Nhận thức của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về các hình thức của bạo lực giới

Tóm tắt. Bài báo phân tích kết quả thu được từ khảo sát thực trạng nhận thức của sinh

viên ĐHSPHN trong nhóm mẫu chọnvề các hình thức của bạo lực giới bao gồm bạo lực

thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục. Kết quả cho thấy đa số sinh

viên ĐHSPHN có nhận thức tốt về bạo lực giới, tuy nhiên còn một số sinh viên có nhận

thức sai lệch về vấn đề này.

pdf 6 trang yennguyen 4240
Bạn đang xem tài liệu "Nhận thức của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về các hình thức của bạo lực giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về các hình thức của bạo lực giới

Nhận thức của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về các hình thức của bạo lực giới
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0190
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 49-54
This paper is available online at 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
VỀ CÁC HÌNH THỨC CỦA BẠO LỰC GIỚI
Đỗ Thị Hạnh Phúc và Giang Thị Ngọc Hân
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo phân tích kết quả thu được từ khảo sát thực trạng nhận thức của sinh
viên ĐHSPHN trong nhóm mẫu chọnvề các hình thức của bạo lực giới bao gồm bạo lực
thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục. Kết quả cho thấy đa số sinh
viên ĐHSPHN có nhận thức tốt về bạo lực giới, tuy nhiên còn một số sinh viên có nhận
thức sai lệch về vấn đề này.
Từ khóa: Bạo lực giới, các hình thức bạo lực giới, nhận thức.
1. Mở đầu
Bạo lực giới (BLG) là bạo lực nhắm vào một cá nhân dựa trên giới về mặt sinh học hoặc
nhận dạng giới về mặt xã hội. Nó bao gồm lạm dụng về thể chất, tình dục và tâm lí, sự đe dọa,
cưỡng chế, tước quyền tự do, kiểm soát về mặt kinh tế diễn ra trong cuộc sống riêng tư hay công
cộng. Bạo lực giới xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể xảy ra trong bất kì thời điểm
nào trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân [6].
Các nghiên cứu ở nước ngoài về BLG trên đối tượng là lứa tuổi thanh thiếu niên trong môi
trường học đường cho thấy BLG trong trường học là một vấn đề đáng được quan tâm, biểu hiện
nhiều nhất đó chính là bạo lực tình dục với việc sử dụng từ ngữ quấy rối, hiếp dâm, lạm dụng tình
dục [3]. Nghiên cứu của Dalal, K., Lee, M.S. & Gifford, M. về thái độ của trẻ nam độ tuổi từ 15
đến 19 ở các nước thuộc phía Nam châu Á cho thấy có 28 - 51% nam thanh thiếu niên có thái độ
ủng hộ hành vi đánh vợ [4]. Nghiên cứu tại 3 trường đại học tại Afghanistan cho thấy sinh viên ở
các trường này có nhận thức tốt về vấn đề bất bình đẳng giới và BLG nhưng lại có rất ít các hành
vi báo cáo chống lại các tình huống bạo lực giới xảy ra trong khuôn viên nhà trường [5].
Ở Việt Nam hiện nay, trong các văn bản chính thức chưa đưa ra định nghĩa về bạo lực giới.
Luật Bình đẳng giới 2006 đã đề cập đến thuật ngữ “bạo lực giới” [1], tuy nhiên, hành vi này không
được định nghĩa trước đó. Các nghiên cứu ở Việt Nam về BLG chủ yếu tập trung vào đối tượng
là phụ nữ trong gia đình trong khi các đối tượng là lứa tuổi thanh thiếu niên lại ít được đề cập
tới.Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn thực hiện nghiên cứu quan niệm về BLG trên đối tượng là
sinh viên sư phạm – những nhà giáo tương lai mà nhận thức, thái độ và hành vi của họ ảnh hưởng
tới nhiều thế hệ học trò. Bài báo này là một phần nghiên cứu của chúng tôi về quan niệm của sinh
viên Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) đối với BLG, trong đó chúng tôi trình bày thực trạng
nhận thức của sinh viên ĐHSPHN về các hình thức của BLG bao gồm nhận thức về (1) bạo lực
thể chất; (2) bạo lực tình thần; (3) bạo lực kinh tế và (4) bạo lực tình dục.
Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.
Liên hệ: Đỗ Thị Hạnh Phúc, e-mail: dohanhphuc@gmail.com
49
Đỗ Thị Hạnh Phúc và Giang Thị Ngọc Hân
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp, mẫu khách thể nghiên cứu
Để làm rõ thực trạng nhận thức của sinh viên về các hình thức của BLG, các phương pháp
được sử dụng gồm: điều tra viết, phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp và thống kê toán học.
Trong đó điều tra viết là phương pháp chínhvới công cụ là phiếu trưng cầu ý kiến dành cho SV
được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận. Khảo sát về nhận thức của SV đối với các hình
thức của BLG là một phần trong phiếu khảo sát về quan niệm của SV ĐHSPHN đối với BLG,
trong đó có 8 item khảo sát về nhận thức của SV đối với các hình thức của BLG gồm bạo lực về
thể chất, kinh tế, tinh thần và tình dục. Nhận thức của sinh viên về các hình thức của BLG được
đánh giá ở 5 mức độ từ mức độ nhận thức thấp đến mức độ nhận thức cao, với điểm quy ước tương
ứng là từ 1 đến 5 điểm, độ lệch σ = 0,8 điểm: Mức 5 – nhận thức ở mức cao (4,3 đến 5,0 điểm);
mức 4 – nhận thức ở mức khá (3,5 đến 4,2 điểm); mức 3 – nhận thức ở mức trung bình (2,7 đến
3,4 điểm); mức 2 – nhận thức ở mức kém (1,9 đến 2,6 điểm) và mức 1 – nhận thức ở mức rất kém
(1,0 đến 1,8 điểm). Kết quả khảo sát được xử lí dựa trên phần mềm SPSS 16.0.
Khảo sát được thực hiện trên 165 SV với 68 nam và 97 nữ thuộc năm thứ 3 và thứ 4,
ĐHSPHN. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015.
2.2. Thực trạng về nhận thức của sinh viên ĐHSPHN về các hình thức của bạo
lực giới
Chúng tôi tiến hành khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu để tìm hiểu nhận thức của sinh viên
ĐHSPHN về các hình thức của BLG. Dưới đây là kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của
sinh viên đối với từng hình thức của BLG:
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về bạo lực thể chất
Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về bạo lực thể chất
1.1.Cho ăn đòn là một cách nhanh chóng và hiệu quả để thiết lập trật tự trong gia đình.
Giới Rất không
đúng (%)
Không đúng
(%)
Phân vân
(%)
Đúng (%) Rất đúng
(%)
ĐTB
Nữ 72,2 23,7 1 1 2,1 4,63
Nam 47,1 35,3 0 14,7 2,9 4,12
Tổng 61,8 28,5 0,6 6,7 2,4 4,41
1.2. Phụ nữ mà mải chơi, bỏ bê cơm nước, con cái thì ăn đòn là quá đúng.
Giới
Rất không
đúng (%)
Không đúng
(%)
Phân vân
(%)
Đúng (%)
Rất đúng
(%)
ĐTB
Nữ 32 60,8 0 7,2 0 4,18
Nam 23,5 44,1 0 17,6 14,7 3,44
Tổng 28,5 53,9 0 11,5 6,1 3,87
ĐTB 4,14
Trong bảng 1 item 1.1. “Cho ăn đòn là một cách nhanh chóng và hiệu quả để thiết lập trật
tự trong gia đình” cho thấy: SV có nhận thức ở mức độ cao đối với vấn đề này (với điểm trung bình
(ĐTB) chung là 4,41).61,8% SV cho rằng quan điểm này là “rất không đúng” và 28,5% SV thấy
quan điểm này là “không đúng”. Các ý kiến phỏng vấn thu được cho rằng “Bây giờ dân trí đã nâng
cao, chẳng ai có thể chịu được trong gia đình xảy ra việc người chồng đánh mình cả, là em thì em
50
Nhận thức của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về các hình thức của bạo lực giới
ly hôn luôn”, “Em nghĩ việc đàn ông mà dùng bạo lực với phụ nữ để tỏ rõ uy quyền là do không
còn cách nào khác, và đó cũng chẳng xứng làm đàn ông”. Tuy nhiên cũng có 6,7% SV cho rằng
quan điểm này là “đúng” và 2,4% SV coi quan điểm này là “rất đúng”. So sánh giữa nam và nữ có
thể thấy nữ SV có nhận thức ở mức độ cao (4,63 điểm) hơn nam SV (4,12 điểm) ở vấn đề này.
Item 1.2 “Phụ nữ mà mải chơi, bỏ bê cơm nước, con cái thì ăn đòn là quá đúng”(ĐTB là
3,87) cho thấy : SV nhận thức quan điểm này là không đúng ở mức khá với 28,5% cho rằng “rất
không đúng” và 53,9% thấy “không đúng”. Trong quá trình phỏng vấn thì các ý kiến phản đối
quan điểm này khá rõ: “phụ nữ bỏ bê con cái thì không nên nhưng việc đánh phụ nữ thì không
chấp nhận được”, “em nghĩ việc đàn ông mà đánh vợ là không thể được dù cô ấy có thế nào đi
nữa”. Bên cạnh đó có 11,5% ý kiến cho rằng quan điểm này “đúng” và 6,1% cho là “rất đúng”. So
sánh giữa nam và nữ thì nữ SV có mức độ nhận thức khá (4,18 ĐTB) và nam SV có mức độ nhận
thức trung bình (TB) với 3,44 điểm. Đồng thời có tới 17,6% và 14,7% nam SV cho rằng quan điểm
“Phụ nữ mà mải chơi, bỏ bê cơm nước con cái thì ăn đòn là quá đúng” là “đúng và “rất đúng”.Khi
phỏng vấn với câu hỏi “Em nghĩ thế nào về việc người chồng cho rằng mình có quyền đánh vợ và
người vợ phải là người chăm lo cho gia đình, con cái, nội trợ?” thì khá nhiều SV nam đồng tình với
quan điểm “Phụ nữ mà mải chơi, bỏ bê cơm nước, con cái thì ăn đòn là quá đúng”. Các câu trả lời
thu được là: “Thiên chức của phụ nữ là làm mẹ, làm vợ, nên em nghĩ việc người vợ phải có trách
nhiệm chăm lo nội trợ, con cái. Còn việc người chồng thỉnh thoảng có sử dụng vũ lực với vợ có thể
chấp nhận do đi làm bên ngoài áp lực công việc đã cao mà về nhà vợ cứ cằn nhằn thì ai mà chịu
được”, “Em nghĩ ở mình thì việc người chồng đánh vợ là việc diễn ra nhiều và thường xuyên, mọi
người cũng chấp nhận nó và thấy rằng người chồng là trụ cột trong gia đình nên có quyền đánh
vợ”. Điều này cho thấy nhận thức của một số nam sinh viên về BLG vẫn còn thể hiện định kiến
giới.
Qua bảng 1 và kết quả phỏng vấn thu được có thể thấy đối với vấn đề bạo lực thể chất, SV
đã có nhận thức mức độ khá cao (ĐTB lần lượt đối với các item là 4,41 và 3,87), SV nữ có mức độ
nhận thức cao hơn SV nam ở vấn đề này.
2.2.2. Nhận thức của SV về bạo lực tinh thần
Bảng 2: Nhận thức của sinh viên về bạo lực tinh thần
2.1. Việc vợ/chồng dùng lời lẽ xúc phạm nhau trong lúc nóng giận như “anh không phải là đàn
ông” hay “cô là đồ vô dụng, không thể sinh được con trai” là chuyện thường ngày, không được
coi là bạo lực giới
Giới Rất không
đúng (%)
Không đúng
(%)
Phân vân
(%)
Đúng (%) Rất đúng
(%)
ĐTB
Nữ 18,6 75,2 1 3,1 2,1 4,05
Nam 17,6 60,3 4,4 5,9 11,8 3,66
Tổng 18,2 69,1 2,4 4,2 6,1 3,89
2.2. Ở một số vùng nông thôn, hay dân tộc thiểu số ở Việt Nam bắt ép trẻ em gái kết hôn sớm
ở độ tuổi vị thành niên thì không được coi là hành vi bạo lực giới.
Giới Rất không
đúng (%)
Không đúng
(%)
Phân vân
(%)
Đúng (%) Rất đúng
(%)
ĐTB
Nữ 84,5 13,4 0 2,1 0 4,8
Nam 50 47,1 0 2,9 0 4,44
Tổng 70,3 27,3 0 2,4 0 4,65
ĐTB 4,27
51
Đỗ Thị Hạnh Phúc và Giang Thị Ngọc Hân
Item 2.1 ở bảng 2 “Việc vợ/chồng dùng lời lẽ xúc phạm nhau trong lúc nóng giận như “anh
không phải là đàn ông” hay “cô là đồ vô dụng, không thể sinh được con trai” là chuyện thường
ngày, không được coi là bạo lực giới” thu được kết quả: SV có nhận thức ở mức độ khá về vấn đề
này với ĐTB là 3,89. Nhận thức của nữ SV cao hơn nam SV (ĐTB lần lượt là 4,05 và 3,66). Nội
dung phỏng vấn “Em có cho rằng vợ/chồng dùng lời lẽ xúc phạm nhau là bạo lực không? Vì sao?”
thu được các kết quả “Em nghĩ rằng đó là bạo lực vì đôi khi lời nói gây tổn thương hơn cả việc
đánh đập, tổn thương cơ thể có thể khỏi nhưng nếu tổn thương tinh thần, lòng tự trọng thì sẽ kéo
dài, lúc nào mình cũng nghĩ về nó”, “Thực ra vợ chồng tức giận nói qua nói lại là chuyện thường
ngày nhưng mà dùng những lời lẽ quá xúc phạm như chửi bố mẹ người ta lên thì không thể chấp
nhận được”.
Đối với item 2.2“Ở một số vùng nông thôn, hay dân tộc thiểu số ở Việt Nam bắt ép trẻ em
gái kết hôn sớm ở độ tuổi vị thành niên thì không được coi là hành vi bạo lực giới”, SV đã nhận
thức được ở mức độ khá (ĐTB là 4,65). Nhận thức của nữ cao hơn nam (ĐTB lần lượt là 4,8 và
4,44)
Qua phân tích có thể thấy nhận thức của SV về vấn đề bạo lực tinh thần ở mức khá cao
(ĐTB lần lượt là 3,89 và 4,65), tuy nhiên vẫn còn một số SV có nhận thức chưa đúng khi cho rằng
dùng lời nói xúc phạm không phải là bạo lực.
2.2.3. Nhận thức của SV về bạo lực kinh tế
Bảng 3: Nhận thức của SV về bạo lực kinh tế
3.1. Việc người vợ nắm giữ và kiểm soát toàn bộ chi tiêu của người chồng để tránh việc rượu
chè, cờ bạc, ngoại tình không được coi là bạo lực
Giới
Rất không
đúng (%)
Không đúng
(%)
Phân vân
(%) Đúng (%)
Rất đúng
(%) ĐTB
Nữ 18,6 68 1 7,2 5,1 3,87
Nam 20,6 54,4 4,4 4,4 16,2 3,6
Tổng 19,4 62,4 2,4 6,1 9,7 3,76
3.2. Việc người chồng nắm giữ và kiểm soát chi tiêu của cả gia đình vì “người đàn ông là trụ
cột gia đình” không được coi là bạo lực
Giới
Rất không
đúng (%)
Không đúng
(%)
Phân vân
(%) Đúng (%)
Rất đúng
(%) ĐTB
Nữ 19,6 76,3 0 3,1 1 4,1
Nam 11,8 66,2 16,2 2,9 2,9 3,8
Tổng 16,4 72,1 6,7 3,0 1,8 3,98
ĐTB 3,87
Item 3.1 trong bảng 3 “Việc người vợ nắm giữ và kiểm soát toàn bộ chi tiêu của người
chồng để tránh việc rượu chè, cờ bạc, ngoại tình không được coi là bạo lực”cho thấy: SV có nhận
thức ở mức độ khá về vấn đề này với ĐTB là 3,76. Nhận thức của nữ SV cao hơn nam SV (ĐTB
lần lượt là 3,87 và 3,6). Điểm đáng chú ý trong item này đó là có một tỉ lệ khá lớn nam SV “rất
đồng í” với quan điểm rằng “Việc người vợ nắm giữ và kiểm soát toàn bộ chi tiêu của người chồng
để tránh việc rượu chè, cờ bạc, ngoại tình không được coi là bạo lực”(chiếm 16,2%) trong khi chỉ
có 5,1% nữ SV rất đồng ý với quan điểm này.
Đối với item 3.2“Việc người chồng nắm giữ và kiểm soát chi tiêu của cả gia đình vì “người
đàn ông là trụ cột gia đình” không được coi là bạo lực” thì: SV có nhận thức ở mức độ khá về vấn
52
Nhận thức của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về các hình thức của bạo lực giới
đề này với ĐTB là 3,98. Nhận thức của nữ SV cao hơn nam SV (ĐTB lần lượt là 4,1 và 3,8).
Nội dung phỏng vấn “Việc kiểm soát chi tiêu, thu nhập một cách chặt chẽ của vợ/chồng có
được coi là bạo lực không?” thu được kết quả: “nếu việc kiểm soát đến mức mua gì, tiêu gì cũng
phải hỏi, đi uống café với bạn cũng phải xin tiền thì đúng là bạo lực”, “em nghĩ nếu vợ mà kiểm
soát chi tiêu thì cũng là bình thường vì vợ là tay hòm chìa khóa mà”.
Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn có thể thấy: SV có mức độ nhận thức khá đối với vấn đề
bạo lực kinh tế, nhận thức của nữ cao hơn nam SV. Đáng lưu ý là SV đồng ý với quan điểm phụ nữ
kiểm soát chi tiêu trong gia đình hơn là nam giới.
2.2.4. Nhận thức của SV về bạo lực tình dục
Bảng 4: Nhận thức của SV về bạo lực tình dục
4.1. Khi nói đến bạo lực tình dục là nói đến việc bị người lạ xâm hại còn việc người chồng
cưỡng ép vợ quan hệ thì không phải là bạo lực mà đó là trách nhiệm vợ chồng
Giới Rất không
đúng (%)
Không đúng
(%)
Phân vân
(%)
Đúng (%) Rất đúng
(%)
ĐTB
Nữ 47,4 32 0 20,6 0 4,06
Nam 23,5 67,6 0 5,9 2,9 4,03
Tổng 37,6 46,7 0 14,5 1,2 4,05
4.2. Trẻ em trai, nam giới chẳng bao giờ bị lạm dụng tình dục
Giới Rất không
đúng (%)
Không đúng
(%)
Phân
vân(%)
Đúng (%) Rất đúng(%) ĐTB
Nữ 40,2 46,4 7,2 6,2 0 4,2
Nam 20,6 69,1 0 10,3 0 4
Tổng 32,1 55,8 4,2 7,9 0 4,12
ĐTB 4,08
Trong bảng 4, item 4.1 “Khi nói đến bạo lực tình dục là nói đến việc bị người lạ xâm hại còn
việc người chồng cưỡng ép vợ quan hệ thì không phải là bạo lực mà đó là trách nhiệm vợ chồng”
cho thấy: SV có mức độ nhận thức khá về vấn đề này với ĐTB là 4,05. Tuy ĐTB của nữ SV cao
hơn nam SV(4,06 và 4,03), nhưng tỉ lệ nữ cho rằng quan điểm này là đúng cao hơn nam (20,6%
và 5,9%).
Khi phỏng vấn “Bạn có cho rằng trong hôn nhân việc người chồng bắt ép người vợ quan hệ
tình dục dù không muốn là bạo lực hay đó là trách nhiệm của người vợ trong hôn nhân?” đã thu
được các câu trả lời: “Vấn đề này em nghĩ thì phải đôi bên cùng tình nguyện, còn việc bắt ép mà
người vợ không thoải mái thì là không nên”, “em nghĩ đó không hẳn là bạo lực, tình dục là một
phần trong cuộc sống hôn nhân nhưng việc cưỡng ép thì là không nên”, “phụ nữ nếu không đáp
ứng thì chồng đi bồ bịch, đành phải chấp nhận thôi, coi đó như là trách nhiệm vậy”.
Đối với item 4.2 “Trẻ em trai và nam giới chẳng bao giờ bị lạm dụng tình dục” cho thấy SV
có mức độ nhận thức khá về vấn đề này (ĐTB là 4,12) và không có sự khác biệt đáng kể giữa nam
- nữ SV trong phương án trả lời.
Qua phân tích có thể thấy nhận thức của SV đối với bạo lực tình dục ở mức khá và không
có nhiều sự khác biệt giữa nam - nữ SV trong nhận thức về vấn đề này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy SV trong mẫu nghiên cứu có nhận thức ở mức khá đối với các
hình thức của BLG, trong đó SV có nhận thức cao nhất đối với các biểu hiện của hình thức bạo lực
tinh thần (ĐTB là 4,27) và thấp nhất đối với các biểu hiện của hình thức bạo lực kinh tế (ĐTB là
53
Đỗ Thị Hạnh Phúc và Giang Thị Ngọc Hân
3,87). Nhìn chung đa số SV đã có nhận thức đúng về các hình thức của BLG, tuy nhiên vẫn còn
một tỉ lệ nhỏ SV có nhận thức sai lệch, tỉ lệ SV nữ có nhận thức đúng cao hơn SV nam tuy nhiên
sự chênh lệch là không đáng kể.
3. Kết luận
Qua khảo sát thực trạng nhận thức của 165 sinh viên ĐHSPHN về các hình thức của BLG,
chúng tôi thấy nhận thức của sinh viên ĐHSPHN về các hình thức của BLG ở mức khá, tuy nhiên
vẫn còn một số sinh viên có nhận thức chưa đúng về vấn đề này. Sinh viên nữ nhìn chung có mức
độ nhận thức về các hình thức của BLG cao hơn sinh viên nam nhưng sự chênh lệch là không lớn.
Để định hướng và giúp SV có những kiến thức đúng về các hình thức của BLG, nhà trường nên
cung cấp thông tin chính xác về BLG bằng một số biện pháp như: mời chuyên gia nói chuyện, chia
sẻ, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, phát các cuốn sổ tay về BLG cho sinh viên. Ban Chấp hành Đoàn
trường và Hội Sinh viên nhà trường nên phối hợp với các khoa tổ chức các buổi thảo luận theo
nhóm nhỏ và nhóm lớn, hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BLG trên quy mô toàn trường để
nâng cao nhận thức của sinh viên về BLG trong xã hội hiện đại.Về phía sinh viên: các em nên chủ
động, tích cực tìm hiểu những thông tin cơ bản về BLG để có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, thể hiện
thái độ và hành vi ứng xử khách quan, có văn hóa trong những tình huống có liên quan đến BLG
trong học đường, trong cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chỉ đạo 130/CP 2009. Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình hành động
phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (2004-2009).
[2] Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), 2006. Định kiến và phân biệt đối xử theo giới. Lí thuyết và
thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[3] Cape Town: HSRC Press BURNETT, C., 1998. School violence in an impoverished South
African community. Child Abuse & Neglect, 22(8), pp. 789-795.
[4] Dalal, K., Lee, M.S., Gifford, M., 2010. Male adolescents’ attitudes toward wife beating: A
multi-country study in South Asia. Journal of Adolescent Health, 50(5), pp. 437-442.
[5] Gender Studies Institute, Kabul University with Cooperation of UNDP and UNESCO, (2010)
Gender based violence - A study of three universities in Afghanistan, Kabul University
[6] Heise, L., Ellsberg, M. and Gottemoeller, M., 1999. Ending Violence Against Women.
Population Reports, Series L, No. 11. Baltimore, John Hopkins University School of Public
Health, Population Information Program.
ABSTRACT
Awareness of gender-based violence among students
at the Hanoi National University of Education
This article analyzes information gained from a survey titled "Awareness of gender-based
violence among students in the Hanoi National University of Education". Gender-based violence
includes physical violence, psychological violence, economic violence and sexual violence. The
survey result show that most of the students are aware of the different forms of gender-based
violence. However, some students have misconceptions about gender-based violence.
Keywords: Forms of gender-based violence, sexual violence, awareness.
54

File đính kèm:

  • pdfnhan_thuc_cua_sinh_vien_dai_hoc_su_pham_ha_noi_ve_cac_hinh_t.pdf