Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh Trung học Cơ sở trong học tập

Tóm tắt. Bài báo đề cập đến nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ

sở về vấn đề học tập ở các lát cắt: khối lớp, học lực và giới tính; nghiên cứu mối quan hệ

giữa khó khăn tâm lí và nhu cầu tham vấn học đường về vấn đề học tập; tương quan giữa

tự đánh giá của học sinh với sự đánh giá từ phía giáo viên, cha mẹ học sinh và nhà tham

vấn tâm lí học đường về vấn đề này, từ đó đề xuất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lí học

đường nhằm phát triển và thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh trung học cơ sở

về vấn đề học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của

học sinh trung học cơ sở ở mức độ tương đối cao. Nhu cầu này cao nhất ở những học sinh

đầu cấp; học sinh có học lực trung bình có nhu cầu tham vấn tâm lí cao nhất. Sự khác biệt

về nhu cầu này giữa học sinh nữ và học sinh nam là không đáng kể

pdf 8 trang yennguyen 7100
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh Trung học Cơ sở trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh Trung học Cơ sở trong học tập

Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh Trung học Cơ sở trong học tập
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0201
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 137-144
This paper is available online at 
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG HỌC TẬP
Phạm Thanh Bình
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ
sở về vấn đề học tập ở các lát cắt: khối lớp, học lực và giới tính; nghiên cứu mối quan hệ
giữa khó khăn tâm lí và nhu cầu tham vấn học đường về vấn đề học tập; tương quan giữa
tự đánh giá của học sinh với sự đánh giá từ phía giáo viên, cha mẹ học sinh và nhà tham
vấn tâm lí học đường về vấn đề này, từ đó đề xuất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lí học
đường nhằm phát triển và thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh trung học cơ sở
về vấn đề học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của
học sinh trung học cơ sở ở mức độ tương đối cao. Nhu cầu này cao nhất ở những học sinh
đầu cấp; học sinh có học lực trung bình có nhu cầu tham vấn tâm lí cao nhất. Sự khác biệt
về nhu cầu này giữa học sinh nữ và học sinh nam là không đáng kể.
Từ khóa: Nhu cầu, nhu cầu tham vấn tâm lí, nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của HS
trung học cơ sở trong học tập.
1. Mở đầu
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật công nghệ, sự bùng nổ thông tin kéo theo nội
dung học tập của HS (HS) ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp và nhiều chiều tác
động. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục học sinh (HS) còn nhiều bất cập đặc biệt
là sự quá tải của chương trình so với khả năng tâm lí, thể chất của HS. Từ phía HS, hiểu biết của
các em về bản thân còn hạn chế, nên ngày càng có nhiều HS gặp không ít khó khăn trong học tập,
tu dưỡng, trong việc tìm tòi và định hướng giá trị cho bản thân mình cũng như trong các mối quan
hệ để đáp ứng được kì vọng, yêu cầu của gia đình, nhà trường và xã hội. Một bộ phận không nhỏ
trong số đó đã rơi vào trạng thái dồn nén, căng thẳng, lo âu thậm chí rối loạn tâm lí. Số liệu thống
kê được đưa ra tại Hội thảo Quốc tế “Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần ở
trẻ em” diễn ra tại Hà Nội 2007 cho thấy: tỉ lệ trẻ em ở lứa tuổi học đường có dấu hiệu rối nhiễu
tâm lí là hơn 20%. Điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển Việt Nam cho thấy: Tỉ lệ HS đi học
muộn: tiểu học 20%; trung học cơ sở (THCS) 21%; trung học phổ thông (THPT) 58%. Tỉ lệ quay
cóp lần lượt là: 8%-55%-60%. Nói dối cha mẹ - 20%-50%-64%. Tỉ lệ không chấp hành Luật giao
thông: 4%-35%-70%. Bên cạnh đó, theo thống kê của Viện Kiểm soát nhân dân tối cao: tỉ lệ người
phạm tội ở lứa tuổi HS ngày một tăng, năm 1986 có 3607 người; năm 1996 có 11726 người. Tệ
nạn xã hội trong giới học đường theo chiều mũi tên đi lên; năm 2004 có 600 HS, sinh viên nghiện
Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015
Liên hệ: Phạm Thanh Bình, e-mail: binhpsy@gmail.com
137
Phạm Thanh Bình
ma túy; năm 2007 tăng gấp đôi (1234 người) [1, 4, 5]. Hiện tượng bạo lực học đường ngày một
gia tăng. Đầu năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa ra con số thống kê của cả nước có
đến gần 1600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học làm chết 7 HS, nhiều em phải mang
thương tật suốt đời. Các nhà trường đã xử lí kỉ luật khiển trách 881 HS, cảnh cáo 1558 HS, buộc
thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 HS. Tính theo tỉ lệ, cứ 5260 HS thì xảy ra
một vụ đánh nhau; 9 trường thì có 1 vụ HS đánh nhau. Theo số liệu khảo sát của nhóm phóng viên
báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh về tình hình bạo lực học đường (số báo ra ngày 8/4/ 2010)
cho thấy: Hơn 64% HS đã nhìn thấy hoặc đã từng biết những vụ đánh nhau; 57% GV trả lời rằng
bạo lực học đường đang gia tăng, xu hướng HS giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực [11]. Điều
đó có nghĩa là HS ngày nay đang gặp rất nhiều khó khăn tâm lí (KKTL) ở các vấn đề khác nhau
cần được tham vấn tâm lí (TVTL). Hay nói một cách khác, HS ngày nay đang có nhu cầu tham
vấn tâm lí (NCTVTL) học đường ở các vấn đề khác nhau trong đó có vấn đề học tập. Đã có nhiều
nghiên cứu về NCTVTL ở trong và ngoài nước với các nội dung, đối tượng khác nhau phù hợp với
đời sống tinh thần của con người. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về nhu cầu tham vấn tâm lí
(NCTVTL) đặc biệt là về NCTVTL học đường (HĐ) nhằm góp phần đưa ra cơ sở khoa học cho
việc xây dựng và tổ chức các hoạt động TVHĐ còn chưa nhiều. Đặc biệt hơn nữa, những nghiên
cứu về NCTVTLHĐ với thân chủ là HS THCS và với sự đánh giá nhu cầu này đứng từ phía giáo
viên (GV); 40 cha mẹ HS (CMHS), lực lượng khác trong nhà trường và nhà tham vấn (NTVHĐ)
còn khá hiếm tại Việt Nam. NCTVHĐ có nhiều nội dung xuất phát từ những KKTL đối với HS
như vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản, môi trường, ma túy HĐ, bắt nạt, bạo lực HĐ. . . Trong đề
tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu NCTVTLHĐ của HS xuất phát từ KKTL ở hai hoạt động
phổ biến là hoạt động học tập và giao tiếp, ứng xử để từ đó đề xuất và tổ chức hoạt động TVHĐ
nhằm đáp ứng kịp thời và hợp lí nhu cầu này ở các em.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp và khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo chu trình tổ chức chặt chẽ với sự phối hợp của nhiều
phương pháp khác nhau: phân tích tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn, phương
pháp chuyên gia, giải bài tập tình huống, phân tích sản phẩm hoạt động và thực nghiệm. Các
phương pháp này đã bổ sung, hoàn thiện kết quả nghiên cứu cho nhau ở nhiều góc độ: từ suy nghĩ
chủ quan đến hành vi thực tiễn, từ quan niệm riêng của cá nhân tới ý kiến thống nhất, từ khảo sát
thực trạng tới kiểm nghiệm thực tiễn.
Nghiên cứu được tiến hành trên 892 HS từ khối 6 đến khối 9 ở nội và ngoại thành Hà Nội.
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát những khách thể khác để đánh giá nhu cầu này ở HS: 40 GV; 40
CMHS và 12 NTV tâm lí học đường.
2.2. Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh Trung học cơ sở (THCS)
về vấn đề học tập
Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi xác định một số KKTL mà học sinh có thể gặp phải
trong học tập ở động cơ học tâp, mục đích học, phương pháp và hình thức học tập, sự đối mặt với
các nhiệm vụ học tập. . . Từ đó, chúng tôi xác lập mối quan hệ tương quan giữa mức độ KKTL và
mức độ NCTVTL để xác định được mức độ NCTVTL của học sinh THCS. Kết quả điều tra thực
trạng ở 965 học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội đã thu được kết quả Bảng 1.
138
Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở trong học tập
Bảng 1. Kết quả mức độ KKTL và mức độ NCTVTL học đường
đối với những khó khăn trong học tập
(Xét theo mẫu tổng n = 965); (1 điểm ≤ X¯ ≤ 3 điểm)
Stt Nội dung vấn đề MĐ KKTL MĐNC TVTL Kết quả
tương quan
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC r p
1 Xác định rõ ràng mục đích, động cơ họctập 2,35 0,43 2,24 0,36 0,21 0,12
2 Hiểu và thực hiện đúng nội quy, yêu cầutrong học tập 2,23 0,45 2,19 0,39 0,13 0,16
3 Xác định được điểm mạnh, điểm yếu trongcách học của mình 2,41 0,38 2,04 0,45 0,18 0,23
4 Hiểu và lập kế hoạch định hướng cho quátrình học tập 2,35 0,43 2,08 0,44 0,25 0,09
5 Hiểu và thích ứng với phương pháp, nộidung giảng dạy và học tập mới 2,36 0,42 2,23 0,37 0,14 0,45
6 Biết cách sắp xếp, phân phối thời gian họctập hợp lí 2,34 0,46 2,17 0,40 0,15 0,28
7 Tìm kiếm và xử lí nguồn thông tin cho bàihọc 2,28 0,47 2,21 0,42 0,17 0,23
8 Thường xuyên chuẩn bị bài trước khi đếnlớp 2,25 0,41 2,12 0,43 0,16 0,25
9 Tập trung chú ý trong học tập 2,45 0,42 2,31 0,36 0,27 0,04
10 Phối hợp giữa quan sát, nghe và ghi chépbài học 2,49 0,38 2,33 0,36 0,28 0,03
11 Có kĩ năng ghi nhớ nội dung bài học 2,46 0,44 2,35 0,34 0,26 0,04
12 Tự tin, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài 2,43 0,46 2,36 0,34 0,28 0,03
13 Tham gia vào các hoạt động học tập, cáchoạt động ngoại khoá do giáo viên tổ chức 2,38 0,41 2,35 0,34 0,27 0,04
14 Hợp tác với các thành viên khi tham giahọc nhóm 2,52 0,45 2,38 0,33 0,29 0,03
15 Tìm tòi và ứng dụng công nghệ thông tintrong quá trình học tập 2,24 0,47 2,13 0,37 0,24 0,06
16 Vận dụng tri thức đã học vào việc giảiquyết các bài tập và các vấn đề thực tiễn 2,51 0,43 2,05 0,45 0,22 0,07
17 Tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập củabản thân 2,45 0,39 2,26 0,41 0,24 0,07
Chung 2,38 0,43 2,22 0,39
Bảng 1 cho thấy, tương quan giữa mức độ KKTL và mức độ NCTVTL học đường là tương
quan thuận, tương đối chặt chẽ.Về cơ bản mức độ KKTL càng cao thì mức độ NCTVTL học đường
càng cao.Tất nhiên, từ việc có mức độ KKTL cao, có NCTVTL học đường cao đến việc thỏa mãn
nhu cầu này còn có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng. Kết quả thực trạng cũng cho thấy, học sinh
THCS đang gặp KKTL và NCTVTL học đường ở vấn đề học tập với mức độ tương đối cao (X¯
(KKTL) = 2,38; và X¯ (NCTVTL) = 2,22). Kết quả thể hiện ở từng vấn đề cho nhận xét: Một sô vấn
đề có điểm trung bình xếp thứ bậc càng cao ở mức độ KKTL thì càng có thứ bậc cao ở NCTVTL
học đường. Ví dụ như vấn đề hợp tác nhóm (vấn đề 14) X¯ (KKTL) = 2,52; X¯ (NCTVTL) = 2,38,
đều xếp thứ bậc 1. Việc hợp tác nhóm là một trong những chỉ báo cần thiết cho khả năng học tập
và làm việc nhóm. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, chỉ báo này lại rất cần thiết cho cuộc sống ngày
139
Phạm Thanh Bình
càng năng động và cho việc giải quyết các nhiệm vụ học tập ngày càng đòi hỏi cao ở người học.
Tuy nhiên, chỉ báo về việc hợp tác nhóm đã và đang trở thành một vấn đề tương đối khó khăn đối
với các em học sinh, đặc biệt là hợp tác nhóm trong việc giải quyết các vấn đề học tập. Ng.B.C
– một học sinh lớp 9 cho biết: “Để chúng em có thể học cùng nhau, cùng giải bài tập được thầy
cô giao về nhà thì rất cần các bạn trong một nhóm phải hiểu nhau, hợp tác được với nhau và cùng
chung tay giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm với nhau thì mỗi người một ý, khó ai
bảo được ai. Có bạn đến toàn chơi, chẳng làm gì cả. Có bạn lại làm việc khác, không tập trung vào
nhiệm vụ của cả nhóm, có bạn đến chỉ trêu đùa bạn khác. . . Vì vậy, em thấy làm việc nhóm là khó
nhất”. Tuy vậy, vẫn có một số vấn đề có thể ở mức độ KKTL cao (bằng việc xếp thứ bậc ở điểm
trung bình cao) nhưng lại không ở thứ bậc NCTVTL học đường cao. Chẳng hạn như, vấn đề “Vận
dụng tri thức đã học vào việc giải quyết các bài tập và các vấn đề thực tiễn” có mức độ KKTL cao
nhất với X¯ = 2,51 nhưng X¯ về NCTVTL = 2,05 (xếp thứ bậc 16 trong mục NCTVTL); vấn đề
“Phối hợp giữa quan sát, nghe và ghi chép bài học” có X¯ (mức độ KKTL) = 2,49, xếp thứ bậc 3
nhưng X¯ (NCTVTL) = 2,33, xếp thứ bậc 5; vấn đề “Tự tin, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài” có
X¯ (mức độ KKTL) = 2,43, xếp thứ bậc 5 nhưng X¯ (NCTVTL) = 2,36, xếp thứ bậc 2. Thực trạng
này đã cho thấy, một số vấn đề mặc dù ở mức độ KKTL cao, nhưng nó không nổi lên là những vấn
đề có NCTVTL học đường cao bởi vì có thể những vấn đề đó các em vẫn có thể tự mình giải quyết
được hoặc nhờ sự trợ giúp của người khác. H.T.T.Y – học sinh lớp 8 cho biết “Nhiều vấn đề trong
học tập chúng em nghĩ thầy cô giáo sẽ giúp chúng em được nhiều hơn là cán bộ tâm lí. Khó khăn
trong học tập của chúng em thì nhiều vì học nặng lắm nhưng nếu vấn đề nào chúng em thực sự có
thể tự giải quyết được thì mình tự làm. Em nghĩ, những vấn đề về tình cảm, “tâm lí” chúng em sẽ
cần TVTL hơn là vấn đề trong học tập. . . ”. Bên cạnh đó, một số vấn đề mức độ KKTL < mức độ
NCTVTL vì đây đều là những vấn đề liên quan đến phẩm chất của người tham gia vào hoạt động
học tập. Tuy nhiên, tỉ lệ chênh lệch là không đáng kể.
Ghi chú của Bảng 2: (1): Mức độ KKTL; (2): Mức độ NCTVTL
1. Xác định rõ ràng mục đích, động cơ học tập;
2. Hiểu và thực hiện đúng nội quy, yêu cầu trong học tập;
3. Xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong cách học của mình;
4. Hiểu và lập kế hoạch định hướng cho quá trình học tập;
5. Hiểu và thích ứng với phương pháp, nội dung giảng dạy và học tập mới;
6. Biết cách sắp xếp, phân phối thời gian học tập hợp lí;
7. Tìm kiếm và xử lí nguồn thông tin cho bài học;
8. Thường xuyên chuẩn bị bài trước khi đến lớp;
9. Tập trung chú ý trong học tập;
10. Phối hợp giữa quan sát, nghe và ghi chép bài học;
11. Có kĩ năng ghi nhớ nội dung bài học;
12. Tự tin, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài;
13. Tham gia vào các hoạt động học tập, các hoạt động ngoại khoá do giáo viên tổ chức;
14. Hợp tác với các thành viên khi tham gia học nhóm;
15. Tìm tòi và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập;
16. Vận dụng tri thức đã học vào việc giải quyết các bài tập và các vấn đề thực tiễn;
17. Tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của bản thân.
140
N
hu
cầ
u
th
am
vấ
n
tâ
m
lí
họ
c
đư
ờn
g
củ
a
họ
c
si
nh
tr
un
g
họ
c
cơ
sở
tr
on
g
họ
c
tậ
p
Bảng 2. Kết quả mức độ biểu hiện những KKTL
và mức độ NCTVTL học đường đối với những khó khăn trong học tập (Theo các tiêu chí)
Vấn
đề
Khối lớp Học lực Địa bàn Giới tính Chung
6 7 8 9 Giỏi Khá TB Nội thành Ng.thành Nam Nữ
(1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2)
1. 2,49 2,27 2,42 2,25 2,26 2,24 2,23 2,20 2,23 2,18 2,36 2,25 2,47 2,29 2,32 2,20 2,38 2,28 2,35 2,26 2,34 2,22 2,35 2,24
2. 2,53 2,27 2,45 2,21 2,34 2,16 2,32 2,12 2,21 2,14 2,22 2,17 2,25 2,26 2,21 2,13 2,24 2,25 2,24 2,24 2,22 2,14 2,23 2,19
3. 2,49 2,15 2,43 2,08 2,37 1,98 2,35 1,95 2,33 1,95 2,43 2,00 2,48 2,17 2,35 1,95 2,47 2,13 2,47 2,13 2,35 1,95 2,41 2,04
4. 2,42 2,17 2,32 2,14 2,34 2,04 2,32 1,97 2,28 2,03 2,35 2,06 2,41 2,15 2,31 2,02 2,39 2,14 2,42 2,19 2,28 1,97 2,35 2,08
5. 2,38 2,28 2,37 2,24 2,35 2,21 2,34 2,19 2,31 2,14 2,35 2,19 2,42 2,36 2,29 2,16 2,43 2,30 2,43 2,28 2,29 2,18 2,36 2,23
6. 2,49 2,25 2,36 2,21 2,28 2,13 2,23 2,09 2,32 2,14 2,33 2,18 2,36 2,19 2,32 2,15 2,36 2,19 2,38 2,26 2,30 2,08 2,34 2,17
7. 2,36 2,14 2,29 2,15 2,26 2,23 2,21 2,32 2,24 2,17 2,27 2,23 2,32 2,23 2,27 2,18 2,29 2,24 2,31 2,23 2,25 2,19 2,28 2,21
8. 2,30 2,14 2,29 2,09 2,23 2,13 2,18 2,12 2,21 2,08 2,26 2,13 2,28 2,15 2,25 2,12 2,24 2,13 2,26 2,15 2,24 2,09 2,25 2,12
9. 2,51 2,38 2,49 2,34 2,44 2,27 2,36 2,25 2,43 2,27 2,46 2,31 2,47 2,35 2,44 2,27 2,46 2,35 2,48 2,37 2,42 2,25 2,45 2,31
10. 2,57 2,42 2,50 2,36 2,47 2,28 2,41 2,26 2,46 2,29 2,50 2,34 2,52 2,36 2,48 2,32 2,49 2,34 2,50 2,38 2,48 2,26 2,49 2,33
11. 2,52 2,41 2,46 2,37 2,44 2,34 2,42 2,28 2,43 2,30 2,47 2,32 2,48 2,43 2,45 2,33 2,46 2,37 2,49 2,40 2,42 2,30 2,46 2,35
12. 2,42 2,32 2,43 2,37 2,44 2,38 2,44 2,37 2,26 2,24 2,45 2,36 2,57 2,48 2,41 2,35 2,45 2,36 2,43 2,36 2,42 2,34 2,43 2,36
13. 2,47 2,46 2,40 2,37 2,35 2,30 2,31 2,27 2,35 2,33 2,36 2,36 2,42 2,36 2,36 2,36 2,39 2,35 2,32 2,39 2,44 2,31 2,38 2,35
14. 2,62 2,43 2,58 2,39 2,46 2,36 2,42 2,34 2,47 2,31 2,53 2,38 2,55 2,45 2,49 2,34 2,55 2,42 2,51 2,37 2,52 2,38 2,52 2,38
15. 2,36 2,14 2,33 2,13 2,14 2,13 2,13 2,12 2,12 2,03 2,25 2,09 2,34 2,27 2,17 2,06 2,31 2,20 2,21 2,12 2,27 2,14 2,24 2,13
16. 2,64 2,02 2,52 2,03 2,46 2,08 2,42 2,07 2,35 1,90 2,51 2,01 2,67 2,24 2,47 2,02 2,55 2,08 2,48 2,04 2,54 2,06 2,51 2,05
17. 2,53 2,34 2,48 2,30 2,42 2,23 2,37 2,17 2,38 2,15 2,44 2,28 2,54 2,35 2,43 2,25 2,47 2,27 2,47 2,27 2,43 2,25 2,45 2,26
2,48 2,27 2,42 2,19 2,30 2,21 2,32 2,18 2,32 2,16 2,38 2,22 2,36 2,30 2,35 2,23 2,41 2,26 2,40 2,18 2,37 2,18 2,38 2,22
14
1
Phạm Thanh Bình
Tiếp tục nghiên cứu về mức độ KKTL và mức độ NCTVTL học đường ở vấn đề học tập
theo các tiêu chí Bảng 2 đã cho thấy, không có nhiều sự khác biệt về điểm trung bình ở mức độ
KKTL và mức độ NCTVTL học đường. Kết quả kiểm định lần lượt ở từng nội dung vấn đề trong
từng tiêu chí đều cho thấy kết quả thực trạng ở bảng trên có ý nghĩa và có độ tin cậy cao. Từ kết quả
này cho thấy, mức độ KKTL ở học sinh bao giờ cũng cao hơn mức độ NCTVTL. Kết quả này hoàn
toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu từ phần 2.2 vì KKTL về vấn đề học tập của các học sinh là
tương đối lớn nhưng không phải cứ có KKTL là học sinh có NCTVTL học đường. Việc chuyển từ
việc có mức độ KKTL cao sang việc có NCTVTL học đường và thỏa mãn bằng hoạt động TVTL
còn có một khoảng cách xa với rất nhiều yếu tố tác động.
Xét về mức độ KKTL về vấn đề học tập, học sinh lớp 6 có mức độ KKTL gặp phải trong
học tập là cao nhất với X¯ = 2,48, tiếp theo là học sinh lớp 7 X¯ =2,42. Điều này là tương đối phù
hợp với kết quả phỏng vấn khi đa số học sinh lớp 6, 7 được phỏng vấn đều cho rằng KKTL lớn
nhất đối với các em hiện nay là vấn đề học tập vì các em vừa mới chuyển cấp học từ tiểu học sang
học THCS với phương pháp và hình thức dạy – học mới “Em khó khăn nhất là phương pháp học
để học tốt. Ở lớp 5 em học khác, bây giờ học sang cấp 2 em thấy học khó hơn nhiều, học nhiều
môn mà kiểm tra liên tục. Chương trình học của em căng lắm, ngoài học ở trường em phải học
thêm, học gia sư. . . nên căng thẳng, mệt mỏi. Em vẫn chưa tìm ra phương pháp học thích hợp cho
mình và em thấy nhiều bạn trong lớp em cũng thế. . . ” – Tr.T.T.A – một học sinh lớp 6 tâm sự. Kết
quả giải bài tập tình huống cũng cho thấy, đa số học sinh đầu cấp (lớp 6, 7) đều chọn các vấn đề
KKTL nghiêng về vấn đề học tập, trong khi KKTL nổi cộm ở những học sinh cuối cấp (lớp 8, 9)
lại là những vấn đề quan hệ bạn bè, ứng xử. Tiêu chí học lực cho thấy, có sự chênh lệch về X¯ của
học sinh giỏi, khá và trung bình (2,32; 2,36; 2,38) theo chiều hướng học sinh có học lực càng kém
càng gặp nhiều KKTL trong học tập hơn. Một học sinh lớp 7 có học lực trung bình khi được hỏi
cho biết: “Em cũng hơi buồn vì kết quả học tập học kì I vừa rồi của em, học lực trung bình. Bố mẹ
em thì suốt ngày nhắc nhở em học, cho đi học thêm, thuê cả gia sư về nhà dạy. Em cũng cố học
nhưng khó quá. Nhiều môn, nhiều kiến thức, khó nhớ, nhiều bài tập. Vì vậy, khó khăn lớn nhất của
em bây giờ là tìm ra phương pháp học tập hợp lí” – H.T.D.H. Ở các tiêu chí địa bàn và giới tính: sự
khác biệt là không đáng kể mặc dù X¯ ở chung ở từng nội dung trong từng tiêu chí là cao (2,35≤
X¯ ≤2,41). Về nội dung của các KKTL tập trung chủ yếu ở các vấn đề có liên quan đến việc hợp
tác nhóm hoặc vận dụng tri thức lí luận học được vào cuộc sống thực tiến. Kết quả này là phù hợp
với tình hình thực tiễn hiện nay với khối lượng kiến thức ở bậc THCS và thống nhất kết quả thể
hiện ở Bảng 1.
Xét về NCTVTL học đường về vấn đề học tập cho thấy, học sinh có học lực trung bình có
NCTVTL học đường về vấn đề học tập cao nhất với X¯ = 2,30; học sinh lớp 6 có X¯ = 2,27; trong
khi đó nhu cầu này bộc lộ ở mức thấp nhất là ở học sinh có học lực giỏi với X¯ = 2,16. Điều này
là tương đối phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu với câu hỏi: Em hãy chia sẻ về vấn đề khó khăn
nhất mà em đang gặp phải và có nhu cầu được tham vấn, tư vấn về vấn đề đó? Kết quả có đến 68%
học sinh được phỏng vấn sâu đều trả lời đó là vấn đề học tập hoặc liên quan đến học tập. Hơn thế
nữa, hầu như những học sinh được phỏng vấn có học lực trung bình đều thể hiện có nhu cầu hoặc
nhu cầu rất cao được tham dự buổi tham vấn về phương pháp học tập. Ng.H.Tr – học sinh lớp 7
cho biết “. . . vấn đề của em là tìm ra cách học, đặc biệt là môn Toán và môn Địa. Em muốn được
tư vấn về phương pháp học tập. . . ”. Việc học sinh có học lực trung bình có NCTVTL học đường
có nghĩa là các em gặp nhiều khó khăn trong học tập, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến
việc học lực của các em ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. Thực tiễn hoạt động TVTL ở các
trường phổ thông, khi đầu năm học chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của học sinh về vấn đề
nổi cộm nhất mà tập thể lớp các em cần TVTL thì hầu hết học sinh đều có NCTVTL học đường
142
Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở trong học tập
về vấn đề học tập. Điều này cũng phù hợp với việc đánh giá vấn đề ở học sinh từ giáo viên và phù
hợp với mong muốn của cha mẹ học sinh nếu được TVTL cho con em mình. Số liệu điều tra trong
bảng và biểu đồ dưới đây có thể chỉ rõ những đánh giá của giáo viên, cha mẹ học sinh về KKTL
mà các em gặp phải và NCTVTL học đường về vấn đề học tập cũng như kết quả tương quan từ các
nhóm khách thể.
Biểu đồ 1. Kết quả mức độ KKTL và mức độ NCTVTL học đường
đối với những khó khăn trong học tập (theo đánh giá của GV, CMHS
và tương quan giữa các nhóm khách thể)
Chú thích ĐTB:
Mức độ Giáo viên Cha mẹ học sinh Học sinh Chung
KKTL 2,37 2,31 2,46 2,38
NCTVTL học đường 2,21 2,14 2,32 2,22
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh tự đánh giá mức độ KKTL cũng như mức độ
NCTVTL học đường cao hơn sự đánh giá của giáo viên và cha mẹ học sinh (X¯ (GV - KKTL)
= 2,37; X¯ (CMHS – KKTL) = 2,31 < X¯ (HS – KKTL) = 2,46; X¯ (GV – NCTVTL) = 2,21; X¯
(CMHS – NCTVTL) = 2,14 < X¯ (HS - NCTVTL) = 2,32). Một trong những nguyên nhân dẫn đến
thực trạng này là do nhận thức của học sinh về chính những vấn đề của mình thường chính xác,
sát thực hơn sự đánh giá của người khác (giáo viên, cha mẹ học sinh). Tuy nhiên, ở từng vấn đề,
sự tự đánh giá của học sinh có sự tương đồng mang ý nghĩa về mặt thống kê đối với sự đánh giá
từ phía giáo viên và cha mẹ học sinh. Điều này được thể hiện trong bảng phụ lục các kiểm định
và sự tương quan giữa các nhóm khách thể. Sự thống nhất ý kiến đánh giá ấy thể hiện rõ nét rằng,
KKTL ở mức độ cao nhất đối với học sinh THCS tập trung ở các vấn đề kĩ năng học tập nhóm và
sự vận dụng tri thức vào đời sống. Anh Đ.G.S – một phụ huynh học sinh chia sẻ: “Tôi thấy các
cháu học nhiều nhưng vận dụng còn kém. Chẳng hạn như, những bài toán làm đúng mẫu các cháu
làm tốt, nhưng những bài toán nào có liên quan đôi chút đến việc vận dụng vào đời sống là các
em bế tắc. Hơn thế nữa, hình như các em chỉ học được lí thuyết thôi, còn tính toán thực tế toàn bị
nhầm lẫn. . . ”.
3. Kết luận
Những phân tích ở trên đã cho thấy, KKTL trong học tập ở học sinh ở mức độ cao, đặc biệt
là ở những học sinh đầu cấp và học sinh có học lực trung bình.Mặc dù, hầu như học sinh đều có
mức độ NCTVTL về vấn đề học tập cao nhưng vẫn còn một khoảng cách khá xa từ để chuyển từ
mức độ KKTL cao đến NCTVTL cao ở các em. Điều này có nhiều nguyên nhân cả từ phía học
sinh (các em vẫn có thể giải quyết bằng cách nhờ người khác, âm thầm chịu đưng hoặc bỏ qua
143
Phạm Thanh Bình
vấn đề. . . ) và từ phía hoạt động tâm lí học đường với tư cách là hoạt động có thể đáp ứng được
NCTVTL. Đây là vấn đề đặt ra đối với những người tham gia hoạt động tâm lí học đường khi cần
chú ý đến khâu kích cầu để từ đó NCTVTL học đường về các vấn đề nói chung và vấn đề học tập
ở học sinh nói riêng được thỏa mãn một cách chính đáng và theo đúng nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển, 1999. Báo cáo lượng giá dự án tư pháp người chưa thành
niên. Nxb Chính trị Quốc gia.
[2] Trần Thị Minh Đức, 2012. Giáo trình tham vấn tâm lí. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Trần Thị Giồng, 1996. Tầm quan trọng của tham vấn. Tài liệu tập huấn trẻ em làm trái pháp
luật, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển - ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Hà Nội.
[4] UNICEF Việt Nam, 2007. Kỉ yếu hội thảo: Mô hình đào tạo chuyên gia tham vấn – trị liệu tại
Việt Nam.
[5] Viện Tâm lí học, 2009. Kỉ yếu hội thảo Quốc tế: Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lí học
đường tại Việt Nam. Hà Nội.
[6] Nguyễn Thị Mùi và cộng sự, 2006. Hoạt động của phòng tham vấn học đường trường Trung
học phổ thông ở Hà Nội. Hội thảo "Xây dựng và phát triển mạng lưới tham vấn trong trường
học", Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr.119-141.
[7] Nguyễn Thị Hồng Nga, 2006. Đề tài: Nhu cầu tham vấn của sinh viên. Trường Đại học Lao
động – Xã hội.
[8] Nguyễn Thị Oanh, 2010. Tư vấn tâm lí học đường. Nxb Trẻ T.P Hồ Chí Minh.
[9] Trần Thị Lệ Thu, 2009. Công tác tâm lí học đường tại trường ĐHSP Hà Nội và một số đề xuất
về đạo tạo Tâm lí học trường học tại Việt Nam. Kỉ yếu hội thảo"Nhu cầu, định hướng và đào
tạo tâm lí học đường tại Việt Nam", Viện tâm lí học, tr.312-319.
[10] Trần Thị Lệ Thu, 2010. Xây dựng và phát triển tâm lí học đường tại trường ĐHSP Hà Nội
và một số đề xuất về đạo tạo cán bộ tâm lí học đường ở Việt Nam. Kỉ yếu hội thảo khoa học:
Nghiên cứu giáo dục và ứng dụng Tâm lí học – Giáo dục học trong thời kì hội nhập quốc tế.
Nxb ĐHSP, tr.70-75.
[11] www.google/baoluchocduong.com
ABSTRACT
The need for counseling by secondary school students
The article refers to psychologists’ ability to assist junior high students with their problems
in the areas of grades, academic ability and gender. It looks at the relationship between
psychological problems and the need for help from a consultant in the areas of school learning,
and the correlation between students’ self-evaluation and the assessment of them by their teachers,
parents and school psychologist. It is proposed that psychological consultation meet the needs of
junior high students at least on academic issues. The study showed that there is a high demand
for psychological counseling by junior high students. This demand is highest among first grade
students and students with average academic performance need psychological counseling the most.
There is little difference between boys and girls in terms of needs.
Keywords: Demand, needs psychological counseling, psychological counseling needs of
junior high school students .
144

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_tham_van_tam_li_hoc_duong_cua_hoc_sinh_trung_hoc_co.pdf