Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Học viện Ngân hàng

Tại Việt Nam hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hội

nhập, một số trường đại học đang dần hoàn thiện khung chương

trình giảng dạy chuyên ngành kế toán kết hợp với các Chuẩn mực Kế

toán quốc tế/Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS). Riêng

tại Học viện Ngân hàng (HVNH), IFRS đã và đang được tích hợp

trong một số môn học chuyên ngành. Tuy nhiên, việc tích hợp này

chưa phổ biến ở tất cả các hệ đào tạo mà mới chỉ được thiết kế riêng

cho Chương trình Chất lượng cao và Chương trình Đào tạo Quốc

tế. Do đó, bài viết tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng

đến mức độ hài lòng của sinh viên được đào tạo kế toán theo IFRS

tại HVNH, sử dụng mô hình hồi quy bội và phân tích tương quan với

mẫu nghiên cứu là 220 sinh viên chất lượng cao chuyên ngành kế

toán và chương trình liên kết quốc tế (CityU). Kết quả cho thấy, mức

độ hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH

chịu ảnh hưởng từ Chất lượng giảng viên, Chương trình giảng dạy

IFRS và Khả năng ngoại ngữ của sinh viên, qua đó đề xuất các kiến

nghị nhằm tăng cường sự hài lòng của sinh viên đối với đào tạo kế

toán theo IFRS tại HVNH.

pdf 10 trang yennguyen 36120
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Học viện Ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Học viện Ngân hàng

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Học viện Ngân hàng
74
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 205- Tháng 6. 2019
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự 
hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán 
theo Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc 
tế (IFRS) tại Học viện Ngân hàng
 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 
Lê Thị Hương Trà
Nguyễn Thị Phương Nhung
Hoàng Hà Phương
Nguyễn Thị Thanh Mai
Ngày nhận: 13/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 31/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/06/2019
Tại Việt Nam hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hội 
nhập, một số trường đại học đang dần hoàn thiện khung chương 
trình giảng dạy chuyên ngành kế toán kết hợp với các Chuẩn mực Kế 
toán quốc tế/Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS). Riêng 
tại Học viện Ngân hàng (HVNH), IFRS đã và đang được tích hợp 
trong một số môn học chuyên ngành. Tuy nhiên, việc tích hợp này 
chưa phổ biến ở tất cả các hệ đào tạo mà mới chỉ được thiết kế riêng 
cho Chương trình Chất lượng cao và Chương trình Đào tạo Quốc 
tế. Do đó, bài viết tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng 
đến mức độ hài lòng của sinh viên được đào tạo kế toán theo IFRS 
tại HVNH, sử dụng mô hình hồi quy bội và phân tích tương quan với 
mẫu nghiên cứu là 220 sinh viên chất lượng cao chuyên ngành kế 
toán và chương trình liên kết quốc tế (CityU). Kết quả cho thấy, mức 
độ hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH 
chịu ảnh hưởng từ Chất lượng giảng viên, Chương trình giảng dạy 
IFRS và Khả năng ngoại ngữ của sinh viên, qua đó đề xuất các kiến 
nghị nhằm tăng cường sự hài lòng của sinh viên đối với đào tạo kế 
toán theo IFRS tại HVNH.
Từ khóa: IFRS, nhân tố, sự hài lòng, sinh viên, Học viện Ngân hàng.
1. Giới thiệu
 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
75Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
iện nay, tại các cơ sở giáo dục, 
trong đó có các trường đại học, 
nghiên cứu về sự hài lòng của 
sinh viên đối với các dịch vụ, 
chương trình đào tạo của trường 
là bằng chứng về hiệu quả của hệ thống giáo 
dục, giúp hệ thống kịp thời có những điều chỉnh 
hợp lý để ngày càng tạo ra mức độ hài lòng cao 
hơn của những đối tượng được phục vụ. 
Riêng đối với những chương trình đào tạo mới, 
đang trong quá trình áp dụng đối với một số 
hệ như chất lượng cao, quốc tế, việc tìm hiểu 
mức độ hài lòng của sinh viên trở nên cần thiết 
để các chương trình này có thể được áp dụng 
một cách rộng rãi, hiệu quả. Tại Việt Nam hiện 
nay, việc giảng dạy và học tập chuyên ngành kế 
toán theo hệ thống chuẩn mực lập và trình bày 
báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế- IFRS vẫn 
chưa được nhiều trường Đại học Việt Nam thực 
hiện. Đối với các trường đã áp dụng chương 
trình đào tạo theo IFRS còn tương đối mới và 
chỉ được triển khai ở một số hệ như Chất lượng 
cao, Liên kết quốc tế. Tuy nhiên, xu thế toàn 
cầu hóa trong lĩnh vực tài chính, kế toán đòi hỏi 
phải có một hệ thống tiêu chuẩn kế toán chung 
được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, trong đó, 
IFRS ngày càng nhận được sự ủng hộ của các 
quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo tính cạnh 
tranh trong nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam 
sau khi ra trường thì việc đào tạo sinh viên có 
trình độ chuyên môn và hiểu biết về IFRS là 
yêu cầu tất yếu của các trường đại học Việt 
Nam hiện nay.
HVNH là một trong các trường đại học tại Việt 
Nam tiên phong trong việc đưa IFRS vào giảng 
dạy trong chương trình Chất lượng cao cùng với 
việc tích hợp chương trình học của Hội Kế toán 
viên công chứng Anh quốc (ACCA), Viện Kế 
toán Công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW). 
Tuy nhiên, việc đào tạo này mới chủ yếu áp 
dụng với chương trình Chất lượng cao một cách 
chính thức và áp dụng được khoảng gần 4 năm. 
Vì vậy, đa số các sinh viên thuộc các hệ khác 
của Trường không được tiếp cận với nhiều kiến 
thức về IFRS. Để tìm ra những nhân tố tác động 
đến sự hài lòng của sinh viên về việc đào tạo kế 
toán theo IFRS, nhóm tác giả thực hiện nghiên 
cứu thực tế tại HVNH dựa trên việc khảo sát 
đối tượng sinh viên, nhằm trả lời cho 2 câu 
hỏi: (1) Những yếu tố nào có tác động tới sự 
hài lòng của sinh viên về việc đào tạo kế toán 
theo IFRS tại HVNH; (2) Mức độ tác động của 
những yếu tố đến sự hài lòng của sinh viên về 
việc đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH như 
thế nào. Từ kết quả nghiên cứu thu được, nhóm 
tác giả sẽ đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần 
nâng cao chất lượng và phổ biến hóa Chương 
trình đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH.
2. Cơ sở lý thuyết, các giả thuyết và mô hình 
nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói 
riêng, đã có nhiều nghiên cứu liên quan sự hài 
lòng của sinh viên cũng như nghiên cứu liên 
quan đến việc áp dụng IFRS vào đào tạo kế 
toán. Các bài nghiên cứu về sự hài lòng của 
sinh viên điển hình như: 
(i) Nghiên cứu của Butta & Rehman (2010) 
đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với 
những dịch vụ khác nhau trong các trường đại 
học ở Pakistan. Bài viết khái quát được 4 nhân 
tố chính: Chuyên môn của giảng viên, Khóa 
học, Môi trường học, Cơ sở vật chất có ảnh 
hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên. Để 
thực hiện phân tích kết quả khảo sát, các tác giả 
áp dụng mô hình hồi quy và kiểm tra mẫu độc 
lập cùng với hỗ trợ từ phần mềm SPSS cho mục 
đích này. 
(ii) Nghiên cứu của Letcher & Neves (2010) 
nghiên cứu các yếu tố quyết định về sự hài lòng 
của sinh viên đối với trải nghiệm ở trường kinh 
doanh của họ. Các tác giả cho rằng sự hài lòng 
của các sinh viên phụ thuộc vào những yếu tố 
như: Sự tự tin của sinh viên về khả năng của 
bản thân, chương trình học, chất lượng dạy 
các môn, hoạt động ngoại khóa và cơ hội nghề 
nghiệp, chất lượng tư vấn sinh viên, chất lượng 
giảng dạy và phản hồi, nguồn tài liệu, sự tương 
tác giữa sinh viên. 
(iii) Bùi Thị Ngọc Ánh & Đào Thị Hồng Vân 
(2013) khảo sát sự hài lòng của sinh viên về 
chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh 
tế- Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKT- ĐHQG 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 
76 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
HN), nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy 
và phân tích tương quan để đánh giá tác động 
của bốn biến độc lập: Khả năng phục vụ (PV); 
Cơ sở vật chất (CSVC); Giảng viên (GV) và 
Chương trình đào tạo (CTDT) đến biến phụ 
thuộc Sự hài lòng của sinh viên (DG), nhóm tác 
giả đã đưa ra được hàm hồi quy như sau:
DG = 0.072×CSVC + 0.048×GV + 
0.109×CTDT + 0.106×PV + 2.334 + ε
(iv) Nghiên cứu của Lại Xuân Thuỷ & Phan 
Thị Minh Lý (2011) cũng sử dụng mô hình và 
phương pháp nghiên cứu tương tự để đánh giá 
chất lượng đào tạo tại Khoa Kế toán- tài chính 
trường ĐHKT- ĐHQG HN. Kết quả nghiên cứu 
cho thấy, tất cả các nhân tố (Phương pháp giảng 
dạy, Ý thức và tham gia học tập của sinh viên, 
Phương pháp đánh giá, Nội dung giảng dạy, 
Điều kiện phục vụ dạy và học, Tổ chức đánh 
giá) đều có ảnh hưởng cùng chiều đến chất 
lượng đào tạo (biểu hiện bằng sự hài lòng của 
sinh viên), trong đó Phương pháp giảng dạy là 
nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Chất lượng 
đào tạo. 
Cùng với đó, một số nghiên cứu về áp dụng 
IFRS trong đào tạo kế toán nhấn mạnh tầm 
quan trọng của khả năng tiếng Anh đối với việc 
tiếp cận IFRS. 
(v) Nghiên cứu của Baskerville & cộng sự 
(2016) nhấn mạnh những khó khăn sinh viên tại 
Trung Quốc phải đối mặt trong việc hiểu tiếng 
Anh chuyên ngành kế toán, cụ thể là đối với 
ngữ pháp và từ vựng được sử dụng trong IFRS. 
(vi) Còn theo Bonier & cộng sự (2013), sự gia 
tăng tỷ lệ sinh viên nước ngoài trong các chương 
trình giảng dạy quốc tế và việc tăng cường tiếp 
xúc với IFRS trong công việc tương lai của họ 
trong các doanh nghiệp đa quốc gia và các công 
ty kế toán Big 4 là nguyên nhân vì sao trình độ 
tiếng Anh có ảnh hưởng lớn đến việc hiểu và tiếp 
thu IFRS của sinh viên hiện nay.
Kế thừa từ những bài nghiên cứu đã nêu ở trên, 
nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội 
và phân tích tương quan để đánh giá tầm ảnh 
hưởng của các nhân tố gồm: Chất lượng đội ngũ 
giảng viên, Tài liệu liên quan đến IFRS, Trình 
độ ngoại ngữ của sinh viên, Chương trình giảng 
dạy IFRS đến sự hài lòng của sinh viên trong 
đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH.
2.2. Các giả thuyết nghiên cứu
H1: Chất lượng giảng dạy của giảng viên càng 
tốt thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế 
toán theo IFRS càng cao.
H2: Tài liệu giảng dạy, học tập liên quan đến 
IFRS càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên 
về đào tạo kế toán theo IFRS càng lớn.
H3: Trình độ ngoại ngữ của sinh viên càng tốt 
thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán 
theo IFRS càng cao.
H4: Chương trình dạy các môn có liên quan đến 
IFRS càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên về 
đào tạo kế toán theo IFRS càng cao.
2.3. Mô hình nghiên cứu
Sơ đồ 1. Mô hình lý thuyết hiệu chỉnh 
Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên tổng quan các nghiên cứu
Mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc 
đào tạo kế toán theo IFRS
Chất lượng giảng dạy 
giảng viên (H1)
Tài liệu học tập, 
giảng dạy IFRS (H2)
Trình độ ngoại ngữ 
(H3)
Chương trình dạy các 
môn có liên quan đến 
IFRS (H4)
 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
77Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội 
để đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng 
đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán 
theo IFRS tại HVNH như sau:
Hailong = b0 + b1Giangvien + b2Tailieu + 
b3KNTA + b4Chuongtrinh 
Trong đó:
+ Hailong: Mức độ hài lòng của sinh viên đối 
với việc đào tạo kế toán theo IFRS
+ Giangvien: Chất lượng đội ngũ giảng viên 
giảng dạy các môn liên quan đến IFRS
+ Tailieu: Tài liệu học tập, giảng dạy IFRS
+ KNTA: Trình độ ngoại ngữ 
+ Chuongtrinh: Chương trình dạy các môn có 
liên quan đến IFRS
Để đo lường sự hài lòng của đối tượng tham gia 
khảo sát, các biến quan sát được đo lường bằng 
thang đo Likert từ 1 đến 5. Thang đo Likert sử 
dụng các lựa chọn, cho phép phân vùng phạm 
vi cảm nhận, đánh giá, cụ thể như Bảng 1.
Các phiếu trả lời được đưa vào phần mềm SPSS 
20 để xử lý dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng phần 
mềm SPSS để xác định hệ số Cronbach’s Alpha 
và thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA 
(exploratory factor analysis) để đánh giá, kiểm 
định thang đo và độ tin cậy của các biến quan 
sát. Cuối cùng, sau khi các biến rác được loại 
và thang đo có độ tin cậy cao, mô hình tiếp tục 
được kiểm định bằng phương pháp hồi quy đa 
biến. 
4. Phân tích kết quả nghiên cứu 
Bảng 1. Các biến quan sát
Tên biến/ mã biến Biến quan sát
Hailong: Mức độ hài lòng 
của sinh viên đối với việc 
đào tạo kế toán theo IFRS 
Hailong1: Lượng kiến thức thu được
Hailong2: Thời gian học
Hailong3: Mức độ áp dụng thực tế
Hailong4: Hoạt động thực tế bổ trợ cho môn học
Giangvien: Chất lượng 
giảng dạy của giảng viên
Giangvien1: Kỹ năng sư phạm của giảng viên
Giangvien2: Chuyên môn của giảng viên
Giangvien3: Sự chuẩn bị của giảng viên về môn học
Giangvien4: Tác phong của giảng viên
Tailieu: Sự phù hợp và sẵn 
có của tài liệu liên quan đến 
IFRS
Tailieu1: Sự phù hợp của tài liệu
Tailieu2: Sự sẵn có của tài liệu
Tailieu3: Sự phù hợp của tài liệu
Tailieu4: Sự quan tâm tới giá cả của tài liệu
KNTA= Trình độ ngoại ngữ 
của sinh viên ảnh hưởng 
đến sự tiếp thu IFRS
KNTA1: Kĩ năng nói
KNTA2: Kĩ năng viết
KNTA3: Kĩ năng đọc
KNTA4: Kĩ năng nghe
Chuongtrinh= Chương trình 
dạy các môn có liên quan 
đến IFRS
Chuongtrinh1: Mức độ khó của các môn học
Chuongtrinh2: Đúng theo chuẩn mực quốc tế
Chuongtrinh3: Có sự khác biệt với chương trình học hiện nay
Chuongtrinh4: Sự phù hợp của Chương trình và các môn liên quan đến 
IFRS đối với sinh viên hiện nay
Nguồn: Nhóm Tác giả tổng hợp dựa trên tổng quan các nghiên cứu, thang đo linkert từ 1 đến 5
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 
78 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
a. Kiểm định thang đo 
Qua tính toán Cronbach Alpha, trong bốn biến 
quan sát của biến phụ thuộc Hailong cho thấy 
có biến Hailong4 có hệ số tương quan biến tổng 
nhỏ hơn 0,3. Để làm tăng ý nghĩa của từng biến 
quan sát cũng như thành phần từng thang đo, tác 
giả đã loại biến này ra khỏi mô hình nghiên cứu. 
Kết quả Cronbach Alpha thu được là 0,555.
Tương tự trong bốn biến quan sát của biến độc 
lập KNTA, nhóm nghiên cứu quyết định loại 
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha
 Items Trung bình 
thang đo 
nếu loại 
biến
Phương sai 
của thang 
đo nếu loại 
biến
Hệ số 
tương 
quan với 
biến tổng
Hệ số 
Cronbach’s 
Alpha nếu 
loại biến
Thang đo hài lòng, Cronbach Alpha = 0,551
Hailong1 Lượng kiến thức thu được 9,99 2,927 0,358 0,46
Hailong2 Thời gian học 10,23 2,9 0,373 0,447
Hailong3 Mức độ áp dụng thực tế 9,97 2,967 0,379 0,443
Hailong4 Hoạt động thực tế bổ trợ cho môn học 10,09 3,416 0,237 0,555
Thang đo phương pháp, Cronbach Alpha = 0,66
Giangvien1 Kỹ năng sư phạm 11,64 3,747 0,341 0,657
Giangvien2 Chuyên môn của giảng viên 11,62 3,433 0,472 0,573
Giangvien3 Sự chuẩn bị của giảng viên về môn học 11,6 3,199 0,558 0,512
Giangvien4 Tác phong của giảng viên 11,66 3,357 0,406 0,619
Thang đo tài liệu, Cronbach Alpha =0,673
Tailieu1 Sự phù hợp của tài liệu 9,59 3,677 0,359 0,667
Tailieu2 Sự sẵn có của tài liệu 10,04 3,236 0,539 0,55
Tailieu3 Sự phong phú của tài liệu 9,85 3,504 0,419 0,629
Tailieu4 Sự phù hợp về giá cả của tài liệu 10,08 3,158 0,506 0,57
Thang đo Kỹ năng Tiếng Anh, Cronbach Alpha = 0,512
KNTA1 Kỹ năng nói 10,31 3,119 0,243 0,489
KNTA2 Kỹ năng viết 10,27 2,645 0,372 0,376
KNTA3 Kỹ năng đọc 10,25 2,556 0,369 0,376
KNTA4 Kỹ năng nghe 10,15 2,974 0,233 0,502
Thang đo Chương trình đào tạo, Cronbach Alpha = 0,604
Chuongtrinh1 Mức độ khó của các môn học 10,85 3,964 0,443 0,495
Chuongtrinh2 Đã đúng với chuẩn quốc tế chưa? 10,31 3,886 0,373 0,542
Chuongtrinh3
Có khác biệt với chương trình học hiện 
nay không? 10,91 4,147 0,282 0,611
Chuongtrinh4
Chương trình và các môn liên quan 
đến IFRS có phù hợp với sinh viên hiện 
nay không?
10,34 3,586 0,452 0,478
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS 20 (các biến quan sát trong ô đậm, in nghiêng là 
các biến bị loại sau các bước phân tích nhân tố Cronbach”Alpha)
 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
79Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
hai biến quan sát KNTA1 và KNTA2, do có hệ 
số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Kết quả 
Cronbach Alpha cho nhân tố Chuongtrinh sau 
khi loại biến Chuongtrinh4 là 0,611. Tổng hợp 
Cronbach Alpha sau khi loại biến được thể hiện 
trên Bảng 2.
b. Phân tích nhân tố EFA 
Xem xét tới hệ số tải nhân tố trong Bảng hệ số 
nhân tố sau khi xoay, nhóm Nghiên cứu quyết 
định loại các biến Hoạt động thực tế bổ trợ 
cho môn học, Kỹ năng nói và Kỹ năng nghe, 
Chương trình dạy các môn có liên quan đến 
IFRS có khác biệt với chương trình học hiện 
nay không. Sau khi tiến hành phân tích nhân 
tố và loại biến, kết quả phân tích nhân tố cuối 
cùng cho trị số KMO có giá trị bằng 0,642 
(0,5<= KMO= 0,642< 1) và kiểm định Bartlett 
cho thấy hệ số sig= 0,000 < 0,05 chứng tỏ các 
biến trong tổng thể có mối liên quan với nhau.
c. Phân tích nhân tố EFA 
Hệ số tương quan giữa biến Chuongtrinh với 
biến Hailong là có ý nghĩa thống kê ở mức ý 
nghĩa 5% (sig= 0,038< 0,05).
Theo kết quả tương quan tại bảng 4 thì các biến 
Giangvien, Tailieu, Chuongtrinh, KNTA đều có 
tương quan dương đối với biến Hailong. Tuy 
nhiên mức độ tương quan giữa các biến này với 
biến Hailong khá yếu (tất cả các hệ số tương 
quan< 0,3). Trong đó chỉ có ba hệ số tương 
quan giữa biến Giangvien, Chuongtrinh, KNTA 
với biến Hailong là có ý nghĩa thống kê ở mức 
ý nghĩa 5%. Còn tương quan giữa biến Tailieu 
và biến Hailong không có ý nghĩa thống kê ở 
mức ý nghĩa 5%.
d. Phân tích hồi quy bội
Về ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ 
thuộc, sig kiểm định t của biến Tailieu lớn hơn 
0,05 nên biến độc lập này không có ảnh hưởng 
đến biến phụ thuộc. Sig kiểm định t của 3 biến 
độc lập (Phuongphap, KNTA, Chuongtrinh) đều 
nhỏ hơn 0,05 nên các biến độc lập này đều có 
ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Từ Bảng kết quả 5, Nhóm nghiên cứu đưa ra 
mô hình hồi quy tuyến tính như sau:
Hailong = 2,246 + 0,179×Giangvien + 
0,049×KNTA + 0,162×Chuongtrinh
Kết quả cho thấy, khi chất lượng đội ngũ giảng 
viên tăng lên 1 đơn vị và giữ nguyên các nhân 
tố khác, thì mức độ hài lòng của sinh viên sẽ 
tăng lên 0,179 đơn vị (ở mức ý nghĩa 5%). Đây 
cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến biến 
phụ thuộc Hailong.
Khi kĩ năng tiếng Anh của sinh viên tăng lên 1 
đơn vị và giữ nguyên các nhân tố khác, thì mức 
độ hài lòng của sinh viên sẽ tăng 0,049 đơn vị 
(ở mức ý nghĩa 5%).
Khi chương trình giảng dạy tăng lên 1 đơn vị, 
và giữ nguyên các nhân tố khác thì mức độ hài 
lòng của sinh viên tăng lên 0,162 đơn vị (ở mức 
ý nghĩa 5%). 
Bảng 6 cho thấy, các giả thuyết H1, H3 và H4 
đều được chấp nhận, vì khi tăng những yếu tố 
này sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của sinh 
viên về việc đào tạo kế toán theo IFRS. Do 
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá 
EFA
Nhân tố
1 2 3 4 5
Hailong1 .657
Hailong2 .787
Hailong3 .713
Giangvien1 .533
Giangvien2 .747
Giangvien3 .782
Giangvien4 .698
Tailieu1 .598
Tailieu2 .782
Tailieu3 .666
Tailieu4 .773
KNTA2 .803
KNTA3 .812
Chuongtrinh1 .762
Chuongtrinh2 .724
Chuongtrinh4 .709
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của Nhóm 
nghiên cứu trên phần mềm SPSS 20
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 
80 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
Bảng 4. Kết quả phân tích tương quan Pearson
Hailong Giangvien Tailieu Chuongtrinh KNTA
Hailong
Pearson 
Correlation 1 .157* -.068 .140* .026
Sig. (2-tailed) .020 .316 .038 .697
N 220 220 220 220 220
Giangvien
Pearson 
Correlation .157* 1 .059 -.077 -.043
Sig. (2-tailed) .020 .387 .253 .523
N 220 220 220 220 220
Tailieu
Pearson 
Correlation .068 .059 1 .006 -.054
Sig. (2-tailed) .316 .387 .935 .422
N 220 220 220 220 220
Chuongtrinh
Pearson 
Correlation .140* -.077 .006 1 .074
Sig. (2-tailed) .038 .253 .935 .275
N 220 220 220 220 220
KNTA
Pearson 
Correlation .026 -.043 -.054 .074 1
Sig. (2-tailed) .045 .523 .422 .275
N 220 220 220 220 220
* Correlation is significant at the 0,05 level (2-tailed)
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài trên phần mềm SPSS 20
Bảng 5. Coefficients
Model
Unstandardized 
Coefficients
Standardized 
Coefficients t Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) 2,246 0,463 4,856 0
Giangvien 0,179 0,07 0,169 2,561 0,011 .989 1,011
Tailieu 0,109 0,07 0,103 -1,55 0,123 .986 1,014
KNTA 0,049 0,059 0,055 0,828 0,027 .979 1,022
Chuongtrinh 0,162 0,061 0,177 2,672 0,008 .983 1,017
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của Nhóm nghiên cứu trên phần mềm SPSS 20
Bảng 6. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Kết quả kiểm định
H1: Chất lượng đội ngũ giảng viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo 
kế toán theo IFRS càng cao. Chấp nhận
H2: Tài liệu liên quan đến IFRS càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên về đào tạo 
kế toán theo IFRS càng lớn.
Chưa đủ cơ sở để 
chấp nhận
 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
81Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
tương quan giữa biến Tailieu và biến Hailong 
không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% 
nên giả thuyết chưa đủ cơ sở để chấp nhận H2.
Từ những phân tích trên có thể kết luận mô 
hình lý thuyết đề xuất thích hợp với dữ liệu 
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được 
chấp nhận (giả thuyết H1, H3, H4). Kết quả 
kiểm định Mô hình lý thuyết được minh họa 
qua Sơ đồ 2.
5. Kết luận và đề xuất kiến nghị
Qua nghiên cứu sinh viên chương trình Chất 
lượng cao và Chương trình đào tạo quốc tế tại 
HVNH, kết quả thu được cho thấy sự hài lòng 
của sinh viên đào tạo kế toán theo IFRS phụ 
thuộc vào các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng 
mạnh nhất là Giảng viên, sau đến Chương 
trình và Trình độ tiếng Anh. Kết quả nghiên 
cứu này cũng có sự tương đồng với các nghiên 
cứu tiền nhiệm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng 
tại mỗi không gian và thời gian nghiên cứu 
là khác nhau, ví dụ nghiên cứu của Lại Xuân 
Thuỷ & Phan Thị Minh Lý (2011) cho thấy 
nhân tố Chương trình có ảnh 
hưởng mạnh nhất. Từ kết 
quả nghiên cứu này, Nhóm 
nghiên cứu thực hiện trao 
đổi phỏng vấn thêm các 
nhóm sinh viên về các vấn 
đề liên quan, qua đó đề xuất 
một số giải pháp như:
- Tăng cường chất lượng 
giảng viên:
+ Về kỹ năng: Kiến thức 
liên quan đến IFRS là lượng 
kiến thức lớn và khó nên khả 
năng truyền đạt tốt đóng vai 
trò quan trọng giúp sinh viên 
dễ dàng tiếp cận với kiến 
thức. Do vậy, khả năng linh hoạt trong việc kết 
hợp, đan xen giữa lý thuyết và việc áp dụng 
trong thực tế sẽ khơi gợi hứng thú cho sinh viên 
trong quá trình học tập.
+ Về kiến thức: Các giảng viên đều có kiến 
thức sâu rộng về chuyên ngành giảng dạy của 
mình, tuy nhiên để áp dụng IFRS trong đào tạo 
thì giảng viên phải thường xuyên cập nhật kiến 
thức đúng với chuẩn quốc tế, bên cạnh đó Nhà 
trường cần thường xuyên thúc đẩy công tác 
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy bằng cách 
khuyến khích và hỗ trợ giảng viên theo học các 
chứng chỉ kế toán quốc tế như: ACCA, ICAEW, 
CPA... và tham gia các buổi hội thảo, tập huấn, 
chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ các công trình 
nghiên cứu liên quan đến các chủ đề về IFRS, 
liên kết đào tạo với các trường đại học nước 
ngoài về các kĩ năng trong giảng dạy IFRS. 
Ngoài ra, giảng viên nên dành khoảng thời gian 
thích hợp hướng dẫn sinh viên phương pháp tự 
học một cách khoa học: cách đọc hiểu tài liệu, 
cách phát hiện bản chất của vấn đề, cách ghi 
chép, ghi nhớ, tổng hợp thông tin thu được. Bên 
cạnh đó, bởi trình độ và khả năng của mỗi sinh 
Giả thuyết Kết quả kiểm định
H3: Trình độ ngoại ngữ của sinh viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo 
kế toán theo IFRS càng cao. Chấp nhận
H4: Chương trình dạy các môn có liên quan đến IFRS càng tốt thì sự hài lòng của 
sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS càng cao. Chấp nhận
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của Nhóm nghiên cứu trên phần mềm SPSS 20
Sơ đồ 2. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Nguồn: Kết quả khảo sát của Nhóm nghiên cứu
Chuongtrinh
Hailong
HSHQ= 0,
162
Beta= 0.17
7
HSHQ= 0,049Beta = 0.055
Giangvien
KNTA
HSH
Q=
0,17
9
Beta
= 0
.169
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 
82 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
viên là khác nhau nên khả năng tự học là khác 
nhau, vì thế, giảng viên cần trợ giúp sinh viên 
“gỡ nút” để tiếp tục tìm tòi, khám phá khi cần 
thiết như: giúp đỡ sinh viên kém lấp lỗ hổng 
kiến thức, hướng dẫn sinh viên khá giỏi đọc 
thêm tài liệu tham khảo, hướng dẫn sinh viên 
tự kiểm tra/đánh giá kiến thức tự học của mình. 
Không những tìm kiếm phương pháp giảng dạy 
phát huy sự tích cực của sinh viên trong học tập 
mà giảng viên cần thiết kế những phương thức 
kiểm tra để tạo hứng thú cho sinh viên, như 
thay thế hình thức kiểm tra bằng các case study 
để tăng cường khả năng áp dụng kiến thức được 
học vào thực tế. 
- Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo
+ Để thiết kế chương trình đào tạo sát với nhu 
cầu thực tế, Nhà trường nên tăng cường xây 
dựng mối quan hệ với các tập đoàn, các công 
ty, tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan 
thực tế các doanh nghiệp, dự các hội thảo có 
sự tham gia của các giám đốc tài chính, kế toán 
trưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực kế 
toán, kiểm toán của các tập đoàn, các công ty. 
Từ đó, sinh viên có động lực học tập, rèn luyện 
kĩ năng và kiến thức chuyên ngành ngay từ sớm 
để chuẩn bị hành trang tốt nhất trong thị trường 
việc làm cạnh tranh như hiện nay. 
+ Tiếp tục tăng cường sự phối hợp và hợp tác 
với ICAEW, ACCA, CPA Úc, CIMA... để đổi 
mới chương trình đào tạo. Tăng cường giảng 
dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để 
sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc 
tế (ICAEW, ACCA, CPA Úc, CIMA...) dễ 
dàng hơn. 
+ Khối lượng kiến thức liên quan đến IFRS 
tương đối lớn và khó nhưng thời gian giảng 
dạy có hạn, do đó, Nhà trường nên sắp xếp 
thời lượng giảng dạy các môn cơ sở hợp lý hơn 
để tăng thời lượng giảng dạy các môn chuyên 
ngành: các môn đại cương nên tập trung học ở 
năm thứ nhất, các môn cơ sở ngành nên được 
giảng dạy ở năm thứ hai; các môn chuyên 
ngành nên tập trung học từ đầu năm thứ ba 
để tránh tình trạng sự liên kết giữa các môn 
chuyên ngành bị ngắt quãng, sinh viên dễ bị 
quên kiến thức của môn trước và phải ôn lại từ 
đầu khi học môn sau.
+ Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học 
về những lĩnh vực liên quan đến IFRS, các sản 
phẩm cần được phát hành và phổ biến để làm 
nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo. Áp 
dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học vào 
thực tế chương trình đào tạo.
- Tăng cường khả năng ngoại ngữ, tập trung kỹ 
năng đọc và viết, cụ thể:
+ Kỹ năng đọc: Sinh viên nên tăng cường đọc 
các tài liệu tham khảo (bao gồm cả tin tức) 
tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành. 
+ Kỹ năng viết: Mở rộng vốn từ vựng, nắm 
vững ngữ pháp, đọc thêm các tài liệu tham khảo 
liên quan đến IFRS, luyện viết hoặc tham gia 
các bài luận/bài thi liên quan đến các chứng chỉ 
nghề kế toán, qua đó nâng cao khả năng viết 
tiếng Anh.
Bên cạnh đó, sinh viên nên tự xây dựng cho 
mình cuốn sổ tay tiếng Anh chuyên ngành, điều 
này không chỉ giúp ích cho việc học trên lớp 
mà còn giúp sinh viên có thêm hành trang trong 
công việc tương lai ■
Tài liệu tham khảo
1. Baskerville, R., Xue, Q. & Rhys, H. (2016), ‘How Does the English of IFRS Challenge an International Student Cohort? 
Evidence from a Chinese Cohort’, Working Paper 105, phát hành tại <https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_
id=2850191>.
2. Bonnier, C., Demerens, F., Hossfeld, C., & A. Le Manh (2013), ‘A French Experience of an IFRS Transition’, Issues in 
Accounting Education, 28 (2), 221-234.
3. Bùi Thị Ngọc Ánh & Đào Thị Hồng Vân (2013), ‘Khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học 
Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội’, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Butta B. Z. & Rehman K. (2010), ‘A study examining the students satisfaction in higher education’, Procedia Social and 
Behavioral Sciences 2, 5446–5450.
5. Lại Xuân Thủy & Phan Thị Minh Lý (2011), Đánh giá chất lượng đào tạo tại khoa kế toán- tài chính trường Đại học Kinh 
tế - Đại học Huế trên quan điểm của người học, truy cập lần cuối ngày 10/5/2019 từ <https://www.academia.edu/30986800/
EVALUATION_OF_THE_TRAINING_QUALITY_AT_THE_FACULTY_OF_ACCOUNTING_AND_FINANCE_COLLEGE_
OF_ECONOMICS_ _HUE_UNIVERSITY?fbclid=IwAR0MHCngiZtdVemN1qwCCT7FGM29QQBDg1kTlxG8zZCf_
 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
83Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
P6Q2VGqHuXTQb4>.
6. Letcher, D.W. & Neves, J. S. (2010), ‘Determinants of undergraduate business student satisfaction’, Research in Higher 
Education Journal, truy cập ngày 11/5/2019 từ <
ar.google.com/+Determinants+of+undergraduate+business+student+satisfaction&hl=vi&as_sdt=0,5>.
Thông tin tác giả
Lê Thị Hương Trà, sinh viên K19CLCKTA
Email: lethihuongtra1106@gmail.com
Nguyễn Thị Phương Nhung, sinh viên K19CLCKTA
Email: phuongnhungba19@gmail.com
Hoàng Hà Phương, sinh viên K19CLCKTA
Email: haphuonghoang02@gmail.com
Nguyễn Thị Thanh Mai, Thạc sĩ
Email: mainguyenyb@gmail.com
Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học viện Ngân hàng
Summary
Researching factors that influence the satisfaction of students with accounting education associated with 
International Financial Reporting Standards (IFRS) at Banking Academy
Recently in Viet Nam, to meet the demand of the integration economy, several universities are gradually improving 
the curriculum framework integrated with IFRS. At Banking Academy, IFRS has been associated with some 
specialized subjects. However, this application is not completely popular in all education systems but only designed 
for Advanced Programs and International Programs. As a result, with focusing on investigating factors that affect 
the satisfaction of students with accounting education associated with International Financial Reporting Standards 
(IFRS) at Banking Academy, the authors applied regression model and correlation analysis with research sample 
of 220 students from Accounting classes at the Advanced Program and from the International Program (CityU). 
The results showed that the level of students’ satisfaction with IFRS accounting education in Banking Academy is 
affected by the lecturers’ quality, the IFRS curriculum and students’ foreign language ability. From that, the study 
proposed recommendations to improve the quality of the IFRS curriculum at Banking Academy.
Key words: IFRS, factor, students, satisfaction, Banking Academy.
Tra Thi Huong Le, K19CLCKTA
Nhung Thi Phuong Nguyen, K19CLCKTA
Phuong Ha Hoang, K19CLCKTA
Mai Thi Thanh Nguyen, M.Ec.
Organization of all: Faculty of Accounting and Auditing, Banking Academy of Vietnam
Thứ hai, các nhà quản trị cần chú trọng nâng 
cao hiểu biết và trình độ mọi mặt theo trong bối 
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0;
Thứ ba, cần đổi mới công tác tổ chức bộ máy 
quản lý và phân cấp quản lý trong doanh 
nghiệp;
Thứ tư, cần chú trọng đầu tư một hệ thống công 
nghệ thông tin phù hợp cho việc triển khai công 
tác kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp;
Thứ năm, cần bồi dưỡng nâng cao trình độ 
chuyên môn và năng lực nghề nghiệp của đội 
ngũ cán bộ kế toán ■
tiếp theo trang 73

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_sinh_vi.pdf