Nghiên cứu văn hóa công sở và thực trạng tại ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang

Tóm tắt: Hiện nay, việc đẩy mạnh, xây dựng văn hóa công sở ngày càng là công việc

quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng được một nền hành

chính trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu quả

nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Bài báo nghiên cứu

về văn hóa trong ngân hàng đồng thời phân tích thực trạng tại ngân hàng nhà nước tỉnh

Bắc Giang, đề xuất giải pháp tăng cường văn hóa công sở tại địa bàn nghiên cứu.

pdf 6 trang yennguyen 8040
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu văn hóa công sở và thực trạng tại ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu văn hóa công sở và thực trạng tại ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang

Nghiên cứu văn hóa công sở và thực trạng tại ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang
42 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
QUẢN LÝ - KINH TẾ
1. Giới tiệu về văn hóa công sở
Văn hóa công sở là một bộ phận của văn 
hóa nói chung, trong đó đối tượng được hướng 
đến ở đây là văn hóa liên quan đến niềm tin 
và cách hành động trong nội bộ tổ chức công 
sở và liên quan đến hình ảnh, diện mạo, uy tín 
và ảnh hưởng của tổ chức đối với bên ngoài. 
Bởi khi nói đến văn hóa, người ta thường nói 
đến khía cạnh tinh thần. Trên thực tế, văn hóa 
có biểu hiện mang tính vật thể và phi vật thể. 
Nói như vậy, cũng có nghĩa rằng văn hóa có 
những điều có thể cảm nhận được bằng các 
giác quan nhưng cũng có những điều mà ta 
chỉ đánh giá qua nhận thức mà thôi.
Văn hóa công sở là một hệ thống giá trị 
hình thành trong quá trình hoạt động của công 
sở, tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ các viên 
chức làm việc trong công sở. Văn hóa công 
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ THỰC 
TRẠNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH 
BẮC GIANG
ThS. Hoàng Kim Oanh
Phòng Đào tạo - Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
Email: oanhhubt92@gmail.com
Tóm tắt: Hiện nay, việc đẩy mạnh, xây dựng văn hóa công sở ngày càng là công việc 
quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng được một nền hành 
chính trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu quả 
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Bài báo nghiên cứu 
về văn hóa trong ngân hàng đồng thời phân tích thực trạng tại ngân hàng nhà nước tỉnh 
Bắc Giang, đề xuất giải pháp tăng cường văn hóa công sở tại địa bàn nghiên cứu.
Từ khóa: VHCS; Hành chính, VHCS Ngân hàng ...
sở là giá trị mà công sở tạo được cho con 
người và xã hội về vật chất và tinh thần.
Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng 
trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan 
hành chính Nhà nước cũng như việc thực thi 
công vụ của cán bộ, công chức. Xây dựng 
văn hóa công sở là xây dựng một nề nếp, 
phương thức làm việc khoa học, có kỷ cương, 
dân chủ, giúp cán bộ công chức nhận thức 
đúng, đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình 
đối với nhân dân và xã hội giúp hình thành 
thái độ, hành vi ứng xử, giao tiếp đúng mực 
với nhân dân, với đồng nghiệp. Văn hóa công 
sở cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng 
cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành 
chính Nhà nước.
Cách hành xử văn hóa chốn công sở thực 
tế mang lại rất nhiều lợi ích. Văn hóa ứng xử 
43TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
nói chung và văn hóa ứng xử nơi công sở 
nói riêng chính là thước đo sự văn minh của 
mỗi CBCC hay nói cách khác nó phản ánh sự 
nhận thức cũng như ý thức của mỗi các nhân 
trong môi trường làm việc nơi công sở.
Quy chế VHCS của cơ quan hành chính 
Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết 
định số 129/2009/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 
của Thủ tướng chính phủ quy định thực hiện 
những nội dung của VHCS như trang phục, 
giao tiếp và ứng xử xã hội của CBCC khi thi 
hành nhiệm vụ, cách bài trí công sở tại các cơ 
quan hành chính Nhà nước. Đây là những nội 
dung quan trọng của VHCS và cũng là phạm 
vi điều chỉnh của quy chế.
Từ rất nhiều khái niệm về “văn hóa” được 
nêu trên, tác giả đồng ý với quan điểm “Văn 
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là 
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát 
triển kinh tế - xã hội” - là quan điểm chỉ đạo 
cơ bản trong rất nhiều văn kiện của Đảng ta. 
Do đó, văn hóa vừa mang nhiệm vụ chính trị 
xã hội vừa thúc đẩy xây dựng và phát triển 
kinh tế, nó có tác động tích cực đối với nền 
kinh tế chính trị xã hội như một động lực quan 
trọng. Mặt khác, văn hóa thúc đẩy cá nhân 
mỗi người hoàn thiện mình hơn, thực hiện tốt 
mọi công việc trong đời sống xã hội.
2. Các nghiên cứu liên quan
Ths Nguyễn Viết Lộc, (2009), “Văn hóa 
tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối 
cảnh đổi mới và hội nhập”, tạp chí khoa học 
ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, 25,230-
238: Công trình đề cập đến các vấn đề như 
văn hóa tổ chức và văn hóa tổ chức trường 
đại học, các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức 
của mộ trường đại học học, đặc trưng văn 
hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội.
PGS.TS Đinh Công Tuấn, (10/2012), “Văn 
hóa tổ chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội 
nhập”, Tạp chí cộng sản: Công trình nghiên 
cứu đề cập đến các vấn đề như: Khái niệm 
văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức 
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Nguyễn Thị Thu Thủy, Phạm Thị Thanh 
Hồng, (03/2015) “Văn hóa tổ chức góp phần 
làm hài hòa quan hệ lao động”, Tạp chí kinh tế 
và phát triển: Công trình đề cập đến các vấn 
đề như văn hóa tổ chức, phương pháp tạo 
hài hòa trong quan hệ lao động, vai trò và tầm 
quan trọng văn hóa tổ chức.
Phạm Quang Huân, Viện NCSP, Trường 
ĐHSP Hà Nội, “Văn hóa tổ chức trong nhà 
trường và phương hướng xây dựng”: Công 
trình đề cập đến các vấn đề như văn hóa 
tổ chức- hình thái cốt lõi của văn hóa nhà 
trường, những hình thái cấp độ thể hiện văn 
hóa tổ chức, tầm quan trọng văn hóa tổ chức 
nhà trường, đề xuất một số phương hướng 
xây dựng văn hóa tổ chức.
TS. Đỗ Thị Thanh Vinh, Th.s Trương 
Hoàng Lâm, (11/2012), "Ảnh hưởng văn hóa 
tổ chức đến sự gắn bó cam kết với nhân viên, 
trường hợp của công ty hệ thống thông tin 
FPT”, Tạp chí kinh tế và phát triển: Công trình 
đề cập đến các vấn đề như Phương pháp 
nghiên cứu và mô hình lý thuyết về văn hóa tổ 
chức, thực trạng văn hóa công ty.
3. Thực trạng văn hóa công sở tại ngân 
hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang
a, Thực trạng về các giá trị văn hóa tổ 
chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 
tỉnh Bắc Giang tiếp cận theo cấp độ một 
của cấu trúc giá trị văn hóa tổ chức.
Về thiết kế, bài trí công sở: Khi bước chân 
vào một cơ quan quản lý nhà nước, mỗi người 
sẽ có những nhìn nhận, đánh giá về văn hóa 
của cơ quan đó thông qua khung cảnh làm 
việc, cách thiết kế bài trí công sở của cơ quan 
đó. Khung cảnh làm việc do cách bố trí nơi 
làm việc, môi trường và các thiết bị được sử 
dụng tại cơ quan đó tạo nên. Đứng ở khía 
cạnh văn hóa này, Ngân hàng Nhà nước chi 
44 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
nhánh tỉnh Bắc Giang đã xây dựng cho mình 
một trụ sở làm việc nghiêm trang, lịch sự mà 
vẫn thân thiện, gần gũi với nhân dân.
Công khai công vụ và các văn bản quy 
định nguyên tắc hoạt động: Tập trung xây 
dựng và thực hiện công khai, minh bạch các 
công vụ và các văn bản quy định nguyên tắc 
hoạt động bằng nhiều hình thức. Là mục tiêu 
mà đơn vị luôn nỗ lực để đạt được và cũng 
là nét văn hóa tiêu biểu của đơn vị khi thực 
hiện phong trao thi đua “cơ quan, công sở văn 
hóa” do UBND tỉnh Bắc Giang phát động và 
tổ chức.
Thực trạng về phương pháp, cách thức 
quản lý, phong cách tổ chức điều hành, mối 
quan hệ, lề lối làm việc: Hoạt động công vụ 
chưa đổi mới và theo kịp với sự đổi mới về vai 
trò của Nhà nước trong quản lý mọi mặt đời 
sống xã hội và tổ chức cung cấp các dịch vụ 
công cho người dân. Điển hình là việc triển 
khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên 
thông chưa có sự phối hợp giữa cán bộ với 
người dân. Nhân dân vẫn phải đi lại nhiều để 
thực hiện các giao dịch hành chính công vụ. 
Số lượng dịch vụ công trực tuyến được triển 
khai những vẫn còn ít. Việc chứng thực chữ ký 
số chưa được thực hiện. Các điều kiện đảm 
bảo cho CBCC thực thi công vụ chưa đáp ứng 
nhu cầu xây dựng một nền hành chính hiện 
đại, hiệu quả, thông suốt.
Biểu tượng, khẩu hiệu, thẻ cán bộ: Qua 
nghiên cứu thực tế và bằng khảo sát trong tập 
thể CBCC, tác giả luận văn nhận thấy 100% 
CBCC thống nhất nhận định cơ quan Ngân 
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang 
chưa xây dựng được biệu tượng, khẩu hiệu 
riêng, chưa phát hành thẻ cho cán bộ, công 
chức, viên chức làm việc tại cơ quan.
Thực trạng về giao tiếp, ứng xử của 
CBCC: Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý 
giữa người với người trong xã hội nhằm trao 
đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, vốn sống 
tạo nên ảnh hưởng lớn và tác động qua lại để 
con người đánh giá, điều chỉnh phối hợp trong 
công việc. Giao tiếp nơi công sở đòi hỏi sự 
chuẩn mực về văn hóa, thể hiện chất lượng, 
hiệu quả khi xử lý và giải quyết công việc, xây 
dựng lề lối làm việc khoa học, văn minh của 
đội ngũ cán bộ công chức.
b, Thực trạng về các giá trị văn hóa tổ 
chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 
tỉnh Bắc Giang tiếp cận theo cấp độ hai 
của cấu trúc giá trị văn hóa tổ chức.
Tính chuyên nghiệp: Một trong những giá 
trị của VHCS là tính chuyên nghiệp. Chuyên 
nghiệp có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là 
chuyên tâm vào nghề nghiệp, công việc. Tính 
chuyên nghiệp không chỉ có trong các công 
việc có quy mô lớn, mức độ phức tạp cao mà 
phải thể hiện ngay trong từng công việc nhỏ, 
hàng ngày. Mục đích của sự chuyên nghiệp là 
nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh, chất lượng, hiệu 
quả và tin cậy, những điều đó chỉ có được 
khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất đều phải 
được thiết lập đồng bộ, nhất quán, hợp lý. 
Tính chuyên nghiệp đòi hỏi người CBCC phải 
được đào tạo đúng chuyên ngành, có trình độ 
kiến thức và kỹ năng thực thi công vụ, có ý 
thức tốt, tính kỷ luật và sức khỏe tốt để hoạt 
động công sở đạt hiệu quả cao. 
Trung thực và khách quan: Nền công vụ 
phải thể hiện tính trung thực và khách quan, 
đây là một trong những giá trị cốt lõi của 
VHCS. Tính trung thực và khách quan thể 
hiện trong cách thực thi công vụ và trong kết 
quả thực hiện công vụ. Người dân đặt niềm tin 
vào công vụ vào nền hành chính với sự trung 
thực và khách quan trong các quy định cũng 
như trong thực hiện công vụ.
Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền 
và có sự kiểm tra, giám sát: Tính minh bạch 
của công vụ đòi hỏi mọi hoạt động phải rõ 
ràng, tường minh, các quy định, các quy trình 
phải cụ thể công khai để người thực hiện cũng 
như người dân có thể thực hiện và kiểm tra 
được. Minh bạch là một trong những giá trị 
45TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
cơ bản, cốt lõi của VHCS. Tính minh bạch 
thể hiện không chỉ ở bên trong mà còn thể 
hiện cho cả bên ngoài. Công khai minh bạch 
cũng là một phương pháp để nâng cao trình 
độ năng lực làm việc của người CBCC. Thiếu 
công khai minh bạch sẽ là mảnh đất màu mỡ 
cho tham nhũng sinh sôi, phát triển.
c, Thực trạng về các giá trị văn hóa tổ 
chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 
tỉnh Bắc Giang tiếp cận theo cấp độ ba của 
cấu trúc giá trị văn hóa tổ chức.
Mô hình trên cho thấy các nhân tố thuộc 
các giá trị văn hóa hữu hình được đánh giá 
Mô hình trên cho thấy các 
nhân tố thuộc các giá trị văn hóa hữu 
hình được đánh giá khá đồng đều và 
ở mức điểm số cao. Các yếu tố như 
kiến trúc, đồng phục, bộ quy tắc ứng 
xử, , lễ hội, giai thoại, hoạt động từ 
thiện, ngôn từ tương ứng với điểm 
số là 3.78 điểm, 3.66 điểm, 3.84 
điểm, 3.62 điểm, 3.89 điểm, 3.69 
điểm, 3.71 điểm. Đặc biệt cơ quan 
có nhiều câu chuyện, giai thoại có 
sức lan tỏa, gây ảnh hưởng được 
đánh giá cao nhất với 3.89 điểm . 
4, Đánh giá chung tình hình 
phát triển văn hóa công sở trong 
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 
tỉnh Bắc Giang. 
a, Ưu điểm 
Trong cơ quan Ngân hàng 
Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang, 
các lãnh đạo và tập thể cán bộ công 
chức viên chức đã luôn nỗ lực, cố 
gắng tạo dựng cho mình những giá 
trị văn hóa cơ bản để xây dựng 
VHCS tại đơn vị. Thực hiện văn bản 
về VHCS của Thủ tướng Chính phủ, 
UBND tỉnh Bắc Giang và Ngân 
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc 
STT Các chỉ tiêu Đánh giá chung 
1 Kiến trúc nội, ngoại thất 3.78 
3 Đồng phục 3.66 
4 Bộ quy tắc ứng xử 3.84 
6 Lễ nghi, lễ hội, các chương trình văn hóa 3.62 
7 Câu chuyện, giai thoại 3.89 
8 Ngôn từ được sử dụng lịch sự, thân thiện 3.71 
9 Hoạt động từ thiện 3.69 
Bảng 1: Đánh giá về cấu trúc hữu hình của VHCS Ngân hàng Nhà nước 
chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
khá đồng đều và ở mức điểm số cao. Các yếu 
tố như kiến trúc, đồng phục, bộ quy tắc ứng 
xử, , lễ hội, giai thoại, hoạt động từ thiện, ngôn 
từ tương ứng với điểm số là 3.78 điểm, 3.66 
điểm, 3.84 điểm, 3.62 điểm, 3.89 điểm, 3.69 
điểm, 3.71 điểm. Đặc biệt cơ quan có nhiều 
câu chuyện, giai thoại có sức lan tỏa, gây ảnh 
hưởng được đánh giá cao nhất với 3.89 điểm 
.
4, Đánh giá chung tình hình phát triển 
văn hóa công sở trong Ngân hàng Nhà 
nước chi nhánh tỉnh Bắc Gia .
a, Ưu điểm
Trong cơ quan Ngân hàng Nhà nước chi 
nhánh tỉnh Bắc Giang, các lãnh đạo và tập 
thể cán bộ công chức viên chức đã luôn nỗ 
lực, cố gắng tạo dựng cho mình những giá trị 
văn hóa cơ bản để xây dựng VHCS tại đơn vị. 
Thực hiện văn bản về VHCS của Thủ tướng 
Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Giang và Ngân 
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang, 
tình hình thực hiện quy chế VHCS tại các cơ 
quan hành chính trên địa bản tỉnh những năm 
qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo 
sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, ý thức 
trách nhiệm về tu dưỡng rèn luyện, chấp hành 
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách 
46 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
pháp luật của nhà nước, của đội ngũ cán bộ, 
công chức.
Việc rèn luyện, tư cách, tác phong ứng 
xử giao tiếp với nhân dân khi giải quyết công 
việc, với đồng nghiệp khi trao đổi hợp tác làm 
việc được đưa thành nội dung cho mỗi cán 
bộ, công chức đăng ký phấn đấu làm theo tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
b, Hạn chế
Tuy nhiên, qua nghiên cứu và phân tích 
tình hình phát triển VHCS trong Ngân hàng 
Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang vẫn còn 
những điểm chưa hoàn thiện:
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc 
Giang với quá trình hình thành và phát triển từ 
năm 1997 đến nay là một khoảng thời gian khá 
dài, các giá trị văn hóa được chắt lọc và mang 
nhiều dấu ấn của thời kì kế hoạch hóa tập 
trung. Chính vì vậy, vẫn còn một số bộ phận 
cán bộ, công chức chịu những ảnh hưởng tiêu 
cực của nền văn hóa từ thời lúa nước này, sự 
thiên về cảm xúc hơn là lí trí, hay sự mềm 
dẻo, linh hoạt trong ứng xử hang ngày có thể 
dẫn đến các hành động tùy tiện, thiếu nguyên 
tắc, cách xưng hô suồng sã, không đúng quy 
định. Thái độ nửa vời trong tư duy và hành 
động, trang phục còn tùy tiện và phóng túng. 
Hạn chế này xuất phát từ nhận thức chưa 
đồng đều của cán bộ công chức, thậm chí 
không coi trọng việc xây dựng VHCS, chưa 
nắm được tầm quan trọng của VHCS trong 
các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay.
Trong cấu trúc văn hóa của Ngân hàng Nhà 
nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang, nhóm yếu tố 
về hệ thống giá trị được tuyên bố chưa được 
hình thành mà mới đang được hướng tới, đó 
là sứ mệnh, tầm nhìn, là kiến trúc tổng thể 
hay là những văn hóa tinh thần như: Các nghi 
lễ, nghi thức hội họp, văn hóa tiếp khách. 
Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 
tỉnh Bắc Giang cần phải bổ sung, xây dựng sứ 
mệnh, tầm nhìn cho đơn vị mình, giúp mang 
lại cảm hứng, niềm tự hào, sự trung thành của 
nhân viên đối với cơ quan, từ đó giúp gắn kết 
các thành viên trong tổ chức thành một môi 
trường làm việc hăng say vì một mục tiêu phát 
triển, hoàn thiện công sở của Ngân hàng Nhà 
nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
5. Một số giải pháp tăng cường văn hóa 
công sở
a, Thực hiện tốt cải cách hành chính.
Quá trình triển khai thực hiện công tác cải 
cách hành chính phải đảm bảo thống nhất 
đồng bộ, thiết thực, hiệu quả phù hợp với các 
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cơ quan 
đơn vị đồng thời gắn với thực hiện quy chế 
dân chủ ở cơ sở, đấu tranh phòng chống tham 
nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Cải cách thể chế hành chính cần tiếp tục 
rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống hóa các 
văn bản chính sách thuộc lĩnh vực theo thẩm 
quyền, chỉnh sửa và bổ sung các cơ chế, chính 
sách theo hướng minh bạch thông thoáng, 
phù hợp với các văn bản mới ban hành và 
tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý kinh tế xã 
hội có hiệu quả chuẩn hóa bộ thủ tục hành 
chính đang thực hiện. Cải cách thủ tục hành 
chính tập trung chỉ đạo đồng bộ xác định đây 
là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi 
minh bạch cho hoạt động của tổ chức và công 
dân.
b, Nâng cao chất lượng công tác giáo 
dục đạo đức của cán bộ công chức.
Để nâng cao đạo đức công chức, cần 
có một hệ thống giải pháp đồng bộ vừa đề 
cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con 
người, vừa có cơ chế tạo điều kiện cho các 
giá trị đạo đức phát triển và ngăn ngừa, hạn 
chế sự sa sút, suy thoái đạo đức, trong đó 
giáo dục có vai trò quan trọng hàng đầu trong 
quá trình hình thành phát triển nhân cách của 
người cán bộ, công chức.
Từ truyền thống coi trọng đạo đức của dân 
47TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
tộc và quan điểm đạo đức là gốc của người 
cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc thực 
hiện giáo dục đề cao giá trị đạo đức, đề cao 
sự tự rèn luyện, tu dưỡng cán bộ, công chức 
trong việc chuyển văn hóa đạo đức xã hội, các 
giá trị tiến bộ thành văn hóa đạo đức cá nhân; 
coi tiêu chí cao nhất để đánh giá hiệu quả của 
giáo dục đạo đức là ở chỗ những tri thức, 
những chuẩn mực đạo đức xã hội được lĩnh 
hội và biến thành sức mạnh đạo đức cá nhân, 
biểu tượng trong việc thực hiện các hành vi 
đạo đức thực tế. Nói cách khác, có đạo đức 
không chỉ phụ thuộc vào tri thức đạo đức mà 
còn phụ thuộc nhiều vào các quan hệ và hành 
vi đạo đức với tính cách là những tấm gương 
đạo đức mà cá nhân được chứng kiến. Mỗi cá 
nhân sẽ tự đối chiếu tri thức học được về đạo 
đức với những quan hệ, hành vi và những 
tấm gương đạo đức thực tế để rút ra những 
định hướng giá trị cần thiết. Bác Hồ dạy: “ Một 
tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài 
diễn văn tuyên truyền”, do đó “ Muốn được 
dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự 
mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là siêng 
năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu 
không thực hiện bốn điều đó, mà muốn được 
lòng dân, thì cũng như bắc dây leo trời”. Vì 
vậy, tinh thần gương mẫu và phẩm chất đạo 
đức cách mạng trong sáng của những cán bộ, 
công chức lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa to lớn 
đối với công tác giáo dục đạo đức công chức.
c, Tăng cường công tác kiểm tra, giám 
sát việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành 
chính, nâng cao chỉ số PCI, PAPI.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác 
thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà 
nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; phát 
huy vai trò của các cơ quan báo chí và người 
dân trong việc phát hiện những tiêu cực của 
tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ cải 
cách hành chính, nâng cao chỉ số PCI, PAPI.
Chú trọng công tác thanh tra công vụ, kiểm 
tra trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn 
vị; kịp thời biểu dương, khen thưởng, phổ 
biến những điển hình hay, cách làm tốt trong 
cải cách hành chính; xử lý nghiêm các hành 
vi vi phạm và công khai trên các phương tiện 
thông tin đại chúng các trường hợp bị xử lý kỷ 
luật. Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách 
hành chính, nâng cao chỉ số PCI, PAPI của 
các cơ quan, đơn vị để đánh giá mức độ hoàn 
thành nhiệm vụ và bình xét thi đua đối với các 
cơ quan, đơn vị, tập thể lãnh đạo và người 
đứng đầu cơ quan, đơn vị.
6. Kết luận
Văn hoá công sở không phải là cái bất 
biến mà nó cần phải được thay đổi theo yêu 
cầu của bộ máy tổ chức quản lý, phục vụ cho 
việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. Nó phải 
được hoàn thiện dựa trên nền tảng là truyền 
thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Văn hoá 
tổ chức phải được sử dụng như một yếu tố 
nâng cao khả năng thích nghi và năng lực 
cạnh tranh của tổ chức. . Bài báo không có 
tham vọng đi hết toàn bộ các vấn đề lý luận về 
văn hoá tổ chức và nghiên cứu, đề xuất đầy 
đủ các giải pháp mà chỉ tập trung giải quyết 
một số vấn đề lớn còn tồn tại. Trong thời gian 
tới sẽ nghiên cứu vấn đề hoàn chính hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 
2014. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 
Hội nghị Trung ương lần thứ 9, khóa XI, “ Xây 
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt 
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất 
nước”. Hà Nội.
[2]. Đỗ Minh Cương, 2011. Văn hóa kinh 
doanh và triết lý kinh doanh. Hà Nội: NXB 
chính trị Quốc Gia.
[3]. Đỗ Minh Cương, 2019 . Văn hóa 
doanh nghiệp: Một số vấn đề và giải pháp. 
Tạp chí lý luận chính trị, số 7/ 2009.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_van_hoa_cong_so_va_thuc_trang_tai_ngan_hang_nha_n.pdf