Môi trường văn hóa và diện mạo mới của văn hóa Nam Bộ

TÓM TẮT:

Từ các góc nhìn địa văn hoá, hệ thống, và

dân tộc-ngôn ngữ học, bài viết xem xét những

tác động của hai nhân tố địa lý tự nhiên và

giao lưu văn hóa đối với sự biến đổi văn hóa

truyền thống Việt Nam trên địa bàn Nam Bộ.

Điều kiện địa lý tự nhiên đa dạng, phối hợp với

ảnh hưởng chi phối của văn hóa Việt, đã làm

phát triển ở nơi đây một truyền thống văn hóa

đồng bằng song hành với văn hóa biển. Điều

kiện giao lưu văn hóa sôi động đã làm biến đổi

sâu sắc văn hóa của tất cả các tộc người nơi

đây, kể cả văn hóa Việt. Do đó, để có thể hiểu

đúng, lý giải đúng sự hình thành, biến đổi văn

hóa tộc người và văn hóa vùng Nam Bộ, trước

hết cần xem xét sự tác động của hai nhân tố

ấy đối với các chủ thể văn hóa tộc người và

các hoạt động văn hóa của họ ở nơi đây.

pdf 16 trang yennguyen 9560
Bạn đang xem tài liệu "Môi trường văn hóa và diện mạo mới của văn hóa Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Môi trường văn hóa và diện mạo mới của văn hóa Nam Bộ

Môi trường văn hóa và diện mạo mới của văn hóa Nam Bộ
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 61 
Môi trường văn hóa và diện mạo mới 
của văn hóa Nam Bộ 
 Lý Tùng Hiếu 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Từ các góc nhìn địa văn hoá, hệ thống, và 
dân tộc-ngôn ngữ học, bài viết xem xét những 
tác động của hai nhân tố địa lý tự nhiên và 
giao lưu văn hóa đối với sự biến đổi văn hóa 
truyền thống Việt Nam trên địa bàn Nam Bộ. 
Điều kiện địa lý tự nhiên đa dạng, phối hợp với 
ảnh hưởng chi phối của văn hóa Việt, đã làm 
phát triển ở nơi đây một truyền thống văn hóa 
đồng bằng song hành với văn hóa biển. Điều 
kiện giao lưu văn hóa sôi động đã làm biến đổi 
sâu sắc văn hóa của tất cả các tộc người nơi 
đây, kể cả văn hóa Việt. Do đó, để có thể hiểu 
đúng, lý giải đúng sự hình thành, biến đổi văn 
hóa tộc người và văn hóa vùng Nam Bộ, trước 
hết cần xem xét sự tác động của hai nhân tố 
ấy đối với các chủ thể văn hóa tộc người và 
các hoạt động văn hóa của họ ở nơi đây. 
Từ khóa: góc nhìn địa văn hoá, góc nhìn hệ thống, góc nhìn dân tộc-ngôn ngữ học, điều kiện 
địa lý tự nhiên, điều kiện giao lưu văn hoá, tiếp biến văn hoá, môi trường văn hoá, hoạt động văn 
hoá, văn hóa Việt, văn hóa Nam Bộ 
1. Đặt vấn đề 
Khởi nguồn từ trung du và đồng bằng Bắc Bộ - 
Bắc Trung Bộ, trải hơn 4.000 năm lịch sử, nền văn 
hóa Việt Nam trên các vùng miền đã không còn giữ 
nguyên nội dung ban đầu mà đã phát triển, biến đổi 
một cách sâu xa. Văn hóa Nam Bộ cũng vậy. Cho 
dù di dân đến Nam Bộ vào thời điểm lịch sử nào, 
không có tộc người nào bảo tồn được một cách 
tuyệt đối nền văn hóa truyền thống của mình mà 
không biến đổi nó sau nhiều thế kỷ cộng cư, cộng 
sinh cùng các tộc người khác trên mảnh đất này. Sự 
hình thành và biến đổi đó của văn hóa các tộc người 
Nam Bộ có thể được lý giải theo những cách khác 
nhau. 
Nhìn từ quan điểm địa văn hóa (perspective of 
cultural geography) và quan điểm hệ thống 
(systematic perspective), sự hình thành và biến đổi 
của văn hóa truyền thống các tộc người Việt Nam 
và văn hóa Việt Nam trên các vùng miền trước hết 
bắt nguồn từ hai nhân tố then chốt: điều kiện địa lý 
tự nhiên và điều kiện giao lưu văn hoá. Điều kiện 
địa lý tự nhiên: cung cấp nguyên liệu, phương tiện 
đồng thời quy định cách thức thích nghi, ứng phó 
của con người đối với tự nhiên và xã hội để duy trì 
cuộc sống. Nhờ có tính cộng đồng cao và có tư duy 
phát triển, con người có thể dựa vào tự nhiên để 
sáng tạo ra văn hoá, và dần dần có thể tác động trở 
lại tự nhiên, làm biến đổi môi trường sinh thái 
quanh mình. Do đó, điều kiện địa lý tự nhiên là một 
trong những tiền đề của văn hoá, góp phần làm nên 
văn hóa tộc người. Điều kiện giao lưu văn hoá: 
Những vùng đất có điều kiện địa lý tự nhiên thuận 
lợi như vị trí tiếp giáp các tuyến đường giao thương, 
địa hình đồng bằng châu thổ như Nam Bộ, cơ hội 
giao lưu văn hóa nội vùng và giao lưu văn hóa với 
bên ngoài sẽ gia tăng. Thông thường, giao lưu văn 
hóa sẽ được khởi đầu bằng trao đổi thương mại và 
tôn giáo. Qua đó, nó cung cấp cho con người những 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 62 
nguyên liệu, phương tiện, cách thức thích nghi, ứng 
phó mới, làm giàu, làm mới hành trang văn hóa của 
họ trên những chặng đường cải biến tự nhiên và xã 
hội để sinh tồn và phát triển. Giao lưu văn hóa là 
tiền đề của tiếp biến văn hoá, tức là tiếp thu, biến 
đổi những yếu tố văn hóa ngoại sinh thành những 
yếu tố văn hóa tộc người, đồng thời biến đổi văn 
hóa tộc người để thích ứng với những yếu tố văn 
hóa mới. 
Hai nhân tố địa lý tự nhiên và giao lưu văn hóa 
là tiền đề của văn hóa tộc người và văn hóa vùng, 
nên khi chúng biến đổi, văn hóa tộc người và văn 
hóa vùng sẽ tất yếu biến đổi. Nói cách khác, hai 
nhân tố ấy hợp thành một môi trường văn hóa mà 
trong đó, các chủ thể văn hóa tộc người và văn hóa 
vùng phải tự điều chỉnh, biến đổi để thích nghi. Do 
đó, để có thể hiểu đúng, lý giải đúng sự hình thành, 
biến đổi văn hóa tộc người và văn hóa vùng Nam 
Bộ, trước hết cần xem xét sự tác động của hai nhân 
tố ấy đối với các chủ thể văn hóa tộc người và các 
hoạt động văn hóa của họ ở nơi đây. 
2. Môi trường văn hóa đa dạng, sôi động và 
sự biến đổi văn hóa Việt ở phương Nam 
Hiện nay, Nam Bộ bao gồm 19 tỉnh thành1. Về 
địa hình, đây là một vùng đồng bằng sông nước rất 
đặc trưng, có diện tích và độ phì nhiêu cao nhất 
trong tất cả các đồng bằng nước ta. Bên cạnh đó là 
vùng thềm cao nguyên rộng nhất nước ở miền Đông 
Nam Bộ, với thổ nhưỡng là đất đỏ phong hóa trên 
đá basalt và đất xám trên thềm phù sa cổ. Ngoài 
khơi Nam Bộ là vùng biển nông, bao quanh ba phía, 
với nhiều đảo và quần đảo như Côn Sơn, Thổ Chu, 
Nam Du, Phú Quốc 
Sau khi văn hóa Óc Eo lụi tàn vào cuối thế kỷ 
VIII, hầu hết đồng bằng Nam Bộ đã rơi vào tình 
trạng hoang hoá. Nhưng sau khi vương quốc Chân 
Lạp bị người Xiêm tấn công, phải dời đô đến 
Phnom Penh vào năm 1434, rồi dời đến Lovek vào 
1 Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây 
Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, 
Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Hậu 
Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. 
năm 1539, người Khmer đã chuyển trọng tâm đất 
nước từ tây bắc xuống đông nam Biển Hồ, và tìm 
đến Nam Bộ định cư ngày một đông hơn. Từ 
khoảng cuối thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XX, đến 
lượt các cộng đồng lưu dân người Việt, người Hoa, 
người Chăm nối tiếp nhau tiến vào Nam Bộ, chia 
nhau khai khẩn, đào kinh, canh tác, định cư, buôn 
bán, dần dần biến một vùng đất hoang vu rộng lớn 
thành những vùng nông nghiệp trù phú và những đô 
thị sầm uất. Nền văn hóa Nam Bộ từ đó đã hình 
thành như một kết quả dung hợp giữa cái nền là văn 
hóa Việt từ đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ với 
những yếu tố tiếp biến từ văn hóa Chăm, Hoa, 
Khmer và cả phương Tây sau này. 
Do các làn sóng nhập cư vẫn tiếp diễn, Nam Bộ 
hôm nay là một vùng đất đa tộc người, nơi sinh tụ 
của người Việt và đông đủ đại diện của 53 tộc 
người thiểu số. Trong đó, người Việt là tộc người 
đa số với dân số hơn 28 triệu người, chiếm khoảng 
90% dân số của vùng, cư trú trên khắp địa bàn, là 
chủ thể văn hóa chính của toàn vùng. 
Người Hoa ở Nam Bộ có khoảng 750.000 người 
(trên tổng dân số 823.071 người), cư trú ở tập trung 
ở 3 tỉnh thành: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 
người), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng 
(64.910 người), và rải rác ở các tỉnh thành khác. 
Người Hoa là một tộc người thiểu số đông dân và 
có trình độ kinh tế - xã hội phát triển. Do quê quán 
khác nhau (chủ yếu từ các tỉnh duyên hải Giang 
Nam) và nhập cư vào những thời điểm khác nhau, 
người Hoa ở Nam Bộ là một cộng đồng không 
thuần nhất về văn hóa và ngôn ngữ. Những người 
Hoa đến Nam Bộ vào thế kỷ XVII-XVIII, được gọi 
là “người Minh Hương”, thì phần nhiều con cháu đã 
trở thành người Việt hoặc Khmer, đóng góp vào 
văn hóa Việt nơi đây những yếu tố đặc thù của văn 
hóa người Hoa. Còn những người Hoa mà trước đây 
gọi là “người Đường” và hiện nay vẫn còn giữ 
nguyên ngôn ngữ, văn hoá, ý thức tộc người, thì chủ 
yếu là con cháu của di dân người Hoa đến Nam Bộ 
vào thế kỷ XIX-XX. Họ không tự gọi mình là người 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 63 
Trung Quốc, người Hán, người Hoa, mà là “Thoòng 
Dành” (tiếng Quảng Đông) hoặc “Từng Nán” (tiếng 
Triều Châu), tức là “người Đường”. Người Việt 
Nam Bộ thì gọi chung tất cả những người Hoa cộng 
cư là “người Tàu”, “Cắc Chú” (Khách Trú). Hiện 
nay, Nhà nước và giới khoa học Việt Nam gọi 
chung tất cả người gốc Trung Quốc định cư ở Việt 
Nam là “người Hoa”, phân biệt với “Hoa kiều” là 
những người Trung Quốc có mặt ở Việt Nam nhưng 
không nhập tịch Việt Nam. 
Người Khmer có dân số 1.260.640 người 
(1/4/2009), cư trú tập trung ở 5 tỉnh: Sóc Trăng 
(397.014 người, chiếm 30,7% dân số toàn tỉnh, 
31,5% dân số Khmer cả nước), Trà Vinh (317.203 
người, chiếm 31,6% dân số toàn tỉnh, 25,2% dân số 
Khmer cả nước), Kiên Giang (210.899 người), An 
Giang (90.271 người), Bạc Liêu (70.667 người), và 
rải rác ở các tỉnh thành khác. Người Khmer là một 
tộc người thiểu số đông dân và có trình độ kinh tế - 
xã hội phát triển. Người Khmer Nam Bộ có tộc 
danh tự gọi là “Khêmarăʔ”, “Khêmarăʔ Krôm”. 
Người Việt Nam Bộ thì gọi chung những người 
Khmer cộng cư là “người Miên”. 
Người Chăm ở Nam Bộ có khoảng 33.000 
người (trên tổng dân số 161.729 người), cư trú tập 
trung ở An Giang (14.209 người), thành phố Hồ Chí 
Minh (7.819 người), và rải rác ở Đồng Nai, Tây 
Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang 
Các tộc người khác (Tày, Nùng, Dao, Mường, 
Thái, Thổ) thì di dân vào Nam Bộ theo ba đợt 
chính: di dân có tổ chức vào các năm 1954, 1975, 
và di dân tự do ồ ạt từ năm 1994. Hiện nay, theo kết 
quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, 
dân số Nam Bộ đã lên tới 31.145.000 người, chiếm 
36,3% trong tổng dân số toàn quốc, vượt xa đồng 
bằng sông Hồng. Trong đó, miền Đông Nam Bộ có 
13.985.000 người, chiếm 16,3% dân số toàn quốc; 
miền Tây Nam Bộ có 17.160.000 người, chiếm 
20% dân số toàn quốc. Trong thập niên 1999-2009, 
miền Đông Nam Bộ là khu vực có tốc độ gia tăng 
dân số cao nhất nước: bình quân 3,2% mỗi năm, 
gần gấp ba lần so với tỷ lệ gia tăng dân số toàn quốc 
là 1,2% mỗi năm. Hiện nay miền Đông Nam Bộ, 
với ba trung tâm đô thị lớn là thành phố Hồ Chí 
Minh (7.162.864 dân), Đồng Nai (2.486.154 dân), 
Bà Rịa - Vũng Tàu (996.682 dân), cũng là khu vực 
có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước, với 57,1% dân số 
sống trong các vùng đô thị, gần gấp đôi so với tỷ lệ 
30% dân số toàn quốc sống trong các vùng đô thị. 
Điều kiện địa lý tự nhiên đa dạng và phong phú, 
khiến cho các tộc người Nam Bộ đều mau chóng 
hình thành và phát huy nhiều sở trường văn hóa 
mới. Và quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa sôi 
động đã khiến cho trong văn hóa của các tộc người 
Hoa, Khmer, Chăm ở Nam Bộ đều có các yếu tố 
của văn hóa Việt. Người Minh Hương trước đây và 
một bộ phận người Hoa hiện nay đều dần dần đồng 
hóa tự nhiên thành người Việt. Người Khmer không 
còn theo chế độ mẫu hệ mà đã chuyển sang song hệ. 
Ngược lại, trong văn hóa của người Việt nơi đây, có 
sự hiện diện của các yếu tố văn hóa Chăm, Hoa, 
Khmer. 
Đối với văn hóa Chăm, chúng ta đã thấy những 
ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa này đối với văn 
hóa Việt trên địa bàn Trung Bộ. Khi di dân Việt tiến 
vào Nam Bộ, những kinh nghiệm chinh phục núi 
rừng và biển cả được sáng tạo và tiếp biến từ người 
Chăm lại tiếp tục được mở rộng, phát huy trên một 
địa bàn có đầy đủ các loại địa hình thềm cao nguyên 
rộng lớn, đồng bằng châu thổ mênh mông, rừng 
ngập mặn bạt ngàn, và vùng biển bao la. Đồng thời, 
các tôn giáo, thần linh, phong tục, lễ hội gốc Việt và 
gốc Chăm cũng được mang theo để phù trợ cho 
cuộc mưu sinh của cư dân. Về văn học, nghệ thuật 
và ngôn ngữ, những ảnh hưởng từ người Chăm 
cũng được họ mang theo, tiếp tục tiếp biến và sáng 
tạo để tạo ra một diện mạo văn học, nghệ thuật và 
ngôn ngữ đa dạng trên địa bàn Nam Bộ [xem: Lý 
Tùng Hiếu, 2014c, trang 101-122]. 
Đối với văn hóa Hoa, sau hơn ba thế kỷ cộng 
cư, cộng sinh, nền văn hóa này đã tác động sâu sắc 
đến văn hóa Việt trên địa bàn Nam Bộ. Hầu hết các 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 64 
bình diện văn hóa vật thể và phi vật thể của người 
Việt Nam Bộ đều có những dấu ấn đậm nhạt khác 
nhau của văn hóa người Hoa. Trong văn hóa mưu 
sinh, các hoạt động doanh thương rất thành công 
của người Hoa Nam Bộ (với biểu tượng là tứ trụ 
thời Pháp thuộc: Hứa Bồn Hoa, Quách Đàm, Hộ 
Xưởng, Trần Ích), đã góp phần thay đổi quan niệm 
trọng nông khinh thương của người Việt Nam, và 
góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - 
Chợ Lớn và các tỉnh thành khác ở phía nam. Trong 
văn hóa ẩm thực, nhiều món ăn và kỹ thuật chế biến 
món ăn rất cầu kỳ của người Hoa đã được người 
Việt Nam Bộ tiếp nhận và biến đổi, khiến cho văn 
hóa ẩm thực Nam Bộ trở nên phong phú nhất trong 
tất cả các vùng miền. Trong văn hóa tín ngưỡng, 
các tôn giáo dân gian và hệ thống thần thánh rất 
phong phú của người Hoa đã được người Việt Nam 
Bộ tiếp biến gần như trọn vẹn: các thần thánh được 
cộng đồng thờ cúng gồm Thiên Hậu Thánh Mẫu 
(Việt: Bà Thiên Hậu), Quan Thánh Đế Quân (Việt: 
Quan Công), Ngọc Hoàng (Việt: Ngọc Hoàng), Bổn 
Đầu Công (Việt: Ông Bổn); các vị thần bảo hộ 
gia đình: Thiên Quan Tứ Phước (Việt: Ông Thiên), 
Thổ Địa Bản Gia (Việt: Ông Địa), Táo Quân (Việt: 
Ông Táo), Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền 
Hậu Địa Chủ Tài Thần (Việt: Thần Tài), Quan Âm 
Bồ Tát (Việt: Phật Bà Quan Âm), Thánh Mẫu, 
Quan Thánh Đế Quân, tổ sư các nghề thủ công tinh 
xảo. Người Việt Nam Bộ tiếp thu Nho giáo và học 
thuật của Trung Hoa, một phần cũng là nhờ vai trò 
cầu nối của những trí thức Minh Hương và trí thức 
người Hoa Nam Bộ như Võ Trường Toản, Gia Định 
tam gia (Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô 
Nhân Tĩnh), Gia Định tam hùng (Đỗ Thành Nhân, 
Võ Tánh, Châu Văn Tiếp), Ngô Tùng Châu, Trần 
Tiễn Thành, Phan Thanh Giản... Trong văn hóa 
phong tục, các phong tục vòng đời của người Hoa 
đều có ảnh hưởng ít nhiều đến phong tục vòng đời 
của người Việt Nam Bộ: sinh sản (đầy tháng, thôi 
nôi), hôn lễ, tang lễ, chăm sóc mộ phần và thờ cúng 
tổ tiên. Trong văn hóa lễ hội, hầu hết các lễ hội 
truyền thống của người Hoa Nam Bộ như tết 
Nguyên đán 1/1 (âm lịch), vía Ngọc Hoàng 9/1, vía 
Quan Công 13/1, tết Thượng nguyên 15/1, ngày 
Hàn thực 3/3, vía Ông Bổn 15/3, tiết Thanh minh 
tháng 3, vía Bà Thiên Hậu 23/3, tết Đoan ngọ 5/5, 
ngày cúng cô hồn 15/7, tết Trung thu 15/8, ngày Hạ 
nguyên 15/10... cũng là ngày lễ hoặc ngày hội của 
người Việt trong vùng. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt 
nhất của văn hóa Hoa là ở các hoạt động thương 
mại, ẩm thực, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, ngôn 
ngữ. Những ảnh hưởng này không chỉ do giá trị và 
sức hấp dẫn của văn hóa người Hoa mà còn do quá 
trình đồng hóa tự nhiên thành người Việt của các 
thế hệ người Hoa. Khi trở thành người Việt, họ đã 
chuyển giao cho văn hóa người Việt Nam Bộ các 
giá trị văn hóa tộc người của tổ tiên mình. 
Những ảnh hưởng của văn hóa Hoa đối với văn 
hóa người Việt Nam Bộ để lại dấu ấn rõ nét qua các 
từ ngữ gốc Hoa trong tiếng Việt Nam Bộ. Từ góc 
nhìn dân tộc-ngôn ngữ học (ethnolinguistic 
perspective), có thể thấy rằng, bộ phận từ vựng gốc 
Hoa này phản ánh rất trung thành những bình diện 
văn hóa mà người Việt Nam Bộ đã chịu ảnh hưởng 
của người Hoa: (1) cách thức hoạt động sản xuất: 
nghề buôn bán; (2) cách thức ăn, mặc, ở, đi lại: 
ẩm thực, phục sức, giao thông vận tải; (3) cách 
thức tổ chức xã hội cổ truyền: con người, quan hệ 
thân tộc; (4) tín ngưỡng, phong tục, lễ hội: các tín 
ngưỡng thờ cúng Bà Thiên Hậu, Quan Công, Ngọc 
Hoàng, Ông Bổn, Ông Thiên, Ông Địa, Thần Tài, 
Phật Bà Quan Âm, các trò cờ bạc; (5) ngôn ngữ: 
cấu tạo tính từ, động từ Đó là chưa kể các địa 
danh (xin xem phụ lục). 
Đối với văn hóa Khmer, người Việt Nam Bộ 
cũng tiếp biến ít nhiều, nhất là ở miền Tây Nam Bộ. 
Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Khmer 
đối với người Việt Na ...  
Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), Lê Văn 
Duyệt, Trần Thượng Xuyên, và lễ hội tưởng niệm 
các anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn 
Trung Trực, Võ Duy Dương, Đốc binh Kiều, Phan 
Công Hớn đều là những lễ hội long trọng do nhân 
dân tổ chức, với sự bảo trợ của chính quyền địa 
phương. Lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo bao gồm hội 
đền Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen; lễ hội Vía 
Bà Chúa Xứ ở núi Sam; các lễ tết cổ truyền như tết 
Nguyên đán, tết Đoan ngọ; các lễ hội thường niên 
của đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Công 
giáo, đạo Tin Lành Trong số đó, lớn nhất là lễ hội 
Vía Bà Chúa Xứ 23/4 âm lịch ở núi Sam, Châu 
Đốc, một địa chỉ hành hương tiêu biểu của Nam Bộ, 
hằng năm thu hút đến 2,9 triệu người hành hương 
và du khách (2008). 
Nam Bộ cũng có một kho tàng văn học, văn 
nghệ dân gian phong phú. Đó là kho tàng ca dao và 
dân ca với các điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, 
hát ru em, hát đồng dao, hát sắc bùa, hát thài, hát 
rối, v.v.. Bên cạnh đó, Nam Bộ còn có một số thể 
loại văn học dân gian đặc sắc khác là nói vè, nói 
tuồng, nói thơ, những thể loại tự sự dân gian, thông 
tin nhanh những nỗi niềm, tâm sự. Trong đó, vè 
chiếm vị trí quan trọng, với những bài vè tiêu biểu 
như vè Chàng Lía, vè Trịnh Hâm, vè thầy Thông 
Chánh Truyện thơ và hình thức diễn xướng nói 
thơ cũng là một hoạt động văn nghệ dân gian phổ 
biến tại Nam Bộ, với các truyện thơ nổi tiếng như 
Lục Vân Tiên, Phạm Công - Cúc Hoa, Thoại Khanh 
- Châu Tuấn, Lâm Sanh - Xuân Nương, Thạch Sanh 
- Lý Thông, Dương Ngọc, Hoàng Trừu, Tấm Cám, 
Hậu Vân Tiên Hình thức văn xuôi thì có các 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 70 
truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai phá đất 
đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân 
vật lịch sử. Các thể loại và tác phẩm văn học này 
đáp ứng rất tốt nhu cầu của người bình dân Nam Bộ 
ít chữ nghĩa trong buổi đầu khai hoang lập ấp. 
Cuối thế kỷ XIX, loại hình đờn ca tài tử có 
nguồn gốc từ nhạc lễ và ca Huế, đã phát sinh ở Gia 
Định rồi lan khắp Nam Kỳ, thu hút hàng ngàn nghệ 
sĩ, nghệ nhân, người mộ điệu. Cuối năm 2013, đờn 
ca tài tử Nam Bộ, với phạm vi phổ biến lên đến 21 
tỉnh thành Nam Bộ và lân cận, đã được UNESCO 
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của 
nhân loại. Từ đờn ca tài tử, loại hình ca ra bộ hình 
thành, và từ đó phát sinh loại hình sân khấu cải 
lương ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở 
khai thác đặc điểm ngữ âm Nam Bộ và những thành 
tựu của ca nhạc, sân khấu dân gian và đờn ca tài tử 
Nam Bộ, cùng với sự tiếp biến loại hình sân khấu 
kịch nói phương Tây, cải lương đã nhanh chóng trở 
thành một trong ba loại hình sân khấu dân tộc phổ 
biến ở Việt Nam. Hát bội từ miền Trung đưa vào 
Nam Bộ cũng tìm được đất diễn là các lễ hội Kỳ 
Yên, lễ hội Nghinh Ông. 
Bên cạnh đó, từ thế kỷ XVIII, văn hóa bác học ở 
Nam Bộ đã bắt đầu phát triển với Tao đàn Chiêu 
Anh Các, Bình Dương Thi xã, Bạch Mai Thi xã, 
trường tư thục của Gia Định Xử sĩ Võ Trường Toản 
ở Hoà Hưng Tao đàn Chiêu Anh Các còn để lại 
tác phẩm Hà Tiên thập vịnh. “Gia Định tam gia” 
gồm Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân 
Tịnh là tác giả các công trình biên khảo Hoàng Việt 
nhất thống dư địa chí, Gia Định Thành thông chí 
Tiến sĩ đầu tiên của Nam Bộ là Phan Thanh Giản là 
Tổng tài biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông 
giám cương mục. 
Trong thời kỳ cận đại, do Nam Kỳ tiếp nhận văn 
hóa Pháp sớm nhất, nên các thể loại văn học, truyền 
thông hiện đại như tiểu thuyết, truyện ngắn, báo chí 
cũng ra đời sớm nhất Việt Nam. Năm 1865, tờ Gia 
Định Báo viết bằng chữ Quốc ngữ, chữ Pháp và chữ 
Hán, đã ra số đầu tiên. Năm 1887, Nam Kỳ có cuốn 
tiểu thuyết đầu tiên là Truyện thầy Lazaro Phiền của 
Nguyễn Trọng Quản, do nhà J. Linage, Libraire-
Éditeur (đường Catinat, Sài Gòn) xuất bản. Truyện 
được viết bằng chữ Quốc ngữ, dài hơn 50 trang, có 
cấu trúc của một cuốn tiểu thuyết phương Tây, với 
nhiều chi tiết và nhân vật Công giáo. Tiếp đó là các 
tác gia tiểu thuyết: Trần Chánh Chiếu với Hoàng Tố 
Anh hàm oan, Trương Duy Toản với Phan Yên 
ngoại sử, và đặc biệt là Hồ Biểu Chánh với một văn 
nghiệp cự phách: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn, 
12 vở kịch và ca kịch, 5 tập tản văn và truyện thơ, 8 
tập ký, 28 tập khảo cứu và phê bình Bằng một 
thứ ngôn ngữ Nam Bộ thuần thục của những năm 
đầu thế kỷ XX, các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã 
phản ánh sâu sắc đời sống văn hoá, phong tục tập 
quán và tâm lý, tính cách của con người Nam Bộ. 
Bên cạnh đó còn có những nhà thơ, nhà văn, nhà 
báo, nhà nghiên cứu nổi tiếng khác, như Nguyễn 
Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ 
Huân Nghiệp, Nguyễn Thông, Trần Chánh Chiếu, 
Sương Nguyệt Ánh, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh 
Của, v.v.. 
Là vùng đất mới nhưng Nam Bộ cũng là nơi có 
nhiều di tích lịch sử - văn hoá. Trước hết là các cơ 
sở thờ tự như đền Linh Sơn Thánh Mẫu ở Tây 
Ninh; chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương; đền thờ 
Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai; lăng Ông Lê Văn 
Duyệt, chùa Ông, chùa Bà ở thành phố Hồ Chí 
Minh; lăng Hoàng Gia, lăng Trương Định, lăng Tứ 
Kiệt ở Tiền Giang; Văn Miếu ở Vĩnh Long; lăng và 
đền thờ Thoại Ngọc Hầu, miễu Bà Chúa Xứ ở Châu 
Đốc; đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá Kế 
tiếp là các di tích quân sự như Rạch Gầm - Xoài 
Mút, luỹ Pháo Đài, Ấp Bắc ở Tiền Giang, v.v.. Gần 
đây, một số địa phương ở Nam Bộ đã tiến hành 
phục dựng, trùng tu các di tích này để tôn vinh 
những người có công đối với lịch sử và văn hóa của 
vùng đất phương nam. 
4. Kết luận 
Qua những điều phân tích ở trên, chúng ta có thể 
thấy rằng, hai nhân tố địa lý tự nhiên và giao lưu 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 71 
văn hóa đã phối hợp chặt chẽ để vừa phát huy, vừa 
biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam 
trên địa bàn Nam Bộ. Nó buộc văn hóa Việt cũng 
như văn hóa của các cư dân khác sinh tụ nơi đây 
phải tự cấu trúc lại, lược bỏ những giá trị không còn 
phù hợp, sáng tạo và tiếp biến những giá trị mới 
giúp con người có thể tồn tại và phát triển trong môi 
trường mới. 
Điều kiện địa lý tự nhiên đa dạng, phối hợp với 
ảnh hưởng chi phối của văn hóa Việt, đã làm phát 
triển ở nơi đây một truyền thống văn hóa đồng bằng 
song hành với văn hóa biển. Đây là một truyền 
thống kế tục truyền thống của vùng văn hóa đồng 
bằng Trung và Nam Trung Bộ. Nhưng trong điều 
kiện đồng bằng châu thổ rộng lớn có biển bao 
quanh của địa bàn Nam Bộ, cả hai truyền thống văn 
hóa đồng bằng và văn hóa biển của di dân người 
Việt đã được phát huy đến mức tối đa, tạo nên sự 
khác biệt đáng kể so với vùng văn hóa đồng bằng 
Trung và Nam Trung Bộ. 
Điều kiện giao lưu văn hóa sôi động đã làm biến 
đổi sâu sắc văn hóa của tất cả các tộc người nơi đây, 
kể cả văn hóa Việt. Nam Bộ là nơi duy nhất ở Việt 
Nam mà tộc người Việt cùng chia sẻ không gian 
văn hóa đồng bằng với ba tộc người thiểu số có nền 
văn hóa phát triển: Hoa, Khmer, Chăm; chưa kể các 
nhóm cư dân khác. Đây cũng là nơi mà người Việt 
tiếp xúc thuận lợi nhất với Đông Nam Á, và là nơi 
văn hóa Việt tiếp xúc lâu dài nhất với văn hóa 
phương Tây. Chính vì vậy, mặc dù các vùng văn 
hóa đồng bằng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đều có tiếp 
biến văn hóa của các tộc người khác nhau, nhưng 
chỉ ở Nam Bộ văn hóa các tộc người thiểu số cộng 
cư và văn hóa nước ngoài mới đủ sức khúc xạ văn 
hóa của cư dân Việt trong vùng đến mức làm cho 
nó trở nên vừa quen vừa lạ đối với chính người Việt 
đến từ miền Bắc, miền Trung. 
Cultural environment and the new face 
of Southern Vietnam culture 
 Ly Tung Hieu 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
From the perspectives of cultural 
geography, systematic approach, and 
ethnolinguistics, the paper examines the 
impact of two factors of natural geography and 
cultural exchanges on the change of Vietnam 
traditional culture in Southern Vietnam. Natural 
geographic diversity, in collaboration with the 
dominant influence of Vietnamese culture, has 
developed here the tradition of plain culture 
parallel with sea culture. Vibrant cultural 
exchange has made a profound cultural 
transformation of all ethnic groups here, 
including Vietnamese culture. Therefore, in 
order to properly understand, correctly interpret 
the formation, change of ethnic cultures and 
region culture in Southern Vietnam,first of all 
we need to consider the impact of the two 
factors on subjects of ethnic cultures and their 
cultural activities here. 
Keywords: cultural geographic perspective, systematic perspective, ethnolinguistic 
perspective, conditions of natural geography, conditions of cultural exchange, acculturation, 
cultural environment, cultural activities, Viet culture, Southern Vietnam culture. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 72 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đinh Thị Dung (2008), Địa văn hoá và các 
vùng văn hoá Việt Nam, bài giảng lớp Cao học 
văn hoá học, Trường Đại học Khoa học Xã hội 
và Nhân văn, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. 
[2]. Hoàng Phê chủ biên (1998), Từ điển tiếng 
Việt, in lần thứ 6, NXB Đà Nẵng & Trung tâm 
Từ điển học. 
[3]. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam 
Bộ, NXB Khoa học Xã hội. 
[4]. Lê Trung Hoa (2003), Văn hoá Nam Bộ, bài 
giảng lớp Cao học văn hoá học, Trường Đại 
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG 
TP. Hồ Chí Minh. 
[5]. Lý Tùng Hiếu (2009), “Văn hoá Nam Bộ: 
phiên bản mới của văn hoá truyền thống Việt 
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và 
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt 
Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập, do 
UBND tỉnh Đồng Nai, BCN Chương trình 
KX.03/06-10 và Khoa Văn hoá học Trường 
ĐH KHXH-NV, ĐHQG-HCM tổ chức, Biên 
Hoà, 17-19/9/2009. 
[6]. Lý Tùng Hiếu (2012a), Ngôn ngữ - văn hoá 
vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ, ISBN: 
9786045804193, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí 
Minh. 
[7]. Lý Tùng Hiếu (2012b), “Diện mạo văn hoá đa 
dân tộc - đa tôn giáo ở An Giang qua khảo sát 
điền dã”, Tập san Khoa học Xã hội & Nhân 
văn (Annals of USSH), số 56 (9/2012), trang 
25-40;  
1/11/2012. 
[8]. Lý Tùng Hiếu (2012c), “Văn hoá và hệ thống 
văn hoá”, Tạp chí Khoa học Văn hoá và Du 
lịch, số 7 (61), 11/2012, trang 19-28; 
 12/12/2012. 
[9]. Lý Tùng Hiếu & Lê Trung Hoa (2013), Văn 
hoá Việt Nam qua ngôn ngữ, giáo trình đại 
học, Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Khoa 
học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. Hồ Chí 
Minh. 
[10]. Lý Tùng Hiếu (2014a),“Tôn giáo của cư dân 
Nam Bộ: Cái nhìn tổng quan”, Thời sự Thần 
học, chủ đề Phụng vụ & lòng đạo đức bình 
dân, số 64, tháng 5/2014, Trung tâm Học vấn 
Đa Minh, TP. Hồ Chí Minh, trang 187-211. 
[11]. Lý Tùng Hiếu (2014b), Các vùng văn hoá Việt 
Nam, giáo trình đại học, Khoa Văn hoá học, 
Trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh. 
[12]. Lý Tùng Hiếu (2014c), “Những ảnh hưởng 
của văn hoá Chăm đối với văn hoá Việt và dấu 
ấn trong ngôn ngữ”, Tạp chí Phát triển Khoa 
học và Công nghệ, Chuyên san Khoa học Xã 
hội và Nhân văn, ISSN: 1859-0128, tập 17, số 
X3-2014, tháng 1/2015, trang 101-122. 
[13]. Nguyễn Cẩm Thuý chủ biên (2000), Định cư 
của người Hoa trên đất Nam Bộ (từ thế kỷ 
XVII đến năm 1945), NXB Khoa học Xã hội. 
[14]. Thái Văn Chải (1997), Tiếng Khmer (ngữ âm - 
từ vựng - ngữ pháp), NXB Khoa học Xã hội. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 73 
PHỤ LỤC 
Bảng 1. So sánh từ vựng tiếng Hoa và từ vựng gốc Hoa trong tiếng Việt Nam Bộ 
TT Tiếng Hoa Nam Bộ Tiếng Việt Nam Bộ 
Cách thức hoạt động sản xuất 
1 biền “biên” biền 
2 chạp phô “tạp hoá” chạp phô 
3 đìa “trì” đìa 
4 thối “thoái” thối 
5 tiệm “điếm” tiệm 
Cách thức ăn, mặc, ở, đi lại 
6 bò bía “bạc bỉnh” bò bía 
7 chí mạ phủ chí mạ phủ 
8 dẩm chẩu “ẩm tửu” nhậu 
9 giò chá quảy “du tạc quỷ” giò chá quảy 
10 há cảo há cảo 
11 hủ qua “khổ qua” hủ qua 
12 hủ tíu hủ tíu 
13 lào táo xa “lục đậu sa” lục tào xá 
14 lạp xưởng “lạp trường” lạp xưởng 
15 lẩu “lô” lẩu 
16 ngầu dục phảnh “ngưu nhục bỉnh” phở 
17 pò chài (ghe) chài 
18 tàu hủ “đậu hủ” tàu hủ 
19 thèo lèo “trà liệu” thèo lèo 
20 xá bấu, xá bú xá bấu, xá bú 
21 xá xẩu xá xẩu 
22 xì dầu xì dầu 
23 xí quách “trư cốt” xí quách 
24 xíu mại xíu mại 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 74 
25 xực “thực” xực 
26 xùn “thuyền” xuồng 
Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền 
27 cắc chú “khách trú” cắc chú 
28 chế “tỷ” chế 
29 củ “cữu” củ 
30 hia “huynh” hia 
31 má “mẫu” má 
32 tía “phụ” tía 
33 xếnh xáng “tiên sinh” xếnh xáng 
34 ý “di” ý 
Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội 
35 Bổn Đầu Công Ông Bổn 
36 dách-dì-xám “nhất-nhị-tam” dách-dì-xám, xìn xầm 
37 dì dách “nhị nhất” dì dách 
38 hui nhị tì “quy nghĩa địa” hui nhị tì 
39 lì xì “lợi thị” lì xì 
40 Ngọc Hoàng Ngọc Hoàng 
41 
Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền Hậu 
Địa Chủ Tài Thần 
Thần Tài 
42 nhị tì “nghĩa địa” nhị tì 
43 Quan Thánh Đế Quân, Quan Công Quan Công 
44 Quán Thế Âm Bồ Tát Phật Bà Quan Âm 
45 tài xiểu “đại tiểu” tài xiểu 
46 tẩy chay “để chế” tẩy chay 
47 Thiên Hậu Thánh Mẫu Bà Thiên Hậu 
48 Thiên Quan Tứ Phước Ông Thiên 
49 Thổ Địa Bản Gia Ông Địa 
50 xập xám “thập tam” xập xám 
Ngôn ngữ 
51 dách “nhất” (số) dách 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 75 
52 dách lầu “nhất lưu” dách lầu 
53 hên “hạnh” hên 
54 xập xí xập ngầu “thập tứ thập ngũ” xập xí xập ngầu 
55 xẩy “tử” (hết) xẩy, xí (lắt léo) 
56 xui “tai” xui 
Nguồn: Ngữ liệu đưa vào bảng đối chiếu này do tác giả sàng lọc từ: Lý Tùng Hiếu & Lê Trung Hoa 
[2013], Hoàng Phê cb [1998], Huỳnh Công Tín [2007]. Ngữ liệu tiếng Hoa và tiếng Việt đều được ghi bằng 
chữ Quốc ngữ, sử dụng mẫu tự La Tinh và gần gũi với hình thức phát âm thực tế của người Hoa (chủ yếu là 
tiếng Quảng Đông), người Việt. 
Bảng 2. So sánh từ vựng tiếng Khmer và từ vựng gốc Khmer trong tiếng Việt Nam Bộ 
TT Tiếng Khmer Tiếng Việt Nam Bộ 
Cách thức hoạt động sản xuất 
1 bâng bưng 
2 kanchê cần xé 
3 kantuok chùm giuộc 
4 lung lung 
5 piêm vàm 
6 ping pong tầm vông 
7 pra (cá) tra 
8 prêk rạch 
9 sanen xà nen 
10 tnôt thốt nốt 
Cách thức ăn, mặc, ở, đi lại 
11 krang cà ràng 
12 nop nóp 
13 prahoc (mắm) bò hóc 
14 pro ot (mắm) bò ót 
15 sarong xà rông 
16 sòm lo ko kô (canh) sim lo 
Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền 
17 lôk lục 
18 ph:um phum 
19 srok sóc 
Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 76 
20 (tuk) ngua (ghe) ngo 
21 ne-ak ta Ông Tà 
22 ram vong lâm thôn 
23 sarvan xà quần 
Ngôn ngữ 
24 beh buôi “lẻo mép” bãi buôi 
25 chah “già” (già) chác 
26 ên “một mình” ên, (mình) ên 
27 kmêng “trẻ” (trẻ) măng 
28 knanh “bực mình” cà nanh 
29 lắ-ất “nhỏ, bé” lắt chắt, (chuột) lắt 
30 mêk “trời” mèng (ơi) 
31 mêk đây “trời đất” mèng đéc (ơi) 
32 nah, na “nhé, đấy” nà 
33 têch “ít” (ít) xịt 
34 thom “to, lớn” sồn, sồn sồn, (lớn) xộn 
Nguồn: Ngữ liệu đưa vào bảng đối chiếu này do tác giả sàng lọc từ: Thái Văn Chải [1997], Hoàng Phê 
cb [1998], Huỳnh Công Tín [2007]. Ngữ liệu tiếng Khmer và tiếng Việt đều được ghi bằng chữ Quốc ngữ, 
sử dụng mẫu tự La Tinh và gần gũi với hình thức phát âm thực tế của người Khmer, người Việt. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_truong_van_hoa_va_dien_mao_moi_cua_van_hoa_nam_bo.pdf