Một số giải pháp tăng cường tính tự chủ đối với cơ quan nhà nước thưc hiện khoán chi thông qua hoạt động kiểm toán

Cơ quan HCNN là hệ thống các cơ quan có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện chức năng lập pháp,

hành pháp và tư pháp được tổ chức từ TW đến địa phương. Nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan HCNN chủ động sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhà nước đã ban hành cơ chế tự chủ tài chính tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV. Theo đó Thủ trưởng cơ

quan được quyền chủ động bố trí, sử dụng kinh phí được giao và được sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm

để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị. Bài viết làm rõ về hơn các vấn đề nêu trên và một số thực trạng, giải pháp tăng cường tính tự chủ đối với cơ quan nhà nước thực hiện khoán chi thông qua hoạt động kiểm toán.

pdf 8 trang yennguyen 8560
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp tăng cường tính tự chủ đối với cơ quan nhà nước thưc hiện khoán chi thông qua hoạt động kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp tăng cường tính tự chủ đối với cơ quan nhà nước thưc hiện khoán chi thông qua hoạt động kiểm toán

Một số giải pháp tăng cường tính tự chủ đối với cơ quan nhà nước thưc hiện khoán chi thông qua hoạt động kiểm toán
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 132 - tháng 10/2018
Moät soÁ giaûi PHaùP taêng cöôøng tÍnH töÏ cHuû 
ñoÁi Vôùi cô Quan nHaø nöôùc tHöÏc Hieän 
kHoaùn cHi tHoâng Qua HoaÏt ñoäng kieÅM toaùn
ThS. NGUYỄN THị THU TRUNG*
* Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán
Cơ quan HCNN là hệ thống các cơ quan có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện chức năng lập pháp, 
hành pháp và tư pháp được tổ chức từ TW đến địa phương. Nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan HCNN chủ 
động sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, 
nhiệm vụ được giao. Nhà nước đã ban hành cơ chế tự chủ tài chính tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, 
Nghị định số 117/2013/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV. Theo đó Thủ trưởng cơ 
quan được quyền chủ động bố trí, sử dụng kinh phí được giao và được sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm 
để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị. Bài viết làm rõ về hơn các 
vấn đề nêu trên và một số thực trạng, giải pháp tăng cường tính tự chủ đối với cơ quan nhà nước thực hiện 
khoán chi thông qua hoạt động kiểm toán.
Từ khóa: Cơ quan hành chính nhà nước, khoán chi, kiểm toán nhà nước
A number of measures to increase the autonomy of state agencies to implement package expenditures 
through auditing activities
The State administrative agencies is a system of agencies with their own seals and accounts, which carry 
out legislative, executive and judicial functions organized from the central to the local levels. In order to 
create favorable conditions for the State administrative agencies to take the initiative in using the payroll 
and administrative management budget in the most reasonable manner in order to well fulfill the assigned 
functions and tasks. The Government has issued the financial autonomy mechanism in Decree No. 130/2005 
/ ND-CP, Decree No. 117/2013 / ND-CP, Joint Circular No. 71/2014 / TTLT-BTC-BNV. Accordingly, the 
head of the agency shall have the right to take initiative in allocating and using the allocated budget and shall 
be entitled to use the entire savings fund to spend more on the increased incomes of the officials, employees 
and laborers in the unit. The article clarifies more on the above issues and some realities and solutions to 
increase the autonomy of state agencies to implement the package expenditures through auditing activities. 
key words: State administrative agencies, package expenditures, state audit
1. Những vấn đề cơ bản về cơ quan hành chính 
nhà nước 
Cơ quan hành chính nhà nước: Là hệ thống các 
cơ quan có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện 
chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được 
tổ chức từ TW đến địa phương. Bao gồm: Các bộ, 
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;Văn 
phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Toà án 
nhân dân các cấp; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; 
Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND; các cơ quan 
chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực 
thuộc TW; Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND; 
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các quận, 
huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực 
thuộc TW.
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu 
thành của bộ máy nhà nước, mang quyền lực nhà 
nước nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của 
Nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm 
quyền do pháp luật quy định. Hoạt động không vì 
mục tiêu lợi nhuận. Kinh phí hoạt động hoàn toàn 
từ nguồn NSNN cấp.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 132 - tháng 10/2018
2. Cơ chế tài chính áp dụng với cơ quan nhà 
nước thực hiện khoán chi
2.1. Cơ sở pháp lý và mục tiêu thực hiện cơ chế 
tự chủ đối với cơ quan nhà nước
Để các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện tốt 
vai trò của mình, Nhà nước đã giao quyền tự chủ, 
tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị và tùy thuộc 
vào loại hình đơn vị mà có cơ chế quản lý riêng. 
Đối với các cơ quan nhà nước có tài khoản và con 
dấu riêng thực hiện theo quy định tại Nghị định 
số130/2005/NĐ-CP, quy định chế độ tự chủ, tự 
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí 
quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, 
Nghị định số 117/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ 
ngày 1/1/2014) sửa đổi, bổ sung một số điều của 
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Thông tư liên tịch 
số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014, liên 
bộ Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, 
tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý 
hành chính đối với các cơ quan nhà nước (có hiệu 
lực thi hành kể từ ngày 18/7/2014 và được áp dụng 
kể từ năm ngân sách 2014).
Theo đó, nguồn kinh phí của cơ quan hành 
chính nhà nước được sử dụng trong năm bao gồm: 
Kinh phí giao nhưng không thực hiện tự chủ và 
kinh phí giao thức hiện tự chủ. Các cơ quan nhà 
nước được quyền tự chủ sử dụng biên chế và kinh 
phí quản lý hành chính được giao theo quy định. 
Kinh phí tiết kiệm được để lại chi bổ sung thu nhập 
cho cán bộ, công chức; chi khen thưởng phúc lợi; 
trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Kinh phí 
còn dư được chuyển sang năm sau sử dụng.
Mục tiêu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu 
trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản 
lý hành chính
- Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động sử 
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một 
cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, 
nhiệm vụ được giao.
- Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh 
gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc 
sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng 
kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho 
cán bộ, công chức.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 132 - tháng 10/2018
- Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với 
trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan và cán bộ, 
công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế 
độ tự chủ
Hàng năm, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ 
được NSNN bố trí kinh phí để thực hiện một số 
nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm 
quyền giao, các đơn vị phải sử dụng nguồn kinh 
phí không tự chủ theo đúng mục đích, nhiệm vụ 
được giao, cuối năm nếu chi không hết phải tiến 
hành hoàn trả cho NSNN. Kinh phí giao nhưng 
không thực hiện chế độ tự chủ bao gồm: 
- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định.
- Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, 
vốn đối ứng các dự án theo hiệp định (nếu có). 
- Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm 
quyền giao: 
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất 
được cấp có thẩm quyền giao sau thời điểm cơ quan 
đã được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ.
+ Kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ đặc 
thù như: Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho 
tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan đã có chế độ của 
Nhà nước quy định. 
+ Kinh phí tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc 
tế được bố trí kinh phí riêng; kinh phí thực hiện 
các Đề án, Chương trình được cấp có thẩm quyền 
phê duyệt.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù đến thời 
điểm lập dự toán chưa xác định được khối lượng 
công việc, chưa có tiêu chuẩn, chế độ định mức quy 
định của cơ quan có thẩm quyền. 
- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. 
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu 
quốc gia. 
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 
- Kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí sự 
nghiệp kinh tế, kinh phí sự nghiệp môi trường, 
kinh phí sự nghiệp khác theo quy định từng lĩnh 
vực (nếu có), kinh phí sự nghiệp bảo đảm xã hội, 
kinh phí thực hiện các nội dung không thường 
xuyên khác. 
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được 
duyệt. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản 
kinh phí và vốn đầu tư xây dựng cơ bản được giao 
nêu trên thực hiện theo các quy định hiện hành của 
Nhà nước. 
2.3. Kinh phí giao để thực hiện tự chủ
2.3.1. Nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để 
thực hiện chế độ tự chủ
Kinh phí quản lý hành chính (gọi tắt kinh phí 
QLHC) giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ 
từ các nguồn sau: 
a) Kinh phí NSNN cấp
- Khoán quỹ tiền lương và chi hoạt động 
thường xuyên: 
+ Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được 
cấp có thẩm quyền giao và khoán quỹ tiền lương 
của số lao động hợp đồng không xác định thời 
hạn đối với một số chức danh theo quy định của 
pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quỹ 
tiền lương khoán bao gồm: Mức lương theo ngạch, 
bậc hoặc mức lương chức vụ, các khoản phụ cấp 
theo lương và các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, 
KPCĐ theo quy định). 
+ Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số 
biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức 
phân bổ NSNN hiện hành.
+ Số biên chế được giao làm căn cứ thực hiện 
khoán quỹ tiền lương và chi thường xuyên theo 
định mức là số biên chế được cấp có thẩm quyền 
giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công 
chức. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị 
trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện 
khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp 
có thẩm quyền giao năm 2013;
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 132 - tháng 10/2018
+ Lập thêm tổ chức hoặc được giao nhiệm 
vụ mới thì số biên chế để làm căn cứ thực hiện 
khoán quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên 
được thực hiện theo quyết định của cơ quan có 
thẩm quyền.
- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị phương tiện 
làm việc, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
- Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù 
thường xuyên: áp dụng đối với những hoạt động 
nghiệp vụ đặc thù thường xuyên mà tại thời điểm 
phân bổ, giao dự toán NSNN hàng năm theo quy 
định đã có dự toán chi tiết tính theo khối lượng 
công việc và tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định, 
được cơ quan chủ quản thẩm tra tổng hợp trong 
phương án phân bổ giao dự toán.
b) Phần thu phí, lệ phí được để lại để trang trải 
chi phí thu và các khoản thu khác
- Mức phí, lệ phí được trích để lại bảo đảm hoạt 
động phục vụ thu căn cứ vào các văn bản do cơ 
quan có thẩm quyền quy định (trừ số phí, lệ phí 
được để lại để mua sắm tài sản cố định và số phí, 
lệ phí được để lại theo các quy định khác nếu có);
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp 
luật (nếu có). 
c) Điều chỉnh kinh phí QLHC được giao thực 
hiện chế độ tự chủ
Kinh phí quản lý hành chính được giao thực 
hiện chế độ tự chủ không phải là bất di, bất dịch, 
mà được điều chỉnh trong trường hợp:
- Điều chỉnh biên chế công chức do: 
+ Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ 
chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm 
quyền; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa 
giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện; điều 
chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ 
quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan 
có thẩm quyền; 
+ Tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc, độ 
phức tạp, quy mô, phạm vi, đối tượng phục vụ; mức 
độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện 
làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, 
thay đổi định mức phân bổ dự toán NSNN, điều 
chỉnh tỷ lệ phân bổ NSNN cho lĩnh vực quản lý 
hành chính. 
2.3.2. Sử dụng kinh phí được giao để thực hiện 
chế độ tự chủ
Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ 
được giao, trong phạm vi kinh phí được giao tự 
chủ, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ 
được quyền:
Một là, bố trí số kinh phí được giao: Vào các 
mục chi cho phù hợp, được quyền điều chỉnh giữa 
các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn thành 
nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả. 
Hai là, quyết định mức chi: Cho từng nội dung 
công việc phù hợp với đặc thù của cơ quan nhưng 
không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức 
chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
quy định.
Ba là, quyết định giao khoán toàn bộ hoặc một 
phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí 
thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường 
xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện 
nhiệm vụ, gồm: 
(1) Khoán chi xây dựng văn bản quy phạm 
pháp luật.
(2) Khoán chi công tác phí.
Bốn là, được quyết định sử dụng toàn bộ kinh 
phí tiết kiệm được theo quy định. Kết thúc năm 
ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được 
giao, nếu số chi thực tế thấp hơn số dự toán được 
giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần 
chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm. 
Khi xác định kinh phí tiết kiệm cần chú ý các 
trường hợp sau: 
+ Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí 
mua sắm, sửa chữa thường xuyên giao thực hiện 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 132 - tháng 10/2018
chế độ tự chủ, đã thực hiện xong đầy đủ nhiệm 
vụ, khối lượng theo dự toán được duyệt, đảm bảo 
chất lượng thì kinh phí chưa sử dụng hết là khoản 
kinh phí tiết kiệm. Nếu không thực hiện nhiệm 
vụ đã giao, không thực hiện đầy đủ số lượng, khối 
lượng công việc, hoặc thực hiện không đảm bảo 
chất lượng thì không được xác định là kinh phí tiết 
kiệm và phải nộp trả NSNN phần kinh phí không 
thực hiện; nếu được cấp có thẩm quyền cho phép 
chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện (cả trường 
hợp công việc đang thực hiện dở dang) thì được 
chuyển số dư kinh phí sang năm sau để tiếp tục 
thực hiện công việc đó và được phân bổ vào kinh 
phí giao tự chủ của năm sau; đối với công việc đã 
thực hiện một phần thì được quyết toán phần kinh 
phí đã triển khai theo quy định. 
- Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội 
dung sau: 
+ Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và 
người lao động; 
+ Chi khen thưởng: Định kỳ hoặc đột xuất cho 
tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành 
tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy 
định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng; 
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ 
các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các 
ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày 
thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân...), trợ 
cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp ăn 
trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người 
lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm 
đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho cán 
bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi 
thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe 
định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa 
chữa các công trình phúc lợi; 
+ Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập 
cho cán bộ, công chức: Số kinh phí tiết kiệm được, 
cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ 
dự phòng ổn định thu nhập. 
Năm là, chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm 
chưa sử dụng hết sang năm sau tiếp tục sử dụng 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 132 - tháng 10/2018
(đối với cả các trường hợp được cấp có thẩm quyền 
cho phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện) 
và phải chi tiết theo từng nhiệm vụ tiếp tục thực 
hiện vào năm sau. 
Sáu là, sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại.
Bảy là, đối với các khoản thu khác: Cơ quan 
sử dụng theo đúng nội dung chi, mức chi không 
vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy 
định tại văn bản hướng dẫn sử dụng nguồn thu đó. 
Trường hợp mức chi chưa có quy định nhưng cần 
thiết để phục vụ công việc thì Thủ trưởng cơ quan 
được vận dụng các mức chi tương ứng với các công 
việc tương tự đã được quy định tại các văn bản 
quy phạm pháp luật và phải được quy định trong 
QCCTNB của cơ quan, hoặc phải được Thủ trưởng 
cơ quan quyết định bằng văn bản trong trường hợp 
chưa được quy định trong QCCTNB. 
2.3.4. Chi thu nhập tăng thêm
- Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, 
cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ 
số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 
(một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do 
nhà nước quy định (tính trên số biên chế được giao 
và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn 
đối với một số chức danh theo quy định của pháp 
luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt) để trả 
thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người 
lao động.
Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định 
phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán 
bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng 
bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với 
hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc 
từng bộ phận trực thuộc). Người nào, bộ phận nào 
có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu 
suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm 
cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng 
thêm cào bằng bình quân. Mức chi trả cụ thể do 
thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất 
ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.
3. kết quả kiểm toán đối với cơ quan nhà nước 
thực hiện khoán chi
3.1. Một số kết quả đạt được
- Các đơn vị đã thực hiện quyền tự chủ trong 
việc sử dụng biên chế: Chủ động sắp xếp, bố trí 
và sử dụng cán bộ phù hợp với chuyên môn được 
đào tạo, thực hiện giảm thiểu số lượng biên chế có 
mặt, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc 
được giao.
- Các đơn vị đã thực hiện quyền tự chủ về tài 
chính: Ngoài nguồn NSNN cấp theo quy định, 
các đơn vị còn được sử dụng khoản thu hợp pháp 
khác được pháp luật cho phép. Đặc biệt, số kinh 
phí được giao thực hiện tự chủ cuối năm sử dụng 
không hết được chuyển sang năm sau sử dụng, 
nhờ đó mà không còn tình trạng “chạy” kinh phí 
còn dư cuối năm để chi tiêu cho hết. Các đơn vị đã 
chủ động hơn trong việc điều hành công việc và sử 
dụng kinh phí tự chủ. Được quyết định định mức 
chi cho từng nội dung công việc, giúp đơn vị chủ 
động hơn trong quá trình hoạt động.
- Thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, 
công chức trong đơn vị và người lao động ở các 
đơn vị đảm bảo công bằng, hợp lý, tạo động lực 
thúc đẩy cán bộ, công chức, người lao động tích 
cực và chủ động hoàn thành nhiệm vụ. Cơ chế tự 
chủ đã tạo được sự công khai, minh bạch trong việc 
quản lý sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước, bảo 
đảm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.
3.2. Thực trạng tồn tại cần khắc phục
Thông qua thực hiện kiểm toán tại các cơ quan 
nhà nước thực hiện khoán chi, ngoài những kết 
quả đạt được như trên, thì vẫn còn một số sai phạm 
được phát hiện, gồm có:
- Việc ban hành QCCTNB tại một số đơn vị còn 
mang tính đối phó, không bám sát vào nhiệm vụ 
của đơn vị được phân công trong năm, không cụ 
thể, chi tiết quy định của Nhà nước, gắn với nhiệm 
vụ chi và chưa phù hợp với quy mô nguồn kinh phí 
được giao trong năm của đơn vị khiến cho việc áp 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 132 - tháng 10/2018
dụng còn gặp nhiều khó khăn. 
- Việc chi phụ cấp lương, trợ cấp ko đúng đối 
tượng: Chi phụ cấp chức vụ cho cán bộ chưa được 
bổ nhiệm chức danh lãnh đạo; chi phụ cấp thâm 
niên nghề cho cán bộ mới tuyển dụng; chi phụ cấp 
công vụ cho cán bộ là viên chức, đối tượng là lao 
động hợp đồng theo Nghị định 68; chi trợ cấp thất 
nghiệp cho cán bộ mới tuyển dụng
- Thanh toán dịch vụ công cộng, công tác phí 
chưa đúng đối tượng, chưa đủ hồ sơ, thủ tục thanh 
toán: Trang bị điện thoại di động hay thanh toán 
tiền khoán điện thoại cho những cán bộ chưa đủ 
điều kiện, thanh toán tiền khoán điện thoại vượt 
định mức quy định; thanh toán công tác phí cho đối 
tượng đi công tác không phù hợp; chi công tác phí 
không có quyết định cử cán bộ đi công tác, không 
có giấy đi đường có đóng dấu nơi đến (công lệnh); 
vé máy bay không có thẻ lên máy bay; chi vượt định 
mức phòng nghỉ, lưu trú theo quy định tại quy chế 
chi tiêu nội bộ và văn bản của Nhà nước.
- Chi vượt định mức so với kế hoạch tổ chức 
hội nghị: Chi tăng số ngày tổ chức; chi tăng tiền tài 
liệu, tiền nước uống và chi phí cho đại biểu so với 
số lượng thực tế tham dự; chi tiền ăn cho đại biểu 
đã hưởng lương từ NSNN; chi một số khoản không 
có trong kế hoạch đã xây dựng ban đầu.
- Các khoản chi phí liên quan Đoàn vào: Chi 
phí và lịch trình tiếp Đoàn vào không khớp với kế 
hoạch và lịch trình bay của Đoàn vào; chi một số 
nội dung không có trong kế hoạch đón đoàn như 
chi thuê phòng nghỉ (chi phí này Đoàn vào tự lo 
kinh phí...); chưa đủ thủ tục, chứng từ thanh toán 
một số khoản khác như thiếu thanh lý hợp đồng 
tiền ăn chiêu đãi đoàn vào, thiếu bảng kê số lượng 
thực tế các món ăn dùng chiêu đãi khách...
- Chi nghiệp vụ chuyên môn của các ngành, chi 
tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn: Thanh 
toán khi chưa đủ thủ tục, chứng từ như thiếu danh 
sách học viên tham gia, kế hoạch tập huấn, bảng kê 
chi tiền mặt không có hoặc không đầy đủ chữ ký 
người nhận...; các khoản chi không phù hợp với nội 
dung phát sinh như chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp 
vụ chuyên môn nhưng chứng từ thực tế lại chi tiếp 
khách, chi xăng xe...
- Chi sửa chữa, mua sắm tài sản: Mua sắm, 
sửa chữa tài sản khi chưa được phê duyệt của thủ 
trưởng đơn vị, ngày mua trên hóa đơn trước thời 
điểm được thủ trưởng đơn vị phê duyệt...; mua tài 
sản nhưng tài sản không hiện hữu tại đơn vị, không 
có biên bản giao nhận tài sản;
- Trích lập và sử dụng các quỹ không tuân thủ 
theo quy định của Nhà nước; chi những khoản 
mang tính chất phúc lợi từ quỹ khen thưởng và 
ngược lại: Quỹ phúc lợi có một số nội dung chi 
không mang tính chất phúc lợi như chi hội nghị 
CBVC cấp tổ; nộp hội phí kế toán; chi tổ lao động 
tiên tiến... (nội dung này phải chi từ quỹ khen 
thưởng). Quỹ khen thưởng có một số nội dung chi 
không mang tính chất khen thưởng như chi bồi 
dưỡng cho công tác quyết toán; một số nội dung 
chi khen thưởng không có trong quy định tại quy 
chế chi tiêu nội bộ. Những khoản chi từ quỹ phát 
triển hoạt động sự nghiệp, quỹ ổn định thu nhập, 
đơn vị chi từ quỹ khen thưởng phúc lợi (tiết kiệm 2 
khoản quỹ kia để bù đắp vào những khoản chi khác 
như: Trường hợp NSNN không đảm bảo cho mức 
chênh lệch tăng lương cơ sở...).
- Thực tế kinh phí tiết kiệm được chủ yếu do tiết 
kiệm biên chế (tổng số biên chế được giao nhiều 
hơn số biên chế có mặt), do biên chế có mặt qua 
các năm giảm so với số biên chế được duyệt, số 
biên chế giảm chủ yếu là do nghỉ hưu, chuyển công 
tác, đơn vị chưa tuyển dụng kịp, và để hoàn thành 
nhiệm vụ chuyên môn đơn vị bố trí cán bộ làm 
thêm giờ, không bố trí cán bộ nghỉ phép năm...Và 
một phần nhỏ do các nguyên nhân khác: Tiết kiệm 
chi hội nghị, hội thảo, công tác phí, điện, nước, văn 
phòng phẩm, xăng xe. 
- Các đơn vị thường sử dụng nguồn kinh phí 
không thường xuyên để chi tiêu cho những nhiệm 
vụ thường xuyên, nhằm tiết kiệm kinh phí thường 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 132 - tháng 10/2018
xuyên; thực hiện chuyển nguồn kinh phí đối 
với những nội dung chưa đảm bảo đủ điều kiện 
chuyển nguồn...
4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng 
cường tính tự chủ đối với cơ quan nhà nước thực 
hiện khoản chi
- Cần ban hành QCCTNB đảm bảo yêu cầu và 
chất lượng:
+ Quy chế phải đề cập đầy đủ các nội dung chi 
trong năm của đơn vị, tùy điều kiện cụ thể về nguồn 
lực tài chính chi thường xuyên để đề ra các định mức, 
chế độ, tiêu chuẩn chi cho phù hợp, đúng quy định 
của Pháp luật. Để có được dự thảo có chất lượng, Kế 
toán trưởng cần rà soát, đánh giá lại QCCTNB cũ, 
thu thập đầy đủ các căn cứ như: Nhiệm vụ kế hoạch 
năm kế hoạch của đơn vị, các văn bản quy định định 
mức, chế độ, tiêu chuẩn chi của cơ quan có thẩm 
quyền còn hiệu lực thi hành trong năm kế hoạch, dự 
toán được phân giao chính thức...
+ Việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi QCCTNB 
nên tiến hành cùng lúc với việc phân bổ dự toán 
chính thức được đơn vị dự toán cấp trên giao.
+ Cần tổ chức thảo luận, hoàn thiện dự thảo quy 
chế theo nguyên tắc tập trung dân chủ; từ trong bộ 
máy lãnh đạo chủ chốt ra dần tập thể hội đồng xây 
dựng quy chế và ra toàn thể công chức, viên chức 
của đơn vị; đi dần từ cấp trên đến cấp dưới. Có 
tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cấp trên 
trực tiếp và KBNN nơi đơn vị có quan hệ giao dịch.
- Trên cơ sở sử dụng biên chế và quỹ lương, để 
tăng cường hiệu quả quản lý tài chính, tăng cường 
tính tự chủ của đơn vị, cần xem xét cắt giảm số 
lượng biên chế được giao và giảm biên chế thực 
tế theo lộ trình đúng tinh thần Nghị quyết số 
39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban chấp hành 
TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán 
bộ, công chức, viên chức. Việc giảm biên chế, quỹ 
lương làm cơ sở để đơn vị thực hiện sát đúng với 
Đề án vị trí việc làm theo Nghị định số 41/2012/
NĐ-CP 08/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong 
đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 36/2013/
NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu 
ngạch công chức.
- Cần ban hành Quy trình luân chuyển chứng từ 
trong đơn vị, quy định cụ thể hồ sơ, chứng từ, thủ 
tục đối với từng khoản chi. Đảm bảo chứng từ hợp 
lý, hợp lệ; nội dung các khoản chi đáp ứng quy định 
của Nhà nước về tiêu chuẩn, chế độ, định mức.
- Cần rõ ràng, minh bạch trong việc sử dụng 
nguồn kinh phí, nguồn kinh phí nào thì thực hiện 
nhiệm vụ đó. Đối với những nhiệm vụ sử dụng 
nguồn kinh phí không thường xuyên sẽ tiến hành 
hoàn trả Ngân sách nhà nước nếu chi không hết 
hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ... Đối với nguồn 
kinh phí thường xuyên nếu tiết kiệm được và hoàn 
thành nhiệm vụ thì sẽ thực hiện chuyển nguồn sang 
năm sau hoặc sử dụng để chi thu nhập tăng thêm.
- Trong việc trích lập và sử dụng các Quỹ, cần 
đảm bảo tuân thủ mức trích, điều kiện trích và sử 
dụng Quỹ đảm bảo đúng đối tượng và đúng tiêu 
chuẩn, định mức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân sách nhà nước 2015;
2. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, quy định chế 
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng 
biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối 
với các cơ quan nhà nước;
3. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP (có hiệu lực 
từ ngày 1/1/2014) sửa đổi, bổ sung một số 
điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; 
4. Thông tư liên tịch số 71/2014/
TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014, liên bộ 
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ 
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh 
phí quản lý hành chính đối với các cơ quan 
nhà nước (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 
18/7/2014 và được áp dụng kể từ năm ngân 
sách 2014);
5. Một số Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán; 
Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_tang_cuong_tinh_tu_chu_doi_voi_co_quan_nha.pdf