Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên
Abstract: In the article, we focus on clarifying the potentials for scientific and technological
activities as well as evaluating the results of scientific and technological activities of Thai Nguyen
University in the 2011-2015 period. At the same time, we also point out the limitations that exist.
Since then, we propose some solutions to improve the quality of scientific research for officials
and lecturers at Thai Nguyen University.
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 17-23 17 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Trần Thị Hồng, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài: 02/01/2019; ngày sửa chữa: 25/01/2019; ngày duyệt đăng: 31/01/2019. Abstract: In the article, we focus on clarifying the potentials for scientific and technological activities as well as evaluating the results of scientific and technological activities of Thai Nguyen University in the 2011-2015 period. At the same time, we also point out the limitations that exist. Since then, we propose some solutions to improve the quality of scientific research for officials and lecturers at Thai Nguyen University. Keywords: Science, technology, science and technology, scientific research, university. 1. Mở đầu Vai trò và vị trí của giáo dục đại học (GDĐH) nói chung và các trường đại học (ĐH) nói riêng ngày càng trở nên quan trọng. Các trường ĐH không chỉ có vai trò chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao mà thực sự đã và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần vào sự phát triển bền vững. Một trường ĐH hiện đại, chất lượng cao, phải là nơi giao thoa của ba chức năng: đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và phục vụ xã hội, trong đó NCKH là yếu tố có quyết định tới chất lượng của hai chức năng còn lại. Việc kết hợp chặt chẽ của ba chức năng này hiện nay cũng là xu hướng cơ bản trong chiến lược phát triển GDĐH của các nước trên thế giới. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH đã đưa ra mục tiêu cụ thể của GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 trong hoạt động khoa học và công nghệ phải đạt “Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường ĐH. Các trường ĐH lớn phải là các trung tâm NCKH mạnh của cả nước, nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 25% tổng nguồn thu của các trường ĐH vào năm 2020” [1], cũng như quan tâm đến việc nâng dần vị thế của các trường ĐH nước ta trong xếp hạng các trường ĐH của thế giới. Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và cao đẳng giai đoạn 2006-2020 có đặt mục tiêu đến năm 2020 “Việt Nam có 1 trường ĐH được xếp hạng trong số 200 trường ĐH hàng đầu thế giới” [2]. ĐH Thái Nguyên là ĐH định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH và chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN) trong các lĩnh vực: khoa học tự nhiên; khoa học xã hội - nhân văn; khoa học kĩ thuật công nghiệp, nông lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, thủy sản; khoa học sự sống; khoa học môi trường; khoa học Y - dược; công nghệ thông tin và truyền thông. NCKH và chuyển giao công nghệ của ĐH Thái Nguyên được triển khai ở 7 cơ sở giáo dục ĐH thành viên, 2 khoa trực thuộc, 1 trường cao đẳng, 3 viện nghiên cứu trực thuộc ĐH và 5 trung tâm nghiên cứu, chuyển giao KHCN. Các kết quả NCKH của ĐH Thái Nguyên đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời tạo ra các sản phẩm KHCN, phục vụ đắc lực nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc và trong cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ đề tài NCKH tạo ra các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao còn thấp, các sản phẩm ứng dụng có ý nghĩa với sản xuất còn hạn chế nên rất khó thương mại hóa sản phẩm, chuyển giao cho doanh nghiệp. Bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở ĐH Thái Nguyên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ tại Đại học Thái Nguyên 2.1.1. Tiềm lực cho hoạt động khoa học công nghệ của Đại học Thái Nguyên Về đội ngũ: Tính đến thời điểm 31/12/2017, ĐH Thái Nguyên có tổng số 4.317 cán bộ, giảng viên; trong đó, số cán bộ có chức danh giáo sư là 13; phó giáo sư là 117; số cán bộ có học vị tiến sĩ và tương đương là 586; thạc sĩ và tương đương là 2.182, trình độ ĐH là 1.134. Về cơ sở vật chất phòng thí nghiệm: ĐH Thái Nguyên hiện nay có hệ thống phòng thí nghiệm được đầu tư từ các chương trình dự án đầu tư của Nhà nước như Dự án phòng thí nghiệm trọng điểm, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu... Cụ thể, ĐH Thái Nguyên đã xây dựng 08 dự án Tăng cường năng lực NCKH đầu tư thiết bị cho các phòng thí nghiệm trọng điểm bằng nguồn vốn VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 17-23 18 KHCN với tổng kinh phí là: 37.867.000.000 đồng. Các thiết bị đầu tư từ các dự án trên đều đã lắp đặt nghiệm thu và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả. ĐH Thái Nguyên cũng đã xây dựng dự án vay vốn ODA - Italia đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm cho trường ĐH Nông Lâm với tổng kinh phí là 19.781.812.000 đồng. Về đầu tư tài chính phục vụ hoạt động KHCN: ĐH Thái Nguyên đã sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn ngân sách từ các địa phương và nguồn kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của ĐH cho các hoạt động KHCN. Trong nhiều năm qua, các nhiệm vụ KHCN của ĐH Thái Nguyên đều thực hiện tốt các quy định về tài chính, sử dụng đúng mục chi, không có trường hợp nào bị xuất toán. 2.1.2. Kết quả hoạt động khoa học công nghệ của Đại học Thái Nguyên thời gian qua ĐH Thái Nguyên luôn quan tâm tới phát triển hoạt động KHCN, xây dựng ĐH Thái Nguyên thành trung tâm NCKH có uy tín của vùng, từ năm 2006 đến nay, hoạt động khoa học và công nghệ của ĐH Thái Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuyên sâu, gắn bó chặt chẽ với sản xuất, đời sống kinh tế, xã hội khu vực và phục vụ đắc lực cho đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN các cấp của ĐH Thái Nguyên được thể hiện ở bảng 1. Tuy nhiên, qua so sánh hai giai đoạn chúng tôi nhận thấy, ĐH Thái Nguyên mới chỉ tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, song nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước và cấp Bộ còn tương đối khiêm tốn, phần nào phản ánh năng lực đề xuất và giải quyết các vấn đề lớn ở tầm khu vực, quốc gia và mang tính đột phá còn hạn chế, được thể hiện rất rõ ở biểu đồ 1. Bảng 1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN các cấp của ĐH Thái Nguyên Tên đề tài, dự án Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2006-2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 2011-2015 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước 8 7 4 4 0 23 21 1 Đề tài độc lập 1 1 1 0 3 7 2 Đề tài nghiên cứu song phương 0 0 1 1 2 0 3 Nghiên cứu cơ bản 4 3 2 2 11 7 4 Đề tài Nghị định thư 2 1 0 1 4 6 5 Nhiệm vụ quỹ gen 1 2 0 3 0 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ 11 15 21 29 17 93 22 1 Đề tài NCKH cấp Bộ 9 14 18 29 16 86 22 2 Dự án/ Chương trình 1 0 1 0 2 7 3 Dự án sản xuất thử nghiệm 1 1 2 1 5 5 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở 1.153 981 1.054 915 0 4.343 5.070 1 Đề tài NCKH cấp ĐH 87 93 77 70 70 327 419 2 Đề tài NCKH cấp cơ sở 410 510 397 416 450 1.733 1.889 3 Đề tài NCKH sinh viên 656 471 657 499 500 2.283 2.644 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban khoa học và công nghệ - Môi trường - ĐH Thái Nguyên, 2015) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015 Nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở Biểu đồ 1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp của ĐH Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban khoa học và công nghệ - Môi trường - ĐH Thái Nguyên, 2015) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 17-23 19 - Công bố kết quả NCKH trên tạp chí trong và ngoài nước: Giai đoạn 2011-2015, ĐH Thái Nguyên có tổng số là 3.083 bài viết được công bố, trong đó có 429 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín và 2.654 bài viết được công bố trên các tạp chí trong nước. Công bố trong nước của ĐH Thái Nguyên có số lượng lớn hơn và tăng mạnh qua từng giai đoạn, từ 1.601 bài giai đoạn 2006-2010 tăng lên 2.654 bài giai đoạn 2011-2015 (tăng hơn 1.000 bài). Mặc dù, công bố quốc tế của giai đoạn sau có tăng so với giai đoạn trước nhưng vẫn chiếm số lượng khá khiêm tốn, được thể hiện ở biểu đồ 2. - Hợp tác quốc tế trong NCKH và chuyển giao công nghệ: Sản phẩm khoa học từ các đề tài NCKH được chuyển giao công nghệ có xu hướng tăng lên, nhưng chậm và không đều qua các năm và chủ yếu thuộc lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Kĩ thuật công nghiệp, song có số lượng tương đối khiêm tốn được thể hiện ở biểu đồ 3. Hiện nay, nguồn lực tài chính của ĐH Thái Nguyên bao gồm: Tiền từ ngân sách nhà nước cấp; tiền thu từ thu phí và lệ phí; tiền thu từ các nguồn thu khác như: Hợp tác NCKH, hợp tác quốc tế, vốn tài trợ ODA của Chính phủ, vốn vay của các quỹ hỗ trợ phát triển, hỗ trợ đầu tư. Tổng các khoản chi của ĐH Thái Nguyên trong giai đoạn 2011- 2015 là 4.072.133 triệu đồng, trong đó chi thường xuyên là 1.223.156 triệu đồng (tương đương 25%) tổng các khoản chi; Chi cho hoạt động khoa học và công nghệ là 119.035 triệu đồng; chi không thường xuyên là 129558 triệu đồng và chi cho cơ sở vật chất và chi khác là 2.403.267 triệu đồng, được thể hiện ở biểu đồ 4 (trang bên). Biểu đồ 4 cho thấy, nguồn kinh phí dành cho hoạt động khoa học và công nghệ chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn trong tổng nguồn chi của ĐH Thái Nguyên. Kinh phí ít cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động NCKH trong ĐH Thái Nguyên. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015 Tạp chí nước ngoài Tạp chí trong nước 0 10 20 30 40 50 60 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượng sản phẩm KHCN được chuyển giao Biểu đồ 2. Công bố quốc tế và trong nước của ĐH Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban khoa học và công nghệ - Môi trường - ĐH Thái Nguyên, 2015) Biểu đồ 3. Hoạt động chuyển giao công nghệ của ĐH Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban khoa học và công nghệ - Môi trường - ĐH Thái Nguyên, 2015) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 17-23 20 Tóm tại: Hoạt động khoa học và công nghệ của ĐH Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 đã có bước chuyển hướng mạnh mẽ, các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu tập trung vào giải quyết các vấn đề lớn của các tỉnh và Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế, xã hội. Sự chuyển hướng về chất trong NCKH đó là thay đổi tư duy từ NCKH phục vụ giảng dạy sang NCKH phục vụ kinh tế, xã hội và bổ sung nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế. Hoạt động khoa học và công nghệ của ĐH Thái Nguyên khá đa dạng, từ nghiên cứu cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, kinh tế đến nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, công nghệ thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ vẫn chưa thực sự là điểm mạnh của ĐH Thái Nguyên, đặc biệt là hàm lượng khoa học của các đề tài NCKH chưa cao được thể hiện ở các mặt sau: - Số lượng đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ còn hạn chế; Các hợp đồng, dự án, chương trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở lĩnh vực Nông lâm nghiệp, Kĩ thuật công nghiệp; Các nghiên cứu nhằm phục vụ trực tiếp cho địa phương còn hạn chế; Sự gắn kết giữa nghiên cứu và giảng dạy chưa cao. Nghiên cứu ứng dụng đã đạt được những kết quả nhất định nhưng còn mờ nhạt hơn so với nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai còn khá ít ỏi, mặc dù đã có vài dự án sản xuất nhưng kết quả là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của ĐH Thái Nguyên. Các sản phẩm ứng dụng của đề tài NCKH có ý nghĩa với sản xuất còn hạn chế nên rất khó thương mại hóa sản phẩm, chuyển giao cho doanh nghiệp. - Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp, chưa được nhân rộng và chưa đáp ứng được nhu cầu trong đào tạo. Phần lớn các nhiệm vụ chuyển giao công nghệ còn nhỏ lẻ, phạm vi ảnh hưởng còn hạn chế và chưa tạo hiệu quả rõ rệt trong sản xuất. - Tỉ trọng nguồn thu từ hoạt động KHCN chưa cao. Việc khai thác các nguồn kinh phí khác nhau cho hoạt động KHCN còn thiếu linh hoạt, hiệu quả. - Số lượng giảng viên tích cực tham gia NCKH còn hạn chế, NCKH chỉ tập trung vào một số cán bộ hoặc một số đơn vị nhất định. Đầu tư về thời gian cho NCKH của giảng viên chưa nhiều. - Kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ còn thấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học còn bất cập, chưa đồng bộ hoặc thiếu... 2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên Nhằm tạo tiền đề quan trọng để ĐH Thái Nguyên trở thành ĐH định hướng nghiên cứu đa ngành vào năm 2030 thì cần tập trung tăng cường hàm lượng NCKH, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ đào tạo của ĐH Thái Nguyên được coi hướng đi hợp lí và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể sau để góp phần nâng cao hàm lượng NCKH cho ĐH Thái Nguyên trong thời gian tới. 2.2.1. Kiện toàn các đơn vị nghiên cứu trong Đại học Thái Nguyên Muốn hàm lượng NCKH trong trường ĐH cao thì hệ thống các đơn vị nghiên cứu phải mạnh. Theo thống kê, ĐH Thái Nguyên có 6 viện nghiên cứu, trong đó một viện mới được thành lập và 3 trung tâm thực hiện chức năng nghiên cứu, nhưng so với nhiệm vụ được giao, với yêu cầu ĐH vùng, ĐH trọng điểm quốc gia phải phát triển hoạt động NCKH hơn nữa, thì hệ thống này còn chưa đủ để đáp ứng. - Cơ chế quản lí của ĐH Thái Nguyên đối với các đơn vị nghiên cứu - triển khai (Viện, Trung tâm, Công ty,...) còn nhiều bất cập như: khoán trắng cho đơn vị NCKH chỉ yêu cầu đơn vị đóng góp mà ít quan tâm việc quản lí các đơn vị này; chưa thống nhất chức năng quản lí các đơn vị nghiên cứu - triển khai, thiếu cơ chế khuyến khích phát triển đầu tư lại cho đơn vị nghiên cứu - triển khai; chưa chú ý chỉ đạo nhiệm vụ chuyển giao công nghệ mà công việc này chủ yếu do một số cá nhân tự tìm địa chỉ để chuyển giao. - Các giảng viên làm việc ở các đơn vị nghiên cứu - triển khai phần lớn là kiêm nhiệm, chủ yếu tập trung cho giảng dạy (nhất là ở một số chuyên ngành có giờ dạy quá lớn) nên thời gian cho NCKH, chuyển giao công nghệ bị hạn chế. Biểu đồ 4. Tỉ lệ các nguồn thu - chi của ĐH Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban khoa học và công nghệ - Môi trường - ĐH Thái Nguyên, 2015) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 17-23 21 - Hoạt động chuyển giao công nghệ ở các viện và trung tâm nghiên cứu thuộc ĐH Thái Nguyên hiện còn mang tính thời vụ, không liên tục. Các nhà khoa học còn thiếu nhiều kinh nghiệm hoạt động kinh tế trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường. - Trang thiết bị, cơ sở vật chất, mặt bằng để triển khai chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh ở các trường ĐH còn rất thiếu thốn, l ... hống các đơn vị nghiên cứu của ĐH Thái Nguyên mạnh trong thời gian tới, cần phải: - Về mặt cơ cấu tổ chức của các đơn vị nghiên cứu. + Rà soát lại và quy hoạch tổng thể hệ thống các viện và trung tâm nghiên cứu, phân cấp quản lí để một mặt tránh phân tán như hiện nay. Mặt khác, ban hành quy định về tiêu chí đối với từng loại viện, trung tâm, phòng thí nghiệm để đầu tư có trọng điểm. + Có kế hoạch và phương án cụ thể để chuyển đổi các đơn vị nghiên cứu thành: Các tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải tài chính hoặc các doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo tinh thần của Nghị định số 115/2005/ NĐ-CP. Thực tế, các đơn vị nghiên cứu của ĐH Thái Nguyên vẫn hoạt động dựa vào đảm bảo của ngân sách nhà nước, chỉ có duy nhất một viện đã tự trang trải được tài chính theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP. Chính vì vậy, ĐH Thái Nguyên phải có lộ trình chuyển đổi 4 viện còn lại theo tinh thần của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và đối với các viện thành lập mới phải có quy chế hoạt động ngay theo Nghị định này. + Ban hành quy chế quy định về nguyên tắc xây dựng và hoạt động của các viện, trung tâm, cộng tác viên của các viện, để tạo ra cơ sở pháp lí của sự liên thông giữa hệ thống đào tạo (các đơn vị đào tạo) và hệ thống các đơn vị NCKH. Tạo sự thông thoáng và gắn bó về mặt tổ chức và quản lí cho hai loại cán bộ ở hệ thống nghiên cứu với hệ thống đào tạo bằng những quy định chi tiết và cụ thể, tránh hiện tượng trung tâm khép kín và thậm chí nằm ngoài cuộc như hiện nay. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì hệ thống đào tạo và hệ thống nghiên cứu của ĐH Thái Nguyên đang hoạt động tách rời một cách rõ rệt. Các đơn vị nghiên cứu của ĐH Thái Nguyên chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu còn nhiệm vụ đào tạo thuộc về các trường ĐH thành viên của ĐH Thái Nguyên. + Cần phải có quy chế thiết lập sự hài hoà, hợp tác cùng có trách nhiệm và cùng có lợi giữa các viện, trung tâm nghiên cứu và các cấp quản lí (Trường, Khoa). Điều này sẽ phát huy tác dụng không chỉ trong hoạt động NCKH mà còn hiệu quả trong công tác đào tạo sau ĐH, lực lượng các học viên cao học và nghiên cứu sinh là nguồn nhân lực chủ yếu trong các phòng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu. + Đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc hiện đại cho các viện, các trung tâm nghiên cứu. Mặc dù, ĐH Thái Nguyên đã chú trọng ưu tiên đầu tư tập trung cho một số phòng thí nghiệm như Viện Khoa học sự sống, Bệnh viện thực hành, Phòng Thí nghiệm huyết học - miễn dịch và chẩn đoán hình ảnh Trường ĐH Y dược, Viện nghiên cứu tự động hóa và công nghệ cao theo hướng đồng bộ và chuyên sâu. Tuy nhiên, trang thiết bị nghiên cứu, thí nghiệm vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được kì vọng nâng cao chất lượng NCKH. + Các viện, các trung tâm nghiên cứu quá phân tán và nhỏ. Vì vậy, một mặt trong khi chờ đợi thành lập các viện mới, phải coi thành lập và phát triển các trung tâm, các phòng thí nghiệm (trong quyền hạn của ĐH Thái Nguyên) là chiến lược quan trọng để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu - triển khai trong tình hình mới. - Về mặt nhân lực của các đơn vị nghiên cứu, cần có số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ đủ mạnh để tiến hành nghiên cứu một cách đồng bộ hướng chuyên môn đã xác định gồm các nhà khoa học có uy tín như giáo sư hay phó giáo sư có tên tuổi làm trưởng nhóm, các nghiên cứu viên (có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân), một số kĩ thuật viên (biên chế, kiêm nhiệm hay hợp đồng), nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên làm khoá luận. Để phát huy hiệu quả làm việc của giảng viên và cán bộ nghiên cứu trong các đơn vị nghiên cứu, ĐH Thái Nguyên cần ban hành quy chế, trong đó quy định rõ nhiệm vụ cho từng loại cán bộ và có cơ chế phối hợp hoạt động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Thái Nguyên Các nhóm nghiên cứu mạnh, liên ngành, kết hợp lại một cách linh hoạt, được tăng cường kinh phí và trang thiết bị hiện đại nhất để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ KHCN trọng điểm tầm quốc gia, quốc tế, sẽ tạo ra những sản phẩm KHCN xuất sắc. Đó cũng là nơi thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là nơi gắn kết với các đối tác lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động của nhóm nghiên cứu tại các trường ĐH thành viên thuộc ĐH Thái Nguyên chưa có hiệu quả cao do thiếu các cơ chế quản lí, thiếu kinh phí hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu hoạt động. Mặt khác, trưởng/phó của các nhóm nghiên cứu thường kiêm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lí trong trường nên thời gian dành cho sinh hoạt chuyên môn nhóm, định hướng, dẫn dắt các thành viên của nhóm nghiên cứu VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 17-23 22 không nhiều. Theo kết quả quan sát của chúng tôi, có những nhóm nghiên cứu làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức, mỗi người theo một vấn đề riêng lẻ nhưng không tạo tiếng nói chung, hướng đến mục đích chung, cho nên không phát huy được sự hợp tác, trao đổi, chia sẻ ý tưởng với nhau. Điều này ngược lại với xu hướng thế giới, nhóm nghiên cứu là sự bù đắp điểm yếu của nhau, giúp các thành viên tích lũy được kinh nghiệm theo thời gian. Do vậy, chúng tôi nhận thấy, để xây dựng được những nhóm nghiên cứu mạnh trong trường ĐH cần phải xuất phát từ hai phía. - Phía các nhà khoa học: Phải có tâm huyết và có mong muốn được cống hiến, được nghiên cứu, được làm việc nhóm, có năng lực; trình độ và có uy tín khoa học cao. Trong đó, người nhóm trưởng đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của nhóm nghiên cứu nên trưởng nhóm nghiên cứu phải biết tập hợp được đội ngũ, xác định được hướng đi và hướng phát triển cho nhóm và phải năng lực tổ chức, biết hi sinh, có khả năng ngoại ngữ và tổ chức làm việc của nhóm một cách phù hợp và khoa học. - Phía lãnh đạo trường ĐH thành viên của ĐH Thái Nguyên: Phải có tầm nhìn và chính sách thỏa đáng đầu tư cho nhóm nghiên cứu. Nếu lãnh đạo nhà trường quan tâm, nhận thức được vai trò quan trọng của các nhóm nghiên cứu mạnh trong đào tạo và nghiên cứu, quan tâm đầu tư và vun đắp cho các nhà khoa học và các nhóm nghiên cứu, gắn đào tạo với nghiên cứu thì nhất định công tác đào tạo của trường ĐH sẽ có chất lượng tốt và các nhóm nghiên cứu trong trường sẽ phát triển nhanh và mạnh, tiến tới các nghiên cứu quốc tế. Do vậy, cần phải nâng cao nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của nhóm nghiên cứu so với tư duy lợi thế cá nhân cũng như vai trò của nhóm nghiên cứu trong việc tạo ra uy tín, thương hiệu cho trường ĐH; Ban hành cơ chế quản lí cũng như hỗ trợ về cơ sở vật chất/kinh phí cho nhóm nghiên cứu hoạt động hiệu quả. Đối với các nhóm nghiên cứu mới thành lập, các nhà quản lí cần hỗ trợ trong việc xác định mục tiêu rõ ràng và phổ biến đến các thành viên trong nhóm. 2.2.3. Nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của Đại học Thái Nguyên Nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ, giảng viên trong thời gian tới không chỉ góp phần nâng cao chất lượng NCKH mà còn từng bước giúp ĐH Thái Nguyên thực hiện đào tạo chất lượng cao thông qua việc gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với NCKH, từ đó tiến dần tới các tiêu chí của ĐH nghiên cứu thế giới. Để đạt được điều đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể sau: - Giao chỉ tiêu đào tạo cụ thể số lượng cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ theo từng năm về cho các trường ĐH thành viên. Điều này, sẽ góp phần nâng tổng số đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao trong ĐH Thái Nguyên. - Thực hiện chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên là yếu tố số lượng cũng như chất lượng các bài báo quốc tế trong thời gian tới. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, thì có đến 71,8% cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, đây là lí do chính làm cho số lượng bài báo quốc tế trở nên ít ỏi trong thời gian qua. - Ban hành quy định về cơ chế giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng cho cán bộ khoa học trẻ, các nhóm sinh viên giỏi trong một số trường ĐH thành viên và các viện nghiên cứu trọng điểm thuộc ĐH Thái Nguyên. Việc làm này một mặt tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ khoa học trẻ và các sinh viên giỏi được tham gia NCKH, mặt khác tận dụng được lượng chất xám đáng kể của đội ngũ này để nâng cao chất lượng NCKH của ĐH. - Đẩy mạnh hợp tác trao đổi nghiên cứu giữa các trường ĐH, các viện, trung tâm nghiên cứu thông qua việc phối hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học. Việc làm này tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trong ĐH được học hỏi thêm kinh nghiệm nghiên cứu của nhau. - Để nâng cao năng lực nghiên cứu và làm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ, đặc biệt là những tiến sĩ trẻ mới bảo vệ trở thành chuyên gia, ĐH Thái Nguyên nên ban hành quy định bắt buộc người có học vị tiến sĩ phải tham gia nghiên cứu, tích cực thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ. - Có cơ chế chính sách đặc biệt để lôi cuốn được đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ quốc tế đến hợp tác khoa học với ĐH Thái Nguyên để nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của ĐH Thái Nguyên. Đồng thời, cần có cơ chế khen thưởng rõ ràng, theo định mức để tạo ra tính hấp dẫn cho hoạt động NCKH sẽ góp phần tạo hứng thú, say mê ở đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên. - Cùng với cơ chế khen thưởng thì mỗi trường ĐH thành viên cũng cần tạo được một môi trường khoa học năng động thông qua các hình thức giải thưởng khoa học và công nghệ để tôn vinh các nhà khoa học, nghiên cứu viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH (Chẳng hạn: Giải thưởng đơn vị nghiên cứu của năm; Giải thưởng giảng viên xuất sắc của năm...). Có thể tham khảo mô hình của một số trường ĐH trên thế giới: dành một khoản ngân sách riêng cho những giảng viên có kết quả nghiên cứu được công nhận rộng rãi ở trong nước và quốc tế. Số tiền này tỉ lệ thuận với số công trình công bố trong năm và đảm bảo cho họ có thể trang trải cho việc tham gia các Hội thảo trong nước và quốc tế. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 17-23 23 2.2.4. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ Với một ĐH mà đào tạo thông qua nghiên cứu và nghiên cứu để đào tạo chất lượng cao như ĐH Thái Nguyên hiện nay thì cần tăng tỉ trọng đầu tư cho nghiên cứu, phải được tăng lên thoả đáng so với tỉ lệ đầu tư cho thiết bị và chuyển giao công nghệ. Kết quả khảo sát 185 cán bộ, các nhà khoa học cho thấy có đến 178/185 người (chiếm 96,2%) cho rằng cần phải tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động KHCN. Kinh phí dành cho hoạt động KHCN ở ĐH Thái Nguyên hiện nay còn khá khiêm tốn (chưa đến 3% trên tổng kinh phí của ĐH Thái Nguyên). Đề tài cấp ĐH Thái Nguyên do đơn vị quản lí giai đoạn 2015-2015 trung bình là 30 triệu/đề tài, cấp cơ sở là 5 triệu/đề tài, đây là những con số còn quá khiêm tốn so với yêu cầu tiến tới trình độ khoa học quốc tế. Các kinh phí trên chỉ hỗ trợ cho thuê khoán chuyên môn trong nước, chưa đủ để làm các thí nghiệm đắt tiền và đặc biệt là thí nghiệm, báo cáo khoa học ở nước ngoài và xây dựng các nhóm nghiên cứu nhằm tập hợp lực lượng, thu hút cán bộ giỏi về công tác. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới là: - Tăng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, tất nhiên không phải tăng kinh phí một cách “bình quân chủ nghĩa” mà đầu tư “có trọng điểm” những nhiệm vụ theo các hướng khoa học và công nghệ mũi nhọn, ưu tiên do Giám đốc/Hiệu trưởng xem xét quyết định trên cơ sở tư vấn của Hội đồng Khoa học Đào tạo và các hội đồng ngành/liên ngành của đơn vị. Tăng mức kinh phí cho các đề tài, đặc biệt là các đề tài trọng điểm cấp Bộ/cấp ĐH Thái Nguyên để đầu tư tập trung, đủ lực tạo ra những trường phái khoa học mạnh, những sản phẩm công nghệ có giá trị cao. Mặt khác, tăng kinh phí góp phần khuyến khích được người đảm nhiệm đề tài có “tâm” và đủ “tầm”. - Phải có kế hoạch, chiến lược tăng dần mức kinh phí dành cho hoạt động khoa học và công nghệ. Trước mắt ĐH Thái Nguyên cần chỉ đạo các cơ sở GDĐH thành viên, các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm chỉnh việc trích kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ theo Nghị định số 99/2014/NĐ-CP là hằng năm, dành tối thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở GDĐH để đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ ở cơ sở GDĐH; dành tối thiểu 3% kinh phí từ nguồn thu học phí của cơ sở GDĐH để cho sinh viên và người học hoạt động NCKH. - Cần có kế hoạch khai thác các nguồn kinh phí khác như: Kinh phí sự nghiệp kinh tế (xây dựng cơ bản và điều tra cơ bản) từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài Nguyên và Môi trường và các bộ khác; từ các doanh nghiệp và địa phương. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động KHCN của ĐH Thái Nguyên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hàm lượng khoa học từ các kết quả nghiên cứu chưa cao, được thể hiện ở: số lượng đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ còn hạn chế; ứng dụng các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp, chưa được nhân rộng và chưa đáp ứng được nhu cầu trong đào tạo; phần lớn các nhiệm vụ chuyển giao công nghệ còn nhỏ lẻ, phạm vi ảnh hưởng còn hạn chế và chưa tạo hiệu quả rõ rệt trong sản xuất; tỉ trọng nguồn thu từ hoạt động KHCN chưa cao; việc khai thác các nguồn kinh phí khác nhau cho hoạt động KHCN còn thiếu linh hoạt, hiệu quả. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường hàm lượng khoa học cho hoạt động KHCN của ĐH Thái Nguyên trong thời gian tới, góp phần làm hoạt động KHCN tại cơ sở sẽ đạt được những chuyển biến vượt bậc cả về số lượng cũng như chất lượng. Tài liệu tham khảo [1] Chính phủ (2005). Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. [2] Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/07/2007 về Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020. [3] Trần Thị Hồng (2013). Giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 112, tr 15-19. [4] Nguyễn Văn Tuấn (2011). Đi vào nghiên cứu khoa học. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Vũ Cao Đàm (2003). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật. [6] Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2013). Các giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [7] Nguyễn Trung Kiền (2018). Một số biện pháp nâng cao hứng thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Vinh. Tạp chí Giáo dục, số 438, tr 18-22. [8] Đặng Thị Ngọc Phương (2016). Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Tạp chí Giáo dục, số 373, tr 20-23. [9] Lưu Xuân Mới (2003). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Đại học Sư phạm.
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_nghien_cuu_khoa_hoc_cho.pdf