Nghiên cứu các yếu tố tác động của hàng giả, hàng nhái đến thương hiệu thời trang hạng sang theo cảm nhận của khách hàng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm thực hiện tìm hiểu về cảm nhận của khách hàng với 2 thuộc tính Nhân

tố xã hội và Nhân tố cá nhân liên quan như thế nào đến thái độ đối với hàng nhái thương hiệu thời

trang hạng sang. Từ đó cho thấy chúng có tác động như thế nào đến ý định mua và dẫn đến quyết

định mua của khách hàng. Nghiên cứu được thực hiện với 249 khách hàng tại thị trường TP.HCM,

một thị trường năng động, sức tiêu thụ lớn nhưng cũng chứa đựng nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan

đến các thương hiệu thời trang hạng sang bị làm nhái. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy

Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân

tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội qua phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy hình ảnh

thương hiệu, ảnh hưởng xã hội và kinh nghiệm trước đây có một ảnh hưởng tích cực đến thái độ

của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thời trang giả mạo. Trong khi đó, sự hài lòng cá nhân có

một ảnh hưởng tiêu cực đến các sản phẩm thời trang giả mạo. Hơn nữa, nghiên cứu minh họa thái

độ của người tiêu dùng có một mối quan hệ mạnh mẽ và tích cực với ý định mua các sản phẩm thời

trang hạng sang giả mạo

pdf 13 trang yennguyen 12020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố tác động của hàng giả, hàng nhái đến thương hiệu thời trang hạng sang theo cảm nhận của khách hàng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố tác động của hàng giả, hàng nhái đến thương hiệu thời trang hạng sang theo cảm nhận của khách hàng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu các yếu tố tác động của hàng giả, hàng nhái đến thương hiệu thời trang hạng sang theo cảm nhận của khách hàng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh
59
Nghiên cứu các . . .
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNG GIẢ, 
HÀNG NHÁI ĐẾN THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG HẠNG 
SANG THEO CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI 
THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 Hoàng Cửu Long*, Nguyễn Nhật Vinh*
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm thực hiện tìm hiểu về cảm nhận của khách hàng với 2 thuộc tính Nhân 
tố xã hội và Nhân tố cá nhân liên quan như thế nào đến thái độ đối với hàng nhái thương hiệu thời 
trang hạng sang. Từ đó cho thấy chúng có tác động như thế nào đến ý định mua và dẫn đến quyết 
định mua của khách hàng. Nghiên cứu được thực hiện với 249 khách hàng tại thị trường TP.HCM, 
một thị trường năng động, sức tiêu thụ lớn nhưng cũng chứa đựng nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan 
đến các thương hiệu thời trang hạng sang bị làm nhái. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy 
Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân 
tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội qua phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy hình ảnh 
thương hiệu, ảnh hưởng xã hội và kinh nghiệm trước đây có một ảnh hưởng tích cực đến thái độ 
của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thời trang giả mạo. Trong khi đó, sự hài lòng cá nhân có 
một ảnh hưởng tiêu cực đến các sản phẩm thời trang giả mạo. Hơn nữa, nghiên cứu minh họa thái 
độ của người tiêu dùng có một mối quan hệ mạnh mẽ và tích cực với ý định mua các sản phẩm thời 
trang hạng sang giả mạo.
Từ khóa: Hàng giả, hàng nhái, thời trang hạng sang, cảm nhận khách hàng, thành phố 
Hồ Chí Minh.
IMPACTING FACTORS TOWARD LUXURY COUNTERFEIT FASHION 
PRODUCTS AS CONSUMER PERCEPTION IN HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
This paper aims to study about the implementation of consumersfeeling with 2 attributes 
social factor and personal factorthatrelate to counterfeit luxury fashion brands. Then, the paper 
shows how these factors influencingthe purchasing intent and drive to buying decisions. A study 
was conducted with 249 consumers in Ho Chi Minh City, a dynamic and great market. This place 
also contains many sensitive issues relating to counterfeit luxury fashion brands. Cronbach Alpha 
is used for reliability, EFA for testing research model,correlation and linear regression analysis 
through SPSS. The results show that brand image, social influence and previous experiences have 
positive impact on consumer attitudes toward the counterfeit fashion products. While, personal 
satisfaction has a negative impact to counterfeit fashion products. Moreover, the study illustrates 
consumers attitude have a strong and positive relationship with buying intention towardcounterfeit 
luxury fashion products.
Keywords: Counterfeit goods, luxury fashion product, customers feeling, Ho Chi Minh City.
* ThS. GV. Trường đại học Kinh tế TP.HCM. Email: hoangcuulong@ueh.edu.vn
60
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. GIỚI THIỆU
Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng 
vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang hoàn 
thiện tiến trình đàm phán, ký kết các hiệp định 
thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định 
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp 
định Thương mại tự do Việt Nam – EU; Hiệp 
định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh 
kinh tế Á Âu... tạo nên sức cộng hưởng để thúc 
đẩy nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp 
bước sang một giai đoạn mới. Đây là cơ hội 
cho Việt Nam, cũng như các nhà đầu tư nước 
ngoài có mặt ở Việt Nam, nhưng cũng không 
ít khó khăn, thách thức đòi hỏi cạnh tranh gay 
gắt và quyết liệt hơn. Những vụ vi phạm sở 
hữu trí tuệ bị cấm trong luật pháp quốc tế và 
ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam. Việt Nam 
vẫn được liệt kê trong số những quốc gia có 
mức độ cao nhất về các hành vi vi phạm. Việt 
Nam đã phải đối mặt với các vụ kiện về vi 
phạm sở hữu trí tuệ của khách hàng và các tổ 
chức quốc tế.
Hàng giả đã tạo ra một số lượng đáng kể thiệt 
hại tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, TP.HCM 
là một thị trường sôi động và mở so với cả nước. 
Nơi đây cũng là trung tâm của việc tiêu thụ các 
sản phẩm thời trang cá nhân hàng giả, hàng nhái 
nhiều nhất tại Việt Nam. Các thương hiệu bị 
làm giả nhiều nhất là các thương hiệu cao cấp 
như Louis Vuitton, Chanel, Gucci, Hermes..
Chính vì vậy, nghiên cứu này được triển khai 
thực hiện và có tên: “Nghiên cứu các yếu tố 
tác động của hàng giả, hàng nhái đến thương 
hiệu thời trang hạng sang theo cảm nhận của 
khách hàng tại thị trường TP.HCM” nhằm 
mục đích xây dựng được khung phân tích, mô 
hình và thang đo ở Việt Nam về tác động của 
hàng giả, hàng nhái đến thương hiệu thời trang 
hạng sang theo cảm nhận của khách hàng tại thị 
trường TP.HCM.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp 
cận hỗn hợp, bao gồm phương pháp nghiên 
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu 
định lượng. Phương pháp định tính: thực hiện 
thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo 
luận nhóm tập trung để tóm tắt khái niệm, 
xây dựng bảng câu hỏi khảo sát phù hợp cho 
thang đo.Phương pháp định lượng: Nghiên 
cứu chính thức được thực hiện thông qua 
kỹ thuật khảo sát trực tiếp 249 khách hàng 
đã từng sử dụng hàng giả hàng nhái nhằm 
kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu lý 
thuyết. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng 
hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân 
tố khám phá EFA và kiểm định chính thức 
bằng CFA, SEM, mô hình lý thuyết với biến 
kiểm soát được kiểm định bằng phân tích cấu 
trúc đa nhóm.
3. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Các nghiên cứu về hàng giả, hàng 
nhái
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một 
số các nhân tố giải thích cho nhu cầu tiêu 
dùng hàng giả bao gồm giá trị so với giá cả, 
lợi ích từ địa vị xã hội của nhãn hiệu, sự cuốn 
hút bởi sự mới lạ, giá (price), các đặc điểm 
hàng hóa (Wee & ctg, 1995; Cordell & ctg, 
1996), những đặc điểm tâm lý (Wee & ctg, 
1995; Cordell & ctg, 1996), các ảnh hưởng xã 
hội (Ang & ctg, 2001), các đặc điểm cá nhân 
(chủ nghĩa vật chất, sự nhận thức địa vị xã hội 
trong tương lai, sự tự nhận thức về bản thân).
Penz & Stottinger (2005) nghiên cứu về sự 
tương đồng và khác biệt giữa các sản phẩm 
chính hãng và hàng giả, hàng nhái phát hiện 
rằng về mặt nhận thức thì người tiêu dùng có 
một khái niệm rõ ràng về việc mua hàng sang 
trọng khác hoàn toàn với việc mua hàng giả, 
hàng nhái. Thông thường, những tác nhân 
61
Nghiên cứu các . . .
thông dụng (chẳng hạn như chất lượng và giá 
cả) được sử dụng để đánh giá giữa hàng cao 
cấp và hàng giả, hàng nhái.
Khung phân tích của Huang & ctg (2003) 
bao gồm nhận thức về giá cả, tham khảo giá 
cả chất lượng, nhận thức về rủi ro tác động 
đến thái độ. Thái độ tác động đến hành vi 
của người tiêu dùng hàng giả, hàng nhái. Mô 
hình của Nordin (2009) mở rộng từ các mô 
hình của Huang & ctg (2004), De Matos & 
ctg (2007), Phau & Teah (2009). Mô hình của 
Huang & ctg (2004) có ba yếu tố, De Matos 
& ctg (2007) có sáu yếu tố, Phau & Teah 
(2009) có tám yếu tố. Sự kết hợp của cả ba 
mô hình đã thu được một mô hình với chín 
yếu tố: (1) Ý thức về giá cả lấy từ nghiên cứu 
của Huang & ctg (2004), (2) Khả năng nhạy 
cảm với thông tin, (3) Khả năng nhạy cảm với 
chuẩn mực, (4) Ý thức giá trị, (5) Tìm kiếm sự 
mới lạ và (6) Tiêu dùng theo đẳng cấp lấy từ 
nghiên cứu của De Matos & ctg (2007), và (7) 
Rủi ro cảm nhận được lấy từ nghiên cứu của 
Phau & Teah (2009); (8) Tính toàn vẹn và (9) 
Sự thỏa mãn cá nhân lấy từ nghiên cứu của De 
Matos & ctg (2007) và Phau & Teah (2009). 
Ngoài ra, Nguyen & Tran (2013) kết hợp hai 
mô hình của Phau & ctg (2009) và Riquelme 
& ctg (2012) xây dựng khung khái niệm cho 
nghiên cứu bao gồm tám yếu tố chính: Hình 
ảnh thương hiệu (BM), Ngoại hình cá nhân 
(PA), Ý thức về giá trị (VC), Ảnh hưởng 
xã hội (SI), Sự hài lòng cá nhân (PG), Kinh 
nghiệm mua trước đây (PE), Thái độ đối với 
sản phẩm thời trang giả (ATC) và Ý định hành 
vi mua sản phẩm thời trang giả (BI).
3.2. Các giả thuyết và mô hình nghiên 
cứu
Nghiên cứu này kế thừa khung phân tích 
của Nordin (2009) và Hidayat& Diwasasri 
(2013 do tổng hợp được khung phân tích của 
Huang & ctg (2004), De Matos & ctg (2007), 
Phau & Teah (2009) cũng như khai thác được 
đầy đủ các yếu tố cá nhân cũng như xã hội 
trên khía cạnh tác động của hàng giả, hàng 
nhái đến thương hiệu thời trang hạng sang 
theo cảm nhận của khách hàng tại thị trường 
TP.HCM và cũng được sử dụng kế thừa tương 
đối nhiều trong các nghiên cứu sau này của 
Hidayat & Diwasasri (2013), Srivastava & 
Banerjeet (2014). Các nghiên cứu trước đó 
(Phau & ctg, 2009; Ang & ctg, 2001; Nordin, 
2009; Hidayat& Diwasasri, 2013) không tìm 
thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa sự thỏa 
mãn cá nhân, tình trạng nguyên vẹn và thái 
độ đối với sản phẩm thời trang là hàng giả, 
hàng nhái các thương hiệu hạng sang nên 2 
yếu tố này bị loại trong mô hình nghiên cứu 
lý thuyết. 
3.2.1. Thái độ đối với sản phẩm hàng 
giả, hàng nhái
“Thái độ” là một khuynh hướng thiên về 
học hỏi để hành xử trong một tình huống theo 
một cách thuận lợi hay không thuận lợi đối 
với một đối tượng nhất định. Thái độ có tương 
quan cao với ý định của một người, là dự báo 
hợp lý của hành vi (Ajzen & Fishbein, 1980). 
Điều này có nghĩa rằng nếu một người thái 
độ đối với các sản phẩm giả mạo là thuận lợi, 
đó là rất có thể người sẽ xem xét việc mua 
một sản phẩm giả mạo, nhưng nếu thái độ của 
một cá nhân đối sản phẩm giả mạo là không 
thuận lợi, sau đó rất có thể người đó sẽ không 
xem xét việc mua một sản phẩm giả mạo 
(Huang & ctg, 2004).Vì hàng giả là những lựa 
chọn thay thế rẻ hơn cho các sản phẩm chính 
hãng đắt tiền hơn, có thể không phải là một 
sự khác biệt đáng kể trong chất lượng cảm 
nhận. Người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho 
thuộc tính thị giác và chức năng mà không trả 
tiền cho chất lượng liên tưởng (Cordell & ctg, 
62
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1996). Lợi ích chức năng rất quan trọng khi 
mua sản phẩm hàng giả. Tuy nhiên, nó cũng 
là mong muốn sở hữu uy tín và vị thế biểu 
tượng vốn có trong các thương hiệu đã đăng 
ký nhãn hiệu (Cordell & ctg, 1996). 
3.2.2. Khả năng nhạy cảm với thông tin 
và nhạy cảm với chuẩn mực
Ảnh hưởng xã hội đề cập đến những tác 
động mà những người khác có trên một hành 
vi tiêu dùng cá nhân (Ang & ctg, 2001). 
Hai hình thức phổ biến về sự nhạy cảm của 
người tiêu dùng với các ảnh hưởng của xã 
hội là khả năng nhạy cảm với thông tin và 
khả năng nhạy cảm với chuẩn mực (Wang & 
ctg, 2005). Khả năng nhạy cảm với thông tin 
liên quan đến quyết định mua dựa trên các ý 
kiến chuyên gia của những người khác (Ang 
& ctg, 2001; Wang & ctg, 2005), có nghĩa 
là đảm bảo các ý kiến khác đóng một vai 
trò quan trọng như là một điểm tham chiếu 
đặc biệt khi người tiêu dùng có ít kiến thức 
về sản phẩm hoặc thương hiệu sản phẩm. 
Người tiêu dùng có thể có khả năng nhạy 
cảm với thông tin khi ý kiến của chuyên gia 
từ những người khác ảnh hưởng đến sự lựa 
chọn của họ (ví dụ như khi người đó không 
biết về sản phẩm), và với khả năng nhạy cảm 
với chuẩn mực, họ quan tâm nhiều hơn trong 
việc tạo ra một ấn tượng tốt cho người khác. 
Chúng ta xây dựng được giả thuyết:
Giả thuyết H1: Khả năng nhạy cảm với 
thông tin có tác động tiêu cực đến thái độ của 
người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng giả, 
hàng nhái.
Giả thuyết H2: Khả năng nhạy cảm với 
chuẩn mực có tác động tiêu cực đến thái độ 
của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng 
giả, hàng nhái.
3.2.3. Ý thức về giá cả
Giá cả đóng một vai trò quan trọng trong 
việc ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu 
dùng và đã được nghiên cứu rộng rãi. Người 
tiêu dùng có nhận thức về giá cả quan tâm 
trả mức giá thấp hơn nhưng với tiêu chuẩn 
có thể chấp nhận về chất lượng của sản phẩm 
(Ang & ctg, 2001). Theo lý thuyết về phạm 
vi, người ta sử dụng các phạm vi kinh nghiệm 
về giá để thiết lập giới hạn trên và dưới với 
những kỳ vọng về giá cả (Huang & ctg, 2004). 
Giá tham khảo như là một yếu tố quan trọng 
ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người 
tiêu dùng. 
Giả thuyết H3: Ý thức về giá cả có tác 
động tích cực đến thái độ của người tiêu dùng 
đối với sản phẩm hàng giả, hàng nhái.
3.2.4. Ý thức về giá trị
Bloch & ctg (1993) định nghĩa Ý thức 
về giá trị là “Đánh giá chung của người tiêu 
dùng về các tiện ích của một sản phẩm dựa 
trên những gì được nhận và những gì được 
đưa ra”. Hầu hết người tiêu dùng các sản 
phẩm hàng giả, hàng nhái theo đuổi cho giá 
trị thương hiệu, uy tín và lợi ích về hình ảnh, 
nhưng không sẵn sàng trả một mức giá cao 
cho nó. Vì vậy, đối với một giá trị thấp hơn 
và chất lượng đạt tiêu chuẩn, hàng giả, hàng 
nhái được coi là đáng đồng tiền (Bloch & ctg, 
1993; Ang & ctg, 2001; Wang & ctg, 2005), 
vì sản phẩm hàng giả, hàng nhái thường cung 
cấp các lợi ích chức năng giống như hàng 
chính hãng, nhưng giá cả chỉ bằng một phần 
nhỏ giá cả của các sản phẩm chính hãng. 
Người tiêu dùng biết nhận thức về giá trị xem 
mình là người thông minh khi mua hàng. Họ 
lo ngại trả một mức giá thấp nhưng sản phẩm 
chịu một số hạn chế về chất lượng.
Giả thuyết H4: Ý thức về giá trị có tác 
động tích cực đến thái độ của người tiêu dùng 
đối với sản phẩm hàng giả, hàng nhái.
3.2.5. Rủi ro cảm nhận
Mitchell (1999) cho rằng nhận thức rủi ro 
là suy nghĩ chủ quan về việc xác định tổn thất, 
63
Nghiên cứu các . . .
với hai hàm ý là sự không chắc chắn và hậu 
quả xấu. Rủi ro cảm nhận là một trong các 
biến giải thích chính trong hành vi của người 
tiêu dùng, quan trọng trong quyết định mua 
hàng, đề xuất rằng người tiêu dùng tìm cách 
giảm sự không chắc chắn và các hệ quả bất 
lợi của quyết định mua. Mitchell (1999) chỉ 
ra rằng khách hàng có xu hướng xem xét rủi 
ro cảm nhận hơn là tối đa hóa nhận thức lợi 
ích khi thực hiện quyết định mua hàng. Rủi ro 
cảm nhận gồm: Chức năng, Tài chính, Xã hội, 
Thể chất, Tâm lý, Rủi ro về thời gian.
Giả thuyết H5: Rủi ro cảm nhận có tác 
động tích cực đến thái độ của người tiêu dùng 
đối với sản phẩm hàng giả, hàng nhái.
3.2.6. Tìm kiếm sự mới lạ
Wang & ctg (2005) định nghĩa Tìm kiếm 
sự mới lạ là sự tò mò của các cá nhân khi tìm 
kiếm sự đa dạng và khác biệt trong việc mua 
hàng hóa. Một người tiêu dùng đang nghiêng 
về hướng cố gắng làm mới sản phẩm có lẽ sẽ 
có thái độ tích cực đối với sản phẩm hàng giả, 
hàng nhái. Người tiêu dùng tìm kiếm sự mới 
lạ đặc biệt nghiêng về phía các sản phẩm với 
rủi ro khi mua thấp. Do đó, việc mua sản phẩm 
hàng giả, hàng nhái với chi phí thấp rất thích 
hợp để đáp ứng sự tò mò và sự cần thiết cho 
việc thử nghiệm của họ (Wee & ctg, 1995). 
Giả thuyết H6: Tìm kiếm sự mới lạ có tác 
động tích cực đến thái độ của người tiêu dùng 
đối với sản phẩm hàng giả, hàng nhái.
3.2.7. Tiêu dùng theo đẳng cấp
Người tiêu dùng theo đẳng cấp có ý thức 
hơn trong việc hiển thị các thành tựu (Phau & 
Teah, 2009). Người tiêu dùng nhiều khả năng 
sẽ mua và thậm chí phải trả nhiều hơn cho 
một sản phẩm có đẳng cấp. Đồng nghiệp hay 
các thành viên trong gia đình nên biết rằng khi 
mua sản phẩm hàng giả, người tiêu dùng theo 
đẳng cấp cảm thấy rằng hình ảnh của họ đang 
bị mất đi do đó họ có thái độ đối với các sản 
phẩm hàng giả, hàng nhái sẽ không thuận lợi. 
Giả thuyết H7: Tiêu dùng theo đẳng cấp có 
tác ...  phép 
xoay Promax. 
5.3. Kiểm định thang đo bằng CFA 
Từ kết quả của EFA của phần mềm 
SPSS, cho thấy rằng có 9 khái niệm chính 
với 33 biến quan sát được sử dụng trong 
mô hình nghiên cứu sau này để chạy CFA 
và SEM trên phần mềm AMOS, dữ liệu 
phân tích dùng cỡ mẫu N = 249, với thang 
Likert 5 khoảng cách. Đo lường mức độ phù 
hợp của mô hình với thông tin thị trường: 
Kết quả phân tích CFA cho thấy mô hình 
này có giá trị thống kê: Chi-bình phương 
là 742.557 với 451 bậc tự do với giá trị 
thống kê p-value = 0.000. Khi tính tương 
đối theo bậc tự do CMIN/df đạt 1.646 <2. 
Kết quả này đạt độ tương thích với dữ liệu 
thị trường, hơn nữa các chỉ tiêu khác cũng 
đạt yêu cầu (TLI = 0,900, CFI = 0.915 đều 
lớn hơn 0.9, và RMSEA = 0.051 < 0.08). Vì 
vậy, kết luận mô hình tới hạn đạt được độ 
tương thích với dữ liệu thị trường.
Tính đơn hướng: Thành phần Tìm kiếm 
sự mới lạ, Khả năng nhạy cảm với chuẩn 
mực, Rủi ro cảm nhận đạt được tính đơn 
hướng. Thành phần Khả năng nhạy cảm với 
thông tin, Ý thức về giá cả, Ý thức về giá 
trị, Tiêu dùng theo đẳng cấp, Ý định mua 
đối với sản phẩm thời trang là hàng giả, 
hàng nhái các thương hiệu sang không đạt 
được tính đơn hướng (vì có sai số quan sát). 
Sau khi thực hiện hiệu chỉnh mô hình bằng 
cách nối các cặp sai số của các cặp biến đo 
lường tương ứng trong mô hình, các chỉ số 
đánh giá độ phù hợp của mô hình được cải 
thiện và đạt yêu cầu.
67
Nghiên cứu các . . .
1
Hình 2. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (chuẩn hóa)
5.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu
Mô hình lý thuyết chính thức có 9 khái 
niệm nghiên cứu trong mô hình. Ở độ tin cậy 
90% thì các khái niệm: Tìm kiếm sự mới lạ, 
Khả năng nhạy cảm với thông tin, Tiêu dùng 
theo đẳng cấp bị loại khỏi mô hình. Tiến hành 
chạy lại mô hình SEM với 5 khái niệm còn 
lại. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính 
SEM cuối cùng cho thấy mô hình có 161 bậc 
tự do với giá trị thống kê Chi-bình phương là 
333.315, df = 161, p-value = 0.000, CMIN/
df = 2.070< 3. Hơn nữa các chỉ tiêu khác như 
TLI = 0.902, CFI = 0.917 đều lớn hơn 0.9, 
RMSEA = 0.066 < 0.08. Vậy kết luận là mô 
hình này thích hợp với dữ liệu thu thập từ thị 
trường. Hơn nữa các trọng số chưa chuẩn hóa 
mang dấu dương và có giá trị cao thì khái 
niệm độc lập tương ứng tác động càng mạnh 
đến khái niệm phụ thuộc và có ý nghĩa thống 
kê (λi > 0.5 và p < 0.05) đều đạt tiêu chuẩn 
cho phép và có ý nghĩa thống kê vì các giá trị 
p đều bằng 0.000. 
68
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hình 3. Kết quả SEM của mô hình lý thuyết (hiệu chỉnh)
5.5. Kiểm định giả thuyết
Như đã thảo luận, có 8 giả thuyết (ký hiệu từ H1 đến H8) cần kiểm định.
Bảng 1: Kết quả kiểm định các giả thuyết
Mối quan hệ ML P Giả thuyết Kết quả
TDSP ← NCTT -.003 0.977
H1: Khả năng nhạy cảm với thông tin có tác động tiêu 
cực đến thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm 
hàng giả, hàng nhái
Bác 
bỏ
TDSP ← NCCM .226 0.000
H2: Khả năng nhạy cảm với các chuẩn mực có tác động 
tiêu cực đến thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm 
hàng giả, hàng nhái
Bác 
bỏ
TDSP ← YTGC .149 0.048
H3: Nhận thức về giá cả có tác động tích cực đến thái 
độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng giả, hàng 
nhái
Chấp 
nhận
TDSP ← YTGT -.220 0.017
H4: Nhận thức về giá trị có tác động tiêu cực đến thái 
độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng giả, hàng 
nhái
Bác 
bỏ
TDSP ← RRCN -.020 0.836
H5: Rủi ro cảm nhận có tác động tích cực đến thái độ 
của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng giả, hàng 
nhái
Bác 
bỏ
TDSP ← TKML .157 0.114
H6: Tìm kiếm sự mới lạ có tác động tích cực đến thái 
độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng giả, hàng 
nhái
Bác 
bỏ
TDSP ← TDDC -.046 0.669
H7: Tiêu dùng theo đẳng cấp có tác động tiêu cực đến 
thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng giả, 
hàng nhái
Bác 
bỏ
YDMH ← TDSP .899 0.048
H8: Thái độ đối với sản phẩm hàng giả, hàng nhái có tác 
động tích cực đến ý định mua đối với sản phẩm hàng giả, 
hàng nhái
Chấp 
nhận
69
Nghiên cứu các . . .
6. BIỆN LUẬN VÀ ỨNG DỤNG
Trong điều kiện tại thị trường TP.HCM, 
37 biến quan sát được sử dụng trong mô hình 
nghiên cứu lý thuyết đã bị loại 4 biến sau 
khi chạy EFA. Trong quá trình đo lường cảm 
nhận của khách hàng, ở độ tin cậy 90% thì 
các khái niệm: Tìm kiếm sự mới lạ, Khả năng 
nhạy cảm với thông tin, Tiêu dùng theo đẳng 
cấp bị loại khỏi mô hình. Kết quả này phù 
hợp với nghiên cứu của Nordin (2009), Ang 
& ctg (2001), Hidayat& Diwasasri (2013), 
Srivastava & Banerjeet (2014).
Kết quả nghiên cứu không thấy tác động 
của yếu tố nhân khẩu học: giới tính, tình trạng 
hôn nhân đối với Thái độ đối với sản phẩm thời 
trang là hàng giả, hàng nhái các thương hiệu 
sang trọng của người mua hàng giả, hàng nhái 
tại thị trường TP.HCM. Riêng tuổi tác có tác 
động đối với Thái độ đối với sản phẩm thời 
trang là hàng giả, hàng nhái các thương hiệu 
sang trọng. Kết quả nghiên cứu này cũng ủng 
hộ các kết quả nghiên cứu trước đây.Ngoài 
ra, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những 
người mua hàng giả mạo có xu hướng đến từ 
các nhóm trẻ tuổi (Phau & ctg, 2001; Tom & 
ctg, 1998; Wee & ctg, 1995). Những người này 
tin rằng, việc tự mình sở hữu các sản phẩm theo 
đúng nhu cầu và khả năng của mình là điều 
cốt yếu của cuộc sống và đem lại hạnh phúc. 
Những người lớn tuổi tham gia trong nghiên 
cứu này cũng khẳng định rằng, trong quá khứ 
họ hiếm khi chọn mua hàng giả mạo.
Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này về tác 
động của hàng giả, hàng nhái đến thương hiệu 
thời trang hạng sang theo cảm nhận của khách 
hàng tại thị trường TP.HCM, các giải pháp được 
đưa ra cho nhà quản trị trong cơ quản quản lý 
nhà nước và doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, Thái độ đối với sản phẩm thời 
trang là hàng giả, hàng nhái các thương hiệu 
sang trọng là yếu tố tác động mạnh nhất đến 
Ý định mua của người tiêu dùng. Như vậy đây 
là thành phần mà nhà quản trị cần phải lưu ý 
trước tiên khi thực hiện các biện pháp nhằm 
làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng đối với 
mặt hàng này.Đối với người tiêu dùng, cần 
giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua 
hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình 
trong việc chống hàng nhái, hàng giả. Nhà sản 
xuất phải bỏ kinh phí để thông báo đến người 
tiêu dùng phân biệt hàng thật của mình với 
hàng giả và có chính sách khen thưởng kịp 
thời cho những người tiêu dùng phát hiện ra 
hàng nhái, hàng giả. 
Thứ hai, nâng cao vai trò của cộng đồng 
trong việc định hướng hành vi tiêu dùng đúng 
đắn. Nghiên cứu cho thấy Khả năng nhạy cảm 
với chuẩn mực tác động tích cực đến Thái độ 
đối với sản phẩm thời trang là hàng giả, hàng 
nhái các thương hiệu sang trọng. Người tiêu 
dùng sẽ không mua hàng giả nếu nhận được 
thấy sự phản đối từ những người quan trọng 
với họ. Vì vậy mà các doanh nghiệp và nhà 
nước nên thực hiện các chiến dịch marketing 
để khuyến khích việc truyền miệng giữa 
bạn bè, các thành viên trong gia đình, đồng 
nghiệp... để tạo hiệu ứng phản đối hàng giả 
lan tỏa trong cộng đồng từ đó ảnh hưởng đến 
mỗi người tiêu dùng.
Thứ ba, Thái độ đối với sản phẩm thời 
trang là hàng giả, hàng nhái các thương hiệu 
sang trọng sẽ giảm nếu người tiêu dùng cho 
rằng việc làm đó là trái đạo đức, tạo ra trào 
lưu tiêu dùng không đúng đắn và gây tổn hại 
cho nền kinh tế. Vì vậy việc truyền thông phải 
gắn với những nội dung cho thấy hàng giả tạo 
ra sự cạnh tranh không công bằng, ảnh hưởng 
đến sự phát triển kinh tế bền vững, làm thất 
thu thuế, gia tăng thất nghiệp, tác hại đến an 
sinh xã hội để nâng cao ý thức đạo đức trong 
cộng đồng người tiêu dùng.
70
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Thứ tư, phải hoàn chỉnh hành lang pháp 
lý về thực thi quyền Sở hữu trí tuệ. Các điều 
quy định trong Luật phải được hướng dẫn, 
xử lý cụ thể để cơ quan thực thi tiến hành 
thoả đáng. Một mặt cần đẩy mạnh sự phối 
hợp chặt chẽ giữa các ngành, cơ quan có liên 
quan với bộ phận quản lý thị trường, một mặt 
tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ đủ 
năng lực, trình độ cho bộ phận này cũng như 
tăng cường các phương tiện cần thiết cho việc 
giám định, kiểm tra để xử lý kịp thời, chính 
xác. Mức độ xử phạt cũng cần được xem xét 
lại sao cho có đủ sức răn đe tội phạm.
Thứ năm, theo kinh nghiệm từ các nước 
cho thấy vai trò tham gia của doanh nghiệp - 
chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong thực thi 
là rất quan trọng. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt 
Nam cũng đã quy định đây không chỉ là quyền 
mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp 
trong công tác, phối hợp và hợp tác với các 
cơ quan pháp luật. Sự liên minh giữa các nhà 
sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần 
tích cực hơn nữa. Doanh nghiệp không được 
buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ 
hàng hoá của mình, không nên coi việc chống 
hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật.
Thứ sáu, xu hướng mua hàng thời trang 
cao cấp giả không có sự khác biệt ở các nhóm 
giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập, 
trình độ học vấn nên các chiến lược truyền 
thông không phải phân loại đối tượng theo 
tiêu chí này. Các nhà sản xuất hàng chính 
hãng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc 
mua các sản phẩm chính hãng và nếu như 
mua hàng giả, hàng nhái có nghĩa là người 
tiêu dùng không đánh giá cao công sức bản 
thân làm ra. 
7. KẾT LUẬN VÀ GIỚI HẠN CỦA 
NGHIÊN CỨU
Có thể có nhiều yếu tố khác nữa góp phần 
vào việc giải thích xu hướng mua hàng giả, 
hàng nhái các thương hiệu sang trọng. Bên 
cạnh đó, các yếu tố tác động đến thái độ đối 
với sản phẩm thời trang là hàng giả, hàng nhái 
các thương hiệu sang trọng cũng cần được 
nghiên cứu để có thể đưa ra các giải pháp 
hoàn chỉnh hơn để mang lại hiệu quả nhiều 
hơn cho công tác đấu tranh chống hàng giả. 
Vấn đề này cho chúng ta các hướng khác cho 
các nghiên cứu tiếp theo.
Tương tự như bất kỳ nghiên cứu nào, 
nghiên cứu này cũng có những hạn chế. Một 
là, nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại 
TP.HCM với phương pháp chọn mẫu thuận 
tiện theo đủ số mẫu để phân tích cho mô hình 
tổng quát. Số lượng mẫu cũng tương đối thấp 
cũng là một hạn chế nhất định. Khả năng tổng 
quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn 
nếu nó được lặp lại tại một số thành phố khác 
nữa tại Việt Nam với một phương pháp chọn 
mẫu có tính đại diện cao hơn. Vì vậy, hướng 
nghiên cứu ưu tiên tiếp theo là các nghiên cứu 
lặp lại tại các thành phố lớn ở Việt Nam với 
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Hai là, 
nghiên cứu này chỉ xem xét ba yếu tố chính 
tác động đến Thái độ đối với sản phẩm thời 
trang là hàng giả, hàng nhái các thương hiệu 
sang trọng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị MaiT rang( 2002). ,Nghiên cứu các thành phần của giátrịt hương hiệu 
và đo lường chúng trong thị trường hàn gtiêu dùng Việt Nam, B2002-22-33, Đại học Kinh tế TP.HCM.
[2]. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng 
mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, tr.4-160.
71
Nghiên cứu các . . .
[3]. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động xã hội. 
[4]. Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính với phầm mềm AMOS, 
Bản thảo lần 1, tr. 14-73.
[5]. Phạm Đức Kỳ & Bùi Nguyên Hùng (2007), Nghiên cứu sự trung thành của khách hàng đối với dịch 
vụ thông tin di động tại thị trường TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM. 
B. Tiếng Anh
[6]. Aaker, D. A. (1991), Managing brand equity: Capitalising on the Value of a Brand Name, New 
York: Free Press.
[7]. Ajzen, I. (1991), The theory of planned behavior. Organizational Behavior and 
Human Decision Processes, 50(2), 179-211. 
[8]. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1975), Belief Altitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theory 
and Research. Reading, MA: ACTison-Wesley.
[9]. Ambler, T. & Styles C. (1996), Brand development versus new product development: towards a 
process model of extension decisions, Marketing Intelligence & Planning,Vol.14, No.7, 10–19.
[10]. Ang, S.H., Cheng, P.S., Lim, E.A.C. and Tambyah, S.K. (2001), “Spot the difference: Consumer 
responses towards counterfeits”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 18 No. 3, 219-35.
[11]. Bian, X. & Moutinho, L. (2009), An investigation of determinants of counterfeit purchase 
consideration. Journal of Business and Research, No.62: 368-378.
[12]. Carpenter, J. M. & Lear, K. (2011), Consumer attitudes toward counterfeit 
fashion produscts: Does gender matter,Journal of Textile and Apparel, Technology and 
Managemnet,Vol. 7, No.1, 1-16.
[13]. Cordell, V., Wongtada, N. & Kieschnick, R. L. Jr (1996), “Counterfeit purchase intentions: role of lawfulness 
attitudes and product traits as determinants”, Journal of Business Research, Vol. 35 No. 1, 41-53.
[14]. Davis, S. (2002), Implementing your BAM strategy: 11 steps to making your brand a more 
valueable business assest, Journal of Consumer Marketing, Vol.19, No.6, 503-13.
[15]. De Matos, C. A., Ituassu, C. T., & Rossi, C. A. V. (2007), Consumer attitudes toward counterfeits: 
A review and extension. Journal of Consumer Marketing, Vol.24, No.1, 36-47.
[16]. Kapferer, J-N., Bastien, V. (2009), “The specificity of luxury management: Turning marketing 
upside down”, Journal of Brand Management, Vol. 16, Issue 5, 311-322.
[17]. Keller, K. L. (1997), Brand management strategies, Prentice Hall.
[18]. Nguyen, V. P., & Tran, T. T. (2013), Modeling of Determinants Influence in Consumer 
Behavior towards Counterfeit Fashion Products, Business Management Dynamics, 
Vol.2, No.12, June 2013, 12-23.
[19]. Nordin, N. (2009), A Study on Consumers’ Attitude towards Counterfeit Products in Malaysia, 
Thesis of Master of Business Administration, Faculty of Business and Accountancy, University of 
Tenaga National.
[20]. Hidayat, A., & Diwasasri, A. H. A. (2013). Factors influencing attitudes and intention 
to purchase counterfeit of luxury brands among Indonesian Consumers. International 
Journal of Marketing Studies,Vol.5, No.4, 143.
[21]. Huang, J. H., Lee, B. C. Y., & Ho, S. H. (2004). Consumer attitude toward gray market goods. 
International Marketing Review, 21(6). 598-614. 
[22]. Penz, E., & Stottinger, B. (2005), Forget the Real Thing - Take the Copy! An 
Explanatory Model for the Volitional Purchase of Counterfeit Products. Advances in 
Consumer Research, 32, 568-575.
[23]. Phau, I., & Teah, M. (2009), Devil wears (counterfeit) Prada: A study of antecedents and outcomes of 
attitudes towards counterfeits of luxury brands. Journal of Consumer Marketing, Vol.26, No.1, 15-27.
[24]. Srivastava, V. & Banerjeet, S. (2014), Personality Factors for Non-deceptive Counterfeiting of 
Luxury Brand: A Study of Young Indian Consumers.
[25]. Swami, V., Chamorro-Premuzic, T. & Furnham, A. (2009), Faking it: Personality and Individual 
Difference Predictors of Willingness to Buy Counterfeit Goods. The Journal of SocioEconomics, 
Vol.38, 820-825. 
[26]. Wee, C., Tan, S. J. & Cheok, K. H. (1995), “Non-price determinants of intention to purchase 
counterfeit goods”, International Marketing Review, Vol.12, No.6, 19. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_tac_dong_cua_hang_gia_hang_nhai_den_th.pdf