Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Quốc phòng, An ninh cho sinh viên đại học hiện nay

Abstract: In the present context, the awareness of the impact, the domination by fundamental,

comprehensive innovation points and the development strategy of education and training of the

Party and State to apply to the implementation of teaching, learning national defense, security

education and other factors related to this field has directly impacted on students and teachers. This

article presents the factors that directly affect the management process, teaching the subject and

the requirements to improve the quality of national defense, security education for university

students.

pdf 6 trang yennguyen 3480
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Quốc phòng, An ninh cho sinh viên đại học hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Quốc phòng, An ninh cho sinh viên đại học hiện nay

Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Quốc phòng, An ninh cho sinh viên đại học hiện nay
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 14-19 
 14 
Email: tkmai@agu.edu.vn 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, 
AN NINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HIỆN NAY 
Trần Khánh Mai - Trường Đại học An Giang 
Ngày nhận bài: 15/09/2018; ngày sửa chữa: 10/10/2018; ngày duyệt đăng: 30/11/2018. 
Abstract: In the present context, the awareness of the impact, the domination by fundamental, 
comprehensive innovation points and the development strategy of education and training of the 
Party and State to apply to the implementation of teaching, learning national defense, security 
education and other factors related to this field has directly impacted on students and teachers. This 
article presents the factors that directly affect the management process, teaching the subject and 
the requirements to improve the quality of national defense, security education for university 
students. 
Keywords: Student, University, solution, impact factor, national defense and security education. 
1. Mở đầu 
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ 
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhiệm vụ 
giáo dục (GD) quốc phòng toàn dân, trong đó giáo dục 
quốc phòng và an ninh (GDQP-AN) cho học sinh, sinh 
viên (SV) là một nội dung quan trọng. Việc phổ cập và 
tăng cường GDQP-AN là nhiệm vụ chung của Đảng, 
Nhà nước và toàn xã hội cần được chỉ đạo, tổ chức thực 
hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương 
bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng, kết hợp 
GD thường xuyên với GD tập trung có trọng tâm, trọng 
điểm, chú trọng GD lòng yêu nước, yêu chế độ XHCN, 
lịch sử truyền thống của Đảng và dân tộc, ý thức sống 
và làm việc theo pháp luật, trong đó xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc (BVTQ) Việt Nam XHCN là trách nhiệm 
và nghĩa vụ của mọi công dân [1]. Trong bối cảnh hiện 
nay, công tác tổ chức hoạt động, quản lí, thực thi nhiệm 
vụ GDQP-AN cho SV ở các cơ sở giáo dục đại học 
(GDĐH) đã và đang chịu sự chi phối bởi các yếu tố nội 
tại về quan điểm, chiến lược phát triển GD, sự lãnh đạo, 
chỉ đạo, cách thức tổ chức chương trình, nội dung, quản 
lí chất lượng và yếu tố bên ngoài tác động vào môi 
trường GD. 
Bài viết đề cập các yếu tố tác động trực tiếp đến quá 
trình giảng dạy môn học, từ đó phân tích yêu cầu nâng 
cao nhận thức phòng ngừa tác động tiêu cực, nâng cao 
chất lượng GDQP-AN cho SV trong các cơ sở GDĐH 
hiện nay. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và nhiệm 
vụ giáo dục quốc phòng, an ninh cho sinh viên ở các 
cơ sở giáo dục đại học 
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban 
Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện 
GD-ĐT đã xác định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh 
mẽ về chất lượng, hiệu quả GD, đào tạo; đáp ứng ngày 
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, BVTQ và nhu cầu học 
tập của nhân dân. GD con người Việt Nam phát triển toàn 
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo 
của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng 
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”, “Hoàn thiện mạng 
lưới các cơ sở GDĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào 
tạo phù hợp với quy hoạch phát triển đa dạng hóa các cơ 
sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và 
các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, BVTQ và 
hội nhập quốc tế” [2]. 
Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh số 
30/2013/QH13, ngày 19/6/2013 đã quy định mục tiêu, 
trách nhiệm đào tạo của trường cao đẳng nghề, cơ sở 
GDĐH GDQP-AN, trong đó nhấn mạnh: GD cho công 
dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh 
thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng 
tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự 
giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, BVTQ 
Việt Nam XHCN; GDQP-AN được coi là môn học chính 
khóa trong trường cao đẳng nghề, cơ sở GDĐH, bảo đảm 
cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng 
và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh 
nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với 
thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang 
nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kĩ 
năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự 
BVTQ [3]. 
Về lịch sử chương trình và hệ thống, quy mô đào tạo, 
số lượng học sinh, SV liên quan GDQP-AN trong giai 
đoạn đổi mới GD-ĐT: Trên cơ sở thực tiễn phát triển 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 14-19 
 15 
KT-XH và sự đổi mới GD-ĐT, đến năm 2000, chương 
trình tiếp tục được sửa đổi, bổ sung để cập nhật kiến thức 
quốc phòng, quân sự và phù hợp với các quy định quản 
lí, chỉ đạo của các cấp học và trình độ đào tạo. Ngày 
10/7/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 
116/2007/NĐ-CP về GDQP-AN (thay thế Nghị định số 
15/2001/NĐ-CP về GDQP). Theo đó, Chương trình 
GDQP cho học sinh, SV được sửa đổi, bổ sung kiến thức 
về an ninh và cập nhật kiến thức quốc phòng quân sự. 
Chương trình GDQP-AN trình độ đại học, cao đẳng được 
ban hành theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 
12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (thay thế Chương 
trình môn GDQP ban hành theo Quyết định số 
12/2000/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 81/2004/QĐ-
BGDĐT). Từ đây, môn học GD quốc phòng cũng đã 
chính thức đổi thành GDQP-AN. Đến tháng 6/2013, 
Quốc hội khóa XIII chính thức ban hành Luật Giáo dục 
quốc phòng và an ninh. 
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 
2016-2017, hệ thống GDĐH hiện có 235 trường, học 
viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và 
dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), với số lượng 
trên 1,76 triệu SV. Theo đó, mạng lưới GDQP-AN trên 
toàn quốc có 35 trung tâm GDQP-AN, 13 khoa và 26 bộ 
môn (hoặc tổ) GDQP-AN với gần 573 cán bộ quản lí và 
giảng viên. Tại Sở GD-ĐT của 26 tỉnh, thành phố trọng 
điểm được biên chế sĩ quan quân đội biệt phái; Đến nay, 
toàn quốc có 74 cơ sở GDQP-AN cho SV thuộc các đại 
học, trường đại học, cao đẳng; 35 trung tâm GDQP-AN 
cho SV với 282 cán bộ quản lí và giảng viên GDQP-AN, 
trong đó có 8 trung tâm đang hoạt động với lưu lượng 
22.150 SV, số trung tâm còn lại đang xây dựng; 13 khoa 
GDQP-AN với 159 cán bộ quản lí và giảng viên GDQP-
AN; 26 bộ môn GDQP-AN với 132 giảng viên GDQP-
AN [4; tr 4, 57]. 
Như vậy, với hệ thống, mạng lưới, quy mô GD-ĐT ở 
các cấp học từ trung học phổ thông đến trình độ cao đẳng, 
đại học của cả nước hiện nay, nhất là ở bậc đại học có lực 
lượng giảng viên và SV tham gia giảng dạy, học tập 
GDQP-AN có tỉ trọng rất lớn. Theo đó, người dạy - người 
học trong nhiệm vụ GDQP-AN đều bị chi phối bởi các yếu 
tố như quan điểm phát triển, lịch sử, pháp luật, chương 
trình, hệ thống và quy mô đào tạo, số lượng học sinh, SV 
và các yếu tố chính trị - xã hội khác. Những yếu tố này tác 
động đến nhận thức, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ 
GDQP-AN trong các cơ sở GD trước bối cảnh mới. 
2.2. Các yếu tố tác động đến nhiệm vụ giáo dục quốc 
phòng, an ninh cho sinh viên hiện nay 
Quá trình tổ chức hoạt động GD và lĩnh hội kiến thức 
của giảng viên và SV sẽ bị chi phối, chịu sự tác động của 
những yếu tố về KT-XH, lịch sử, chính trị, quân sự, đối 
nội, đối ngoại trong và ngoài nước. Các yếu tố này có ảnh 
hưởng trực tiếp, tác động mạnh mẽ đến quá trình tổ chức 
quản lí, giảng dạy, học tập và nâng cao chất lượng 
GDQP-AN. Những biểu hiện của sự tác động đó là: 
2.2.1. Tình hình thế giới và khu vực luôn biến đổi phức 
tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức khó lường 
Chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, cùng với 
những thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội mà sự nghiệp 
đổi mới đất nước đem lại, chúng ta cũng gặp không ít 
khó khăn, thách thức về quốc phòng - an ninh (QP-AN) 
trong việc đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ vững 
chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 
Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng, 
BVTQ trong điều kiện hệ thống các nước XHCN không 
còn; chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào tình trạng 
thoái trào; các thế lực thù địch thay đổi chiến lược và 
phương thức chống phá cách mạng nước ta, từ “chiến 
lược quân sự” chuyển sang “chiến lược phi quân sự”, hay 
“chính sách mềm” là chủ yếu nhằm phá hoại chủ nghĩa 
xã hội một cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, kinh tế, 
văn hóa - xã hội, ngoại giao. 
Bên cạnh đó, tình hình thế giới tiếp tục có những 
diễn biến phức tạp. Tính chất thời đại nhìn chung không 
thay đổi, nhưng hình thức biểu hiện của các mâu thuẫn 
cơ bản sẽ ngày càng phức tạp, đan xen, dễ gây ra sự mơ 
hồ, lẫn lộn trong nhận thức, tư tưởng, dao động về mục 
tiêu, lí tưởng cách mạng. Xu thế toàn cầu hóa làm tăng 
tính phụ thuộc giữa các quốc gia, dân tộc, sự hợp tác gia 
tăng với cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để hội nhập 
thành công, Việt Nam đã và đang xây dựng, củng cố 
thực lực của đất nước về mọi mặt; tuy nhiên, chất lượng 
tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. 
Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa cũng đặt nhiệm 
vụ QP-AN của đất nước trước thách thức mới trên tất 
cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, công 
nghệ thông tin và môi trường. 
Điều kiện ổn định, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế 
chung tất yếu trên thế giới, tạo cơ hội thuận lợi cho các 
nước đang phát triển mở rộng giao thương phát triển kinh 
tế, song cũng là thời cơ để các thế lực thù địch lợi dụng 
xâm nhập, lôi kéo, xây dựng cơ sở ngầm để chống phá 
dưới nhiều hình thức. Theo đánh giá của Đảng, nhìn 
chung, các nước độc lập dân tộc, đang phát triển, kém 
phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, 
phức tạp, chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can 
thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền 
dân tộc [5; tr 151]. 
Ngoài ra, các vấn đề an ninh như: khủng bố, tội phạm 
xuyên quốc gia, an ninh thông tin mạng, an ninh lương 
thực, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu... là những 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 14-19 
 16 
yếu tố tác động mạnh mẽ đến tình hình QP-AN của các 
nước trong khu vực và nước ta, từ đó cũng tác động đến 
công tác GDQP-AN cho SV, đòi hỏi quá trình nâng cao 
chất lượng GDQP-AN phải hết sức chú trọng đổi mới nội 
dung, phương pháp GD, làm cho SV nhận thức sâu sắc về 
diễn biến tình hình chính trị, kinh tế, quân sự trên thế giới, 
khu vực, thấy được thời cơ to lớn, tranh thủ tối đa thuận 
lợi trong thời bình để phát triển mọi tiềm năng đất nước và 
hạn chế những thách thức, nguy cơ về QP-AN của đất 
nước trước tình hình mới, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, 
trách nhiệm, ý thức độc lập dân tộc, tự chủ tự cường, tích 
cực học tập, rèn luyện tu dưỡng bản thân tiến bộ. 
2.2.2. Sự tác động trực tiếp của mặt trái nền kinh tế thị 
trường hàng hóa nhiều thành phần 
Quá trình đổi mới phát triển đất nước trong những 
năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa 
lịch sử, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đời 
sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng 
kể, QP-AN không ngừng được củng cố... Song, mặt trái 
của kinh tế thị trường đã gây không ít khó khăn cho 
nhiệm vụ QP-AN, BVTQ. Có thể nói, đất nước ta đang 
đứng trước những vận hội lớn, đồng thời phải đối diện 
với những khó khăn, thách thức mới [6; tr 26]. Trong đó, 
sự phân hóa giàu nghèo, sự phát triển KT-XH không 
đồng đều và sự chênh lệch giữa các vùng, miền, địa 
phương, giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt ở những vùng 
sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ; cơ cấu xã hội 
- giai cấp phát triển đa dạng, phức tạp dẫn tới không 
thuần nhất về chính trị tư tưởng, xuất hiện lối sống và tư 
tưởng thực dụng, đề cao lợi ích vật chất, mất cảnh giác 
về chính trị. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế; nạn quan liêu, 
tham nhũng; tệ nạn xã hội có biểu hiện phức tạp. Trong 
nội bộ còn những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa 
xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” [7; tr 124]. Lợi 
dụng tình hình phức tạp trên thế giới và khu vực, một số 
đối tượng, phần tử bất mãn, cực đoan và các thế lực phản 
động ở trong nước có sự cấu kết với các thế lực thù địch 
bên ngoài đẩy mạnh các hoạt động chống phá, kích động, 
âm mưu khôi phục hoặc thành lập tổ chức đối lập. Bối 
cảnh đó đặt ra những yêu cầu về nhận thức, nâng cao chất 
lượng GDQP-AN cho SV - lực lượng tri thức trẻ, nguồn 
nhân lực tiềm năng của đất nước. 
2.2.3. Những hạn chế trong nhận thức, thực hiện nhiệm 
vụ quốc phòng, an ninh của cán bộ, giảng viên trong bối 
cảnh toàn cầu hóa hiện nay 
Hiện nay, lĩnh vực QP-AN còn có những hạn chế 
nhất định đã tác động tới nhận thức của giảng viên và SV 
về việc thực hiện nhiệm vụ QP-AN. Bên cạnh đó, trong 
thời gian tới, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn 
vào WTO thì nhiệm vụ QP-AN cần phải điều chỉnh cho 
phù hợp nên nhiệm vụ GDQP-AN ít nhiều bị động. Do 
đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm 
vụ GDQP-AN trong toàn hệ thống GD quốc dân có 
những ảnh hưởng nhất định. 
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục quốc 
phòng, an ninh cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới 
giáo dục và hội nhập quốc tế 
SV là lực lượng tiêu biểu của thế hệ trẻ, có vai trò 
quan trọng đối với tương lai của đất nước; là lực lượng 
trung tâm, cầu nối với các tầng lớp trí thức trong hệ thống 
nhà trường trên toàn quốc, các viện nghiên cứu và các 
địa bàn dân cư. Đây là một lực lượng quan trọng trong 
đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế 
lực thù địch. Quá trình dân chủ hoá, xã hội hoá GD-ĐT 
càng cao thì định hướng giá trị của SV ngày càng phát 
triển rõ nét. Vì vậy, đây là một trong những đối tượng mà 
các thế lực phản động quốc tế tìm mọi cách lợi dụng để 
tuyên truyền, kích động, lôi kéo, mua chuộc nhằm thực 
hiện chiến lược “diễn biến hòa bình, kích động họ đấu 
tranh đòi “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, đẩy mạnh 
hoạt động chiến tranh tâm lí làm nảy sinh tư tưởng mơ 
hồ, lệch lạc trong thế hệ trẻ. Lợi dụng chính sách mở rộng 
quan hệ hợp tác quốc tế, giao lưu văn hoá của Đảng, Nhà 
nước ta, các thế lực thù địch tìm cách tuyên truyền, kích 
động, lôi kéo SV; xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính 
sách của Đảng; đồng thời lợi dụng những yếu kém trong 
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí và những hiện tượng tiêu cực 
của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, 
kích động gây mất lòng tin của SV vào Đảng, Nhà nước 
và chủ nghĩa xã hội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; 
thông qua hoạt động tôn giáo gieo rắc mê tín dị đoan, lợi 
dụng danh nghĩa hoạt động từ thiện tổ chức gặp mặt SV 
dưới nhiều hình thức nhằm phá hoại tổ chức SV và Đoàn 
Thanh niên trong nhà trường. 
Tình hình trên thực sự đặt ra những thách thức lớn 
đối với nhiệm vụ BVTQ Việt Nam XHCN. Để bảo vệ 
vững chắc Tổ quốc, cần phát huy cao độ sức mạnh của 
khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới 
sự lãnh đạo của Đảng; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc 
với sức mạnh thời đại, giữa QP-AN với kinh tế, đối ngoại 
và các lĩnh vực khác [8]. Thực tế trên đã tác động đến 
công tác QP-AN, đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng, 
hiệu quả công tác GDQP-AN cho học sinh, SV, bảo đảm 
cho cả nước và từng địa phương luôn ở thế chủ động để 
giữ vững ổn định, ngăn ngừa, đẩy lùi mọi nguy cơ chiến 
tranh,  ... tự an toàn xã hội, tạo điều kiện 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 14-19 
 17 
thuận lợi để phát triển sự nghiệp GD-ĐT, nâng cao dân 
trí, tăng cường tri thức về quốc phòng, an ninh. 
2.3.1. Nắm vững yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục, đào tạo theo quan điểm Đại hội XII 
của Đảng. 
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) 
đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới căn 
bản và toàn diện GD-ĐT, trong đó nhấn mạnh: Phấn đấu 
trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ 
về chất lượng, hiệu quả GD-ĐT; đáp ứng ngày càng tốt 
hơn công cuộc xây dựng, BVTQ và nhu cầu học tập của 
nhân dân. GD con người Việt Nam phát triển toàn diện 
và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của 
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, 
sống tốt và làm việc hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, 
nền GD Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực 
[9; tr 21, 22, 56]. 
Quán triệt quan điểm trên, cần phát huy mọi nguồn 
lực nhằm đổi mới toàn diện nội dung, hình thức, phương 
pháp nhằm đáp ứng tốt sự nghiệp BVTQ trong quá trình 
vận dụng thực hiện GDQP-AN cho SV. Quá trình đổi 
mới chương trình phải giữ vững tính định hướng chính 
trị, tính khách quan khoa học, hiện đại, sát đối tượng, sát 
thực tiễn; bảo đảm tính hệ thống. Đổi mới nội dung 
GDQP-AN phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng 
bộ, có chiều sâu, sát với đặc điểm địa bàn và mục tiêu, 
nhiệm vụ của nhà trường. Kết hợp giữa nâng cao chất 
lượng dạy học môn GDQP-AN với nâng cao chất lượng 
GD chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống; tập trung tuyên 
truyền, GD tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, truyền 
thống cách mạng, nghệ thuật quân sự Việt Nam; quyền 
lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ BVTQ; các kiến thức, kĩ 
năng cơ bản của hoạt động quân sự quốc phòng. 
Việc đổi mới hình thức, phương pháp GDQP-AN cần 
hướng tới GD động cơ mục đích tu dưỡng rèn luyện đúng 
đắn; hình thành cho mỗi SV phương pháp tự GD, tự rèn 
luyện. Nội dung, hình thức, phương pháp GD cần phong 
phú, sinh động, linh hoạt, phù hợp với tâm lí SV; gắn với 
các phong trào, các cuộc vận động của tuổi trẻ để thu hút 
đông đảo SV tham gia, tạo ra hoạt động sôi nổi, có sức 
lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả thiết thực đối với việc tăng 
cường QP-AN, BVTQ. 
Trong thời gian qua, các cơ sở GDĐH đã quán triệt 
triển khai kế hoạch thực hiện chủ trương của Đảng về đổi 
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đến mọi cán bộ, công 
chức, viên chức, nhà giáo vào tất cả các hoạt động GD 
trong nhà trường. Tuy vậy, việc đổi mới GD-ĐT là một 
chủ trương lớn cần phải có thời gian và lộ trình thực hiện. 
Đối với quá trình GDQP-AN cho SV, việc bảo đảm về 
cơ sở vật chất, về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng 
viên, ý thức trách nhiệm học tập của SV vẫn còn có 
những hạn chế nhất định cần được quan tâm tháo gỡ. 
Trong giai đoạn tới, yêu cầu thực hiện chủ trương về đổi 
mới GD-ĐT sẽ toàn diện và sâu rộng hơn; theo đó, quá 
trình GDQP-AN trong nhà trường cũng cần tiếp tục đổi 
mới, nâng cao chất lượng. 
2.3.2. Đảm bảo tổ chức thực hiện đúng đường lối, chủ 
trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước 
về hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh 
viên hiện nay 
Công tác GDQP-AN cho toàn dân là một biện pháp 
chủ yếu để xây dựng nền quốc phòng toàn dân nhằm bảo 
vệ vững chắc Tổ quốc. Để thực hiện thắng lợi công cuộc 
này, Điều 5, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh quy 
định, GDQP-AN phải: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật 
của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đặt dưới sự lãnh 
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lí thống nhất 
của Nhà nước [3]. Bởi vậy, việc thực hiện đúng đường lối, 
chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà 
nước là yêu cầu hàng đầu - nhân tố quyết định đảm bảo 
chất lượng GDQP-AN cho SV trong các trường đại học. 
Để quán triệt, vận dụng và thực hiện tốt yêu cầu này, 
đòi hỏi trong quá trình tổ chức GD phải tiếp tục triển khai 
thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà 
nước về QP-AN, trọng tâm là Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 
03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác 
GDQP-AN trong tình hình mới; Luật Quốc phòng - 
2005 và Luật An ninh quốc gia - 2004; Luật Giáo dục 
quốc phòng và an ninh - 2013; Nghị định số 13/2014 
NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/2/2014 quy định chi tiết 
và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an 
ninh và các chỉ thị hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về công 
tác GDQP-AN cho SV trong từng năm học. Thực hiện 
nghiêm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền 
địa phương (nơi có cơ sở GD) về công tác GDQP-AN; 
tập trung làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách 
nhiệm của các lực lượng (đơn vị) trong nhà trường, trước 
hết là cấp uỷ Đảng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, 
nhà giáo đối với công tác GDQP-AN; nâng cao ý thức 
trách nhiệm của SV đối với nhiệm vụ GD, góp phần thực 
hiện thắng lợi chiến lược BVTQ. Quán triệt quan điểm 
của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về 
BVTQ-XHCN. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo 
của các cấp ủy Đảng ở các cơ sở GDĐH đối với nhiệm 
vụ GD; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc về thống nhất 
giữa tính đảng và tính khoa học trong GD, bảo đảm mọi 
hoạt động GDQP-AN cho SV đều được lãnh đạo, tổ chức 
thực hiện và kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, thường xuyên. 
Nghiên cứu thực tiễn thời gian qua, chúng tôi thấy, 
quá trình tổ chức thực hiện môn học GDQP-AN cho SV 
ở các cơ sở GDĐH đã thực hiện khá tốt, xu hướng vận 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 14-19 
 18 
động ngày một tích cực. Các trường đại học đã tổ chức 
tốt các hoạt động GD quán triệt các văn bản, chỉ thị, nghị 
quyết của Đảng, luật pháp của Nhà nước về nhiệm vụ 
BVTQ nói chung, GDQP-AN cho SV nói riêng đến mọi 
đối tượng trong nhà trường. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, 
kiểm tra hoạt động GD đã thực hiện chặt chẽ, thống nhất 
từ các cấp, góp phần quan trọng bảo đảm duy trì, nâng 
cao chất lượng GD [10]. Tuy vậy, thời gian tới, nước ta 
vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn về nhiều mặt, tình 
hình đó sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình thực hiện 
nhiệm vụ GDQP-AN. Vì vậy, tiếp tục quán triệt, thực 
hiện tốt và sâu sắc hơn nữa yêu cầu thực hiện đường lối, 
quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước về GDQP-AN 
sẽ là yếu tố quan trọng. 
2.3.3. Quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ của cách 
mạng, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, mục đích, yêu 
cầu nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an 
ninh nhân dân, chiến tranh nhân dân vững chắc 
Trước đây, do chiến tranh vũ trang trực tiếp uy hiếp 
sự tồn vong của quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ nên nhiệm 
vụ BVTQ thường chú trọng chống chiến tranh xâm lược 
bằng các biện pháp vũ trang; xây dựng quốc phòng là xây 
dựng sức mạnh quân sự. Ngày nay, xuất phát từ nội dung 
và yêu cầu BVTQ là bảo vệ vững chắc độc lập chủ 
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc 
gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, 
Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp 
đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc... Sức mạnh BVTQ 
phải là sức mạnh tổng hợp của toàn dân về chính trị, tư 
tưởng, KT-XH, văn hóa, QP-AN, đối ngoại, là sức mạnh 
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực tế đó đặt ra với công 
tác GDQP-AN cho SV hiện nay phải chú ý trước hết đến 
ý thức BVTQ, tinh thần yêu nước, cảnh giác cách mạng, 
làm cho mọi SV thấm nhuần đường lối BVTQ của Đảng, 
Nhà nước ta hiện nay trong điều kiện bối cảnh mới. 
Mặt khác, để không ngừng nâng cao chất lượng 
GDQP-AN, cần trang bị và biến các yêu cầu, nội dung 
mới của nhiệm vụ củng cố QP-AN thành ý thức thường 
trực, hành động cách mạng ở mọi SV, giúp các em hiểu 
rằng, BVTQ hiện nay không chỉ đơn thuần là phòng ngừa 
và chống chiến tranh xâm lược mà còn phải tạo ra sức 
mạnh để ngăn chặn, đối phó thắng lợi mọi tình huống 
trong thời bình; trong đó, trước hết phải đóng góp xây 
dựng đất nước giàu mạnh. Trên cơ sở đó, cần GD SV 
nâng cao ý thức học tập, tích cực tham gia các chương 
trình hành động cách mạng, góp phần phát triển KT-XH 
của địa phương - đó chính là hành động thiết thực để thực 
hiện nhiệm vụ BVTQ. 
Việc thực hiện yêu cầu này trong GDQP-AN ở các 
cơ sở GDĐH thời gian qua, bên cạnh mặt tích cực còn có 
những hạn chế cần khắc phục như: SV chưa nhận thức 
đầy đủ, toàn diện về nhiệm vụ BVTQ; ý thức cảnh giác 
cách mạng chưa cao; chưa đánh giá đúng âm mưu, hành 
động chống phá của các thế lực thù địch đối với cách 
mạng nước ta. Bởi vậy, cần tiếp tục quán triệt và thực 
hiện tốt yêu cầu này để quá trình GDQP-AN đạt được kết 
quả cao. 
2.3.4. Đảm bảo tính ổn định, bền vững của kết quả giáo 
dục, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất 
lượng cao và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh ở 
tỉnh, thành phố, địa phương nơi học tập 
Chiến lược quy hoạch, xây dựng và phát triển nguồn 
nhân lực chất lượng cao là một trong những giải pháp 
quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện các mục tiêu 
KT-XH của các địa phương hiện nay. Với nhiệm vụ đào 
tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH, các cơ sở 
GD đại học, trung tâm GDQP-AN phải thường xuyên 
nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tích cực, mạnh dạn đổi 
mới chất lượng GD-ĐT toàn diện; phát triển kinh tế cần 
gắn với củng cố, xây dựng vững chắc nền quốc phòng 
toàn dân, an ninh nhân dân; nâng cao trình độ chuyên 
môn kết hợp bồi dưỡng, củng cố, nâng cao kiến thức QP-
AN cho SV, kết hợp chặt chẽ chiến lược xây dựng đi đôi 
BVTQ trong từng nhiệm vụ học tập và công tác. 
Để đảm bảo thực hiện yêu cầu trên, quá trình nâng 
cao chất lượng GDQP-AN cần kết hợp với nâng cao chất 
lượng GD toàn diện, chú trọng cả tri thức, đạo đức, lối 
sống tích cực, trong sáng lành mạnh và rèn luyện sức 
khỏe; không chỉ chú trọng bồi dưỡng ý thức về rèn luyện 
kĩ năng quân sự, kĩ chiến thuật, phòng thủ dân sự mà cần 
kết hợp với GD về lịch sử hào hùng, truyền thống đấu 
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; quan điểm của 
Đảng, Nhà nước ta về QP-AN; chiến lược QP-AN; tình 
hình an ninh trật tự - an toàn xã hội trên địa bàn; GD ý 
thức về bảo vệ các công trình, mục tiêu quan trọng về 
QP-AN và kinh tế. Nâng cao nhận thức, trang bị những 
kiến thức, kĩ năng cơ bản cho SV phải được kết hợp chặt 
chẽ với nâng cao chất lượng GD, dạy học; bồi dưỡng, 
củng cố và cập nhật thường xuyên kiến thức QP-AN cho 
SV thông qua các hình thức GD phong phú để đảm bảo 
sau khi tốt nghiệp, họ có ý thức trách nhiệm, có đủ kiến 
thức QP-AN để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào mọi lĩnh 
vực hoạt động, học tập, công tác, rèn luyện của bản thân 
trong thực tiễn. 
3. Kết luận 
Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế 
giới, khu vực cũng như sự phát triển nhanh của thực tiễn 
trong nước, để đóng góp vào nhiệm vụ xây dựng và 
BVTQ, ngoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đội ngũ 
cán bộ quản lí, nhà giáo và SV cần phải có những hiểu biết 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 14-19 
 19 
cơ bản về kiến thức QP-AN, hiểu rõ các yếu tố tác động 
đến nhiệm vụ GDAN-QP cũng như quan điểm của Đảng, 
Nhà nước trong công cuộc cải cách, đổi mới GD-ĐT; tình 
hình KT-XH, chính trị, QP-AN, làm cơ sở nghiên cứu, 
vận dụng vào công tác giảng dạy, học tập. Nâng cao trình 
độ năng lực chuyên môn đối với đội ngũ giảng viên 
GDQP-AN và ý thức độc lập tự học, tự rèn luyện, sáng 
tạo, không ngừng phát triển nhận thức về chính trị, tư 
tưởng, nghĩa vụ, trách nhiệm của SV sẽ góp phần quan 
trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo 
vệ vững chắc Tổ quốc. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ Chính trị (2007). Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 
03/5/2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối 
với công tác giáo quốc phòng, an ninh trong tình 
hình mới. 
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[3] Quốc hội (2013). Luật Giáo dục quốc phòng và 
an ninh. 
[4] Hoàng Văn Tòng (2013). Quản lí Giáo quốc phòng 
và an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt 
Nam trong bối cảnh mới. Luận án tiến sĩ Quản lí 
giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam. (2010). Báo cáo tổng kết 
20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước 
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-
2011). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[6] Lê Khả Phiêu (2000). Tư tưởng Hồ Chí Minh soi 
sáng con đường Đảng và nhân dân ta tiến vào thế kỉ 
XXI. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[7] Ban Tuyên giáo Trung ương (2011). Tài liệu nghiên 
cứu văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI 
của Đảng. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[8] Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006). 
Chuyên đề nghiên cứu Đại hội X của Đảng. NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. 
[10] Vụ Giáo dục Quốc phòng, Bộ GD-ĐT (2018). Tài 
liệu Tập huấn giảng viên Giáo dục quốc phòng và 
an ninh. 
[11] Đinh Xuân Lý (2013). Đối ngoại Việt Nam qua các 
thời kì lịch sử (1945-2012). NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG... 
(Tiếp theo trang 29) 
3. Kết luận 
Kết quả điều tra thực trạng và thử nghiệm một số nội 
dung GDGT cho HS ngay từ lớp 1 ở một số trường tiểu 
học tại Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu cho thấy: Việc 
GDGT cho HS ngay từ lớp 1 là rất cần thiết, nên lựa chọn 
nội dung GDGT bao gồm kiến thức khoa học, song song 
với hình thành kĩ năng bảo vệ cơ thể. Việc lựa chọn, thiết 
kế những đoạn phim, những trò chơi học tập có sử dụng 
công nghệ thông tin là lựa chọn rất phù hợp để giúp HS 
tiếp thu kiến thức giới tính một cách tự nhiên, dễ dàng và 
đầy đủ nhất. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lottes, I.L. (2002). Sexual health policies in other 
industrialized countries: are there lessons for the 
United States? J. Sex Res. Vol. 39, pp. 79-83. 
[2] Gallard, C. (1991). Sex education in France. Plan. 
Parent. Eur. Plan. Fam. En Eur, Vol. 20, p. 11-12. 
[3] https://news.zing.vn/con-so-dang-bao-dong-ve-xam-
hai-tinh-duc-tre-em-tai-viet-nam-post728356.html. 
[4] 
hanh/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-cap-tieu-
hoc-4542.html. 
[5] Gilbert Tordjman (2002). Giới tính theo cuộc đời. 
NXB Phụ nữ. 
[6] Key Wellings and Rachel Parker (2007). Sexuality 
education in Europe - A reference guide to policies 
and practices. Federal Centre for Health Education 
(BZgA), 51101 Cologne. 
[7] Weaver, H. - Smith, G. - Kippax, S. (2005). School-
Based Sex Education Policies and Indicators of 
Sexual Health among Young People: A Comparison 
of the Netherlands, France, Australia and the United 
States. Sex Educ. Sex. Soc. Learn. 5, pp. 171-188. 
[8] 
con-ve-gioi-tinh-cang-som-cang-tot-c62a767475.html. 
[9] Bùi Ngọc Oánh (2008). Tâm lí học giới tính và giáo 
dục giới tính. NXB Giáo dục. 
[10] Đào Xuân Dũng - Đỗ Tất Hùng (1996). Giáo dục 
giới tính. NXB Thanh niên. 
[11] UNFPA (2010). Comprehensive Sexuality 
Education: Advancing Human Rights, Gender 
Equality and Improved Sexual and Reproductive 
Health. Columbia.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_quoc_phong_an.pdf