Ngôn ngữ học Tri nhận: Từ lập trường chung đến một số luận thuyết cơ bản

Tóm tắt

Bài báo này giới thiệu Ngôn ngữ học Tri nhận từ hai phối cảnh khác nhau. Trước tiên, bài

báo xem xét lập trường chung và thảo luận những liên đới của nó đối với các chủ đề nghiên

cứu của Ngôn ngữ học Tri nhận. Sau đó, bài báo trình bày một số luận thuyết cơ bản được

các nhà Ngôn ngữ học Tri nhận chấp nhận như những giáo lý hoặc nguyên lý chỉ đường.

pdf 19 trang yennguyen 11620
Bạn đang xem tài liệu "Ngôn ngữ học Tri nhận: Từ lập trường chung đến một số luận thuyết cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngôn ngữ học Tri nhận: Từ lập trường chung đến một số luận thuyết cơ bản

Ngôn ngữ học Tri nhận: Từ lập trường chung đến một số luận thuyết cơ bản
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 4, 2017 419–437 419 
NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN: TỪ LẬP TRƯỜNG CHUNG 
ĐẾN MỘT SỐ LUẬN THUYẾT CƠ BẢN 
Dương Hữu Biêna* 
aKhoa Ngữ văn và Văn hóa học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 09 tháng 05 năm 2017 
Chỉnh sửa ngày 29 tháng 09 năm 2017 | Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 10 năm 2017 
Tóm tắt 
Bài báo này giới thiệu Ngôn ngữ học Tri nhận từ hai phối cảnh khác nhau. Trước tiên, bài 
báo xem xét lập trường chung và thảo luận những liên đới của nó đối với các chủ đề nghiên 
cứu của Ngôn ngữ học Tri nhận. Sau đó, bài báo trình bày một số luận thuyết cơ bản được 
các nhà Ngôn ngữ học Tri nhận chấp nhận như những giáo lý hoặc nguyên lý chỉ đường. 
Từ khóa: Ẩn dụ; Duy lý luận; Dựa trên sử dụng; Kết cấu; Kinh nghiệm luận; Ngôn ngữ học 
Tri nhận. 
1. DẪN NHẬP 
Trong văn liệu ngôn ngữ học hiện thời, thuật ngữ Ngôn ngữ học Tri nhận thường 
có hai cách hiểu: Cách hiểu rộng và cách hiểu hẹp. Theo cách hiểu rộng, bất cứ cách tiếp 
cận nào coi ngôn ngữ chủ yếu như một hiện tượng tinh thần, được định vị trong óc của 
những người nói nó, đều có thể được coi là Ngôn ngữ học Tri nhận. Với cách hiểu này, 
bất cứ nhà ngôn ngữ học nào nhấn mạnh các thuộc tính hình thức của ngôn ngữ, hoặc 
cách dùng của chúng trong các ngôn cảnh tương tác, và thừa nhận những thuộc tính này 
bắt nguồn một cách sau cùng từ cách hành xử của những người nói cá nhân. Cách hành 
xử này, đến lượt mình, là một chức năng của các quá trình tri nhận và những biểu hiện 
tinh thần của họ, đều được coi là những nhà ngôn ngữ học tri nhận. 
Theo cách hiểu hẹp, và cũng là cách hiểu của bài viết, thuật ngữ này tham chiếu 
đến một phong trào vốn có gốc gác ở bờ Tây nước Mỹ vào những thập niên cuối của thế 
*Tác giả liên hệ: Email: biendh@dlu.edu.vn 
420 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
kỷ XX như là sự phản ứng lại một số xu hướng về lý thuyết đang thịnh hành vào thời đó, 
ấy là Ngữ pháp Sản sinh – Cải biến của Chomsky (2006)1(1). Một cột mốc quan trọng là 
năm 1987, năm xuất bản Women, Fire, and Dangerous Things của Lakoff và tập đầu công 
trình hai tập Foundations of Cognitive Gammar của Langacker. Một lượng học giả khác 
cũng tham gia vào phong trào mới này. Các tên tuổi chủ chốt là Fauconnier (1994) với 
việc khảo sát các quá trình “kết cấu nghĩa” bằng cách thức của các không gian tinh thần 
(Dương, 2016a), và sau đó là sự pha trộn ý niệm (Fauconnier & Turner, 2002); Fillmore 
(2006) với nghiên cứu về nghĩa học khung; Talmy (2000) với những nghiên cứu sâu về 
cấu trúc ý niệm và nghĩa học ý niệm (Dương, 2016b). 
Về mặt tổ chức, Ngôn ngữ học Tri nhận (Cognitive Linguistics - CL) có thể coi là 
được hình thành vào năm 1991, năm chứng kiến Hội nghị Quốc tế Ngôn ngữ học Tri nhận 
lần thứ nhất, được René Dirven tại Đại học Duisburg (Đức) đăng cai. Hội nghị này là cơ 
hội cho việc thành lập Hội Ngôn ngữ học Tri nhận Quốc tế (International Cognitive 
Linguistics Association), từ đó cứ hai năm gặp gỡ một lần liên tục đến tận ngày nay, và 
cũng là cơ hội cho sự ra đời tạp chí Ngôn ngữ học Tri nhận, cơ quan xuất bản chính trong 
địa hạt này, mà Langacker là Tổng biên tập đầu tiên. Từ đó, phong trào này dần dần thu 
hút nhiều người tham gia trên toàn thế giới, cùng với sự mở rộng phạm vi lý thuyết và 
tầm miêu tả của nó. Trong khi vào những năm đầu, các nhà CL có xu hướng nhấn mạnh 
thế đối lập luận chiến của mình về phân tích ngôn ngữ học với những cách tiếp cận phái 
Chomsky, thì những năm về sau đã chứng kiến một mức độ hội tụ nhất định, và thậm chí 
đối thoại, với các học giả đang làm việc trong các đường hướng khác, chẳng hạn như 
chức năng luận, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học lịch sử, nghiên cứu khối liệu, và sự 
thụ đắc ngôn ngữ (cả ngôn ngữ thứ nhất lẫn ngôn ngữ thứ hai). Hiện nay, CL coi nó như 
một xu hướng chủ đạo, và những quan tâm lẫn cương lĩnh nghiên cứu của nó được chia 
sẻ rộng rãi hơn với phạm vi rộng các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. 
Bài viết này trước hết suy xét lập trường triết học chung và một số liên đới của nó 
cho những chủ đề nghiên cứu CL. Sau đó giới thiệu một số luận thuyết cơ bản được các 
1Do vậy, trong bài viết này, chúng tôi viết hoa chữ N (trong từ Ngôn) và chữ T (trong từ Tri) để chỉ Ngôn ngữ học Tri nhận theo cách 
hiểu hẹp này. 
Dương Hữu Biên 421 
nhà CL chấp nhận như những giáo lý hoặc nguyên lý chỉ đường. 
2. KINH NGHIỆM LUẬN - LẬP TRƯỜNG TRIẾT HỌC CHUNG CỦA CL 
Theo Evans và Green (2006), CL không phải là một lý thuyết về ngôn ngữ có tích 
hợp và thống nhất, mà đúng ra là tập hợp những cách tiếp cận có liên quan, với một lượng 
giả định chung và quan tâm nghiên cứu được chia sẻ. Nếu xét theo cội nguồn và quá trình 
phát triển, dễ thấy rằng xuyên suốt hầu như lịch sử buổi đầu của CL là phương diện luận 
chiến của nó, ở chỗ nó có chủ định xác định bản thân nó trong thế đối lập với các chủ đề, 
các giả định, và cương lĩnh nghiên cứu của những cách tiếp cận phái Chomsky. Tính luận 
chiến này có thể được nêu đặc điểm trên cơ sở lập trường kinh nghiệm luận (empiricist 
stance) của CL chống lại cách tiếp cận duy lý luận (rationalist approach) chiếm ưu thế 
vào thời ấy của Chomsky và trường phái của ông. Bằng việc kiên định lập trường kinh 
nghiệm luận, các nhà CL hoài nghi quan niệm cho rằng ngôn ngữ cấu thành một mô-đun 
tự trị trong não bộ, được gói gọn từ những năng lực tinh thần khác; Rằng sự thụ đắc diễn 
ra phù hợp với một thiết kế được thừa hưởng về mặt di truyền; Và rằng kiến trúc tổng thể 
của một ngôn ngữ do các thông số của Ngữ pháp Phổ quát2(2) quyết định. Đúng ra, sự nhấn 
mạnh phải là vào tính nghiệm thân của tri thức ngôn ngữ trong những năng lực tri nhận 
chung, vào vai trò của đầu vào, xã hội hóa, và các cơ chế học tập chung về sự thụ đắc, và 
vào cấu trúc ngôn ngữ như đang nổi lên từ cách dùng của nó trong các ngôn cảnh giao 
tiếp. Dưới đây chúng ta sẽ suy xét một số liên đới của lập trường kinh nghiệm luận, và 
ảnh hưởng của chúng đến nghiên cứu CL. 
2 Trong ngôn ngữ học, Ngữ pháp Phổ quát (Universal Grammar) là lý thuyết về thành tố di truyền của năng lực ngôn ngữ, thường 
được cho là của Chomsky (2006). Định đề cơ bản của Ngữ pháp Phổ quát cho rằng ngôn ngữ được kiểm soát trong não bộ. Nó đôi 
khi được biết như là “ngữ pháp tinh thần”, và đứng vào thế đối lập với các “ngữ pháp” khác, như ngữ pháp tập quán, ngữ pháp miêu 
tả, ngữ pháp sư phạm,... Ngữ pháp Phổ quát đề xuất rằng năng lực ngôn ngữ trở nên hiển nhiên không cần được dạy, và rằng có những 
thuộc tính mà mọi ngôn ngữ tự nhiên của con người đều chia sẻ. Vấn đề là ở chỗ cần phải quan sát và thử nghiệm để quyết định chính 
xác những năng lực gì là bẩm sinh và những thuộc tính gì được mọi ngôn ngữ chia sẻ. 
Lý thuyết Ngữ pháp Phổ quát đề xuất rằng loài người được nuôi dưỡng dưới những điều kiện thông thường, sau đó họ sẽ luôn luôn 
phát triển ngôn ngữ với những thuộc tính nhất định. Lý thuyết này cũng đề xuất rằng có một năng lực ngôn ngữ được xác định về mặt 
di truyền, bẩm sinh biết các quy tắc ấy, làm nó dễ hơn và nhanh hơn cho trẻ con học ngôn ngữ. Năng lực này không biết từ vựng của 
ngôn ngữ cụ thể bất kỳ (do vậy các từ và nghĩa của chúng cần phải được học), và vẫn có vài thông số có thể thay đổi tự do giữa các 
ngôn ngữ (chẳng hạn như tính từ đi trước hoặc sau danh từ), chúng cũng cần phải được học. 
Như Chomsky (2006) từng diễn đạt: “Một cách hiển nhiên, sự phát triển của ngôn ngữ ở cá nhân cần phải bao gồm ba nhân tố: (1) 
Thiên tư di truyền, nó thiết lập các giới hạn về những ngôn ngữ có thể đạt tới được, bằng cách ấy làm cho việc thụ đắc ngôn ngữ là 
khả hữu; (2) Các dữ liệu bên ngoài, được biến đổi thành kinh nghiệm chọn lựa ngôn ngữ này hay ngôn ngữ khác trong phạm vi một 
tầm hẹp; (3) Những nguyên lý không chỉ định rõ năng lực ngôn ngữ.” 
422 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
2.1. Lập trường kinh nghiệm luận thừa nhận có sự tri nhận nền nằm đằng sau 
các biểu thức ngôn ngữ 
Như trên đã nói, các nhà CL hoài nghi quan niệm cho rằng ngôn ngữ cấu thành 
một mô-đun tự trị trong trí óc, được gói gọn từ những năng lực tinh thần khác. Do vậy, 
họ cũng hoài nghi các cấu trúc sâu và hệ thống các phép cải biến dùng biến đổi những 
biểu hiện cú pháp sâu thành các dạng thức bề mặt. Càng ngày, các nhà CL càng nhận thức 
rõ rằng cấu trúc nghĩa lại phức tạp hơn nhiều so với cấu trúc được biểu trưng bằng các 
yếu tố của cấu trúc bề mặt. Theo các nhà CL, sở dĩ như vậy là vì có một lượng lớn sự tri 
nhận nền (background cognition) đang diễn ra trong việc hiểu các biểu thức ngôn ngữ bề 
mặt, kể cả những phát ngôn đơn giản nhất. Những nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ sự tri 
nhận nền này từng tạo ra một số phát triển gây tranh luận sôi nổi và hứng thú trong CL ở 
giai đoạn đầu. Có thể dẫn ra đây ba nghiên cứu điển hình như những minh họa: 
 Đó là việc vận dụng và mở rộng các khái niệm điểm quy chiếu (reference 
point) và chủ quan hóa (subjectification) của Langacker (1991). Khái niệm 
điểm quy chiếu của Langacker (1991) ban đầu được áp dụng với các biểu 
thức sở hữu, nơi kẻ sở hữu được coi như một điểm quy chiếu cho việc cung 
cấp truy cập tinh thần đến cái được sở hữu, nhưng về sau được mở rộng sang 
nhiều khu vực khác nhau, như hoán dụ, các mô hình bổ ngữ, đề hóa, và các 
kết cấu “chủ ngữ kép” của tiếng Nhật và tiếng Hàn. Chủ quan hóa của 
Langacker (1991, 2008) đề cập đến quan hệ giữa kẻ ý niệm và cái được ý 
niệm, tức giữa người nói và những chu cảnh của người nói và nội dung công 
khai của một biểu thức, nó cũng được vận dụng để nghiên cứu thì và tình 
thái, lập trường tri thức luận, và là một nhân tố quan trọng về sự biến đổi ngữ 
nghĩa-từ vựng; 
 Đó là nghiên cứu của Talmy (2000) về động lực học (force dynamics). Động 
lực học của Talmy (2000) phát triển trực giác cho rằng những tương tác có 
thể được xem xét trên cơ sở sức mạnh tương đối và động lực cố hữu của các 
thực thể đang tương tác (Dương, 2016b). Nó từng được vận dụng dày đặc để 
nghiên cứu sự gây khiến, sự cản trở, sự ngăn chặn, và những biểu thức tình 
thái; 
Dương Hữu Biên 423 
 Những nghiên cứu về pha trộn ý niệm (conceptual blending) của Fauconnier 
và Turner (2002). Pha trộn ý niệm là quá trình nhờ đó các yếu tố của hai hoặc 
nhiều cấu trúc ý niệm được kết hợp một cách sáng tạo thành một cấu trúc nổi 
bật mới. Sự pha trộn từng được áp dụng với những nghiên cứu về ẩn dụ và 
về truyện kể, và với nhiều phương diện của tri nhận phi ngôn ngữ. 
2.2. Lập trường kinh nghiệm luận coi cơ sở nghĩa ý niệm là động cơ thúc đẩy 
nghiên cứu CL 
Trong quan niệm của CL, tổ chức cú pháp có thể được “biểu lộ” một cách đầy đủ 
từ những biểu hiện nghĩa (semantic representations). Quan niệm này có thể biện hộ được 
nếu dựa vào tính đa dạng khổng lồ về tổ chức cú pháp trong các ngôn ngữ của thế giới, 
thậm chí sự biến dạng giữa các phương ngữ của cùng ngôn ngữ, và sự thiếu vắng những 
phương tiện độc lập cho việc xác lập tính đa dạng tương ứng trong các biểu hiện nghĩa. 
Vì vậy, các nhà CL luôn nhấn mạnh động cơ thúc đẩy ngữ nghĩa, ngữ dụng, diễn ngôn, 
của cấu trúc ngôn ngữ. Mặt khác, việc viện đến động cơ thúc đẩy này dùng để giảm bớt 
tính tùy tiện của những thực tế ngôn ngữ được lĩnh hội, nhờ đó nâng cao tính có thể học 
được của chúng và tính lâu bền của chúng trong một ngôn ngữ. 
Quan sát, như một dẫn chứng, cương vị của các danh từ tiếng Anh như là đơn vị 
hoặc khối, và, trong trường hợp khối, luôn luôn là số ít hoặc luôn luôn là số nhiều. Như 
đã đề cập, các nhà CL có thể ưa nhấn mạnh cơ sở nghĩa ý niệm (semantic-conceptual 
basis) đối với các phạm trù này. Đồng thời, chúng ta từng đối mặt với tính đa dạng xuyên 
ngôn ngữ liên quan đến cương vị của các danh từ theo các thông số này, do vậy làm cho 
có vẻ không hợp lý khả năng của một ánh xạ trực tiếp từ nghĩa đến hình thức. Ví dụ, tại 
sao information là một danh từ khối số ít trong tiếng Anh, trong khi tương ứng dịch của 
nó trong nhiều ngôn ngữ châu Âu khác là một danh từ đơn vị? Hoặc tại sao shorts (một 
món y phục) là danh từ khối số nhiều? Tuy nhiên, theo Taylor (2002), trong phạm vi một 
ngôn ngữ cho sẵn, một logic nhất định có thể nhận thấy được, làm cho tình huống xa với 
sự võ đoán. Vả lại, cương vị của một danh từ cho sẵn được cố định là rất hiếm; Trong các 
ngôn cảnh thích hợp, nó có thể gánh vác những cương vị khác nhau phù hợp với logic 
được khai thác trong phạm vi ngôn ngữ đang bàn. 
424 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
2.3. Lập trường kinh nghiệm luận chú trọng các hiện tượng bề mặt để rút ra 
những khái quát hóa 
Với Langacker (1987), các đối tượng duy nhất của nghiên cứu ngôn ngữ học là 
những phát ngôn bị ràng buộc ngữ cảnh đang xuất hiện về mặt thực tại và những khái 
quát hóa qua các phát ngôn ấy. Do vậy, cái được gọi là “đòi hỏi nội dung” (content 
requirement) của Langacker (1987) bị loại trừ về nguyên tắc. Mặt khác, với tư cách là các 
yếu tố của miêu tả ngôn ngữ học, các đối tượng là “vô hình” (và không thể nghe thấy 
được) chẳng hạn như PRO, các dấu vết, và các khoảng trống; Ý tưởng về các cấu trúc 
“sâu” có thể “được cải biến”, hoặc các thành tố của chúng có thể bị “chuyển vị” hoặc “bị 
xóa” - vốn là những yếu tố của miêu tả ngôn ngữ học điển hình trong Ngữ pháp Sản sinh-
Cải biến - cũng bị loại bỏ. Tuy nhiên, nét đặc thù của CL đối với định hướng bề mặt là ở 
chỗ nó không phủ nhận rằng những người nói tạo ra các khái quát hóa qua những phát 
ngôn được bắt gặp. Chính theo những khái quát hóa này (tức các lược đồ theo hệ thuật 
ngữ của Langacker (1987)) mà những người nói có thể mở rộng thêm sự tái sinh của 
những biểu thức vừa mới được bắt gặp. Vấn đề cốt yếu là nội dung của những khái quát 
hóa này, nhất là mức độ trừu tượng hóa của chúng đối diện với những trường hợp cụ thể 
của chúng. Trên đại thể, các nhà ngôn ngữ học có xu hướng theo đuổi những khái quát 
hóa cấp cao - cái cao hơn và tốt hơn - trong khi bao phủ, nếu không phải cho một ngôn 
ngữ, thì ít ra là một phạm vi rộng các hiện tượng như có thể. Với nhiều người, “làm ngôn 
ngữ học”, một cách chính xác, cốt ở sự truy tìm những khái quát hóa như thế. Trái lại, 
một đặc trưng đáng chú ý của CL là sự nhận thức rõ rằng sự thành thạo về một ngôn ngữ 
bao gồm, không phải ở sự hiểu biết một lượng nhỏ những khái quát hóa rất rộng, mà ở sự 
hiểu biết một loạt các sự kiện riêng lẻ, kể cả những ký ức của các phát ngôn riêng bên 
cạnh những khái quát hóa cấp tương đối thấp, không quá xa với những hiện tượng bề mặt. 
Một phương diện khác liên quan đến quan hệ giữa những khái quát hóa, dù mức 
độ trừu tượng hóa của chúng thế nào, và những dữ liệu mà chúng được hỗ trợ để đạt được. 
Cách tiếp cận tiêu chuẩn này theo đuổi sự tiết kiệm tối đa của kho lưu trữ tinh thần. Do 
vậy, hiểu biết một quy tắc xóa bỏ nhu cầu lưu trữ các ví dụ về những vận dụng của quy 
tắc đó (và trên cơ sở của nó, về mặt tiền ước, quy tắc được trừu xuất trước tiên). Nếu anh 
biết làm thế nào để thành lập một cú bị động, hoặc một ngữ đoạn giới từ, thì anh không 
Dương Hữu Biên 425 
cần lưu trữ những trường hợp cụ thể của các cú bị động hay các ngữ đoạ ... ính và cách nhìn của những nhà 
Ngôn ngữ học Tri nhận.” 
Mặt khác, Giáo sư Nguyễn Lai cũng cho rằng “nghiệm thân ở đây là vấn đề vừa giác quan vừa trí tuệ của con nguời. Nói cách khác, 
đó là CON NGUỜI vừa sinh vật vừa xã hội đuợc hình thành và phát triển qua tương tác xã hội, ngày càng có khả năng tác động tích 
cực trở lại tương tác xã hội một cách có ý thức. Chỉ với “cảm hứng về hiện tuợng nghiệm thân” theo tinh thần trên, ta mới tránh được 
xu thế sinh vật hóa con nguời xã hội trong cách vận dụng cơ chế nghiệm thân. Và chỉ có được cảm hứng về nghiệm thân theo cách 
ấy, cuối cùng ta mới có điều kiện CHỦ ÐỘNG CƠ CHẾ HÓA ÐỘNG LỰC XÃ HỘI VÀO SỨC MẠNH TRÍ TUỆ CỦA CHÍNH 
CON NGUỜI để từ cách nhìn này, tu duy con nguời cần phải ảnh huởng sâu đến trải nghiệm đuợc nghiệm thân.” 
Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với Giáo sư Nguyễn Lai về những nhận định và đánh giá này. Nhân đây, xin cảm ơn về các trao đổi của 
Giáo sư. 
432 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
3.2. Luận thuyết nghĩa học bách khoa 
Luận thuyết này là cách tiếp cận chung đến nghĩa học được chấp nhận trong Nghĩa 
học Tri nhận. Có năm thừa nhận then chốt làm nên luận thuyết này. Thứ nhất, không có 
sự khu biệt mang tính nguyên tắc giữa ngữ nghĩa và ngữ dụng, tức không có khu biệt giữa 
một mặt nghĩa “cốt lõi”, và mặt khác nghĩa ngữ dụng, hoặc nghĩa xã hội hay văn hóa. 
Thứ hai, tri thức bách khoa có cấu trúc: Các cấu trúc tri thức mà các từ cung cấp truy cập 
nhằm biểu hiện một danh mục tri thức có tổ chức. Thứ ba, nghĩa bách khoa nảy sinh trong 
(các)ngôn cảnh sử dụng, do vậy mà “sự tuyển lựa” nghĩa bách khoa được các nhân tố 
ngôn cảnh cung cấp. Ví dụ, từ safe có thể có các nghĩa khác nhau phụ thuộc vào ngôn 
cảnh sử dụng cụ thể. Safe có thể có nghĩa là “không chắc làm phương hại” khi được dùng 
trong ngôn cảnh một đứa trẻ chơi với một cái xẻng. Safe có thể có nghĩa “không chắc xảy 
ra phương hại” khi được dùng trong ngôn cảnh của một bãi biển có an ninh như một khu 
nghỉ dưỡng du lịch. Thứ tư, cách tiếp cận bách khoa coi các yếu tố từ vựng như là những 
điểm truy cập đến tri thức bách khoa. Vì vậy, các từ cung cấp về mặt lựa chọn truy cập 
các phần cụ thể về tiềm năng nghĩa rộng lớn của tri thức bách khoa. Thứ năm, trong khi 
nghĩa trung tâm được liên hội với một từ là tương đối ổn định, thì tri thức bách khoa mà 
mỗi từ cung cấp truy cập là năng động. Chẳng hạn, tri thức mà ý niệm từ vựng [car] cung 
cấp truy cập tiếp tục được bổ sung như một kết quả của sự tương tác đang trong diễn trình 
của chúng ta với xe cộ và sự thụ đắc tri thức của chúng ta về xe cộ nói chung. 
3.3. Luận thuyết cấu trúc nghĩa là cấu trúc ý niệm 
Luận thuyết này xác nhận rằng ngôn ngữ tham chiếu đến các ý niệm trong tư duy 
của người nói một cách trực tiếp hơn là đến các thực thể được chỉ định trong một thế giới 
hiện thực khách quan ngoại tại. Nói cách khác, cấu trúc nghĩa (các nghĩa được liên hội 
về mặt ước định với các từ và các đơn vị ngôn ngữ khác) có thể được làm ngang bằng với 
cấu trúc ý niệm (tức các khái niệm). Cách nhìn này mâu thuẫn trực tiếp với phối cảnh “sở 
thị” của một số cách tiếp cận hình thức đến nghĩa, mà các nhà Ngữ nghĩa học Tri nhận 
đôi khi tham chiếu như là nghĩa học khách quan luận (objectivist semantics). 
Tuy nhiên, sự thừa nhận rằng cấu trúc ngữ nghĩa có thể được làm ngang bằng với 
cấu trúc niệm không có nghĩa rằng hai cái này là đồng nhất. Thay vào đó, các nhà Ngữ 
Dương Hữu Biên 433 
nghĩa học Tri nhận thừa nhận rằng các nghĩa được liên hội với các đơn vị ngôn ngữ, chẳng 
hạn như các từ, cấu thành duy nhất một tập hợp các khái niệm khả hữu. Sau cùng, chúng 
ta có nhiều tư tưởng, ý niệm và cảm nhận hơn chúng ta có thể mã hóa về mặt ước định 
bằng ngôn ngữ. Chẳng hạn, như Langacker (1987) quan sát, chúng ta có một ý niệm cho 
vị trí trên khuôn mặt chúng ta nằm dưới mũi và trên miệng nơi ria mép mọc ra. Chúng ta 
cần phải có một khái niệm cho phần khuôn mặt này để hiểu rằng lông mọc ra ở đó được 
gọi là ria. Theo đó, tập hợp các khái niệm từ vựng, các đơn vị nghĩa được liên hội về mặt 
ước định với các đơn vị ngôn ngữ - chẳng hạn như các từ - chỉ là một tiểu tập hợp của tập 
hợp đầy đủ các khái niệm trong tư duy của người nói, người nghe (Evans & Green, 2006). 
 Mặt khác, sự kết cấu nghĩa là ý niệm hóa. Bản thân ngôn ngữ không mã hóa nghĩa. 
Thay vào đó, như chúng ta từng thấy, các từ (và các đơn vị ngôn ngữ khác) chỉ là “những 
nhắc nhở” cho sự kết cấu nghĩa. Theo đó, nghĩa được kết cấu tại cấp độ ý niệm. 
Tóm lại, sự kết cấu nghĩa được làm ngang bằng với ý niệm hóa, quá trình nhờ đó 
các đơn vị ngôn ngữ dùng như những nhắc nhở cho sự sắp xếp các thao tác ý niệm và sự 
tuyển dụng tri thức nền. Nghĩa là một quá trình hơn là một “thứ” rời rạc có thể “được 
đóng gói” bằng ngôn ngữ. 
3.4. Luận thuyết tín hiệu 
Luận thuyết này cho rằng đơn vị cơ sở của ngữ pháp là một sự cặp đôi hình thức 
- nghĩa, hoặc đơn vị tín hiệu. Đơn vị tín hiệu này được gọi là “sự lắp ráp tín hiệu” 
(symbolic assembly) trong Ngữ pháp Tri nhận8(8) của Langacker (1987), hoặc “kết cấu” 
(construction) trong những cách tiếp cận ngữ pháp kết cấu (Ví dụ: Ngữ pháp kết cấu tri 
nhận của Goldberg (1995)). Nói một cách hình ảnh, các đơn vị tín hiệu này chạy gam từ 
các khuôn hình cú pháp khung, chẳng hạn như các kết cấu song bổ ngữ (hoặc bổ ngữ kép) 
(được diễn đạt bằng John baked Mary a cake) đến các thành ngữ (kiểu như kick the 
bucket), đến các hình vị ràng buộc kiểu như hậu tố -er, đến các từ. Một cách chính xác 
hơn, luận thuyết tín hiệu cho rằng ngữ pháp tinh thần gồm một hình thức, một đơn vị 
8Theo Evans và Green (2006), CL gồm hai bộ phận: Ngữ nghĩa học Tri nhận và Ngữ pháp Tri nhận. Đến lượt mình, Ngữ pháp Tri 
nhận gồm hai xu hướng chính: (i) Mô hình Ngữ pháp Tri Nhận theo cách lập thức riêng của Langacker, và (ii) Những cách tiếp cận 
tri nhận đến ngữ pháp. 
434 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
nghĩa, và sự tương ứng tín hiệu nêu quan hệ cả hai. Cấu trúc quan hệ cấu thành, và do vậy 
bản chất kết hợp của ngôn ngữ, là một chức năng của các đơn vị tín hiệu được tích hợp 
hoặc được hòa đúc để tạo ra các đơn vi ngữ pháp lớn hơn. Điều này cũng dẫn ý rằng cách 
tiếp cận mô-đun đến ngôn ngữ và tư duy không thể được ủng hộ về mặt nghĩa trong phạm 
vi CL, nơi ranh giới giữa Nghĩa học Tri nhận và những cách tiếp cận tri nhận đến ngữ 
pháp ít được định nghĩa một cách rõ ràng. Thay vào đó, nghĩa và ngữ pháp được xem là 
phụ thuộc qua lại lẫn nhau và bổ sung nhau. 
Cùng với luận thuyết dựa trên sử dụng, luận thuyết tín hiệu được coi là một trong 
hai nguyên lý dẫn đường của những cách tiếp cận đến ngữ pháp. Bằng việc chấp nhận 
luận thuyết tín hiệu, các cách tiếp cận tri nhận đến ngữ pháp không bị hạn định với việc 
nghiên cứu các phương diện của cấu trúc ngữ pháp một cách độc lập với nghĩa, như 
thường vốn thấy trong ngôn ngữ học hình thức. Thay vào đó, các cách tiếp cận tri nhận 
đến ngữ pháp bao gồm danh mục đầy đủ các đơn vị ngôn ngữ được định nghĩa như là 
những sự cặp đôi hình thức-nghĩa. 
3.5. Luận thuyết dựa trên sử dụng 
Luận thuyết này cho rằng ngữ pháp tinh thần của người dùng ngôn ngữ được thành 
lập bằng sự trừu xuất các đơn vị tín hiệu khỏi những trường hợp cụ thể của sử dụng ngôn 
ngữ có tình huống: Các phát ngôn, những sự kiện sử dụng riêng liên quan đến những đơn 
vị tín hiệu vì những mục đích của việc báo hiệu những chủ định giao tiếp cục bộ và quan 
yếu về mặt ngôn cảnh. Một hệ quả quan trọng của việc chấp nhận luận thuyết này là ở 
chỗ không có sự khu biệt có tính nguyên lý giữa tri thức ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ 
(thẩm năng và dụng ngôn, theo các thuật ngữ Ngữ pháp Tạo sinh), vì tri thức nổi lên từ 
sử dụng. Từ phối cảnh này, tri thức ngôn ngữ là tri thức về ngôn ngữ được sử dụng như 
thế nào. 
Cùng với luận thuyết tín hiệu, luận thuyết dựa trên sử dụng được coi là một trong 
hai nguyên lý dẫn đường của những cách tiếp cận tri nhận đến ngữ pháp. Ngoài ra, luận 
thuyết dựa trên sử dụng cũng còn là trung tâm cả với những cách tiếp cận đến biến đổi 
ngôn ngữ và thụ đắc ngôn ngữ đòi hỏi một phối cảnh tri nhận, như từng được phát triển 
trong Tomasello (2003) và Croft (2001). 
Dương Hữu Biên 435 
4. KẾT LUẬN 
Bài viết này đã suy xét lập trường triết học chung và một số liên đới của nó đối 
với những chủ đề nghiên cứu CL, và cũng đã giới thiệu một số luận thuyết cơ bản được 
các nhà CL chấp nhận như những giáo lý hoặc nguyên lý chỉ đường. Với lập trường chung 
và các luận thuyết cơ bản như đã trình bày, CL, tuy là một đường hướng non trẻ, nhưng 
như đã nói, hiện nay được coi như một xu hướng chủ đạo, và những quan tâm lẫn cương 
lĩnh nghiên cứu của nó được chia sẻ rộng rãi với phạm vi rộng các nhà nghiên cứu ngôn 
ngữ học vì nó có những lợi thế quan trọng. Có thể kể ra đây bốn lợi thế nổi bật nhất, ấy 
là: (i) CL cho thấy một cách nhìn tích hợp về ngôn ngữ và tư duy. Bởi, về bản chất, CL 
là cách tiếp cận có tích hợp đến cách tổ chức ngôn ngữ và tri nhận. Điều này đặc biệt rõ 
ràng trong Ngữ nghĩa học Tri nhận và những cách tiếp cận tri nhận đến ngữ pháp; (ii) CL 
kiểm tra lại luận điểm kinh nghiệm luận. Như chúng ta đã thấy, quan điểm duy lý luận 
củng cố những cách tiếp cận sản sinh đến ngôn ngữ từng chiếm ưu thế trong địa hạt ngôn 
ngữ học suốt hơn nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, với sự ra đời của CL, mối quan tâm đến phối 
cảnh kinh nghiệm luận được tái chú trọng và nhấn mạnh, và do vậy mở lại các kênh 
nghiên cứu về ngôn ngữ và tư duy lấy tính toán nghiệm thân, kinh nghiệm và sự sử dụng 
tiếp tục cam kết mạnh mẽ với sự nghiên cứu về các cấu trúc và các quá trình tri nhận; (iii) 
CL nêu bật những hiện tượng ý niệm. Cụ thể, CL đã góp phần mở rộng phạm vi các hiện 
tượng ý niệm được các nhà khoa học nhận thức nghiên cứu. Ví dụ, ý tưởng về sự phóng 
chiếu ý niệm hoặc “các ánh xạ” từng được các khuôn khổ Lý thuyết ẩn dụ ý niệm, Lý 
thuyết không gian tinh thần và Lý thuyết Pha trộn Ý niệm nhấn mạnh, bên cạnh những 
nỗ lực nhằm mô hình sự phong phú và tính phức tạp về trí tưởng tượng con người. Trước 
đây, từng được giả định rằng trí tưởng tượng con người là ngoại vi đối với sự tri nhận 
hoặc nó không thể được nghiên cứu một cách hệ thống. Tuy nhiên, CL đã cung cấp một 
cách tiếp cận cho việc nghiên cứu trí tưởng tượng, và đã cho thấy rằng ngôn ngữ biểu lộ 
các quá trình hệ thống đang bàn trong trí tưởng tượng con người mà các nhà CL từng lập 
luận là trung tâm với cách thức chúng ta suy nghĩ; (iv) CL còn là sự tích hợp của những 
quan tâm hình thức luận và chức năng luận. Trong khi các nhà hình thức luận quan tâm 
đặc biệt đến việc phát triển những tính toán đầy đủ về phương diện miêu tả các hiện tượng 
ngôn ngữ và đến việc mô hình sự biểu hiện của tri thức về ngôn ngữ trong tư duy, còn 
436 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
các nhà chức năng luận quan tâm chủ yếu đến việc khảo sát các chức năng xã hội và giao 
tiếp của cách dùng ngôn ngữ có tình huống, thì các nhà CL, trong khi là những nhà chức 
năng luận về tinh thần, quan tâm đến việc đạt được miêu tả đầy đủ và đến việc mô hình 
ngôn ngữ như một hiện tượng tri nhận (Evans & Green, 2006). 
Với những lợi thế ấy, CL cho thấy bản thân nó là một đường hướng nghiên cứu 
ngôn ngữ học đầy sức mạnh và hứa hẹn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Chomsky, N. (2006). Language and mind. Cambridge, England: Cambridge University 
Press. 
Croft, W. (2001). Radical construction grammar: Syntactic theory in typological 
perspective. Oxford, England: Oxford University Press. 
Dương, H. B. (2016a). Vài ghi nhận về phân tích diễn ngôn qua một số đường hướng 
nghiên cứu. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (10), 53-70. 
Dương, H. B. (2016b). Mô hình hệ thống ý niệm trong hệ hình Ngôn ngữ học Tri nhận. 
Trong: Dương, H. B. (Chủ biên), Ngữ văn và Văn hóa học: Một chặng đường (tr. 
466-493). TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam: NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
Evans, V. & Green, M. (2006). Cognitive Linguistics: An introduction. Edinburgh, 
England: Edinburgh University Press. 
Fauconnier, G. (1994). Mental spaces. Aspects of meaning construction in natural 
languages. Cambridge, England: Cambridge University Press. 
Fauconnier, G., & Turner, M. (2002). The way we think: Conceptual blending and the 
mind’s hidden complexities. New York, USA: Basic Books Press. 
Fillmore, C. (2006). Frame semantics. In: Geeraerts, D. (Ed.), Cognitive linguistics: Basic 
readings (pp. 373-400). Berlin, Germany: Mouton de Gruyter. 
Fodor, J. (1983). The modularity of mind: An essay on faculty psychology. Massachusetts, 
USA: MIT Press. 
Geeraerts, D. (2006). Cognitive linguistics: Basic readings. Berlin, Germany: Mouton de 
Gruyter. 
Geeraerts, D., & Hubert, C. (2007). The Oxford handbook of Cognitive Linguistics. 
Oxford, England: Oxford University Press. 
Goldberg, A. (1995). Constructions: A construction - grammar approach to argument 
structure. Chicago, USA: Chicago University Press. 
Jackendoff, R. (2010). Meaning and the lexicon: The parallel architecture 1975-2010. 
Oxford, England: Oxford University Press. 
Dương Hữu Biên 437 
Lakoff, G. (1987). Women, fire, and dangerous things: What categories reveal about the 
mind. Chicago, USA: Chicago University Press. 
Lakoff, G., & Johnson, M. (1980). Metaphors we live by. Chicago, USA: Chicago 
University Press. 
Langacker, R. W. (1982). Space grammar, analyzability and the English passive. 
Language Journal, 58(1), 22-80. 
Langacker, R. W. (1987). Foundations of Cognitive grammar (1st ed.). California, USA: 
Stanford University Press. 
Langacker, R. W. (1991). Foundations of Cognitive grammar (2nd ed.). California, USA: 
Stanford University Press. 
Langacker, R. W. (2008). Cognitive grammar: A basic introduction. Oxford, England: 
Oxford University Press. 
Littlemore, J., & Taylor, J. R. (2014). The Bloomsbury companion to Cognitive 
Linguistics. London, England: Bloomsbury Press. 
Talmy, L. (2000). Toward a cognitive semantics. Massachusetts, USA: MIT Press. 
Taylor, J. R. (2002). Cognitive grammar. Oxford, England: Oxford University Press. 
Taylor, J. R. (2012). The mental corpus. Oxford, England: Oxford University Press. 
Tomasello, M. (2003). Constructing a language: A usage-based theory of language 
acquisition. Massachusetts, USA: Harvard University Press. 
COGNITIVE LINGUISTICS: FROM GENERAL PERSPECTIVES 
TO SOME MAJOR TENETS 
Duong Huu Biena* 
aThe Faculty of Literature and Cultural Studies, Dalat University, Lamdong, Vietnam 
*Corresponding author: biendh@dlu.edu.vn 
Article history 
Received: May 09th, 2017 
Received in revised form: September 29th, 2017 | Accepted: October 02nd, 2017 
Abstract 
This article introduces Cognitive Linguistics from two different perspectives. First, the article 
reviews general philosophical perspectives and discusses its implications for the research 
themes of Cognitive Linguistics. Then the article expresses some main tenets which are 
adopted by cognitive linguists as guiding principles. 
Keywords: Cognitive grammar; Constructions; Empiricism; Metaphor; Rationalism; Usage-
based. 

File đính kèm:

  • pdfngon_ngu_hoc_tri_nhan_tu_lap_truong_chung_den_mot_so_luan_th.pdf