Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Stress nghề nghiệp (NN) hiện nay là một vấn đề thời sự mà nhiều nước tập trung nghiên cứu, đặc biệt ở những ngành nghề chịu nhiều áp lực công việc như nghề điều dưỡng (ĐD) ở bệnh viện (BV) Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhân viên điều dưỡng (NVĐD) bị stress NN tại BV đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), BV đa khoa thành phố Cần Thơ (BVĐKTPCT) và BV đa khoa Châu Thành – Hậu Giang (BVĐKCT-HG), đồng thời xác định các yếu tố có thể gây stress NN cho người ĐD ở 3 tuyến BV này. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành từ 01/03/08 đến 15/04/2008. 378 NVĐD được chọn ngẫu nhiên theo tỉ lệ hiện có ở mỗi BV. Công cụ đánh giá stress NN là bộ câu hỏi tự điền của David Fontana. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ stress NN trong nhóm nghiên cứu cao với 45,2%, tuy rằng ở mức trung bình (42,8%). Có sự khác biệt về tỉ lệ stress giữa các BV thuộc 3 tuyến với khuynh hướng tuyến trên bị nhiều hơn. BVĐKTWCT cao nhất với 53,1%, kế đến là BVĐKTPCT 33,9% và thấp nhất BVĐKCT-HG với 32,5%. Các yếu tố có thể gây stress NN cho ĐD bao gồm thâm niên công tác, làm việc quá nhiều giờ (>8h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của BN và người nhà, mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên; thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít cơ hội thăng tiến

pdf 7 trang yennguyen 1280
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng

Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 1 
TÌNH HÌNH STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG 
Lê Thành Tài*, Trần Ngọc Xuân*, Trần Trúc Linh* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Stress nghề nghiệp (NN) hiện nay là một vấn đề thời sự mà nhiều nước tập trung nghiên cứu, 
đặc biệt ở những ngành nghề chịu nhiều áp lực công việc như nghề điều dưỡng (ĐD) ở bệnh viện (BV) 
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhân viên điều dưỡng (NVĐD) bị stress NN tại BV đa khoa Trung 
ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), BV đa khoa thành phố Cần Thơ (BVĐKTPCT) và BV đa khoa Châu Thành – 
Hậu Giang (BVĐKCT-HG), đồng thời xác định các yếu tố có thể gây stress NN cho người ĐD ở 3 tuyến BV 
này.. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành từ 01/03/08 đến 15/04/2008. 378 
NVĐD được chọn ngẫu nhiên theo tỉ lệ hiện có ở mỗi BV. Công cụ đánh giá stress NN là bộ câu hỏi tự điền của 
David Fontana. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5. 
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ stress NN trong nhóm nghiên cứu cao với 45,2%, tuy rằng ở mức trung bình 
(42,8%). Có sự khác biệt về tỉ lệ stress giữa các BV thuộc 3 tuyến với khuynh hướng tuyến trên bị nhiều hơn. 
BVĐKTWCT cao nhất với 53,1%, kế đến là BVĐKTPCT 33,9% và thấp nhất BVĐKCT-HG với 32,5%. Các yếu 
tố có thể gây stress NN cho ĐD bao gồm thâm niên công tác, làm việc quá nhiều giờ (>8h/ngày), công việc nhiều 
áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc 
nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của BN và người nhà, mâu thuẫn với đồng nghiệp, 
cấp trên; thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít cơ hội thăng tiến. 
Kết luận: Cần cải thiện mọi mặt liên quan đẻ giảm stress NN cho ĐD 
ABSTRACT 
 A SURVEY OF OCCUPATIONAL STRESS OF NURSES 
Le Thanh Tai, Tran Ngoc Xuan, Tran Truc Linh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 216 – 220 
Background: Nowsday occupational stress (OS) has been a topical problem concerned in many countries, 
especially at jobs standed by a lot of pressure, such as nurses at hospitals. 
Objectives: to identify the proportion of nurses who got OS at Cantho Central Hospital (CCeH), Cantho 
City Hospital (CCH) and Chau Thanh District Hospital, Hau Giang Province (CDH) and some related factors. 
Method: A cross sectional study was conducted from 1/3/08 to 15/4/08. 378 nurses selected randomly from 
3 hospitals with corresponding proportion. Tool to identify OS was David Fontana questionaire. SPSS 11.5 
software was used to analyse data. 
Results: the proportion of nurses having OS was high 45.2%, however, at medium degree (42.8%). There 
was a significal diferrence about OS proportions among 3 hospitals. CCeH was highest with 53.1%, then CCH 
33.9% and CDH 32.5%. The related factors to OS were the length of service, workload, job pressure, not pleasant, 
not enough facilities, crowding, noisy, contacted with many disease- causing agent, accident at work, 
patients’complaint, contradiction with colleagues or leaders, not satisfactory with income and not advancing in 
career 
Conclusion: Improving workplaces to decrease nurses’ OS is needed. 
*Trường Đại học Y Dược Cần thơ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 2 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, 
bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh 
nhiều sang chấn tâm lý ảnh hưởng sức khỏe tâm 
thần của người lao động(1,6,8,9). Hiện nay, trên thế 
giới đã có nhiều nghiên cứu về stress NN(11,12,15). 
Stress NN được xếp thứ 3 trong 6 ưu tiên cần tập 
trung nghiên cứu trong thế kỷ này của Nhật 
Bản(14). Theo khảo sát của NIOSH (Viện nghiên 
cứu sức khỏe NN Hoa kỳ) năm 2007, 40% người 
được hỏi cho rằng công việc gây stress và stress 
là nguyên nhân chính khiến người lao động phải 
đi BV(15). Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, 
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng 
ngày càng nâng cao, đòi hỏi ngành y tế phải 
nâng cao cả về số lượng và chất lượng, do vậy 
áp lực công việc ngày càng lớn(4,5). Sức ép quá lớn 
của công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế có thể bị 
stress cao(7,10,11). Theo khảo sát của Viện Y học lao 
động & Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức 
cấp cứu cho thấy 42% nhân viên có stress NN(11). 
ĐD là 1 bộ phận thiết yếu trong hệ thống chăm 
sóc sức khỏe nhân dân. Có thể nói nghề ĐD là 1 
nghề khó khăn, vất vả thực sự và người ĐD 
cũng là đối tượng gặp nhiều yếu tố gây stress(2,10). 
BVĐKTWCT, BVĐKTPCT và BVĐKCT-HG 
là 3 tuyến BV của Đồng Bằng Sông Cửu Long 
(ĐBSCL) phụ trách khám chữa bệnh cho người 
dân trong khu vực. Việc khảo sát stress NN của 
NVĐD ở 3 BV này có thể phần nào phác hoạ bức 
tranh stress NN của ĐD nói chung ở ĐBSCL. 
Tình hình stress NN của họ hiện nay như thế 
nào và các yếu tố nào liên quan tới stress? Đó là 
câu hỏi nghiên cứu ở đây. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỉ lệ NVĐD bị stress NN tại 
BVĐKTWCT, BVĐKTPCT và BVĐKCT-HG. 
Xác định các yếu tố liên quan tới stress NN ở 
ĐD BVĐKTWCT, BV BVĐKTPCT, BVĐKCT-HG. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt 
ngang. 
Đối tương nghiên cứu 
NVĐD đang công tác tại BVĐKTWCT, 
BVĐKTPCT và BVĐKCT-HG trong thời gian từ 
01/03 đến 15/04/2008. 
Cỡ mẫu 
 Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công 
thức: 
n = Z2 1-α/2 
 Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu 
 Z1-α/2: hệ số tin cậy (Chọn α=0,05 →Z 1-α/2 = 1,96) 
 p: tần suất ĐD bị stress (chọn p = 0,42 
theo kết quả nghiên cứu stress NN của Viện Y 
học lao động & Vệ sinh môi trường năm 2007. 
 d: sai số ước lượng (chọn d=0,05) 
 ⇒ Cỡ mẫu cần thiết có tính đến hao hụt 
là 378. 
 *Cỡ mẫu ở mỗi BV sẽ được tính theo 
phương pháp tỉ lệ. 
 BVĐKTWCT có 300 ĐD, chọn 226 
 BVĐKTPCT có 150 ĐD chọn 112 
 BVDKCT-HG có 50 ĐD, chọn 40 
Kỹ thuật chọn mẫu 
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản qua máy tính. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Trao đổi trực tiếp với từng đối tượng để họ 
hiểu về mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu và 
giúp họ an tâm vì mọi thông tin họ cung cấp sẽ 
được giữ kín và không ảnh hưởng đến họ. Phát 
tận tay bộ câu hỏi kèm theo hướng dẫn cách trả 
lời và một bìa thư để bỏ bộ câu hỏi đã trả lời vào, 
dán kín và gởi lại bằng cách tự tay bỏ vào một 
thùng thư được bố trí sẵn tại khoa. 
Công cụ đánh giá stress NN là bộ câu hỏi 
của David Fontana(13). 
Xử lý số liệu 
Sau khi làm sạch, bộ câu hỏi được nhập và 
xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tuổi, giới, trình độ chuyên môn và thâm 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 3 
niên công tác của các đối tượng nghiên cứu 
Bảng 1: Tuổi của các đối tượng nghiên cứu 
Tuổi n % 
< 30 184 48,7 
30 – 39 71 18,8 
40 – 49 105 27,8 
≥ 50 18 4,7 
Tổng cộng 378 100% 
* Độ tuổi của các đối tượng nghiên cứu 
tương đối trẻ với gần phân nữa dưới 30 (48,7%) 
và 2/3 dưới 40 tuổi. Điều này cũng phù hợp với 
tình hình hiện nay khi đa số các bệnh viện đang 
đổi mới, mở rộng và thu hút thêm nhân lực mới. 
Bảng 2: Giới tính của các đối tượng nghiên cứu 
Giới n % 
Nam 70 18,5 
Nữ 308 81,5 
Tổng cộng 378 100% 
* Về đặc điểm giới thì tỉ lệ ĐD nữ nhiều hơn 
nam nhiều lần (81,5% so với 18,5%), tỉ lệ nữ/nam 
là 4,4. Đây cũng là 1 đặc điểm của ngành điều 
dưỡng. 
Bảng 3: Trình độ chuyên môn 
Trình độ chuyên môn n % 
Sơ cấp 9 2,4 
Trung cấp 360 95,2 
Cao đẳng, đại học 9 2,4 
Tổng cộng 378 100% 
* Trình độ chuyên môn đa số là trung cấp 
với 95,2%; trình độ cao đẳng, đại học còn thấp 
2,4%. Điều này cũng dễ hiểu vì chuyên ngành 
Cử nhân điều dưỡng ở ĐBSCL trước đây chưa 
được đào tạo. 
Bảng 4: Thâm niên công tác 
Thâm niên công tác n % 
≤ 5 năm 147 38,9 
6-15 năm 97 25,7 
16-25 năm 91 24,1 
> 25 năm 43 11,4 
Tổng cộng 378 100% 
* Thâm niên công tác từ 15 năm trở lên 
chiếm hơn 35%, gần bằng số người có thâm niên 
dưới 5 năm (38,9%). Như vậy, có sự cân đối giữa 
nhóm ít năm và nhiều năm trong nghề. Do đó, 
stress nghề nghiệp nếu có cũng không quá lệ 
thuộc vào yếu tố áp lực nhiều năm trong nghề. 
Tình hình stress NN của NVĐD 
Bảng 5: Tỉ lệ stress NN của NVĐD 
 Stress NN của ĐD n % 
Có stress NN 171 45,2 
Không có stress NN 207 54,8 
Tổng cộng 378 100% 
* Một tỉ lệ cao ĐD có biểu hiện stress NN 
(45,2%). Kết quả này khá phù hợp với các nghiên 
cứu khác trong và ngoài nước(15,11). 
Bảng 6: Phân bố mức độ stress NN theo thang điểm 
David Fontana 
Thang điểm stress NN n % 
0 – 15 (không só stress) 207 54,8 
16 – 30 (stress trung bình) 162 42,8 
31 – 45 (stress nặng) 9 2,4 
46 – 60 (stress rất nặng) 0 0 
* Hầu hết stress ĐD ở mức độ trung bình với 
42,8% và điểm stress ở mức cao chỉ chiếm 2,4%. 
Kết quả này khác với một nghiên cứu cho thấy 
23% nhân viên y tế có điểm stress ở mức cao và 
42% có điểm stress ở mức trung bình(11). 
Bảng 7: Tỉ lệ stress NN của ĐD phân bố ở các BV 
Có stress NN Không có 
stress NN NVĐD bị stress NN 
n % n % 
P – value 
BV ĐKTWCT 120 53,1 106 46,9 
BV ĐKTPCT 38 33,9 74 66,1 
BV ĐKCT-HG 13 32,5 27 67,5 
0,001 
* Tỉ lệ stress NN của ĐD ở BVĐKTWCT là 
cao nhất với 53,1% và thấp nhất là BVĐKCT-HG 
32,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, 
chứng tỏ nhân viên ĐD làm việc ở các bệnh viện 
lớn, các bệnh viện thuộc tuyến trên bị stress 
nghề nghiệp nhiều hơn. Điều này có thể do áp 
lực công việc, số lượng bệnh nhân và yêu cầu 
công việc, 
Stress nghề nghiệp và các mối liên quan 
Bảng 8: Mối liên quan của stress NN với yếu tố cá 
nhân 
Có stress Không có stress Tính chất công việc 
n % n % 
P – 
value 
Tuổi: 
< 30 
30 – 39 
40 – 49 
≥ 50 
89 
29 
46 
7 
48,4 
40,8 
43,8 
38,9 
95 
42 
59 
11 
51,6 
59,2 
56,2 
61,1 
0,65 
Giới: Nam 35 50,0 35 50,0 0,38 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 4 
Nữ 136 44,2 172 55,8 
Trình 
độ 
chuyê
n môn 
Sơ cấp 
Trung cấp 
Cao đẳng, đại 
học 
4 
162 
5 
44,4 
45,0 
55,6 
5 
198 
4 
55,6 
55,0 
44,4 
0,82 
Thâm 
niên 
công 
tác 
≤ 5 năm 
6 – 15 năm 
16 – 25 năm 
> 25 năm 
53 
50 
44 
24 
36,1 
51,5 
48,4 
55,8 
94 
47 
47 
19 
63,9 
48,5 
51,6 
44,2 
0,03 
* Các yếu tố về tuổi, giới, trình độ chuyên 
môn không ảnh hưởng đến stress nghề nghiệp. 
Tỉ lệ stress nghề nghiệp có mối quan hệ với thâm 
niên công tác. Những người làm việc nhiều năm 
trong nghề dễ bị stress hơn những người mới 
vào nghề. 
Bảng 9: Mối liên quan của stress NN với tính chất 
công việc 
Có stress Không có 
stress Tính chất công việc 
n % n % 
P - 
value 
-Làm việc quá giờ (>8h/ngày) 109 55,9 86 44,1 0,000 
-Nhiều áp lực. 140 53,8 120 46,2 0,000 
-Phải trực đêm. 113 48,7 119 51,3 0,08 
-Đôi khi phải tự xử lý mọi việc 
mà không có cấp trên, bác sĩ. 40 46,0 47 54,0 0,87 
* Làm việc quá giờ và công việc nhiều áp lực 
có liên hệ với stress NN ở ĐD, trong khi vấn đề 
trực đêm và việc đôi khi phải tự xử lý mọi việc 
mà không có cấp trên, bác sĩ không có mối liên 
quan tới stress nghề nghiệp. 
Bảng 10: Mối liên quan của stress NN với nội dung 
công việc 
Có stress Không có 
stress Nội dung công việc 
n % n % 
P - 
value 
-Phục vụ số lượng BN 
luôn quá tải (>8BN/ca 
làm việc). 
157 46,0 184 54,0 0,34 
-Đơn điệu, lặp đi lặp lại. 32 44,4 40 55,6 0,88 
-Không hứng thú 43 72,9 16 27,1 0,000 
* Không hứng thú với công việc có liên hệ 
với stress NN của ĐD, trong khi vấn đề phải 
phục vụ số lượng bệnh nhân luôn quá tải (>8 
bệnh nhân/ca làm việc) lại không có mối liên 
quan., dù rằng có nghiên cứu cho thấy tới 90,4% 
điều dưỡng cho rằng họ luôn làm việc quá tải, 
phục vụ số lượng lớn bệnh nhân trung bình vào 
khoảng 12 BN/ngày(7). Tương tự, tính chất công 
việc đơn điệu, lặp đi lặp lại cũng không có mối 
liên quan. 
Bảng 11: Mối liên quan của stress NN với môi 
trường làm việc 
Có stress Không có 
stress Môi trường làm việc 
n % n % 
P - 
value 
-Điều kiện làm việc không đầy 
đủ, tiện nghi. 73 44,5 91 55,5 0,80 
-Máy móc, trang thiết bị thiếu 
thốn. 100 51,5 94 48,5 0,01 
-Đông người, ồn ào. 69 62,2 42 37,8 0,000 
-Phòng làm việc ngột ngạt, 
nóng bức. 34 38,2 55 61,8 0,12 
-Tiếp xúc nhiều hóa chất độc 
hại. 51 50,0 51 50,0 0,25 
-Tiếp xúc nhiều vi khuẩn, 
virus 111 61,3 70 38,7 0,000 
-Tổn thương bởi các vật sắc 
nhọn (kim tiêm, dao, kéo) 74 64,9 40 35,1 0,000 
-Phản ứng của BN và người 
nhà: chửi mắng, đe dọa, hành 
hung 
88 62,9 52 37,1 0,000 
* Stress NN có liên quan tới môi trường làm 
việc thiếu thốn máy móc, trang bị, nơi làm việc 
đông người, ồn ào, môi trường có tiếp xúc với vi 
khuẩn, virus, dễ bị thương tích bời các vật sắc 
nhọn hoặc thường gặp phản ứng, phàn nàn của 
bệnh nhân và người nhà 
Bảng 12: Mối liên quan của stress NN với tổ chức 
công việc 
Có stress Không có 
stress Tổ chức công việc 
n % n % 
P – 
value 
-Sự phân công công 
việc không rõ ràng. 27 40,3 40 59,7 0,37 
-Mâu thuẫn với đồng 
nghiệp, cấp trên. 22 64,7 12 35,3 0,01 
-Thiếu an toàn 83 66,9 41 33,1 0,000 
* Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên và 
công việc thiếu an toàn có liên quan tới stress 
NN. Sự an toàn của người điều dưỡng cần được 
quan tâm nhiều hơn bằng cách trang bị các dụng 
cụ bảo hộ lao động đầy đủ hơn, tổ chức công 
việc hợp lý hơn,... đồng thời cần tạo mối quan hệ 
tốt đẹp giữa những người đồng nghiệp, ý thức 
sông tập thể, hòa nhập, đoàn kết tốt,... 
Bảng 13: Mối liên quan của stress NN với yếu tố xã 
hội 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 5 
Có stress Không có 
stress Yếu tố 
n % n % 
P - 
value 
-Ít cơ hội thăng tiến. 92 54,1 78 45,9 0,002 
-Địa vị xã hội chưa được 
tôn trọng xứng đáng với 
những đóng góp. 
111 47,6 122 52,4 0,23 
-Thu nhập từ NN chưa thỏa 
đáng. 141 50,2 140 49,8 0,001 
* Thu nhập chưa thỏa đáng và ít cơ hội thăng 
tiến có liên quan tới stress NN. Thu nhập đang là 
vấn đề của nước ta, đặc biệt ở ngành y tế, giáo 
dục, khiến dễ chảy máu chất xám. Bên cạnh đó, 
nghề ĐD có địa vị xã hôi chưa được tôn trọng 
xứng đáng với những đóng góp và ít có cơ hội 
thăng tiến cũng là những vấn đề bức xúc so với 
nhiều nước khác trên thế giới. Chính điều này 
làm cho người điều dưỡng cảm thấy mặc cảm, 
tự ti, không thiết tha với nghề và dễ bị stress do 
công việc(11,12). 
KẾT LUẬN 
 Kết quả nghiên cứu trên 378 ĐD đang làm 
việc tại BVĐKTWCT, BVĐKTPCT và BVĐKCT-
HG trong thời gian 1/4/-15/5/2008 cho thấy: 
 Tỉ lệ stress NN trong nhóm nghiên cứu khá 
cao với 45,2%, hầu hết ở mức trung bình 42,8%. 
Có sự khác biệt về tỉ lệ stress giữa các BV thuộc 3 
tuyến: trung ương, tỉnh thành, quận huyện với 
khuynh hướng tuyến trên bị nhiều hơn. Cụ thể, 
BV ĐKTW CT cao nhất với 53,1%, rồi đến BV 
ĐKTPCT 33,9% và thấp nhất là ở BV ĐKCT-HG 
với 32,5%.. 
 Các yếu tố có thể gây stress NN cho ĐD bao 
gồm: 
 + Yếu tố cá nhân: thâm niên công tác. 
 + Tính chất công việc: làm việc quá giờ 
(>8h/ngày) và công việc nhiều áp lực. 
 + Không hứng thú với công việc. 
 + Làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy 
móc, trang thiết bị; đông người, ồn ào; tiếp xúc 
nhiều vi khuẩn, virus, dễ tổn thương bởi các vật 
sắc nhọn và thường gặp phản ứng của BN và 
người nhà như chửi mắng, đe dọa, hành hung 
 + Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên; 
công việc thiếu an toàn. 
 + Thu nhập từ NN chưa thỏa đáng và công 
việc ít cơ hội thăng tiến. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y Tế (2006), Sức khỏe nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, 
Hà Nội. 
2. Bộ Y Tế (2004), Tài liệu quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản Y 
học, Hà Nội. 
3. Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị và cs (2006), “Đặc điểm dịch 
tễ lâm sàng sức khỏe tâm thần ở nhân viên y tế ngành 
Lao”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XVI, (số 2 (80)), Trang 49-
52. 
4. Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị và cs (2004), “Nghiên cứu đặc 
điểm dịch tễ lâm sàng rối loạn lo âu ở công nhân may của 
công ty Lê Trực và Minh Khai thành phố Hà Nội”, Tạp chí 
Y học dự phòng, (số 28 (2), Trang 81-86. 
5. Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị và cs (2006), “Nghiên cứu đặc 
điểm dịch tễ lâm sàng rối loạn tâm thần các đối tượng làm 
việc tại một số công ty giày da ở Hà Nội và Biên Hòa”, Tạp 
chí Y học dự phòng, Tập XVI, (số 2 (81)), Trang 16-19. 
6. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Tâm thần 
học, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh. 
7. Võ Văn Tân (2007), “Đánh giá sự hài lòng về nghề nghiệp 
của điều dưỡng tại các bệnh viện trong tỉnh Tiền Giang”, 
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, (Lần 3 năm 2007), 
Trang 23-30. 
8. Lương Hữu Thông (2006), Hỏi và đáp về bệnh Stress, Nhà 
xuất bản Lao động, Hà Nội. 
9. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Bộ Môn 
Y tế công cộng (1998), Tâm lý học Y học, Trang 103-120. 
10. Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Bích Diệp (2006), “Để nhân 
viên y tế được làm việc trong môi trường an toàn”, Báo Sức 
khỏe và Đời sống. 
&cat=1461&ID=4246 
11. Nguyễn Hồng Vỹ (2007), “Nguy cơ stress tăng cao ở nhân 
viên y tế”, Bệnh viện E Trung Ương. 
12. Sheldon Cohen (1983), A global measure of perceived stress, 
Journal of Health and Social Behavior; 24: 385-396. 
13. David Fontana (1989), Managing Stress, The British 
Psychological Society and Routledge Ltd. Available at. 
om/guidebk/teachtip/stress-t.htm 
14. Kawakami N., Haratami T. (1999), Epidemiology of job 
stress and health in Japan: review of current evidence and 
future direction, Gifu University School of Medicine, 
Japan, p.147. 
15. Niosh (2007), Stress at work, Publication No 99. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 6 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 7 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_stress_nghe_nghiep_cua_nhan_vien_dieu_duong.pdf