Nghiên cứu nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị

Tóm tắt Đặt vấn đề: Ở nước ta, trong những năm qua, dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, công tác điều dưỡng, hộ sinh ở nước ta vẫn đang đứng trước những tồn tại và thách thức: Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu cả số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp. Tỷ số điều dưỡng và hộ sinh thấp so với yêu cầu tại các cơ sở KCB có 3,5 điều dưỡng/bác sỹ. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có trình độ cao đẳng trở lên chưa đạt mục tiêu 30% và đang có sự mất cân đối về cơ cấu và phân bổ nhân lực điều dưỡng, hộ sinh ở các vùng nông thôn và vùng khó khăn. Để góp phần đánh giá thực trạng nhân lực điều dưỡng, hộ sinh tại các bệnh viện công lập trong tỉnh, nghiên cứu được tiến hành để cung cấp bằng chứng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống điều dưỡng, hộ sinh đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh trong những năm đến. Mục tiêu: Mô tả thực trạng nguồn nhân lực và xác định nhu cầu phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Báo cáo số liệu thứ cấp của các bệnh viện về nguồn lực được tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ nhân lực đạt được theo Phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực và so sánh với các quy định hiện hành bao gồm Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 153/2006/QĐ-TTg và Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo Quyết định số 1215/QĐ-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Kết quả: Tỷ lệ cán bộ y tế hiện có trên 01 giường bệnh chưa đạt theo định mức quy định theo quy mô giường bệnh và phân hạng bệnh viện. Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa lâm sàng còn thiếu so với yêu cầu. Tỷ lệ cơ cấu nhân lực điều dưỡng, hộ sinh so với bác sỹ chưa đạt theo mục tiêu của Bộ Y tế. Kết luận: Nguồn nhân lực của các bệnh viện cần được bổ sung để đáp ứng quy mô giường bệnh và hạng bệnh viện. bổ sung điều dưỡng, hộ sinh để đảm bảo tỷ lệ cần thiết tối thiểu theo số lượng giường bệnh và cơ cấu so với bác sỹ tại các khoa lâm sàng

pdf 6 trang yennguyen 8480
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị

Nghiên cứu nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị
44
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU NGUỒN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH 
HỆ ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TỈNH QUẢNG TRỊ 
Hà Lâm Chi1,2, Võ Văn Thắng2, Võ Thị Huệ Mân2
(1) Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
(2) Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ở nước ta, trong những năm qua, dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh đã có nhiều tiến bộ góp phần 
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, công tác điều dưỡng, 
hộ sinh ở nước ta vẫn đang đứng trước những tồn tại và thách thức: Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu cả 
số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp. Tỷ số điều dưỡng và hộ sinh thấp so với yêu cầu tại các cơ sở 
KCB có 3,5 điều dưỡng/bác sỹ. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có trình độ cao đẳng trở lên chưa đạt mục tiêu 30% 
và đang có sự mất cân đối về cơ cấu và phân bổ nhân lực điều dưỡng, hộ sinh ở các vùng nông thôn và vùng 
khó khăn. Để góp phần đánh giá thực trạng nhân lực điều dưỡng, hộ sinh tại các bệnh viện công lập trong 
tỉnh, nghiên cứu được tiến hành để cung cấp bằng chứng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ 
thống điều dưỡng, hộ sinh đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh trong những năm đến. Mục tiêu: Mô tả 
thực trạng nguồn nhân lực và xác định nhu cầu phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại 
các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Báo cáo số liệu 
thứ cấp của các bệnh viện về nguồn lực được tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ nhân lực đạt được theo 
Phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực và so sánh với các quy định hiện hành bao gồm Thông tư liên tịch số 
08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Quyết định 
của Thủ tướng chính phủ số 153/2006/QĐ-TTg và Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác 
điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo Quyết định số 1215/QĐ-BYT ngày 12 tháng 4 năm 
2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Kết quả: Tỷ lệ cán bộ y tế hiện có trên 01 giường bệnh chưa đạt theo định mức 
quy định theo quy mô giường bệnh và phân hạng bệnh viện. Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa lâm 
sàng còn thiếu so với yêu cầu. Tỷ lệ cơ cấu nhân lực điều dưỡng, hộ sinh so với bác sỹ chưa đạt theo mục tiêu 
của Bộ Y tế. Kết luận: Nguồn nhân lực của các bệnh viện cần được bổ sung để đáp ứng quy mô giường bệnh 
và hạng bệnh viện. bổ sung điều dưỡng, hộ sinh để đảm bảo tỷ lệ cần thiết tối thiểu theo số lượng giường 
bệnh và cơ cấu so với bác sỹ tại các khoa lâm sàng.
Từ khóa: Nguồn nhân lực y tế, Điều dưỡng, hộ sinh, nhu cầu nhân lực
Abstract
THE SITUATION OF CURATIVE NURSING AND MIDWIVE RESOURCE 
IN THE PUBLIC HOSPITALS IN QUANG TRI PROVINCE 
Ha Lam Chi1,2, Vo Van Thang2 Vo Thi Hue Man2
(1) QuangTri Province General Hospital
 (2) Faculty of Public Health, Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University
Introduction: In Vietnam, in recent years, nurse and midwife service has made remarkable progress in 
improving the quality of healthcare services. However, the jobs of nurses and midwives in our country are still 
facing some problems and challenges: human resource in term of nurses, midwifes lack of both quality and 
quantity, discrepant structure. The ratio of nurses and midwives are lower than the required ratio at medical 
facilities whose ratio 3/5 nurses/doctor. The rate of nurses and midwives who have education level higher 
than colleges do not achieve the goal of 30%. There is imbalance in structure and distribution in human 
resources in the countryside and remote areas. In order to evaluate the situation of human resources in 
term of nurses and midwives in state – run hospitals in province. This study aims to provide clear evidence 
for the plan of developing nurse and midwife system in order to satisfy the healthcare need of the patients. 
Objectives: To describe the situation of human resources and to define the demand of human resources 
 Địa chỉ liên hệ: Võ Văn Thắng, email: vovanthang147@gmail.com
Ngày nhận bài: 12/8/2016; Ngày đồng ý đăng: 15/10/2016; Ngày xuất bản: 25/10/2016
45
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
development in term of nurses, midwives for treatment systems in state-run hospitals in Quang Tri province 
in year 2015. Method: Cross sectional study was conducted in December 2015. Secondary data reports from 
hospitals were collected, analyzed and assessed for adequacy level according to Analyzing, assessing the 
situation of human resource and comparing to the current regulations including Joint Circular No 08/2007/
TTLT-BYT-BNV guiding the payroll of state health facilities, Decision of the Prime Minister No 153/2006/QĐ-
TTg and national action program on the nursing, midwife jobs period from now until 2020 with Decision No. 
1215/QD-BYT April 12, 2013 by the Minister of Health. Results: The ratio of current healthcare providers over 
treatment bed did not meet the requirement regarding to scale of hospital bed number and grade. Number 
of nurses and midwives at clinical departments was insufficient as required. Number of nurses, midwives 
over doctors was under the aimed ratio of the Health Ministry. Conclusions: Human resources of hospitals 
need to be provided to meet the need in hospital bed number and grade. Also, it was necessary to increase 
the number of nurses, midwives in order to ensure the minimal required ratio according to the number of 
beds and doctors at clinical departments.
Key words: medical human resource, nurses, midwives, human resource need
-----
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng cung cấp là một 
trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế [3]. Ở 
nước ta, trong những năm qua, dịch vụ điều dưỡng, 
hộ sinh đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng vào 
việc nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức 
khỏe. Tuy nhiên, công tác điều dưỡng (ĐD), hộ sinh 
(HS) ở nước ta vẫn đang đứng trước những tồn tại 
và thách thức: Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu 
cả số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp. 
Tỷ số điều dưỡng và hộ sinh thấp so với yêu cầu tại 
các cơ sở KCB có 3,5 điều dưỡng/bác sỹ. Tỷ lệ điều 
dưỡng, hộ sinh có trình độ cao đẳng trở lên chưa 
đạt mục tiêu 30% và đang có sự mất cân đối về cơ 
cấu và phân bổ nhân lực điều dưỡng, hộ sinh ở các 
vùng nông thôn và vùng khó khăn [9]. Vì vậy, để góp 
phần đánh giá thực trạng nhân lực cũng như mức 
độ hài lòng của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh tại các 
bệnh viện công lập trong tỉnh, làm cơ sở cho việc xây 
dựng kế hoạch phát triển hệ thống điều dưỡng, hộ 
sinh đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh, chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 
Mô tả thực trạng nguồn nhân lực và xác định nhu 
cầu phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh 
hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị 
năm 2015.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: 
Nghiên cứu đối với thông tin thứ cấp về nguồn nhân 
lực tại 12 BV công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 
Thời gian nghiên cứu: Tháng 12 năm 2015. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 
cắt ngang, Số liệu về nguồn nhân lực của bệnh viện 
được tổng hợp thông qua báo cáo của từng bệnh viện 
tại thời điểm nghiên cứu. Phân tích, đánh giá nhân 
lực và so sánh với các quy định hiện hành. bao gồm: 
- Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV 
hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các 
cơ sở y tế nhà nước. 
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 
153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 phê 
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế 
Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến 
năm 2020.
- Chương trình hành động quốc gia về tăng 
cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn từ 
nay đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định 
số 1215/QĐ-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ 
trưởng Bộ Y tế).
Chỉ số về nhân lực 
Tỷ lệ cán bộ y tế hiện có trên 01 giường bệnh, 
so sánh với định mức biên chế quy định tại Thông 
tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV. Đánh giá đạt 
nếu bằng hoặc lớn hơn định mức tối thiểu theo từng 
loại bệnh viện: 
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh: 1,25
+ Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi:1,10
+ Bệnh viện Phục hồi chức năng: 0,70
+ Bệnh viện đa khoa huyện: 0,90
Chỉ số cơ cấu nhân lực cho các khoa lâm sàng
Tỷ lệ cán bộ y tế làm công tác lâm sàng so với 
tổng số cán bộ bệnh viện: Đánh giá là đạt nếu bằng 
hoặc lớn hơn 60%.
Chỉ số cơ cấu nhân lực ĐD-HS so với bác sỹ
Theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ 
tướng Chính phủ, đánh giá cụ thể như sau:
* Đạt: nếu tỷ lệ này ≥ 3,5 
* Không đạt: nếu tỷ lệ này <3,5 
Chỉ số về cơ cấu nhân lực ĐD, HS trực tiếp chăm 
sóc bệnh nhân tại các khoa trên một giường bệnh
Căn cứ định mức tối thiểu nhân lực chung, cơ 
cấu nhân lực khoa lâm sàng và tỷ lệ 3,5 ĐD, HS trên 
46
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
01 bác sỹ thì biên chế ĐD, HS/giường bệnh gọi là đạt 
đối với các bệnh viện như sau:
Tuyến tỉnh:
- Bệnh viện đa khoa tỉnh: ≥ 0,58.
- Bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi tỉnh: ≥0,51.
- Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh: ≥ 0,33.
Tuyến huyện:
- Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, BV đa khoa 
khu vực Triệu Hải ≥ 0,42.
Chỉ số về cơ cấu nhân lực ĐD, HS theo trình độ 
chuyên môn
- ĐD, HS có trình độ sơ học
- ĐD, HS có trình độ trung học
- ĐD, HS có trình độ cao đẳng
- ĐD, HS có trình độ đại học
- ĐD, HS có trình độ sau đại học
Kết quả của chỉ số cơ cấu trình độ chuyên môn 
của ĐD, HS được so sánh với mục tiêu theo Quyết 
định số 1215/QĐ-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Y tế:
- Đánh giá là đạt nếu số lượng ĐD-HS có trình độ 
cao đẳng, đại học trở lên có tỷ lệ ≥ 30% trong tổng 
số ĐD, HS.
- Đánh giá là chưa đạt nếu số lượng ĐD-HS có 
trình độ cao đẳng, đại học trở lên có tỷ lệ ≥ 30% 
trong tổng số ĐD, HS.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thông tin chung về hệ thống các bệnh viện trong nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
STT Bệnh viện
Phân tuyến
kỹ thuật
Đa khoa/
Chuyên khoa
Hạng 
bệnh viện
Tổng số 
cán bộ
1 Gio Linh Tuyến huyện Đa khoa Hạng III 73
2 Vĩnh Linh Tuyến huyện Đa khoa Hạng III 149
3 Hải Lăng Tuyến huyện Đa khoa Hạng III 79
4 Triệu Phong Tuyến huyện Đa khoa Hạng III 84
5 Cam Lộ Tuyến huyện Đa khoa Hạng III 67
6 Đông Hà Tuyến huyện Đa khoa Hạng III 73
7 Hướng Hóa Tuyến huyện Đa khoa Hạng III 94
8 Đakrông Tuyến huyện Đa khoa Hạng III 62
9 KV Triệu Hải Tuyến tỉnh Đa khoa Hạng III 156
10 PHCN tỉnh Tuyến tỉnh Chuyên khoa Hạng III 53
11 Lao và bệnh phổi Tuyến tỉnh Chuyên khoa Hạng III 19
12 Đa khoa tỉnh Tuyến tỉnh Đa khoa Hạng II 506
Cộng tuyến huyện 681
Cộng tuyến tỉnh 734
Tổng cộng 1.415
- Bệnh viện tuyến huyện: Có 07 bệnh viện đa 
khoa tuyến huyện, 01 bệnh viện thành phố Đông 
Hà (Riêng thị xã Quảng Trị và huyện đảo Cồn Cỏ tổ 
chức theo mô hình Trung tâm Y tế, không có bệnh 
viện). 
- Bệnh viện tuyến tỉnh: bao gồm 01 bệnh viện đa 
khoa tỉnh, 01 bệnh viện đa khoa khu vực, 02 bệnh 
viện chuyên khoa bao gồm 01 bệnh viện Phục hồi 
chức năng và 01 bệnh viện Lao và bệnh phổi.
- Tổng số cán bộ của các bệnh viện là 1.415 cán 
bộ, trong đó tuyến huyện: 681 cán bộ chiếm tỷ lệ 
48,1%, tuyến tỉnh: 734 cán bộ chiếm tỷ lệ 51,9%.
47
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2. Chỉ số nhân lực chung theo giường bệnh
 Bảng 2. Tỷ lệ cán bộ chung trên 01 giường bệnh
Bệnh viện
Tổng số 
cán bộ
Tổng số
giường bệnh
Tỷ lệ cán bộ/
giường bệnh
Định mức 
tối thiểu 
Gio Linh 73 80 0,91 0,9
Vĩnh Linh 149 200 0,75 0,9
Hải Lăng 79 80 0,99 0,9
Triệu Phong 84 80 1,05 0,9
Cam Lộ 67 80 0,84 0,9
Đông Hà 73 80 0,91 0,9
Hướng Hóa 94 100 0,94 0,9
Đakrông 62 70 0,89 0,9
ĐKKV Triệu Hải 156 200 0,78 0,9
PHCN tỉnh 53 80 0,66 0,7
Lao và bệnh phổi 19 30 0,63 1,1
Đa khoa tỉnh 506 500 1,01 1,25
Cộng tuyến huyện 681 770 0,88 0,9
Cộng tuyến tỉnh 734 810 0,91 1,25
Tổng cộng 1.415 1.580 0,90
Tỷ lệ cán bộ trên 01 giường bệnh chung cho các 
bệnh viện: 0,90, trong đó:
- Tuyến huyện: Tỷ lệ cán bộ trên 01 giường bệnh 
từ 0,75 đến 0,99, trung bình 0,88. Nếu so với định 
mức thì có 5/8 bệnh viện tuyến huyện chưa đạt theo 
yêu cầu. Nếu tính chung cho các bệnh viện huyện thì 
cũng chưa đạt yêu cầu. 
Như vậy số lượng cán bộ trên tổng số giường 
bệnh tại tuyến huyện là 681 chỉ đạt 98,3% so với 
định mức 693 cán bộ tối thiểu theo giường bệnh và 
cần bổ sung 12 cán bộ
- Tuyến tỉnh: Tỷ lệ cán bộ trên giường bệnh từ 
0,66 đến 1,01, trung bình 0,91. Nếu so với định mức 
thì các bệnh viện tuyến tỉnh đều chưa đạt theo yêu 
cầu. Với tổng số cán bộ hiện có là 734 mới chỉ đạt 
đạt 82,1% so với định mức 894 cán bộ tối thiểu theo 
quy mô giường bệnh và cần bổ sung cho các bệnh 
viện tuyến tỉnh tối thiểu 160 cán bộ.
3.3. Chỉ số về cơ cấu nhân lực lâm sàng 
Bảng 3. Cơ cấu nhân lực lâm sàng 
Chỉ số
Tuyến tỉnh Tuyến huyện Cộng 
n % n % n %
Điều dưỡng 245 52,1 173 41,4 418 47,1
Hộ sinh 36 7,7 55 8,1 91 10,2
Bác sỹ 121 25,7 102 24,4 223 25,1
Cán bộ khác 68 14,5 88 21,1 156 17,6
Cộng 470 100 418 100 888 100
Nhân lực chung 734 681 1.415
Tỷ lệ nhân lực lâm sàng 65,0% 61,3% 62,75%
Tỷ lệ nhân lực lâm sàng so với nhân lực chung là 62,75%, trong đó tuyến huyện là 61,3% và tuyến tỉnh là 
65%. So với tỷ lệ tối thiểu 60% thì tỷ lệ cơ cấu cán bộ lâm sàng chung ở cả tuyến huyện và tuyến tỉnh đều đạt 
yêu cầu.
48
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Về số lượng nhân lực lâm sàng:
- Đối với các bệnh viện tuyến huyện: căn cứ số 
lượng 693 cán bộ tối thiểu theo định mức giường 
bệnh (770 giường bệnh) thì số lượng cán bộ lâm 
sàng yêu cầu tối thiểu 60% tương đương 416 cán 
bộ. Như vậy với số lượng 418 cán bộ làm công tác 
lâm sàng tại tuyến huyện đã đáp ứng được yêu cầu, 
không cần bổ sung thêm.
- Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh: theo định mức 
tối thiểu 894 cán bộ tương ứng với 810 giường bệnh 
thì yêu cầu tối thiểu 60% cán bộ làm công tác lâm 
sàng tương đương với 536 cán bộ. Số lượng cán bộ 
làm công tác lâm sàng hiện có là 470 cán bộ, mới chỉ 
đáp ứng 87,7% theo định mức, còn thiếu 66 cán bộ. 
Tỷ lệ ĐD, HS so với BS chung cho các bệnh viện 
là 2,3; trong đó tuyến huyện là 2,2 và tuyến tỉnh là 
2,3. Nếu so với tỷ lệ 3,5 theo quy định thì tỷ lệ thực 
tế chưa đạt yêu cầu.
3.4. Chỉ số nhân lực ĐD, HS theo giường bệnh 
Bảng 4. Tỷ lệ đạt ĐD, HS trên 01 giường bệnh 
Bệnh viện
Số lượng 
ĐD, HS
Tổng số
giường bệnh
Tỷ lệ ĐD, HS/ 
giường bệnh 
Định mức 
tối thiểu
Gio Linh 25 80 0,31 0,42
Vĩnh Linh 52 200 0,26 0,42
Hải Lăng 29 80 0,36 0,42
Triệu Phong 27 80 0,34 0,42
Cam Lộ 25 80 0,31 0,42
Đông Hà 25 80 0,31 0,42
Hướng Hóa 25 100 0,25 0,42
Đakrông 20 70 0,29 0,42
KV Triệu Hải 60 200 0,30 0,42
PHCN tỉnh 12 80 0,15 0,33
Lao và bệnh phổi 5 30 0,17 0,51
Đa khoa tỉnh 204 500 0,48 0,58
Cộng tuyến huyện 228 770 0,30
Cộng tuyến tỉnh 281 810 0,32
Cộng 509 1.580 0,32
Tỷ lệ ĐD, HS trên 01 giường bệnh chung cho các 
bệnh viện là 0,32, trong đó:
- Tuyến huyện: Tỷ lệ ĐD, HS trên 01 giường bệnh 
đạt từ 0,25 đến 0,36, trung bình 0,30. 
- Tuyến tỉnh: Tỷ lệ ĐD, HS trên 01 giường bệnh 
đạt từ 0,15 đến 0,48, trung bình: 0,32. 
Như vậy, số lượng ĐD, HS theo quy mô giường 
bệnh của các bệnh viện vẫn chưa đáp ứng được mục 
tiêu, cụ thể:
- Đối với 08 bệnh viện tuyến huyện: Định mức 
tối thiểu ĐD, HS trên một giường bệnh là 0,42, trong 
nghiên cứu này, tỷ lệ ĐD, HS trên giường bệnh của 
các bệnh viện tuyến huyện chỉ đạt từ 0,25 – 0,36 
(Đạt 59,5% - 85,7% theo định mức tối thiểu), trung 
bình 0,30 (Đạt 71,4% định mức tối thiểu). Với tổng 
số ĐD, HS hiện có là 228, đạt 70,6% và cần bổ sung 
95 ĐD, HS so với định mức 323 ĐD, HS tối thiểu theo 
giường bệnh.
- Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh: Tỷ lệ đạt mức 
nhân lực ĐD, HS trên giường bệnh đối với Bệnh viện 
ĐK khu vực Triệu Hải là 0,30 (định mức tối thiểu là 
0,42), BV PHCN tỉnh là 0,15 (định mức tối thiểu là 
0,33), BV CK Lao và bệnh phổi là 0,17 (định mức tối 
thiểu là 0,51), BV đa khoa tỉnh là 0,48 (định mức tối 
thiểu là 0,58). Tỷ lệ đạt mức ĐD, HS trung bình trên 
giường bệnh: 0,35. Tổng số ĐD, HS hiện có: 281, đạt 
67,7% so với tổng số 415 ĐD, HS tối thiểu theo định 
mức giường bệnh. Số ĐD, HS cần bổ sung cho các 
bệnh viện tuyến tỉnh tối thiểu theo quy mô giường 
bệnh là 134.
49
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.5. Chỉ số về cơ cấu nhân lực ĐD, HS theo trình độ chuyên môn
Bảng 5. Cơ cấu nhân lực ĐD, HS theo trình độ chuyên môn
Trình độ 
chuyên môn
Tuyến tỉnh Tuyến huyện Cộng
ĐD HS Cộng % ĐD HS Cộng % n %
Sau đại học 01 01 0,4 01 0,2
Đại học 56 10 66 23,5 29 14 43 18,9 109 21,4
Cao đẳng 68 68 24,2 09 09 4,0 77 15,1
Trung học 115 26 141 50,2 131 41 172 75,4 313 61,5
Sơ học 06 06 2,1 03 03 1,3 09 1,8
Cộng 245 36 281 100 173 55 228 100 509 100
Nhận xét:
Tỷ lệ ĐD, HS có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 
36,7%, trong đó đối với tuyến huyện là 23,3% và 
tuyến tỉnh là 47,7%. Tỷ lệ ĐD có trình độ cao đẳng 
trở lên là 39%, nếu tính riêng thì tuyến huyện là 
22,5% và tuyến tỉnh là 50,6%. Tỷ lệ HS có trình độ 
cao đẳng trở lên là 26,4%, nếu tính riêng tuyến 
huyện là 25,5% và tuyến tỉnh là 27,8%.
Như vậy, so với yêu cầu 30% đạt trình độ cao 
đẳng trở lên thì tỷ lệ chung ĐD, HS trong toàn tỉnh 
đạt yêu cầu, tuy nhiên nếu xét riêng theo tuyến thì 
tuyến huyện chưa đạt. 
Đối với ĐD thì tỷ lệ có trình độ cao đẳng trở lên 
(39%) đạt so với yêu cầu, nếu tính theo tuyến thì 
tuyến huyện mới chỉ đạt 22,5% chưa đáp ứng yêu cầu. 
Đối với HS thì tỷ lệ có trình độ cao đẳng trở lên 
chung cho các bệnh viện mới chỉ đạt 26,4% chưa đáp 
ứng yêu cầu. Nếu xét theo tuyến thì HS ở cả hai tuyến 
đều có tỷ lệ trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên 
thấp hơn mục tiêu chung của Bộ Y tế đề ra là 30%.
4. KẾT LUẬN
- Số lượng cán bộ nói chung của các bệnh viện 
trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng 89,2% định mức 
tối thiểu tính theo quy mô giường bệnh. 
- Tỷ lệ phân bổ nhân lực lâm sàng chung cho các 
bệnh viện là công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 
là 62,75%, trong đó tuyến huyện là 61,3% và tuyến 
tỉnh là 65%. So với tỷ lệ tối thiểu 60% theo quy định 
thì tỷ lệ cơ cấu cán bộ lâm sàng chung ở cả tuyến 
huyện và tuyến tỉnh đều đạt yêu cầu. 
- Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh hiện có của các 
bệnh viện mới chỉ đạt 69,0% so với định mức cần 
thiết tối thiểu chung theo quy mô giường bệnh. Tỷ 
lệ điều dưỡng, hộ sinh so với bác sỹ chung cho các 
bệnh viện là 2,3 chưa đạt mức 3,5 theo yêu cầu. 
- Điều dưỡng, hộ sinh có trình độ sau đại học là 
0,2%, đại học: 21,4%, cao đẳng: 15,1%, trung học: 
61,5%, sơ học: 1,8%. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có 
trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên (36%) đáp 
ứng được mục tiêu 30% của Bộ Y tế.
5. KIẾN NGHỊ
- Các bệnh viện cần được bổ sung số lượng cán 
bộ nói chung và đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh nói 
riêng để đáp ứng quy mô giường bệnh, đảm bảo cơ 
cấu tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh so với bác sỹ là 3,5. Cần 
bổ sung tối thiểu 172 cán bộ. 
- Giải quyết sự thiếu hụt nguồn nhân lực điều 
dưỡng, hộ sinh: cần được bổ sung tối thiểu 229 điều 
dưỡng, hộ sinh. Trong đó tuyến huyện cần bổ sung 
95 điều dưỡng, hộ sinh. Đối với tuyến tỉnh, cần bổ 
sung 134 điều dưỡng, hộ sinh.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều 
hình thức, nhất là đối với các bệnh viện tuyến huyện. 
Có cơ chế động viên, khuyến khích đội ngũ điều 
dưỡng, hộ sinh học tập nâng cao trình độ chuyên 
môn, vi tính, ngoại ngữ.
-----
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2004), “Điều dưỡng học và các nguyên lý cơ 
bản về điều dưỡng”, Tài liệu quản lý Điều dưỡng, Nhà xuất 
bản Y học, tr. 344-353.
2. Bộ Y tế (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-
BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong 
các cơ sở y tế nhà nước, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2013), Chương trình hành động quốc gia về 
tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn từ nay 
đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 1215/
QĐ-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y 
tế, Hà Nội.
4. Chính phủ (2006), Quyết định số: 153/2006/QĐ-TTg 
ngày 30 tháng 06 năm 2006 Phê duyệt Quy hoạch tổng 
thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 
2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 
5. Sở Y tế Quảng Trị (2014), Quyết định số 703/QĐ-SYT 
ngày 30/7/2014 về việc phân bổ kế hoạch giường bệnh 
năm 2015, Quảng Trị.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nguon_nhan_luc_dieu_duong_ho_sinh_he_dieu_tri_tai.pdf