Nghệ thuật sân khấu Dù kê – Di sản văn hoá độc đáo của dân tộc Khmer Nam Bộ

Tóm tắt

Bài viết trình bày một số vấn đề về sự hình thành, phát triển, phương hướng bảo tồn, phát huy nghệ

thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bô, một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Khmer Nam Bộ.

Từ khoá: Nghệ thuật sân khấu Dù kê, kịch mặt nạ Rô băm Khmer, sân khấu dân gian; sự hình thành,

bảo tồn phát huy gắn với học thuật và du lịch.

pdf 7 trang yennguyen 11340
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật sân khấu Dù kê – Di sản văn hoá độc đáo của dân tộc Khmer Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật sân khấu Dù kê – Di sản văn hoá độc đáo của dân tộc Khmer Nam Bộ

Nghệ thuật sân khấu Dù kê – Di sản văn hoá độc đáo của dân tộc Khmer Nam Bộ
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201410 Soá 13, thaùng 3/2014 11
miền sông nước. Giữa nhịp sống hiện đại, bảo tồn 
và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng là cách để 
gìn giữ bản sắc dân tộc. Trong cơ chế thị trường 
và nhịp sống số hôm nay, sân khấu Dù kê dù 
không còn ở giai đoạn cực thịnh nhưng vẫn là 
niềm đam mê lớn của đồng bào Khmer và các dân 
tộc anh em trên mảnh đất Nam Bộ. Những vấn 
đề về nguồn gốc, về các yếu tố nghệ thuật, về sự 
giao thoa giữa sân khấu Dù kê Nam Bộ với các 
loại hình sân khấu khác, về những giải pháp bảo 
tồn và phát triển của sân khấu Dù kê sẽ là những 
định hướng nghiên cứu cần thiết và khả khi cho 
sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa 
Khmer Nam Bộ.
Tài liệu tham khảo
Huỳnh Thanh Quang. 2011. Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Chính 
trị Quốc gia.
Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường. 1990. Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửu 
Long. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Cường. 2002. Vài nét về người Khmer Nam Bộ. NXB Khoa học Xã hội.
Nhiều tác giả. 2004. Xây dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc Khmer Nam Bộ (Kỉ yếu hội thảo khoa 
học). Bộ VHTT và Vụ Văn hóa-Dân tộc. Hà Nội.
Nhiều tác giả. 2013. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. NXB Sở Văn hóa Thông tin, 
Sóc Trăng.
Sang Sết. 2010. Nét đẹp độc đáo của nghệ thuật sân khấu Dù kê dân tộc Khmer Nam Bộ (Song ngữ 
Việt – Khmer). Tài liệu nội bộ.
Sơn Lương. 2012. Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. 
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng.
Trường Lưu. 1993. Văn hóa người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hóa Dân tộc. HN
Viện Văn hoá. 1998. Tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang.
NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ – 
DI SẢN VĂN HOÁ ĐỘC ĐÁO CỦA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ
Sang Sết1
Tóm tắt
Bài viết trình bày một số vấn đề về sự hình thành, phát triển, phương hướng bảo tồn, phát huy nghệ 
thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bô, một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Khmer Nam Bộ.
Từ khoá: Nghệ thuật sân khấu Dù kê, kịch mặt nạ Rô băm Khmer, sân khấu dân gian; sự hình thành, 
bảo tồn phát huy gắn với học thuật và du lịch.
Abstract
This paper focuses on the shape, developing, some suggestion for improving Du ke Khmer stage 
artists in Mekong delta, a unique national cultural heritage of the Southern Khmer.
Key words: Du ke Khmer stage artists, Khmer Ro bam mask drama, folk drama, the formation, 
conserving and improving folk drama asscociated with academic and tourism.
1 Chuyên viên cao cấp - Nguyên .P.Giám đốc Đài PTTH Trà Vinh.
 DẪN NHẬP
Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc ít 
người có số dân cao trong cộng đồng người Việt 
Nam. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long người 
Khmer, người Kinh, người Hoa từ lâu đời đã sống 
chung với nhau cùng một vùng đất và có sự giao 
thoa văn hóa.
Người Khmer Nam Bộ có quá trình khai khẩn 
đất hoang thuộc hạ lưu dòng sông Mê Kông và có 
quá trình xây dựng cuộc sống có hệ số thời gian 
lâu dài. Dân tộc Khmer đã sáng tạo ra được một 
kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú, 
trong đó nghệ thuật sân khấu kịch hát Dù kê - là 
di sản văn hoá nằm trong nền nghệ thuật sân khấu 
truyền thống Việt Nam. 
1. Sự hình thành
1.1. Nguồn gốc
Kịch hát Dù kê là di sản văn hóa tốt đẹp của 
cộng đồng người Khmer ở vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long hay còn gọi là vùng sông Ba Sắc. Nghệ 
thuật sân khấu Dù kê ra đời muộn hơn nghệ thuật 
sân khấu múa Rô băm, sân khấu múa hát Dì kê về 
thời điểm và nơi xuất thân của loại hình nghệ thuật 
sân khấu này. Thông qua các công trình tìm hiểu 
đã được các nhà nghiên cứu nhất trí là nó ra đời 
trước năm 1920 và phát triển trong khoảng thập 
niên (1920 -1930) của thế kỷ XX; nhưng việc xác 
định niên đại và nguồn gốc của nó lại khác nhau. 
Đại để có ba ý kiến như sau:
Một là, tiền thân của nghệ thuật sân khấu Dù 
kê là Lkhôn Trơng Khlôôc (kịch giàn bầu) ra đời 
vào khoảng (1910 - 1920) do À Kê sáng lập ra ở 
Trà Vinh2.
 Hai là, vào khoảng năm (1915-1920 ) tại 
ấp Lộ Sỏi, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà 
Vinh, có vợ chồng ông bà Thanh Danh, một gia 
đình trí thức tiểu tư sản thời đó đứng ra thành lập 
gánh hát Dù kê, mà bà con đặt tên cho là gánh 
Dù kê “Thanh Danh ” tức là lấy tên của ông bà ấy 
làm tên của gánh hát3.
 Ba là, nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời vào 
khoảng năm 1921, sau nghệ thuật sân khấu Cải 
lương vài năm, địa điểm ở Trà Vinh, thầy tổ của 
Đoàn Dù kê là Cru Cưu4.
Hiện nay, nhiều người khẳng định nghệ 
thuật sân khấu Dù kê xuất phát từ Trà Vinh, do 
ông “Kim Sua” sáng lập trong khoảng thời gian 
(1915 - 1920). 
Nói chung, các ý kiến trên đều xuất phát từ 
ký ức của từng cá nhân riêng lẻ, chưa được xem 
xét tường tận và có căn cứ cần thiết để có một kết 
luận khoa học. 
2 Theo ông Kim Hoà (1901 - 1976) là võ sư dạy vũ đạo Dù kê, 
quê ở ấp Lò Ngò, xã Hiếu Tử, Tiểu Cần, Trà Vinh, thời niên 
thiếu ông đã từng tham gia kịch giàn bầu do À Kê sáng lập 
này. Phỏng vấn và ghi chép 1975.
3 Theo ông Thạch Thanh, sinh năm 1937 là nghệ sĩ, đạo diễn 
Dù kê ở ấp Bà Giam, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà 
Vinh. Phỏng vấn và ghi chép 1982.
4 Theo ông Thạch Voi, xem Đặng Vũ Thị Thảo, Sân khấu 
người Khmer ở ĐBSCL, T. 291, NXB Hậu Giang 1987. 
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201412 Soá 13, thaùng 3/2014 13
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đi vào 
nghiên cứu nghệ thuật sân khấu kịch hát Dù kê 
và sự chuyển mình của nó từ “nghệ thuật vị nghệ 
thuật” trở thành“nghệ thuật vị nhân sinh” trong 
suốt thời gian gần 100 năm qua.
Nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời là do nhu cầu 
cảm thụ nghệ thuật của đồng bào Khmer ở những 
đầu năm của thế kỷ XX, giống như nghệ thuật sân 
khấu Hát bội của người Kinh khi không còn thu 
hút được khán giả thì cho ra đời nghệ thuật sân 
khấu Cải lương... Và nghệ thuật sân khấu Rô băm, 
khi mà tuồng tích và cách diễn xuất của nó không 
còn đáp ứng trọn vẹn theo nhu cầu cảm thụ nghệ 
thuật của đồng bào Khmer nữa thì nghệ thuật sân 
khấu Dù kê cũng ra đời. Vậy Dù kê là gì? Ý nghĩa 
của nó ra sao? Vì rằng trong bộ Từ điển tiếng Việt 
và bộ Từ điển tiếng Khmer đều hoàn toàn không 
có hai từ “Dù kê” này!
Theo ông Kim Hoà 5 cho biết: Đứa trẻ mà hát 
hay, múa giỏi nhất và dẫn đầu đám trẻ con múa 
hát ở dưới giàn bầu kia, quê ở Phnô Đôông (Hiếu 
Tử), có tên là “Kê”. Do khán giả kéo nhau đến xem 
đám múa hát trẻ con đó ngày càng đông và cứ rủ 
nhau rằng đi coi “À KÊ”. “À” trong tiếng Khmer 
ở đây có nghĩa là “Thằng”, “À KÊ ” tức “Thằng 
Kê ”. Theo thói quen của người Khmer hễ bất cứ 
những người nghệ sĩ nào đó có tài danh nhất đứng 
ở trên sân khấu, thông thường họ gọi bằng “À” 
(thằng). Cụ thể như: À Kê, À Day, À Sà Muth, À 
Săng Sà Run, À Sa Lauth... chẳng hạn.
Tiếng tăm của đội múa hát thiếu nhi ngày càng 
đồn xa, lôi cuốn cả khán giả người Kinh cũng đến 
xem, bà con người Kinh rất khó mà gọi tiếng“À 
KÊ”, hơn nữa nó không phù hợp với thói quen của 
mình và trong đó có múa, nên họ gọi là “Vũ Kê” 
(tức là múa của thằng Kê) và cứ rủ nhau đi coi “Vũ 
Kê”. Theo âm đọc tiếng Việt ở Nam Bộ thì chữ 
“V” và “D” đều phát âm giống nhau “D” (dờ). 
Như vậy, “Vũ Kê” trở thành “Dũ Kê”. Tiếng “Dũ 
Kê” nghe cũng hay hay và có vẻ lịch sự hơn, vì đã 
lược bỏ được tiếng “À” (thằng). Sau này bà con 
Khmer, Hoa cũng như Kinh, mỗi lần đi xem múa 
hát thiếu nhi thì cứ rủ nhau đi coi “Dũ Kê”. Đối 
với dân tộc Khmer chữ “Dũ” trong “Dũ Kê” rất 
khó mà phát âm đúng theo thanh “~” (ngã) nên họ 
5 Kim Hoà ( 1901-1976 ) là võ sư dạy vũ đạo Dù Kê, quê ở ấp 
Lò Ngò, xã Hiếu Tử, Tiểu Cần, Trà Vinh, thời niên thiếu ông 
đã từng tham gia kịch giàn bầu do À Kê sáng lập này. Phỏng 
vấn và ghi chép 1975.
chỉ nói được là “Du ke” hơi có thanh “ø” (huyền) 
trên chữ “Du”. Vì cùng sống, quan hệ và sinh hoạt 
chung với nhau, nên tiếng địa phương giữa người 
Khmer, Hoa cũng như Kinh có ảnh hưởng lẫn nhau. 
Từ đó, tiếng “Dũ Kê ” đã trở thành “Dù kê” 
mãi cho đến ngày hôm nay. Như vậy hai từ “Dù 
kê” là kết quả giao lưu văn hoá giữa tiếng Việt và 
tiếng Khmer; có nghiã là múa của thằng Kê, có 
nguồn gốc từ xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà 
Vinh. Theo ngữ văn Khmer, viết là “យូរ កេរ ្តិ៍”(DUR- 
KÊRTI) khử bỏ chữ TI, còn lại DUR- KÊR đọc là 
“Dù kê”, có nghiã là: Di sản đã có từ lâu hoặc tên 
“Kê” nổi tiếng từ lâu.
Nghệ thuật sân khấu Dù kê là kết quả do sự 
phấn đấu không biết mệt mỏi trong hoạt động, 
yêu lao động, yêu nghệ thuật dân tộc và yêu ca hát 
của người Khmer đã nhào nặn từ Lkhôn Trơng 
Khlôôc (kịch giàn bầu) tạo thành.
Nếu như ở nghệ thuật sân khấu Rô băm, nhân 
vật phản diện và các loài thú đều đeo mặt nạ; thì ở 
nghệ thuật sân khấu Dù kê các nhân vật phản diện 
và các loài thú được hóa trang, đối thoại và ca hát 
trực tiếp, chứ không gò bó như ở nghệ thuật sân 
khấu Rô băm. Trong mỗi vở diễn của nghệ thuật 
sân khấu Dù kê đều có màn, cảnh, lớp, hồi từ đầu 
chí cuối một cách tuần tự theo không gian và thời 
gian nhất định; còn ở nghệ thuật sân khấu Rô băm 
vở diễn có thể kéo dài lê thê và chỉ dừng lại khi kết 
thúc một đoạn tương đối hoàn chỉnh tức “Chính 
nghĩa thắng hung tàn”. Cốt truyện thường dựa 
theo bản anh hùng ca RAMAYANA của Ấn Độ 
hay Ream kê Khmer, các hình ảnh điêu khắc trên 
đền Ăng Kor hoặc trên các bức tranh vẽ trong các 
nhà chùa của dân tộc Khmer Nam Bộ.
Nghệ thuật sân khấu Rô băm khi chuyển sang 
nghệ thuật sân khấu Dù kê, các vở diễn được biên 
soạn và dàn dựng theo màn, cảnh, hồi, lớp tiến 
triển theo hành động kịch.
1.2. Về đề tài cốt truyện
Lúc đầu, nghệ thuật sân khấu kịch hát Dù kê 
ngoài trình diễn theo các truyện Ream kê, Chea 
Đóc (tích Phật) cùng một số truyện cổ, dân gian, 
thần thoại còn dung nạp thêm một số truyện của 
Trung Quốc.
1.3. Về ca nhạc
Nghệ thuật sân khấu Dù kê là loại kịch hát nên 
các soạn giả viết lời thường dựa theo những bản 
nhạc dân gian có sẵn phù hợp với sắc thái tình cảm 
và tình huống kịch. Nhạc lồng bản của nghệ thuật 
sân khấu Dù kê có bốn giai điệu chính bắt nguồn 
từ nghệ thuật sân khấu Chòm Riêng Chà Pây (đờn 
ca). Bốn giai điệu đó là:
 SOM PÔÔNG: Dùng để diễn tả cảnh vật, 
thiên nhiên.
 LÔÔM: Dùng để diễn tả tâm trạng yêu đương, 
tỏ tình, năn nỉ.
 PHÁT CHEAI: Dùng để miêu tả về tính cách 
nổi giận, đấu tranh.
 NÔKÔR REACH: Dùng để diễn tả tâm trạng 
đau khổ, ly biệt.
Bốn giai điệu chính của ca kịch Dù kê này 
tương ứng với nhạc bốn mùa của phương Tây: 
Xuân, Hạ, Thu, Đông. Và trong mỗi bản nhạc của 
bốn giai điệu trên còn chia ra thành nhiều tiểu bản 
nhỏ. Cụ thể như:
SOM PÔÔNG được chia thành Som Pôông Phon.
LÔÔM được chia thành Lôôm Tâng, Lôôm 
Thu, Lôôm Chum Hiêng . 
PHÁT CHEAI được chia thành Phát cheai clai. 
NÔKÔR REACH được chia thành Nôkôr 
Reach clai, Nôkôr Reach Chơng Prây.
Qua tư liệu tổng kết của Trường Đại học Văn 
hóa - Nghệ thuật Hoàng gia Campuchia và qua 
công tác nghiên cứu thực tế cho thấy: Bài bản sử 
dụng trong nghệ thuật sân khấu Dù kê gồm có tất 
cả 169 bài. Được chia ra thành bốn nhóm như sau:
Nhóm 1: Bài ca Dù kê chính thống: 37 bài.
Nhóm 2: Bài ca Dù kê có gốc từ nhạc Mah Hô 
Ry, Lào, Thái Lan, Myamar: 94 bài.
Nhóm 3: Bài ca Dù kê có gốc từ Quãng, Triều 
(Trung Quốc): 22 bài.
Nhóm 4: Bài ca Dù kê có gốc từ Pháp, Anh: 
16 bài.
1.4. Về nhạc cụ
Nhạc cụ sử dụng trong nghệ thuật sân khấu 
Dù kê được chia ra thành hai nhóm là: nhóm 
nhạc gõ, nhóm nhạc dây và thổi. Theo ông Săng 
Sa Run, sinh năm 1922, quê ở xã Ô Mlu, Huyện 
Stưng Trong, Campuchia, là nghệ sĩ nổi tiếng nhất 
về sân khấu Ba sắc (Dù kê) phát biểu vào năm 
1964: nhóm nhạc gõ của Hí kịch Trung Quốc có 
tên gọi là “Shing, Pô, Lô, Kea”. Về phần nhóm 
nhạc gõ trong ca kịch Ba Sắc (tức Dù kê) thì gọi là 
“Chhing, Pô, Lô, Kea”. Ở đây Shing hoặc Chhing 
là tên gọi của Phèng la, Pô là tên gọi của cái Mõ 
hoặc cặp song loan, Lô là tên gọi của cái Chiêng, 
Kea là tên gọi của cồng (đực, cái). 
Trong nhóm nhạc gõ gồm có: một cái trống 
lớn, một cái trống nhỏ, một phèng la, một cái mõ 
hoặc cặp song loan, một cái chiêng, hai cái cồng 
đực, hai cái cồng cái.
 Trong nhóm nhạc dây và thổi gồm có: một 
cây đàn gáo, một cây đàn Trô Chhe (nhị), một cây 
sáo trúc và có bổ sung thêm một loại nhạc cụ của 
Trung Quốc được cải biên bao gồm một cây đàn 
khưm lớn và một cây đàn khưm nhỏ (đàn tam thập 
lục). Ngoài ra, còn đưa các loại nhạc cụ phương 
Tây vào như: Kèn Clarinet, Trumpet, đàn Guitar, 
đàn Violon, Acordéon, Organ, trống Jazz phục 
vụ cho hát và múa. 
Đặc biệt, nhóm nhạc gõ chiếm một phần rất 
quan trọng mang tính hấp dẫn trong vở diễn, để 
gây sinh khí, tạo các giai điệu cho lớp võ thuật, 
vũ đạo và mỗi lớp ra, vào đều có nhịp điệu trống-
chiêng. Đó chính là linh hồn của nghệ thuật sân 
khấu ca kịch Dù kê, tạo được sự chú ý và cuốn hút 
khán giả đến xem ngày càng đông vui hơn. 
1.5. Về vũ đạo
Về vũ đạo gồm có 13 bài vũ đạo, được chia ra 
như sau:
- Nhân vật chính diện: 10 bài.
- Nhân vật phản diện (Chằn, vai nịnh): hai bài.
- Nhân vật vai thú dữ: một bài.
 Về võ thuật gồm sáu môn: Dao găm, mã tấu, 
gươm, giáo, gậy và tay không.
1.6. Về diễn xuất
Cũng như nghệ thuật sân khấu Cải lương, nghệ 
thuật sân khấu Dù kê là sân khấu đồng cảm, cũng 
ca ra bộ, đây là yếu tố rất quan trọng trong diễn 
xuất. Đặc biệt là trong ca ra bộ có pha múa nên 
động tác của nghệ thuật sân khấu Dù kê mềm mại, 
uyển chuyển; nhưng đến khi giao đấu thì dùng võ 
thuật tạo được cảnh sinh động, kết hợp với nghệ 
thuật xiếc đu bay giao chiến trên không rất hấp dẫn 
và một điều rất quan trọng không thể thiếu được 
trong vở diễn nghệ thuật sân khấu ca kịch Dù kê 
đó là vai Hề; vì vai Hề này có khả năng dẫn chuyện 
bằng cả tiếng Khmer, tiếng Việt và tiếng Hoa nên 
cuốn hút được đông đảo người xem. Lúc đầu chỉ 
trình diễn ở vùng Trà Vinh và Sóc Trăng, nhưng 
sau đó đi lưu diễn khắp cả các tỉnh Nam Bộ, ngay 
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201412 Soá 13, thaùng 3/2014 13
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đi vào 
nghiên cứu nghệ thuật sân khấu kịch hát Dù kê 
và sự chuyển mình của nó từ “nghệ thuật vị nghệ 
thuật” trở thành“nghệ thuật vị nhân sinh” trong 
suốt thời gian gần 100 năm qua.
Nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời là do nhu cầu 
cảm thụ nghệ thuật của đồng bào Khmer ở những 
đầu năm của thế kỷ XX, giống như nghệ thuật sân 
khấu Hát bội của người Kinh khi không còn thu 
hút được khán giả thì cho ra đời nghệ thuật sân 
khấu Cải lương... Và nghệ thuật sân khấu Rô băm, 
khi mà tuồng tích và cách diễn xuất của nó không 
còn đáp ứng trọn vẹn theo nhu cầu cảm thụ nghệ 
thuật của đồng bào Khmer nữa thì nghệ thuật sân 
khấu Dù kê cũng ra đời. Vậy Dù kê là gì? Ý nghĩa 
của nó ra sao? Vì rằng trong bộ Từ điển tiếng Việt 
và bộ Từ điển tiếng Khmer đều hoàn toàn không 
có hai từ “Dù  ... c nghệ thuật 
của mọi tầng lớp khán giả trong quá khứ, hiện tại 
cũng như trong tương lai lâu dài. 
3. Đề xuất và kiến nghị
Dù kê là một loại hình nghệ thuật sân khấu 
kịch hát có đầy đủ truyện kịch, tính kịch, vũ đạo, 
võ thuật đúng theo mọi tình huống kịch. Dù kê 
có đất dựng võ, có sân khấu để đào tạo diễn viên, 
có nghệ nhân, nghệ sĩ giảng dạy về kỹ thuật biểu 
diễn để phục vụ công chúng thưởng thức. Hình 
thức và nội dung của nghệ thuật sân khấu Dù kê 
này đã xuất thân từ mảnh đất Nam Bộ thân yêu 
của chúng ta hoà nhập vào đất nước Campuchia 
từ năm 1927, góp phần làm giàu đẹp thêm nền văn 
9 105 lời nói của Bác Hồ, T.73, NXB Văn hoá Thông tin 1997
hoá nghệ thuật cho đất nước chùa Tháp ngày càng 
thêm phong phú hơn và được các giới yêu mến 
nghệ thuật Dù kê của đất nước bạn đón nhận loại 
hình nghệ thuật kịch hát Dù kê mới mẻ này vào 
đất nước của mình và đặt lại tên mới gọi là “Lkhôn 
Ba Sắc” tức ca kịch vùng sông Ba Sắc để làm kỷ 
niệm. Ngược lại, nếu một ai đó không thừa nhận 
nghệ thuật sân khấu kịch hát Dù kê ấy, có nghĩa là 
phủ nhận mọi tầng lớp khán giả đã và đang mến 
mộ loại hình nghệ thuật sân khấu này.
Với những kết quả to lớn mà các đoàn nghệ 
thuật Khmer đã giành được như trên chính là được 
sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn về chủ trương 
đường lối văn nghệ của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh 
uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trực tiếp là Sở Văn hoá 
- Thể thao - Du lịch các tỉnh, cùng với sự yêu thích 
nghệ thuật cách mạng, yêu thích nghệ thuật dân 
tộc Khmer của tất cả anh, chị, em nghệ nhân, nghệ 
sĩ và diễn viên từ trong công tác thực tiễn, cùng với 
năng khiếu của mỗi cá nhân đã xây dựng nên và đã 
giành được mọi sự thắng lợi thật đáng biểu dương.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật công nghiệp 
hoá – hiện đại hoá ngày nay, làm theo vốn sống 
bằng phương pháp kinh nghiệm không thì chưa 
đủ, cần phải có phương pháp khoa học kỹ thuật 
để khai thác mới đáp ứng kịp thời, đúng theo nhịp 
sống của con người hiện đại.
Ở trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, tuy chúng 
ta có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng nếu 
chúng ta thiếu tính khoa học, không có cán bộ 
chuyên môn dùng phương pháp khoa học kỹ thuật 
để khai thác tài nguyên phong phú đó, thì chúng 
ta ắt hẳn sẽ bị giới hạn tại một thời điểm nào đó 
và biết đến bao giờ chúng ta sẽ tiến tới mục đích 
được? Trong lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật cũng 
thế, tuy dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long có rất nhiều loại hình nghệ thuật sân 
khấu biểu diễn, nhất là nghệ thuật sân khấu Dù kê, 
nhưng lại thiếu tính khoa học, thiếu cán bộ chuyên 
môn thì chắc chắn nghệ thuật sân khấu Dù kê ấy 
rất khó phát triển một cách đúng đắn theo nguyện 
vọng được.
Nghệ thuật sân khấu kịch hát Dù kê là một loại 
hình nghệ thuật biểu diễn tổng hợp của dân tộc 
Khmer Nam Bộ. Nguyện vọng của những người 
làm nghệ thuật sân khấu Dù kê là dựa theo quan 
điểm mỹ học Mác-xít, cố gắng phấn đấu đưa nghệ 
thuật sân khấu Dù kê của dân tộc Khmer tiến 
lên “Nghệ thuật sân khấu Dù kê hiện thực xã hội 
chủ nghĩa”. Vấn đề này mới chỉ là bước đầu, nên 
đòi hỏi cần phải có sự trao đổi cả về mặt lý luận 
lẫn cách thể nghiệm và học thuật thêm nhiều hơn 
nữa. Để thực hiện được những vấn đề này, nghệ 
thuật sân khấu Khmer Nam Bộ phải có tính khoa 
học để đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành 
mạnh của nhân dân, góp phần bồi dưỡng nhân cách 
và tâm hồn của người Việt Nam, nhằm phục vụ sự 
nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, có nghĩa 
là: cần phải có đầy đủ cán bộ chuyên môn của từng 
bộ phận, bộ môn. Do đó, chúng tôi có vài ý kiến 
đề xuất và kiến nghị đến Hội đồng Dân tộc Quốc 
hội, Ủy ban Dân tộc, Ban Văn hoá Tư tưởng Trung 
ương, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Văn 
học - Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, 
Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hoá – Thể thao 
– Du lịch và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ như sau:
Cần đào tạo đội ngũ cán bộ nghệ thuật sân 
khấu chuyên môn như: Lý luận phê bình sân khấu, 
đạo diễn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, biên đạo múa là người 
dân tộc Khmer để nghiên cứu, sưu tầm, dàn dựng, 
trang trí mỹ thuật, ghi chép đưa vào học thuật tất 
cả các bài bản về âm nhạc, ca, múa và nghệ thuật 
sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ.
Cần thành lập một nhà hát nghệ thuật sân khấu 
Dù kê Khmer Nam Bộ ở vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long để khai thác, giảng dạy và đào tạo diễn 
viên người dân tộc Khmer, nhằm bổ sung diễn 
viên cho các đoàn nghệ thuật Khmer Nam Bộ, để 
phục vụ công chúng và khách du lịch.
Cần thành lập Hội Văn học – Nghệ thuật 
Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long để sưu tầm, 
nghiên cứu, sáng tác, in ấn xuất bản phát hành rộng 
rãi, kiểm tra và quản lý các loại văn hoá phẩm này.
4. Kết luận
Qua việc sưu tầm, nghiên cứu, học thuật, những 
đề xuất và kiến nghị trên đây, chúng tôi tin chắc 
rằng nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ 
sẽ được Đảng, Nhà nước, đăc biệt là Ban Chỉ đạo 
Tây Nam Bộ chú ý, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ 
để nghệ thuật sân khấu Dù kê này đạt đến nguyện 
vọng như trên, để cùng góp thêm những đoá hoa 
tươi thắm đầy hương sắc của mình vào vườn hoa 
nghệ thuật của đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Tài liệu tham khảo 
Hội Nhà văn. 1985. Bác Hồ với văn nghệ sĩ. NXB Tác Phẩm Mới. Hà Nội.
Báo cáo của Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh. Kỷ niệm 37 năm (1963-2000) 
thành lập, tồn tại và phát triển. 
Sỹ Tiến.1984. Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải lương. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. 2006. Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam. NXB Thế Giới. Hà Nội.
Khu di tích phủ chủ tịch.1997. 105 lời nói của Bác Hồ. NXB Văn hoá - Thông tin
Trần Văn Phác. 1985. Mấy vấn đề cấp bách về công tác Văn Hoá-Nghệ thuật. NXB Văn hoá.
Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết. 1987. 
Người Khmer tỉnh Cửu Long. Sở Văn hoá - Thông tin Cửu Long xuất bản.
Hoàng Như Mai. 1986. Sân khấu Cải lương. NXB Tổng hợp Đồng Tháp. 
Thạch Sết (Sang Sết). 2004. Đề án thành lập trường Cao đẳng văn hoá - nghệ thuật Khmer Nam Bộ. 
Luận văn tốt nghiệp Chuyên viên cao cấp.
Nhiều tác giả. 1988. Tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang
Nguyễn Đình Phúc. 1981. Vài nét về văn nghệ truyền thống Cămpuchia. NXB Khoa học Xã hội.
Vũ Tuyết Loan. 1986. Tuyển tập văn học Cămpuchia. NXB Văn học. Hà Nội.
Đặng Vũ Thị Thảo. 1993. Lễ hội của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Về văn hoá 
của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long). NXB Văn hóa dân tộc. Hà Nội
Nhiều tác giả. 1998. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Sóc Trăng.
Vông Phlêng Khmer. NXB Bộ Văn hoá - Nghệ thuật Campuchia.
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201416 Soá 13, thaùng 3/2014 17
chúng tự xúc động, xin đầu thú và giao nộp vũ khí 
tại trên sân khấu như: Kih Ry Vông thuộc tỉnh Tà 
Keo và Bo Sét thuộc tỉnh Com pông Spư. Điều 
đó chứng tỏ rằng sân khấu Dù kê có tác động lớn 
đối với kẻ thù, là vũ khí sắc bén của cách mạng 
khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Đối với những ai đã 
lầm đường, lạc lối giúp phân biệt được ai bạn, ai 
thù, rồi thức tỉnh mà quay về với Tổ quốc thân yêu 
của mình. Điều đó đúng như lời nói của Bác Hồ 
đã dạy “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. 
Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”9. Với sự 
kiện này làm cho ông Chhêng Phun – Bộ tưởng Bộ 
Văn hoá -Thông tin lúc bấy giờ phải ngạc nhiên 
và thán phục: 
“Xưa nay, ở đất nước Campuchia chúng tôi 
chưa từng dàn dựng được vở diễn Lkhôn Ba Sắc 
(Dù kê) mang đề tài hiện đại như các bạn. Do đó 
chúng tôi cần phải học hỏi nghệ thuật sân khấu 
Lkhôn Ba Sắc từ các bạn thêm nhiều hơn nữa, để 
cùng xây dựng các vở diễn mang đề tài hiện đại, 
nhằm phục vụ đáp ứng đúng theo tình hình mới, 
nhiệm vụ mới của đất nước”.
Dù kê là một loại hình nghệ thuật sân khấu 
kịch hát đồng cảm của dân tộc Khmer ở Đồng 
bằng sông Cửu Long hay còn gọi là vùng sông Ba 
Sắc, nghệ thuật sân khấu Dù kê này hình thành và 
phát triển theo nhịp sống của xã hội, có lai lịch cụ 
thể, đây là một loại hình nghệ thuật sân khấu mới, 
rất độc đáo đã và đang được chú ý quan tâm và 
càng ngày càng được phát triển. Dù kê có sức sống 
mãnh liệt, có đầy đủ khả năng để giải quyết mọi 
vấn đề cả về mặt thẩm mỹ, cả về mặt chính trị, đáp 
ứng đúng theo sự yêu cầu thưởng thức nghệ thuật 
của mọi tầng lớp khán giả trong quá khứ, hiện tại 
cũng như trong tương lai lâu dài. 
3. Đề xuất và kiến nghị
Dù kê là một loại hình nghệ thuật sân khấu 
kịch hát có đầy đủ truyện kịch, tính kịch, vũ đạo, 
võ thuật đúng theo mọi tình huống kịch. Dù kê 
có đất dựng võ, có sân khấu để đào tạo diễn viên, 
có nghệ nhân, nghệ sĩ giảng dạy về kỹ thuật biểu 
diễn để phục vụ công chúng thưởng thức. Hình 
thức và nội dung của nghệ thuật sân khấu Dù kê 
này đã xuất thân từ mảnh đất Nam Bộ thân yêu 
của chúng ta hoà nhập vào đất nước Campuchia 
từ năm 1927, góp phần làm giàu đẹp thêm nền văn 
9 105 lời nói của Bác Hồ, T.73, NXB Văn hoá Thông tin 1997
hoá nghệ thuật cho đất nước chùa Tháp ngày càng 
thêm phong phú hơn và được các giới yêu mến 
nghệ thuật Dù kê của đất nước bạn đón nhận loại 
hình nghệ thuật kịch hát Dù kê mới mẻ này vào 
đất nước của mình và đặt lại tên mới gọi là “Lkhôn 
Ba Sắc” tức ca kịch vùng sông Ba Sắc để làm kỷ 
niệm. Ngược lại, nếu một ai đó không thừa nhận 
nghệ thuật sân khấu kịch hát Dù kê ấy, có nghĩa là 
phủ nhận mọi tầng lớp khán giả đã và đang mến 
mộ loại hình nghệ thuật sân khấu này.
Với những kết quả to lớn mà các đoàn nghệ 
thuật Khmer đã giành được như trên chính là được 
sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn về chủ trương 
đường lối văn nghệ của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh 
uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trực tiếp là Sở Văn hoá 
- Thể thao - Du lịch các tỉnh, cùng với sự yêu thích 
nghệ thuật cách mạng, yêu thích nghệ thuật dân 
tộc Khmer của tất cả anh, chị, em nghệ nhân, nghệ 
sĩ và diễn viên từ trong công tác thực tiễn, cùng với 
năng khiếu của mỗi cá nhân đã xây dựng nên và đã 
giành được mọi sự thắng lợi thật đáng biểu dương.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật công nghiệp 
hoá – hiện đại hoá ngày nay, làm theo vốn sống 
bằng phương pháp kinh nghiệm không thì chưa 
đủ, cần phải có phương pháp khoa học kỹ thuật 
để khai thác mới đáp ứng kịp thời, đúng theo nhịp 
sống của con người hiện đại.
Ở trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, tuy chúng 
ta có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng nếu 
chúng ta thiếu tính khoa học, không có cán bộ 
chuyên môn dùng phương pháp khoa học kỹ thuật 
để khai thác tài nguyên phong phú đó, thì chúng 
ta ắt hẳn sẽ bị giới hạn tại một thời điểm nào đó 
và biết đến bao giờ chúng ta sẽ tiến tới mục đích 
được? Trong lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật cũng 
thế, tuy dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long có rất nhiều loại hình nghệ thuật sân 
khấu biểu diễn, nhất là nghệ thuật sân khấu Dù kê, 
nhưng lại thiếu tính khoa học, thiếu cán bộ chuyên 
môn thì chắc chắn nghệ thuật sân khấu Dù kê ấy 
rất khó phát triển một cách đúng đắn theo nguyện 
vọng được.
Nghệ thuật sân khấu kịch hát Dù kê là một loại 
hình nghệ thuật biểu diễn tổng hợp của dân tộc 
Khmer Nam Bộ. Nguyện vọng của những người 
làm nghệ thuật sân khấu Dù kê là dựa theo quan 
điểm mỹ học Mác-xít, cố gắng phấn đấu đưa nghệ 
thuật sân khấu Dù kê của dân tộc Khmer tiến 
lên “Nghệ thuật sân khấu Dù kê hiện thực xã hội 
chủ nghĩa”. Vấn đề này mới chỉ là bước đầu, nên 
đòi hỏi cần phải có sự trao đổi cả về mặt lý luận 
lẫn cách thể nghiệm và học thuật thêm nhiều hơn 
nữa. Để thực hiện được những vấn đề này, nghệ 
thuật sân khấu Khmer Nam Bộ phải có tính khoa 
học để đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành 
mạnh của nhân dân, góp phần bồi dưỡng nhân cách 
và tâm hồn của người Việt Nam, nhằm phục vụ sự 
nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, có nghĩa 
là: cần phải có đầy đủ cán bộ chuyên môn của từng 
bộ phận, bộ môn. Do đó, chúng tôi có vài ý kiến 
đề xuất và kiến nghị đến Hội đồng Dân tộc Quốc 
hội, Ủy ban Dân tộc, Ban Văn hoá Tư tưởng Trung 
ương, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Văn 
học - Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, 
Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hoá – Thể thao 
– Du lịch và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ như sau:
Cần đào tạo đội ngũ cán bộ nghệ thuật sân 
khấu chuyên môn như: Lý luận phê bình sân khấu, 
đạo diễn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, biên đạo múa là người 
dân tộc Khmer để nghiên cứu, sưu tầm, dàn dựng, 
trang trí mỹ thuật, ghi chép đưa vào học thuật tất 
cả các bài bản về âm nhạc, ca, múa và nghệ thuật 
sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ.
Cần thành lập một nhà hát nghệ thuật sân khấu 
Dù kê Khmer Nam Bộ ở vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long để khai thác, giảng dạy và đào tạo diễn 
viên người dân tộc Khmer, nhằm bổ sung diễn 
viên cho các đoàn nghệ thuật Khmer Nam Bộ, để 
phục vụ công chúng và khách du lịch.
Cần thành lập Hội Văn học – Nghệ thuật 
Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long để sưu tầm, 
nghiên cứu, sáng tác, in ấn xuất bản phát hành rộng 
rãi, kiểm tra và quản lý các loại văn hoá phẩm này.
4. Kết luận
Qua việc sưu tầm, nghiên cứu, học thuật, những 
đề xuất và kiến nghị trên đây, chúng tôi tin chắc 
rằng nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ 
sẽ được Đảng, Nhà nước, đăc biệt là Ban Chỉ đạo 
Tây Nam Bộ chú ý, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ 
để nghệ thuật sân khấu Dù kê này đạt đến nguyện 
vọng như trên, để cùng góp thêm những đoá hoa 
tươi thắm đầy hương sắc của mình vào vườn hoa 
nghệ thuật của đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Tài liệu tham khảo 
Hội Nhà văn. 1985. Bác Hồ với văn nghệ sĩ. NXB Tác Phẩm Mới. Hà Nội.
Báo cáo của Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh. Kỷ niệm 37 năm (1963-2000) 
thành lập, tồn tại và phát triển. 
Sỹ Tiến.1984. Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải lương. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. 2006. Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam. NXB Thế Giới. Hà Nội.
Khu di tích phủ chủ tịch.1997. 105 lời nói của Bác Hồ. NXB Văn hoá - Thông tin
Trần Văn Phác. 1985. Mấy vấn đề cấp bách về công tác Văn Hoá-Nghệ thuật. NXB Văn hoá.
Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết. 1987. 
Người Khmer tỉnh Cửu Long. Sở Văn hoá - Thông tin Cửu Long xuất bản.
Hoàng Như Mai. 1986. Sân khấu Cải lương. NXB Tổng hợp Đồng Tháp. 
Thạch Sết (Sang Sết). 2004. Đề án thành lập trường Cao đẳng văn hoá - nghệ thuật Khmer Nam Bộ. 
Luận văn tốt nghiệp Chuyên viên cao cấp.
Nhiều tác giả. 1988. Tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang
Nguyễn Đình Phúc. 1981. Vài nét về văn nghệ truyền thống Cămpuchia. NXB Khoa học Xã hội.
Vũ Tuyết Loan. 1986. Tuyển tập văn học Cămpuchia. NXB Văn học. Hà Nội.
Đặng Vũ Thị Thảo. 1993. Lễ hội của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Về văn hoá 
của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long). NXB Văn hóa dân tộc. Hà Nội
Nhiều tác giả. 1998. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Sóc Trăng.
Vông Phlêng Khmer. NXB Bộ Văn hoá - Nghệ thuật Campuchia.

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_san_khau_du_ke_di_san_van_hoa_doc_dao_cua_dan_toc.pdf