Nghiên cứu phân vùng bão, xác định nguy cơ bão và nước dâng do bão khi có bão mạnh đổ bộ

Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu phân vùng bão, nước dâng do bão, trong đó có phân vùng gió mạnh, mưa lớn cho các vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ. Số liệu về bão, nước dâng do bão, mưa và gió trong bão cập nhật đến năm 2014 và các kết quả nghiên cứu mới nhất được sử dụng trong phân < ch.="" kết="" quả="" cho="" thấy:="" lãnh="" thổ="" nước="" ta="" có="" thể="" được="" phân="" thành="" 8="" vùng="" ảnh="" hưởng="" của="" bão;="" mùa="" bão="" xuất="" hiện="" chậm="" dần="" từ="" bắc="" vào="" nam,="" thường="" từ="" tháng="" 7-9="" ở="" khu="" vực="" phía="" bắc="" và="" tháng="" 10-12="" ở="" khu="" vực="" phía="" nam;="" tần="" số="" bão="" trung="" bình="" năm="" cao="" nhất="" là="" 2,0-2,5="" cơn="" ở="" vùng="" quảng="" ninh="" đến="" thanh="" hóa,="" các="" vùng="" khác="" thấp="" hơn;="" gió="" mạnh="" nhất="" quan="" trắc="" được="" là="" cấp="" 15-16;="" lượng="" mưa="" trung="" bình="" của="" một="" đợt="" bão="" phổ="" biến="" từ="" 100-150="" mm,="" cao="" nhất="" là="" 200-300="" mm;="" nước="" dâng="" do="" bão="" cao="" nhất="" đã="" xảy="" ra="" là="" 4,5="" m.="" trong="" tương="" lai,="" biến="" đổi="" khí="" hậu="" có="" thể="" làm="" tăng="" nguy="" cơ="" về="" bão,="" gió="" mạnh,="" mưa="" lớn="" và="" nước="" biển="" dâng.="" nếu="" có="" siêu="" bão="" đổ="" bộ,="" nước="" dâng="" do="" bão="" có="" thể="" lên="" đến="" 5,0="" m="" ở="" khu="" vực="" ven="" biển="" nghệ="" an,="" hà="">

pdf 9 trang yennguyen 3240
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu phân vùng bão, xác định nguy cơ bão và nước dâng do bão khi có bão mạnh đổ bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu phân vùng bão, xác định nguy cơ bão và nước dâng do bão khi có bão mạnh đổ bộ

Nghiên cứu phân vùng bão, xác định nguy cơ bão và nước dâng do bão khi có bão mạnh đổ bộ
36 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG BÃO, XÁC ĐỊNH NGUY CƠ BÃO 
VÀ NƯỚC DÂNG DO BÃO KHI CÓ BÃO MẠNH ĐỔ BỘ
Nguyễn Xuân Hiển(1), Nguyễn Văn Thắng(1), Trần Thục(1), Nguyễn Văn Hiệp(2),
Huỳnh Thị Lan Hương(1), Mai Văn Khiêm(1)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam
Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu phân vùng bão, nước dâng do bão, trong đó có 
phân vùng gió mạnh, mưa lớn cho các vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ. Số liệu 
về bão, nước dâng do bão, mưa và gió trong bão cập nhật đến năm 2014 và các kết quả nghiên cứu 
mới nhất được sử dụng trong phân < ch. Kết quả cho thấy: Lãnh thổ nước ta có thể được phân thành 
8 vùng ảnh hưởng của bão; mùa bão xuất hiện chậm dần từ Bắc vào Nam, thường từ tháng 7-9 ở khu 
vực phía Bắc và tháng 10-12 ở khu vực phía Nam; tần số bão trung bình năm cao nhất là 2,0-2,5 cơn 
ở vùng Quảng Ninh đến Thanh Hóa, các vùng khác thấp hơn; gió mạnh nhất quan trắc được là cấp 
15-16; lượng mưa trung bình của một đợt bão phổ biến từ 100-150 mm, cao nhất là 200-300 mm; 
nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra là 4,5 m. Trong tương lai, biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy 
cơ về bão, gió mạnh, mưa lớn và nước biển dâng. Nếu có siêu bão đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên 
đến 5,0 m ở khu vực ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh.
Từ khóa: Phân vùng bão, nguy cơ bão, nước dâng do bão, gió mạnh, mưa lớn. 
1. Giới thiệu chung
Bão và áp thấp nhiệt đới (sau đây gọi chung 
là bão) là hiện tượng thiên tai nguy hiểm kèm 
theo gió mạnh, mưa lớn, sóng cao và nước 
biển dâng. Bão thường gây ra những thiệt hại 
to lớn về người và tài sản trên phạm vi rộng 
lớn, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế - 
xã hội và cuộc sống của người dân. Theo đánh 
giá của các tổ chức quản lý thiên tai trên thế 
giới, bão là loại thiên tai nguy hiểm, được xếp 
thứ hai sau lũ lụt. Việc phân vùng bão, xác định 
nguy cơ bão và các hệ quả của nó như nước 
dâng, gió mạnh, mưa lớn có ý nghĩa khoa học 
và thực G ễn quan trọng trong xây dựng các giải 
pháp ứng phó, đặc biệt khi bão mạnh, siêu bão 
đổ bộ. 
Tại Việt Nam cũng đã có một số các công 
trình nghiên cứu, phân vùng bão như: Xây 
dựng phân vùng áp lực gió trên lãnh thổ Việt 
Nam với chu kỳ lặp lại khác nhau phục vụ cho 
công tác thiết kế và quy hoạch xây dựng [4]; 
Phân vùng bão dựa vào các G êu chí về mùa 
bão và tần số và dựa vào G êu chí về gió bão 
và mưa bão [5]. Đối với nước dâng do bão, các 
nghiên cứu chủ yếu sử dụng mô hình số trị để 
mô phỏng lại nước dâng do bão từ các cơn 
bão trong quá khứ với mức độ chi G ết khác 
nhau để phân vùng và xác định nguy cơ nước 
dâng do bão cho dải ven biển Việt Nam [3, 6, 
7]. Năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường 
dựa trên các G êu chí về các tháng nhiều bão 
nhất, tần số bão, `nh hình mưa do bão đã 
phân chia dải ven biển Việt Nam thành 5 vùng 
ảnh hưởng của bão và 7 vùng ảnh hưởng của 
nước dâng do bão [1]. 
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu 
phân vùng bão, nước dâng do bão của Viện 
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí 
hậu theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài 
nguyên và Môi trường [2, 8]. Việc phân vùng 
gió mạnh, mưa lớn cho các khu vực ở sâu 
trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ 
cũng được thực hiện để giúp cho cơ quan 
chức năng, các địa phương có thêm thông 
G n quan trọng, hữu ích trong công tác phòng, 
chống thiên tai.
37
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
2. Số liệu và phương pháp
2.1. Số liệu
Số liệu khí tượng tại các trạm quan trắc cập 
nhật đến năm 2014 được sử dụng, bao gồm: 
(1) Số liệu tốc độ gió mạnh nhất của 120 trạm 
quan trắc; (2) Số liệu lượng mưa ngày của 148 
trạm quan trắc trên cả nước vào những ngày 
có bão ảnh hưởng trong thời kỳ 1961-2014; 
(3) Số liệu bản đồ đường đi của bão thời kỳ 
1961-2014 của: (i) Trung tâm Khí tượng Thủy 
văn Quốc gia (bản đồ đường đi của bão thời kỳ 
1961-2014, báo cáo đặc điểm Khí tượng Thủy 
văn hàng năm, tài liệu thống kê ảnh hưởng của 
bão của các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực); 
(ii) IBTrACS của Trung tâm Quản lý đại dương 
và khí quyển quốc gia (NOAA - NaU onal Ocean-
ic and Atmospheric AdministraU on); (iii) Trung 
tâm Dữ liệu khí hậu quốc gia (NCDC - NaU onal 
ClimaU c Data Center); (iv) Số liệu về bão của 
Nhật Bản; (v) Số liệu về bão của Hồng Kông. 
Trong đó, số liệu quan trắc tại trạm được coi 
là số liệu chính. Hai nguồn số liệu còn lại được 
dùng bổ sung tại các vị trí trạm quan trắc còn 
thiếu.
2.2. Phương pháp
Phân vùng bão được dựa trên phương 
pháp về sự đồng nhất tương đối của các chỉ 
U êu: (i) Ba tháng liên tục nhiều bão nhất trong 
năm; (ii) Tần số bão trong năm; và (iii) Ảnh 
hưởng của mưa, gió bão. Các chỉ U êu phân 
vùng được thiết lập theo tập số liệu bão trong 
thời kỳ 1961-2014. Trong phân vùng, địa giới 
hành chính các tỉnh được chú trọng để đảm 
bảo một tỉnh không nằm trên hai phân vùng, 
nhằm thuận lợi cho công tác chỉ đạo phòng 
tránh thiên tai của địa phương. 
Phương pháp để xác định mưa lớn nhất và 
gió mạnh nhất trong bão cho các vùng khi bão 
mạnh, siêu bão đổ bộ là sử dụng hàm phân bố 
cực trị Gumbel với tần suất 1% trên cơ sở các 
số liệu quan trắc tại các trạm. 
Để xác định chính xác tốc độ gió mạnh nhất 
trong bão từ số liệu quan trắc nhằm đảm bảo 
giá trị Vmax đó là giá trị gió bão trong hoàn lưu 
bão bình thường, không phải là giá trị do gió 
giật hay gió xoáy trong hoàn lưu bão gây ra, 
nguyên tắc sau đây được áp dụng: (i) Giá trị 
Vmax tại trạm đó đạt giá trị lớn nhất vùng; (ii) 
Tốc độ gió lớn nhất ở rìa phía Bắc của bão và 
không cách quá xa vùng tâm bão; (iii) Các trạm 
xung quanh có giá trị Vmax tương đương hoặc 
gần tương đương với giá trị Vmax của trạm đã 
được lựa chọn ở trên (dựa trên 3 trạm lân cận). 
Phân vùng nước dâng do bão được dựa trên 
kết quả phân vùng bão và sự đồng nhất về độ 
lớn nước dâng do bão được mô phỏng từ các 
cơn bão trong quá khứ. Nguy cơ nước dâng do 
bão được xác định từ kết quả mô phỏng nước 
dâng do bão của các cơn bão mạnh, siêu bão 
đặc trưng cho từng khu vực. Trên cơ sở đó, các 
bước thực hiện việc phân vùng nước dâng do 
bão được đưa ra như sau: (i) Thu thập số liệu 
các thông số bão, nước dâng do bão của các 
cơn bão đã xảy ra trong quá khứ; (ii) Mô phỏng 
nước dâng do bão cho các cơn bão đã xảy ra 
trong quá khứ cho từng khu vực ven biển đã 
được phân vùng bão, các kết quả nước dâng 
do bão được đưa ra cho từng điểm ven biển 
với khoảng cách 10 km/điểm; (iii) Phân vùng 
nước dâng do bão trên cơ sở các khu vực có sự 
đồng nhất về độ lớn nước dâng do bão.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Phân vùng bão đổ bộ và ảnh hưởng trực 
) ếp đến Việt Nam
Qua phân € ch số liệu thống kê có thể thấy, 
trong giai đoạn 1961-2014 có 364 cơn bão 
đổ bộ và ảnh hưởng đến Việt Nam, bao gồm 
những cơn bão đã đổ bộ vào đất liền, những 
cơn bão tan ở vùng khơi ven bờ hoặc đi gần 
biên giới Việt Nam với khoảng cách khoảng 
100 km (gọi chung là bão ảnh hưởng đến Việt 
Nam). Nhận định chung về thời gian bão ảnh 
hưởng và tần số bão ảnh hưởng đến Việt Nam, 
có thể nhận định như sau: 
Về thời gian bão ảnh hưởng: (i) Khu vực ven 
biển Đồng bằng Bắc Bộ, Quảng Ninh và Thanh 
38 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Hóa, bão ảnh hưởng tập trung chủ yếu vào 
các tháng 7-8-9 (76%); (ii) Khu vực ven biển 
từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, bão ảnh 
hưởng tập trung chủ yếu vào các tháng 8-9-10 
(86%); (iii) Khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến 
Ninh Thuận, bão ảnh hưởng tập trung chủ yếu 
vào các tháng 9-10-11 (80%); (iv) Khu vực ven 
biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ (từ Bình Thuận 
đến Cà Mau - Kiên Giang), bão ảnh hưởng tập 
trung chủ yếu vào các tháng 10-11-12 (86%).
Về tần số bão ảnh hưởng: (i) Khu vực ven 
biển Đồng bằng Bắc Bộ, Quảng Ninh và Thanh 
Hóa, tần số bão ảnh hưởng lớn nhất, trên 2 cơn 
bão một năm; (ii) Khu vực ven biển từ Nghệ An 
đến Thừa Thiên - Huế, tần số bão ảnh hưởng 
dao động từ 1,5 - 2,0 cơn một năm; (iii) Khu 
vực ven biển từ Đà Nẵng đến Bình Định, tần số 
bão ảnh hưởng dao động từ 1,0 - 1,5 cơn một 
năm; (iv) Khu vực ven biển Nam Trung Bộ và 
Nam Bộ, tần số bão ảnh hưởng dưới 1 cơn một 
năm, trong đó từ Phú Yên đến Ninh Thuận có 
tần số từ 0,5 - 1,0 cơn và từ Bình Thuận đến Cà 
Mau - Kiên Giang có tần số <0,5 cơn một năm.
Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ (từ Phú 
Yên đến Cà Mau), tuy có sự đồng nhất về thời 
gian bão ảnh hưởng trong năm (tháng 10-11-
12), nhưng có sự khác biệt về tần số bão mà 
ranh giới là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. 
Theo số liệu thống kê của Đài Khí tượng Thủy 
văn khu vực Nam Trung Bộ, trong giai đoạn 
1977-2015, số lượng bão ảnh hưởng (ghi nhận 
có gió từ cấp 6 trở lên ở các trạm quan trắc 
khí tượng bề mặt) đến Ninh Thuận là 25 cơn 
(khoảng 0,64 cơn/năm) và ở Bình Thuận là 
10 cơn (khoảng 0,26 cơn/năm). Như vậy, có 
thể thấy giữa Ninh Thuận và Bình Thuận hình 
thành một ranh giới khá rõ về tần số bão ảnh 
hưởng.
Đối với các vùng sâu trong đất liền, các 
tỉnh không giáp biển thuộc vùng đồng bằng và 
trung du Bắc Bộ như Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh 
Phúc, Hòa Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, 
Hưng Yên, Hải Dương thường chịu ảnh hưởng 
trực w ếp và gián w ếp của toàn bộ những cơn 
bão đổ bộ vào khu vực ven biển từ Quảng Ninh 
đến Thanh Hóa. Vì vậy, khu vực này cũng có 
thời gian bão ảnh hưởng và tần số bão ảnh 
hưởng tương đương với khu vực ven biển từ 
Quảng Ninh đến Thanh Hóa. Tuy nhiên, cường 
độ gió bão ở đây thường yếu hơn so với các 
tỉnh ven biển.
Các tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc như Lào 
Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, 
Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn thường chịu 
ảnh hưởng trực w ếp và gián w ếp của những 
cơn bão đổ bộ vào khu vực ven biển từ Quảng 
Ninh đến Thanh Hóa hoặc những cơn bão 
đổ bộ vào Trung Quốc nhưng sau đó hoặc 
di chuyển đến hoặc tan trên địa phận Trung 
Quốc nhưng gây mưa lớn, gió mạnh, lũ lụt cho 
các tỉnh thuộc Đông Bắc. Vì vậy, khu vực Đông 
Bắc cũng có thời gian bão ảnh hưởng như khu 
vực ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, 
tuy nhiên tần số bão ảnh hưởng thấp hơn. 
Các tỉnh thuộc vùng núi cao Tây Bắc như 
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, cũng giống như 
vùng Đông Bắc, thường chịu ảnh hưởng gián 
w ếp của những cơn bão đổ bộ vào khu vực ven 
biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa hoặc vào 
Trung Quốc nhưng sau đó hoặc di chuyển đến 
hoặc tan trên địa phận Trung Quốc nhưng gây 
mưa lớn, gió mạnh, lũ lụt cho các tỉnh thuộc 
Tây Bắc. Vì vậy, khu vực Tây Bắc cũng có thời 
gian bão ảnh hưởng như khu vực ven biển từ 
Quảng Ninh đến Thanh Hóa, tuy nhiên tần số 
bão ảnh hưởng thấp hơn, và thấp hơn cả vùng 
Đông Bắc. 
Các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên như Kon 
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng 
thường chịu ảnh hưởng trực w ếp và gián w ếp 
của những cơn bão đổ bộ vào vùng ven biển 
từ khoảng vĩ độ 11°N đến vĩ độ 16°N. Vì vậy, 
khu vực Tây Nguyên cũng có thời gian bão 
ảnh hưởng như vùng Trung và Nam Trung Bộ 
nhưng tần số bão ảnh hưởng thấp hơn. 
Các tỉnh không giáp biển thuộc Nam Bộ 
như Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Long 
An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần 
39
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Thơ và Hậu Giang thường chịu ảnh hưởng trực 
) ếp và gián ) ếp của những cơn bão đổ bộ vào 
khu vực ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau. 
Vì vậy, các tỉnh này cũng có thời gian bão ảnh 
hưởng và tần số bão ảnh hưởng tương đương 
với khu vực ven biển từ Bình Thuận đến Cà 
Mau - Kiên Giang.
Trên cơ sở đặc điểm ảnh hưởng của bão, 
có thể phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 5 
vùng ven biển và 3 vùng sâu trong đất liền có 
sự khác biệt tương đối về 3 tháng nhiều bão 
nhất, tần số bão trong năm (Bảng 1).
3.2. Đặc điểm gió trong bão đổ bộ và ảnh 
hưởng trực % ếp đến Việt Nam
Tốc độ gió lớn nhất do bão được xác định 
theo số liệu bão trong thời kỳ 1961-2014 được 
xác định như sau:
Vùng I (Đông Bắc): Có 70 cơn bão gây ảnh 
hưởng tại khu vực với cường độ gió mạnh có 
thể lên tới 25-30 m/s. Số liệu quan trắc tại trạm 
Cao Bằng đã ghi nhận được tốc độ gió 40 m/s 
khi bão đổ CLARA đổ bộ vào Trung Quốc. Đây 
cũng là giá trị duy nhất và lớn nhất nằm xa mức 
phổ biến của cả vùng Đông Bắc. Trạm Cao Bằng 
nằm phía Nam, cách xa khu vực bão đổ bộ, mặt 
khác theo báo cáo diễn biến cơn bão CLARA 
của Đài Khí tượng Hồng Kông, tốc độ gió lớn 
nhất của cơn bão này là 28 m/s. Vì vậy, giá trị 
gió cực đại tại Cao Bằng nhiều khả năng là gió 
lốc/xoáy hình thành khi có ảnh hưởng của bão.
Vùng II (Tây Bắc): Có 26 cơn bão gây ảnh 
hưởng gián ) ếp cho khu vực Tây Bắc với cường 
độ gió mạnh có thể lên tới 20-25 m/s. Đặc biệt, 
số liệu quan trắc tại trạm Mộc Châu đã ghi nhận 
được tốc độ gió 40 m/s trong ngày 23/9/1962 
khi bão CARLA đổ bộ vào Thanh Hóa gây ra. 
Đây cũng là giá trị duy nhất và lớn nhất nằm 
xa mức phổ biến của cả vùng Tây Bắc. Thực tế, 
Bảng 1. Thời gian và tần số bão ảnh hưởng ở các vùng của Việt Nam
Tên vùng Ba tháng 
nhiều bão 
nhất
Tổng số bão
(1961-2014)
Tần số bão 
(cơn/năm)
Ghi chú
Vùng I: 
Đông Bắc
7-8-9 70 1,0-1,5 Gồm 16 cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc 
và 54 cơn bão đổ bộ vào dải ven biển từ 
Quảng Ninh đến Thanh Hóa
Vùng II: 
Tây Bắc
7-8-9 26 < 0,5 Gồm 2 cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc 
và 24 cơn bão đổ bộ vào dải ven biển từ 
Quảng Ninh đến Thanh Hóa
Vùng III: 
Quảng Ninh - 
Thanh Hóa
7-8-9 116 2,0-2,5 Gồm toàn bộ những cơn bão đổ bộ và ảnh 
hưởng từ Quảng Ninh - Thanh Hóa
Vùng IV: 
Nghệ An - 
Thừa Thiên 
- Huế
8-9-10 93 1,5-2,0 Gồm toàn bộ những cơn bão đổ bộ và ảnh 
hưởng từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế
Vùng V:
Đà Nẵng -
Bình Định
9-10-11 66 1,0-1,5 Gồm toàn bộ những cơn bão đổ bộ và ảnh 
hưởng từ Đà Nẵng đến Bình Định
Vùng VI:
Phú Yên - 
Ninh Thuận
10-11-12 48 0,5-1,0 Gồm toàn bộ những cơn bão đổ bộ và ảnh 
hưởng từ Phú Yên đến Ninh Thuận
Vùng VII:
Tây Nguyên
10-11-12 58 1,0-1,5 Gồm những cơn bão đổ bộ vào vùng ven 
biển từ khoảng vĩ độ 11oN đến vĩ độ 16oN
Vùng VIII:
Bình Thuận - 
Cà Mau
10-11-12 23 < 0,5 Gồm toàn bộ những cơn bão đổ bộ và ảnh 
hưởng từ Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên 
Giang
40 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
trạm Mộc Châu nằm cách xa vùng bão đổ bộ 
nên giá trị này nhiều khả năng là gió lốc/xoáy 
hình thành khi có ảnh hưởng của bão.
Vùng III (Quảng Ninh đến Thanh Hóa): Có 
116 cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng đến khu vực 
này với cường độ gió mạnh có thể lên tới 40-45 
m/s. Tốc gió gió lớn nhất ghi nhận được là 51 
m/s tại trạm Phù Liễn khi bão SARAH đổ bộ vào 
Thanh Hóa ngày 21/7/1977 gây ra. Một số cơn 
bão đã gây gió mạnh như bão FAYE (9/1963) 
gây ra gió mạnh 50 m/s tại trạm đảo Bạch Long 
Vĩ; bão Côn Sơn (7/2010) gây ra gió mạnh gần 
40 m/s tại trạm đảo Bạch Long Vĩ. 
Vùng IV (từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế): 
Có 93 cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng đến khu 
vực này với cường độ gió mạnh có thể lên tới 
40-45 m/s. Tốc độ gió lớn nhất ghi nhận được 
là 48 m/s tại trạm Kỳ Anh ngày 08/10/1964 khi 
bão CLARA đổ bộ vào Nghệ An gây ra. 
Vùng V (từ Đà Nẵng đến Bình Định): Có 66 
cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng đến khu vực này 
với cường độ gió mạnh có thể lên tới 35-40 
m/s. Đặc biệt, tại trạm Quy Nhơn đã ghi nhận 
được tốc độ gió 59 m/s trong ngày 15/9/1972 
khi bão FLOSIE đổ bộ vào Quảng Ngãi gây ra. 
Tuy nhiên, số liệu tại các trạm trong vùng cho 
thấy hầu hết các trạm đều không có số liệu đo 
gió hoặc có tốc độ gió thấp (trạm Tuy Hòa có 
tốc độ gió 5 m/s; trạm Quảng Ngãi có tốc độ 
gió 16 m/s). Vì vậy, khả năng cao đây là gió lốc/
xoáy hình thành khi có ảnh hưởng của bão.
Vùng VI (từ Phú Yên đến Ninh Thuận): Có 48 
cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng đến khu vực này 
với cường độ gió mạnh có thể lên tới 35-40 
m/s. Tốc độ gió lớn nhất ghi nhận được là 44 
m/s tại trạm Tuy Hòa do bão KYLE đổ bộ vào 
Bình Định ngày 23/11/1993 gây ra. 
Vùng VII (Tây Nguyên): Có 58 cơn bão ảnh 
hưởng đến khu vực này với cường độ gió mạnh 
có thể lên tới 20-25 m/s. Tốc độ gió lớn nhất 
ghi nhận được là 28 m/s tại trạm Pleiku do bão 
AGNES đổ bộ vào Bình Định ngày 08/11/1984 
gây ra. 
Vùng VIII (từ Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên 
Giang): Có 23 cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng 
đến khu vực này với cường độ gió mạnh có thể 
lên tới 20-25 m/s. Tốc độ gió lớn nhất ghi nhận 
được là 28 m/s tại trạm Cà Mau do bão LINDA 
đổ bộ vào Cà Mau ngày 02/11/1997 gây ra. 
Cùng thời điểm này gió mạnh quan trắc được 
tại trạm đảo Côn Đảo là 42 m/s. 
3.3. Đặc điểm mưa trong bão đổ bộ và ảnh 
hưởng trực % ếp đến Việt Nam
Mưa do bão gây ra tại các trạm là khá khác 
nhau giữa các vùng. Tuy nhiên, tổng lượng 
mưa trung bình một đợt bão thì khá tương 
đồng. Vùng Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế là 
vùng có tổng lượng mưa trung bình trong một 
đợt bão là lớn nhất cả nước, 200-300 mm, ~ ếp 
đến là vùng từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, từ 
Đà Nẵng đến Ninh Thuận và từ Phú Yên đến 
Bình Thuận có mức tương đồng từ 150-200 
mm. Vùng Tây Nguyên và Đông Bắc có lượng 
mưa trung bình một đợt bão từ 100-150 mm. 
Vùng Tây Bắc và từ Bình Thuận đến Cà Mau - 
Kiên Giang có lượng mưa trung bình một đợt 
bão thấp nhất cả nước, 50-100 m.
3.4. Phân vùng bão và nguy cơ mưa lớn, gió 
mạnh khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ 
Mưa một ngày lớn nhất có giá trị cao nhất 
ở khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, 
1000-1050 mm; ~ ếp đến là khu vực từ Quảng 
Ninh đến Thanh Hóa, Đà Nẵng đến Bình Định, 
Phú Yên đến Ninh Thuận, 650-750 mm; thấp 
nhất ở khu vực Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên 
Giang, 300-350 mm. 
Gió mạnh và gió giật khi bão mạnh, siêu 
bão đổ bộ có giá trị lớn nhất là ở các khu vực 
từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, Nghệ An đến 
Thừa Thiên - Huế (cấp 15-16, giật trên cấp 17), 
thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên (cấp 10 -11, 
giật trên cấp 12), các khu vực còn lại từ cấp 10-
12, giật trên cấp 12-13.
Phân vùng bão và nguy cơ mưa lớn, gió 
mạnh khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ được 
trình bày trong Hình 1.
41
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Hình 1. Phân vùng bão và xác định nguy cơ mưa lớn, gió mạnh 
khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ
3.5. Phân vùng và xác định nguy cơ nước 
dâng do bão cho dải ven biển Việt Nam
Nước dâng do bão là hệ quả của bão nên 
việc & nh toán nước dâng do bão và xác định 
nguy cơ nước dâng do bão được dựa trên 
kết quả phân vùng và xác định nguy cơ bão. 
Khu vực ven biển Việt Nam được chia thành 5 
vùng như sau: (i) Vùng I: Quảng Ninh - Thanh 
Hóa; (ii) Vùng II: Nghệ An - Thừa Thiên - Huế; 
(iii) Vùng III: Đà Nẵng - Quảng Ngãi; (iv) Vùng 
IV: Bình Định - Ninh Thuận; (v) Vùng V: Bình 
Thuận - Cà Mau.
Theo 9 êu chí đồng nhất về độ lớn nước 
dâng do bão và đặc điểm thủy triều trong một 
vùng, có thể phân biệt như sau: 
 Vùng I: Từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có 
sự tương đồng khá cao về độ lớn, với giá trị 
nước dâng do bão trong quá khứ phổ biến từ 
1,9-3,7 m, trung bình là 2,5 m; thủy triều phổ 
biến là nhật triều đều với biên độ triều cao 
nhất lớn hơn 180 cm. 
Vùng II: Từ Nghệ An đến đến Thừa Thiên - 
Huế có sự phân hóa tương đối về độ lớn nước 
42 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
dâng do bão. Khu vực từ Nghệ An đến Hà Tĩnh 
có giá trị nước dâng do bão phổ biến là lớn 
hơn 3,0 m, cao nhất đến 4,5 m, trung bình là 
3,5 m; thủy triều phổ biến là nhật triều không 
đều với biên độ triều 170-180 cm. Khu vực 
từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế có giá 
trị nước dâng do bão thấp hơn, phổ biến là 
nhỏ hơn 2,5 m, ngoại trừ khu vực Quảng Trị 
có một vài điểm độ cao nước dâng đến 3,9 m, 
trung bình là 2,6 m; thủy triều là bán nhật triều 
không đều và có biên độ nhỏ hơn rõ rệt so với 
khu vực từ Nghệ An đến Hà Tĩnh với biên độ 
triều vào khoảng từ 80-110 cm.
Vùng III: Từ Đà Nẵng đến Bình Định có sự 
tương đồng khá cao về độ lớn nước dâng do 
bão với giá trị nước dâng do bão trong quá 
khứ phổ biến trong khoảng 0,7-1,1 m, ngoại 
trừ có hai điểm có độ lớn nước dâng trên 1,5 
m, trung bình là 1,0 m; thủy triều tại khu vực 
này là nhật triều không đều với biên độ triều 
cao nhất từ 90-120 cm.
Vùng IV: Từ Phú Yên đến Ninh Thuận có độ 
lớn nước dâng trong quá khứ tương tự so với 
như vùng III, giá trị nước dâng do bão trong 
quá khứ phổ biến vào khoảng 0,6-1,6 m, trung 
bình là 1,0 m; thủy triều là nhật triều không 
đều với biên độ triều cao nhất từ 130-160 cm.
Vùng V: Từ Bình Thuận đến Cà Mau có sự 
phân hóa tương đối về độ lớn nước dâng do 
bão, vì địa hình bờ biển có sự thay đổi rõ rệt. 
Khu vực từ Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu 
bờ biển có độ dốc lớn nên nước dâng do bão 
tại khu vực này thấp nhất cả nước, phổ biến 
trong khoảng từ 0,6-1,2 m, trung bình là 0,8 
m; thủy triều phổ biến là bán nhật triều không 
đều với biên độ vào khoảng 1,4-1,8 m. Ngược 
lại, khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu 
Long có địa hình thoải, nên tuy bão tại khu 
vực này không lớn nhưng độ cao nước dâng 
do bão khá cao, giá trị phổ biến là lớn hơn 0,8 
m, nhiều điểm có độ cao nước dâng trong quá 
khứ trên 2,0 m; thủy triều phổ biến là bán nhật 
triều không đều với biên độ triều vào khoảng 
1,8-2,0 m. 
4. Kết luận
Hàng năm, vùng biển nước ta thường xuyên 
chịu tác động mạnh của thiên tai có liên quan 
đến khí tượng thủy văn, trong đó có loại thiên 
tai nguy hiểm, bão và nước dâng do bão. Dưới 
tác động của biến đổi khí hậu, Z nh hình thiên 
tai có thể diễn ra với mức độ và cường độ ngày 
càng phức tạp và khó dự báo hơn. Dựa trên 
chuỗi số liệu bão từ 1961-2014, lãnh thổ Việt 
Nam được phân thành 8 vùng ảnh hưởng của 
bão: (i) Vùng Đông Bắc; (ii) Vùng Tây Bắc; (iii) 
Vùng từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa; (iv) Vùng 
từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế; (v) Vùng từ 
Đà Nẵng đến Bình Định; (vi) Vùng từ Phú Yên 
đến Ninh Thuận; (vii) Vùng Tây Nguyên; (viii) 
Vùng từ Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên Giang. 
Mùa bão xuất hiện chậm dần từ Bắc vào 
Nam, thường từ tháng 7-9 ở khu vực phía Bắc 
và tháng 10-12 ở khu vực phía Nam. Bão tập 
trung vào các tháng 7-8-9 ở các vùng Đông 
Bắc, Tây Bắc, Quảng Ninh đến Thanh Hóa; vào 
các tháng 8-9-10 ở vùng Nghệ An đến Thừa 
Thiên - Huế; vào các tháng 9-10-11 ở vùng Đà 
Nẵng đến Bình Định; và vào các tháng 10-11-
12 ở các vùng Phú Yên đến Ninh Thuận, Tây 
Nguyên, Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên Giang. 
Tần số bão trung bình năm cao nhất là 2,0-2,5 
cơn ở vùng Quảng Ninh đến Thanh Hóa; thấp 
nhất là dưới 0,5 cơn ở vùng Tây Bắc, vùng Bình 
Thuận đến Cà Mau - Kiên Giang; và dao động 
từ 0,5-1,5 cơn ở các vùng còn lại. 
Vùng Quảng Ninh đến Thanh Hóa và Nghệ 
An đến Thừa Thiên - Huế là vùng có gió bão 
mạnh nhất đã quan trắc được (cấp 15-16); kế 
đến là vùng từ Đà Nẵng đến Bình Định, Phú 
Yên đến Ninh Thuận (cấp 14-15); thấp nhất ở 
các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên (cấp 10-11). 
Lượng mưa trung bình một đợt bão quan 
trắc được ở các vùng phổ biến từ 100-150 mm; 
cao nhất là ở vùng Nghệ An đến Thừa Thiên 
- Huế (200-300 mm); thấp nhất là ở vùng Tây 
Bắc và Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên Giang 
(50-100 mm).
43
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra tại 
khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh tới 4,5 m; kế đến là 
tại khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa (3,5 
m); khu vực từ Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng 
Tàu có nước dâng do bão thấp nhất (1,2 m). 
Trong tương lai, nếu có siêu bão đổ bộ, nước 
dâng do bão có thể lên đến 5,0 m tại khu vực 
Nghệ An, Hà Tĩnh.
Việc phân vùng bão và nhận định, xác định 
nguy cơ bão, nước dâng do bão cho dải ven 
biển, nguy cơ gió mạnh, mưa lớn cho các vùng 
ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão 
đổ bộ có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học 
và thực E ễn. Kết quả phân vùng bão, xác định 
nguy cơ bão có thể được sử dụng để xây dựng 
các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu 
bão và các thiên tai có liên quan đến bão trong 
tương lai nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và 
phục vụ phát triển KT-XH bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 về 
Phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 21/12/2016 về 
Cập nhật phân vùng bão, xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão và phân vùng gió cho các 
vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ. 
3. Đỗ Ngọc Quỳnh (1999), Công nghệ dự báo bão và nước dâng do bão ven bờ biển Việt Nam, 
Báo cáo tổng kết đề tài KT.03.06, Viện Cơ học - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 
Quốc gia, Hà Nội.
4. Trần Việt Liễn (1990), Phân vùng gió mạnh, gió bão lãnh thổ Việt Nam, Chương trình khoa học 
cấp Nhà nước, Mã số 42A,03,05.
5. Nguyễn Đức Ngữ và nnk (2010), Báo cáo chuyên đề “Phân vùng ảnh hưởng của bão ở Việt 
Nam”, thuộc đề tài “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên 
lãnh thổ Việt Nam”, Mã số: KC-08-01.
6. Phạm Văn Ninh (2000), Nước dâng do bão và gió mùa, Chương trình điều tra nghiên cứu biển 
cấp nhà nước KHCN-06 (1996-2000), Biển Đông, Tập II, Khí tượng Thủy văn động lực biển, 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2014), Tổng hợp và công bố kết quả 
phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho dải ven biển Việt Nam, Báo 
cáo tổng kết nhiệm vụ, Hà Nội.
8. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2016), Cập nhật, ban hành phân vùng 
bão, trong đó có phân vùng gió cho các vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ 
bộ, Báo cáo tổng kết dự án, Hà Nội.
STUDY OF TYPHOON ZONING AND DETERMINATION 
OF TYPHOON AND STORM SURGE RISKS DURING
 SUPER TYPHOON LANDING
Nguyen Xuan Hien(1), Nguyen Van Thang(1), Tran Thuc(1),
Nguyen Van Hiep(2), Huynh Thi Lan Huong(1), Mai Van Khiem(1)
(1) Viet Nam InsE tute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(2) Vietnam Academy of Science and Technology
44 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Abstract: This paper presents the results of study on typhoon and storm surge zoning and deter-
mina on of strong wind and heavy rainfall risks for Vietnam inland during landing of strong or super 
typhoons. Typhoon number and intensity, storm surge, rainfall and wind data were updated to 2014 
in this study. The results showed that the territory of Vietnam can be divided into 8 typhoon zones. 
Typhoon season (the three months with the most typhoon frequency) occurs earliest in the northern 
zones (from July to September) and be la er in the southern zones (from October to December). The 
typhoon density shows the highest values from 2.0 to 2.5 typhoons/year in the region from Quang 
Ninh to Thanh Hoa and less in other regions. The strongest storm wind observed was as high as 15-16 
categories in Beaufort scale. Averaging of all typhoons in each zone, accumulated rainfall associated 
with a typhoon landing is about from 100-150 mm. The zone with the highest value of the average 
rainfall reaches 200-300 mm. The highest storm surge is 4.5 m. In the future, climate change may re-
sult in an increase in the risk of typhoon in general, the risks are related to strong wind, heavy rainfall 
and storm surge in par cular. In extreme cases, storm surge can reach up to 5.0 m in coastal areas of 
Nghe An, Ha Tinh in case of super typhoon landing.
Keywords: typhoon zoning, typhoon risk, storm surge, strong wind and heavy rainfall.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_phan_vung_bao_xac_dinh_nguy_co_bao_va_nuoc_dang_d.pdf