Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Tiểu học Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Abstract: The article presents the survey results of 127 managers and teachers on the reality of

managing professional training for teachers at primary schools in District 2, Ho Chi Minh City.

The survey results are the practical basis for proposing measures to develop this staff. Survey

results are a practical basis to propose management measures to suit local characteristics.

pdf 6 trang yennguyen 2780
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Tiểu học Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Tiểu học Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Tiểu học Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 6-11 
6 
Email: phuongvyanphu@gmail.com
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN 
CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thị Phượng - Trường Tiểu học An Phú, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 10/12/2018; ngày sửa chữa: 20/12/2018; ngày duyệt đăng: 07/01/2019. 
Abstract: The article presents the survey results of 127 managers and teachers on the reality of 
managing professional training for teachers at primary schools in District 2, Ho Chi Minh City. 
The survey results are the practical basis for proposing measures to develop this staff. Survey 
results are a practical basis to propose management measures to suit local characteristics. 
Keywords: Current status, professional training, primary teacher. 
1. Mở đầu 
Đội ngũ giáo viên (GV) là nhân tố quan trọng hàng đầu 
góp phần to lớn tạo nên chất lượng giáo dục cho mỗi quốc 
gia. Nguồn lực con người có vai trò quan trọng nên Đảng 
và Nhà nước đã đặt giáo dục là “quốc sách hàng đầu” trong 
mọi lĩnh vực. Điều này được thể hiện rõ trong giải pháp 
phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí (CBQL) giáo 
dục của Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của 
Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược phát triển 
giáo dục 2011-2020”: “Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi 
dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% GV mầm 
non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 
60% GV mầm non, 100% GV tiểu học, 88% GV trung học 
cơ sở và 16,6% GV trung học phổ thông đạt trình độ đào 
tạo trên chuẩn” [1]. Để đạt được mục tiêu này, việc đầu 
tư bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV là khâu then 
chốt, trong đó có GV tiểu học. Tiểu học là cấp học phổ 
thông mang tính đặc thù, bởi vì cấp học này rất quan trọng 
trong việc hình thành kiến thức, năng lực cho trẻ. GV tiểu 
học giữ vai trò rất quan trọng trong việc vừa dạy vừa giáo 
dục trẻ phát triển một cách toàn diện; không chỉ đóng vai 
trò truyền đạt tri thức mà phải có năng lực phát triển cảm 
xúc, thái độ, hành vi của học sinh, giúp các em làm chủ và 
biết vận dụng hợp lí những tri thức đó. Chính vì vậy, việc 
quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học là việc 
làm cấp thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 
Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp, 
bài viết trình bày thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng 
chuyên môn cho GV ở các trường trường tiểu học quận 
2, TP. Hồ Chí Minh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 
- Mục tiêu khảo sát: Nhằm đánh giá mức độ và hiệu 
quả thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng 
chuyên môn cho GV ở các trường tiểu học quận 2, TP. 
Hồ Chí Minh. 
- Nội dung khảo sát: Thực trạng quản lí việc lập kế 
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động 
bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở các trường tiểu học 
quận 2, TP. Hồ Chí Minh. 
- Đối tượng khảo sát: 127 người, trong đó có 10 
CBQL và 117 GV của 06 trường tiểu học quận 2, TP. Hồ 
Chí Minh: An Bình, Huỳnh Văn Ngỡi, Giồng Ông Tố, 
Nguyễn Hiền, Thạnh Mỹ Lợi, Mỹ Thủy. 
- Phương pháp khảo sát: 
+ Khảo sát bằng bảng hỏi: Chúng tôi thiết kế phiếu 
khảo sát với nội dung thể hiện những nhiệm vụ cụ thể 
của công tác lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và 
đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở các 
trường tiểu học quận 2, TP. Hồ Chí Minh với thang đo 
đánh giá được quy ước như sau: về Mức độ thực hiện: 1: 
Không thực hiện; 2: Không thường xuyên; 3: Thường 
xuyên; 4: Rất thường xuyên; về Mức độ hiệu quả: 1: Yếu; 
2: Trung bình; 3: Khá; 4: Tốt. 
+ Phỏng vấn sâu một số CBQL và GV nhằm làm rõ 
hơn kết quả điều tra thu nhận từ bảng hỏi. 
- Thời gian khảo sát: tháng 5-7/2018. 
2.2. Kết quả khảo sát 
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên 
môn cho giáo viên tiểu học (bảng 1 trang bên) 
Bảng 1 cho thấy, nhìn chung, CBQL đánh giá mức 
độ và hiệu quả thực hiện các nội dung lập kế hoạch cao 
hơn GV. Điều này cho thấy sự không thống nhất trong 
đánh giá công tác lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng 
chuyên môn cho GV ở các trường tiểu học quận 2, TP. 
Hồ Chí Minh. Trong đó, nội dung được cả CBLQ và GV 
đánh giá thấp nhất về mức độ thường xuyên là “GV xây 
dựng kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn của từng cá 
nhân” với 20% thường xuyên và rất thường xuyên 
(CBQL), 23,1% thường xuyên và 26,5% rất thường 
xuyên (GV); hiệu quả thực hiện tương ứng của nội dung 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 6-11 
7 
này cũng được đánh giá thấp với 20% khá và 10% tốt 
(CBQL), 20,5% khá và 24,8% tốt (GV). 
Các nội dung được đánh giá tương đối thấp tiếp theo lần 
lượt là “Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 
của tổ” và “Lấy ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng của GV”. 
Qua trao đổi phỏng vấn một số CBQL và GV tiểu học, 
đa số họ đều cho rằng: vẫn còn một số GV chưa thể hiện 
rõ kế hoạch bồi dưỡng trong kế hoạch cá nhân của mình 
mà chỉ chờ vào kế hoạch do lãnh đạo nhà trường xây dựng 
để thực hiện theo. Điều này đã dẫn tới kế hoạch của tổ 
cũng chưa tốt vì các thành viên không tham gia đóng góp 
ý kiến xây dựng kế hoạch chung. Việc lấy ý kiến về nhu 
cầu bồi dưỡng vẫn còn một vài trường thực hiện chưa tốt, 
dẫn đến nội dung bồi dưỡng chưa hay, chưa lôi cuốn GV 
vào việc học tập bồi dưỡng chuyên môn. 
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên 
môn cho giáo viên tiểu học (bảng 2 trang bên) 
Bảng 2 cho thấy: cả CBQL và GV đều đánh giá hiệu 
quả thực hiện thấp hơn mức độ thực hiện, tức là các nội 
dung được thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả 
tương ứng thì không cao. 
Nội dung được đánh giá ít thường xuyên nhất là “BGH 
tạo điều kiện cho GV tham gia học lớp sau đại học để nâng 
cao trình độ chuyên môn” với 30% thường xuyên và 20% 
rất thường xuyên (CBLQ đánh giá), 23,1% thường xuyên 
và 17,9% rất thường xuyên (GV đánh giá); hiệu quả thực 
hiện chỉ đạt 30% khá và 10% tốt (CBLQ đánh giá), 20,5% 
khá và 18,8% tốt (GV đánh giá). Qua trao đổi, phỏng vấn 
một số CBQL và GV thì chúng tôi được biết: kinh phí của 
nhà trường hạn hẹp nên việc bố trí cấp kinh phí cho GV đi 
Bảng 1. Mức độ thực hiện và tính hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch 
bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học 
Xây dựng kế hoạch 
bồi dưỡng 
Nhóm đánh giá 
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện 
1 2 3 4 1 2 3 4 
1. Triển khai kế hoạch 
bồi dưỡng GV của Bộ, 
Sở và Phòng GD-ĐT 
CBQL 
SL 0 1 3 6 1 1 3 5 
% 0 10 30 60 10 10 30 50 
GV 
SL 10 30 34 43 12 34 32 39 
% 8,5 25,6 29,1 36,8 10,2 29,1 27,4 33,3 
2. Lấy ý kiến về nhu 
cầu bồi dưỡng của GV 
CBQL 
SL 1 2 3 4 1 2 4 3 
% 10 20 30 40 10 20 40 30 
GV 
SL 20 23 36 38 24 25 33 35 
% 17,0 19,7 30,8 32,5 20,5 21,4 28,2 29,9 
3. Ban Giám hiệu 
(BGH) xây dựng kế 
hoạch bồi dưỡng 
chuyên môn 
CBQL 
SL 0 0 3 7 0 1 4 5 
% 0 0 30 70 0 10 40 50 
GV 
SL 4 24 39 50 5 29 37 46 
% 3,4 20,5 33,4 42,7 4,3 24,8 31,6 39,3 
4. Triển khai kế hoạch 
bồi dưỡng chuyên 
môn cho GV trong 
toàn trường 
CBQL 
SL 1 1 3 5 1 2 3 4 
% 10 10 30 50 10 20 30 40 
GV 
SL 16 21 40 40 18 24 37 38 
% 13,7 17,9 34,2 34,2 15,4 20,5 31,6 32,5 
5. Tổ trưởng chuyên 
môn xây dựng kế 
hoạch bồi dưỡng của tổ 
CBQL 
SL 3 2 3 2 4 2 2 2 
% 30 20 30 20 40 20 20 20 
GV 
SL 25 28 29 35 27 30 27 33 
% 21,4 23,9 24,8 29,9 23,1 25,6 23,1 28,2 
6. GV xây dựng kế 
hoạch tự bồi dưỡng 
chuyên môn của từng 
cá nhân 
CBQL 
SL 3 3 2 2 4 3 2 1 
% 30 30 20 20 40 30 20 10 
GV 
SL 27 32 27 31 34 30 24 29 
% 23,1 27,3 23,1 26,5 29,1 25,6 20,5 24,8 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 6-11 
8 
học lên trình độ thạc sĩ rất khó khăn, nếu đi học GV phải 
tự túc toàn bộ và phải nghỉ dạy nên bị cắt lương đứng 
lớp. Điều này đã không tạo điều kiện tốt nhất cho GV 
nâng cao trình độ chuyên môn. 
Những nội dung như “BGH trang bị các phương tiện, 
điều kiện cần thiết cho GV khi tham gia bồi dưỡng 
chuyên môn” và “Cung cấp tài liệu chuyên môn cho GV 
tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng” cũng được đánh giá là thực 
hiện chưa thường xuyên và kết quả thực hiện chưa được 
tốt. Kết quả phỏng vấn đã cho thấy, nguyên nhân chính 
là nhà trường chỉ tạo điều kiện về mặt thời gian, cho phép 
sắp xếp chuyên môn sao cho không ảnh hưởng đến việc 
dạy học theo quy định để tham gia bồi dưỡng hoặc tự bồi 
Bảng 2. Mức độ thực hiện và tính hiệu quả của việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học 
Tổ chức hoạt động 
bồi dưỡng 
Nhóm đánh giá 
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện 
1 2 3 4 1 2 3 4 
1. BGH sắp xếp, bố trí các 
nguồn lực phục vụ hoạt động 
bồi dưỡng 
CBQL 
SL 0 1 3 6 1 1 3 5 
% 0 10 30 60 10 10 30 50 
GV 
SL 10 30 34 43 12 34 32 39 
% 8,5 25,6 29,1 36,8 10,2 29,1 27,4 33,3 
2. BGH cử GV tham gia bồi 
dưỡng đạt chuẩn và nâng 
chuẩn 
CBQL 
SL 0 1 4 5 0 3 3 4 
% 0 10 40 50 0 30 30 40 
GV 
SL 23 22 35 37 21 27 35 34 
% 19,7 18,8 29,9 31,6 17,9 23,1 29,9 29,1 
3. BGH lựa chọn GV tham 
gia tập huấn theo kế hoạch 
của Bộ, Sở và Phòng GĐ-ĐT 
CBQL 
SL 0 0 3 7 0 1 4 5 
% 0 0 30 70 0 10 40 50 
GV 
SL 4 24 39 50 5 29 37 46 
% 3,5 20,5 33,3 42,7 4,3 24,8 31,6 39,3 
4. BGH bố trí GV có chuyên 
môn giỏi, giàu kinh nghiệm 
làm lực lượng nòng cốt 
trong hoạt động bồi dưỡng 
chuyên môn cho GV 
CBQL 
SL 1 1 4 4 2 2 3 3 
% 10 10 40 40 20 20 30 30 
GV 
SL 32 33 26 26 33 35 24 25 
% 27,4 28,2 22,2 22,2 28,2 29,9 20,5 21,4 
5. BGH trang bị các phương 
tiện, điều kiện cần thiết cho 
GV khi tham gia bồi dưỡng 
CBQL 
SL 2 2 3 3 4 2 3 1 
% 20 20 30 30 40 20 30 10 
GV 
SL 25 28 29 35 27 30 27 33 
% 21,4 23,9 24,8 29,9 23,1 25,6 23,1 28,2 
6. BGH tăng cường tham dự 
các buổi sinh hoạt với các tổ 
chuyên môn 
CBQL 
SL 0 1 3 6 1 1 3 5 
% 0 10 30 60 10 10 30 50 
GV 
SL 28 27 31 31 27 34 29 27 
% 23,9 23,1 26,5 26,5 23,1 29,0 24,8 23,1 
7. BGH cung cấp tài liệu 
chuyên môn cho GV tự 
nghiên cứu, tự bồi dưỡng 
CBQL 
SL 2 1 3 4 2 3 3 2 
% 20 10 30 40 20 30 30 20 
GV 
SL 34 35 26 22 35 36 24 22 
% 29,1 29,9 22,2 18,8 29,9 30,8 20,5 18,8 
8. BGH tạo điều kiện cho 
GV tham gia học lớp “sau 
đại học” để nâng cao trình 
độ chuyên môn 
CBQL 
SL 3 2 3 2 3 3 3 1 
% 30 20 30 20 30 30 30 10 
GV 
SL 32 37 27 21 35 36 24 22 
% 27,4 31,6 23,1 17,9 29,9 30,8 20,5 18,8 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 6-11 
9 
dưỡng, còn tài liệu bồi dưỡng thì GV phải tự trang bị (nhà 
trường không cấp kinh phí). 
2.2.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên 
môn cho giáo viên tiểu học (bảng 3) 
Bảng 3 cho thấy: nhìn chung, CBQL đánh giá mức độ 
và hiệu quả thực hiện các nội dung là cao hơn GV đánh 
giá (thường xuyên và tốt hơn). Nội dung được cả CBQL 
và GV đánh giá ít thường xuyên nhất là “Tổ chức câu lạc 
bộ, hội thảo để GV trao đổi, học tập kinh nghiệm” với 20% 
thường xuyên và 20% rất thường xuyên ở CBQL, 24,8% 
thường xuyên và 24,8% rất thường xuyên ở GV; hiệu quả 
thực hiện cũng chưa tốt (20% khá và 10% tốt ở CBQL, 
20,5% khá và 24,8% tốt ở GV). Khi trao đổi, phỏng vấn 
CBQL và GV, đa số các ý kiến đều cho rằng: Ở trường 
tiểu học, rất hiếm khi GV được tham gia các câu lạc bộ 
hoặc hội thảo bởi vì để tổ chức một cuộc hội thảo phải mời 
các chuyên gia có uy tín, việc này là quá sức với một 
trường tiểu học với nguồn kinh phí không cho phép; hơn 
nữa, việc này phải làm thường xuyên thì mới cập nhật kịp 
với những thay đổi giáo dục như hiện nay. 
Các nội dung khác cũng được đánh giá thấp về mức 
độ thực hiện lần lượt là “BGH thường xuyên dự giờ, góp 
Bảng 3. Mức độ thực hiện và tính hiệu quả của việc chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học 
Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng Nhóm đánh giá 
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện 
1 2 3 4 1 2 3 4 
1. Phát huy vai trò của Tổ 
chuyên môn, GV, CBQL 
CBQL 
SL 0 0 4 6 0 1 4 5 
% 0 0 40 60 0 10 40 50 
GV 
SL 5 23 40 49 5 29 37 46 
% 4,2 19,7 34,2 41,9 4,3 24,8 31,6 39,3 
2. Hướng dẫn tổ chuyên 
môn xây dựng kế hoạch bồi 
dưỡng của tổ và từng cá 
nhân GV 
CBQL 
SL 0 2 3 5 0 3 3 4 
% 0 20 30 50 0 30 30 40 
GV 
SL 11 15 42 49 13 17 39 48 
% 9,4 12,8 35,9 41,9 11,2 14,5 33,3 41,0 
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện 
các chuyên đề tập huấn, bồi 
dưỡng chuyên đề, thực tập 
sư phạm cho GV tại trường 
CBQL 
SL 0 1 3 6 1 1 3 5 
% 0 10 30 60 10 10 30 50 
GV 
SL 8 12 44 53 9 14 43 51 
% 6,8 10,3 37,6 45,3 7,6 12,0 36,8 43,6 
4. Tổ chức câu lạc bộ, hội 
thảo để GV trao đổi, học tập 
kinh nghiệm 
CBQL 
SL 3 3 2 2 4 3 2 1 
% 30 30 20 20 40 30 20 10 
GV 
SL 28 31 29 29 34 30 24 29 
% 23,9 26,5 24,8 24,8 29,1 25,6 20,5 24,8 
5. Triển khai lại các chuyên 
đề do Sở và Phòng GD-ĐT 
tổ chức cho tập thể sư phạm 
nhà trường học tập 
CBQL 
SL 0 0 3 7 0 0 4 6 
% 0 0 30 70 0 0 40 60 
GV 
SL 4 24 39 50 5 29 37 46 
% 3,5 20,5 33,3 42,7 4,3 24,8 31,6 39,3 
6. Tuyên dương GV, tổ 
chuyên môn thực hiện tốt hoạt 
động bồi dưỡng chuyên môn 
CBQL 
SL 2 2 3 3 1 3 3 3 
% 20 20 30 30 10 30 30 30 
GV 
SL 21 22 34 40 25 24 32 36 
% 17,9 18,8 29,1 34,2 21,3 20,5 27,4 30,8 
7. BGH thường xuyên dự giờ, 
góp ý cho GV sau các đợt bồi 
dưỡng, rút kinh nghiệm 
CBQL 
SL 3 2 2 3 3 2 3 2 
% 30 20 20 30 30 20 30 20 
GV 
SL 26 27 30 34 28 29 26 34 
% 22,2 23,1 25,6 29,1 23,9 24,8 22,2 29,1 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 6-11 
10 
ý cho GV sau các đợt bồi dưỡng, rút kinh nghiệm” 
(CBQL: 20% thường xuyên và 30% rất thường xuyên; 
GV: 25,6% thường xuyên và 29,1% rất thường xuyên), 
“Tuyên dương GV, tổ chuyên môn thực hiện tốt hoạt 
động bồi dưỡng chuyên môn” (CBQL: 30% thường 
xuyên và 30% rất thường xuyên; GV: 29,1% thường 
xuyên và 34,2% rất thường xuyên) và hiệu quả tương 
ứng cũng thấp hơn so với mức độ thực hiện. Để làm rõ 
hơn thực trạng này, chúng tôi đã phỏng vấn một số 
CBQL và GV, kết quả cho thấy: BGH chủ yếu đánh giá 
qua bản thu hoạch hoặc báo cáo của GV mà ít khi tham 
gia dự giờ trực tiếp để góp ý; vấn đề bồi dưỡng chuyên 
Bảng 4. Mức độ thực hiện và tính hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn 
cho giáo viên tiểu học 
Kiểm tra, đánh giá 
hoạt động bồi dưỡng 
Nhóm đánh giá 
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện 
1 2 3 4 1 2 3 4 
1. Kiểm tra thường xuyên 
việc xây dựng kế hoạch của 
tổ chuyên môn, cá nhân và 
việc thực hiện kế hoạch 
CBQL 
SL 0 1 4 5 0 3 3 4 
% 0 10 40 50 0 30 30 40 
GV 
SL 21 23 35 38 21 27 34 35 
% 17,9 19,7 29,9 32,5 17,9 23,0 29,1 29,9 
2. Xây dựng và triển khai 
tiêu chí đánh giá kết quả 
bồi dưỡng thường xuyên 
CBQL 
SL 2 2 3 3 4 2 3 1 
% 20 20 30 30 40 20 30 10 
GV 
SL 26 27 30 34 27 31 27 32 
% 22,2 23,1 25,6 29,1 23,1 26,5 23,1 27,4 
3. Đôn đốc, nhắc nhở và 
kiểm tra việc thực hiện 
CBQL 
SL 0 0 3 7 0 0 4 6 
% 0 0 30 70 0 0 40 60 
GV 
SL 5 23 40 49 6 28 38 45 
% 4,2 19,7 34,2 41,9 5,1 23,9 32,5 38,5 
4. Bổ sung cơ sở vật chất 
cần thiết để phục vụ tốt cho 
hoạt động bồi dưỡng chuyên 
môn cho GV 
CBQL 
SL 1 1 3 5 1 2 3 4 
% 10 10 30 50 10 20 30 40 
GV 
SL 23 21 34 39 18 24 38 37 
% 19,7 17,9 29,1 33,3 15,4 20,5 32,5 31,6 
5. Kiểm tra, rà soát đội ngũ 
về số lượng , trình độ, cơ cấu 
để có sự điều chỉnh phù hợp 
CBQL 
SL 2 1 3 4 2 3 3 2 
% 20 10 30 40 20 30 30 20 
GV 
SL 33 36 25 23 34 37 24 22 
% 28,1 30,8 21,4 19,7 29,1 31,6 20,5 18,8 
6. Khen thưởng GV tích cực 
học tập, bồi dưỡng và đạt 
thành tích trong phong trào 
thi đua dạy tốt - học tốt 
CBQL 
SL 1 1 4 4 2 2 3 3 
% 10 10 40 40 20 20 30 30 
GV 
SL 34 31 27 25 33 37 24 23 
% 29,0 26,5 23,1 21,4 28,2 31,6 20,5 19,7 
7. Phê bình, nhắc nhở GV 
chưa tích cực học tập, tự bồi 
dưỡng 
CBQL 
SL 0 0 4 6 0 1 4 5 
% 0 0 40 60 0 10 40 50 
GV 
SL 6 22 38 51 5 29 36 47 
% 5,1 18,8 32,5 43,6 4,2 24,8 30,8 40,2 
8. Đánh giá, rút kinh nghiệm 
cho GV theo từng giai đoạn 
và từng năm học 
CBQL 
SL 3 2 3 2 3 3 3 1 
% 30 20 30 20 30 30 30 10 
GV 
SL 31 36 28 22 33 38 26 20 
% 26,5 30,8 23,9 18,8 28,2 32,5 22,2 17,1 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 6-11 
11 
môn vẫn chưa đưa vào tiêu chí xét danh hiệu thi đua mà 
mới chỉ dừng ở mức khuyến khích. Những vấn đề này 
cần được các hiệu trưởng khắc phục trong thời gian tới. 
2.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi 
dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học (bảng 4) 
Bảng 4 cho thấy: nhìn chung, các nội dung được 
CBQL đánh giá cao hơn GV về mức độ và hiệu quả thực 
hiện. Được đánh giá thấp nhất là nội dung “Đánh giá, rút 
kinh nghiệm cho GV theo từng giai đoạn và từng năm 
học” với 30% thường xuyên và 20% rất thường xuyên 
do CBQL đánh giá, 23,9% thường xuyên và 18,8% rất 
thường xuyên do GV đánh giá; hiệu quả thực hiện tương 
ứng: 30% khá và 10% tốt do GV đánh giá, 22,2% khá và 
17,1% tốt do GV đánh giá. Để làm rõ hơn kết quả này, 
chúng tôi đã phỏng vấn một số CBQL và GV, đa số họ 
đều cho rằng: Sau mỗi chuyên đề bồi dưỡng, GV viết bản 
thu hoạch nộp cho tổ trưởng chuyên môn để chấm, sau 
đó BGH kiểm tra và cho điểm; còn việc nhận xét chi tiết 
và rút kinh nghiệm cho mỗi GV thì chưa được thực hiện 
mà chủ yếu nhận xét chung cho cả tổ chuyên môn. 
Những hạn chế ở nội dung trên là logic với kết quả 
đánh giá của nội dung “Xây dựng và triển khai tiêu chí 
đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên”, khi nội dung 
này được đánh giá thấp thứ hai với 30% thường xuyên 
và 30% rất thường xuyên do CBQL đánh giá, 25,6% 
thường xuyên và 29,1% rất thường xuyên do GV đánh 
giá; hiệu quả thực hiện tương ứng cũng rất thấp. Thực 
trạng này là dễ hiểu khi việc xây dựng tiêu chí đánh giá 
luôn là vấn đề khó đối với CBQL các trường nói chung. 
Các nội dung khác cũng được đánh giá thấp là 
“Kiểm tra, rà soát đội ngũ về số lượng, trình độ, cơ cấu 
để có sự điều chỉnh phù hợp” và “Khen thưởng GV 
tích cực học tập, bồi dưỡng và đạt thành tích trong 
phong trào thi đua dạy tốt - học”. Để tìm hiểu nguyên 
nhân của thực trạng này, chúng tôi đã phỏng vấn một 
số GV, các ý kiến đều thống nhất cho rằng: Việc phân 
loại về trình độ GV để có kế hoạch bồi dưỡng những 
người còn yếu là vấn đề tế nhị (khó thực hiện), nhà 
trường chưa có chế độ khen thưởng thỏa đáng cho 
những GV tích cực học tập, bồi dưỡng. 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát 04 nội dung quản lí hoạt động bồi 
dưỡng chuyên môn cho GV ở các trường tiểu học quận 
2, TP. Hồ Chí Minh đã cho thấy, CBQL đánh giá mức 
độ và hiệu quả thực hiện các nội dung cao hơn GV, hiệu 
quả thực hiện thấp hơn so với mức độ thực hiện. Những 
nội dung thực hiện chưa thường xuyên và hiệu quả chưa 
tốt gồm: GV xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên 
môn của từng cá nhân; Tổ trưởng chuyên môn xây dựng 
kế hoạch bồi dưỡng của tổ; Lấy ý kiến về nhu cầu bồi 
dưỡng của GV; BGH tạo điều kiện cho GV tham gia 
học lớp sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn; 
BGH trang bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho 
GV khi tham gia bồi dưỡng chuyên môn; Cung cấp tài 
liệu chuyên môn cho GV tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng; 
Tổ chức câu lạc bộ, hội thảo để GV trao đổi, học tập 
kinh nghiệm; BGH thường xuyên dự giờ, góp ý cho GV 
sau các đợt bồi dưỡng, rút kinh nghiệm; Tuyên dương 
GV, tổ chuyên môn thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng 
chuyên môn; Đánh giá, rút kinh nghiệm cho GV theo 
từng giai đoạn và từng năm học; Xây dựng và triển khai 
tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên; 
Kiểm tra, rà soát đội ngũ về số lượng, trình độ, cơ cấu 
để có sự điều chỉnh phù hợp; Khen thưởng GV tích cực 
học tập, bồi dưỡng và đạt thành tích trong phong trào 
thi đua dạy tốt - học tốt. Kết quả này là cơ sở thực tiễn 
quan trọng để hiệu trưởng các trường tiểu học quận 2, 
TP. Hồ Chí Minh để xuất các biện pháp quản lí phù hợp 
với đặc thù của địa phương. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 
711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính 
phủ về “Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 
2011-2020”. 
[2] UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2014). Quyết 
định số 3077/QĐ-UBND ngày 23/6/2014 về Phê 
duyệt Đề án “Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng 
đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí ngành Giáo dục 
TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020”. 
[3] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 32/2011/TT-
BGDĐT ngày 08/8/2011 về Ban hành Chương trình 
bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học. 
[4] Lê Thanh Diệu Ái (2016). Về quản lí hoạt động bồi 
dưỡng giáo viên tiểu học ở quận 1, Thành phố Hồ 
Chí Minh hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 
tháng 11, tr 16-18. 
[5] Nguyễn Quang Nhữ (2014). Một số vấn đề quan 
trọng về bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Tạp chí Giáo 
dục, số 344, tr 33-35. 
[6] Nguyễn Tiến Phúc (2013). Thực trạng quản lí hoạt 
động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo 
chuẩn nghề nghiệp ở một số tỉnh vùng Tây Bắc. Tạp 
chí Giáo dục, số 319, tr 14-16. 
[7] Nguyễn Thị Mạnh Tiến (2017). Thực trạng hoạt 
động bồi dưỡng giáo viên và quản lí hoạt động bồi 
dưỡng giáo viên ở các trường mầm non quận Tân 
Phú, Thành phố Hồ Chí Minh theo Chuẩn nghề 
nghiệp. Tạp chí Giáo dục, số 414, tr 5-8; 4. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_hoat_dong_boi_duong_chuyen_mon_cho_giao_v.pdf