Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Khánh Hòa

TÓM TẮT

 Mục đích nghiên cứu là đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Khánh Hòa: (i) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;(ii) nâng cao năng lực quản trị - Điều hành; (iii) tăng cường năng lực tài chính; (iv) nâng cao năng lực công nghệ; (v) nâng cao năng lực hoạt động; (vi) nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; (vii) xây dựng thương hiệu, củng cố và phát triển mạng lưới

pdf 6 trang yennguyen 3560
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Khánh Hòa

Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Khánh Hòa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
208 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA
IMPROVING THE COMPETITIVENESS OF VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE 
AND RURAL DEVELOPMENT IN KHANH HOA BRANCH
Nguyễn Mậu Trừ1, Nguyễn Thị Trâm Anh2
Ngày nhận bài: 25/12/2012; Ngày phản biện thông qua: 25/01/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014
TÓM TẮT 
Mục đích nghiên cứu là đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và 
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh 
Khánh Hòa: (i) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;(ii) nâng cao năng lực quản trị - điều hành; (iii) tăng cường năng 
lực tài chính; (iv) nâng cao năng lực công nghệ; (v) nâng cao năng lực hoạt động; (vi) nâng cao chất lượng phục vụ khách 
hàng; (vii) xây dựng thương hiệu, củng cố và phát triển mạng lưới.
Từ khóa: khả năng cạnh tranh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khánh Hòa
ABSTRACT
Purpose of the study was to evaluate the competitiveness based on the analysis of strengths, weaknesses, 
opportunities, threats and proposed solutions to improve the competitiveness of the agricultural banks and rural 
developmentbranches Khanh Hoa: (i) improving the quality of human resources; (ii) administrative capacity - operating;
(iii) fi nancial capacity; (iv) technological capacity; (v) improve theoperational capacity; (vi) the quality of customer 
service; (vii) brand building, strengthening and development of the network
Keywords: competitivenes, Agriculture and Rural development bank, Khanh Hoa
1 Nguyễn Mậu Trừ: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Thị Trâm Anh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ hiện nay có 
rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước cùng hoạt 
động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và Khánh 
Hòa nói riêng. Năm 2004 tại địa bàn tỉnh Khánh 
Hòa, số lượng ngân hàng hoạt động là 9 ngân 
hàng, đến năm 2011 số lượng ngân hàng đã tăng 
lên con số 33 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng nhân 
dân với hơn 120 chi nhánh và phòng giao dịch 
[2]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn - Chi nhánh Khánh Hòa hình thành và phát 
triển từ rất sớm, có lượng khách hàng rất lớn và 
tương đối ổn định. Mặc dù trong thời gian gần đây, 
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
- Chi nhánh Khánh Hòa có nhiều bước tiến vượt 
bậc về doanh thu và lợi nhuận nhưng số lượng 
khách hàng lại giảm đi một lượng tương đối lớn,
nhiều khách hàng của Chi nhánh đã chuyển sang 
ngân hàng khác [1]. Vì vậy, để giữ vững và phát 
triển thị phần của mình, Chi nhánh cần phải tổ 
chức cơ cấu lại để trở thành một chi nhánh ngân 
hàng đa năng, có khả năng cạnh tranh an toàn và 
hiệu quả. Do đó, việc đánh giá đúng cơ hội, nguy 
cơ cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của Chi 
nhánh và từ đó đề xuất những biện pháp và kiến 
nghị có tính khả thi để nâng cao năng lực cạnh 
tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển 
Nông thôn - Chi nhánh Khánh Hòa là việc làm vô 
cùng cần thiết. Mục đích nghiên cứu: (i) đánh giá 
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp 
và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Khánh Hòa; 
(ii) đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực 
cạnh tranh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn - Chi nhánh Khánh Hòa. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 209
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông 
nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh 
Khánh Hòa.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn ở các sản phẩm chủ yếu: hoạt động 
cho vay, huy động vốn, các sản phẩm nổi trội của 
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn -
Chi nhánh Khánh Hòa như thanh toán quốc tế, 
bảo lãnh. 
Về không gian và thời gian: so sánh giữa 
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
- Chi nhánh Khánh Hòa với 3 chi nhánh ngân hàng 
thương mại trên địa bàn thuộc sở hữu phần lớn của 
nhà nước là Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh 
Khánh Hòa (VCBank), Ngân hàng Công thương Chi 
nhánh Khánh Hòa (VietinBank) và Ngân hàng đầu 
tư Chi nhánh Khánh Hòa (BIDV Bank); 1 ngân hàng 
thương mại cổ phần lớn ngoài khối quốc doanh nổi 
bật trên địa bàn là Ngân hàng Sài Gòn Thương tín 
Chi nhánh Khánh Hòa (SacomBank) trên địa bàn 
tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2008 - 2011. 
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp được 
lấy từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng 
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh 
Khánh Hòa, Ngân hàng nhà nước tỉnh Khánh Hòa, 
bản công bố thông tin của cơ quan thống kê, tạp 
chí Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua 
phương pháp chuyên gia.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh dựa 
trên thu thập số liệu thứ cấp thu thập; phương pháp 
chuyên gia: dựa vào ý kiến đánh giá và nhận định 
của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng trên 
địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
1.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Tất cả các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh 
Khánh Hòa đều là đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng 
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh 
Khánh Hòa. Cơ sở để lựa chọn các đối thủ cạnh tranh
chính đưa vào phân tích ma trận hình hình ảnh cạnh 
tranh là các ngân hàng thương mại có thị phần lớn 
về cung ứng dịch vụ, uy tín và thương hiệu gần kề 
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - 
Chi nhánh Khánh Hòa (AgriBank) là 3 Chi nhánh 
ngân hàng thương mại trên địa bàn thuộc sở hữu 
phần lớn của nhà nước là Ngân hàng ngoại thương 
Khánh Hòa (VCBank), Ngân hàng công thương Chi 
nhánh Khánh Hòa (VietinBank) và Ngân hàng đầu 
tư Chi nhánh Khánh Hòa (BIDV Bank); 1 ngân hàng 
thương mại cổ phần lớn ngoài khối quốc doanh 
nổi bật trên địa bàn là Ngân hàng Sài Gòn Thương 
tín Chi nhánh Khánh Hòa (SacomBank). Kết quả 
như sau:
Bảng 1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa AgriBank Khánh Hòa
và các đối thủ cạnh tranh chính tại tỉnh Khánh Hòa
STT Các yếu tố thành công
Mức độ 
quan 
trọng
VCBank VietinBank BIDVBank SacomBank AgriBank
Điểm
Điểm 
quan 
trọng
Điểm
Điểm 
quan 
trọng
Điểm
Điểm 
quan 
trọng
Điểm
Điểm 
quan 
trọng
Điểm
Điểm 
quan 
trọng
1 Đội ngũ nhân viên 0,06 3 0,18 3 0,18 3 0,18 2 0,12 2 0,12
2 Quản lý - điều hành 0,06 3 0,18 3 0,18 3 0,18 4 0,24 2 0,12
3 Khả năng tài chính 0,17 4 0,68 4 0,68 4 0,68 3 0,51 3 0,51
4 Năng lực công nghệ 0,11 4 0,44 4 0,44 4 0,44 4 0,44 4 0,44
5 Hiệu quả hoạt động của kênh phân phối 0,11 4 0,44 4 0,44 4 0,44 2 0,22 2 0,22
6 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 0,07 4 0,28 4 0,28 4 0,28 4 0,28 3 0,21
7 Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ 0,06 4 0,24 3 0,18 4 0,24 4 0,24 3 0,18
8 Khả năng cạnh tranh về lãi suất và phí dịch vụ 0,08 4 0,32 4 0,32 4 0,32 2 0,16 3 0,24
9 Mạng lưới phân phối 0,06 2 0,12 2 0,12 2 0,12 4 0,24 4 0,24
10 Thị phần 0,11 3 0,33 3 0,33 3 0,33 2 0,22 4 0,44
11 Uy tín, thương hiệu 0,11 4 0,44 4 0,44 4 0,44 2 0,22 2 0,22
Tổng cộng 1,00 39 3,65 38 3,59 39 3,65 33 2,89 32 2,94
(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
210 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 1 cho thấy VCBank Khánh Hòa và 
BIDVBank Khánh Hòa có số điểm cao nhất trong 
nhóm so sánh với số điểm trung bình là 3,65, tiếp 
đến là VietinBank Khánh Hòa có số điểm trung bình 
là 3,59, sau là AgriBank Khánh Hòa có số điểm 
trung bình là 2,94, xếp cuối là SacomBank Khánh 
Hòa có số điểm trung bình là 2,89. 
1.2. Ma trận SWOT
Dựa trên kết quả khảo sát chuyên gia, tác giả 
đã xây dựng được ma trận SWOT (điểm mạnh, 
điểm yếu, cơ hội, nguy cơ) cho Ngân hàng như sau.
Điểm mạnh
■ AgriBank Khánh Hòa là ngân hàng ra đời sớm 
trên địa bàn Khánh Hòa nên có một sự hiểu biết 
sâu sắc tâm lý, phong tục tập quán, thu nhập, văn 
hóa xã hội của khách hàng, có mạng lưới rộng lớn 
nhất so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn 
Khánh Hòa.
■ Là ngân hàng uy tín trong hệ thống ngân hàng 
thương mại ở Khánh Hòa trên các lĩnh vực hoạt 
động thanh toán mậu biên, huy động, cho vay.
■ Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không 
ngừng tăng trưởng qua các năm, điều này được thể 
hiện qua số dư huy động vốn và dư nợ năm sau 
luôn tăng trưởng so với năm trước.
■ Sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao.
■ Nguồn nhân lực có chất lượng, tạo môi trường 
văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.
■ Ngân hàng đã trang bị được công nghệ ngân 
hàng hiện đại và với công nghệ này, nếu ngân hàng 
ứng dụng tốt sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm dịch vụ 
ngân hàng hiện đại và quản trị rủi ro tốt.
■ Có kinh nghiệm lâu năm trong quản trị, điều 
hành hoạt động của Ngân hàng.
Điểm yếu
■ Quản trị điều hành còn mang nặng dấu ấn 
của cơ chế Nhà nước thể hiện ở việc còn thiếu linh 
hoạt, chậm sửa đổi.
■ Đội ngũ AgriBank Khánh Hòa khá đông, 
nhưng có rất nhiều nhân viên lớn tuổi, trình độ chưa 
qua đại học, tác phong còn mang tính bao cấp, 
chậm thay đổi để thích nghi với môi trường kinh
doanh năng động. 
■ Công tác đào tạo và cơ chế đãi ngộ cho cán 
bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, chưa giữ được 
người tài và tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận cho
Ngân hàng.
■ Quy trình duyệt cho vay chưa chặt chẽ dẫn 
đến khó kiểm soát chất lượng tín dụng và gây rủi ro 
trong hoạt động của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ 
chưa thực sự tốt, không tạo được lợi thế cạnh tranh 
cho Ngân hàng.
Cơ hội
■ Nhanh chóng phát triển những dòng sản 
phẩm mang tính công nghệ cao (dòng sản phẩm 
E-banking, mobile - banking, internet - banking).
■ Tranh thủ sự hợp tác của Ngân hàng nhà 
nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông 
thôn Việt Nam và các Ngân hàng thương mại khác 
để tiếp cận phương pháp quản lý chuyên nghiệp, 
công nghệ mới. Bên cạnh đó, cần phải tranh thủ sự 
quan tâm, hỗ trợ về mặt tài chính, công nghệ của các 
tổ tức tài chính quốc tế để củng cố và nâng cấp hệ 
thống công nghệ thông tin, giảm chi phí sử dụng vốn 
đầu vào nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh. 
Thách thức
■ Chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị 
phần của mình trên địa bàn Khánh Hòa do sự xuất 
hiện ngày càng nhiều các đố thủ cạnh tranh có tiềm
lực mạnh.
■ Sự phát triển của thị trường vốn ảnh hưởng 
đến nhu cầu của các cá nhân và tổ chức về sản 
phẩm dịch vụ ngân hàng.
■ Rủi ro thị trường gia tăng cùng với việc tự do 
hóa thị trường tài chính; lãi suất, tỷ giá và cán cân 
vốn đựơc tự do hóa, khả năng chịu ảnh hưởng từ 
những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên 
thế giới và khu vực sẽ gia tăng.
■ Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển 
và hội nhập, chưa thật sự bền vững và dễ dàng bị
đổ vỡ khi có những biến động.
■ Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn 
hoàn thiện để phát triển, nên hệ thống chính sách, 
pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động 
đến nền kinh tế vốn đang còn non yếu.
■ Nguồn nhân lực dễ dàng bị lôi kéo bởi các 
đối thủ khác.
2. Giải pháp nhằm nâng cao khả cạnh tranh cho 
AgriBank Khánh Hòa 
2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng 
và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ nhân viên 
bằng chìa khóa đào tạo ngắn ngày đảm bảo cho 
nhân viên ngân hàng có các kỹ năng trình độ lành 
nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được 
giao và tạo điều kiện cho cá nhân phát triển tối đa 
năng lực cá nhân.
Có chính sách tuyển dụng và thu hút lao động 
trẻ có trình độ cao. Để thu hút nguồn nhân lực này 
thì Ngân hàng cần giải quyết hai vấn đề: có cơ chế 
tuyển nhân sự bài bản và có chính sách khuyến 
khích nhân tài. Thiết lập quy trình tuyển dụng chặt 
chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 211
tổ chức tuyển dụng; công khai hóa thông tin tuyển 
dụng nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều 
nguồn khác nhau, tránh tuyển dụng từ mối quan hệ. 
Thực hiện chính sách ưu đãi, chính sách thu hút 
nhân tài để tuyển chọn những người có đức, có tài 
vào làm việc. 
Cần xây dựng một khung lương, một cơ chế 
lương cho phù hợp, trả lương theo công việc chứ 
không theo kiểu bình quân. Có chính sách khen 
thưởng, động viên kịp thời, hợp lý; quan tâm hơn 
nữa đến đời sống người lao động. Cần xây dựng 
mối quan hệ tốt giữa nhà quản trị với nhân viên, 
nhân viên với nhau. Duy trì mối quan hệ tốt bằng 
những việc nhỏ như tặng quà sinh nhật, hỏi thăm 
chuyện gia đình, quan tâm lúc đau ốm 
2.2. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành
Xây dựng thể chế kinh doanh hữu hiệu như: cơ 
chế quyết sách kinh doanh, cơ chế kích thích, cơ 
chế ràng buộc, cơ chế phân phối thu nhập, cơ chế 
quản lý tài sản nhằm phát huy quyền chủ động của 
nhân viên và từng đơn vị trong Ngân hàng.
Áp dụng công cụ quản lý hiện đại như có hệ 
thống quản lý thông tin, công cụ quản lý tài sản có, 
quản lý tài sản nợ, quản trị lãi suất có hiệu quả 
nhất. Ngoài ra phải xây dựng được các công cụ 
quản lý có tính hệ thống như: Hệ thống tự động hóa 
tối đa khả năng kiểm tra, kiểm soát bằng hệ thống 
máy vi tính; Hệ thống đánh giá mối quan hệ khách 
hàng; Hệ thống phân tích trong lĩnh vực tín dụng, 
thanh toán, thanh khoản, công nghệ.
Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro: thực hiện 
phân tách chức năng bán hàng (quan hệ khách 
hàng), chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín 
dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động tín 
dụng. Phân định rõ chức năng nhiệm vụ và trách 
nhiệm pháp lý của từng bộ phận: bộ phận quan hệ 
khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý 
rủi ro. Sự rạch ròi trong việc phân định chức năng, 
trách nhiệm sẽ tạo ra tính công bằng trong việc 
xử lý các vụ việc, xử lý sẽ nhanh chóng, hiệu quả 
và kịp thời; cũng như tạo sự yên tâm trong suy 
nghĩ và hành động của cán bộ từng bộ phận. Xây 
dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh 
nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi 
xem xét và đánh giá tính chất khoản vay. Xây dựng 
cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo liên 
lạc thường xuyên, liên tục và kịp thời các thông tin 
trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong quá 
trình cấp tín dụng. Xây dựng hệ thống thông tin và 
cung cấp thông tin toàn diện về ngành, lĩnh vực 
trong nền kinh tế và tiến tới kết nối, hỗ trợ ngân 
hàng chia sẻ thông tin.
2.3. Tăng cường năng lực tài chính
Một là xử lý nợ tồn động lành mạnh hóa tình 
hình tài chính: 
AgriBank Khánh Hòa cần tăng cường xử lý các 
khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro 
tín dụng, xử lý nhanh các tài sản cấn trừ nợ hoặc khởi 
kiện ra tòa án để yêu cầu cơ quan thi hành án thu hộ.
Xử lý nhanh các tài sản bằng cách mua hoặc 
giới thiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh bất 
động sản để mua tài sản thế chấp đảm bảo cho món 
vay của khách hàng. Xuất ngoại bảng những khoản 
nợ xấu làm sạch báo cáo tài chính ngân hàng.
Hai là tăng cường quản lý rủi ro:
■ Phân tích đánh giá chính xác khách hàng 
vay vốn: đánh giá năng lực pháp lý của khách 
hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng 
trước pháp luật và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp 
của ngân hàng. Xác định tính pháp lý của khách 
hàng là cơ sở để ký kết và thực hiện hợp đồng tín 
dụng; đánh giá khả năng quản lý, điều hành của 
người lãnh đạo doanh nghiệp; đánh giá tài chính 
của doanh nghiệp nhằm giúp cho ngân hàng nắm 
được thực trạng và khả năng thanh toán của doanh 
nghiệp trong thời gian đến để có thể cho vay và thu 
hồi nợ được được đảm bảo; đánh giá cơ sở vật chất 
kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp nhằm xác 
định thực trạng và triển vọng hoạt động sản xuất 
của doanh nghiệp để khẳng định sự tồn tại và phát 
triển của doanh nghiệp trong tương lai.
■ Phân tán rủi ro: phân tán rủi ro được thực hiện 
theo phương pháp chia sẽ rủi ro giữa các nhà đầu tư 
với nhau, không tập trung vốn vào một khách hàng, 
hoặc đầu tư vào một lĩnh vực một ngành nghề. Trên 
cơ sở đó, Ngân hàng cần đa dạng hóa hình thức 
cho vay, đầu tư vào nhiều lĩnh vực.
■ Nắm giữ tài sản chắc chắn: Ngân hàng lựa 
chọn hình thức đảm bảo phải phù hợp với yêu cầu 
của một khoản vay đồng thời định giá chính xác giá 
trị tài sản dùng làm thế chấp tại thời điểm vay vốn. 
Đối với tài sản thế chấp là chính chủ: Ngân hàng 
phải xác định chính xác quyền sử dụng, quyền sở 
hữu, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản 
đó đối với khách hàng vay vốn. Đối với tài sản thế 
chấp là tài sản của bên thứ ba: Ngân hàng phải xác 
định chính xác tính pháp lý, năng lực tài chính, uy 
tín và trách nhiệm của bên thứ ba (bên bảo lãnh).
■ Xây dụng chính sách tín dụng: Nghiên cứu 
tình hình thế chấp tài sản đảm bảo, diễn biến của 
kinh tế địa phương, diễn biến thị trường vốn, quan 
hệ cung cầu vốn đầu tư nhằm mục đích xây dựng 
chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo an toàn cho 
hoạt động đầu tư của AgriBank Khánh Hòa. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
212 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
■ Nắm bắt thông tin rủi ro về khách hàng: Việc 
nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin khách hàng 
giúp cho ngân hàng có những chiến lược kinh 
doanh phù hợp và hạn chế rủi ro ở mức cao nhất.
■ Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán 
nội bộ: nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời 
các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của khách 
hàng vay vốn và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn. 
■ Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi 
ro tín dụng: để có biện pháp xử lý kịp thời những 
khoản tín dụng bị rủi ro, AgriBank Khánh Hòa hàng 
quý phải thực hiện việc trích lập quỹ dự phòng xử lý 
rủi ro theo qui định của Thống đốc Ngân hàng nhà 
nước Việt Nam và đưa vào chi phí.
2.4. Nâng cao năng lực công nghệ
Trong thời gian tới AgriBank Khánh Hòa cần 
phải đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa (cả phần cứng 
và phần mềm) ở Ngân hàng và các Chi nhánh cấp 
dưới một cách đồng bộ để đảm bảo kết nối thông 
tin và điều hành kinh doanh, giảm bớt khoảng cách 
giữa các Chi nhánh cấp dưới và Hội sở, tạo điều 
kiện cho việc áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân 
hàng điện tử tiên tiến và triển khai các giao dịch 
ngân hàng từ xa qua Internet, điện thoại, máy tính 
cá nhân. Củng cố và phát triển các sản phẩm mới 
dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại gồm có: Tài 
khoản cá nhân kết hợp với những dịch vụ giá trị 
gia tăng như: trả lương qua thẻ ATM, sao kê số dư 
tài khoản; các sản phẩm đầu tư: thẻ liên kết, sản 
phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bảo hiểm, cho vay 
thấu chi qua tài khoản, bảo hiểm tiền vay, phát triển 
các tiện ích mới của ATM Tăng cường công tác 
đào tạo, chuẩn hóa về trình độ công nghệ thông tin 
cho toàn bộ cán bộ tại Chi nhánh. Ứng dụng công 
nghệ thông tin hiện đại giúp cho ngân hàng nâng 
cao khả năng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt 
động, giảm chi phí hoạt động, giảm chi phí quản lý, 
giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng 
cạnh tranh. Vì vậy, có thể nói rằng nền tảng công 
nghệ thông tin hiện đại không những là chìa khóa 
tạo cho AgriBank Khánh Hòa khẳng định vị trí, vai 
trò của mình là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu tại 
Khánh Hòa.
2.5. Nâng cao năng lực hoạt động
■ Huy động vốn: Đa dạng hóa và song song với 
việc cũng cố, hoàn thiện các hình thức huy động vốn 
hiện hành: tiết kiệm, kỳ phiếu, tiền gửi... và mở rộng 
nhiều kỳ hạn huy động như: tuần, tháng, năm. Đẩy 
mạnh công tác Marketing để thu hút khách hàng gửi 
tiền: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo 
rộng rãi về các chính sách huy động vốn, thu hút 
tiền gửi; Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, 
tạo cho khách hàng có một cảm giác được tôn trọng 
khi đến với AgriBank Khánh Hòa.
■ Nâng cao chất lượng tín dụng: nâng cao chất 
lượng thẩm định dự án đầu tư, kiểm soát chặt chẽ 
trong và sau khi cho vay, hoàn thiện hệ thống xếp 
hạng nội bộ với việc đánh giá khách hàng thường 
xuyên (vào mỗi lần vay vốn, mỗi quý/ lần). Việc làm 
này nhằm tạo ra một cơ sở để xây dựng chính sách 
khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức 
đảm bảo tiền vay phù hợp và có định hướng tín 
dụng đến từng khách hàng. 
■ Phát triển dịch vụ: thực hiện đa dạng hóa các 
sản phẩm dịch vụ thanh toán và lợi ích của từng 
sản phẩm; mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ để 
đảm bảo cho chủ thẻ có thể dùng thẻ của mình 
thanh toán ở tất cả các trung tâm thương mại, nhà 
hàng, siêu thị,  bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa tổ 
chức cung ứng dịch vụ ngân hàng với các cơ quan,
doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ, hàng tiêu 
dùng; cần nghiên cứu kênh phân phối sản phẩm 
dịch vụ hiện đại nhằm giảm bớt thời gian giao dịch, 
tăng thêm tiện ích, giảm phiền hà cho khách hàng 
và giảm chi phí đầu tư mạng lưới, cơ sở vật chất:
2.6. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Cần nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu 
thông tin khách hàng tại Ngân hàng. Cơ sở dữ liệu 
là một tập hợp có tổ chức những số liệu đầy đủ về 
từng khách hang hiện có, khách hàng triển vọng có 
thể tiếp cận và có thể tác động được để phục vụ cho 
những mục đích Markerting. Điều này có ý nghĩa rất 
lớn đối với ngân hàng như: hiểu biết về nhu cầu của 
khách hàng và những gì họ muốn; Đo lường sự hài 
lòng của khách hàng; nhận biết những khách hàng 
bỏ đi. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có những biện 
pháp Markerting phù hợp để thu hút khách hàng 
nhiều hơn nữa.
Ngân hàng cần được phân loại khách hàng và 
xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng phù 
hợp trên cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, tiến 
hành phân loại khách hàng, nhận diện khách hàng 
quan trọng và xây dựng chương trình khách hàng 
thân thiết. Các chương trình chăm sóc khách hàng 
là thường xuyên và liên tục nhằm mục đích duy trì 
khách hàng truyển thống và phát triển khách hàng 
tiềm năng. Thành lập Bộ phận chăm sóc khách hàng 
tại Chi nhánh và tại các Chi nhánh cấp dưới để thực 
hiện tốt các hoạt động hỗ trợ khách hàng, giải quyết 
những thắc mắc, theo dõi phản ứng của khách 
hàng. Phong cách phục vụ từ lãnh đạo đến nhân 
viên đến bảo vệ đều thể hiện tính chuyên nghiệp. 
Sự chuyên nghiệp của một nhân viên ngân hàng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 213
thể hiện trong công việc là phải giải quyết nhanh, 
chính xác và đảm bảo an toàn; trong giao tiếp với 
khách khách hàng phải có đầy đủ trí tuệ, sự tự tin và 
thái độ trân trọng khiêm nhường. 
2.7. Xây dựng thương hiệu, củng cố và phát triển 
mạng lưới
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông 
thôn Chi nhánh Khánh Hòa cần tận dụng thế mạnh 
của mình để phát triển trên các phân đoạn thị 
trường mình lựa chọn: cho vay nông nghiệp nông 
thôn – doanh nghiệp vừa và nhỏ, huy động vốn 
nông nghiệp nông thôn. Xây dựng biểu tượng bề 
ngoài của Ngân hàng: trang phục nhân viên, cách 
bày trí trụ sở làm việc, hình thức cụ thể của sản 
phẩm như logo Công tác tuyên truyển, quảng bá 
hình ảnh được xem là một công cụ cạnh tranh có 
hiệu quả, nó là một hoạt động không thể thiếu trong 
cơ chế thị trường.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho AgriBank 
Khánh Hòa sẽ giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả 
hoạt động theo chiều sâu và vị thế cạnh tranh. 
Nhằm khai thác những điểm mạnh, nắm bắt cơ hội, 
khắc phục những điểm yếu, né tránh những thách 
thức tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát 
triển vững mạnh và hạn chế những rủi ro trong hoạt 
động kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh hiện 
nay, AgriBank Khánh Hòa phải quan tâm nhiều hơn 
đến vấn đề năng lực tài chính, năng lực hoạt động, 
năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực,
chất lượng phục vụ khách hàng và sự đa dạng sản 
phấm – dịch vụ, năng lực quản lý điều hành và 
năng lực xây dựng thương hiệu, củng cố, phát triển
mạng lưới.
2. Kiến nghị
Ngân hàng Nhà nước cần đổi mới cơ chế 
chính sách theo nguyên tắc thị trường và nâng 
cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt 
động kinh doanh của mình, tách bạch hoàn toàn 
tín dụng thương mại với tín dụng chính sách; Tiếp 
tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các qui 
định điều chỉnh các ứng dụng công nghệ thông 
tin trong hoạt động ngân hàng, giảm bớt cáo cáo 
báo biểu; Xây dựng qui trình thanh tra, giám sát 
có khoa học trên cơ sở định hướng rủi ro, thiết 
lập hệ thống cảnh báo sớm để có biện pháp phát 
hiện và kiểm soát các ngân hàng đang hoạt động 
cạnh tranh không lành mạnh; Tăng cường vai trò 
và năng lực của trung tâm công nghệ thông tin 
tín dụng trong việc thu thập, xử lý và thông tin tín 
dụng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các 
ngân hàng, nhằm phát hiện ra khách hàng xấu để 
hạn chế rủi ro và có những chính sách để phục vụ 
tốt cho những khách hàng tiềm năng; Chính sách 
tiền tệ phải được điều hành thận trọng, linh hoạt 
phù hợp với các biến động của thị trường, tăng 
cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường 
mở trong điều hành chính sách tiền tệ, gắn điều 
hành tỷ giá với lãi suất, gắn điều hành nội tệ với 
điều hành ngoại tệ, nghiên cứu lựa chọn lãi suất 
chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước để định hướng 
và điều chỉnh lãi suất thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác 2009, 2010, 2011.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa. Báo cáo công tác năm 2009, 2010, 2011.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_kha_nang_canh_tranh_cua_ngan_hang_nong_nghiep_va_ph.pdf