthony Enisan and Tajudeen 
Egbetunde (2010), “Financial 
Development and Economic Growth: 
The Experience of 10 Sub-Saharan 
African Countries Revisited”, The 
Review of Finance and Banking.
Allen, D. S. and Ndikumana, L. (1998), 
“Financial Intermediation and Economic 
Growth in Southern Africa”, Working 
Paper Series 1998-004, The Federal 
Reserve Bank of ST. Louis.
Andreas G. Georgantopoulos and Anastasios 
D. Tsamis (2012), “The Interrelationship 
between Money Supply, Prices 
and Government Expenditures and 
Economic Growth: A Causality Analysis 
for the Case of Cyprus”, International 
Journal of Economic Sciences and 
Applied Research.
Beck, T. and R. Levine (2004), “Stock 
Markets, Banks, and Growth: Panel 
Evidence”, Journal of Banking and 
Finance.
Cole, R. A., F. Moshirian, and Q. Wu (2008), 
“Bank Stock Returns and Economic 
Growth”, Journal of Banking and 
Finance 32.
Dawson, P. J. (2008), “Financial 
Development and Economic Growth 
in Developing Countries”, Progress in 
Development Studies 8.
Dages, B.G., Goldberg, L., Kinney, D. 
(2000), “Foreign and Domestic Bank 
Participation in Emerging Markets: 
Lessons from Mexico and Argentina”, 
Federal Reserve Bank of New York 
Economic Policy Review, September 
Issue, 17–36.
Fadare, S. O. (2010), “Recent Banking 
Sector Reforms and Economic Growth 
in Nigeria”, Middle Eastern Finance 
and Economics.

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_hoat_dong_kinh_doanh_ngan_hang_va_tang_truo.pdf