Một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Abstract: There are many effecting factor the implementation of supportive policies in primary

education for ethnic minority pupils at primary and secondary levels in Bac Son District, which

are divided into two groups, subjective factors and groups of objective factors. The results of the

cognitive surveys of the subjects show that both groups of factors have a clear impact, but the

subjective factors are more pronounced than the effects of objective factors.

pdf 5 trang yennguyen 3220
Bạn đang xem tài liệu "Một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 21-25 
21 
Email: thanhhaitlh@gmail.com 
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 
TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ 
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN 
Dương Thị Quý - Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, tỉnh Lạng Sơn 
Nguyễn Hải Thanh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 10/07/2018; ngày sửa chữa: 29/09/2018; ngày duyệt đăng: 04/10/2018. 
Abstract: There are many effecting factor the implementation of supportive policies in primary 
education for ethnic minority pupils at primary and secondary levels in Bac Son District, which 
are divided into two groups, subjective factors and groups of objective factors. The results of the 
cognitive surveys of the subjects show that both groups of factors have a clear impact, but the 
subjective factors are more pronounced than the effects of objective factors. 
Keywords: Policy, General education, Ethnic minority students. 
1. Mở đầu 
Trong những năm qua, giáo dục phổ thông của huyện 
Bắc Sơn nói chung và chính sách hỗ trợ trong giáo dục 
phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số nói riêng đã 
đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong đó, đáng chú ý 
nhất là, trong những năm gần đây, số học sinh tiểu học 
đến lớp được duy trì từ đầu cấp đến cuối cấp 100%, 
không có hiện tượng học sinh bỏ học, tỉ lệ học sinh trung 
học cơ sở được duy trì ở mức gần 100%. Ngoài ra, số học 
sinh có thành tích học tập từ khá trở lên không ngừng gia 
tăng, số học sinh là người dân tộc thiểu số đạt giải trong 
các kì thi chọn học sinh giỏi trên địa bàn huyện và tỉnh 
cũng gia tăng. Có được những thành tựu đáng khích lệ 
như vậy có sự ảnh hưởng quan trọng từ chính sách hỗ trợ 
trong giáo dục phổ thông của Chính phủ cũng như các 
chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng 
Sơn, như hỗ trợ về miễn giảm học phí, hỗ trợ về chi phí 
học tập cũng như các khoản hỗ trợ về xây dựng và trang 
thiết bị giáo dục nói chung. Điều đó đã đáp ứng được 
những yêu cầu cơ bản để học sinh đến trường, đến lớp có 
phương tiện học tập cũng như gia đình học sinh thấy 
được sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc hỗ 
trợ học sinh đi học đảm bảo yêu cầu phổ cập giáo dục. 
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung tìm hiểu và 
xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc thực thi 
chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối với học 
sinh dân tộc thiểu số bậc tiểu học và trung học cơ sở tại 
địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Sơ lược về chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ 
thông đối với học sinh dân tộc thiểu số 
Hiện nay, các chính sách được xây dựng dựa trên các 
quy định của Chính phủ, từ đó Uỷ ban nhân dân các tỉnh 
cụ thể hóa thành những chính sách chung và riêng. Ngày 
02/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 
86/2015/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ 
trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 
2020-2021, trong đó có những quy định học sinh dân tộc 
thiểu số nhận được chính sách ưu đãi về học phí, hỗ trợ 
chi phí học tập. Thông tư số 109/2009/TTLT/BTC-
BGDĐT ngày 29/05/2009 hướng dẫn một số chế độ tài 
chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội 
trú là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng kinh 
tế đặc biệt khó khăn hằng năm được miễn học phí và 
hưởng học bổng, được cấp hiện vật, hỗ trợ học phẩm 
và một số quy định khác về hỗ trợ học phí, chi phí học 
tập cũng như về xây dựng cơ sở vật chất. 
Từ các văn bản trên, có thể chỉ ra một số nội dung, 
khái niệm như sau: 
+ Học sinh dân tộc thiểu số là nhóm người có nguồn 
gốc thuộc dân tộc thiểu số theo quy định của Nhà nước, 
đang trong độ tuổi học tập ở trường phổ thông có những 
sự khác biệt về một phương diện nào đó với cộng đồng 
người chung trong xã hội. 
+ Chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông là một 
tập hợp những chủ trương, kế hoạch cụ thể của Nhà nước 
nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục phổ thông. Chính 
sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân 
tộc thiểu số là tập hợp các kế hoạch, chương trình hành 
động cụ thể của Nhà nước nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát 
triển của giáo dục phổ thông đối với học sinh là người 
dân tộc thiểu số trong việc tiến tới đạt mặt bằng giáo dục 
chung của cả nước. 
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ trong 
giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số 
trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn 
2.2.1. Các yếu tố chủ quan 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 21-25 
22 
- Chủ thể ban hành chính sách hỗ trợ trong giáo dục 
phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số. Việc ban 
hành các chính sách cần có tầm nhìn, tính thực tiễn, tính 
hiệu quả đáp ứng được mục tiêu đề ra đó là sự thay đổi 
chất lượng giáo dục, hệ thống cơ sở vật chất ngày càng 
tăng cường. Điều này chứng tỏ các chủ thể ban hành 
chính sách đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Ngược 
lại, các chủ thể giáo dục thiếu thông tin hoặc không có 
tầm nhìn dẫn đến thiếu khả năng dự đoán, không có khả 
năng nắm bắt thực tiễn dẫn đến việc ban hành chính sách 
có tính ngắn hạn, các mục tiêu đề ra đều không đạt được. 
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ngoài những chính 
sách chung, cần có những chính sách đặc thù để phù hợp 
với điều kiện thực tiễn như trình độ nhận thức của người 
dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, chất 
lượng giáo dục tuy có được cải thiện trong những năm 
qua song còn chậm, thiếu đội ngũ giáo viên giỏi, tâm 
huyết với sự nghiệp giáo dục ở các vùng này. Với những 
khó khăn, hạn chế như trên thì bản thân các chủ thể ban 
hành chính sách cần có những nghiên cứu, đánh giá sát 
với thực tiễn, tránh ban hành chính sách giáo dục mà 
không tính đến các điều kiện đặc thù trên. 
- Các chủ thể quản lí chính sách hỗ trợ trong giáo 
dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số. Trong 
quá trình thực thi chính sách, cơ quan quản lí thực hiện 
đúng tiến độ hoặc chậm hơn phụ thuộc vào năng lực lãnh 
đạo, chỉ đạo điều hành thực thi chính sách của người 
đứng đầu và cán bộ công chức trực tiếp thực hiện, đây là 
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi chính sách 
hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc 
thiểu số. 
Cơ quan quản lí chính sách và người đứng đầu phải 
có khả năng lập kế hoạch, thiết kế công việc, bố trí 
nhân sự, phân công, trao quyền đối với từng vị trí công 
việc, thiết lập các hệ thống, quy trình quản lí, giám sát, 
đánh giá việc thực thi chính sách. Ngoài ra, cơ quan 
quản lí cần chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất kĩ 
thuật, tài chính để thực thi chính sách, điều phối, gắn 
kết các cá nhân, đơn vị trong một tổng thể thống nhất 
của tổ chức, khuyến khích, tạo động lực làm việc tạo 
dựng lòng tin vào uy tín, năng lực của nhà lãnh đạo 
quản lí để thu hút, quy tụ các lực lượng, các tài năng 
đóng góp cho cơ quan tổ chức hướng tới thực thi có 
hiệu quả chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông 
đối với học sinh dân tộc thiểu số. 
- Sự tham gia của các cấp chính quyền trên địa bàn: 
Sự tham gia chính quyền vào việc thực thi chính sách chủ 
yếu mới dừng lại ở công tác tuyên truyền. Hàng năm Uỷ 
ban nhân dân cấp xã phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo, 
cận nghèo làm căn cứ để các hộ có con em đi học nhận 
được hỗ trợ của chính sách. Uỷ ban nhân dân xã tổ chức 
tuyên truyền phổ biến chính sách tới người dân thông qua 
các cuộc hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật, họp thôn 
xóm, qua các tổ chức đoàn thể và đôn đốc người dân thực 
hiện. Hiệu quả của việc thực thi chính sách hỗ trợ cho 
học sinh dân tộc thiểu số phụ thuộc chủ yếu vào sự vào 
cuộc quyết liệt của các đơn vị trường học, phòng Giáo 
dục và Đào tạo. Ở một số địa phương chưa chủ động 
trong việc tuyên truyền triển khai chính sách, công tác 
chỉ đạo của chính quyền cấp xã trong tổ chức thực thi 
chính sách chưa kịp thời, có nơi chưa đúng đối tượng đặc 
biệt là xác định hộ nghèo, cận nghèo làm cơ sở cho học 
sinh được hưởng chế độ miễn giảm học phí chưa thực sự 
chính xác gây ra những thiệt thòi cho học sinh. 
2.2.2. Các yếu tố khách quan 
- Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội 
vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã tác 
động lớn đến sự phát triển KT-XH, nâng cao dân trí ở các 
khu vực trên. Chính sách giáo dục nhằm góp phần nâng 
cao dân trí, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao 
làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh 
chính trị vững vàng, chống lại các cuộc các tác động tiêu 
cực của kinh tế thị trường, các yếu tố văn hóa ngoại lai, 
các âm mưu diễn biến hòa bình trong chính quá trình hội 
nhập quốc tế và toàn cầu. Vì vậy Nhà nước đã ban hành 
nhiều chính sách KT-XH nhằm thúc đẩy phát triển khu 
vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên cả 
nước. Một số văn bản có quan trọng có thể chỉ ra là: Nghị 
quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính 
Phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền 
vững đối với 61 huyện nghèo; các chương trình, Dự án 
135, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ 
nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-
TTg, ngày 07/08/2009; chính sách đặc thù hỗ trợ phát 
triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 
2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg và chính 
sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số 
và miền núi giai đoạn 2017-2020, ngày 31/10/2016; 
Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 24/02/2017 của 
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về ban hành chính sách 
hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số ít người 
ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai 
đoạn 2017-2020; ... 
- Chính sách dành cho giáo dục phổ thông và dành 
cho học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh có tác động tích 
cực đến đối tượng thụ hưởng chính sách. Uỷ ban nhân 
dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều văn bản thực hiện 
chính sách giáo dục dài hạn như: Quyết định số 76/QĐ-
UBND ngày 20/01/2011 về việc phê duyệt quy hoạch 
phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020 
chia làm hai giai đoạn trong đó xác định chính sách hỗ 
trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 21-25 
23 
thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện xuyên 
suốt; Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 13/01/2017 về kế 
hoạch hành động thực hiện quyết định số 1557/QĐ-TTg 
ngày 10/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 
một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên 
niên kỉ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục 
tiêu phát triển bền vững sau năm 2025 về lĩnh vực giáo 
dục dân tộc; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 
08/05/2017 thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 
15/06/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn 
nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2020 (trong đó có 
một số chỉ tiêu như: có ít nhất 25% trẻ em người dân tộc 
thiểu số trong độ tuổi mầm non và 75% trong độ tuổi mẫu 
giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm 
non; tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp 
tiểu học là 99,98%, trung học cơ sở là 93%, trung học 
phổ thông là 95%, 50% người trong độ tuổi đạt trình độ 
học vấn trung học phổ thông và tương đương, phấn đấu 
đến năm 2030, tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học 
đúng tuổi gần với mức bình quân của cả nước ở tất cả các 
cấp học. Trên thực tế, số học sinh trong độ tuổi tiểu học 
đi học ổn định 100%, số học sinh trung học cơ sở đạt mức 
gần 100%). 
Những chính sách, kế hoạch trên có tác động mạnh 
mẽ đến việc thúc đẩy các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ 
học sinh các độ tuổi đến trường, đến lớp. Việc miễn giảm 
học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ sở vật chất phục vụ 
dạy học cũng như trường lớp ở các cấp học, nhất là mầm 
non, tiểu học ngày càng được kiên cố hóa đến từng điểm 
trường, ở các thôn bản giúp cho nhân dân hiểu và tin 
tưởng vào các quyết sách hỗ trợ để học sinh đi học. Mặt 
khác, các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thể 
hiện sự thống nhất trong thực thi chính sách giáo dục nói 
chung và thực thi chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ 
thông đối với học sinh dân tộc thiểu số nói riêng nhằm 
đạt được các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực 
giáo dục dân tộc như kế hoạch đã đề ra. 
- Trình độ phát triển KT-XH của địa phương: Huyện 
Bắc Sơn có 19 xã và 01 thị trấn gồm 224 thôn, bản, trong 
đó có 3 xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II với tỉ lệ 
hộ nghèo là người dân tộc thiểu số năm 2016 là 25,57%, 
thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/năm. 
Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt được hiệu 
quả tích cực nhờ khai thác có hiệu quả các nguồn vốn 
đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện và huy động có hiệu 
quả sự đóng góp của nhân dân, đến nay 100% các xã có 
đường giao thông đi lại được 4 mùa, 100% các xã có điện 
lưới quốc gia, trường học, trạm y tế từng bước được đầu 
tư nâng cấp sửa chữa, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thủy 
lợi được đầu tư từng bước. Tuy nhiên kinh tế của huyện 
có quy mô nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, 
chưa đi vào chiều sâu, chưa vững chắc, nền kinh tế chủ 
yếu là sản xuất nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm 
94%, 90% dân số toàn huyện sống bằng nghề nông 
nghiệp. Hệ thống trường lớp học và các công trình phụ 
trợ như nhà bếp, công trình vệ sinh cần phải đầu tư xây 
dựng đồng bộ. Toàn huyện còn 22 thôn, bản đặc biệt khó 
khăn chưa có đường giao thông đi lại được 4 mùa, 18 
thôn chưa có điện lưới quốc gia. Những thuận lợi và khó 
khăn trên tác động lớn đến quá trình thực thi chính sách 
hỗ trợ cho học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số 
đặc biệt ở các thôn bản vùng sâu vùng xa do điều kiện 
kinh tế, giao thông đi lại còn khó khăn, điểm trường lẻ, 
trường chính thiếu thốn cơ sở vật chất nên việc thực hiện 
hỗ trợ chưa kịp thời. 
- Nhận thức của đồng bào dân tộc trên địa bàn 
huyện: Huyện Bắc Sơn là địa bàn sinh sống của nhiều 
dân tộc (dân tộc Dao là dân tộc đông người nhất, chiếm 
80% dân số, có xã lên đến 95% dân số), có những điểm 
khác nhau về phong tục, tập quán, ngôn ngữ nhưng các 
dân tộc sống đoàn kết, tương trợ, bình đẳng. Địa bàn sinh 
sống của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu ở các khu 
vực khó khăn của huyện, ở những xã vùng sâu vùng xa 
đường giao thông đi lại khó khăn, đất đai canh tác bạc 
màu, trình độ sản xuất lạc. Dù đã được đầu tư bằng các 
dự án phát triển bền vững đối với vùng đặc biệt khó khăn 
nhưng đời sống KT-XH vẫn còn lạc hậu, trình độ dân trí 
thấp, vẫn còn tình trạng con em đồng bào đến tuổi đi học 
nhưng không đến lớp do trường lớp ở quá xa bản làng. 
Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc thực thi các chính 
sách trong đó có chính sách hỗ trợ cho học sinh người 
dân tộc thiểu số. Nhiều gia đình chưa nhận thức đúng về 
việc học của con em, chưa tạo điều kiện về thời gian, vật 
chất cho con đến lớp. Số học sinh bỏ học hầu hết thường 
rơi vào những hộ gia đình đồng bào dân tộc có hoàn cảnh 
kinh tế khó khăn, bản thân các em chưa ý thức được ý 
nghĩa của việc học; nhiều học sinh được bố mẹ đồng ý, 
ủng hộ việc nghỉ học để đi làm. Vì vậy, nhà trường phải 
phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể 
của xã như: hội phụ nữ, văn hóa xã, đoàn thanh niên phối 
hợp vận động phụ huynh học sinh thông qua các buổi 
họp thôn, họp chi bộ, họp hội phụ nữ để nhắc nhở phụ 
huynh đưa trẻ đi học đều, đầy đủ. 
- Sự tác động của khoa học và công nghệ, của truyền 
thông,... hiện đang lan tỏa ngày càng sâu rộng trên địa 
bàn huyện Bắc Sơn, góp phần giúp người dân tiếp cận 
với khoa học và công nghệ. Những tiến bộ của khoa học 
kĩ thuật, qua đó làm cho người dân thấy được sự cần thiết 
của việc cho con em đến trường, đến lớp. Hơn nữa, địa 
phương và các trường đã bước đầu chú trọng đến việc 
ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào dạy học, 
giúp giáo viên nâng cao chất lượng bài giảng cũng như 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 21-25 
24 
học sinh có thể phát triển năng lực thực tiễn, ngày càng 
đáp ứng tốt với việc hội nhập giáo dục phổ thông của 
huyện Bắc Sơn với các địa phương khác trong cũng như 
ngoài tỉnh. 
2.2.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ 
trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc 
thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn 
Nhằm đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đối với chính 
sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân 
tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, 
từ tháng 3-6/2018, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến 
của 125 cán bộ công chức hiện đang công tác tại Phòng 
Lao động - Thương binh và Xã hội, và các cán bộ là hiệu 
trưởng, Phó Hiệu trưởng và cán bộ phụ trách chính sách 
của 42 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn 
huyện Bắc Sơn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ 
quan và các yếu tố khách quan đến thực thi chính sách 
hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc 
thiểu số bậc tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn 
huyên Bắc Sơn bao gồm nhóm các yếu tố chủ quan và 
nhóm các yếu tố khách quan. Nội dung và kết quả khảo 
sát như dưới đây. 
Hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ 
trợ trong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu 
số cấp tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bắc 
Sơn đều có ảnh hưởng rất lớn, trong đó nhóm yếu tố chủ 
quan ảnh hưởng (ĐTB = 2,80) rõ hơn so với mức độ ảnh 
hưởng của các yếu tố khách quan (ĐTB = 2,72). 
- Về ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, yếu tố “Chủ 
thể ban hành chính sách” có ảnh hưởng rõ nhất (ĐTB = 
2,83), xếp thứ bậc 1, yếu tố “Các chủ thể quản lí chính 
sách” có ảnh hưởng ít hơn (ĐTB = 2,76) xếp thứ bậc 3 
đồng thời kết quả rất cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với 
thực tiễn vì hiện nay việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho 
học sinh đều phải dựa trên các văn bản chỉ đạo của Chính 
phủ, sau đó Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo cụ thể, tạo sự 
phối hợp đồng bộ trong sự chỉ đạo của cấp trên với sự quản 
lí cũng như việc tổ chức thực hiện của địa phương. 
- Về ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, yếu tố 
“Chủ trương, chính sách phát triển KT-XH” có ảnh 
hưởng rõ nhất (ĐTB = 2,78), xếp thứ bậc 1, ngược lại, 
yếu tố “Sự tác động của khoa học và công nghệ, của 
truyền thông, internet,...” có ảnh hưởng ít nhất trong số 
các yếu tố khách quan (ĐTB = 2,67), xếp thứ bậc 5. Sự 
tác động của KT-XH đến thực hiện chính sách hỗ trợ 
trong giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số rất đáng 
kể, như việc hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng trường lớp, 
mua sắm trang thiết bị dạy học, chính sách hỗ trợ kinh phí 
cho học sinh được thực hiện kịp thời, thường xuyên để học 
sinh yên tâm đi học cũng như yêu thích việc học. 
Từ kết quả khảo sát như trên chỉ ra ý kiến của các khách 
thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách 
quan có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách 
hỗ trợ trong giáo dục phổ thông ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng 
Sơn. Do vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phổ 
thông cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc 
Bảng 1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông 
đối với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn 
TT Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB 
Độ lệch 
chuẩn 
Thứ 
bậc 
I Các yếu tố chủ quan 2,80 0,17 1 
1 Chủ thể ban hành chính sách 2,83 0,14 1 
2 Các chủ thể quản lí chính sách 2,76 0,22 3 
3 Sự tham gia của các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Bắc Sơn 2,81 0,16 2 
II Các yếu tố khách quan 2,72 0,21 2 
1 Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội 2,78 0,18 1 
2 
Chính sách dành cho giáo dục phổ thông và chính sách dành cho 
học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh 
2,72 0,13 3 
3 Trình độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương 2,75 0,19 2 
4 Nhận thức của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện 2,70 0,23 4 
5 
Sự tác động của khoa học và công nghệ, của truyền thông, 
internet,... 
2,67 0,30 5 
(Ghi chú: 1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 21-25 
25 
Sơn cần chú trọng đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 
chủ quan cũng như khách quan nêu trên. 
3. Kết luận 
Trong những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của 
Trung ương, sự quyết tâm của các địa phương nói chung 
cũng như tại địa phương huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn 
nói riêng, việc thực hiện chính sách hỗ trợ trong giáo dục 
phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số đã đạt được 
nhiều kết quả tích cực, góp phần thiết thực trong việc duy 
trì tỉ lệ học sinh ở bậc tiểu học và trung học cơ sở đến 
trường, đến lớp cũng như nâng cao chất lượng giáo dục 
của huyện. Sự đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của các 
yếu tố chủ quan và khách quan nêu trên sẽ góp phần làm 
cho việc thực thi chính sách hỗ trợ trong giáo dục cho 
học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học và trung học cơ sở 
đạt nhiều kết quả tích cực, từng bước nâng cao chất lượng 
giáo dục cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chính phủ (2015). Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, 
ngày 2/10/ 2015 quy định về cơ chế thu, quản lí học 
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục 
quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ 
chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 
2020-2021. 
[2] Chính phủ (2016). Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, 
ngày 18/07/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh 
và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. 
[3] Chính phủ (2017). Nghị định số 57/2017/NĐ-CP, 
ngày 09/05/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển 
sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, 
sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người. 
[4] Hội đồng Dân tộc (2017). Công văn số 
446/HĐDT14 ngày 29/12/2017: Báo cáo tình hình 
thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển 
giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 
2010-2017. 
[5] Phùng Thị Phong Lan (2015). Thực hiện chính sách 
giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số khu vực 
miền núi phía Bắc. Tạp chí Quản lí nhà nước, Học 
viện Hành chính Quốc gia, số 2/2015, tr 84-88. 
[6] Nguyễn Đăng Thành (2010). Một số vấn đề về phát 
triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số cho sự nghiệp 
đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam. 
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[7] Lê Hoàng Dự (2018). Quản lí nhà nước về giáo dục 
ở vùng dân tộc thiểu số khu vực đồng bằng sông Cửu 
Long. Tạp chí Giáo dục, số 428, tr 1-6. 
[8] Đinh Thị Phương Lan (2017). Chính sách tài chính 
đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối 
cảnh hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 419, tr 10-13. 
[9] Đặng Thị Lan - Trương Thị Thảo (2016). Các yếu 
tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng với hoạt động 
học tập của sinh viên dân tộc thiểu số. Tạp chí Giáo 
dục, số đặc biệt tháng 12/2016, tr 71-74. 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP... 
(Tiếp theo trang 15) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2010). Hồ Chí Minh 
toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[3] Ban Chấp hành Trung ương (2004). Chỉ thị số 
40/2004 ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng 
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí 
giáo dục. 
[4] Nguyễn Phúc Châu (2010). Quản lí nhà trường. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[5] Trần Khánh Đức (2014). Giáo dục và phát triển 
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[6] Bộ GD-ĐT. (2009). Thông tư số 29/2009/TT/BGDĐT 
ngày 20/10/2009 về quy định Chuẩn hiệu trưởng 
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông 
và trường phổ thông có nhiều cấp học. 
[7] Vũ Văn Hiền (2007). Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh 
đạo, quản lí nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[8] Sở GD-ĐT Vĩnh Long (2017). Báo cáo về số lượng, 
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung 
học phổ thông tỉnh Vĩnh Long năm 2017. 
[9] Phạm Bích Thủy (2018). Xây dựng chương trình bồi 
dưỡng cán bộ quản lí giáo dục trường trung học phổ 
thông đáp ứng chuẩn hiệu trưởng. Tạp chí Giáo dục, 
số 431, tr 1-3; 10. 
[10] Huỳnh Thành Nguơn (2017). Đổi mới quản lí phát 
triển phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ quản lí 
trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 
403, tr 6-10. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_yeu_to_anh_huong_den_chinh_sach_ho_tro_trong_giao_duc.pdf