Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước phục vụ phát triển nông thôn mới vùng Duyên hải miền Trung
Tóm tắt: Vùng Duyên hải m iền Trung (DHMT) có đặc điểm tự nhiên rất khắc nghiệt, đặc biệt là
tài nguyên nước. Việc nghiên cứu, đánh giá và tính toán tiềm năng nguồn nước, nhu cầu và cân
bằng nước cho các tiểu vùng sinh thái (TVST) là rất quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng các
luận cứ khoa học giúp đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên
nước khu vực. Đề xuất các m ô hình sử dụng tài nguyên nước phải khả thi, đại diện, đa mục tiêu
và hiệu quả, phù hợp với đặc điểm địa hình, địa mạo, tiềm năng của các TVST DHMT. Việc đề
xuất giải pháp công trình và phi công trình còn phải hướng tới mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại khi
hạn hán xảy ra, đồng thời luôn coi trọng vai trò của công tác quản lý và vận hành m ô hình trong
việc nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước phục vụ phát triển nông thôn mới vùng Duyên hải miền Trung
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 21 - 2014 31 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ThS. Trần Thái Hùng, ThS. Nguyễn Văn Lân, GS.TS Lê Sâm Viện Khoa học Thủy lợi m iền Nam Tóm tắt: Vùng Duyên hải m iền Trung (DHMT) có đặc điểm tự nhiên rất khắc nghiệt, đặc biệt là tài nguyên nước. Việc nghiên cứu, đánh giá và tính toán tiềm năng nguồn nước, nhu cầu và cân bằng nước cho các tiểu vùng sinh thái (TVST) là rất quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng các luận cứ khoa học giúp đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước khu vực. Đề xuất các m ô hình sử dụng tài nguyên nước phải khả thi, đại diện, đa mục tiêu và hiệu quả, phù hợp với đặc điểm địa hình, địa mạo, tiềm năng của các TVST DHMT. Việc đề xuất giải pháp công trình và phi công trình còn phải hướng tới mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại khi hạn hán xảy ra, đồng thời luôn coi trọng vai trò của công tác quản lý và vận hành m ô hình trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Từ khóa: Duyên hải miền Trung, tiểu vùng sinh thái, khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, Summary: The Central coastal region of Vietnam has severe natural conditions, especially water resources. The research, assessment and calculation of water balance, potential and requirement for minor ecological regions are very im portant and necessary in order to establish the scientific foundations to help proposing sustainable and suitable utilization, exploitation solutions for regional water resources. Proposal of m odels for water resources utilization must be feasible, typical, multi objective and effective, it is consistent with the characteristic of topography, geomorphology and potential of the minor ecological regions of Coastal Central Vietnam. Solution proposal of structural and non-structural measures is aimed at reducing the losses when drought occurs, concurrently high assessment of the role of the model operation and m anagem ent of improving the water use efficiency. Keywords: Coastal Central Vietnam; Minor ecological regions; Exploitation, Utilization, Water resources. I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Vùng Duyên hải miền Trung nằm giữa một bên là biển, một bên là núi bao gồm 13 tỉnh, thành: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên-Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với diện tích tự nhiên khoảng hơn 8,41 triệu ha. Địa hình hẹp và bị cắt khúc biến đổi theo hướng Đông Tây tạo thành 4 dải kế tiếp từ biển vào lục địa: Dải cát, cồn cát ven biển không ổn định chiếm 3% diện tích tự nhiên Người phản biện: GS.TS Nguyễn Ân Niên Ngày nhận bài: 26/12/2013, Ngày thông qua phản biện: 13/01/2014, Ngày duyệt đăng: 06/5/2014 (DTTN), dải đồng bằng hẹp chiếm 5-10% DTTN; dải gò đồi chiếm 45÷55% DTTN và núi khoảng 30÷45% DTTN. Đây là một vùng đất giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước do có ưu thế về sản xuất nông nghiệp, rừng phòng hộ, thủy sản, diêm nghiệp, du lịch và cảng biển... Khí hậu vùng DHMT là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào nửa cuối mùa hè và nửa đầu mùa đông. Miền đồi núi có lượng mưa phong phú, miền đồng bằng có lượng mưa ít hơn và có xu thế giảm dần từ Bắc xuống Nam. Tổng lượng bốc hơi hàng năm của vùng khá lớn, trên 1.000mm, chỉ có Trà My, Quảng Ngãi và Ba Tơ có lượng bốc hơi thấp dưới KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 21 - 2014 33 1.000mm. Tốc độ gió giữa các tháng trong năm chênh lệch khá lớn. Hướng gió thịnh hành mùa Đông là hướng Đông Bắc, mùa hè là hướng Tây Nam. Hàng năm, bão xảy ra trong vùng chiếm 50% tổng số các cơn bão trên toàn dải bờ biển Việt Nam. Sông ngòi vùng DHMT ngắn, hẹp và dốc. Nước trên các sông phụ thuộc theo 3 mùa: lũ, cạn và lũ tiểu mãn. Lũ chính vụ thường rất lớn. Tổng số sông từ cửa Nhượng trở vào sông Sai với L 10km có 740 sông, trong đó 91,8% sông có L = 10÷100km, 93% sông có Flv 500 km2. Sông suối chảy qua 75÷90% khu vực đồi núi, lại bị che chắn bởi dải cát ven biển, dòng chảy lũ tràn ra cánh đồng hẹp (F = 5÷10%) tạo thành những hồ chậm lũ bị ngăn cách bởi các dãy núi đâm ngang ra biển nên khó tiêu thoát nước. Tỷ lệ giữa độ rộng và độ dài lưu vực chỉ chiếm từ 0,10÷0,35. Nước sông ở thượng nguồn phía trên QL1A khá trong và sạch, các chỉ tiêu vệ sinh hầu hết được đảm bảo: độ khoáng hóa thấp, hàm lượng oxi hòa tan cao, hàm lượng chất hữu cơ, chất lơ lửng và kim loại nặng... thấp, độ cứng và độ kiềm bé. Nước sông trong các tháng kiệt phía dưới QL1A hay phía dưới đường sắt Bắc - Nam có chất lượng kém hơn do bị xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn tại vùng cửa sông khu vực DHMT mạnh hơn nhiều so với vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (cả nước mặt lẫn nước ngầm). Ở một số cửa sông xuất hiện dòng chảy phân lớp vào mùa khô (sông Hương ở Thừa Thiên- Huế, sông Vệ - Quảng Ngãi). Khi lượng nước ngầm giảm, sự xâm nhập mặn vào các tầng đất thuộc vùng gần biển đã làm cho độ mặn tăng lên khá cao và gây bất lợi cho việc khai thác nước ngọt ở các giếng khoan. Do đó, khi xây dựng các dự án khai thác nguồn nước cần có biện pháp bổ sung lượng nước ngọt cần thiết cho sông (ví dụ: đập Thạch Nham trên sông Trà Khúc, đập Lại Giang trên sông Lại Giang...). Dân số của khu vực từ Nghệ An đến Bình Thuận khoảng 15.633.900 người (tính đến 31/12/2011). Trong đó, số dân sống ở nông thôn là 9.380.000 người, chiếm khoảng hơn 60% dân số. Mật độ dân cư hiện nay khoảng 199 người/km2. Kinh tế vùng DHMT là khu vực đa ngành: sản xuất Nông - Lâm - Ngư và Diêm nghiệp, khai thác chế biến thủy, hải sản và khoáng sản, công nghiệp, cảng biển, du lịch... Đang hình thành một số khu công nghiệp tập trung lớn như Đà Nẵng, Dung Quất, Chu Lai. Nhiều cảng nước sâu quan trọng như Vũng Áng, Chân Mây, Văn Phong Hiện nay, nhiều khu du lịch ven biển đang được đầu tư xây dựng phục vụ lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, được bạn bè quốc tế ca ngợi như Nhật Lệ (Quảng Bình); Mỹ Khê, Tiên Sa (Đà Nẵng); Hòn Mun, Cam Ranh (Khánh Hòa); Ninh Chữ (Ninh Thuận); Mũi Né (Bình Thuận). Do địa hình bị chia cắt, hẹp, dốc, liền kề ven biển nên việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước là một yêu cầu có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã hội vùng. Hầu hết, đất đai nơi đây là các dải cát dài chạy dọc ven biển, các dải đồng bằng hẹp và các khu vực đồi núi, trung du Quy hoạch và quản lý khai thác nguồn nước vùng DHMT càng gặp nhiều khó khăn hơn do những biến đổi từ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ dân sinh... Hiện tượng sa mạc hóa, cát bay, cát nhảy diễn ra khá phổ biến đang đe dọa nghiêm trọng vùng đất này. Vấn đề đặt ra cần đánh giá lại, tính toán năng lực các nguồn cấp và nhu cầu dùng nước của các ngành, từ đó đề xuất các mô hình sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng DHMT. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Chỉ ra được các tiểu vùng sinh thái đặc trưng làm đối tượng nghiên cứu; - Tính toán nhu cầu nước và tiềm năng nguồn cung cấp để xác định tương quan cân bằng nước tại các tiểu vùng sinh thái; - Đề xuất dạng sơ đồ quy hoạch các mô hình sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng DHMT. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 34 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 21 - 2014 2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu (xem sơ đồ khối hình 1) - Phân tích, đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, nguồn nước, thực trạng các mô hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dân sinh kinh tế-xã hội các TVST DHMT; - Xác lập nguồn nước, tính toán nhu cầu và cân bằng nước cho các TVST DHMT theo các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội tới năm 2020; - Nghiên cứu đề xuất giải pháp (công trình và phi công trình) phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước tại các TVST DHMT. Hình 1: Sơ đồ logic cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2.3 Phân vùng tính toán cân bằng nước hệ thống Dựa vào các tiêu chí, cơ sở khoa học và nguyên tắc phân vùng, chia vùng nghiên cứu thành hai miền sinh thái (I, II), năm vùng sinh thái (A, B, C, D, E) và 32 TVST với các đặc trưng đất cát, đồng bằng, đồi núi (a, b, c). Sử dụng các mô hình toán ArcGIS, MapInfo, MIKE11, NAM và MIKE BASIN để thiết lập tính toán cân bằng nước. (1) Cân bằng nước thẳng đứng: Nước đến – Nước tổn thất = Lượng nước có hiệu quả tại điểm đó - Tự nhiên: X0 Z0 Yngầm (do mưa) = Y0 (1) - Có hoạt động kinh tế của con người: Xe – Ze - Yngầm (do mưa + cấp nước) = Ye (2) (2) Cân bằng nước nằm ngang hay hệ thống: - Tự nhiên: Lượng nước vào thượng lưu + Lượng nước gia nhập khu giữa = lượng nước ra ở hạ lưu + lượng nước trữ trong khu vực. Tiếp cận có xét đến đặc thù riêng của từng lưu vực sông Đảm bảo phòng chống và giảm lãng phí nguồn tài nguyên trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững Kế thừa một cách có chọn lọc về nền tảng, kinh nghiệm và tri thức khoa học-công nghệ hiện đại Sự phát triển m ạnh của khoa học kỹ thuậ t và kinh tế-xã hội đa dạng (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, cảng biển) là nguyên nhân gây ra: 1. Vấn đề thiếu nước nghiêm trọng thường xuyên xảy ra; 2. Sự khai thác mạnh mẽ nguồn tài nguyên làm mất cân bằng tự nhiên; Tiếp cận thực tiễn một cách có hệ thống, đa mục tiêu và toàn diện các m ô hình khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước Điều tra, thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu (cơ bản, kinh tế-xã hội...) Khảo sát kỹ thuậ t công trình Nghiên cứu, tính toán xác định các thông số cơ bản (ứng dụng công nghệ m ô hình toán, phần m ềm chuyên dụng MapInfo,ArcGIS,NAM, MIKE BASIN..) Phân tích, đánh giá, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Tiếp cận dựa trên các quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng Đánh giá và lựa chọn đối tượng ưu tiên để chọn phương án nối mạng, chuyển nước lưu vực 1. Yêu cầu giải pháp khai thác và sử dụng tiế t kiệm , hiệu quả TN nước; 2. Điều tiế t hợp lý tài nguyên nước giữa các lưu vực; KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 21 - 2014 35 - Có hoạt động kinh tế của con người: Lượng nước vào tự nhiên + lượng nước điều tiết hay khống chế do công trình – Lượng nước tổn thất do các hộ dùng nước – lượng nước trữ trong khu vực = lượng nước ra ở hạ lưu + lượng nước hồi quy. (3) Cân bằng kinh tế nước là cân bằng nước hệ thống với sơ đồ khai thác được lựa chọn hợp lý theo quan điểm kinh tế. Bảng 1: Đặc trưng nguồn nước mặt khu vực DHMT TT Dải thủy văn Kí hiệu Y0 X0 Z0 0 M0 (l/s.km2) Q 0 (m3/s) I Miền đồi núi (tổng cộng) 1748 2645 898 0,66 55,4 2592,3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Rào Nậy Rào Trổ Roòn Rào Nam – Rào Trốc Sông Dinh Đại Giang Kiến Giang Sông Bến Hải Sông Quảng Trị Sông Ô Lâu – sông Hương Sông Dakrong – Rào Quán Thượng nguồn Sekong Sông Thu Bồn – sông Hinh Sông Ba – thượng Cheo Reo Sông Ba - hạ Cheo Reo (Tây TS) Sông Cái Phan Rang Sông Lòng Sông Sông Phan A1I11a A1I11b A1I11c A1I11d A1I12a A1I12b A1I12c A1I12d A1I12e A1I13a A1I21a A1I21b A2I11a A2I21a A2I21b A2II1a A2II2a A2II2b 1735 2369 1700 1400 1150 1870 1920 1525 1700 2210 1550 1750 1774 694 552 915 442 568 2629 3425 2586 2209 1895 2799 2862 2366 2586 3226 2397 2648 2679 1323 1145 1600 1007 1165 894 1056 886 809 745 929 942 841 886 1016 847 898 905 627 593 685 565 597 0,66 0,69 0,66 0,63 0,61 0,67 0,67 0,64 0,66 0,685 0,65 0,66 0,66 0,52 0,48 0,57 0,44 0,49 55,0 109 53,9 44,4 36,5 59,3 60,9 48,4 53,9 70,1 49,2 55,5 56,2 22,0 17,5 29,0 14,0 18,0 95,4 60,4 13,7 132 11,5 84,8 25,8 21,7 49,3 199 77,5 30,2 1390 153,3 81,7 86,2 41,6 39,2 II Miền đồng bằng (tổng cộng) 1102 1835 733 0,60 34,95 654 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Đồng bằng Quảng Bình Đồng bằng Quảng Trị Đồng bằng Thừa Thiên–Huế Đồng bằng Quảng Nam Đồng bằng Tam Kỳ Đồng bằng Quảng Ngãi Đồng bằng Bình Định Đồng bằng Phú Yên Đồng bằng Khánh Hòa Đồng bằng Phan Rang Dải cát ven biển Phan Rang Đồng bằng Tuy Phong Đồng bằng Phan Rí Cồn cát Phan Rí – Phan Thiết Đồng bằng Phan Thiết Đồng bằng sông Phan–sông Dinh Đồng bằng sông Ray–sông Sai B1I 1 B1II 1 B1III 1 B2IV 1 B2V1 1 B2V2 1 B2V3 1 B2V4 1 B2V5 1 B2VI 1a B2VI 1b B2VII1 1a B2VII1 1b B2VII1 1c B2VII1 1d B2VII2 1a B2VII2 1b 1330 1609 1997 1553 1872 1393 1075 915 834 357 38,5 357 437 278 596 756 834 2120 2478 2957 2400 2800 2200 1800 1600 1500 900 500 900 1000 800 1200 1400 1500 790 869 960 847 928 807 725 685 66,5 543 462 543 563 522 604 644 665 0,63 0,65 0,675 0,65 0,67 0,63 0,60 0,57 0,56 0,40 0,077 0,40 0,44 0,35 0,50 0,54 0,56 42,2 51,0 63,3 49,2 59,4 44,2 34,1 29,0 26,4 11,3 1,22 11,3 13,9 8,82 18,9 24,0 26,4 36,8 84,5 103 41,8 44,0 99,2 42,7 68,2 30,9 14,4 0,52 3,96 4,52 4,41 9,64 24,9 40,5 (Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn các tỉnh vùng DHMT) - Nước mặt vùng DHMT: Lượng dòng chảy: Q0 = 3246 m3/s Tổng lượng Wo: Miền đồi núi: 81,75 tỷ m3, Miền đồng bằng: 20,6 tỷ m3 Tổng lượng toàn vùng DHMT: W 0 = 102,35 tỷ m 3 - Nước ngầm vùng DHMT (trữ lượng nước động tự nhiên): Phía Bắc DHMT: Qđtn = 467 m3/s; Mng = 8 l/s/km 2; Phía Nam DHMT: Qđtn = 319 m3/s; Mng = 3,7 l/s/km2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 36 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 21 - 2014 2.4 Tính toán cân bằng nước Bảng 2: Cân bằng nước năm và mùa kiệt năm 2020 (khả năng nguồn nước mức bảo đảm 85%) TT Tên vùng Số tháng kiệt Cân bằng nước năm (109m3) Cân bằng nước mùa kiệt (109m3) Tổng nguồn Nhu cầu Cân bằng ∆W % nguồn Tổng nguồn Nhu cầu Cân bằng ∆W % nguồn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 3 4 5 Bắc Trung bộ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên 7 6 7 8 8 8 75,12 21,45 9,26 9,43 4,38 11,13 14,43 3,04 3,06 1,10 1,18 0,89 60,69 18,41 6,20 8,33 3,20 10,24 19,2 14,2 33,0 10,6 26,9 7,9 20,69 6,53 3,18 2,49 1,19 2,83 9,63 1,71 2,05 1,02 1,12 0,77 11,10 4,81 1,13 1,47 0,07 2,10 46,5 26,2 63,8 41,0 94,0 27,2 6 7 8 9 10 11 12 Nam Trung bộ Q.Nam - Đ.Nẵng Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận 8 8 8 9 8 8 8 8 43,28 12,71 6,51 7,13 8,70 4,30 1,79 2,14 15,54 2,92 2,12 2,49 1,68 2,20 1,08 3,05 27,74 9,78 4,39 4,64 7,02 2,10 0,71 -0,91 35,0 23,0 32,6 34,9 19,3 51,0 60,3 142,5 13,31 3,91 1,86 2,21 1,85 1,33 0,75 0,70 11,94 2,03 1,54 1,82 1,41 1,74 0,89 2,52 1,37 1,88 0,32 0,39 0,44 -0,41 -0,14 -1,82 89,7 51,9 82,8 82,4 76,0 131,0 119,0 360,0 Hình 2: Mô hình phân tích cân bằng nước tỉnh Bình Định III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG DHMT 3.1 Cơ sở khoa học phục vụ đề xuất giải pháp Các giải pháp khai thác được đề xuất dựa vào đặc điểm tự nhiên, nguồn nước và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng tiểu vùng. Thành phần, cấu trúc, quy mô mô hình khai thác dựa theo sơ đồ nguyên tắc sau: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 21 - 2014 37 - Nguồn nước: phải bảo đảm bền vững, ổn định trong quá trình khai thác. - Khai thác: ưu tiên giải pháp khai thác tự chảy, sửa dụng bơm va, bơm thuỷ luân và các dạng thiết bị khai thác cải tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng. - Vận chuyển: phải đảm bảo tổn thất ít nhất, kiểm soát lượng nước tốt nhất và vận hành thuận lợi nhất. - Đối tượng dùng nước (ĐTDN): phải sử dụng tiết kiệm nước và tuân thủ luật tài nguyên nước, bảo vệ môi trường; tham gia trong phạm vi nào đó cùng nhà quản lý khai thác công trình đáp ứng đúng yêu cầu của mình (dạng PIM). - Quản lý, khai thác: Cần thiết tổ chức tốt đội ngũ cán bộ làm công tác này. Tăng cường trang thiết bị theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá, đối với hệ thống tưới cần thiết phải hướng tới mô hình PIM. 3.2 Đề xuất giải pháp công trình (1) Xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi hoàn chỉnh, nâng cao điều khiển hệ thống, tiết kiệm và chống lãng phí nước để nâng hiệu quả khai thác. Khi kinh phí cho phép, kiên cố hóa hệ thống kênh bằng bê tông cốt thép (BTCT), xây đá, đường ống ngầm giúp chống thất thoát nước và tiết kiệm được đất, giảm bớt kinh phí nạo vét và tu sửa hàng năm; (2) Dựng các phên ở đáy sông ngăn lớp nước mặn, khai thác nước ngọt (về mùa khô) đối với các sông xuất hiện dòng chảy phân lớp (sông Hương, sông Vệ); Nghiên cứu biện pháp bổ sung nguồn nước nhằm trả lại cho sông dòng chảy môi trường để đẩy mặn, tránh gây ra những diễn biến bất lợi cho lòng sông và cửa sông; (3) Tạo những hồ chứa nước bậc thang theo địa hình vùng đất cát nhằm bổ cập nhân tạo cho mực nước ngầm và tăng độ ẩm trong đất, từng bước khôi phục được tầng phủ thực vật, phát triển mô hình canh tác lâm nông nghiệp kết hợp, tăng cường ưu tiên bổ sung nước bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong thời kỳ khô hạn để cải thiện điều kiện khí hậu và môi sinh nhằm chống cát bay, cát nhảy, cát chảy; (4) Dẫn nước ngọt từ thượng nguồn về bổ sung, phân phối cho vùng đất cát bằng hệ thống kênh dẫn, đường ống dẫn không thấm nước trên vùng canh tác là đất cát; (5) Khai thác hiệu quả hệ thống trằm, bàu trong vùng đất cát. Kiến thiết hệ thống tưới tiêu thích hợp cho việc khai thác vùng đất cát ven biển. Vì thế, việc mở các đường tiêu mới thông thẳng trực tiếp tới các sông, kênh hay ra biển cần xem xét tỷ mỷ để tránh gây kiệt nước trong cát; (6) Bảo vệ môi trường nước, xử lý nước thải trước khi tiêu ra kênh tiêu chung hay tiêu trực tiếp ra sông. Kết hợp giữa thủy lợi, lâm nghiệp và nông nghiệp nhằm tạo và giữ độ ẩm để cải tạo đất cát biển, chống cát bay, cát nhảy, cát chảy giúp khai thác vùng đất cát ven biển hợp lý; (7) Đất cát có cấu trúc bở rời, mực nước ngầm cao đòi hỏi phải kiến thiết đồng ruộng và hệ thống kênh tưới tiêu thật hợp lý bằng cách: - Đối với vùng giồng cát, đồi cát: nên hạ thổ khu canh tác xuống một độ sâu nào đó (thường là từ 1-2m) nhằm tận dụng các dòng thấm vốn có trong các đồi cát để luôn làm ẩm đất trên ô ruộng; Giảm được mức thấm sâu khi tưới nhờ có áp lực nước ngầm từ đồi cát hỗ trợ; - Đối với các khu vực đất cát thấp đã khai thác cho trồng lúa, thực hiện chế độ tưới nông liên tục hoặc nông lộ nông liên tục nhằm giảm tối đa lượng nước ngấm xuống sâu, đồng thời tạo điều kiện thông thoáng cho nền đất khi được phơi lộ sau tưới liên tục sẽ góp phần tăng năng suất và giảm tổn thất nước; 3.3 Đề xuất giải pháp phi công trình (1) Xác định chiến lược quản lý tài nguyên nước nhằm phát triển lâu bền và bảo vệ có hiệu quả các hệ sinh thái; KHAI THÁC HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN ĐỐI TƯỢNG DÙNG NƯỚC NG UỒN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 38 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 21 - 2014 (2) Quy định cụ thể trong xử lý ô nhiễm nguồn nước; đánh giá đầy đủ các yếu tố tác động môi trường trong các dự án phát triển tài nguyên nước, những phương pháp thích hợp đánh giá các hồ đập lớn, các hồ tự nhiên, đầm lầy...; (3) Nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước, chú ý các phương pháp điều tra, đo đạc và tính toán thủy văn thích hợp với điều kiện từng vùng; đặc biệt là vùng đất cát biển, chỉnh trị dòng sông, bờ biển, lũ quét, mưa lũ, cực hạn, nước biển dâng; (4) Nâng cao dân trí, vận động, tuyên truyền người dân tự tổ chức các tổ hợp tác dùng nước nhằm bảo vệ tài nguyên nước, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống tưới; (5) Việc khai thác nguồn nước cần đi đôi với việc quản lý lưu vực. Hiện nay, có nhiều sông như Hà Thanh, Lòng Sông... do khai thác rừng bừa bãi, mưa lớn, gây nên nạn lũ quét, nạn “sa bồi thủy phá” cạn kiệt dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa cao; (6) Hợp tác nghiên cứu tài nguyên và môi trường nước với các tổ chức Quốc tế. Bảng 3: Bảng tóm tắt đề xuất các mô hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước vùng DHMT STT Loại TVST Địa điểm Nguồn Khai thác, vận chuyển Khách hàng sử dụng 1.1 Cát ven biển Nghệ - Tĩnh Tại chỗ, chuyển từ nơi khác tới Bơm nhỏ, tự chảy kênh hở lát mái, đường ống nhựa. Tưới thấm, phun mưa cầm tay. 1.2 Bình - Trị - Thiên Tại chỗ: nước rỉ từ đồi cát, từ nơi khác Bơm nhỏ tại chỗ, kênh bê tông và đường ống nhỏ Phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. 1.3 Nam - Ngãi Ngầm nông, từ nơi khác. Bơm nhỏ, tự chảy, kênh bê tông nhỏ, ống nhựa mềm. Phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. Tưới thấm. 1.4 Bình Định Ngầm nông, từ nơi khác Bơm nhỏ, tự chảy, đường ống nhựa mềm. Phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. Tưới thấm. 1.5 Phú Yên Ngầm nông, từ nơi khác Bơm nhỏ, ống nhựa mềm, tưới vùng nhỏ. Phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. 1.6 Bắc Khánh Hoà Ngầm tầng nông Bơm nhỏ, tự chảy, ống nhựa mềm, tưới vùng nhỏ. Phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. 1.7 Nam Khánh Hoà Ngầm nông, từ nơi khác Bơm nhỏ, tự chảy, đường ống nhựa mềm. Phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. Tưới thấm. 1.8 Nam Ninh Thuận Ngầm nông, từ nơi khác Bơm nhỏ, đường ống nhựa mềm. Tưới vùng nhỏ. Phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. Tưới thấm. 1.9 Bắc Bình Thuận Ngầm nông, từ nơi khác Bơm nhỏ, ống nhựa mềm, tưới vùng nhỏ. Phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. 1.10 Nam Bình Thuận Ngầm nông, từ nơi khác Bơm nhỏ, tự chảy, đường ống nhựa mềm. Kênh máng Phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. Tưới thấm. 2.1 Đồng bằng Nghệ - Tĩnh Hồ chứa, sông, nước ngầm nông. Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống Tưới ngập, thấm, phun mưa, nhỏ giọt. 2.2 Bình - Trị - Thiên Hồ chứa, sông, ngầm nông. Đầm phá Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống Tưới ngập, thấm, phun mưa, nhỏ giọt. 2.3 Nam - Ngãi Hồ chứa, sông, ngầm nông. Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống Tưới ngập, thấm, phun mưa, nhỏ giọt. 2.4 Bình Định Hồ chứa, sông, ngầm nông. Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống Tưới ngập, thấm, phun mưa, nhỏ giọt. 2.5 Phú Yên Hồ chứa, sông, ngầm nông. Đầm phá Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống. Tưới ngập, thấm, phun mưa, nhỏ giọt. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 21 - 2014 39 STT Loại TVST Địa điểm Nguồn Khai thác, vận chuyển Khách hàng sử dụng 2.6 Bắc Khánh Hoà Hồ chứa, sông, ngầm nông Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống. Tưới ngập, thấm, phun mưa, nhỏ giọt. 2.7 Nam Khánh Hoà Hồ chứa, sông, Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống. Tưới ngập, thấm, phun mưa, nhỏ giọt. 2.8 Nam Ninh Thuận Hồ chứa, ngầm nông Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống. Tưới thấm, phun mưa, nhỏ giọt. 2.9 Bắc Bình Thuận Hồ chứa, sông, ngầm nông. Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống. Tưới thấm, phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. 2.10 Nam Bình Thuận Hồ chứa, sông, ngầm nông. Tự chảy, bơm, kênh BTCT, đường ống. Tưới thấm, phun mưa cầm tay, nhỏ giọt. 3.1 Gò đồi, núi cao Nghệ – Tĩnh Hồ chứa, sông, suối Tự chảy, bơm, đường ống, kênh hở lát BTCT. Rừng, cây trồng cạn, sinh hoạt, nhỏ giọt, phun mưa. 3.2 Bắc Bình - Trị - Thiên Hồ chứa, sông, suối Tự chảy, bơm, đường ống, kênh hở lát BTCT. Cây trồng cạn, sinh hoạt, nhỏ giọt, phun mưa. 3.3 Nam Bình - Trị - Thiên Hồ chứa, sông, suối Tự chảy, bơm, đường ống, kênh hở lát BTCT. Rừng, cây trồng cạn, sinh hoạt, nhỏ giọt, phun mưa. 3.4 Quảng Nam Hồ chứa, sông, suối, ngầm nông. Tự chảy, bơm, đường ống, kênh hở lát BTCT. Cây trồng cạn, sinh hoạt, nhỏ giọt, phun mưa. 3.5 Quảng Ngãi Hồ chứa, sông, suối, ngầm nông. Tự chảy, bơm, đường ống, kênh hở lát BTCT. Cây trồng cạn, sinh hoạt, nhỏ giọt, phun mưa. 3.6 Nam - Ngãi Hồ chứa, sông, suối, Tự chảy, bơm, đường ống, Rừng, cây trồng cạn, nhỏ giọt, phun mưa. 3.7 Bình - Phú Hồ chứa, sông, suối, ngầm nông. Tự chảy, bơm, đường ống, kênh hở lát BTCT. Cây trồng cạn, sinh hoạt, nhỏ giọt, phun mưa. 3.8 Bắc Phú Yên Hồ chứa, sông, suối, Tự chảy, bơm, đường ống, Rừng, cây trồng cạn, nhỏ giọt, phun mưa. 3.9 Nam Phú Yên Hồ chứa, sông, suối, Tự chảy, bơm, đường ống, Rừng cây trồng cạn, nhỏ giọt, phun mưa. 3.10 Khánh Hoà Hồ chứa, sông, suối, ngầm nông. Tự chảy, bơm, đường ống, kênh hở lát BTCT. Rừng, cây trồng cạn, sinh hoạt, nhỏ giọt, phun mưa. 3.11 Ninh Thuận Hồ chứa, sông, suối, Tự chảy, bơm, đường ống, kênh hở lát BTCT. Rừng, cây trồng cạn, cây ăn trái, sinh hoạt, nhỏ giọt, phun mưa. 3.12 Bình Thuận Hồ chứa, sông, suối, Tự chảy, bơm, đường ống, kênh hở lát BTCT. Rừng, cây trồng cạn, cây ăn trái, sinh hoạt, nhỏ giọt, phun mưa. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước vùng duyên hải miền Trung là rất cần thiết nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn cả trong tương lai. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng nguồn nước và hệ thống công trình thủy lợi theo vùng lãnh thổ (13 tỉnh vùng DHMT) theo lưu vực, nhánh sông. Tính toán nguồn nước, các nhu cầu nước theo các kịch bản phát triển và đề xuất các giải pháp, mô hình sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước trong điều kiện hạn hán tại các TVST là: vùng đất cát ven biển, vùng đồng bằng và vùng gò đồi, núi cao của vùng DHMT. Xác định vai trò của các giải pháp phi công trình trong việc khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước. 4.2 Kiến nghị Quy hoạch hệ thống nuôi trồng thủy sản có hệ thống cấp và thoát nước hợp lý, đặc biệt là NTTS nước mặn ven biển vùng DHMT nhất thiết phải có nguồn nước mặt ngọt cho việc pha loãng nước mặn, tránh việc khoan lấy nước ngọt ngầm ven biển rất nguy hiểm cho nguồn nước này; Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước nâng cao hiệu quả sử dụng nước; KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 40 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 21 - 2014 Nghiên cứu chuyên sâu cần bổ sung phần nước dưới đất để kết quả tính toán cân bằng giữa nguồn cung và nhu cầu sử dụng nước phù hợp với điều kiện thực tế; Xây dựng thí điểm hệ thống trữ nước kiểu đập bậc thang, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về vật liệu cho vùng gò đồi vùng DHMT; Cần giao hệ thống tưới từ cấp III trở xuống cho những người dân trực tiếp sản xuất hoặc nhóm hộ sử dụng nước thực hiện công tác quản lý và duy tu, bảo dưỡng theo đúng tinh thần của mô hình PIM đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thành lập; Phát triển trồng rừng và bảo vệ rừng vùng sa mạc hoá ven biển và vùng gò đồi; Xây dựng một số mô hình ứng dụng kỹ thuật, khai thác tổng hợp nguồn nước phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Tài liệu của trung tâm khí tượng thủy văn Nam Trung bộ; [2]. Niên giám thống kê các tỉnh DHMT 2011; [3]. Ngô Đình Tuấn và các cộng sự, 1990-1993. Đề tài KHCN cấp Nhà nước “Cân bằng nước các lưu vực sông suối vùng Duyên hải miền Trung”; [4]. Nguyễn Văn Lân, Trần Thái Hùng và các cộng sự, 2003-2005. Đề tài KHCN cấp tỉnh “Nghiên cứu tính toán cân bằng nước và đề xuất giải pháp cấp nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”; [5]. Nguyễn Văn Lân và các cộng sự, 2004-2006. Đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất m ô hình sử dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ phát triển sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp bền vững cho các tiểu vùng sinh thái Duyên hải m iền Trung”; [6]. Trần Thái Hùng, Nguyễn Văn Lân, Tuyển tập KHCN Viện KHTL miền Nam 2009. “Nghiên cứu ứng dụng thảm sét địa kỹ thuật và màng địa kỹ thuật chống thấm cho các kênh tưới khu vực DHMT”; [7]. Lê Sâm và các cộng sự, 2006-2008. Đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trữ nước cho vùng hạn hán sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ”; [8]. Trần Thái Hùng và các cộng sự, 2009-2010. Dự án cấp tỉnh “Quy hoạch nối mạng các hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận”; [9]. Chi cục Thủy lợi các tỉnh DHMT. “Báo cáo Đề án phát triển thủy lợi tỉnh các tỉnh DHMT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”.
File đính kèm:
- nghien_cuu_danh_gia_tiem_nang_va_de_xuat_giai_phap_khai_thac.pdf