Nghiên cứu tác dụng giảm đau bằng Ropivacainfentanyl qua catheter ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển sau mổ thay khớp háng

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá tác dụng giảm đau, ức chế vận động khi tiêm ropivacain-fentanyl qua

catheter ngoài màng cứng (NMC) bệnh nhân (BN) tự điều khiển sau mổ thay khớp háng. Đối

tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả, can thiệp, có đối chứng trên 62 BN giảm

đau NMC tự điều khiển sau mổ thay khớp háng, chia thành 2 nhóm (nhóm dùng ropivacain

0,1% - fentanyl 2 mcg/ml và nhóm dùng ropivacain 0,1%) tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 11

- 2015 đến 5 - 2016. Kết quả: liều trung bình tiêm khoang NMC lần đầu của ropivacain 0,1% -

fentanyl 2 mcg/ml là 6,6 ± 1,2 ml, tổng liều ropivacain 161,9 ± 4,4 mcg/48 giờ, số lần bolus

khoang NMC 6,0 ± 1,5 lần/48 giờ. BN được giảm đau tốt cả khi nghỉ và vận động. 100% BN hài

lòng về phương pháp giảm đau. Kết luận: tiêm ropivacain 0,1% - fentanyl 2 mcg/ml qua

catheter NMC do BN tự điều khiển sau mổ thay khớp háng giảm đau tốt sau mổ, mang lại sự

hài lòng cho BN.

pdf 9 trang yennguyen 5240
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tác dụng giảm đau bằng Ropivacainfentanyl qua catheter ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển sau mổ thay khớp háng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tác dụng giảm đau bằng Ropivacainfentanyl qua catheter ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển sau mổ thay khớp háng

Nghiên cứu tác dụng giảm đau bằng Ropivacainfentanyl qua catheter ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển sau mổ thay khớp háng
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 
 184
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢM ĐAU BẰNG ROPIVACAIN-
FENTANYL QUA CATHETER NGOÀI MÀNG CỨNG 
BỆNH NHÂN TỰ ĐIỀU KHIỂN SAU MỔ THAY KHỚP HÁNG 
Trần Đắc Tiệp* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá tác dụng giảm đau, ức chế vận động khi tiêm ropivacain-fentanyl qua 
catheter ngoài màng cứng (NMC) bệnh nhân (BN) tự điều khiển sau mổ thay khớp háng. Đối 
tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả, can thiệp, có đối chứng trên 62 BN giảm 
đau NMC tự điều khiển sau mổ thay khớp háng, chia thành 2 nhóm (nhóm dùng ropivacain 
0,1% - fentanyl 2 mcg/ml và nhóm dùng ropivacain 0,1%) tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 11 
- 2015 đến 5 - 2016. Kết quả: liều trung bình tiêm khoang NMC lần đầu của ropivacain 0,1% - 
fentanyl 2 mcg/ml là 6,6 ± 1,2 ml, tổng liều ropivacain 161,9 ± 4,4 mcg/48 giờ, số lần bolus 
khoang NMC 6,0 ± 1,5 lần/48 giờ. BN được giảm đau tốt cả khi nghỉ và vận động. 100% BN hài 
lòng về phương pháp giảm đau. Kết luận: tiêm ropivacain 0,1% - fentanyl 2 mcg/ml qua 
catheter NMC do BN tự điều khiển sau mổ thay khớp háng giảm đau tốt sau mổ, mang lại sự 
hài lòng cho BN. 
* Từ khóa: Thay khớp háng; Gây tê ngoài màng cứng; Giảm đau bệnh nhân tự điều khiển; 
Ropivacain; Fentanyl. 
Studying the Analgesic Effectiveness of Patient Controlled 
Epidural Analgesia by Ropivacaine-Fentanyl after Hip Replacement 
Summary 
Objectives: To evaluate the analgesic effectiveness and motor block of patient controlled 
epidural analgesia by ropivacaine-fentanyl after hip replacement. Subjects and methods: A 
controlled interventional descriptive prospective study was conducted on 62 patients with 
patient controlled epidural analgesia after hip replacement who were divided into 2 groups 
(group 1: using ropivacaine 0.1% - fentanyl 2 µg/ml and group 2: using ropivacaine 0.1%) in 103 
Hospital from 11 - 2015 to 5 - 2016. Results: The first epidural average dose of ropivacaine 
0.1% - fentanyl 2 µg/ml was 6.6 ± 1.2 ml, the total dose of ropivacaine was 161.9 ± 4.4 µg/48 
hours, the number of epidural boluses was 6.0 ± 1.5 times per 48 hours. Patients got a good 
analgesia at rest and on movement. 100% of patients were satisfied with analgesia. Conclusion: 
Patient controlled epidural analgesia by ropivacaine 0.1% - fentanyl 2 µg/ml after hip 
replacement resulted in good analgesia and satisfaction. 
* Key words: Hip replacement; Epidural anasthesia; Patient controlled epidural analgesia; 
Ropivacaine; Fentanyl. 
* Bệnh viện Quân y 103 
Người phản hồi (Corresponding): Trần Đắc Tiệp (trandactiepsky@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 18/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/03/2017 
 Ngày bài báo được đăng: 23/03/2017 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 
 185 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phẫu thuật thay khớp háng là phẫu 
thuật lớn, gây đau nhiều sau mổ. Do đó, 
giảm đau sau phẫu thuật là nhu cầu và 
mối quan tâm của người bệnh, phẫu thuật 
viên và bác sỹ gây mê. Có nhiều phương 
pháp giảm đau sau mổ thay khớp háng 
như thuốc giảm đau thông thường, dẫn 
xuất opiod tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm 
dưới da hoặc giảm đau NMC. Trong đó, 
giảm đau NMC BN tự điều khiển được coi 
là biện pháp hữu hiệu nhất. Khi đó, BN tự 
điều chỉnh liều thuốc để không bị đau. 
Hiện nay, thuốc gây tê được dùng là 
bupivacain, levobupivacain và ropivacain. 
Ropivacain là thuốc tê mới, có ưu điểm ít 
gây ức chế vận động nên rút ngắn thời 
gian phục hồi của người bệnh sau mổ, ít 
độc. Tại Việt Nam, trong thời gian gần 
đây, chưa có nghiên cứu nào đánh giá 
tác dụng giảm đau sau mổ thay khớp 
háng của ropivacain kết hợp fentanyl. Vì 
vậy, đề tài được thực hiện nhằm: Đánh 
giá tác dụng giảm đau, ức chế vận động 
chi dưới bằng hỗn hợp ropivacain-
fentanyl qua catheter NMC BN tự điều 
khiển sau mổ thay khớp háng. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu. 
62 BN giảm đau NMC tự điều khiển 
sau phẫu thuật thay khớp háng được chia 
thành 2 nhóm (nhóm R: 31 BN dùng 
thuốc ropivacain 0,1%; nhóm RF: 31 BN 
dùng thuốc ropivacain 0,1% và fentanyl 
2 mcg/ml) tại Bệnh viện Quân y 103 từ 
tháng 11 - 2015 đến 5 - 2016. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đồng ý 
thực hiện giảm đau tiếp, có biến chứng 
về phẫu thuật hoặc biến chứng về gây 
mê. 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, can thiệp, 
có đối chứng. 
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 
16.0. 
* Quy trình nghiên cứu, thời gian và 
cách đánh giá chỉ tiêu nghiên cứu: 
- Chuẩn bị BN trước mổ: khám, chuẩn 
bị mổ thường quy, giải thích về phương 
pháp gây tê và giảm đau sau mổ BN tự 
điều khiển, cách sử dụng thước đo điểm 
đau (VAS). 
- Gây tê tủy sống, đặt catheter vào 
khoang NMC bằng bộ CSE - Espocan 
(Hãng B/Braun): BN nằm nghiêng vuông 
góc với bàn mổ, cong lưng tôm, sát 
khuẩn lưng bằng cồn 700 và betadin, trải 
săng lỗ vô khuẩn. Vị trí gây tê khe liên đốt 
L2-3. Tê tại chỗ bằng lidocain 1%. Chọc 
kim Tuohy, xác định vào khoang NMC 
bằng test mất sức cản. Luồn kim tê tủy 
sống trong lòng kim Tuohy thấy dịch não 
tủy chảy ra thì tiêm 5 - 8 mg bupivacain 
0,5% tăng tỷ trọng phối hợp với 20 mcg 
fentanyl để vô cảm trong mổ. Rút kim tủy 
sống, luồn catheter vào khoang NMC lên 
phía đầu (chiều dài catheter khoảng 3 - 5 cm). 
Test catheter: tiêm 2 ml lidocain 2% pha 
adrenalin 1/200.000, nếu mạch tăng 20%, 
chứng tỏ thuốc vào mạch máu, tiến hành 
gây tê NMC ở khe đốt sống khác. Cố định 
catheter. Để BN về tư thế phẫu thuật. 
Lưu catheter 48 giờ sau mổ. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 
 186
- Tiến hành giảm đau sau mổ: 
+ Thực hiện giảm đau khi mạch, huyết 
áp, SpO2 ổn định. VAS ≥ 4 (BN tự đánh 
giá qua thước VAS). 
+ Liều tiêm khởi đầu NMC được tính 
theo chiều cao của BN [5]: thể tích (ml) = 
[chiều cao (cm) - 100]:10. 
Sau khi tiêm 5 - 10 phút, BN đánh giá 
nếu VAS ≥ 4 tiêm thêm 2 ml đến khi 
VAS < 4. 
+ Đặt thông số máy Perfusor B/Braun: 
liều yêu cầu 3 ml; thời gian khóa: 10 phút; 
liều duy trì 3 ml/giờ; tổng liều tối đa trong 
4 giờ: 40 ml. 
+ Giải cứu đau: nếu VAS ≥ 4 sau 3 lần 
bấm liên tiếp có đáp ứng, tiêm tĩnh mạch 
chậm ketogesic 30 mg để giải cứu đau. 
Có thể tiêm nhắc lại sau 4 - 6 giờ. Tối đa 
90 mg/24 giờ, với người cao tuổi tối đa 
60 mg/24 giờ. Các thông số máy được 
giữ nguyên. 
- Mức độ giảm đau theo thang điểm 
VAS: 0 - 1 (không đau); 2 - 3 (đau nhẹ); 4 
- 6 (đau vừa); 7 - 8 (rất đau); 9 - 10 (đau 
không chịu được). 
- Mức ức chế cảm giác trên da BN 
(theo sơ đồ Scott): đánh giá bằng mất 
cảm giác lạnh. 
- Mức độ hài lòng của BN: sau 48 giờ 
thực hiện giảm đau, BN được hỏi về mức 
độ hài lòng dựa trên hiệu quả giảm đau 
và tác dụng không mong muốn theo các 
mức: rất hài lòng, hài lòng và không hài 
lòng. 
- Đánh giá về chức năng vận động 
theo Bromage [6]: 0 (không liệt: khớp 
háng, gối và bàn chân gấp duỗi hoàn 
toàn bình thường); 1 (không thể nhấc 
cẳng chân lên, cử động được khớp gối và 
bàn chân); 2 (không gấp được khớp gối, 
cử động được bàn chân); 3 (liệt hoàn 
toàn: không cử động được các khớp 
háng, gối và bàn chân). 
- Các mốc theo dõi: H0 (trước tiêm 
thuốc); H0,25 (sau tiêm 15 phút); H0,5 (sau 
tiêm 30 phút); H1 (sau tiêm 1 giờ); H2 (sau 
tiêm 2 giờ); .....H48 (sau tiêm 48 giờ). 
* Chỉ tiêu nghiên cứu: 
- Chỉ tiêu chung: tuổi (năm), chiều cao 
(cm), cân nặng (kg), phương pháp mổ, 
thời gian mổ (phút). 
- Các chỉ tiêu đánh giá tác dụng giảm 
đau sau mổ và ức chế vận động chi dưới 
gồm: 
+ Thể tích thuốc (hỗn hợp ropivacain 
hoặc bupivacain-fentanyl) tiêm khởi đầu 
vào khoang NMC (ml), số lần tiêm thêm, 
thời gian chờ để VAS < 4. 
+ Thuốc ropivacain, bupivacain (mg), 
fentanyl (mcg) dùng trong 24 giờ, 24 - 48 
giờ sau mổ. 
+ Điểm VAS trong 48 giờ sau mổ khi 
nằm nghỉ, khi vận động chân. 
+ Số lần bấm máy yêu cầu tiêm bổ 
sung thuốc NMC. 
+ Số lần, liều ketogesic, số BN giải 
cứu đau trong 48 giờ sau mổ. 
+ Mức độ hài lòng của BN. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 
 187 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUÂN 
1. Tuổi, chiều cao, cân nặng, thời gian mổ, phương pháp mổ. 
Bảng 1: 
 Nhóm 
Chỉ tiêu 
Nhóm R 
Nhóm RF p
X ± SD 70,29 ± 14,2 67,03 ± 14,7 
Tuổi (năm) 
Min - max
38 - 91 37 - 90 
> 0,05 
X ± SD 159,7 ± 7,3 159,9 ± 6,9 
Chiều cao (cm) 
Min - max
 143 - 175 146 - 168 
> 0,05 
X ± SD 55,3 ± 6,7 54,6 ± 6,6 
Cân nặng (kg) 
Min - max
43 - 67 43 - 67 
> 0,05 
X ± SD 71,3 ± 8,9 72,4 ± 7,8 
Thời gian phẫu thuật (phút) 
Min - max
65 - 97 68 - 96 
> 0,05 
Toàn phần (n; %) 19 (61,3%) 17 (54,8%) Thay khớp háng 
Bán phần (n; %) 12 (38,7%) 14 (45,2%) 
> 0,05 
Tuổi nhóm R 70,29 ± 14,2, nhóm RF 
67,03 ± 14,7 tuổi; trẻ nhất 37 tuổi, nhiều 
nhất 91 tuổi. BN trong nghiên cứu của 
chúng tôi có tuổi trung bình cao hơn 
nghiên cứu của Nguyễn Văn Chừng (64,7 
± 9,5 tuổi) [4] khi giảm đau sau mổ cho 47 
BN thay khớp háng; L Berniti [5] thay 
khớp háng cho 51 BN gặp độ tuổi trung 
bình 69,9 ± 7,1. Chiều cao nhóm RF 
159,9 ± 6,9 cm, nhóm R 159,7 ± 7,3 cm; 
thấp nhất 143 cm, cao nhất 175 cm. 
Chiều cao của BN trong nghiên cứu cao 
hơn của Sandra Kampe (170 ± 10 cm) [7] 
tương đương với Nguyễn Văn Chừng 
(152,6 ± 11,8 cm) [4]. Trọng lượng của 
BN tương đương với kết quả của Nguyễn 
Quốc Anh (53,6 ± 4,7 kg) [3] khi nghiên 
cứu 47 BN thay khớp háng và Nguyễn 
Văn Chừng (52,2 ± 8,3 kg) [4]. Sự khác 
biệt về tỷ lệ BN thay khớp giữa hai nhóm 
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 
Thời gian phẫu thuật của 2 nhóm khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) 
và tương đương với nghiên cứu của 
Nguyễn Quốc Anh (72,5 ± 10,3 phút) [1], 
Nguyễn Văn Chừng (96,7 ± 18 phút) [4]. 
Như vậy, độ tuổi, chiều cao, cân nặng 
và thời gian mổ của BN ở hai nhóm 
nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa 
thông kê. Do đó, không ảnh hưởng việc 
đánh giá hiệu quả phương pháp giảm đau 
ở mỗi nhóm. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 
 188
 2. Thể tích, số lần tiêm thêm, thời gian chờ liều tiêm khoang NMC lần đầu để 
VAS < 4. 
Bảng 2: Thể tích, số lần tiêm thêm, thời gian chờ để VAS < 4. 
 Nhóm 
Chỉ tiêu Nhóm R Nhóm RF p 
X
 ± SD 6,9 ± 1,2 6,6 ± 1,2 Thể tích tiêm khoang NMC lần đầu (ml) 
Min - max 5,2 - 10,3 4,8 - 9,6 
> 0,05 
1 lần 7 5 
Số BN tiêm NMC chuẩn độ (2 ml/lần) 
2 lần 1 2 
> 0,05 
X
 ± SD 11 ± 2,6 9,0 ± 2,0 Thời gian chờ tác dụng giảm đau (phút) 
Min - max 7 - 15 5 - 12 
< 0,05 
Thể tích, số BN tiêm chuẩn độ trung 
bình giữa hai nhóm khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Thời gian 
chờ để VAS nhóm RF nhỏ hơn nhóm R 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Để đạt 
được điểm VAS < 4, chúng tôi nhận 
thấy liều khởi đầu ít nhất là 4,8 ml và 
nhiều nhất 10,3 ml. Liều trung bình nhóm 
R 6,9 ± 1,2 ml; nhóm RF 6,6 ± 1,2 ml 
(p > 0,05). Liều thuốc của chúng tôi thấp 
hơn của Nguyễn Tiến Đức [2] sử dụng 
bupivacain-fentanyl giảm đau đường 
NMC cho 65 BN sau mổ ung thư trực 
tràng và tương đương với liều khởi đầu 
của Nguyễn Thị Kim Chung [3] tiêm vào 
khoang NMC để giảm đau sau mổ cho 
60 BN cắt tử cung hoàn toàn đường 
bụng. Wai Kyung Lee [8] khuyến cáo 
liều từ 5 - 10 ml. 
Ở nhóm R, 8 BN phải tiêm khoang 
NMC bổ sung khi chuẩn độ giảm đau, 
nhóm RF có 7 BN phải tiêm khoang NMC 
bổ sung. Sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05). Tuổi và chiều cao 
của BN là hai yếu tố quan trọng liên quan 
đến thể tích thuốc tê tiêm NMC. 
Thời gian chờ tác dụng giảm đau cho 
đến khi điểm VAS < 4 ở nhóm R là 11 ± 
2,6 phút, ở nhóm RF 9 ± 2 phút. Sự khác 
biệt về thời gian chờ tác dụng của liều 
tiêm giảm đau NMC lần đầu có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05). Như vậy, ropivacain 
phối hợp fentanyl sẽ đạt hiệu quả giảm đau 
nhanh hơn sử dụng ropivacain đơn thuần.
3. Thuốc giảm đau và thuốc tê trong 24 giờ và 24 - 48 giờ sau mổ. 
Bảng 3: 
24 giờ 24 - 48 giờ Nhóm 
Chỉ tiêu Nhóm R Nhóm RF 
p 
Nhóm R Nhóm RF 
p 
X ± SD 96,1 ± 3,4 91,5 ± 3,7 74,6 ± 2,2 70,5 ± 1,4 
 Liều thuốc tê 
(mg) Min - max 92 - 103 86 - 99 
< 0,05 
69,5 - 79 68 - 74 
< 0,05 
X ± SD 183 ± 7,4 141 ± 26 Liều fentanyl 
(mcg) Min - max 
0 
172 - 198 
 0 
136 - 148 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 
 189 
Liều ropivacain trong 24 giờ của nhóm 
R (96,1 ± 3,4 mg) lớn hơn có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05) so với nhóm RF (91,5 
± 3,7 mg). Nhóm RF, liều ropivacain giảm 
hơn do fentanyl làm tăng tác dụng giảm 
đau của ropivacain. Liều ropivacain của 
chúng tôi ít hơn liều trong 24 giờ của 
L Bertini (351,7 ± 12,1 mg) [5] khi dùng 
phương pháp giảm đau BN tự điều khiển 
cho 51 BN thay khớp háng với ropivacain 
0,2%. Neal H Badner [6] kết luận 
ropivacain 0,1% có hiệu quả và an toàn 
khi giảm đau NMC sau mổ thay khớp 
háng. Liều ropivacain từ 24 - 48 giờ của 
nhóm R (74,6 ± 2,2 mg) lớn hơn có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nhóm RF 
(70,5 ± 1,4 mg). Liều ropivacain ít hơn 
liều 24 - 48 giờ của Sandra Kampe [7] 
(112 ± 102 mg) với liều truyền liên tục 4 - 
6 ml/giờ. Liều fentanyl của nhóm RF là 
183 ± 7,4 mcg/24 giờ đầu, ít hơn của 
Nguyễn Thị Kim Chung (280,8 ± 11,4 
mcg) [3] khi giảm đau BN tự điều khiển 
cho BN cắt tử cung. Tổng liều fentanyl 
giảm 24 giờ sau mổ, do giảm nhu cầu 
bấm máy bổ sung thuốc tiêm NMC. Như 
vậy, ropivacain 0,1% BN tự điều khiển 
bảo đảm giảm đau mổ thay khớp háng, 
việc kết hợp fentanyl làm tăng tác dụng 
giảm đau, giảm liều ropivacain. 
4. Số lần BN bấm máy yêu cầu tiêm thêm thuốc MNC. 
Bảng 4: Số lần bấm máy yêu cầu thêm thuốc trong 24 giờ và 24 - 48 giờ sau mổ. 
Nhóm R Nhóm RF Nhóm 
Chỉ tiêu X ± SD Min - max X ± SD Min - max 
p 
Số lần trong 24 giờ 5,8 ± 0,8 5 - 7 4,4 ± 1 3 - 6 < 0,05 
Số lần trong 48 giờ 8,9 ± 1,2 4 - 11 6,0 ± 1,5 4 - 9 < 0,05 
Số lần bấm máy nhóm RF thấp hơn nhóm R có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Số lần 
trung bình ở 2 nhóm BN có nhu cầu thêm thuốc khác nhau có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05). Trong 24 giờ đầu, 5,8 ± 0,8 lần ở nhóm R và 4,4 ± 1 lần ở nhóm RF, ít nhất 
3 lần và nhiều nhất 7 lần. Trong 48 giờ giảm đau, số lần bấm trung bình 8,9 ± 1,2 lần ở 
nhóm R và 6 ± 1,5 lần ở nhóm RF. Như vậy, BN có nhu cầu thêm thuốc ở 24 giờ đầu, 
nhiều nhất khoảng 4 - 8 giờ sau mổ. Kết quả của chúng tôi cao hơn Nguyễn Thị Kim 
Chung (24 giờ đầu: 1,93 ± 1,02 lần, 24 - 48 giờ là 0,12 ± 0,32 lần) [3], do tác giả dùng 
liều nền cao (6 ml/giờ), nhưng giống kết quả của Wai Keung Lee [8]: yêu cầu bolus 
nhóm R cao hơn nhóm RF. 
5. Số lần, liều ketogesic, số BN giải cứu đau trong 48 giờ sau mổ. 
Bảng 5: 
 Nhóm 
Chỉ tiêu Nhóm R Nhóm RF p 
X
 ± SD 0,9 ± 0,8 0,2 ± 0,4 Số lần giải cứu đau trong 48 giờ 
Min -max 0 - 2 0 - 1 
< 0,05 
X
 ± SD 26,1 ± 24,2 4,8 ± 11,2 Liều ketogesic 48 giờ (mg) 
Min - max 0 - 60 30 
< 0,05 
Số BN giải cứu đau 19 (61,3%) 5 (16,1%) < 0,05 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 
 190
Lần, liều ketogesic, số BN giải cứu đau nhóm RF thấp hơn nhóm R có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05). Trong 48 giờ, số lần giải cứu đau của 2 nhóm khác nhau có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05) (nhóm R: 0,9 ± 0,8 lần; nhóm RF: 0,2 ± 0,4 lần tiêm 
ketogesic). Nhóm R có 19 BN (61,3%) dùng liều trung bình 26,1 ± 24,2 mg; nhóm RF 
có 5 BN (16,1%) với liều trung bình 4,8 ± 11,2 mg. 
Như vậy, kết hợp với fentanyl làm tăng tác dụng giảm đau của ropivacain và chọn 
liều nền thấp thì số lần bấm thuốc sẽ tăng cao. Điều này thể hiện vai trò chủ động điều 
khiển thuốc để giảm đau của người bệnh. 
6. Điểm VAS trung bình lúc nghỉ và lúc vận động. 
VAS lúc nghỉ 
VAS lúc vận động 
Biểu đồ 3: Điểm VAS trung bình lúc nghỉ và lúc vận động. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 
 191 
Điểm VAS khi nghỉ của hai nhóm giảm 
nhanh từ H0 đến H0,25, VAS khi vận động 
≤ 4 trong 24 giờ đầu và VAS ≤ 2 trong 
khoảng 24 - 48 giờ sau mổ. Điểm VAS 
lúc nghỉ nhóm R cao hơn nhóm RF 
nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 
0,05) (nhóm R ở H1: 3,7 ± 0,5; H24: 2,1 ± 
0,2; H48: 1,6 ± 0,5. Nhóm RF ở H1: 3,4 ± 
0,8; H24: 2,0 ± 0,2; H48: 1 ± 0,2. Khi vận 
động, VAS của 2 nhóm khác nhau không 
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Từ H1 
đến H15 BN còn đau với VAS ≥ 4, từ H16 
đau ít (VAS < 4) (nhóm R ở H1: 5,8 ± 0,4; 
H24: 3,3 ± 0,5; H48: 2,0 ± 0,5. Nhóm RF ở 
H1: 5,6 ± 0,5; H24: 3,3 ± 0,4; H48: 1,8 ± 
0,4). Như vậy, VAS khi nghỉ và vận 
động, nhóm RF đều thấp hơn nhóm R, 
mặc dù nhóm R có số lần bấm thêm 
thuốc cao hơn. Điều này khẳng định 
thêm fentanyl làm tăng hiệu quả giảm 
đau của ropivacain. Wai Kyung Lee [8] 
kết luận tương tự khi so sánh 210 BN 
giảm đau tự điều khiển sau mổ vùng 
bụng dưới. Giảm đau BN tự điều khiển 
bằng fentanyl và ropivacain trong nghiên 
cứu đạt hiệu quả giảm đau cho người 
bệnh cả lúc nghỉ và vận động sau mổ 
thay khớp háng. 
7. Mức độ hài lòng của BN. 
Bảng 6: 
Nhóm R Nhóm RF Nhóm 
 Mức độ Số BN % Số BN % 
p 
Rất hài lòng 4 12,9 16 51,6 < 0,05 
Hài lòng 24 77,4 15 48,4 < 0,05 
Không hài lòng 3 9,7 0 0 < 0,05 
Đánh giá độ hài lòng của BN ở nhóm RF cao hơn nhóm R có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05): 28 BN (90,3%) nhóm R và 31 BN (100%) nhóm RF hài lòng khi đánh giá về 
phương pháp giảm đau BN tự điều khiển của nghiên cứu, chỉ có 3 BN (9,7%) ở nhóm 
R không hài lòng. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Wai Kyung Lee 
(2013) [8]: BN ở nhóm RF hài lòng cao hơn nhóm R (p < 0,05) khi so sánh 210 BN 
giảm đau tự điều khiển bằng ropivacain 0,1% và ropivacain 0,1% - 1 mcg/ml fentanyl 
sau mổ vùng bụng dưới. Như vậy, kết hợp ropivacain 0,1% và fentanyl 2 mcg/ml bảo 
đảm giảm đau và mang lại sự hài lòng cho BN thay khớp háng. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu giảm đau bằng ropivacain 
0,1% - fentanyl 2 mcg/ml qua catheter 
NMC cho 31 BN tự điều khiển sau mổ 
thay khớp háng so với 31 BN dùng 
ropivacain 0,1% nhận thấy hỗn hợp thuốc 
ropivacain 0,1% - fentanyl 2 mcg/ml bảo 
đảm giảm đau tốt sau mổ, mang lại sự hài 
lòng cho BN: 
- Liều trung bình tiêm khoang NMC lần 
đầu của ropivacain 0,1% - fentanyl 
2 mcg/ml là 6,6 ± 1,2 ml, tổng liều 
ropivacain 161,9 ± 4,4 mcg/48 giờ, số lần 
bolus khoang NMC 6,0 ± 1,5 lần/48 giờ. 
- BN được giảm đau tốt cả khi nghỉ và 
vận động. 
- 100% BN hài lòng về phương pháp 
giảm đau. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 
 192
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Toàn Thắng, 
Tiêu Tiến Quân. Hiệu quả giảm đau sau mổ 
và tác dụng không mong muốn của hai liều 
morphin tủy sống trong phẫu thuật thay khớp 
háng. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2015, 90 (2). 
2. Nguyễn Tiến Đức. Đánh giá hiệu quả 
giảm đau sau mổ ung thư trực tràng bằng hỗn 
hợp bupivacain-fentanyl qua catheter NMC do 
BN tự điều khiển hoặc truyền liên tục. Luận văn 
Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2007. 
3. Nguyễn Thị Kim Chung. Nghiên cứu 
hiệu quả giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn 
toàn đường bụng bằng hỗn hợp ropivacain-
fentanyl qua catheter NMC BN tự điều khiển. 
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên khoa Cấp 2. 
Học viên Quân y. 2015. 
4. Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn 
Chinh, Nguyễn Thi Hùng. Nghiên cứu hiệu 
quả gây tê tủy sống kết hợp gây tê NMC trong 
phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng. Y học 
TP. Hồ Chí Minh. 2012, 16 (1). 
5. L Bertini, S Mancini, D Denegle Tto. 
Postoperative analgesia by combined continuous 
infusion and patient controlled epidural analgesia 
following hip replacement: ropicvacain versus 
bupivacain. Acta Anaesthesiol Scandinavi. 
2001, 45, pp.782-785. 
6. Neal H Badner, Dennis Reid, Pat Sulivan. 
Continuous epidural infusion of ropivacain for 
the prevention of postoperative pain after 
major orthropaedic surgery: a dose-finding study. 
Canadian J Anaesth. 1996, 43 (1), pp.17-22. 
7. Sandra Kampe, Christoph Weignd, Jost 
Kaufmann. Postoperative analgesia with no 
motor block by continuous epidural infusion of 
ropivacain 0.1% and sulfentanyl after total hip 
replacement. Anaesthesia Analgesia. 1999, 
89, pp.395-398. 
8. Wai Keung Lee, Kwong Leung Y, Chao 
Shun Tang. Ropivacain 0,1% with or without 
fentanyl for epidural postoperative analgesia: 
a randomized double-blind comparison. 
Kaohsiung J Med Sci. 2003, 19 (9), pp.458-463. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tac_dung_giam_dau_bang_ropivacainfentanyl_qua_cat.pdf