Một đánh giá hiệu quả của truyền thông trong việc nâng cao sự hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 của người dân thành phố Hồ Chí Minh năm 2012-2013

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Để giảm bớt tỷ lệ tử vong và hạn chế biến chứng do cấp cứu ban đầu chậm trễ và không đúng cách, việc nâng cao tỷ lệ hiểu biết và sử dụng cấp cứu 115 tại thành phố Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết, một trong những giải pháp là can thiệp bằng các phương tiện truyền thông. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người dân thành phố Hồ Chí Minh có hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 trước và sau khi can thiệp bằng truyền thông. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 của người dân thành phố Hồ Chí Minh trước và sau khi can thiệp. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: Người dân đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 ‐2013. Thiết kế: nghiên cứu can thiệp. Kết quả: 33,43% người dân biết thành phố có cấp cứu ngoại viện trước can thiệp, sau can thiệp là: 69,14% (p<0,001), chỉ="" số="" hiệu="" quả:="" 51,65%.="" 33,53%="" biết="" số="" điện="" thoại="" gọi="" cấp="" cứu="" là="" 115="" trước="" can="" thiệp,="" sau="" can="" thiệp="" là:="" 79,95="" %=""><0,001), chỉ="" số="" hiệu="" quả:="" 58,06%.="" 27,31%="" biết="" cấp="" cứu="" 115="" do="" bệnh="" viện="" cấp="" cứu="" trưng="" vương="" đảm="" trách="" trước="" can="" thiệp,="" sau="" can="" thiệp="" là="" 52,07%=""><0,001), chỉ="" số="" hiệu="" quả:="" 47,55%.="" 71,85%="" trước="" can="" thiệp="" cho="" rằng="" cấp="" cứu="" 115="" là="" cần="" thiết,="" sau="" can="" thiệp:="" 75,51%=""><0,001), chỉ="" số="" hiệu="" quả:="" 4,85%.29,83%="" cho="" biết="" sẽ="" gọi="" cấp="" cứu="" 115="" khi="" gặp="" tình="" huống="" cấp="" cứu,="" trước="" can="" thiệp,="" sau="" can="" thiệp:="" 33,43%=""><0,001), chỉ="" số="" hiệu="" quả:="" 10,77%.="" khi="" gặp="" tình="" huống="" cấp="" cứu,="" trước="" can="" thiệp="" 10,51%="" người="" dân="" gọi="" cấp="" cứu="" 115,="" sau="" can="" thiệp:="" 35,04%=""><0,001), chỉ="" số="" hiệu="" quả:="" 71,32%.="" tổng="" số="" lần="" nhận="" số="" điện="" thoại="" 115="" trung="" bình="" trước="" can="" thiệp:="" 14,63="" lần/ngày,="" sau="" can="" thiệp:="" 15,96="" lần/ngày.="" số="" chuyến="" xe="" cấp="" cứu="" trung="" bình="" trước="" can="" thiệp:="" 12,89="" chuyến/ngày,="" sau="" can="" thiệp:="" 13,49="" chuyến/ngày.="" nhóm="" tuổi="" 18‐30="" biết="" cấp="" cứu="" ngoại="" viện,="" số="" điện="" thoại="" 115,="" sẽ="" gọi="" cấp="" cứu="" 115="" và="" khi="" gặp="" tình="" huống="" cấp="" cứu="" đã="" gọi="" cấp="" cứu="" 115="" nhiều="" hơn="" các="" nhóm="" tuổi="" khác.="" nhóm="" trình="" độ="" đại="" học,="" cao="" đẳng,="" nhóm="" cư="" ngụ="" tại="" các="" quận="" nội="" thành,="" nhóm="" nghề="" nghiệp="" công="" chức,="" viên="" chức,="" trí="" thức,="" học="" sinh,="" sinh="" viên="" biết="" cấp="" cứu="" ngoại="" viện="" và="" số="" điện="" thoại="" 115="" nhiều="" hơn="" các="" nhóm="" khác,="" nhưng="" sử="" dụng="" cấp="" cứu="" 115="" so="" với="" các="" nhóm="" khác="" thì="" không="" khác="" biệt.="" kết="" luận:="" nghiên="" cứu="" cho="" thấy="" giải="" pháp="" can="" thiệp="" bằng="" truyền="" thông="" cho="" người="" dân="" thành="" phố="" hồ="" chí="" minh="" đã="" mang="" lại="" hiệu="" quả="" rõ="" rệt="" trong="" việc="" nâng="" cao="" sự="" hiểu="" biết="" về="" cấp="" cứu="" 115,="" số="" điện="" thoại="" 115.="" tuy="" nhiên,="" dù="" người="" dân="" có="" tăng="" hiểu="" biết="" về="" cấp="" cứu="" ngoại="" viện,="" số="" điện="" thoại="" 115="" thì="" thái="" độ="" và="" sử="" dụng="" cấp="" cứu="" 115="" vẫn="" không="" tăng="" hoặc="" tăng="" không="" đáng="" kể.="" cần="" có="" thêm="" nhiều="" giải="" pháp="" khác="" nhằm="" nâng="" cao="" thái="" độ="" và="" hành="" vi="" sử="" dụng="" cấp="" cứu="" 115="" của="" người="" dân="" thành="" phố="" hồ="" chí="" minh="" chứ="" không="" chỉ="" đơn="" thuần="" bằng="" biện="" pháp="" truyền="">

pdf 12 trang yennguyen 4920
Bạn đang xem tài liệu "Một đánh giá hiệu quả của truyền thông trong việc nâng cao sự hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 của người dân thành phố Hồ Chí Minh năm 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một đánh giá hiệu quả của truyền thông trong việc nâng cao sự hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 của người dân thành phố Hồ Chí Minh năm 2012-2013

Một đánh giá hiệu quả của truyền thông trong việc nâng cao sự hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 của người dân thành phố Hồ Chí Minh năm 2012-2013
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  1
1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC NÂNG 
CAO SỰ HIỂU BIẾT, THÁI ĐỘ VÀ SỬ DỤNG CẤP CỨU 115 CỦA NGƯỜI 
DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012 ‐ 2013 
Lê Thanh Chiến*, Huỳnh Thị Thanh Trang*, Đỗ Văn Dũng**, Đặng Văn Tài***, Đỗ Quốc Huy*,  
Võ Quang Huy*, Nguyễn Thái Bình*, Trần Vĩnh Khanh*, Lại Thị Kim Lệ*, Nguyễn Ngọc Cẩm Tú* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Để giảm bớt tỷ lệ tử vong và hạn chế biến chứng do cấp cứu ban đầu chậm trễ và không đúng 
cách, việc nâng cao tỷ lệ hiểu biết và sử dụng cấp cứu 115 tại thành phố Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết, một 
trong những giải pháp là can thiệp bằng các phương tiện truyền thông. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người dân thành phố Hồ Chí Minh có hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 
trước và sau khi can thiệp bằng truyền thông. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự hiểu biết, thái độ và sử 
dụng cấp cứu 115 của người dân thành phố Hồ Chí Minh trước và sau khi can thiệp.  
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: Người dân đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 
‐2013. Thiết kế: nghiên cứu can thiệp. 
Kết quả: 33,43% người dân biết thành phố có cấp cứu ngoại viện trước can thiệp, sau can thiệp là: 69,14% 
(p<0,001), chỉ số hiệu quả: 51,65%. 33,53% biết số điện thoại gọi cấp cứu là 115 trước can thiệp, sau can thiệp là: 
79,95 % (p<0,001), chỉ số hiệu quả: 58,06%. 27,31% biết cấp cứu 115 do Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương đảm 
trách trước can thiệp, sau can thiệp là 52,07% (p<0,001), chỉ số hiệu quả: 47,55%. 71,85% trước can thiệp cho 
rằng cấp cứu 115 là cần thiết, sau can thiệp: 75,51% (p<0,001), chỉ số hiệu quả: 4,85%.29,83% cho biết sẽ gọi 
cấp cứu 115 khi gặp  tình huống cấp cứu,  trước can  thiệp, sau can  thiệp: 33,43%  (p<0,001), chỉ số hiệu quả: 
10,77%. Khi gặp tình huống cấp cứu, trước can thiệp 10,51% người dân gọi cấp cứu 115, sau can thiệp: 35,04% 
(p<0,001),  chỉ  số  hiệu  quả:  71,32%. Tổng  số  lần nhận  số  điện  thoại 115  trung  bình  trước  can  thiệp: 14,63 
lần/ngày, sau can thiệp: 15,96 lần/ngày. Số chuyến xe cấp cứu trung bình trước can thiệp: 12,89 chuyến/ngày, 
sau can thiệp: 13,49 chuyến/ngày. Nhóm tuổi 18‐30 biết cấp cứu ngoại viện, số điện thoại 115, sẽ gọi Cấp cứu 
115 và khi gặp tình huống cấp cứu đã gọi Cấp cứu 115 nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Nhóm trình độ đại học, 
cao đẳng, nhóm cư ngụ tại các quận nội thành, nhóm nghề nghiệp công chức, viên chức, trí thức, học sinh, sinh 
viên biết cấp cứu ngoại viện và số điện thoại 115 nhiều hơn các nhóm khác, nhưng sử dụng Cấp cứu 115 so với 
các nhóm khác thì không khác biệt.  
Kết  luận: Nghiên cứu cho thấy giải pháp can thiệp bằng truyền thông cho người dân thành phố Hồ Chí 
Minh đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao sự hiểu biết về cấp cứu 115, số điện thoại 115. Tuy nhiên, 
dù người dân có tăng hiểu biết về cấp cứu ngoại viện, số điện thoại 115 thì thái độ và sử dụng Cấp cứu 115 vẫn 
không tăng hoặc tăng không đáng kể. Cần có thêm nhiều giải pháp khác nhằm nâng cao thái độ và hành vi sử 
dụng Cấp cứu 115 của người dân thành phố Hồ Chí Minh chứ không chỉ đơn thuần bằng biện pháp truyền 
thông. 
Từ khóa: Cấp cứu ngoại viện, Cấp cứu 115, truyền thông. 
* Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương   ** Đại học Y Dược Tp.HCM 
*** Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Tp.HCM (T4G) 
Tác giả liên lạc: Ths.Bs.Huỳnh Thị Thanh Trang  ĐT: 0918192469  Email: thanhtrangbvtv@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  2
ABSTRACT 
EFFICACY OF MEDIA IN RAISING AWARENESS OF KNOWLEDGE, ATTITUDE AND USING 
EMERGENCY SERVICE 115 AMONGST POPULATION IN HO CHI MINH CITY (2012‐2013) 
Le Thanh Chien, Huynh Thi Thanh Trang, Do Van Dung, Dang Van Tai, Do Quoc Huy, Vo Quang 
Huy, Nguyen Thai Binh, Tran Vinh Khanh, Lai Thi Kim Le, Nguyen Ngoc Cam Tu 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 1 ‐ 12 
Background: To  reduce mortality  and  complications  due  to  limited  first  aid  and  improper  delays,  it  is 
essential to improve awareness and using the emergency service 115 in Ho Chi Minh City, one of solutions is to 
intervene by media. 
Objectives: Determine the proportion of people in Ho Chi Minh who have knowledge, attitudes and use of 
emergency  115  before  and  after  by media  intervention.  Learn  a  number  of  factors  related  to  the  knowledge, 
attitude and use of emergency 115 people in Ho Chi Minh City before and after the intervention. 
Methods: Subjects: People living in Ho Chi Minh City in 2012 ‐2013. Design: Interventional trial. 
Results:  33.43% and 69.14% people were aware of city emergency service before and after  intervention, 
respectively (p <0.001), performance indicators: 51.65%. 33.53% and 79.95% people were aware of emergency 
phone  number  115  before  and  after  intervention,  respectively  (p  <0.001),  performance  indicators:  58.06%. 
27.31% and 52.07% people knew that emergency service 115 was undertaken by Trung Vuong Hospital before 
and  after  intervention,  respectively  (p  <0.001),  performance  indicators:  47.55%.  71.85%  and  75.51%  people 
thought  that  emergency  service  115  is  necessary  before  and  after  intervention,  respectively  (p  <0.001), 
performance indicators: 4.85%.29.83% and 33.43% people would call 115 in case of emergency before and after 
intervention,  respectively  (p  <0.001),  performance  indicators:  10.77%.  When  encountering  an  emergency 
situation, 10.51% and 35.04% would call 115 before and after intervention, respectively (p <0.001), performance 
indicators: 71.32%.  Total phone  calls before  and  after  intervention were 14.63  and 15.96  / day,  respectively. 
Average number of ambulance trips before and after intervention were 12.89 and 13.49 / day. Amongst groups 
with different age, group 18‐30 year‐old is most aware of emergency service, has called and will call 115 when 
they  encounter  an  emergency  case.  Those  people  who  have  university  degree,  living  in  urban  districts, 
professional,  students  are more  aware  of  emergency  service  and  115,  yet  emergency  usage  frequency  is  not 
different from other groups. 
Conclusion: The study has showed that intervention by media amongst population in Ho Chi Minh City 
has  been  remarkably  effective  in  improving  the  understanding  of  the  emergency  service  and  115. However, 
although people may increase understanding of emergency aid, the attitude and using 115 service do not increase 
significantly. More solutions are needed  to enhance attitudes and behavior using  the emergency 115 amongst 
people in Ho Chi Minh City, not merely by means of media. 
Keywords: emergency service, 115, media. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay Bệnh 
viện Cấp cứu Trưng Vương được giao nhiệm vụ 
thực hiện  là một Trung  tâm Cấp cứu 115 phục 
vụ cấp cứu ngoại viện cho người dân sinh sống 
tại thành phố. Theo số liệu thống kê công tác cấp 
cứu ngoài bệnh viện  của Khoa Cấp  cứu ngoại 
viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương trong thời 
gian từ năm 2002 đến 2011 như sau: Tổng số lần 
nhận điện thoại cấp cứu, tổng số lần xe của bệnh 
viện đi cấp cứu, số chuyến xe cấp cứu ngoại viện 
bình quân mỗi ngày rất thấp, không tương xứng 
với nhu cầu trong thực tế, chỉ đáp ứng <1% nhu 
cầu  cấp  cứu  của người dân  thành phố Hồ Chí 
Minh(4,10,11). 
Nghiên cứu khảo sát sự hiểu biết và thái độ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  3
người dân  tại  thành phố Hồ Chí Minh về  cấp 
cứu 115 của Lê Thanh Chiến, Trần Vĩnh Khanh 
năm 2011 cho thấy: chỉ có 29,56% người dân biết 
thành  phố Hồ  Chí Minh  có  dịch  vụ  cấp  cứu 
ngoại viện/tại nhà, Tỷ  lệ biết  số  điện  thoại gọi 
cấp cứu 115  là 32,14%,  tỷ  lệ biết 115  là số điện 
thoại gọi cấp cứu 64,23%, 81,01% cho biết dịch 
vụ  cấp  cứu  115  là  rất  cần  thiết  và  cần  thiết, 
nhưng khi gặp trường hợp cấp cứu, phần lớn sẽ 
tự đưa bệnh nhân đến bệnh viện vì  lý do tự đi 
nhanh hơn (67,04%)(10). 
Để giảm bớt  tỷ  lệ  tử vong và hạn chế biến 
chứng do cấp cứu ban đầu chậm  trễ và không 
đúng  cách, việc nâng  cao  tỷ  lệ hiểu biết và  sử 
dụng cấp cứu 115 tại thành phố Hồ Chí Minh là 
việc làm cần thiết, một trong những giải pháp là 
can thiệp bằng các phương tiện truyền thông với 
nhiều hình thức (trực tiếp, gián tiếp). 
Mục tiêu 
Xác định tỷ lệ người dân thành phố Hồ Chí 
Minh có hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 
115  trước  và  sau  khi  can  thiệp  bằng  truyền 
thông. 
Tìm  hiểu một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  sự 
hiểu biết,  thái  độ và  sử dụng  cấp  cứu  115  của 
người dân thành phố Hồ Chí Minh trước và sau 
khi can thiệp.  
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu can thiệp  
Nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: (tháng 9‐11/2012): Nghiên cứu 
mô  tả cắt ngang khảo sát về sự hiểu biết và sử 
dụng cấp cứu 115 của người dân tại thành phố 
Hồ Chí Minh. 
Giai  đoạn  2  (tháng  12/2012‐tháng  5/2013): 
Can thiệp trên nhóm nghiên cứu.  
Giai đoạn 3 (tháng 5‐6/2013): Đánh giá lại sự 
hiểu  biết  và  sử  dụng  cấp  cứu  115  trên  nhóm 
nghiên cứu sau can thiệp. 
Đối tượng nghiên cứu 
Người dân đang sinh sống tại thành phố Hồ 
Chí Minh năm 2012 ‐2013.  
Tiêu chí chọn mẫu 
Người dân từ 18 ‐ 60 tuổi. 
Đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, 
không kể thường trú hay tạm trú. 
Có  điện  thoại  bàn,  đăng  k ý  công  khai  tại 
dịch  vụ  1080,  1081,  nằm  trong  danh  bạ  điện 
thoại 2012‐2013. 
Tiêu chí loại trừ 
Những  người  không  đồng  ý  tham  gia 
nghiên cứu. 
Kỹ thuật chọn mẫu 
Chọn mẫu cụm.  
Thành phố Hồ Chí Minh có 24 quận huyện, 
chọn ngẫu nhiên ít nhất 105 người để phỏng vấn 
qua điện thoại. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Phỏng vấn  qua  điện  thoại  bằng  bảng  câu 
hỏi đã soạn sẵn. Bảng câu hỏi gồm 3 phần với 
20 câu hỏi. 
Thành phố Hồ Chí Minh có 719,123 thuê bao 
điện  thoại  mạng  VNPT,  mỗi  quận  huyện  có 
trung bình 29.963  thuê bao,  chọn  số điện  thoại 
ngẫu nhiên  bằng máy  tính  được  cung  cấp  bởi 
dịch vụ tổng đài 1080 và 1081. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Sự hiểu biết về cấp cứu ngoại viện và số điện 
thoại 115 trước và sau can thiệp 
Sự hiểu biết về cấp cứu 
ngoại viện và 
số điện thoại 115 
Trước can 
thiệp 
Sau can 
thiệp Test 
χ2, p
n % n % 
Biết TPHCM 
có CCNV 
Biết 677 33,43 1400 69,14 <0,00
1 Không biết 1348 66,57 625 30,86
Số điện thoại 
gọi cấp cứu
115 679 33,53 1619 79,95
<0,00
1 Số khác/
Không biết 1346 66,47 406 20,05
Biết 115 là số
điện thoại 
CC 
Biết 1102 54,41 1765 87,16 <0,00
1 Không biết 923 45,58 260 12,84
Tổng cộng 2025 100 2025 100 
Bảng 2: Sự hiểu biết về cấp cứu 115 trước và sau can 
thiệp của nhóm biết cấp cứu 115 và số điện thoại 115 
Sự hiểu biết về cấp 
cứu 115 
Trước can 
thiệp 
Sau can 
thiệp 
Test 
χ2, p 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  4
n % n % 
BV đảm 
trách CC 115 
BV CCTV 301 27,31 919 52,07
<0,001
Không biết 801 72,69 846 47,93
Cách gọi cấp 
cứu 115 
Biết 1006 91,29 1743 98,75
<0,001
Không biết 96 8,71 22 1,25
Cước phí gọi 
đến số 115 
Miễn phí 429 38,93 1185 67,14
<0,001Có phí/ 
Không biết 673 61,07 580 32,86
Chi phí CC 
115 
Biết 165 14,97 544 30,82
<0,001
Không biết 937 85,03 1221 69,18
Tổng cộng 1102 100 1765 100 
Bảng 3: Thái độ về cấp cứu 115 trước và sau can 
thiệp 
Thái độ về cấp cứu 115 
của nhóm nghiên cứu 
Trước can 
thiệp 
Sau can 
thiệp Test 
χ2, p
n % n % 
Mức độ 
cần thiết 
của CC 
115 
Cần thiết 1455 71,85 1529 75,51
<0,00
1 Không ý kiến/ 
Không cần thiết 570 28,15 496 24,49
Thái độ 
Gọi cấp cứu 115 604 29,83 677 33,43
<0,00
1 Tự đến bệnh viện/ 
Tùy tình huống 1421 70,17 1348 66,57
Tổng cộng 2025 100 2025 100 
Bảng 4: Các trường hợp đã gặp tình huống cấp cứu 
trước và sau can thiệp 
Đã từng gặp tình 
huống cấp cứu 
Trước can thiệp Sau can thiệp 
n % n % 
Có 371 9,32 899 44,4 
Không 1654 81,68 1126 55,6 
Tổng cộng 2025 100 2025 100 
Bảng 5: Xử trí khi gặp tình huống cấp cứu trước và 
sau can thiệp 
Xử trí khi gặp 
cấp cứu 
Trước can thiệp Sau can thiệp Test 
χ2, p n % n % 
Gọi CC 115 39 10,51 315 35,04 
<0,001Khác 332 89,49 584 64,96 
Tổng cộng 371 100 899 100 
Bảng 6: Số cuộc gọi 115 và số chuyến xe cấp cứu 
trước và sau can thiệp 
Số cuộc gọi 115 và 
 số chuyến xe/ngày 
Trước can 
thiệp 
Sau can 
thiệp 
Tổng số lần nhận số điện thoại 115 14,63 15,96 
Số chuyến xe cấp cứu 12,89 13,49 
Tổng số BN được cấp cứu 12,7 12,6 
Bảng 7: Đánh giá hiệu quả nâng cao sự hiểu biết và 
sử dụng cấp cứu 115  
Đánh giá hiệu quả Trước CT (%) 
Sau CT 
(%) 
CSHQ 
(%) 
Biết TPHCM có CCNV 33,43 69,14 51,65 
Biết số điện thoại 
gọi cấp cứu là 115 33,53 79,95 58,06 
Biết 115 là số điện thoại 
gọi cấp cứu 54,81 87,16 37,12 
Biết BVCCTV 
phụ trách Cấp cứu 115 27,31 52,07 47,55 
Cấp cứu 115 là cần thiết 71,85 75,51 4,85 
Sẽ gọi 115 khi gặp CC 29,83 33,43 10,77 
Đã gọi cấp cứu 115 10,51 35,04 71,32 
Bảng 8: Liên quan giữa các đặc điểm chung nhóm nghiên cứu và sự hiểu biết cấp cứu ngoại viện (cấp cứu 115) 
Đặc điểm 
Biết Không biết Tổng cộng Test χ2, 
n % n % n % p 
Giới tính 
Nam 684 70,15 291 29,85 975 100 
0,34 
Nữ 716 68,19 334 31,81 1050 100 
Nhóm tuổi 
18 – 30 286 77,51 83 22,49 369 100 
<0,001 31 – 45 582 0,29 246 29,71 828 100 
46 – 60 532 64,25 296 35,75 828 100 
Trình độ học 
vấn 
Mù chữ, cấp 1,2 349 61,12 222 38,88 571 100 
<0,001 Cấp 3 614 1,23 248 87,72 862 100 
CĐ-ĐH 437 73,82 155 18 592 100 
Nhóm cư ngụ 
Nội thành 1148 70,52 480 29,48 1628 100 
0,006 
Ngoại thành 252 63,48 145 36,52 397 100 
Nghề nghiệp 
Nhóm 1 261 75,22 86 24,78 347 100 
0,007 
Nhóm 2 1139 67,88 539 32,12 1678 100 
Bảng 9: Liên quan giữa các đặc điểm chung nhóm nghiên cứu và sự nhận biết số điện thoại gọi cấp cứu là 115 
Đặc điểm 
Biết Không biết Tổng cộng Test χ2, 
n % n % n % p 
Giới tính 
Nam 784 80,41 191 19,59 975 100 
0,61 
Nữ 835 79,52 215 20,48 1050 100 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  5
Đặc điểm 
Biết Không biết Tổng cộng Test χ2, 
n % n % n % p 
Nhóm tuổi 
18 – 30 321 86,99 48 13,01 369 100 
<0,001 31 – 45 679 82 149 18 828 100 
46 – 60 619 74,76 209 25,24 828 100 
Trình độ học 
vấn 
Mù chữ, cấp 1,2 411 71,99 160 28,02 571 100 
<0,001 Cấp 3 705 1,79 157 8,21 862 100 
Cao đẳng, Đại học 503 84,97 89 15,03 592 100 
Nhóm cư ngụ 
Nội thành 1336 82,06 292 17,94 1628 100 
<0,001 
Ngoại thành 283 71,28 114 28,72 397 100 
Nghề nghiệp 
Nhóm 1 300 86,46 47 13,54 347 100 
0,001 
Nhóm 2 1319 78,61 359 21,39 1678 100 
Bảng 10: Liên quan giữa các đặc điểm chung nhóm nghiên  ...  
nâng  cao  sự hiểu biết về  cấp  cứu  115,  số  điện 
thoại cấp cứu 115, nhu cầu sử dụng và cả việc sử 
dụng khi gặp tình huống cấp cứu. 
Dựa trên kết quả điều tra ban đầu cho thấy, 
vấn đề nâng cao sự hiểu biết, nâng cao sử dụng 
Cấp cứu 115, hoàn toàn có thể thực hiện tại cộng 
đồng. Những can thiệp này không đòi hỏi công 
nghệ cao,  trang  thiết bị đắt  tiền, không đòi hỏi 
nhân viên y tế chuyên khoa sâu, dễ thực hiện và 
dễ nhận được sự quan tâm của cộng đồng. 
Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu cũng cho 
thấy,  so với hiệu quả  can  thiệp về nâng  cao  sự 
hiểu biết của người dân, cụ thể chỉ số hiệu quả về 
tiêu chí biết thành phố Hồ Chí Minh có cấp cứu 
ngoại viện  là  51,65%, biết  số  điện  thoại gọi  cấp 
cứu 115 là 58,06%, biết 115 là số điện thoại gọi cấp 
cứu là 37,12%, thì hiệu quả can thiệp trong thái độ 
(10,77%) là thấp hơn. Điều này cho thấy, để nâng 
cao thái độ của người dân về Cấp cứu 115 thì can 
thiệp bằng truyền thông là chưa đủ. 
Trong 2 năm qua, khoa Cấp cứu ngoại viện 
Bệnh  viện Cấp  cứu  Trưng Vương  cũng  đã  có 
nhiều  biện  pháp  để  nâng  cao  chất  lượng  tuy 
nhiên  theo  nghiên  cứu,  số  lượng  cuộc  gọi 
115/ngày và số chuyến xe Cấp cứu 115/ngày vẫn 
không tăng. Đây cũng đang là thực trạng chung 
của hệ thống cấp cứu 115 của cả nước, hiện nay 
ở nước ta chỉ có khoảng 20% các ca cấp cứu cả 
nội và ngoại khoa  tại nhà và  đường phố được 
thực hiện bởi hệ thống cấp cứu 115, 80% còn lại 
là do người dân  tự vận  chuyển. Còn  tại  thành 
phố Hồ Chí Minh,  số  ca bệnh, nạn nhân  được 
vận chuyển, cấp cứu bởi 115 chiếm <1% so với 
tổng  số  ca  vào  cấp  cứu  tại  các  bệnh  viện  trên 
toàn  thành phố. Cụ  thể  trong năm  2010,  số  ca 
cấp cứu trong toàn thành phố là 750,954, số cuộc 
gọi  cấp  cứu  115  là  6159,  số  lần  đi  cấp  cứu  là 
5225(11). 
Qua nghiên cứu này cho thấy, dù tỷ lệ hiểu 
biết  của người dân về  cấp  cứu 115, về  số điện 
thoại  115  có  gia  tăng,  thì  tỷ  lệ  sử  dụng  vẫn 
không tăng hoặc tăng rất ít và nếu chỉ can thiệp 
bằng  truyền  thông  thì  hiệu  quả  chưa  cao. 
Nguyên  nhân  do  những  hạn  chế  của  cấp  cứu 
115 tại thành phố Hồ Chí Minh: mạng  lưới cấp 
cứu 115 chưa phủ kín và thường trực, chưa thiết 
lập được quy chế hoạt động chuyên trách, Bệnh 
viện  Cấp  cứu  Trưng  Vương  không  điều  phối 
trực  tiếp  thống nhất mạng  lưới  cấp  cứu ngoại 
viện, đầu tư trang thiết bị cho công tác cấp cứu 
ngoài bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế, Cấp cứu 
115 vẫn chưa được quan tâm đúng mức của xã 
hội. Mạng  lưới  cấp  cứu 115  chỉ  đáp  ứng <  1% 
nhu cầu cấp cứu của người dân (chưa tính đến 
nhu  cầu  vận  chuyển  trong  khám  bệnh,  chữa 
trong khám bệnh, chữa bệnh của người dân) và 
không  đủ  khả  năng  ứng  phó  trước  thiên  tai, 
thảm họa(11).Một vấn đề được đặt ra tại nước ta 
hiện nay, khả năng tự sơ cấp cứu cho bản thân 
và người nhà không có, trong khi tại các nước 
phát triển, người dân có thể hồi sinh tim phổi 
cơ bản (CPR) cho người khác đang hấp hối. Tại 
các nước phát  triển,  các nghiên  cứu  cho  thấy 
các trường hợp ngưng tim tại cộng đồng được 
làm CPR  bởi  người  dân. Một  nghiên  cứu  tại 
Nhật của Arthur năm 1993 cho thấy trong các 
trường hợp ngưng tim trước bệnh viện, thì đã 
có 12% người dân tham gia CPR trước khi đội 
cấp cứu đến, trong khi thời gian trung bình đội 
cấp  cứu,  cứu hỏa  đến  là 2,5 phút(8). Tại Thụy 
Điển,  nghiên  cứu  của Mattias  Ringh  từ  năm 
1992  đến  năm  2005  trên  các  bệnh  nhân  bị 
ngưng  tim ngoài bệnh viện. Tỷ  lệ bệnh nhân 
được  những  người  qua  đường  hô  hấp  nhân 
tạo  tăng  từ  47%  năm  1992  lên  58%  vào  năm 
2005  (p < 0.0001)(21). Tại Mỹ, 36,7% các  trường 
hợp ngưng  tim  được  sự  chứng  kiến  của một 
người  bên  ngoài,  33,3%  bệnh  nhân  được  hô 
hấp nhân  tạo bởi người  xung quanh và  3,7% 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  10
được những người xung quanh khử rung bằng 
máy  tự  động  bên  ngoài  trước  khi  EMS  xuất 
hiện(12). 
Trong khi  ở nước  ta, nghiên  cứu  của  Đinh 
Xuân  Diễm  ‐  David  Trần  năm  2009,  chỉ  có 
những  bệnh  nhân  được  đưa  đến  bằng  xe  cấp 
cứu  (16%)  là  nhận  được  hồi  sinh  tim 
phổi(3).Nghiên  cứu  của  Đặng  Trúc  Lan  Trinh 
năm  2008  cho  thấy  hầu  hết  các  trường  hợp 
ngưng tim xảy ra tại nhà (80%), (20%) xảy ra tại 
nơi  công  cộng,  tất  cả  các  trường  hợp  này  đều 
không  được  thân  nhân  thực  hiện  CPR  đúng 
cách,  người  dân  vẫn  chưa  ý  thức  về mức  độ 
nguy hiểm của nó, những người chứng kiến đều 
không có những xử lý thích hợp khi chứng kiến 
bệnh nhân bị ngưng tim và làm chậm thời gian 
và cơ hội có thể cứu sống bệnh nhân. Để thật sự 
cải thiện dự hậu lâm sàng cho những bệnh nhân 
bị ngưng tim đột ngột ngoài bệnh viện, cần một 
nỗ  lực  lớn  trong  thông  tin  và  giáo  dục  cộng 
đồng các kiến thức về hồi sinh tim phổi cơ bản(2).  
Những yếu  tố  liên quan  đến sự hiểu biết 
và sử dụng cấp cứu 115 sau can thiệp 
Qua kết quả nghiên  cứu,  sự khác biệt  có ý 
nghĩa thống kê về tỷ  lệ biết cấp cứu ngoại viện 
giữa  các  nhóm  tuổi,  nhóm  trình  độ  học  vấn, 
nhóm  cư  ngụ,  nhóm  nghề  nghiệp. Nhóm  tuổi 
18‐30 biết cấp cứu ngoại viện chiếm tỷ lệ 77,51%, 
nhóm  trình  độ  đại học,  cao  đẳng biết  cấp  cứu 
ngoại viện chiếm tỷ lệ 73,82%, nhóm cư ngụ tại 
các  quận  nội  thành  biết  cấp  cứu  ngoại  viện 
chiếm  tỷ  lệ  70,52%,  nhóm  nghề  nghiệp  công 
chức, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên biết 
cấp cứu ngoại viện chiếm tỷ lệ 75,22% nhiều hơn 
các nhóm khác. 
Nhóm tuổi 18 – 30 còn biết số điện thoại gọi 
cấp cứu 115 cao nhất (86,99%), đây là nhóm tuổi 
tiếp cận các phương tiện truyền thông ‐ đặc biệt 
là Internet ‐ nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Tỷ lệ 
biết số điện thoại cấp cứu là 115 của nhóm trình 
độ cao đẳng, đại học là 84,97%, nhóm cư ngụ tại 
các  quận  nội  thành  là  82,06%,  nhóm  nghề 
nghiệp công chức, viên chức, trí thức, học sinh, 
sinh viên  là  86,46%  cũng nhiều hơn  các nhóm 
khác. 
Các so sánh này cho thấy tuổi, trình độ học 
vấn, nghề nghiệp,  cư ngụ  có  liên quan  đến  sự 
hiểu  biết  dịch  vụ  cấp  cứu  ngoại  viện,  số  điện 
thoại  gọi  cấp  cứu  115.  So  sánh  với  kết  quả 
nghiên cứu năm 2011 cho  thấy nhóm  tuổi 18  ‐ 
30, nhóm  trình  độ  học  vấn  cao  đẳng,  đại  học, 
trên đại học, nhóm nghề nghiệp  là nhân viên y 
tế, công chức, viên chức, học sinh sinh viên,  trí 
thức biết số điện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều 
hơn  các  nhóm  khác.  Nhóm  cư  ngụ  quận  nội 
thành biết dịch vụ cấp cứu 115 nhiều hơn nhóm 
huyện ngoại thành(10).  
Nghiên cứu của chúng  tôi phù hợp với kết 
quả nghiên cứu của tác giả Rau R. và cộng sự ở 
Đức năm 2006 cho thấy để thông tin cho người 
dân  về  dịch  vụ  cấp  cứu  24/24h  họ  chọn  đối 
tượng là nam giới, nhóm tuổi trẻ hơn và những 
người có trình độ học vấn cao hơn, để thông tin 
về số điện thoại cuộc gọi khẩn cấp 112 họ chọn 
nhóm đối tượng người lớn tuổi, và thông tin cho 
công  chúng  về  số  điện  thoại  quốc  gia  vận 
chuyển bệnh nhân 19,222(17). 
Truyền  thông cho  từng nhóm đối  tượng cụ 
thể sẽ dễ đạt được mục tiêu tại Hoa Kỳ, theo tác 
giả Douglas Evans W., cách tiếp cận rộng là mục 
tiêu  truyền  thông,  trong  đó  thông  tin  về  các 
nhóm dân  số được  sử dụng, như  sử dụng  tên 
của  một  người,  sử  dụng  hồ  sơ  của  một  đối 
tượng  cụ  thể  (ví  dụ:  phụ  nữ  thu  nhập  trung 
bình,  trên người có con,  sống  ở khu vực ngoại 
thành). Đây  là  cách  tiếp  cận  được  sử dụng  đạt 
hiệu quả trong nâng cao sức khỏe(5).  
Khi gặp tình huống cấp cứu, nhóm tuổi 18‐
30  cho  biết  sẽ  gọi  xe  cấp  cứu  nhiều  hơn  các 
nhóm  tuổi  khác  (35,77%),  nhóm  trình  độ  cao 
đẳng, đại học sẽ gọi xe cấp cứu 36,66% nhiều 
hơn các nhóm khác, nhóm cư ngụ tại các quận 
nội  thành sẽ gọi xe cấp cứu 35,01% nhiều các 
nhóm huyện ngoại  thành. Nhóm  tuổi  18  ‐  30 
cũng  là nhóm  tuổi  biết  số  điện  thoại  gọi  cấp 
cứu 115 cao nhất, khi gặp tình huống cấp cứu, 
nhóm tuổi 18–30 cũng đã gọi xe cấp cứu chiếm 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  11
tỷ lệ 46,43% cao hơn các nhóm tuổi khác. Như 
vậy, nhóm  tuổi có  liên quan đến sự hiểu biết, 
nhu  cầu  sử  dụng  và  sử  dụng  cấp  cứu  115, 
nhóm tuổi 18‐30 biết về cấp cứu ngoại viện, số 
điện  thoại  115,  có nhu  cầu gọi và  đã gọi  cấp 
cứu 115 nhiều hơn các nhóm tuổi khác, đây là 
nhóm  tuổi  tiếp  cận  các  phương  tiện  truyền 
thông  ‐  đặc  biệt  là  Internet  ‐  nhiều  hơn  các 
nhóm tuổi khác. Kết quả này phù hợp với kết 
quả năm 2011, nhóm tuổi 18–30 cũng là nhóm 
biết số điện thoại gọi cấp cứu là 115 và khi gặp 
tình  huống  cấp  cứu  sẽ  gọi  xe  cấp  cứu  nhiều 
hơn các nhóm khác(10). Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi khác với nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ, 
tỷ lệ sử dụng EMS cao nhất ở những người trên 
65 tuổi(6).  
Nhóm trình độ đại học, cao đẳng, nhóm cư 
ngụ  tại các quận nội  thành, nhóm nghề nghiệp 
công  chức,  viên  chức,  trí  thức,  học  sinh,  sinh 
viên biết cấp cứu ngoại viện và số điện thoại 115 
nhiều hơn các nhóm khác, nhưng sử dụng Cấp 
cứu  115  so với  các nhóm khác  thì không khác 
biệt,  cho  thấy dù  có  tăng hiểu biết về  cấp  cứu 
ngoại viện, số điện thoại 115 thì vẫn không tăng 
sử dụng cấp cứu 115. Kết quả này khác với kết 
quả nghiên cứu của Steven Reinberg năm 2013 
cho  thấy  tại Hoa Kỳ,  ở bệnh nhân  đột quị gọi 
EMS, nhóm dân  tộc  thiểu số và nhóm người  ở 
vùng nông  thôn  ít gọi đến EMS hơn các nhóm 
khác(19). Một nghiên cứu của 17 chiến dịch y  tế 
châu Âu gần đây  trên một  loạt các chủ đề bao 
gồm thúc đẩy các xét nghiệm HIV, nhập viện vì 
nhồi máu cơ tim, tiêm chủng, tầm soát ung thư 
cũng cho thấy dù truyền  thông ở  tác động nhỏ 
nhưng có hiệu quả tích cực. Nghiên cứu này cho 
thấy, hành  vi  cần phải  được  thay  đổi một  lần 
hoặc chỉ một vài  lần sẽ dễ dàng hơn khi  lặp đi 
lặp lại và kéo dài thời gian(5). 
KẾT LUẬN 
Nghiên  cứu  cho  thấy  giải pháp  can  thiệp 
bằng  truyền  thông  cho người dân  thành phố 
Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong 
việc nâng cao sự hiểu biết về Cấp cứu 115, số 
điện  thoại  115.  Cần  có  thêm  nhiều  giải  pháp 
khác nhằm nâng cao thái độ và hành vi sử dụng 
Cấp cứu 115 của người dân  thành phố Hồ Chí 
Minh chứ không chỉ đơn thuần bằng biện pháp 
truyền thông. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Arendts, Sim M, Johnston S, Brightwell R (2011), “A protocol 
for  a  randomised  controlled  trial  of  paramedic  assessment 
and referral to access medical care at home”, BMC Emergency 
Med 2011 8/6. 11(1), pp. 7. 
2. Đặng Trúc Lan Trinh (2009), “Nhận xét đặc điểm các trường 
hợp ngưng tim ngoài bệnh viện, hồi sức không thành công tại 
khoa  cấp  cứu Bệnh viện Nhân dân Gia  Định,  từ  02/2008  – 
12/2008. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Phụ bản tập 6 (13), tr 
311 – 318. 
3. Đinh  Xuân Diễm. David  Trần  (2010),  “Nghiên  cứu  những 
trường hợp ngưng  tim  trước nhập viện  đến khoa Cấp  cứu 
Bệnh viện FV năm 2009”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 
phụ bản tập 14 (4), tr.35‐38. 
4. Đỗ Quốc Huy (2011), “Cấp cứu ngoại viện (115) tại thành phố 
Hồ Chí Minh”, Tài liệu Hội thảo Khoa học kỹ thuật Pháp – Việt về 
cấp cứu ngoại viện, tr.87‐99. 
5. Douglas WE (2006), “How social marketing works  in health 
care”, BMJ, 2006, May 20, 332(7551), pp.1207‐1210. 
6. Dundar  C.,  Sunter  AT.  Canbaz  S.  Cetinoglu  E.  (2006), 
“Emergency service use by older people in Samsun, Turkey”, 
Adv Ther, Jan‐Feb;23(1), pp. 47‐53. 
7. Hà Thanh Hà (2011), “Khảo sát đặc điểm dịch tễ, sự phân bố 
bệnh của các trường hợp cấp cứu được tiếp nhận, xử trí qua 
hệ thống cấp cứu 115 tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y 
học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản của tập 15(4), tr.105‐111. 
8. Kellermann AL, Hackman BB,  Somes G, Kreth TK, Nail L, 
Dobyns P. (1993), “Impact of First‐Responder Defibrillation in 
an Urban Emergency Medical Services System”, JAMA.1993, 
270(14), pp.1708‐1713. 
9. Lamhaut  L  (2011),  “SAMU,  SMUR”,  Colloque  Franco‐
Vietnamien de medecine d’urgence prehospitaliere, pp.15‐40. 
10. Lê Thanh Chiến, Trần Vĩnh Khanh (2011), “Khảo sát sự hiểu 
biết và thái độ của người dân thành phố Hồ Chí Minh về dịch 
vụ cấp cứu 115”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Phụ bản của 
tập 14 (4), tr 59 – 64. 
11. Lê Trường Giang (2012), “Hệ thống y tế công cộng thành phố 
Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp đề xuất”, Tạp chí Ung 
thư học Việt Nam, Hội nghị Khoa học y  tế công cộng TP.Hồ Chí 
Minh lần I, tr.16‐27. 
12. Mc  Nally  B  (2011),  “Out‐of‐Hospital  Cardiac  Arrest 
Surveillance  ‐Cardiac  Arrest  Registry  to  Enhance  Survival 
(CARES), United States, October 1, 2005‐ December 31, 2010”, 
Surveillance Summaries, Vol.60(8), pp.1‐19. 
13. Nguyễn Đình Đán  (1999), “Củng  cố hệ  thống  cấp  cứu  tỉnh 
Thái Bình”, Thông tin Y học thảm họa và bỏng, tập 2 (1), tr.20‐25. 
14. Nguyễn Hồng  Thái,  Đỗ  Thanh  Long, Nguyễn  Văn Mạnh 
(2008), “Đánh giá thực trạng sơ cứu – cấp cứu – vận chuyển 
bệnh nhân bỏng của các cơ sở y tế đến Viện Bỏng quốc gia”, 
Thông tin Y học thảm họa và bỏng, số 1, tr.58‐66. 
15. Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2010), “Thực trạng mạng lưới cấp cứu 
ngoại viện (cấp cứu 115) thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn 
tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Hùng Vương,  thành phố 
Hồ Chí Minh. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  12
16. Phạm Anh Phong  (2011), “Mô  tả  thực  trạng bệnh nhân  chấn 
thương do tai nạn vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam từ tháng 
4/2010 đến 10/2010”, Tạp chí Y học lâm sàng, số 7, tr.42‐47. 
17. Randall N., Hyer Vincent T Covello (2005), “Effective Media 
Communication during Public Health Emergencies”, A Who 
Handbook, World Health Organization, pp.1‐85. 
18. Rau  R. Mensing M.  Brand H.  (2006).  “Medical  Emergency 
Services  as  Seen  by  Consumers”. Health  services  research  by 
CATI  survey  of  the  community.  Med  Klin  (Munich)  Jan 
15,101(1), pp.37. 
19. Reinberg  S.  (2013),  “Many  Stroke  Patients Donʹt Call  911”, 
HealthDay News, April 30, 2013. 
20. Richard  J,  Osmond  MH,  Nesbitt  L,  Stiell  IG  (2006), 
“Management and outcomes of pediatric patients transported 
by  emergency medical  services  in  a  Canadian  prehospital 
system”, CJEM. 2006 Jan, 8(1), pp. 6‐12. 
21. Ringh M., Herlitz J. et al (2009), “Out of hospital cardiac arrest 
outside home  in Sweden, change  in characteristics, outcome 
and availability for public access defibrillation”, Scandinavian 
Journal  of  Trauma,  Resuscitation  and  Emergency  Medicine. 
Biomed Central, pp 1‐6. 
22. Tanne J.H., (1986), “EMS receives an average of 100 calls an 
hour. Early evening is the busiest time”, New York emergency, 
9. pp.33. 
Ngày nhận bài         20/08/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   29/08/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    10/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfmot_danh_gia_hieu_qua_cua_truyen_thong_trong_viec_nang_cao_s.pdf