Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT

Chế độ kế toán doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống kế

toán Việt Nam. Việc vận dụng đúng chế độ kế toán là một vấn đề rất quan trọng công tác kế

toán của một doanh nghiệp nhằm đảm bảo chức năng thông tin và kiểm soát của kế toán, đối

với cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh

giá tình hình vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (được Bộ Tài chính ban hành

năm 2006) của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu được tiến

hành bằng việc điều tra thông qua bảng câu hỏi kết hợp kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các doanh

nghiệp có qui mô vừa và lớn (phân loại theo doanh thu hàng năm). Nghiên cứu phát hiện được

nhiều sai sót trong việc vận dụng chế độ kế toán về cả chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo

tài chính của các doanh nghiệp

pdf 11 trang yennguyen 5680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
45
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN 
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
Hồ Phan Minh Đức, Hoàng Giang, Phan Thị Hải Hà, 
Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đào Nguyên Phi 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 
TÓM TẮT 
Chế độ kế toán doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống kế 
toán Việt Nam. Việc vận dụng đúng chế độ kế toán là một vấn đề rất quan trọng công tác kế 
toán của một doanh nghiệp nhằm đảm bảo chức năng thông tin và kiểm soát của kế toán, đối 
với cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh 
giá tình hình vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (được Bộ Tài chính ban hành 
năm 2006) của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu được tiến 
hành bằng việc điều tra thông qua bảng câu hỏi kết hợp kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các doanh 
nghiệp có qui mô vừa và lớn (phân loại theo doanh thu hàng năm). Nghiên cứu phát hiện được 
nhiều sai sót trong việc vận dụng chế độ kế toán về cả chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo 
tài chính của các doanh nghiệp. 
Từ khóa: chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, chế độ sổ kế toán, và hệ thống 
báo cáo tài chính. 
1. Giới thiệu 
Trong 20 năm qua, cùng với quá trình đổi mới khá toàn diện hệ thống pháp luật 
về kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện, góp phần tích 
cực vào việc tăng cường công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp và quản lý nền 
tài chính quốc gia. Việc Bộ Tài chính ban hành Quyết định (QĐ) số 1141 TC/QĐ-
CĐKT ngày 1/11/1995 đã mở đầu cho cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ thống kế toán Việt 
Nam, bước đầu tiếp cận với chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế. Từ năm 1999, Bộ 
Tài chính bắt đầu công bố hệ thống Chuẩn mực kế toán (CMKT) và chuẩn mực kiểm 
toán. Ngày 17/6/2003, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Kế toán điều chỉnh mọi hành 
vi của các tổ chức hoặc cá nhân làm kế toán và liên quan đến kế toán. Từ đó đến nay, 
Bộ Tài chính liên tục ban hành những QĐ, thông tư hướng dẫn thi hành Luật và các 
nghị định về kế toán. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, 
QĐ 1141TC/QĐ-CĐKT hướng dẫn chế độ kế toán trong các doanh nghiệp đã không 
còn phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu hạch toán và quản lý của các doanh 
46
nghiệp. Vì vậy, Bộ Tài chính đã tổ chức nghiên cứu, dự thảo kỹ lưỡng và sau đó đã ban 
hành Chế độ kế toán doanh nghiệp mới theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 
và QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công 
tác kế toán và quản lý tài chính cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi qui mô, mọi lĩnh 
vực kinh doanh và mọi thành phần kinh tế. 
Những đổi mới và cải thiện trong hệ thống kế toán Việt Nam đã từng bước đáp 
ứng nhu cầu quản lý ngày càng tốt hơn đối với các hoạt động kinh tế, tài chính ngày 
càng phức tạp, phong phú và đa dạng của nền kinh tế. Chế độ kế toán doanh nghiệp mới 
được xây dựng trên nguyên tắc hệ thống và cập nhật các quy định mới nhất của Luật Kế 
toán, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật và hệ thống CMKT Việt Nam, phù hợp với 
nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế, phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, 
tài chính cho từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam. 
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ chế độ kế toán cũ sang chế độ kế toán mới, cùng 
với việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hành kế toán trong một thời gian tương 
đối ngắn có thể gây không ít khó khăn cho việc tổ chức vận dụng và thực hiện của các 
doanh nghiệp cũng như việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý. 
Kể từ khi Chế độ kế toán doanh nghiệp thống nhất đầu tiên được ban hành theo 
QĐ số 1141 TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 cho đến Chế độ kế toán doanh nghiệp mới 
nhất được ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, theo sự hiểu biết 
của chúng tôi, chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện nhằm tìm hiểu việc tổ chức 
thực hiện chế độ kế toán trong công tác kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh 
Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy sự cần 
thiết phải tiến hành nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp 
trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tìm hiểu và đánh giá tình hình tiếp cận và tổ 
chức thực hiện các hướng dẫn của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành của các 
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 
2. Mục tiêu của nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự tuân thủ chế độ kế toán doanh 
nghiệp trong việc tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên 
Huế. Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: 
 Đánh giá sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với chế độ chứng từ kế toán. 
 Đánh giá sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với chế độ sổ kế toán. 
 Đánh giá sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với hệ thống tài khoản kế 
toán. 
 Đánh giá sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với hệ thống báo cáo tài 
chính. 
47
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tiến hành phân tích các nhân tố chủ yếu chi phối 
đến việc tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong tổ chức công tác kế toán tại các doanh 
nghiệp, tìm hiểu mô hình tổ chức bộ máy kế toán của các doanh nghiệp và phân tích các 
yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp và tìm hiểu các ý 
kiến đánh giá của các doanh nghiệp về chế độ kế toán hiện hành. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Phương pháp thu thập số liệu và thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu này dựa hoàn toàn vào số liệu sơ cấp. Để thu thập được các dữ liệu 
cần thiết, chúng tôi đã thiết kế một bảng câu hỏi điều tra có cấu trúc và tiến hành điều 
tra để thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng của doanh nghiệp. 
Những doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn với doanh số hàng năm từ 50 tỷ đồng 
trở lên của tỉnh Thừa Thiên Huế là đối tượng điều tra của nghiên cứu này. Theo phương 
pháp phân loại doanh nghiệp dựa trên doanh số và số thuế của Tổng cục Thuế (được 
trình bày trong công văn số 960/TCT/HCQT, ngày 16/03/2006), các doanh nghiệp có 
doanh số từ 50 tỷ đồng trở lên là những doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn. Sử dụng 
tiêu chí doanh thu để phân loại qui mô của doanh nghiệp, mặc dù không phổ biến như 
tiêu chí về lao động và vốn, nhưng cách làm này cũng được nhiều tổ chức tài chính hoặc 
truyền thông nổi tiếng trên thế giới sử dụng, như tạp chí Forbes của Hoa Kỳ. Điều quan 
trọng hơn, chúng tôi cho rằng, các doanh nghiệp có doanh thu cao thường phát sinh 
nhiều giao dịch trong kỳ kế toán. Điều ảnh có mối quan hệ chặt chẽ đối với việc vận 
dụng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. 
Các giới hạn về nguồn lực tài chính, cũng như giới hạn về thời gian và một số 
yếu tố không thuận lợi khác (chẳng hạn như sự khó khăn trong việc tiếp cận các doanh 
nghiệp để điều tra) không cho phép chúng tôi thực hiện một nghiên cứu toàn diện tất cả 
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để có sự đánh giá toàn diện. Trong nghiên cứu này, 
chúng tôi chỉ lựa chọn các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn với doanh số hàng năm 
đạt từ 50 tỷ đồng trở lên để điều tra. (Danh sách các doanh nghiệp được chọn điều tra 
được trình bày ở phần phụ lục). Theo số liệu thống kê (tính đến ngày 01/01/2007) của 
Cục Thuế Thừa Thiên Huế, có 38 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thỏa mãn tiêu chí này. 
Chúng tôi quyết định điều tra toàn bộ 38 doanh nghiệp này. Tuy vậy, khi tiến hành điều 
tra thực tế, chúng tôi chỉ điều tra được 32 doanh nghiệp (đạt tỷ lệ 84,2%). 
3.2. Phương pháp phân tích số liệu 
Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích định tính và các thống kê mô tả căn bản 
kết hợp với đồ thị để phân tích dữ liệu điều tra. Theo cách thiết kế nghiên cứu, chúng tôi 
đã điều tra toàn bộ tổng thể (tất cả các doanh nghiệp có doanh số hàng năm từ 50 tỷ 
đồng trở lên) với tỷ lệ thu hồi phiếu điều tra đạt gần 85% kích thước tổng thể nên việc 
thực hiện các kiểm định để suy diễn ra tổng thể là không cần thiết vì trong trường hợp 
này thông tin thu thập được từ kết quả điều tra có thể xem là thông tin của tổng thể. 
48
4. Các kết quả chủ yếu của nghiên cứu 
4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 
Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng mô hình tập trung 81,3% (26 doanh 
nghiệp), chỉ có 4 doanh nghiệp (12,5%) theo mô hình hỗn hợp và 6,3% (2 doanh 
nghiệp) áp dụng mô hình phân tán (Bảng 1). Sở dĩ có khá nhiều doanh nghiệp áp dụng 
mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung là do ảnh hưởng của trực tiếp 
của cách quản lý doanh nghiệp theo mô hình tập trung, chuyên quyền. Mô hình này có 
một số ưu điểm như quản lý thông tin kế toán chặt chẽ, đảm bảo tính bí mật của thông 
tin kế toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này có hạn chế rất lớn là thời gian 
hoàn thành số liệu kế toán khá chậm, khả năng cung cấp thông tin nhanh là hạn chế, 
hiệu quả thông tin cho việc ra quyết định thấp, vì chứng từ (thông tin kế toán cơ bản) 
phải được các đơn vị thành viên tập hợp theo định kỳ rồi mới chuyển lên. Trong khi vấn 
đề tốc độ xử lý và cung cấp thông tin kế toán là vấn đề rất quan trọng và được quan tâm 
nhiều hơn trong việc ra quyết định của nhà quản lý trong thời đại hiện nay. 
Bảng 1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 
Mô hình Số lượng Tỷ trọng (%) 
Tập trung 26 81,3 
Phân tán 2 6,3 
Hỗn hợp 4 12,5 
Tổng 32 100,0 
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình bộ máy kế toán 
Về mặt lý thuyết, khi doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có xu hướng áp dụng mô 
hình bộ máy kế toán hỗn hợp và mô hình phân tán, nhưng kết quả điều tra cho thấy trên 
thực tế doanh nghiệp thường không căn cứ vào quy mô của các đơn vị thành viên, yêu 
cầu quản lý và điều kiện trang thiết bị của doanh nghiệp mà căn cứ vào cơ cấu quản lý 
và chế độ kế toán quy định. Điều này được thể hiện qua số liệu điều tra được thể hiện 
Bảng 2. 
Bảng 2. Các căn cứ lựa chọn mô hình bộ máy kế toán 
Yếu tố 
Có 
(% doanh nghiệp) 
Không 
(% doanh nghiệp) 
 Quy định luật kế toán 65,6 34,4 
 Cơ cấu tổ chức quản lý 43,8 56,2 
 Yêu cầu thông tin quản lý 21,9 78,1 
49
 Trình độ quản lý & kế toán 6,3 93,7 
 Quy mô đơn vị thành viên 6,3 93,7 
 Điều kiện trang thiết bị 9,4 90,6 
Trong tổng số 32 doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp (65,6% các doanh 
nghiệp điều tra) chú ý đến quy định của luật kế toán khi xây dựng mô hình bộ máy kế 
toán. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp (11 doanh nghiệp, 
chiếm 34,4%) không quan tâm đến vấn đề này. 
Đối với các yếu tố còn lại như cơ cấu tổ chức quản lý, yêu cầu thông tin quản lý, 
trình độ nhân viên kế toán của đơn vị, qui mô của các đơn vị thành viên và điều kiện 
trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán thì doanh nghiệp ít xem xét khi xác định mô 
hình tổ chức bộ máy kế toán cho đơn vị mình. Điều này cho thấy việc xác định mô hình 
bộ máy kế toán trên thực tế có sự khác biệt rất lớn so với lý thuyết. Trên thực tế, các 
doanh nghiệp thường chỉ căn cứ vào một hay hai yếu tố chủ yếu (chẳng hạn như qui 
định của luât kế toán và chế độ kế toán) để xác định mô hình bộ máy kế toán của đơn vị. 
Các nhân tố khác thường không được doanh nghiệp chú ý đến mặc dù có một số nhân tố 
quan trọng như yêu cầu thông tin cho quản lý hay điều kiện trang thiết bị. 
4.3. Chế độ kế toán dụng 
Trong số 32 doanh nghiệp điều tra, có 87,1% doanh nghiệp đều nhận biết được 
mình đang thực hiện chế độ kế toán nào (Bảng 3). Điểm đáng chú ý là có hai doanh 
nghiệp (6,4%) không biết mình đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định nào. Mặc 
dù trong các báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp thì chế độ kế toán áp 
dụng là QĐ 15/2006/QĐ-BTC. 
Bảng 3. Chế độ kế toán áp dụng 
Chế độ kế toán Số lượng Tỷ trọng (%) 
QĐ 1141 1 3,2 
QĐ 15 21 67,7 
QĐ 48 6 19,3 
QĐ khác 1 3,2 
Không biết 2 6,4 
Không trả lời 1 
Tổng 31 100 
Như vậy có thể thấy rằng, bản thân các nhân viên kế toán doanh nghiệp không 
nắm vững chế độ kế toán áp dụng trong đơn vị mình. Điều này có thể hạn chế tình hình 
tổ chức thực hiện công tác kế toán của doanh nghiệp. 
50
4.4. Về việc tuân thủ chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản, chế độ sổ và hệ 
thống báo cáo tài chính 
Nghiên cứu cho thấy rằng, các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn trên địa bàn 
Thừa Thiên Huế đã tuân thủ khá tốt phần lớn các qui định của chế độ kế toán về việc 
vận dụng chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản, chế độ sổ và hình thức kế toán và hệ 
thống báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đã phát hiện ra rằng một số qui 
định bắt buộc của chế độ kế toán về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính 
chưa được các doanh nghiệp tuân thủ triệt để do chế độ kế toán mới có nhiều điểm thay 
đổi và cải tiến so với chế độ kế toán cũ và một số nguyên nhân chủ quan từ phía doanh 
nghiệp. Một số lỗi trọng yếu trong việc tổ chức vận dụng chế độ kế toán mới được phát 
hiện như sau: 
Về chứng từ kế toán: Trong một số trường hợp, kế toán vẫn tiến hành thực hiện 
nghiệp vụ khi phát hiện chứng từ có sai, sót. Kết quả điều tra (Hình 1) cho thấy có đến 
75% các doanh nghiệp trong mẫu điều tra không tuân thủ qui định về việc từ chối thực 
hiện nghiệp vụ khi phát hiện sai hoặc sót trên chứng từ kế toán. Tuy nhiên, lỗi này 
không phải xảy ra thường xuyên. Chế độ chứng từ kế toán yêu cầu không được sửa 
chữa trên chứng từ kê toán, nhưng trên thực tế vẫn có đến gần 44% doanh nghiệp không 
tuân thủ qui định này. Nghiên cứu còn phát hiện một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp 
(trên dưới 20% doanh nghiệp) không tuân thủ qui định của chế độ kế toán về các yếu tố 
của chứng từ và biểu mẫu chứng từ. 
75
.0 4
3.
8 18
.8
25
.0
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
Giải quyết
khi phát hiện
sai, sót trên
chứng từ
Sửa chứng
từ
Các yếu tố
của chứng
từ
Biểu mẫu
chứng từ
(%
) Không tuân thủ
Tuân thủ
Hình 1. Chứng từ kế toán 
Về hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản là thành phần trọng tâm của chế độ 
kế toán. Việc tuân thủ các hướng dẫn của chế độ kế toán về tổ chức và sử dụng hệ thống 
tài khoản trong công tác kế toán của doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong 
việc ghi chép và cung cấp thông tin kế toán. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
phát hiện ra rằng có khoảng 22% các doanh nghiệp áp dụng lẫn lộn giữa hệ thống tài 
khoản cũ (ban hành theo quyết định số 1141/QĐ-BTC năm 1996) và hệ thống tài khoản 
mới (ban hành theo quyết định 15/QĐ-BTC năm 2006), mặc dù điều này chỉ xảy ra đối 
51
với một số tài khoản nhất định như tài khoản “Thu nhập khác”, tài khoản “Chi phí 
khác”, các tài khoản cấp 2 của tài khoản “TSCĐ hữu hình” và một số tài khoản hạch 
toán các khoản đầu tư. Điều đáng lưu ý hơn là khá nhiều doanh nghiệp (khoảng 44,0% 
doanh nghiệp) không tuân thủ qui định về tên gọi, nội dung và số hiệu của một số tài 
khoản kế toán. Chẳng hạn, có doanh nghiệp sử dụng tài khoản 221 “đầu tư vào công ty 
con” để hạch toán khoản góp vốn liên doanh; hạch toán khoản dự phòng hàng tồn kho 
trên tài khoản 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” thay vì phải hạch toán đúng trên 
tài khoản 139 “dự phòng nợ phải thu khó đòi”. Một số doanh nghiệp sử dụng các tài 
khoản chi tiết của tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” để theo dõi chi phí sản xuất 
chung cho các bộ phận sản xuất, chứ không phải theo dõi chi phí theo nội dung kinh tế 
như hướng dẫn của chế độ kế toán. 
56.3%
43.8%
Tuân thủ
Không tuân thủ
Hình 2. Tên gọi, số hiệu, nội dung tài khoản 
Về sổ kế toán: Các vấn đề sai phạm chế độ sổ kế toán mà nghiên cứu chúng tôi 
phát hiện tập trung ở hai khía cạnh: (1) sửa sai sổ kế toán không đúng kỹ thuật và (2) ký 
duyệt sổ kế toán không theo đúng hướng dẫn. Khá nhiều doanh nghiệp (gần 47% doanh 
nghiệp) vi phạm qui định của chế độ kế toán về sửa sai sổ (xem Hình 3). Các trường 
hợp sai phổ biến là áp dụng không đúng phương pháp sửa sai cho các trường hợp sai, 
sót trong quá trình ghi sổ. Chẳng 
hạn, có nhiều trường hợp ghi sai, 
thay vì sửa bằng kỹ thuật “ghi số 
âm” (sử dụng bút toán đỏ) hoặc kỹ 
thuật “ghi bổ sung” thì kế toán lại 
sửa chữa bằng kỹ thuật “cải 
chính”. Về ký duyệt sổ, chế độ kế 
toán yêu cầu người đại diện theo 
pháp luật và kế toán trưởng của 
doanh nghiệp phải ký duyệt sổ kế 
toán trước khi sử dụng, và riêng 
đối với hệ thống toán máy thì phải ký duyệt sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy 
tính. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp, chúng tôi phát hiện chỉ có 
6,3% các doanh nghiệp tuân thủ việc ký số kế toán trước khi sử dụng và 68,8% các 
doanh nghiệp (làm kế toán trên máy tính) có ký duyệt sổ kế toán chính thức sau khi in 
sổ từ máy tính. 
Về báo cáo tài chính: Các doanh nghiệp điều tra cho thấy họ tuân thủ tốt chế độ 
kế toán về mẫu biểu của các báo cáo tài chính hiện hành. Tuy nhiên, một số doanh 
Hình 3. Sổ kế toán 
53
.1
6.
3
68
.8
46
.9
93
.7
31
.2
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Sửa sai Ký duyệt
trước ghi
sổ
Ký duyệt
sau khi sổ
Không tuân thủ
Tuân thủ
52
nghiệp không thiết lập đủ 4 báo cáo tài chính theo qui định và hầu hết các doanh nghiệp 
không tuân thủ về thời hạn nộp các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước 
theo yêu cầu của chế độ kế toán. Khi được hỏi về cách thức lập báo cáo tài chính, kế 
toán của các doanh nghiệp trả lời rằng họ thường lập báo cáo tài chính theo thói quen, 
thường không quan tâm đến hướng dẫn của các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. Điều 
này rất dễ dẫn đến sự trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp được 
thể hiện trên các báo cáo tài chính. 
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, các sai sót trong việc vận dụng chế độ kế 
toán của các doanh nghiệp ỏ tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy không nhiều, nhưng mang tính 
trọng yếu. Chúng có thể ảnh hưởng đến đến vai trò kiểm soát của kế toán đối với cả bản 
thân doanh nghiệp, người sử dụng thông tin kế toán tài chính và các cơ quan quản lý 
Nhà nước. Những vấn đề này xuất phát chủ yếu từ trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa 
cao của các kế toán viên. Bên cạnh đó, một số thay đổi của chế độ kế toán mới so với 
chế độ kế toán trước đây cũng góp phần vào những sai sót trên. 
5. Kết luận và kiến nghị 
Việc tuân thủ các qui định của chế độ kế toán đóng một vai trò rất quan trọng 
trong công tác kế toán và hoạt động quản lý của các doanh nghiệp. Chế độ kế toán mới 
có nhiều điểm cải tiến và hoàn thiện hơn chế độ kế toán cũ, đã tạo nhiều điều kiện thuận 
lợi cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại đơn vị 
mình. Tuy nhiên, chế độ kế toán mới tương đối khá phức tạp và có nhiều yếu tố mới so 
với chế độ kế toán trước đây vì nó bám sát với các CMKT và các thông tư hướng dẫn 
CMKT. Điều này đã phần nào gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức 
vận dụng chế độ kế toán mới trong tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp. Qua 
nghiên cứu về tình hình tổ chức vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp mới tại các 
doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp (có qui mô vừa và lớn) ở tỉnh 
Thừa Thiên Huế đã tuân thủ khá tốt phần lớn các qui định của chế độ kế toán. Tuy nhiên, 
nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ tốt một số qui định 
của chế độ kế toán hiện hành. Một số lỗi trọng yếu được phát hiện bao gồm: sửa chữa 
chứng từ; bỏ sót một số yếu tố qui định bắt buộc của chứng từ, thay đổi mẫu biểu một 
số chứng từ bắt buộc; vẫn tiến hành thực hiện nghiệp vụ khi phát hiện chứng từ có sai, 
sót; không tuân thủ qui định về tên gọi, nội dung, và số hiệu một số tài khoản được ban 
hành trong hệ thống tài khoản thống nhất; áp dụng chồng chéo hệ thống tài khoản cũ và 
hệ thống tài khoản mới; tổ chức ký duyệt sổ không theo đúng hướng dẫn; sửa sai sổ 
không đúng phương pháp qui định; chưa tuân thủ qui định về việc thiết lập đầy đủ các 
báo cáo tài chính; không tuân thủ về việc nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý 
Nhà nước theo qui định của chế độ. 
Chúng tôi kiến nghị rằng các kế toán viên, đặc biệt là kế toán trưởng của doanh 
nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng các qui định của chế độ kế toán để tổ chức thực hiện 
đúng. Bên cạnh đó, các nhà quản lý của doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến việc 
53
bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho các kế toán viên và yêu cầu họ thường xuyên 
cập nhật những sửa đổi của Nhà nước về chế độ kế toán để áp dụng trong tác nghiệp 
một cách chuẩn xác, tuân thủ triệt để các yêu cầu bắt buộc của chế độ kế toán. 
Nghiên cứu này là bước khởi đầu cho các nghiên cứu sâu và rộng hơn về tình 
hình tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi nhận 
thấy cần thiết phải tiến hành điều tra trên phạm vi rộng hơn (với mẫu điều tra bao gồm 
các doanh nghiệp với qui mô kinh doanh khác nhau và thuộc các ngành nghề kinh 
doanh khác nhau) để đánh giá một cách toàn diện tình hình vận dụng chế độ kế toán của 
tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh. Ngoài ra, chúng tôi kiến nghị rằng việc 
đánh giá về tình hình vận dụng chế độ kế toán nên được kết hợp giữa tính tuân thủ qui 
định và tính hiệu quả trong việc tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp. Cuối 
cùng, chúng tôi cho rằng việc tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp trong việc tổ 
chức thực hiện chế độ kế toán là điều hết sức cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho các 
nhà hoạch định và ban hành chế độ kế toán để từng bước hoàn thiện chế độ kế toán. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Tài chính. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC: Chế độ kế toán doanh nghiệp. Hà Nội, 
2006. 
[2]. Bộ Tài chính. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và 
nhỏ. Hà Nội, 2006. 
[3]. Bộ Tài chính. Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC: Ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế 
toán đợt 5. Hà Nội, 2005. 
[4]. Bộ Tài chính. Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC: Ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế 
toán đợt 4. Hà Nội, 2005. 
[5]. Bộ Tài chính. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC: Ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế 
toán đợt 1. Hà Nội, 2001. 
[6]. Bộ Tài chính. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC: Ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế 
toán đợt 2. Hà Nội, 2005. 
[7]. Bộ Tài chính. Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC: Ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế 
toán đợt 3. Hà Nội, 2003. 
[8]. Chính Phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nghị định của Chính phủ số 
129/2004/NĐ-CP về việc Hướng dẫn thi hành Luật Kế toán. Hà Nội, 2004. 
[9]. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Luật Kế Toán. Hà Nội, 2003. 
[10]. Tiền, V. X. Chế độ kế toán mới: sát với thực tiễn. Tạp chí Kế toán, (2006), 50-62. 
54
STUDY ON THE APPLICATION OF VIETNAM’S BUSINESS ACCOUNTING 
REGIME: THE CASE OF ENTERPRISES IN THUA THIEN HUE PROVINCE 
Ho Phan Minh Duc, Hoang Giang, Phan Thi Hai Ha 
Nguyen Thi Thanh Huyen, Dao Nguyen Phi 
College of Economics, Hue University 
SUMMARY 
The business accounting regime is an important component of Vietnam's accounting 
system. The compliance with the accounting regime plays a crucial role in a business’s 
accounting information system to ensure its key functions: communication of financial 
information and control of operations, for both enterprises and governmental authorities. This 
research is carried out to evaluate the application of the business accounting regime, which was 
promulgated by the Ministry of Finance in March 20th, 2006) by enterprises in Thua Thien Hue 
province. The research is completely based on primary data. For the purpose of collecting data, 
a structured questionnaire has been used. The study was administered through personal 
interview. The total number of respondents, large and medium scale enterprises (classified by 
annual sales), was thirty two. The research found many major errors in the application of the 
business accounting regime by many enterprises in terms of source documents, accounts, book-
keeping, and financial statements. 
55
Phụ Lục 
Danh sách các doanh nghiệp điều tra 
 Công ty Cổ phần Frit Huế 
 Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu số 7 
 Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế 
 Công ty Cổ phần Khoáng sản Gạch men Thừa Thiên Huế 
 Hợp tác xã thương mại dịch vụ Thuận Thành 
 Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 
 Công ty Cổ phần Dược Trung ương Huế 
 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế 
 Công ty Cổ phần An Phú 
 Công ty Cổ phần Hương Thủy 
 Công ty Cổ phần Dệt may Huế 
 Công ty Bia Huế 
 Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 
 Công ty Cổ phần Thạch cao Xi măng Thừa Thiên Huế 
 Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 
 Công ty TNHH Thương mại Phước Phú 
 Xí nghiệp Thành Lợi 
 Công ty Cổ phần Huetronics 
 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cung cấp nước Thừa 
Thiên Huế 
 Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế 
 Công ty TNHH Thương mại Huy Tuấn 
 Khách sạn Sài gòn Morin 
 Công ty Cổ phần Xăng dầu Thanh Lương 
 Công ty Cổ phần Thương mại Huế 
 Công ty Cổ phần Long Thọ Huế 
 Công ty Cổ phần Phát triển Thủy Sản Huế 
 Công ty Cổ phần Cơ khí Ô tô Thống Nhất 
 Công ty TNHH Xi măng Luks Việt nam 
 Công ty Liên doanh Trồng và Chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu 
 Doanh nghiệp Tư nhân Tấn Trí 
 Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 
 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tinh_hinh_van_dung_che_do_ke_toan_cua_cac_doanh_n.pdf