Các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch hóa thông tin trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Minh bạch hóa thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là đòi

hỏi tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế và là cơ sở thúc đẩy thị

trường tài chính ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững, giảm rủi

ro. Tuy nhiên, minh bạch thông tin trong các ngân hàng thương mại

(NHTM) Việt Nam còn hạn chế. Một số vi phạm về minh bạch thông

tin của các NHTM phát sinh thời gian qua dù đã được các cơ quan

quản lý Nhà nước xử lý nhưng chưa đủ mạnh mẽ, nghiêm khắc. Việc

đánh giá đúng các nguyên nhân khiến minh bạch thông tin trong các

ngân hàng còn hạn chế là cần thiết. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô

hình định lượng đánh giá 07 yếu tố ảnh hưởng tới minh bạch hóa

thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng gồm: (1) Tính cam

kết và chính trực của ban lãnh đạo cấp cao; (2) Quản lý nhà nước;

(3) Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng; (4) Kiểm toán;

(5) Cơ quan xếp hạng tín nhiệm; (6) Nguồn nhân lực; và (7) Nền tảng

công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy, mỗi yếu tố được nghiên cứu

đều có ý nghĩa thống kê và có mức ảnh hưởng riêng tới tính minh

bạch. Đây là cở sở cho các giải pháp cần tập trung nhằm tăng cường

tính minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng.

pdf 13 trang yennguyen 4460
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch hóa thông tin trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch hóa thông tin trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch hóa thông tin trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
26
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 195- Tháng 8. 2018
Các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch hóa 
thông tin trong hoạt động kinh doanh của 
các ngân hàng thương mại Việt Nam
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
Nguyễn Minh Phương 
Nguyễn Thị Hồng Hải
Ngày nhận: 29/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 15/08/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018
Minh bạch hóa thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là đòi 
hỏi tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế và là cơ sở thúc đẩy thị 
trường tài chính ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững, giảm rủi 
ro. Tuy nhiên, minh bạch thông tin trong các ngân hàng thương mại 
(NHTM) Việt Nam còn hạn chế. Một số vi phạm về minh bạch thông 
tin của các NHTM phát sinh thời gian qua dù đã được các cơ quan 
quản lý Nhà nước xử lý nhưng chưa đủ mạnh mẽ, nghiêm khắc. Việc 
đánh giá đúng các nguyên nhân khiến minh bạch thông tin trong các 
ngân hàng còn hạn chế là cần thiết. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô 
hình định lượng đánh giá 07 yếu tố ảnh hưởng tới minh bạch hóa 
thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng gồm: (1) Tính cam 
kết và chính trực của ban lãnh đạo cấp cao; (2) Quản lý nhà nước; 
(3) Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng; (4) Kiểm toán; 
(5) Cơ quan xếp hạng tín nhiệm; (6) Nguồn nhân lực; và (7) Nền tảng 
công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy, mỗi yếu tố được nghiên cứu 
đều có ý nghĩa thống kê và có mức ảnh hưởng riêng tới tính minh 
bạch. Đây là cở sở cho các giải pháp cần tập trung nhằm tăng cường 
tính minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Từ khóa: Minh bạch hoá thông tin; Yếu tố ảnh hưởng; hoạt động 
kinh doanh ngân hàng
1. Cơ sở lý thuyết
Dưới góc độ của cơ quan quản lý, Uỷ ban Basel 
từ năm 1998 đã đưa ra khái niệm về minh bạch 
thông tin tài chính của ngân hàng như sau: 
“Minh bạch thông tin tài chính là việc công bố 
ra công chúng thông tin kịp thời, tin cậy nhằm 
đảm bảo người sử dụng thông tin đó có thể 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
27Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
đánh giá chính xác về tình hình và kết quả tài 
chính của ngân hàng, hoạt động kinh doanh và 
các rủi ro liên quan”. 
Dưới góc độ của thị trường tài chính, 
Vishwanath và Kaufmann (1999) đã chỉ ra: 
“Minh bạch thông tin là sự đầy đủ, tin cậy và 
kịp thời trong việc công bố thông tin và sự tiếp 
cận dễ dàng từ phía công chúng đối với sự đầy 
đủ, tin cậy và kịp thời đó”.
Dưới góc độ các doanh nghiệp, (Bushman, 
2003) đã rút ra khái niệm về minh bạch thông 
tin thị trường tài chính là “sự sẵn có của thông 
tin cụ thể về công ty cho các nhà đầu tư và cổ 
đông bên ngoài”.
Với người sử dụng thông tin, (Kulzik, 2004) đã 
cho rằng “minh bạch thông tin thị trường tài 
chính là việc cung cấp thông tin phải đảm bảo 
các đặc điểm: thông tin phải chính xác, nhất 
quán, thích hợp, đầy đủ, rõ ràng, kịp thời và 
thuận tiện”.
Dưới góc nhìn của các kiểm toán viên (Zarb, 
2006), “minh bạch thông tin thị trường tài 
chính là việc cung cấp thông tin tài chính hữu 
ích và kịp thời, đồng thời thông tin được công 
bố phải đáng tin cậy, so sánh được và nhất 
quán”. 
Từ các quan điểm trên, theo nhóm nghiên cứu: 
“Minh bạch hóa thông tin trong hoạt động kinh 
doanh ngân hàng là quá trình hướng dẫn, thực 
hiện việc cung cấp các thông tin về hoạt động 
kinh doanh ngân hàng một cách tin cậy, kịp 
thời, chính xác, thuận tiện nhất cho cơ quan 
quản lý chuyên ngành và các nhà đầu tư, bảo 
đảm rằng các thành viên tham gia thị trường 
đều có cơ hội tiếp cận các thông tin như nhau 
trong việc đánh giá tình hình hoạt động và hiệu 
quả kinh doanh và rủi ro của ngân hàng để ra 
quyết định đầu tư”.
Basel 2 (2001) trong trụ cột 3 về kỷ luật thị 
trường đã chỉ ra 5 nguyên tắc công bố thông 
tin đối với các ngân hàng, đó là: Rõ ràng, toàn 
diện, có ý nghĩa với người sử dụng, nhất quán 
và đảm bảo tính so sánh. Yêu cầu này của 
Basel làm gia tăng một cách đáng kể các thông 
tin mà một ngân hàng phải công bố, cho phép 
thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về 
vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng. Về các 
nghiên cứu độc lập, Kane (2004), Hovakimian 
và Kane (2003), Flannery và Thakor (2006) 
cho rằng các ngân hàng càng minh bạch thì 
càng nhận được nhiều thiện cảm hơn từ các cơ 
quan giám sát. Tadesse (2006) cho rằng, các 
ngân hàng cần gia tăng mức độ minh bạch hóa 
thông tin vì ông cho rằng khủng hoảng thường 
ít xảy ra hơn ở những nước có mức độ minh 
bạch thông tin ngân hàng cao. Bauman và Nier 
(2004), khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa 
mức độ biến động giá chứng khoán dài hạn của 
các ngân hàng và mức độ minh bạch hóa thông 
tin tại báo cáo thường niên, kết luận rằng ngân 
hàng càng minh bạch thông tin thì nhà đầu tư 
càng có lợi. Bauman và Nier (2006) cho rằng 
ngân hàng công bố càng nhiều thông tin thì sẽ 
có động lực để quản trị rủi ro. Hirtle (2007) 
lại cho rằng ngân hàng càng minh bạch hóa thì 
càng cải thiện được lợi nhuận. Iren và cộng sự 
(2014) khi nghiên cứu mẫu lớn về các ngân 
hàng tại Mỹ giai đoạn 2001- 2008 kết luận rằng 
các ngân hàng có quy mô lớn hơn thì thường 
có mức độ thông tin minh bạch lớn hơn. Nhưng 
những ngân hàng có mức độ minh bạch thông 
tin cao hơn thường rủi ro hơn so với những 
ngân hàng ít minh bạch.
Các nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề minh 
bạch hóa thông tin mới chỉ xem xét đến các đối 
tượng là các doanh nghiệp niêm yết, như nghiên 
cứu của Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2014), 
Hoàng Tùng (2011), Lê Trường Vinh (2008), 
Nguyễn Thuý Anh (2012). Có nhiều yếu tố 
ảnh hưởng đến minh bạch hoá thông tin trong 
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 
nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng 
đã được xem xét đưa vào nghiên cứu. Nhóm 
tác giả tham khảo, lựa chọn các yếu tố dựa vào 
khảo sát định tính, phỏng vấn chuyên gia để 
phù hợp với đặc thù ngành ngân hàng trong bối 
cảnh nền kinh tế Việt Nam, bao gồm 7 yếu tố 
sau: 
(1) Quản lý nhà nước về minh bạch thông tin
- Quản lý nhà nước là một yếu tố vô cùng quan 
trọng để minh bạch thông tin ở bất kỳ quốc gia 
nào. Môi trường pháp lý thuận lợi sẽ tạo điều 
kiện để các chủ thể tham gia thị trường hiểu rõ 
hơn về nghĩa vụ công bố thông tin của mình, 
hiểu rõ các thông tin cần công bố, thông tin nào 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
là định kì, bất thường hay nhạy cảm để có thể 
công bố kịp thời đến cơ quan quản lý và công 
chúng đầu tư. 
- Một môi trường minh bạch thông tin cần có 
một chế tài xử lý các trường hợp vi phạm một 
cách nghiêm khắc. Môi trường pháp lý đồng bộ 
và hiệu quả sẽ giúp tăng cường quản lý thông 
tin bằng việc thúc đẩy tuân thủ các yêu cầu 
công bố thông tin của các tổ chức tham gia thị 
trường (Hương, 2007). Bản thân các cơ quan 
quản lý nhà nước sẽ minh bạch hoá thông tin về 
tình hình giám sát, xử lý vi phạm (Anh, 2012). 
Trong trường hợp có bất cứ sự buông lỏng hoặc 
hạn chế nào trong công tác quản lý nhà nước, 
sẽ gây ra tâm lý bất an cho các nhà đầu tư, kéo 
theo sự biến động bất thường của thị trường ở 
một số thời điểm (Trương Đông Lộc, 2016).
- Sự quản lý của nhà nước có ảnh hưởng rất 
lớn hoạt động kinh doanh của đơn vị cung cấp 
thông tin và tính hiệu quả chung của thị trường 
(Nga, 2017). Tác giả cho rằng vấn đề hiện nay 
đặt ra là sự chậm trễ cũng như che giấu thông 
tin của các doanh nghiệp (DN) niêm yết ảnh 
hưởng lớn đến quyết định và niềm tin của nhà 
đầu tư đối với cổ phiếu được niêm yết và các 
NHTM cũng không phải là ngoại lệ. 
(2) Kiểm toán 
Các cuộc kiểm toán NHTM được thực hiện bởi 
các công ty kiểm toán độc lập, cơ quan kiểm 
toán nhà nước (gọi chung là kiểm toán từ ngoài) 
và kiểm toán nội bộ (KTNB). Mục tiêu kiểm 
toán từ ngoài NHTM đa dạng, bao gồm kiểm 
toán tính tuân thủ (nhằm đánh giá việc tuân 
thủ các các qui trình, hoạt động, văn bản pháp 
lý), hay kiểm toán báo cáo tài chính (tính 
trung thực hợp lý, độ tin cậy của các báo cáo 
tài chính), hay kiểm toán hoạt động (nhằm đánh 
giá tính hiệu lực và hiệu quả của một qui trình 
hay kết quả kinh doanh). Do vậy kiểm toán từ 
ngoài có ảnh hưởng quan trọng đến tính minh 
bạch thông tin của các NHTM.
- Kết quả kiểm toán từ ngoài là thông tin đáng 
tin cậy để người sử dụng thông tin đưa ra các 
quyết định quản lý phù hợp. Các NHTM thường 
công khai báo cáo kiểm toán độc lập đối với 
báo cáo tài chính như một phần không thể tách 
rời của báo cáo thường niên hoặc báo cáo tài 
chính. Mặc dù việc lập và trình bày báo cáo tài 
chính là trách nhiệm của người quản lý đơn vị 
được kiểm toán, tuy nhiên công ty kiểm toán 
thuê ngoài có thể ảnh hưởng đến số lượng thông 
tin công bố ra bên ngoài thông qua quá trình 
thực hiện kiểm toán (Hảo, 2015).
- Kiểm toán có thể cung cấp các dịch vụ tư 
vấn quản lý giúp các NHTM cải thiện hoạt 
động kinh doanh. Đây là một trong những chức 
năng mà kiểm toán, đặc biệt là KTNB mang 
lại cho ngân hàng. KTNB là bộ phận bên trong 
NHTM, là tầng bảo vệ thứ ba, chốt cuối cùng 
trong ba tầng bảo vệ giá trị doanh nghiệp, có 
trách nhiệm “xác nhận và tư vấn mang tính độc 
lập, khách quan được thiết lập nhằm tạo ra giá 
trị gia tăng, nâng cao hiệu quả hoạt động của 
một tổ chức. KTNB giúp tổ chức đạt được các 
mục tiêu của mình thông qua việc tạo ra một 
cách tiếp cận có hệ thống, có tính kỷ luật để 
đánh giá, nâng cao hiệu lực của quy trình quản 
trị doanh nghiệp, quy trình kiểm soát và việc 
quản lí rủi ro” (IIA, 2009). Hệ thống KTNB 
vững mạnh giúp bảo đảm minh bạch hoá thông 
tin trong ngân hàng. Tuy nhiên, KTNB không 
trực tiếp đưa ra các ý kiến của mình công khai 
ra bên ngoài doanh nghiệp, mà chỉ báo cáo với 
nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp hoặc 
phối hợp với các đơn vị liên quan (trong đó có 
kiểm toán từ ngoài) để có biện pháp khắc phục 
xử lý (IIA, 2012), tức là kiểm toán có vai trò 
giúp tăng cường tính minh bạch thông tin trong 
doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói 
riêng.
(3) Cơ quan xếp hạng tín nhiệm
Trong bối cảnh rủi ro thông tin bất cân xứng 
cũng như rủi ro do lựa chọn đối nghịch, những 
đánh giá, xếp hạng của các cơ quan xếp hạng 
tín nhiệm có uy tín sẽ là cơ sở tốt để nhà đầu tư 
đưa ra quyết định của mình. 
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm thường là các tổ 
chức quốc tế hoặc quốc gia có uy tín, có tiềm 
lực, có chuyên môn để thu thập, xử lý, công bố 
số liệu về “sức khỏe” của các doanh nghiệp và 
ngân hàng. Các cơ quan này thường đánh giá 
các doanh nghiệp bằng một hệ thống các tiêu 
chí lớn, toàn diện, đầy đủ trên nhiều khía cạnh. 
Bởi vậy, nếu các NHTM được các tổ chức xếp 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
hạng tín nhiệm đánh giá xếp hạng thường là tin 
cậy, cũng như thể hiện rằng NHTM được xếp 
hạng cũng rất thiện chí, chuyên nghiệp trong 
cung cấp đầy đủ thông tin và minh bạch trước 
công chúng.
Boot & Thakor (2010) đánh giá rằng, sự quan 
tâm của các nhà đầu tư tới hệ số xếp hạng tín 
nhiệm đã tăng lên trong vòng 20 năm qua. Các 
giao dịch tài chính tăng trưởng về cả số lượng 
lẫn mức độ phức tạp (Boot, 2010). Việc nắm 
được thông tin rất tốn kém, vì vậy nhà đầu tư 
sẽ tìm đến các công ty xếp hạng tín nhiệm để 
có được những đánh giá xác đáng (Bongaerts, 
2011).
Tuy nhiên, “so với các doanh nghiệp khác, 
ngân hàng thường đặt ra nhiều thách thức hơn 
cho các công ty xếp hạng tín nhiệm. Các ngân 
hàng thường đối diện với nhiều loại rủi ro, đặc 
biệt là rủi ro do lựa chọn đối nghịch và những 
can thiệp pháp lý. Do đó chúng tôi coi việc xếp 
hạng tín nhiệm ngân hàng chỉ có thể đạt được 
một giới hạn dưới (lower bound) hoặc thậm 
chí gặp phải các tình huống xấu trong chất 
lượng đánh giá so với các doanh nghiệp khác” 
(Morgan, 2002).
(4) Cam kết minh bạch của ban lãnh đạo cấp 
cao 
Nếu các NHTM không muốn hoặc chưa muốn 
minh bạch thông tin, họ có thể có những xảo 
thuật bóp méo, thao túng số liệu trên các báo 
cáo tài chính. Minh bạch thông tin không thể 
trông chờ vào vai trò duy nhất của cơ quan 
quản lý, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố, đặc 
biệt là sự chủ động của lãnh đạo doanh nghiệp 
(Paul M. Healy, 2001). 
Đạo đức trong kinh doanh hay trách nhiệm xã 
hội của bản thân ban lãnh đạo các NHTM, bao 
gồm các ngân hàng đã niêm yết còn kém, là 
nguyên nhân cơ bản gây ra các hạn chế trong 
công bố và minh bạch thông tin (Hà, 2014). 
Nếu ban lãnh đạo cao cấp nhận thức được sâu 
sắc trách nhiệm, nghĩa vụ cung cấp và minh 
bạch thông tin là một phần không thể thiếu để 
giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững, thì họ 
sẽ truyền đi thông điệp này trong toàn thể đơn 
vị. Ngược lại, nếu bản thân các cấp lãnh đạo 
cao cấp nhất trong đơn vị kém hiểu biết hoặc 
không nhận thức đầy đủ về sự tác động của 
minh bạch thông tin tới sự phát triển trong dài 
hạn của NH, thì không một bộ phận nào, một cá 
nhân, một phòng ban nào có thể thực hiện trách 
nhiệm minh bạch hoá thông tin khi họ không 
được yêu cầu cũng như không được khuyến 
khích thực hiện.
(5) Yếu tố kết quả hoạt động kinh doanh 
Kết quả hoạt động kinh doanh càng tốt, đơn 
vị càng có nhu cầu truyền thông kết quả đó 
ra công chúng, làm hài lòng các nhà đầu tư, 
tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong tương 
lai. Khi kết quả kinh doanh xấu hoặc có chiều 
hướng xấu đi, lãnh đạo doanh nghiệp có xu 
hướng giấu giếm vì lo ngại ảnh hưởng tới 
khả năng huy động vốn, uy tín kinh doanh, 
thậm chí xảy ra tình trạng rút vốn, tháo chạy 
không lường trước của các nhà đầu tư. Singhvi 
(1968), Desai (1971), Wallace&Naser (1995), 
Raffournier (1995) đã nghiên cứu và chỉ ra kết 
quả kinh doanh, đặc biệt lợi nhuận là một nhân 
tố quan trọng và có quan hệ tỉ lệ thuận với mức 
độ công bố thông tin, đặc biệt là các thông tin 
tự nguyện. Các công ty có lợi nhuận lớn thường 
nhận được sự quan tâm nhiều hơn của cơ quan 
quản lý nhà nước. Bởi vậy, họ càng cố gắng 
công bố và minh bạch thông tin hơn trong các 
báo cáo để giải thích cho các hoạt động tài 
chính (Hảo, 2015).
(6) Nguồn nhân lực 
Để quản lý và vận hành thị trường trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế ngày càng cao thì yếu tố 
con người càng phải được coi trọng (Ban Tuyên 
giáo trung ương, 2007). Việc các cá nhân, tổ 
chức tham gia có sự hiểu biết rõ về thị trường, 
sẽ giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của 
việc công bố thông tin cũng như lợi ích do nó 
mang lại, chính vì vậy mà sẽ giúp hoạt động 
công bố thông tin trở nên hiệu quả và lành 
mạnh hơn rất nhiều. 
(7) Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin
Cơ sở kĩ thuật hiện đại tạo điều kiện công bố 
thông tin nhanh chóng và đầy đủ, công nghệ 
tiên tiến sẽ giúp việc thông tin đảm bảo tính an 
toàn, bảo mật, giúp giảm thiểu thời gian cho 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
quy trình xử lý thông tin (Hảo, 2015).
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn 
hàm ý không chỉ riêng phạm vi trong NHTM, 
mà còn mở rộng cho các bộ, ngành, nhất là 
khi các tổ chức này có liên quan đến việc công 
khai, minh bạch thông tin của NHTM. Nếu 
nền tảng công nghệ thông tin ở các tổ chức 
này không được cải thiện, vẫn  ... ữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và 
giữa các biến có tương quan với nhau.
Giá trị Eigenvalues> 1 và tổng phương sai trích 
lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Do 
đó, trong mỗi nhân tố thì những biến quan sát 
có hệ số Factor loading< 0,5 sẽ tiếp tục bị loại 
để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một 
nhân tố. Các trường hợp không thỏa mãn các 
điều kiện trên sẽ bị loại bỏ. 
* Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập 
Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo 
ở phần trên, việc phân tích nhân tố trước tiên 
được tiến hành trên 25 biến quan sát của các 
biến độc lập ảnh hưởng đến minh bạch hóa 
thông tin. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s 
được thể hiện trên Bảng 4.
Bảng 3. Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo
STT Thang đo Số biến quan sát Cronbach’s Alpha
1 Quản lý nhà nước 4 0,839
2 Kiểm toán 4 0,859
3 Các công ty xếp hạng tín nhiệm 4 0,892
4 Cam kết của ban lãnh đạo cấp cao 5 0,896
5 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM 2 0,723
6 Nguồn nhân lực 3 0,713
7 Nền tảng công nghệ thông tin 3 0,801
8 Minh bạch hoá thông tin 3 0,811
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả
Bảng 4. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s
Kiểm định KMO và Barlett’s
Chỉ số KMO .810
Kiểm định Barlett’s 2102.749
df 300
Sig. .000
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo 
sát của nhóm tác giả
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO 
là 0,810> 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng 
để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s là 2102.749 với 
mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000< 0.05, tức 
bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không 
có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy 
giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến 
là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến 
có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện 
phân tích nhân tố. 
Kết quả cho thấy 25 biến quan sát ban đầu được 
nhóm thành 07 nhóm.
- Giá trị tổng phương sai trích = 72,507%> 
50%: đạt yêu cầu và giải thích 72,507% biến 
thiên của dữ liệu.
- Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều 
cao (>1), nhân tố thứ 7 có Eigenvalues (thấp 
nhất) = 1,043> 1.
* Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc 
Ba biến quan sát của khái niệm “Minh bạch hoá 
Bảng 5. Phân tích nhân tố 
Component
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance
Cumulative 
% Total
% of 
Variance
Cumulative 
%
1 7,034 28,135 28,135 7,034 28,135 28,135
2 2,548 10,193 38,328 2,548 10,193 38,328
3 2,268 9,071 47,400 2,268 9,071 47,400
4 2,079 8,316 55,716 2,079 8,316 55,716
5 1,891 7,565 63,281 1,891 7,565 63,281
6 1,264 5,054 68,336 1,264 5,054 68,336
7 1,043 4,172 72,507 1,043 4,172 72,507
8 ,730 2,919 75,426 
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả
Bảng 6. Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Principal Varimax
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7
Camket4 .883 
Camket5 .856 
Camket6 .797 
Camket2 .751 
Camket3 .726 
Xephangtinnhiem4 .853 
Xephangtinnhiem3 .838 
Xephangtinnhiem1 .836 
Xephangtinnhiem2 .792 
Kiemtoan2 .859 
Kiemtoan3 .823 
Kiemtoan4 .784 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
35Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
thông tin” được phân tích theo phương pháp 
Principal components với phép quay Variamax. 
Các biến có hệ số tải nhân tố< 0,5 không đảm 
bảo được độ hội tụ với các biến còn lại trong 
thang đo sẽ bị loại bỏ.
Hệ số KMO = 0,707> 0.5 cho thấy phân tích 
nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Kết quả kiểm định Barlett’s là 160.911 với mức 
ý nghĩa sig = 0.000< 0.05 (bác bỏ giả thuyết 
H0: các biến quan sát không có tương quan với 
nhau trong tổng thể), như vậy giả thuyết về mô 
hình nhân tố là không phù hợp và sẽ bị bác bỏ, 
điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích 
nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
* Khẳng định mô hình nghiên cứu
Kiểm định hệ số tương quan Pearson thông 
qua Ma trận tương quan giữa các biến, ta thấy 
các biến độc lập Quanlynhanuoc, Kiemtoan, 
Xephangtinnhiem, Camket, Kinhdoanh, 
Nhanluc, Cntt có tương quan với Minhbach và 
do đó sẽ được đưa vào mô hình để giải thích 
cho Minh bạch hoá thông tin (Minhbach). Kết 
quả phân tích tương quan Pearson cho thấy một 
số biến độc lập có sự tương quan với nhau. Do 
đó khi phân tích hồi quy cần phải chú ý đến vấn 
đề đa cộng tuyến.
Kiểm định giả thuyết
Từ phân tích trên ta thấy, có 7 yếu tố có ý nghĩa 
về mặt thống kê gồm: Quản lý nhà nước, Kiểm 
toán, Xếp hạng tín nhiệm, Cam kết của ban lãnh 
đạo cấp cao, Kết quả hoạt động kinh doanh của 
NHTM, Nguồn nhân lực, Nền tảng công nghệ 
thông tin. Từ mô hình phân tích hồi qui, có thể 
bác bỏ hoặc chấp nhận các giả thuyết thống kê 
với mức ý nghĩa là 5%. Sau đây là bảng tổng 
hợp việc kiểm định các giả thuyết thống kê 
(Bảng 9).
Từ kết quả hồi quy Bảng 9 cho thấy, Adjusted 
R2
mẫu 
= 0.698 là ở mức cao. Điều này cho thấy 
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7
Kiemtoan1 .772 
Quanlynhanuoc1 .869 
Quanlynhanuoc5 .839 
Quanlynhanuoc4 .772 
Quanlynhanuoc3 .725 
Cntt2 .784 
Cntt1 .776 
Cntt3 .744 
Nhanluc2 .875 
Nhanluc3 .706 
Nhanluc1 .703 
Kinhdoanh2 .850
Kinhdoanh1 .814
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả
Bảng 7. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s
Kiểm định KMO và Barlett’s
Chỉ số KMO .707
Kiểm định Barlett’s 160.911
df 3
Sig. .000
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo 
sát của nhóm tác giả
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập 
dữ liệu của mẫu ở mức 69,8%, tức là các biến 
độc lập giải thích được 69,8% biến thiên của 
biến phụ thuộc Minh bạch hóa thông tin. Với 
giả thuyết H0: R
2
tổng thể 
= 0, kết quả phân tích 
hồi quy cho ta F = 53.536 với sig. = 0.000. Do 
đó, hoàn toàn có thể bác bỏ giả thuyết H0 và 
kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng 
được là phù hợp với tổng thể. Đo lường đa cộng 
tuyến: Hệ số phóng đại phương sai VIF của các 
biến là nhỏ. Do đó, hiện tượng đa cộng tuyến 
giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, 
không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy. 
Phương trình hồi quy được viết như sau: 
Minhbach = -0.712 + 0.247*Quanlynhanuoc 
+ 0.172*Kiemtoan + 0.127*Xephangtinnhiem 
+ 0.263*Camket + 0.115*Kinhdoanh + 
0.160*Nhanluc + 0.155*Cntt
4. Kết luận và khuyến nghị 
Từ mô hình nghiên cứu ban đầu, có 7 biến độc 
Bảng 8. Tóm tắt các hệ số hồi quy
Hệ số
Biến
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa
t Sig.(p_value) VIFB Std. Error β
(Constant) -.712 .245 -2.905 .004 
Quanlynhanuoc .247 .052 .225 4.731 .000 1.186
Kiemtoan .172 .036 .233 4.782 .000 1.251
Xephangtinnhiem .127 .040 .161 3.205 .002 1.328
Camket .263 .052 .252 5.019 .000 1.328
Kinhdoanh .115 .047 .118 2.428 .016 1.249
Nhanluc .160 .049 .159 3.276 .001 1.244
Cntt .155 .040 .215 3.912 .000 1.589
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .843a .711 .698 .42368
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả
Bảng 9. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết thống kê
STT Giả thuyết Hệ số hồi quy Sig.
Kết luận(tại mức 
ý nghĩa 5%)
1 H1: “Quản lý nhà nước” có quan thuận chiều (+) với “Minh bạch hoá thông tin” .225 .000 Chấp nhận
2 H2: “Kiểm toán” có quan hệ thuận chiều (+) với “Minh bạch hoá thông tin” .233 .000 Chấp nhận
3 H3: “Các công ty xếp hạng tín nhiệm” có quan hệ thuận chiều (+) với “Minh bạch hoá thông tin” .161 .002 Chấp nhận
4 H4: “Cam kết của ban lãnh đạo cấp cao” có quan hệ thuận chiều (+) với “Minh bạch hoá thông tin” .252 .000 Chấp nhận
5 H5: “Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM” có quan hệ 
dương (+) với “Minh bạch hoá thông tin” .118 .016 Chấp nhận
6 H6: “Nguồn nhân lực” có quan hệ thuận chiều (+) với “Minh bạch hoá thông tin” .159 .001 Chấp nhận
7 H7: “Nền tảng công nghệ thông tin” có quan hệ thuận chiều (+) với “Minh bạch hoá thông tin” .215 .000 Chấp nhận
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
37Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
lập và 01 biến phụ thuộc được đưa vào mô hình 
nghiên cứu. Các biên độc lập gồm: Quản lý 
nhà nước, Kiểm toán, Các công ty xếp hạng tín 
nhiệm, Cam kết của ban lãnh đạo cấp cao, Kết 
quả hoạt động kinh doanh của NHTM, Nguồn 
nhân lực, Nền tảng công nghệ thông tin, Minh 
bạch hoá thông tin; biến phụ thuộc là Minh 
bạch hóa thông tin. 8 biến trên được cụ thể hóa 
bằng 30 biến quan sát. Sau khi phân tích độ tin 
cậy, có 2 biến quan sát bị loại khỏi mô hình, đó 
là: Quanlynhanuoc2, Camket1. Còn lại 25 biến 
quan sát đo lường 7 biến độc lập được đưa vào 
phân tích nhân tố. Sau khi phân tích hồi qui, kết 
quả cho thấy 7 nhân tố độc lập đều giải thích 
cho biến phụ thuộc.
Kết quả hồi qui cho thấy biến “Cam kết của 
ban lãnh đạo cấp cao” có tác động mạnh nhất 
đến biến “Minh bạch hoá thông tin”, với hệ 
số là 0,263; biến có tác động mạnh thứ hai là 
“Quản lý nhà nước” với hệ số là 0,247. Các 
biến còn lại là Kiểm toán, Xếp hạng tín nhiệm, 
Kết quả kinh doanh, Nguồn nhân lực, Nền tảng 
công nghệ thông tin đều có ý nghĩa tác động tỉ 
lệ thuận đến tính minh bạch thông tin của các 
NHTM.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả 
khuyến nghị một số giải pháp cần tập trung vào 
các yếu tố có ảnh hưởng cao đến minh bạch hóa 
thông tin trong hoạt động kinh doanh của các 
NHTM như sau: 
(i) Tăng cường sự cam kết và tính chính trực 
của ban lãnh đạo cấp cao, theo đó ngoài việc 
tự các NHTM nhận thức được vai trò và trách 
nhiệm của mình, các cơ quan quản lý nhà 
nước cần có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hoặc 
xử phạt phù hợp, tạo động lực tối đa cho các 
NHTM cam kết thực hiện minh bạch hoá thông 
tin. 
(ii) Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, 
theo đó các ngân hàng cần quan tâm đến các 
chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân sự hiệu 
quả, có ngân sách dành cho việc nâng cao trình 
độ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng cũng như 
các lớp cán bộ kế cận, đặc biệt trong bối cảnh 
công nghệ 4.0 ngày càng phát triển như hiện 
nay. Hơn nữa ngân hàng cần đặt ra các quy định 
có tính chất ràng buộc trách nhiệm đối với các 
bộ phận công bố thông tin trong ngân hàng. 
(iii) Tăng cường cơ sở hạ tầng về công nghệ 
thông tin: Theo đó, các NHTM cần quan tâm số 
hoá dữ liệu trong quá khứ, việc nhập, xuất dữ 
liệu trong hiện tại và tương lai, đồng thời chú 
trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống core 
banking của NHTM để đáp ứng nhu cầu quản 
lý và truy xuất thông tin, đảm bảo cung cấp các 
báo cáo kịp thời.
(iv) Đối với các cơ quan Quản lý nhà nước: Là 
yếu tố có tầm quan trọng chỉ sau yếu tố “Cam 
kết của ban lãnh đạo cấp cao”, vì vậy, cần tăng 
cường vai trò quản lý Nhà nước trong việc minh 
bạch hóa thông tin trong hoạt động kinh doanh 
của các NHTM, thông qua việc hoàn thiện hệ 
thống luật pháp đồng bộ, chặt chẽ, có quy định 
rõ trách nhiệm đối với người lãnh đạo cao nhất 
của NHTM...
(v) Cơ quan xếp hạng tín nhiệm nên thống nhất 
các ký hiệu sử dụng trong xếp hạng tín nhiệm, 
không ngừng nâng cao chất lượng xếp hạng. ■
Tài liệu tham khảo
1. Boot, A. a. (2010). The accele rating integration of banks and markets and its implications for regulation.
2. Chen, Y. T. (2009). Concept of Voluntary Information Disclosure and A Review of Relevant Studies.
3. Flannery, M. a. (2006). Accounting, Transparency and Bank Stability. Journal of Financial Intermediation 15, pp. 281-284.
4. Hirtle, B. (2007). Public Disclosure, Risk and Performance at Bank Holding Companie. Federal Reserve Bank of New York 
Staff Reports, pp. 293.
5. IIA. (2012). Leading practice, Transparency of the internal audit in pubic sector. 
6. Kane, E. (2004). Financial Regulation and Bank Safety Nets: An International Comparison. Boston College. 
7. Kane, E. J. (2004). Financial regulation and bank safety nets: An international comparision. Boston College.
8. Morgan, D. (2002). Rating banks: risk and uncertainty in an opaque industry.
9. Tadesse, S. (2006). The economic value of regulated disclosure: Evidence from the banking sector. Journal of Accounting and 
Public Policy 25:, pp. 32-70.
10. Ursel Baumann, E. N. (2004). An empirical investigation into the value of bank disclosure. FRBNY econolic policy review .
11. Yi Fu, E. C. (2015). Transparency report disclosure by Australian audit firms and opportunities for research .
12. Anh, N. T. (2012). Minh bạch hoá thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 
Luận án tiến sỹ .
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
13. Hảo, N. T. (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên 
HOSE. Nguyễn Thị Thu Hảo, Tạp chí Phát triển Kinh tế 26 (11), 99-115 .
14. Hà, N. T. (2014). Chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thực trạng và 
giải pháp. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh, tập 30, số 3, 37-45.
15. Nga, P. T. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tạp chí Tài chính.
16. Tùng, H. (2011). Vấn đề công bố thông tin của công ty niêm yết. Tạp chí Ngân hàng. 10, tr 5.
17. Trương Đông Lộc, N. T. (11/2016). Xây dựng chỉ số minh bạch và công bố thông tin cho các công ty niêm yết trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 22 .
18. Trần Thị Thanh Tú, N. T. (2014). Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin của 
công ty niêm yết. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Học viện Ngân hàng. 
Thông tin tác giả
Nguyễn Minh Phương, Tiến sĩ
Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Email: phuongnm@hvnh.edu.vn
Nguyễn Thị Hồng Hải, Tiến sĩ
Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng
Email: hainth@hvnh.edu.vn
Summary
Researching the factors affecting information transparency in banking business
This study overviews factors affecting information transparency in banking business in Vietnam. They are the 
(1) Board of managers’ integrity, (2) State management, (3) Audit, (4) Credit rating agencies, (5) Bank’s financial 
position, (6) Human resource, (7) Information infrastructure. Through quantitative method, it has been found out 
that all of the above factors are statistically significant and each of the factor has different effect to the information 
transparency of banks. Then the reasonable solutions and recommendations are proposed to increase the bank’s 
information transparency according to the importance of each factor.
Keywords: Information transparency, Banks, Factors affecting information transparency. 
Phuong Minh Nguyen, PhD.
Deputy Head of Bank Accounting Division- Banking Faculty, Banking Academy
Hai Thi Hong Nguyen, PhD.
Head of International Trade Division, International Business Faculty, Banking Academy

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_minh_bach_hoa_thong_tin_trong_hoat.pdf