Nghiên cứu bài tập với bánh xe nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn ngành Giáo dục thể chất năm thứ hai trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Tóm tắt:
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, chúng tôi đã đánh giá được thực trạng
và lựa chọn được 8 bài tập với bánh xe, góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng cho sinh
viên chuyên ngành Bóng bàn Ngành Giáo dục thể chất (GDTC) năm thứ hai Trường Đại học Thể
dục thể thao (TDTT) Bắc Ninh.
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu bài tập với bánh xe nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn ngành Giáo dục thể chất năm thứ hai trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bài tập với bánh xe nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn ngành Giáo dục thể chất năm thứ hai trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
257 Sè §ÆC BIÖT / 2018 NGHIEÂN CÖÙU BAØI TAÄP VÔÙI BAÙNH XE NAÂNG CAO HIEÄU QUAÛ KYÕ THUAÄT GIAÄT BOÙNG CHO SINH VIEÂN CHUYEÂN NGAØNH BOÙNG BAØN NGAØNH GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT NAÊM THÖÙ HAI TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH Tóm tắt: Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, chúng tôi đã đánh giá được thực trạng và lựa chọn được 8 bài tập với bánh xe, góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn Ngành Giáo dục thể chất (GDTC) năm thứ hai Trường Đại học Thể dục thể thao (TDTT) Bắc Ninh. Từ khóa: Bánh xe, bài tập, giật bóng, kỹ thuật, Bóng bàn, sinh viên, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh... Researching wheel exercises with higher level to improve the effectiveness of forehand drive skills for second-year students specialized in table tennis from physical education department at Bac Ninh Sport University Summary: With appropriate scientific research methods, we have evaluated the current status and selected 8 exercises with wheels which help to improve the forehand drive skills for second-year students specialized in table tennis from physical education department at Bac Ninh Sport University. Keywords: Wheel, exercises, drive, skills, table tennis, students, Bac Ninh Sport University... *ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh **SV, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Trần Thị Hồng Việt; Lê Vương Anh* Nguyễn Đức Anh** ÑAËT VAÁN ÑEÀ Giật bóng là kỹ thuật có vai trò quan trọng, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong thi đấu môn Bóng bàn. Đây là kỹ thuật tấn công áp đảo với sức xoáy lớn kết hợp với biến hóa điểm rơi làm cho đối phương lúng túng khi đối phó và khó phát huy sở trường kỹ thuật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả thực hiện kỹ thuật giật bóng thuận tay và trái tay của sinh viên chuyên ngành Bóng bàn, Ngành GDTC của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh còn một số hạn chế nhất định. Khảo sát thực trạng cho thấy, việc sử dụng các phương tiện huấn luyện kỹ thuật này còn chưa đa dạng, phong phú. Trong khi đó, bánh xe là một trong những phương tiện hữu hiệu, có thể sử dụng để tập luyện nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay và trái tay, nhưng chưa được sử dụng trong quá trình giảng dạy và huấn luyện tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn tọa đàm, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật giật bóng thuận và trái tay của sinh viên chuyên ngành Bóng bàn Ngành GDTC năm thứ hai Trường Đại học TDTT Bắc Ninh - Các bài tập sử dụng trong huấn luyện kỹ thuật giật bóng thuận và trái tay cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn Ngành GDTC còn hạn chế về số lượng, và được sử dụng lặp lại nhiều lần, gây nhàm chán và chưa phát huy được hiệu quả; - Các phương tiện được sử dụng để bổ trợ trong quá trình giảng dạy kỹ thuật giật bóng BµI B¸O KHOA HäC 258 thuận tay và trái tay còn ít, chưa phong phú. Sinh viên cũng ít được tiếp cận với các thiết bị bổ trợ tập luyện trong các giờ chính khóa và ngoại khóa; - Kết quả học tập của sinh viên tuy đã đạt được yêu cầu đề ra của chương trình môn học nhưng đây chưa phải là kết quả tốt với nhu cầu đề ra của chất lượng hiện nay. Thực trạng này cho thấy, cần thiết phải có biện pháp bổ trợ tập luyện để nâng cao hơn khả năng giật bóng thuận tay và trái tay cho sinh viên bóng bàn Ngành GDTC, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 2. Lựa chọn bài tập với bánh xe nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn Ngành GDTC năm thứ hai Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 2.1. Tác dụng, cấu tạo và cách vận hành của bánh xe - Tác dụng của bánh xe: Dùng để tập luyện các kỹ thuật nhằm nâng cao độ xoáy khi đánh bóng , giúp người tập nâng cao cảm giác khi tiếp xúc với bóng, nâng cao cảm giác tăng ma sát tiếp xúc giữa vợt và bóng. Thiết bị đo vận tốc trung bình và vận tốc tối đa khi thực hiện vào bánh xe giúp cho người tập biết được tốc độ quay của bánh xe đạt vận tốc trung bình và vận tốc tối đa là bao nhiêu, chỉ số đó thể hiện sự tiếp xúc giữa vợt với bóng là tốt hay không. - Cấu tạo bánh xe gồm 3 phần : - Nguyên lý hoạt động của bánh xe: Khi tác dụng một lực từ trên xuống (tạo bánh xe quay theo chiều nghịch) hoặc từ dưới lên (bánh xe quay theo chiều thuân) vào bánh xe thì bánh xe sẽ quay. Bộ phận cảm ứng được gắn vào bánh xe sẽ truyền đến thiết bị đo, cho thấy được các chỉ số hoạt động của bánh xe gồm: Thời gian thực hiện TIME, vận tốc trung bình AV, vận tốc tối đa MAX 2.2. Lựa chọn bài tập với bánh xe nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng Chúng tôi tiến hành xây dựng 24 bài tập chia thành 3 nhóm với bánh xe nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay, giật bóng trái tay và phối hợp giật bóng thuận tay và giật bóng trái tay. Để nâng cao độ tin cậy và tính khách quan, chúng tôi đã phỏng vấn bằng phiếu hỏi 12 chuyên gia, giáo viên, huấn luyện viên của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh để lựa chọn những bài tập thích hợp cho quá trình thực nghiệm. Kết quả, đã lựa chọn được 8 bài tập với bánh xe có ý kiến tán thành từ 80% , cụ thể gồm: Bài tập 1: Giật bóng thuận tay với bánh xe trong 30 giây - Công tác chuẩn bị: 1 vợt Bóng bàn, 1 bánh xe có gắn thiết bị đo vận tốc được lắp vào cạnh cuối của bàn Bóng bàn, đồng hồ bấm giờ. - Phương pháp tập: Người tập lựa chọn vị trí thích hợp giữa cơ thể với bánh xe, đứng ở tư thế chuẩn bị của kỹ thuật giật bóng thuận tay. Khi có hiệu lệnh, người tập thực hiện kỹ thuật giật bóng thuận tay với bánh xe, sao cho bánh xe 259 Sè §ÆC BIÖT / 2018 chuyển động vòng tròn với vận tốc tối đa theo hướng chuyển động của hướng lăng tay. Người tập thực hiện liên tục trong 30 giây cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc thì dừng lại. - Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, 30 giây /1 tổ. Thời gian nghỉ giữa 3 tổ là 1 phút. Thực hiện với tốc độ tối đa. Bài tập 2: Giật bóng thuận tay với bánh xe trong 60 giây. - Công tác chuẩn bị: 01 vợt Bóng bàn, 01 bánh xe có gắn thiết bị đo vận tốc được lắp vào cạnh cuối của bàn Bóng bàn, đồng hồ bấm giờ. - Phương pháp tập: Người tập lựa chọn vị trí thích hợp giữa cơ thể với bánh xe, đứng ở tư thế chuẩn bị của kỹ thuật giật bóng thuận tay. Khi có hiệu lệnh, người tập thực hiện kỹ thuật giật bóng thuận tay với bánh xe, sao cho bánh xe chuyển động vòng tròn với vận tốc tối đa theo hướng chuyển động của hướng lăng tay. Người tập thực hiện liên tục trong 60 giây cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc thì dừng lại. - Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, 60 giây /1 tổ. Thời gian nghỉ giữa 3 tổ là 2 phút. Thực hiện với tốc độ tối đa. Bài tập 3. Di chuyển giật bóng thuận tay 2 điểm với 2 bánh xe trong 30 giây. - Công tác chuẩn bị: 01 vợt Bóng bàn, 02 bánh xe có gắn thiết bị đo vận tốc được lắp vào cạnh cuối của bàn Bóng bàn, đồng hồ bấm giờ. - Phương pháp tập: Người tập lựa chọn vị trí thích hợp giữa cơ thể với bánh xe, đứng ở tư thế chuẩn bị của kỹ thuật giật bóng thuận tay. Khi có hiệu lệnh, người tập thực hiện di chuyển nhảy bước giật bóng thuận tay với 2 bánh xe, sao cho bánh xe chuyển động vòng tròn với vận tốc tối đa theo hướng chuyển động của hướng lăng tay. Người tập thực hiện liên tục trong 30 giây cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc thì dừng lại. -Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, 30 giây /1 tổ. Thời gian nghỉ giữa 3 tổ là 1 phút. Thực hiện với tốc độ tối đa. BµI B¸O KHOA HäC 260 Bài tập 4: Giật bóng trái tay với bánh xe trong 30 giây. - Công tác chuẩn bị: 01 vợt Bóng bàn, 01 bánh xe có gắn thiết bị đo vận tốc được lắp vào cạnh cuối của bàn Bóng bàn, đồng hồ bấm giờ. - Phương pháp tập: Người tập lựa chọn vị trí thích hợp giữa cơ thể với bánh xe, đứng ở tư thế chuẩn bị của kỹ thuật giật bóng trái tay. Khi có hiệu lệnh, người tập thực hiện kỹ thuật giật bóng trái tay với bánh xe, sao cho bánh xe chuyển động vòng tròn với vận tốc tối đa theo hướng chuyển động của hướng lăng tay. Người tập thực hiện liên tục trong 30 giây cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc thì dừng lại. - Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, 30 giây /1 tổ. Thời gian nghỉ giữa 3 tổ là 1 phút. Thực hiện với tốc độ tối đa. Bài tập 5: Giật bóng trái tay với bánh xe trong 60 giây. - Công tác chuẩn bị: 1 vợt Bóng bàn, 1 bánh xe có gắn thiết bị đo vận tốc được lắp vào cạnh cuối của bàn Bóng bàn, đồng hồ bấm giờ. - Phương pháp tập: Người tập lựa chọn vị trí thích hợp giữa cơ thể với bánh xe, đứng ở tư thế chuẩn bị của kỹ thuật giật bóng trái tay. Khi có hiệu lệnh, người tập thực hiện kỹ thuật giật bóng trái tay với bánh xe, sao cho bánh xe chuyển động vòng tròn với vận tốc tối đa theo hướng chuyển động của hướng lăng tay. Người tập thực hiện liên tục trong 60 giây cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc thì dừng lại. - Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, 60 giây /1 tổ. Thời gian nghỉ giữa 3 tổ là 2 phút. Thực hiện với tốc độ tối đa. 261 Sè §ÆC BIÖT / 2018 Bài tập 6. Di chuyển giật bóng trái tay 2 điểm với 2 bánh xe trong 30 giây - Công tác chuẩn bị: 1 vợt Bóng bàn, 2 bánh xe có gắn thiết bị đo vận tốc được lắp vào cạnh cuối của bàn Bóng bàn, đồng hồ bấm giờ. - Phương pháp tập: Người tập lựa chọn vị trí thích hợp giữa cơ thể với bánh xe, đứng ở tư thế chuẩn bị của kỹ thuật giật bóng trái tay. Khi có hiệu lệnh, người tập thực hiện di chuyển nhảy bước giật bóng trái tay với 2 bánh xe, sao cho bánh xe chuyển động vòng tròn với vận tốc tối đa theo hướng chuyển động của hướng lăng tay. Người tập thực hiện liên tục trong 30 giây cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc thì dừng lại. - Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, 30 giây /1 tổ. Thời gian nghỉ giữa 3 tổ là 1 phút. Thực hiện với tốc độ tối đa. Bài tập 7. Phối hợp di chuyển giật bóng thuận tay và trái tay 2 điểm với 2 bánh xe trong 30 giây - Công tác chuẩn bị: 1 vợt Bóng bàn, 2 bánh xe có gắn thiết bị đo vận tốc được lắp vào cạnh cuối của bàn Bóng bàn, đồng hồ bấm giờ. - Phương pháp tập: Người tập lựa chọn vị trí thích hợp giữa cơ thể với bánh xe, đứng ở tư thế chuẩn bị của kỹ thuật giật bóng thuận tay. Khi có hiệu lệnh, người tập thực hiện di chuyển nhảy bước phối hợp giữa giật bóng thuận tay và giật bóng trái tay với 2 bánh xe, sao cho bánh xe chuyển động vòng tròn với vận tốc tối đa theo hướng chuyển động của hướng lăng tay. Người tập thực hiện liên tục trong 30 giây cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc thì dừng lại. - Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, 30 giây /1 tổ. Thời gian nghỉ giữa 3 tổ là 1 phút. Thực hiện với tốc độ tối đa. Bài tập 8. Phối hợp di chuyển giật bóng thuận tay và trái tay với 1 bánh xe trong 30 giây - Công tác chuẩn bị: 1 vợt Bóng bàn, 2 bánh xe có gắn thiết bị đo vận tốc được lắp vào cạnh cuối của bàn Bóng bàn, đồng hồ bấm giờ. - Phương pháp tập: Người tập lựa chọn vị trí thích hợp giữa cơ thể với bánh xe, đứng ở tư thế chuẩn bị của kỹ thuật giật bóng thuận tay. Khi có hiệu lệnh, người tập thực hiện di chuyển đổi bước phối hợp giữa giật bóng thuận tay và giật bóng trái tay với 2 bánh xe, sao cho bánh xe chuyển động vòng tròn với vận tốc tối đa theo hướng chuyển động của hướng lăng tay. Người tập thực hiện liên tục trong 30 giây cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc thì dừng lại. - Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, 30 giây /1 tổ. Thời gian nghỉ giữa 3 tổ là 1 phút. Thực hiện với tốc độ tối đa. BµI B¸O KHOA HäC 262 3. Đánh giá hiệu quả bài tập với bánh xe nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Để đánh giá hiệu quả của bài tập, chúng tôi tiến hành ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực tiễn học kỳ I của năm học 2017-2018. Đối tượng được áp dụng là lớp chuyên sâu Đại học K51- khoa GDTC. Đó là các đối tượng đang trong giai đoạn học mới, sửa chữa sai lầm thường mắc và hoàn thiện kỹ thuật giật bóng đối với bóng xoáy xuống, nhằm ứng dụng vào trong thực tiễn thi đấu môn Bóng bàn. Chúng tôi chia thành 2 nhóm gồm: nhóm thực nghiệm (n=7) và nhóm đối chứng (n=7). Trong đó, + Nhóm đối chứng thực hiện theo đúng lịch trình giảng dạy của Bộ môn. + Nhóm thực nghiệm thực hiện theo chương trình nghiên cứu với lịch trình giảng dạy mà giáo viên phụ trách môn học đã lập, nhưng đến phần giảng dạy kỹ thuật giật bóng thuận tay và giật bóng trái tay, thì nhóm thực nghiệm sẽ được thực hiện theo các bài tập mà chúng tôi đề ra. Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trình độ giật bóng của 2 nhóm bằng các test kiểm tra đã lựa chọn và so sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 1. Kết quả so sánh thu được ở bảng 1 cho thấy: Kết quả thực hiện các Test của 2 nhóm đều gia tăng, tuy nhiên kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, điều này đã dẫn tới có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả thực hiện các test giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng (P ≤ 0.05). Để thấy rõ hơn kết quả này, chúng tôi đã tiến hành xác định nhịp tăng trưởng thành tích kiểm tra ở các test của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau quá trình thực nghiệm. Kết quả tính toán thu được trình bày ở bảng 2 và biểu đồ 1. Kết quả tính toán nhịp tăng trưởng thu được ở bảng 2 và được biểu diễn trên biểu đồ 1 cho thấy, nhịp tăng trưởng thành tích kiểm tra ở cả 5 test của nhóm thực nghiệm đều cao hơn so với nhóm đối chứng. Kết quả này, một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của các bài tập với bánh xe mà bài viết đã xây dựng để nâng cao trình độ giật bóng cho sinh viên Bóng bàn K51, Ngành GDTC, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 263 Sè §ÆC BIÖT / 2018 Bảng 1. Kết quả kiểm tra trìnhđộ kỹ thuật giật bóng sau thực nghiệm của sinh viên chuyên ngành Bóng bàn K51 Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh TT Test Nhóm TN Nhóm ĐC So sánhx ±δ x ±δ t P 1 Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống từ 1 điêm̉ sang 1điêm̉ theo đường chéo thuận trong 1 phút (số quả) 47.2 1.35 45.9 1.28 2.26 ≤0.05 2 Giật bóng trái tay với bóng xoáy xuống từ 1 điêm̉ sang 1 điêm̉ theođường chéo trái trong 1 phút (số quả) 44.1 1.23 42.8 1.19 2.75 ≤0.05 3 Di chuyển giật bóng thuận tay kết hợp giật bóng trái tay vớibóng xoáy xuống từ 2 điểm sang 1 điểm trong 1 phút (số quả) 40.5 1.06 39.1 0.95 2.34 ≤0.05 4 Giật bóng thuận tay với bánh xe trong 30 giây AVER (km/h) 63.4 0.49 62.3 0.43 2.13 ≤0.05 MAX (km/h) 77.1 0.59 75.3 0.55 4.33 ≤0.05 5 Giật bóng trái tay với bánh xe trong 30 giây AVER (km/h) 55.2 0.37 53 0.34 2.31 ≤0.05 MAX (km/h) 62.7 0.45 61.9 0.42 3.44 ≤0.05 KEÁT LUAÄN - Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, hiệu quả thực hiện kỹ thuật giật bóng của sinh viên chuyên ngành Bóng bàn còn chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các phương tiện ứng dụng trong giảng dạy và học tập còn hạn chế, các bài tập bổ trợ tập luyện chưa đa dạng, chưa phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, và thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã lựa chọn, ứng dụng và chứng minh được tính hiệu quả của 8 bài tập với bánh xe nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn K51 Ngành GDTC năm thứ hai Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Bộ môn Bóng bàn (2011), Chương trình môn học bóng bàn, Trường đại học TDTT Bắc Ninh. 2. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 3. Nguyễn Danh Hoàng Việt (2009), Những kiến thức cơ bản về Bóng bàn, Nxb TDTT, Hà Nội. Bảng 2. So sánh nhịp tăng trưởng thành tích kiểm tra trình độ kỹ thuật giật bóng của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau quá trình thực nghiệm TT Nhóm Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5AVER MAX AVER MAX 1 Thực nghiệm (n=7) TTN 45.5 42.6 38.2 60.1 75.2 52.8 60.4 STN 47.2 44.1 40.5 63.4 77.1 55.2 62.7 W(%) 3.66 3.46 5.84 3.75 2.49 4.44 3.73 2 Đối chứng (n=7) TTN 45.7 41.8 38.5 60.8 74.9 52.2 60.5 STN 45.9 42.8 39.1 62.3 75.3 53.0 61.9 W(%) 0.43 2.36 1.54 2.44 0.53 1.52 2.29 Biểu đồ 1. So sánh nhịp tăng trưởng thành tích kiểm tra trình độ kỹ thuật giật bóng của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (Bài nộp ngày 18/11/2018, Phản biện ngày 22/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018 Chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Hồng Việt, Email: viettranthihong@gmail.com) . . .
File đính kèm:
- nghien_cuu_bai_tap_voi_banh_xe_nang_cao_hieu_qua_ky_thuat_gi.pdf