Nhận thức của khách hàng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổng kết lý thuyết và thảo luận một số định hướng nghiên cứu
Tóm tắt
Trong các bên liên quan của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thì nhận thức của
khách hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã bàn đến tác động
của nhận thức của khách hàng về CSR đến chất lượng mối quan hệ thương hiệu – khách hàng,
nhận dạng thương hiệu, hành vi của khách hàng, Bài viết tổng kết các nghiên cứu trước đây
liên quan đến nhận thức của khách hàng về CSR và đề xuất các hướng nghiên cứu trong tương
lai. Nghiên cứu đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: bổ sung các biến trung gian, cũng như tập
trung vào đối tượng khách hàng, lĩnh vực dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích từ các hoạt động CSR.
Bạn đang xem tài liệu "Nhận thức của khách hàng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổng kết lý thuyết và thảo luận một số định hướng nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức của khách hàng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổng kết lý thuyết và thảo luận một số định hướng nghiên cứu
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP, TỔNG KẾT LÝ THUYẾT VÀ THẢO LUẬN MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CONSUMERS’ PERCEPTIONS OF CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY: A REVIEW OF THE LITERATURE AND DISCUSS DIRECTIONS FOR FUTURE RESEARCH Trần Nguyễn Khánh Hải1 Ngày nhận: 27/3/2018 Ngày nhận bản sửa: 10/4/2018 Ngày đăng: 5/8/2018 1 Trường Đại học Tài chính – Markeitng Tóm tắt Trong các bên liên quan của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thì nhận thức của khách hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã bàn đến tác động của nhận thức của khách hàng về CSR đến chất lượng mối quan hệ thương hiệu – khách hàng, nhận dạng thương hiệu, hành vi của khách hàng, Bài viết tổng kết các nghiên cứu trước đây liên quan đến nhận thức của khách hàng về CSR và đề xuất các hướng nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: bổ sung các biến trung gian, cũng như tập trung vào đối tượng khách hàng, lĩnh vực dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích từ các hoạt động CSR. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), nhận thức của khách hàng về CSR, Abstract Customer perception plays a very important role in the corporate social responsibility (CSR) stakeholders. A number of empirical studies have examined the impact consumer perceptions of CSR on behavior, brand - customer relationship quality, brand identification, customers’ behavior, ... This paper summarizes previous research concerning consumer perceptions of CSR and propose future research. The study proposes future reasearch: the addition of intermediate variables, as well as the focus on customers and services to maximize the benefits of CSR activities. Key word: Corporate Social Responsibility, consumer perceptions of CSR, 52 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 1. Giới thiệu Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp dịch vụ, chiến lược xây dựng thương hiệu đã nổi lên như là lợi thế cạnh tranh để tăng thị phần và giảm chuyển đổi thương hiệu. Thêm vào đó, trình độ dân trí ngày càng cao, cùng với sự đa dạng, đảm bảo chất lượng của hàng hóa và dịch vụ ngày càng tốt, các chương trình marketing ngày càng hấp dẫn thì để thành công và tồn tại trên thị trường như hiện nay, đòi hỏi các thương hiệu cần phải thiết lập mối quan hệ mật thiết đối với khách hàng để nâng cao cạnh tranh. Vì vậy, việc nghiên cứu cách thiết lập mối quan hệ mật thiết với khách hàng là hết sức quan trọng. Về mặt này, trách nhiệm xã hội thực hiện khá tốt, nó liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết bằng cách cách quan tâm đến những lợi ích của họ. Thông qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể khiến khách hàng hài lòng và doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ mối quan hệ mật thiết này. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – gọi tắt là CSR) đóng vai trò quan trọng trong lý thuyết kinh doanh và đặc biệt trong vài thập niên gần đây dã thu hút sự quan tâm, chú ý đáng kể của các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu hàn lâm và thực hành; đặc biệt trong lĩnh vực cảm nhận của khách hàng và đáp ứng của CSR. Nghiên cứu này muốn tổng kết các kết quả nghiên cứu trong thời gian qua về các chủ đề về nhận thức của khách hàng về CSR để từ đó đề xuất một số hướng nghiên cứu được thực hiện trong tương lai. Cụ thể, bài báo phân tích so sánh và tổng hợp những bài báo được đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Scopus và ISI cũng như những bài báo được đăng trong các tạp chí ở Việt Nam nhằm đưa ra định hướng khuyến khích phát triển CSR và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo về CSR. Cấu trúc bài viết bao gồm: (1) giới thiệu, (2) phương pháp luận về CSR, (3) tổng kết các kết quả nghiên cứu CSR, (4) kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 2. Phương pháp luận về CSR 2.1 Khái niệm CSR Khái niệm CSR xuất hiện từ thập niên 1930, và đã được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1953 bởi Bowen. Ông cho rằng CSR là trách nhiệm của chủ các doanh nghiệp không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác; chủ doanh nghiệp phải có lòng từ thiện và bù đắp những thiệt hại do doanh nghiệp mình gây ra khi làm tổn hại cho xã hội. Điều này được khái quát thành khái niệm “trách nhiệm xã hội của những nhà kinh doanh là những nghĩa vụ phù hợp với những mục tiêu và giá trị của xã hội mà nhà kinh doanh phải thực hiện khi theo đuổi chính sách và đưa ra quyết định cho hoạt động kinh doanh của mình “(Browen, 1953, trang 6). Từ đó đến nay, mỗi tổ chức, doanh nghiệp, Chính phủ, nhìn nhận CSR dưới 53 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và bối cảnh cụ thể thực hiện chiến lược kinh doanh (Dahlsrud, 2008; Chang và Yeh, 2016). Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là chủ đề của cuộc tranh luận đáng kể giữa nhà nghiên cứu tùy vào cách xác định các khái niệm: trách nhiệm, xã hội và doanh nghiệp. Carroll (1991) “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Ông đã đề xuất bốn cấp độ (kim tự tháp) của CSR: trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Theo liên minh Châu Âu (2011) CSR là một quá trình mà các công ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức vào các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong sự tương tác chặt chẽ với các bên liên quan, vượt trên những yêu cầu của pháp luật và thỏa ước tập thể. Ngân hàng thế giới cho rằng “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. CSR được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các mặt, như: bảo vệ môi trường; đóng góp cho cộng đồng xã hội; thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; quan hệ tốt với người lao động; và đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp. Với những nội dung cụ thể như vậy về trách nhiệm xã hội thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội nói chung. Du và cộng sự, 2011 cho rằng “CSR là cam kết của một công ty để tối đa hoá kinh tế, xã hội và môi trường lâu dài thông qua các hoạt động kinh doanh, các chính sách và các nguồn lực" (Du và cộng sự, 2011, trang 1). Định nghĩa này phù hợp với nghiên cứu vì nó cho phép xác định các thành phần CSR trực tiếp từ mô hình phát triển bền vững và tính hợp lý bền vững của nó nhằm mục đích quản lý và điều hành (Kakabadse và Rozuel 2006). Định nghĩa này cho phép vận dụng nhận thức của người tiêu dùng về thực tiễn kinh doanh, chính sách và nguồn lực CSR liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Nó hỗ trợ ý tưởng CSR là một cấu trúc phản chiếu đa chiều có ba đặc điểm - phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường - tương ứng với các 54 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 thành phần của phát triển bền vững (Van Marrewijk, 2003). Aguinis (2011, trang 855) cho rằng thực tiễn CSR là “các hành động và chính sách tổ chức cụ thể theo ngữ cảnh có tính đến kỳ vọng của các bên liên quan và lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường”. CSR được chia thành ba thành phần, đó là trách nhiệm kinh tế, xã hội và môi trường. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và văn hoá doanh nghiệp phải bền vững trong tất cả ba khía cạnh này. Định nghĩa này được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận (ví dụ: Rupp, 2011; Rupp và cộng sự, 2010). Có khá nhiều quan điểm khác nhau trong việc xây dựng khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bản chất cơ bản của các định nghĩa này là tương tự nhau và cũng là nội dung mà các tổ chức đang tiến hành các hoạt động CSR để sản xuất các sản phẩm an toàn, ý thức về môi trường, nhận thức về các vấn đề hàng đầu của xã hội và các hoạt động từ thiện để đạt được tính bền vững trong thị trường kinh doanh. Một cách chung nhất, C S R là các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội cùng với bảo vệ môi trường. 2.2 Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu CSR Lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững (Triple-bottom line theory – TBL) Hình 1 - Mô hình lý thuyết bộ ba phát triển bền vừng -Triple Bottom Line (Elkington, 1997) Lý thuyết này đề cập l ầ n đầu tiên trong nghiên cứu của Elkington và cộng sự vào năm 1995. TBL là cấu trúc để đo lường và báo cáo hiệu suất của công ty liên quan đến các vấn đề kinh tế, môi trường và hiệu quả xã hội. Khi đó, hiểu theo nghĩa hẹp thì TBL là một khung phân tích về kế toán để đo lường và lập báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp về cả ba phương diện là kinh tế, xã hội và môi trường để khuyến khích các tổ chức kết hợp tính bền vững vào thực tiễn kinh doanh của họ (Elkington, 1997; SustainAbility, 2010; The Economist, 2009, Lam, 2016). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng doanh nghiệp bền vững là một trong những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường (Hart và cộng sự, 2003). Mô hình của lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững được thể hiện trong Hình 1 dưới đây. 55 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 Hình 2 - Mô hình lý thuyết bộ ba phát triển bền vừng -Triple Bottom Line (Elkington, 1997) Hình 3 - Mô hình lý thuyết bộ ba phát triển bền vừng -Triple Bottom Line (Elkington, 1997) CSR phản ánh kỳ vọng cao nhất của công dân, người tiêu dùng và nhà đầu tư về tăng trưởng kinh tế, sự gắn kết xã hội và bảo vệ môi trường (Eberhard- Harribey, 2006). Hơn nữa, một số nghiên cứu dựa trên các điểm lý thuyết của phát triển bền vững cho thấy rằng người tiêu dùng có thể phân biệt ba thành phần của cấu trúc CSR (Kale và Singh, 2007; Alvarado và cộng sự, 2017). Như vậy, lý thuyết TBL tạo ra cơ sở lý luận căn bản cho sự phát triển của CSR. Lý thuyết các bên liên quan Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) được coi là một trong những lý thuyết trọng tâm tạo nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu về CSR. Theo Freeman (1984), các bên liên quan là các cá nhân hoặc nhóm có thể tác động hoặc bị tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức. Ngoài ra, các bên liên quan còn được định nghĩa là những người tham gia có một quyền hợp thức nào đó đối với doanh nghiệp (Hill và Jones, 1992) hay những người hoặc các nhóm chịu rủi ro khi đầu tư (bằng nhân lực hoặc tài chính) vào một công ty (Clarkson, 1995). Lý thuyết này đề xuất rằng các quyết định quản lý không nên chỉ làm hài lòng các cổ đông mà còn hài lòng các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cung cấp (Clarkson, 1995). Ông cho rằng có hai nhóm bên liên quan là nhóm tự nguyện và nhóm không tự nguyện. Các bên liên quan mang tính tự nguyện chấp nhận, về mặt khế ước, chịu một số rủi ro còn các bên liên quan không tự nguyện cũng phải chịu rủi ro nhưng lại không có bất kỳ mối liên hệ nào với doanh nghiệp. 52 56 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 Các bên liên quan có thể tác động một cách chính thức hoặc phi chính thức, mang tính cá nhân hoặc tập thể đến một tổ chức và từ đó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tổ chức. Theo Carroll (1999), các bên liên quan nên được xem xét trong định hướng CSR bao gồm chủ sở hữu (cổ đông), người lao động, khách hàng, cộng đồng địa phương, và xã hội. Với mỗi bên liên quan thì doanh nghiệp lại có những trách nhiệm kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện khác nhau. CSR dựa trên nền tảng lý thuyết các bên liên quan tiêu biểu qua các nghiên cứu của Mandhachitara và Poolthong (2011), Lee và cộng sự (2015); Perez và del Bosque (2014, 2015), Khan và cộng sự (2015). Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đi sâu vào vấn CSR theo định hướng khách hàng (CSR Customer – Centric hay CSR Customer – Driven) vì khách hàng là đối tượng quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như thương hiệu. Lý thuyết mô hình kim tự tháp của Carroll Carroll (1991) “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Ông đã đề xuất bốn thành phần của CSR: trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Trách nhiệm xã hội về kinh tế và pháp lý là nền tảng cơ bản của CSR. Trách nhiệm xã hội về đạo đức và từ thiện được đặt ở vị trí cao của kim tự tháp. Định nghĩa này đã được chấp nhận rộng rãi (Mandhachitara và Poolthong, 2011; Lee và cộng sự, 2015; Polychronidou và cộng sự, 2014; Saeidi và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây về nhận thức CSR dựa trên Kim tự tháp Carroll cho thấy nó không phù hợp với nhận thức của khách hàng, vì họ không phân biệt được bốn thành phần đề xuất bởi mô hình (Crespo, 2005; Alvarado và Shlesinger, 2008; Alvarado và cộng sự, 2017). Lý thuyết nhận dạng xã hội Nhận dạng xã hội được định nghĩa là hiểu biết của một người cho rằng mình thuộc về một số nhóm xã hội nhất định có cùng ý nghĩa về tình cảm và giá trị (Tajfel, 1972). Lý thuyết nhận dạng xã hội dựa trên khái niệm rằng mọi người sẽ có động lực thúc đẩy để gắn bó với những người được coi là tương tự nhau về các giá trị, sở thích hoặc các đặc điểm. Nhận dạng xã hội được phát triển thông qua giá trị và sự gắn bó tình cảm xuất phát từ các thành viên trong một nhóm cụ thể (Lam và cộng sự, 2013). Một số nghiên cứu đã chứng minh CSR tác động đến nhận dạng thương hiện (Lichtenstein và cộng sự, 2004; Marin và cộng sự, 2009; He và cộng sự, 2011; Mobin Fatma và cộng sự, 2016). Ngoài ra, nghiên cứu về sự tự ý thức cho thấy rằng con người thường có xu hướng nhận 57 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 dạng với một thương hiệu có CSR cao hơn để nâng cao lòng tự trọng và thể hiện bản thân với hình ảnh có đạo đức, trách nhiệm xã hội hơn (Aquino và Reed II, 2002). Lý thuyết thương hiệu, mối quan hệ thương hiệu – khách hàng Trong lý thuyết marketing thì mối quan hệ là một chuỗi các trao đổi qua lại giữa hai đối tác hiểu biết lẫn nhau, chúng biến động theo các tương tác và phụ thuộc vào hoàn cảnh (Fournier, 1998). Trong hơn hai thập kỷ qua, trong lý thuyết thương hiệu, khái niệm mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu đã tr ... à xem xét ảnh hưởng của nó đến nhận thức của khách hàng (Berger và cộng sự, 2007). Nhận thức của khách hàng liên quan đến cách thức các cá nhân hình thành ý kiến về doanh nghiệp và hành vi tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong bối cảnh của các nước phát triển, nhiều nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ quan điểm CSR có tác động tích cực đến nhận thức của khách hàng (Mandhachitara and Poolthong, 2011; Gigauri, 2012b; Parsa và cộng sự, 2015). Các nghiên cứu đã kiểm tra mối liên hệ giữa các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ảnh hưởng của chúng đến các kết quả marketing (Klein and Dawar, 2004; Luo và Bhattacharya 2006; Fatma and Rahman, 2015). Öberseder và cộng sự (2013) đã cho rằng nhận thức về CSR rất quan trọng bởi vì nó có ảnh hưởng đến khách hàng tham gia vào quá trình gắn kết thương hiệu. Nhận thức của khách hàng về các hoạt động CSR là điều kiện tiên quyết cho những lợi ích của nó, như phản ứng tích cực (Tian và cộng sự, 2011; Öberseder và cộng sự, 2013) và sự đồng ý của khách hàng (Wigley, 2008; Lee và Shin, 2010). Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ tích cực giữa nhận thức của khách hàng về CSR ở các nền kinh tế phát triển và miêu tả rằng khách hàng quan tâm và nhận thức được các hoạt động của CSR và sử dụng chúng như một tiêu chuẩn mua hàng (Arli và Lasmono, 2010). Các nhà nghiên cứu cũng đã cung cấp bằng chứng cho thấy nhận thức của khách hàng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ảnh hưởng đến phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm (Brown & Dacin, 1997), thái độ đối với sản phẩm (Berens, van Riel & van Bruggen, 2005), sự hài lòng (Loureiro và cộng sự 2012; Martinez và Bosque, 2013), nhận dạng với một doanh nghiệp riêng biệt (Sen và Bhattacharya, 2001), ý định hành vi của 59 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 khách hàng và các hành vi thực tế (hành vi chuyển đổi, khách hàng ngưng dùng sản phẩm, lặp lại sự bảo trợ và đề xuất ý định) (Eckhardt và cộng sự, 2010; Oberseder và cộng sự, 2011; Oberseder và cộng sự, 2013). Guchait và cộng sự (2011) đã khảo sát ảnh hưởng của nhận thức của khách hàng về trách nhiệm xã hội của công ty đối với thái độ của khách hàng (lòng trung thành, tin tưởng và cam kết) và các ý đồ hành vi (ý định bảo vệ, chuyển đổi ý định và truyền miệng) trong ngành khách sạn. Kết quả nghiên cứu cho rằng nhận thức của khách hàng về CSR có ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến thái độ và ý định hành vi của khách hàng. Sáng kiến CSR là khả năng các công ty phân biệt sản phẩm và dịch vụ của họ bằng cách tạo ra một hình ảnh thương hiệu tích cực hơn, giúp bảo vệ danh tiếng của công ty (Hsu, 2012). Mặt khác, ảnh hưởng của CSR lên ý định mua của khách hàng đã giảm đáng kể khi có vấn đề với sản phẩm hoặc hiệu quả hoạt động của sản phẩm (Auger và cộng sự, 2008). Tuy nhiên, vẫn có nghiên cứu cho thấy khách hàng có nhận thức thấp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Dolnicar và Pomering, 2007), không quan tâm đến CSR hoặc chỉ quan tâm khi nó tạo ra lợi ích cho họ (Vaaland và cộng sự, 2008; Pomering và Dolnicar, 2009). Thậm chí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không hoặc ít ảnh hưởng đến sự sự chọn mua hàng của khách hàng (Carrigan và Attalla, 2001; Smith, 2007). Trong bối cảnh các nước đang phát triển, nghiên cứu của Arli and Lasmono (2010), cho thấy rằng khách hàng ở Indonesia vẫn không ý thức, không ủng hộ CSR và CSR chưa phải là một yếu tố quyết định trong việc mua một sản phẩm từ một công ty; nhưng nếu khách hàng mua các sản phẩm tương tự nhau về mức giá và chất lượng thì họ sẽ chọn sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động trách nhiệm xã hội. Tác động của các chương trình CSR tại các nước đang phát triển vẫn còn gây tranh cãi về việc chúng có mang lại thay đổi tích cực hay không (Dobers và Halme, 2009) vì kết quả lâu dài vẫn chưa được khám phá (Halme and Laurila, 2009). CSR có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hành vi của khách hàng (Berens và cộng sự, 2007). Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy những kết quả không nhất quán trong việc kiểm tra mối quan hệ giữa CSR và các hành vi của khách hàng (Carroll và Shabana, 2010, Loureiro và cộng sự, 2012; Perez và Rodríguez del Bosque, 2015). Điều này có thể được kết luận là hiệu quả của CSR đối với hành vi của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào các biến trung gian và các tình huống thực tế (Luo và Bhattacharya, 2006; Carroll và Shabana, 2010). Có thể thấy, có nhiều quan điểm khác nhau trong nghiên cứu nhận thức khách hàng về CSR. Các nghiên cứu về này hầu 60 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 như diễn ra tại các nước phát triển, mà còn tương đối mới đối với các nước đang phát triển (Mobin Fatma, 2015) với văn hóa, chính trị, kinh tế đặc thù riêng. 3.2 Các nghiên cứu nhận thức của khách hàng về CSR ở Việt Nam Trong những năm gần đây, trước ý thức ngày càng cải thiện của khách hàng, doanh nghiệp đã dần quan tâm hơn đến CSR và đã có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Thậm chí, khách hàng Việt Nam nhận thức được về các thông tin về CSR khá mạnh nhưng họ không có thái độ rõ ràng (Pham, 2011). Có một số nghiên cứu ở Việt Nam về CSR như nghiên cứu của Bùi Thị Lan Hương (2010) về nhận thức của khách hàng Việt Nam về CSR bao gồm ba yếu tố: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - nhận thức và phản ứng khách hàng của Nguyễn Tấn Vũ và Đường Liên Hà (2012). Có khá nhiều nghiên cứu về nhận thức của khách hàng về CSR và ý định mua (Nhã và Xuân, 2014; Bách và Xuân, 2015; Lan và Hiền, 2016). Điển hình như, Nhã và Xuân (2014) đã đánh giá nhận thức của khách hàng đối với 04 loại trách nhiệm trong tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo mô hình của Carroll (1991), bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Nghiên cứu cũng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhận thức về CSR của khách hàng đến ý định mua sản phẩm điện máy của họ. Trong điều kiện tiến hành nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sản phẩm cụ thể là sản phẩm điện máy, yếu tố quyền lực mua không có ảnh hưởng đến tác động giữa sự nhận thức về công bằng về giá và ý định mua, hay nói cách khác, thu nhập tăng cao không làm tăng ảnh hưởng của sự nhận thức về công bằng về giá lên ý định mua. Cuối cùng, nhận thức của khách hàng về CSR có tác động tích cực đến ý định mua. Các kết quả này là nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện CSR nhằm tác động tích cực đến khách hàng. Tại Việt Nam, đa số các nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức về CSR tại doanh nghiệp; có rất hiếm các nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức và phản ứng của khách hàng. Xuân và Bách (2015) đánh giá sự ảnh hưởng của nhận thức về CSR đến các phản ứng tiêu dùng bao gồm ý định mua, ý định phàn nàn và ý định chuyển đổi của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm quan trọng nhất của doanh nghiệp; có sự khác biệt trong nhận thức về CSR theo độ tuổi và nghề nghiệp; và nhận thức về CSR của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng của họ. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng nhận thức về trách nhiệm xã hội của 61 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 khách hàng tại Việt Nam còn thấp và không tác động dến quyết định mua hàng hóa, dịch vụ; (Nguyễn Đình Tài và cộng sự, 2009; Phạm Đức Hiếu, 2011). Nhìn chung, các nghiên cứu về nhận thức của khách hàng về CSR tập trung vào bốn thành phần của lý thuyết kim tự tháp của Carroll (1991). Các nghiên cứu về CSR chưa làm rõ được thực hiện CSR theo ngành đặc trưng mặc dù đây là xu hướng phải thực thi các hoạt động CSR. 4. Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu về nhận thức của khách hàng về CSR đã kế thừa về mặt lý luận sang phát triển các mô hình, xây dựng các thang đo cho các nghiên cứu thực nghiệm và phát triển các nội dung chi tiết cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của các địa bàn nghiên cứu khác nhau tại từng thời điểm nghiên cứu. Từ các nghiên cứu trong thời gian qua mở ra một số hướng nghiên cứu trong tương lai: Thứ nhất, hiệu quả của CSR đối với hành vi của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào các biến trung gian và các tình huống thực tế (Luo và Bhattacharya, 2006; Carroll và Shabana, 2010). Tìm các biến trung gian của CSR và hành vi của khách hàng; nghiên cứu CSR trong một tình huống cụ thể là một khe hổng đáng được lưu tâm trong thời gian tới. Thứ hai, thang đo bốn thành phần của Carroll (1991) khiến khách hàng còn khó nhận biết. Tuy nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu về CSR lại chủ yếu dựa trên thang đo này. Thực tế, một số nghiên cứu dựa trên các điểm lý thuyết của phát triển bền vững cho thấy rằng người tiêu dùng có thể phân biệt ba thành phần của cấu trúc CSR (Bigne và cộng sự., 2005; Singh và cộng sự 2007; Alvarado và cộng sự, 2015). Thêm vào đó, CSR phản ánh kỳ vọng cao nhất của công dân, người tiêu dùng và nhà đầu tư về tăng trưởng kinh tế, sự gắn kết xã hội và bảo vệ môi trường (Eberhard-Harribey, 2006). Điều này cho thấy, hướng nghiên cứu CSR dựa trên lý thuyết bộ ba cố lõi bên vững là đáng lưu tâm. Thứ ba, tập trung nghiên cứu hoạt động CSR ở lĩnh vực dịch vụ vì lĩnh vực này phát triển nhanh chóng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế. Khi các ngành dịch vụ hoạt động có trách nhiệm xã hội sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Thứ tư, vẫn có những kết quả nghiên cứu trái ngược nhau về tác động của CSR đến hành vi của khách hàng tại các nước đang phát triển. Bên cạnh những nghiên cứu thừa nhận tác động tích cực của nhận thức về CSR của khách hàng thì vẫn có nghiên cứu cho thấy khách hàng không quan tâm đến CSR hoặc chỉ quan tâm khi nó tạo ra lợi ích cho họ (Vaaland và cộng sự, 2008; Pomering và Dolnicar, 2009). 62 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 Thậm chí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không hoặc ít ảnh hưởng đến sự sự chọn mua hàng của khách hàng (Smith, 2007; Arli and Lasmono, 2010). Tác động của các chương trình CSR tại các nước đang phát triển vẫn còn gây tranh cãi về việc chúng có mang lại thay đổi tích cực hay không (Dobers và Halme, 2009) vì kết quả lâu dài vẫn chưa được khám phá (Halme and Laurila, 2009). Vì thế, cần kiểm định nhiều hơn nữa để đánh giá mức độ tác động thực sự của nhận thức CSR của khách hàng đến ý định, hành vi của họ. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh Alvarado-Herrera, A., Bigne, E., Aldas-Manzano, J., & Curras-Perez, R. (2017), ‘A scale for measuring consumer perceptions of corporate social responsibility following the sustainable development paradigm’, Journal of Business Ethics, 140(2), 243-262. Aquino, K., & Reed II, A. (2002), ‘The self-importance of moral identity’, Journal of personality and social psychology, 83(6), 1423. Bhattacharya, C. B., & Sen, S. (2003), ‘Consumer-company identification: A framework for understanding consumers’ relationships with companies’, Journal of marketing, 67(2), 76-88. Carroll, A. B. and Shabana, K. M., (2010), ‘The Business Case for Corporate Social Responsibility: A Review of Concepts, Research and Practice’, International Journal of Management Reviews, 12: 85–105. doi:10.1111/j.1468-2370.2009.00275.x. Damiano‐Teixeira, K. M., & Pompermayer, M. M. (2007), ‘Corporate social responsibility: profile and diagnosis of 797 programs developed in Brazil’, Business and Society Review, 112(3), 343-367. Du, S., Bhattacharya, C. B., & Sen, S. (2011), ‘Corporate social responsibility and competitive advantage: Overcoming the trust barrier’, Management Science, 57(9), 1528–1545. Eberhard-Harribey, L. (2006), ‘Corporate social responsibility as a new paradigm in the European policy: how CSR comes to legitimate the European regulation process’, Corporate Governance: The international journal of business in society, 6(4), 358-368. Elbedweihy, A. M., Jayawardhena, C., Elsharnouby, M. H., & Elsharnouby, T. H. (2016), ‘Customer relationship building: The role of brand attractiveness and consumer– brand identification’, Journal of Business Research, 69(8), 2901-2910. Elkington, J. (1997). Cannibals with forks. The triple bottom line of 21st century, 73; 63 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 Moon, B. J., Lee, L. W., & Oh, C. H. (2015), ‘The impact of CSR on consumer-corporate connection and brand loyalty: A cross cultural investigation’, International Marketing Review, 32(5), 518-539. Mobin Fatma, Imran Khan, & Zillur Rahman, (2016), ‘How does corporate association influence consumer brand loyalty? Mediating role of brand identification’, Journal of Product & Brand Management, 25(7), 629-641. doi: 10.1108/JPBM-07-2015-0932. Nguyen, T. D., Barrett, N. J., & Miller, K. E. (2011), ‘Brand loyalty in emerging markets’, Marketing Intelligence & Planning, 29(3), 222-232. Öberseder, M., Schlegelmilch, B. B., & Gruber, V. (2011), ‘“Why don’t consumers care about CSR?”: A qualitative study exploring the role of CSR in consumption decisions’, Journal of Business Ethics, 104(4), 449-460. Öberseder, M., Schlegelmilch, B. B., & Murphy, P. E. (2013), ‘CSR practices and consumer perceptions’, Journal of Business Research, 66(10), 1839-1851. Öberseder, M., Schlegelmilch, B. B., Murphy, P. E., & Gruber, V. (2014), ‘Consumers’ perceptions of corporate social responsibility: scale development and validation’, Journal of Business Ethics, 124(1), 101-115. Parsa, H. G., Lord, K. R., Putrevu, S., & Kreeger, J. (2015),’ Corporate social and environmental responsibility in services: Will consumers pay for it'?’, Journal of retailing and consumer services, 22, 250-260. Pérez, A., & Rodriguez del Bosque, I. (2015), ‘Corporate social responsibility and customer loyalty: exploring the role of identification, satisfaction and type of company’, Journal of Services Marketing, 29(1), 15-25. Reed II, A. M. E. R. I. C. U. S., Cohen, J. B., & Bhattacharjee, A. (2009), When Brands Are Built from Within, New York: ME Sharpe, 124-150. Sen, S., & Bhattacharya, C. B. (2001), ‘Does doing good always lead to doing better? Consumer reactions to corporate social responsibility’, Journal of marketing Research, 38(2), 225-243. Tajfel, H. (1972), ‘Some developments in European social psychology’, European Journal of Social Psychology, 2(3), 307-321. Turker, D. (2009), ‘Measuring corporate social responsibility: A scale development study’, Journal of business ethics, 85(4), 411-427. Tiếng Việt Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 64
File đính kèm:
- nhan_thuc_cua_khach_hang_ve_trach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_ngh.pdf