Nâng cao chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu hiến định

Sau 20 năm hoạt động, từ một cơ quan không có tổ chức tiền thân và chưa có tiền lệ hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta, KTNN đã trở thành một thiết chế hiến định độc lập, nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của KTNN trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Để đáp ứng yêu cầu hiến định, cần phải nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN trên cả 3 mặt: năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động thông qua việc thực hiện đầy đủ và đồng bộ các giải pháp về tổ chức và hoạt động của KTNN

pdf 6 trang yennguyen 8180
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu hiến định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu hiến định

Nâng cao chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu hiến định
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 137 - tháng 3/2019
NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG KIEÅM TOAÙN
CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC ÑAÙp ÖÙNG 
YEÂU CAÀU HIEÁN ÑÒNH
TS. ĐặNG VĂN HảI*
* Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, KTNN
Sau 20 năm hoạt động, từ một cơ quan không có tổ chức tiền thân và chưa có tiền lệ hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta, KTNN đã trở thành một thiết chế hiến định độc lập, nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của KTNN trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Để đáp ứng yêu cầu hiến định, cần phải nâng cao chất lượng kiểm toán của 
KTNN trên cả 3 mặt: năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động thông qua việc thực hiện đầy đủ và đồng bộ 
các giải pháp về tổ chức và hoạt động của KTNN.
Từ khóa: Chất lượng kiểm toán, hiến định về kTNN.
Improving quality of audit of sav for the constitutional requirements
after 20 years of operation, from an organization with no precursor and no precedent activities in the 
organizational structure of State of Vietnam, SaV has become an independent constitutional institution, 
enhancing its position role and responsibility of the SaV in auditing the management, use of finance and 
public assets. In order to meet the constitutional requirement, it is necessary to improve the audit quality 
of the SaV on all three aspects: Competence, efficiency and operational efficiency through the full and 
synchronous implementation of organizational solutions and SaV’s operations.
keywords: Audit quality, SAV constitutional requirements.
Ở Việt Nam, Kiểm toán nhà nước (KTNN) là 
một thiết chế mới được thành lập trong giai đoạn 
đầu của thời kỳ đổi mới; sau 20 năm hoạt động, từ 
một cơ quan không có tổ chức tiền thân và chưa 
có tiền lệ hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy 
của Nhà nước ta, KTNN đã trở thành một thiết chế 
hiến định độc lập. Địa vị pháp lý của KTNN được 
quy định trong Hiến pháp năm 2013 - Đạo luật cơ 
bản của Nhà nước “Kiểm toán nhà nước là cơ quan 
do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ 
tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản 
lý, sử dụng tài chính, tài sản công” đã nâng tầm 
KTNN từ cơ quan luật định thành cơ quan hiến 
định, nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập và 
chỉ tuân theo pháp luật trở thành nguyên tắc hiến 
định, nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của 
KTNN trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài 
chính, tài sản công. 
Quy định về KTNN trong Hiến pháp đã đặt ra 
yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm toán trên cả 3 
mặt: năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
 - Về năng lực kiểm toán: Phát triển KTNN đáp 
ứng được yêu cầu và nhiệm vụ được giao trong 
kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản 
công, nhất là kiểm toán hằng năm báo cáo quyết 
toán ngân sách nhà nước các cấp, các đơn vị, tổ 
chức liên quan theo quy định của Luật Ngân sách 
nhà nước và Luật Kiểm toán nhà nước. Xây dựng 
KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước 
hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 137 - tháng 3/2019
có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự 
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, 
phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Về hiệu lực kiểm toán: Thực hiện tốt các chức 
năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật 
Kiểm toán nhà nước để khẳng định vị trí, vai trò 
của KTNN trong hệ thống các cơ quan thực hiện 
chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Cung 
cấp, báo cáo kịp thời kết quả kiểm toán cho Quốc 
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội 
đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức 
thực hiện công khai kết quả kiểm toán và kết quả 
thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN 
theo quy định của pháp luật.
- Về hiệu quả kiểm toán: Thực hiện đầy đủ các 
loại hình kiểm toán (báo cáo tài chính, tuân thủ, 
hoạt động) theo cả phương thức hậu kiểm và tiền 
kiểm với chất lượng kiểm toán không ngừng được 
nâng cao nhằm đánh giá và xác nhận tính đúng 
đắn, trung thực của báo cáo tài chính, việc tuân 
thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả 
của việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; sử 
dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực trong 
tổ chức và hoạt động kiểm toán nhà nước; nâng 
cao chất lượng công tác phân tích, tổng hợp kết quả 
kiểm toán. Từng bước tin học hóa các hoạt động 
kiểm toán, tiến tới thực hiện kiểm toán trong môi 
trường công nghệ thông tin; áp dụng các phương 
pháp và công nghệ hiện đại vào công tác kiểm toán.
 Trên cơ sở các quy định của pháp luật về kiểm 
toán nhà nước không ngừng được hoàn thiện, 
cơ quan Kiểm toán nhà nước đã có sự phát triển 
vững chắc và toàn diện, trở thành cơ quan kiểm 
tra tài chính công có uy tín được Đảng, Nhà nước 
và nhân dân tin tưởng. Hoạt động kiểm toán của 
cơ quan Kiểm toán nhà nước ngày càng được 
mở rộng, quy mô hoạt động kiểm toán đều tăng 
dần hợp lý qua từng năm, đa dạng về loại hình và 
phương thức kiểm toán, tiến bộ về chất lượng kiểm 
toán và hiệu quả kiểm toán, nhất là sau khi có Luật 
Kiểm toán nhà nước và Chiến lược phát triển cơ 
quan Kiểm toán nhà nước đến năm 2020. Những 
kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước trong 
từng cuộc kiểm toán ngày càng đa dạng, cụ thể và 
có chất lượng hơn, được Quốc hội, Chính phủ, các 
Bộ, ngành, địa phương sử dụng ngày càng nhiều 
trong xem xét, giám sát, phê chuẩn dự toán, quyết 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 137 - tháng 3/2019
toán NSNN và thực hiện chính sách, pháp luật; 
các đơn vị được kiểm toán khắc phục những yếu 
kém, bất cập, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, 
nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng tài chính, tài 
sản công. Trong những năm gần đây, hầu hết ngân 
sách các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành 
phố, các tập đoàn kinh tế nhà nước đều được kiểm 
toán ít nhất 2 năm một lần, các thành phố lớn được 
kiểm toán hàng năm.
Trong hoạt động kiểm toán, cơ quan Kiểm toán 
nhà nước đã tiến hành đồng thời 03 loại hình kiểm 
toán. Trong đó, thời gian đầu tập trung kiểm toán 
báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, đến nay, 
tỷ trọng loại hình kiểm toán hoạt động đang dần 
được nâng lên. Thực hiện Luật Kiểm toán nhà 
nước, từ năm 2006, cơ quan Kiểm toán nhà nước 
đã tham gia thảo luận về dự toán NSNN, đây là tiền 
đề quan trọng để cơ quan Kiểm toán nhà nước tổ 
chức phương thức tiền kiểm toán một cách hiệu 
quả với điều kiện khi có đầy đủ cơ sở pháp lý. Việc 
cung cấp báo cáo kiểm toán, công bố công khai kết 
quả kiểm toán được thực hiện đúng quy định của 
pháp luật đã góp phần tăng cường tính minh bạch 
trong quản lý tài chính, tài sản công. Đồng thời, cơ 
quan Kiểm toán nhà nước đã góp phần nâng cao 
hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, 
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng việc kiến 
nghị hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách. 
Tổng hợp kết quả kiểm toán hơn 20 năm qua 
(từ năm 1994 đến 2017), KTNN đã phát hiện nhiều 
vi phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài 
chính và kiến nghị xử lý tài chính với tổng số tiền 
là 320.230 tỷ đồng, trong đó các khoản tăng thu 
72.858 tỷ đồng, giảm chi 69.349 tỷ đồng, kiến nghị 
khác 178.023 tỷ đồng. Đặc biệt, sau 2 năm thực 
hiện Luật KTNN năm 2015, việc thực hiện nhiệm 
vụ kiểm toán của KTNN đã có bước chuyển biến 
tích cực, đổi mới mạnh mẽ toàn diện về nội dung, 
phương pháp và cách thức thực hiện nên hiệu 
lực, hiệu quả, chất lượng kiểm toán không ngừng 
được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc 
tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, sử dụng 
hiệu quả nguồn lực quốc gia, đồng thời, góp phần 
tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng, 
lãng phí. Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Luật 
KTNN năm 2015, KTNN đã kiến nghị xử lý tài 
chính 38.776 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt 
động của KTNN và tăng gấp 2 lần so với năm 2015; 
kiến nghị sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ 150 văn 
bản pháp luật không còn phù hợp; kiến nghị giảm 
thời gian thu phí hoàn vốn của 27 Dự án giao thông 
theo hình thức hợp đồng BOT so với phương án 
tài chính ban đầu 107,4 năm; kết quả kiểm toán 
định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính 
trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp 
cổ phần hóa, xác định tăng giá trị vốn nhà nước tại 
07 doanh nghiệp trên 20.818 tỷ đồng. Năm 2017, 
KTNN đã tiến hành kiểm toán 229 cuộc kiểm toán, 
kiến nghị xử lý tài chính 90.907 tỷ đồng, cao nhất từ 
trước đến nay (trong đó: tăng thu 19.110 tỷ đồng, 
giảm chi ngân sách nhà nước 17.787 tỷ đồng); kiến 
nghị sửa đổi, hủy bỏ 159 văn bản pháp luật nhằm 
bịt lỗ hổng, tránh thất thoát, lãng phí; kiểm toán 
chuyên đề công tác quản lý biên chế công chức, 
viên chức, người lao động, phát hiện thừa 57.175 
người và có kiến nghị chấn chỉnh siết chặt công tác 
quản lý; kết quả kiểm toán định giá doanh nghiệp 
và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức 
công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, xác định 
tăng giá trị vốn nhà nước tại 06 doanh nghiệp trên 
8.688 tỷ đồng...
Ngoài kiến nghị xử lý tài chính, thông qua hoạt 
động kiểm toán từ năm 2006-2017, KTNN đã kiến 
nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 996 văn 
bản pháp luật do các bộ, ngành, địa phương ban 
hành sai quy định của Nhà nước hoặc không phù 
hợp với thực tiễn quản lý nhằm bịt lỗ hổng, tránh 
thất thoát, tham nhũng, lãng phí; trong đó, chỉ tính 
riêng 02 năm thực hiện Luật KTNN năm 2015 
(2016, 2017) là 309 văn bản (năm 2016: 150 văn 
bản, năm 2017: 159 văn bản); kiến nghị cơ quan có 
thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm nhiều tập 
thể, cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật. 
Đặc biệt, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN 
đã phát hiện và chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh 
sát điều tra 17 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp 
luật hình sự để điều tra làm rõ và xử lý theo quy 
định của pháp luật. 
Với những kết quả đã đạt được sau hơn 20 năm 
xây dựng và phát triển, KTNN đã góp phần tăng 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 137 - tháng 3/2019
cường tính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong 
quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Kết quả 
hoạt động KTNN đã đóng góp tích cực vào thành 
tựu của công cuộc đổi mới, cải cách hành chính, 
đặc biệt là cải cách tài chính công, khẳng định vị 
trí, vai trò của KTNN trong sự nghiệp CNH, HĐH 
đất nước và hội nhập quốc tế. 
Mặc dù đã có những bước phát triển quan trọng 
nhưng trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc 
đổi mới đất nước, nhất là trong điều kiện thực hiện 
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hiến pháp năm 
2013, Luật KTNN năm 2015..., hoạt động kiểm 
toán cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục, 
thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau: 
Một là, quy mô kiểm toán tuy đã tăng nhiều 
trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp 
ứng yêu cầu của công tác quản lý tài chính, tài sản 
quốc gia; 
Hai là, chất lượng kiểm toán đã được nâng lên 
và tiến độ kiểm toán được đẩy nhanh, song còn 
khoảng cách so với yêu cầu của Luật KTNN và của 
các cơ quan kiểm toán tối cao thế giới, tỷ lệ kiểm 
toán hoạt động trong các loại hình kiểm toán còn 
hạn chế, hoạt động kiểm toán có độ trễ nhất định 
nên chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời những vấn đề dư 
luận xã hội quan tâm trong quản lý, sử dụng ngân 
sách, tiền và tài sản nhà nước; 
Ba là, hiệu lực kiểm toán chưa cao, việc thực 
hiện kiến nghị kiểm toán, nhất là việc xử lý trách 
nhiệm các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm 
chưa đầy đủ, kịp thời và nghiêm minh. Chất lượng 
công tác quản lý tài chính, ngân sách, tiền và tài 
sản nhà nước chưa được củng cố và hoàn thiện 
một cách tương xứng ở các đơn vị sau khi được 
kiểm toán. Các sai phạm, tiêu cực, lãng phí vẫn 
tiếp tục xảy ra và cá biệt có trường hợp niên độ 
kiểm toán sau sai phạm nhiều hơn niên độ kiểm 
toán trước. Hoạt động kiểm toán chưa phát hiện 
được nhiều vụ việc tham nhũng để kiến nghị xử lý 
theo pháp luật.
Bốn là, trình độ của đội ngũ kiểm toán viên 
chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm, vẫn còn hiện 
tượng KTV vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong 
hoạt động kiểm toán; 
Năm là, cơ sở vật chất của cơ quan kiểm toán 
chưa hoàn chỉnh, trụ sở và phương tiện làm việc 
còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho 
công tác.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, 
nâng cao chất lượng kiểm toán đáp ứng yêu cầu 
hiến định, theo chúng tôi cần tập trung thực hiện 
đồng bộ các giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và các 
quy định về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán
Luật KTNN năm 2015 đã được Quốc hội nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ 
họp thứ 9 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2015 và 
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 
2016. Với mục đích cụ thể hóa quy định của Hiến 
pháp về KTNN, khắc phục những bất cập trong 
thực tiễn hoạt động KTNN, Luật KTNN năm 2015 
có nhiều điểm mới: Mở rộng phạm vi đối tượng 
kiểm toán của KTNN là việc quản lý, sử dụng tài 
chính công, tài sản công; quy định rõ về giá trị pháp 
lý của Báo cáo kiểm toán; quy định cụ thể thời hạn 
của một cuộc kiểm toán; bổ sung đơn vị được kiểm 
toán là cơ quan quản lý sử dụng nợ công, thực hiện 
kiểm toán đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm 
giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết, bổ 
sung quyền khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về 
kết quả kiểm toán của KTNN...
Tuy nhiên, sau gần 03 năm thi hành, một số quy 
định của Luật KTNN năm 2015 đã bộc lộ những 
tồn tại, hạn chế nhất định, như: Nhiệm vụ, quyền 
hạn của KTNN chưa tương xứng với vị trí, chức 
năng được giao; phạm vi, đối tượng kiểm toán và 
đơn vị được kiểm toán chưa đồng bộ, thống nhất; 
quy định về đơn vị được kiểm toán chưa bao quát 
hết các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài 
chính công, tài sản công; thiếu chế tài xử lý các 
hành vi vi phạm pháp luật về KTNN... Do vậy, việc 
sửa đổi Luật KTNN cần tập trung vào những vấn 
đề cơ bản sau đây:
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 10 
về lập kế hoạch kiểm toán hằng năm của KTNN: 
“Kế hoạch kiểm toán năm của KTNN sau khi ban 
hành và báo cáo Quốc hội là căn cứ để Thanh tra 
Chính phủ và thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 137 - tháng 3/2019
quan thuộc Chính phủ điều 
chỉnh kế hoạch thanh tra của 
mình”. Quy định này nhằm 
khẳng định giá trị pháp lý 
của kế hoạch kiểm toán, bảo 
đảm tính độc lập và vị thế của 
KTNN là cơ quan kiểm tra tài 
chính công do Quốc hội thành 
lập; đồng thời, khắc phục sự 
chồng chéo, trùng lắp giữa hoạt 
động thanh tra với hoạt động 
KTNN.
- Bổ sung nhiệm vụ kiểm 
toán thuế để bao quát hết phạm vi đối tượng kiểm 
toán là hoạt động quản lý, sử dụng tài chính, tài 
sản công theo quy định của Hiến pháp, phù hợp 
khuyến cáo của INTOSaI và thông lệ quốc tế. 
- Mở rộng đơn vị được kiểm toán: Luật KTNN 
năm 2015 quy định về đơn vị được kiểm toán chưa 
bao quát hết các đơn vị, tổ chức có hoạt động quản 
lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc phạm 
vi đối tượng kiểm toán của KTNN theo quy định 
của Hiến pháp năm 2013. Do vậy, cần bổ sung đơn 
vị được kiểm toán là: “Các đơn vị, tổ chức có nghĩa 
vụ nộp ngân sách nhà nước; các tổ chức, đơn vị, 
chủ đầu tư sử dụng, khai thác đất đai, tài nguyên 
khoáng sản; các dự án PPP (BOT, BT) và các tổ 
chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến việc 
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”.
- Bổ sung vào Điều 71 mức phạt tiền tối đa và 
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực KTNN làm cơ sở cho Chính phủ ban hành 
Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực KTNN.
Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Luật KTNN, 
cần tiếp tục hoàn thiện quy định về chuyên môn 
nghiệp vụ kiểm toán, trong đó:
- Tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn chi 
tiết Hệ thống chuẩn mực KTNN; trước mắt, khẩn 
trương ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, chi 
tiết phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên trọng 
yếu, rủi ro, theo đó xác lập các mức, ngưỡng trọng 
yếu trước khi lập kế hoạch kiểm toán tổng quát; 
việc xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán tài 
chính, trình bày ý kiến kiểm toán theo dạng ý kiến 
chấp nhận toàn phần trong kiểm toán tài chính.
- Hoàn thiện hệ thống quy trình kiểm toán: 
Trên cơ sở Hệ thống chuẩn mực KTNN mới được 
ban hành, KTNN cần tập trung xây dựng, bổ sung 
và hoàn thiện hệ thống quy trình kiểm toán. Ngoài 
Quy trình kiểm toán chung, KTNN phải có đầy đủ 
các quy trình về kiểm toán tài chính, kiểm toán 
tuân thủ, kiểm toán hoạt động; từng bước cụ thể 
hoá quy trình kiểm toán theo chuyên ngành hẹp 
phù hợp với các loại hình kiểm toán theo quy định 
của Luật KTNN.
- Xây dựng các văn bản hướng dẫn áp dụng 
phương pháp kiểm toán tiên tiến hiện đại là tiếp 
cận đánh giá rủi ro và trọng yếu kiểm toán.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống mẫu biểu, hồ 
sơ kiểm toán; nghiên cứu, xây dựng hệ thống mẫu 
biểu, hồ sơ kiểm toán liên quan đến việc thực hiện 
những quy định mới của Luật KTNN.
Hai là, hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế đáp 
ứng yêu cầu nhiệm vụ
Tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống tổ chức 
bộ máy của KTNN theo mô hình quản lý tập trung 
thống nhất, tinh, gọn, theo hướng chuyên môn hóa 
cao, phân định rõ và khắc phục sự chồng chéo chức 
năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc. 
Hoàn thiện tổ chức KTNN chuyên ngành ở trung 
ương và KTNN khu vực theo hướng chuyên môn 
hóa đối tượng kiểm toán theo ngành hẹp; thành lập 
đủ khoảng từ 12 - 15 KTNN khu vực (mỗi KTNN 
khu vực đảm nhiệm từ 4 - 5 tỉnh, thành phố). Biên 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 137 - tháng 3/2019
chế dự kiến đến năm 2020 khoảng từ 2.600 người, 
đến năm 2030 có khoảng 3.500 người; xây dựng 
đội ngũ kiểm toán viên “vừa hồng, vừa chuyên”, có 
bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp 
trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, 
trong đó có một số chuyên gia đạt trình độ khá của 
khu vực, có khả năng hội nhập tích cực với KTNN 
các nước trên thế giới.
Ba là, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực 
và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ công chức, 
viên chức, KTV nhà nước
Nghề nghiệp kiểm toán yêu cầu đội ngũ công 
chức, KTVNN phải có trình độ chuyên môn, kinh 
nghiệm và kỹ năng tương xứng, đòi hỏi phải có 
quá trình tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện rất công 
phu. Ngoài yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, 
công chức, KTVNN còn phải là người có đạo đức 
nghề nghiệp thích hợp. Theo Chuẩn mực kiểm 
toán quốc tế cũng như Chuẩn mực KTNN Việt 
Nam thì KTVNN phải đảm bảo các nguyên tắc đạo 
đức nghề nghiệp: Liêm chính; độc lập, khách quan; 
trình độ, năng lực; kỹ năng chuyên môn; thận trọng 
nghề nghiệp và bảo mật. Do vậy, để nâng cao trình 
độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội 
ngũ KTVNN, cần đặc biệt chú trọng công tác giáo 
dục, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức 
nghề nghiệp kiểm toán theo phương châm “Công 
minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”. 
Bốn là, đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm 
hoạt động của KTNN 
Đảm bảo đầy đủ, kịp thời về biên chế, cơ sở vật 
chất, kinh phí và phương tiện hoạt động là nhân 
tố quyết định để đảm bảo tính độc lập của KTNN 
trên thực tế và tạo điều kiện để KTNN hoàn thành 
tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến 
pháp và Luật KTNN năm 2015. Những năm qua, 
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hệ thống 
trụ sở, phương tiện làm việc của cơ quan KTNN ở 
trung ương và các khu vực tại các địa phương được 
chú trọng đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại 
và cơ bản trang bị đầy đủ, đồng bộ trang thiết bị, 
phương tiện làm việc tại tất cả các đơn vị trực thuộc 
cơ quan KTNN theo tiêu chuẩn, định mức Chính 
phủ quy định. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ 
ngày càng tăng với yêu cầu chất lượng cao, số lượng 
biên chế hiện nay của KTNN còn rất thiếu so với 
yêu cầu nhiệm vụ; chưa có chế độ chính sách đãi 
ngộ theo tính chất hoạt động đặc thù kiểm toán. 
Do vậy, để nâng cao chất lượng kiểm toán đáp ứng 
yêu cầu hiến định, trong thời gian tới cần đặc biệt 
chú trọng quan tâm bố trí đủ biên chế cho KTNN, 
có chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với đặc thù 
nghề nghiệp kiểm toán và đẩy mạnh ứng dụng 
CNTT trong hoạt động kiểm toán.
Năm là, tăng cường hoạt động kiểm soát chất 
lượng kiểm toán, thanh tra công vụ
Công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra là một 
biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát 
hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Đối 
với KTNN, do tính chất công việc, hoạt động kiểm 
toán được tổ chức theo đoàn kiểm toán, tùy thuộc 
vào quy mô, tính chất phức tạp của từng cuộc kiểm 
toán, KTNN sẽ bố trí số lượng KTV và cơ cấu 
đoàn kiểm toán cho phù hợp. Trong thời gian kiểm 
toán, KTV chủ yếu làm nhiệm vụ ngoài trụ sở cơ 
quan KTNN; hành vi công vụ của KTVNN có liên 
quan trực tiếp đến trách nhiệm quản lý, sử dụng tài 
chính, tài sản công của đơn vị được kiểm toán và 
các cá nhân có liên quan, do đó trong thực tế dễ xảy 
ra tình trạng lạm quyền. Do vậy, để nâng cao chất 
lượng kiểm toán, việc tăng cường kiểm soát chất 
lượng kiểm toán, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt 
động công vụ của công chức nói chung và KTVNN 
nói riêng là biện pháp hết sức cần thiết cần phải 
được chú trọng tăng cường trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp 
hành Trung ương khóa XII; 
2. Hiến pháp năm 2013;
3. Luật Kiểm toán nhà nước năm 2005;
4. Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015;
5. Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động của 
KTNN;
6. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Luật KTNN 
năm 2015.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_kiem_toan_cua_kiem_toan_nha_nuoc_dap_ung.pdf