Những tác động từ văn hóa, chính trị làm thay đổi nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945-1954

Tóm tắt: Mỹ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 nằm trong một quá trình chuyển

biến và phân hoá quan trọng trong lịch sử hội họa Việt Nam. Thế kỷ XIX với nhà Nguyễn một triều

đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã đặt đất nước ta vào hoàn cảnh mới, sự giao tiếp với

phương Tây và ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa đã tạo lập một nền nghệ thuật đa dạng mang nhiều

yếu tố ngoại lai phức tạp ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên dân tộc ta vẫn gìn giữ được những

nét nghệ thuật cổ truyền, được bảo lưu qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật dân gian

truyền thống. Mỹ thuật Việt Nam từ 1925 đến 1954 là nền mỹ thuật bản lề của hai thế kỷ, chứng

kiến sự thay đổi về văn hóa, chính trị, nghệ thuật. Trong đó, nghệ thuật hội họa cho thấy sự ảnh

hưởng chính trị một cách sâu sắc nhất, thể hiện qua các đề tài, nội dung và lẫn phong cách sáng

tác của từng họa sỹ.

pdf 10 trang yennguyen 4380
Bạn đang xem tài liệu "Những tác động từ văn hóa, chính trị làm thay đổi nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945-1954", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những tác động từ văn hóa, chính trị làm thay đổi nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945-1954

Những tác động từ văn hóa, chính trị làm thay đổi nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945-1954
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 54 (04/2019) 33-42 33 
NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ VĂN HÓA, CHÍNH TRỊ LÀM THAY 
ĐỔI NỀN HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945- 1954 
THE CHANGES OF VIETNAM'S PAINTING OF THE PERIOD OF 1945-1954 BY THE 
CULTURAL AND POLITICAL IMPACTS 
Trần Quốc Bình*6 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/10/2018 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/4/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/4/2019 
Tóm tắt: Mỹ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 nằm trong một quá trình chuyển 
biến và phân hoá quan trọng trong lịch sử hội họa Việt Nam. Thế kỷ XIX với nhà Nguyễn một triều 
đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã đặt đất nước ta vào hoàn cảnh mới, sự giao tiếp với 
phương Tây và ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa đã tạo lập một nền nghệ thuật đa dạng mang nhiều 
yếu tố ngoại lai phức tạp ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên dân tộc ta vẫn gìn giữ được những 
nét nghệ thuật cổ truyền, được bảo lưu qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật dân gian 
truyền thống. Mỹ thuật Việt Nam từ 1925 đến 1954 là nền mỹ thuật bản lề của hai thế kỷ, chứng 
kiến sự thay đổi về văn hóa, chính trị, nghệ thuật. Trong đó, nghệ thuật hội họa cho thấy sự ảnh 
hưởng chính trị một cách sâu sắc nhất, thể hiện qua các đề tài, nội dung và lẫn phong cách sáng 
tác của từng họa sỹ. 
Từ khóa: Văn hóa. chính trị. hội họa, chuyển biến, phân hóa 
Abstract: The Fine art in the late nineteenth century to 1954 was in an important process 
of transformation and differentiation in the history of Vietnamese painting. The XIX century in the 
Nguyen Dynasty, the last feudal dynasty in Vietnam has put our country in a new context, with 
communication with the West and influenced by Chinese culture that created an art background, 
a diverse art scene brings complex foreign elements from outside. However, our nation still retains 
the traditional artistic features, preserved through traditional architecture, sculpture and folk art 
works. Vietnamese art from 1925 to 1954 is an art of hinges for two centuries, witnessing changes 
in culture, politics and art. In particular, the art of painting shows the most profound political 
influence, reflected in the themes, content and style of each artist's composition. 
Keywords: Culture. Politics, painting, transformation, differentiation 
1. Những thay đổi về chính trị văn 
hóa ở Việt Nam từ năm 1945 – 1954 
1.1.Khái quát về chính trị ở Việt 
Nam từ năm 1945- 1954 
*6Trường Đại học Mở Hà Nội 
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 
thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ 
Cộng hòa ra đời đánh dấu sự hình thành ở 
nước ta một hệ thống chính trị cách mạng 
34 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
mới. Đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh 
đạo, đã trở thành đảng cầm quyền, là trung 
tâm đoàn kết toàn dân trong công cuộc đấu 
tranh để xây dựng và bảo vệ chế độ Dân chủ 
Cộng hoà. 
Chính quyền cách mạng còn non trẻ, 
chưa được củng cố. Đảng và nhân dân Việt 
Nam cũng chưa có kinh nghiệm giữ chính 
quyền. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra 
đời lúc này vẫn chưa được nước nào công 
nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Nhà nước 
non trẻ Việt Nam ở trong tình thế bị bao vây, 
cô lập, đất nước trong cảnh ngàn cân treo sợi 
tóc. 
Trong khi đó quân đội các nước đế 
quốc, dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải 
giáp quân đội Nhật Bản, lần lượt ồ ạt kéo vào 
Việt Nam. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 
20 vạn quân Trung Hoa dân quốc. Theo sau 
Trung Hoa dân quốc là Việt Nam Quốc dân 
Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng 
đồng minh hội (Việt Cách) xúc tiến thành lập 
một chính phủ bù nhìn nhằm tiêu diệt Đảng 
Cộng sản, phá tan Việt Minh, nhằm lật đổ 
chính quyền cách mạng còn non trẻ của nhân 
dân Việt Nam. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam 
có hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện 
cho Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Ngoài 
ra còn quân Nhật đang chờ để giải giáp vũ 
khí. Một bộ phận theo lệnh đế quốc Anh đánh 
lại lực lượng vũ trang cách mạng, tạo điều 
kiện cho quân Pháp mở rộng chiếm đóng 
Nam Bộ. Chưa bao giờ trên đất nước Việt 
Nam lại có nhiều loại kẻ thù đế quốc cùng 
xuất hiện một lúc như vậy. 
Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 
chưa được khắc phục. Nạn lụt lớn, làm vỡ đê 
ở 9 tỉnh Bắc Bộ, tiếp theo đó là hạn hán kéo 
dài ruộng đất không thể cày cấy được. Ngân 
sách Nhà nước Việt Nam dân Chủ cộng Hòa 
hầu như trống rỗng, Chính quyền cách mạng 
chưa quản lí được ngân hàng Đông Dương. 
Trong khi đó quân Trung Hoa dân quốc tung 
ra thị trường các loại tiền của Trung Quốc đã 
mất giá, càng làm cho nền kinh tế chính trị 
thêm rối loạn phức tạp. 
Ngày 6/1/1946, Chính phủ nước Việt 
Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức cuộc Tổng 
tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Thắng 
lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý 
nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và quyết tâm của 
nhân dân xây dựng một nước Việt Nam độc 
lập – tự do thống nhất. Ngày 2/3/1946, Quốc 
hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng 
hòa họp phiên đầu tiên. Ngày 9/11/1946, 
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân 
chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua. 
Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). 
Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và 
phát triển. Viện Kiểm soát nhân dân và Toà 
án nhân dân được thành lập. Bộ máy chính 
quyền nhà nước được kiện toàn, trở thành 
công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ đất nước. 
Ngày 23/9/1945, được sự giúp sức 
của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng đánh 
úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ 
quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh 
xâm lược Việt Nam lần hai. Ngay khi thực 
dân Pháp trở lại xâm lược, nhân dân miền 
Nam đứng lên kháng chiến. Trung ương 
Đảng và Bác Hồ cùng nhân dân cả nước 
hướng về “Thành đồng tổ quốc”, đồng thời 
tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của 
thực dân Pháp muốn mở rộng chiến tranh ra 
cả nước. Các đoàn quân “Nam tiến” sát cánh 
cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ 
kháng chiến. 
Ngày 6/3/1946, Bác Hồ thay mặt 
Chính phủ Việt Nam kí với G. Xanhtơni, đại 
diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ: 
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có 
chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính 
riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương, 
thuộc khối Liên hiệp Pháp. Chính phủ Việt 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 35 
Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền 
Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút 
dần trong thời hạn 5 năm. Hai bên ngừng mọi 
xung đột ở miền Nam đi đến cuộc đàm phán 
chính thức. 
Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực 
dân Pháp mở các cuộc tiến công. Ở Bắc Bộ, 
hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công 
ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên 
Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng. 
Tháng 12 /1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, 
chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát 
ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)Ngày 
18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi 
giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho 
Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, 
nếu không chúng sẽ giành toàn quyền hành 
động vào sáng ngày 20/12/1946. 
Ngày 18/12/1946, thường vụ Trung 
ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết 
định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. 
Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh 
ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát 
động nhân dân cả nước kháng chiến chống 
Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc. 
Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên 
Phủ kết thúc. Ngày 21/7/1954, Hiệp định 
Giơnevơ được kí kết. Pháp buộc phải chấm 
dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút 
hết quân đội về nước, kết thúc chiến tranh, 
lập lại hoà bình ở Đông Dương, đáp ứng 
nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt 
Nam. Ở Việt Nam: Quân đội Nhân dân Việt 
Nam và quân Pháp tập kết ở hai miền Bắc, 
Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự 
tạm thời. Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất 
bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, 
được tổ chức vào tháng 7/1956. Cùng với 
chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định 
Giơnevơ 1954 kết thúc cuộc kháng chiến lâu 
dài và anh dũng của dân tộc, song chưa trọn 
vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Miền 
Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn 
cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở cho sự 
nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, 
thống nhất đất nước. 
2.2. Sự thay đổi về văn hóa, kinh tế, 
chính trị ở Việt Nam từ năm 1945- 1954 
Nhìn ở góc độ văn hoá học, chiến 
tranh là “giai điệu” không bình thường trong 
cuộc sống. Tính chất không bình thường này 
sẽ chi phối mọi phương diện trong đời sống 
văn hoá xã hội của dân tộc từ nội dung đến 
các thể loại hình văn hóa nghệ thuật. Ngay từ 
những năm chưa giành được chính quyền, 
Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng 
Cộng sản Việt Nam) đã chú trọng đến văn 
hoá. Năm 1943, bản Đề cương văn hoá Việt 
Nam của Đảng được công bố. Bản đề cương 
nhấn mạnh ba nguyên tắc vận động của cuộc 
vận động văn hoá là: dân tộc hoá, đại chúng 
hoá và khoa học hoá. Đó là định hướng quan 
trọng cho sự ra đời của nền văn hoá nghệ 
thuật mới ở giai đoạn sau năm 1945. Ngày 
24/11/1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần 
thứ hai họp tại chiến khu Việt Bắc. Đồng chí 
Trường Chinh lúc ấy là Tổng bí thư của Đảng 
đã trình bày bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và 
vấn đề văn hoá Việt Nam. Có thể nói đây là 
văn kiện lý luận đầu tiên mà Đảng ta đã vận 
dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, để giải quyết 
một số lĩnh vực thuộc văn hoá Việt Nam. Sự 
lãnh đạo của Đảng cùng với đường lối văn 
nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 
1943) là yếu tố trọng yếu, là cột sống cho nền 
tảng phát triển văn hóa nghệ thuật, chấm dứt 
sự phân hóa sâu sắc xen lẫn phần phức tạp 
của văn hóa ở nước ta dưới ách thống trị của 
thực thực dân, tạo nên một nền văn hóa nghệ 
trọng tâm có sự định hướng của Đảng. Đây là 
đường lối sáng suốt mang tính thống nhất cao 
làm nền tảng cho sự phát triển nghệ thuật sau 
năm 1945. 
Do bị áp bức đô hộ kéo dài mấy chục 
năm, cộng với chính quyền còn non trẻ chưa 
có nhiều kinh nghiệm gìn giữ chính quyền 
36 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
cách mạng, khi vừa được hình thành đã phải 
tự thân mình đứng chiến để bảo vệ chính 
quyền của mình và nền độc lập tự do của dân 
tộc. Đất nước trong cảnh lầm than lạc hậu, 
nhân dân đói rách khổ sở, đại đa số người dân 
không biết chữ, kinh tế trì trệ chậm phát triển, 
điều kiện giao lưu tiếp xúc với các nền văn 
hóa khác càng bị hạn chế. 
 Thực tế từ khi Đảng ta nên nắm chính 
quyền, mà đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí 
Minh đã phải đơn phương độc mã đứng ra 
chăm lo giải quyết rất nhiều các vấn đề về an 
ninh, kinh tế, văn hóa chính trị xã hội mà 
không được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc 
tế cũng như các nước đồng minh trong quốc 
tế cộng sản. Lúc này kể cả Liên Xô là nước 
đứng đầu Quốc tế cộng sản vẫn không tin Hồ 
Chí Minh và Đảng của mình có thể lãnh đạo 
nhân dân Việt Nam giữ được chính quyền 
trong hoàn cảnh văn hóa kinh tế chính trị khó 
khăn như thế. Chỉ đến năm 1950 khi Liên Xô 
và Trung Quốc ký quan hệ ngoại giao và đến 
tháng 7 năm 1955, nhân chuyến thăm chính 
thức Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
Chính phủ Liên Xô mới hỗ trợ cho vay và 
viện trợ không hoàn lại, nhằm giúp Việt Nam 
khôi phục kinh tế sau kháng chiến chống thực 
dân Pháp. Cũng từ đây Việt Nam (chủ yếu 
tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước 
xã hội chủ nghĩa như; Liên Xô và Trung 
Quốc). 
Từ năm 1954 đến 1955 trong hoàn 
cảnh khó khăn như thế, một mặt Đảng ta vừa 
phải xây dựng chính quyền cách mạng tạo cơ 
sở nền tảng pháp lý cho nhà nước non trẻ 
nhằm thực hiện các nhiệm vụ đối nội, đối 
ngoại trong giai đoạn mới. Giải quyết nạn 
đói. Bằng nhiều biện pháp trước mắt và lâu 
dài tập trung cứu đói cho nhân dân đồng bào. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng ra lời kêu gọi. 
Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng 
tâm” để lấy lương thực cứu đói, không dùng 
gạo để nấu rượu, quyên góp, điều hoà thóc 
gạo, để đảm nhu cầu lương thực. Để đảm bảo 
cho sự phát triển lâu dài chính phủ đã bãi bỏ 
thuế thân và một số thứ thuế vô lý khác mà 
thực dân Pháp đã áp dụng vào nhân dân ta khi 
chúng đô hộ, chia lại ruộng đất cho nhân dân 
để nhân dân có tư liệu lao động sản xuất, huy 
động nhân dân thi đua lao động hăng hái sản 
xuất lương thực. Về vấn đề tài chính, Chính 
phủ phát động quyên góp tiền của trong nhân 
dân đã được nhân dân ủng hộ nhiệt tình. Tại 
kỳ họp quốc hội thứ 2. Ngày 23/11/1946 
Quốc hội đồng ý lưu hành tiền Việt Nam 
trong cả nước. Đây là đồng tiền đầu tiên của 
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng khó 
khăn về tài chính từng bước được đẩy lùi. 
Về văn hoá xã hội, để giả quyết vấn 
nạn mù chữ trong nhân dân. Ngày 8/9/1945 
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập 
Nha bình dân học vụ, đây là cơ quan phụ 
trách việc chống “giặc dốt”. Chỉ sau 1 năm cả 
nước đã có hơn 2,5 triệu người thoát nạn mù 
chữ. Văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1945- 
1954 cũng có những bước phát triển và đạt 
được nhiều thành tựu, đóng góp vào lịch sử 
nghệ thuật và tạo được những giá trị riêng 
biệt. Trong giai đoạn này có những sáng tác 
phản ánh không khí hồ hởi mê say khi đất 
nước mới dành được độc lập, ca ngợi “cuộc 
tái sinh thần kỳ” của dân tộc, về văn học có 
(Tình sông núi của Mai Ninh, Ngọn quốc kì 
của Xuân Diệu, Vui bất tuyệt của Tố Hữu). 
Từ cuối 1946 trên mặt trận văn hóa nghệ 
thuật tập trung phản ánh cuộc kháng chiến 
chống Pháp. Nghệ thuật gắn bó sâu sắc với 
đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng 
đến phẩm chất tốt đẹp của tầng lớp công, 
nông, binh, với niềm tin chiến thắng của 
kháng chiến chống Pháp cứu nước. Chú trọng 
phong trào văn hoá, văn nghệ, nghệ thuật 
quần chúng, hướng dẫn nghệ sỹ hoạt động 
theo hướng phục vụ kháng chiến. Tạo cơ sở 
văn hoá cho chế độ dân chủ, làm tiền đề cho 
công cuộc xây dựng CNXH. 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 37 
Nhìn lại quá trình văn hoá nghệ thuật 
từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 chúng ta 
thấy. Gần một trăm năm. Từ Bắc vào Nam, 
từ nông thôn đến cho thành thị, văn hoá, kinh 
tế, chính trị Việt Nam đã có những thay đổi 
lớn. Về văn hóa nghệ thuật. Từ thơ Đường 
sang thơ mới, từ văn vần sang văn xuôi, từ 
chữ Hán, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ, từ 
nghệ thuật dân gian truyền thống ảnh hưởng 
học hỏi và tiếp thu nền nghệ thuật tạo hình 
phương Tây hiện đại, dẫn đến nền nghệ thuật 
hội họa hiện thực lãng mạn, không quan tâm 
đến chính trị, bước sang phục vụ chính trị. Về 
kinh tế từ một nước phong kiến, chịu ảnh 
hưởng của chế độ thực dân, tất cả các nguồn 
lực kinh tế điều chịu dưới chế độ thực dân-
phong kiến kinh tế nghèo nàn lạc hậu nhân 
dân không có ruộng đất cày cấy điều phải đi 
làm thuê cuốc mướn. Trình độ học vấn của 
người dân là rất thập tỷ lệ biết đọc biết viết 
chỉ trên 1%. Văn hóa bị đầu độc bằng thuốc 
phiện rượu chè cờ bạc, nhân dân chết đói đầy 
đường lầm than đói khổChuyển sang một 
nước độc lập tự do, mọi người ai cũng bình 
đẳng, được đi bỏ phiếu bầu cử, có ruộng đất 
để cấy cày sản xuất, được học hành biết đọc 
biết viết. Văn hóa được đề cao bằng lòng tự 
tôn dân tộc, được giao lưu với các 
nướcnhững điều này chưa hề có trong giai 
đoạn trước. Để có được điều này là nhờ vào 
sự thay đổi về chính trị cũng như đường lối 
văn hóa kinh  ... g trầm lắng cô 
đọng lại thành nỗi buồn man mác mơ hồ 
trong các tác phẩm. Giai đoạn này các họa sỹ 
được giáo dục bằng hệ ý thức tự do được du 
nhập từ phương Tây lúc này người nghệ sỹ 
đứng ngoài ý tưởng của nhân dân và thời đại, 
họ cho rằng họ không có vai trò cải tạo xã hội 
cụ thể. Vì vậy các tác phẩm của họ chủ yếu 
thiên về những cô gái Hà thành những bức 
tranh phong cảnh cô quạnh sâu lắng 
Cách mạng tháng Tám thành công đã 
làm thay đổi hoàn toàn hệ tư tưởng của các 
họa sỹ. Nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh toàn quốc kháng chiến đã xác 
định đường lối rõ ràng cụ thể cho tầng lớp 
nghệ sỹ và nghệ thuật. Từ vai trò của nghệ 
thuật, đối tượng sáng tác, quan điểm và mục 
đích nghệ thuật được xây dựng dựa trên ý 
tưởng phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân 
và kiến quốc. Giới trí thức nói chung và họa 
sỹ nói riêng bắt đầu có sự phân hóa. Phần lớn 
giới văn nghệ sỹ họ tham gia vào kháng chiến 
với tình yêu nước vô vàn. Một số họa sỹ di cư 
ra nước ngoài sáng tác và sinh sống như họa 
sỹ Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Trần Phú 
Duyên..., một bộ phận nhỏ đi con đường 
riêng của mình như Nguyễn Gia Trí, là một 
ví dụ điển hình 
Chín năm trường kỳ kháng chiến biết bao 
nhiên gian khổ, đây không phải là hoàn cảnh 
thuận lợi cho bất kỳ hoạt động nghệ thuật nào 
phát triển. Tuy nhiên trong những khó khăn 
vất vả và đầy dãy những bất lợi, lại là một lò 
luyện cho tất cả những văn nghệ sỹ tham gia 
trên chiến trường luyện gan bền chí, giống 
như lửa thử vàng gian lan thử sức, chính sự 
luyện chí bền gan ấymà sau này họ đã cho ra 
đời những tác phẩm bất hủ cùng thời gian. 
Đúng như lời Bác đã viết: "Văn hóa nghệ 
thuật cũng là một mật trận. Anh em là chiến 
38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
sỹ trên mặt trận ấy”. Chín năm trường kỳ 
kháng chiến các họa sỹ không có thời gian và 
điều kiện để cho ra đời những tác phẩm hội 
họa mang tính hoành tráng và đồ sộ được, mà 
ở đây chỉ có thể nêu về khúc bi tráng của cuộc 
kháng chiến trong nhân dân, cuộc kháng 
chiến vĩ đại của một dân tộc nhỏ bé, nhưng 
dám đứng nên đánh lại kẻ thù giành lại độc 
lập tự do cho nhân dân. Chính cuộc kháng 
chiến này đã nuôi dưỡng và sản sinh những ý 
tưởng và tâm hồn lớn cho nghệ thuật hội họa 
giai đoạn sau, còn đương thời và những người 
trong cuộc là nghệ sỹ trước hết họ đóng một 
vai trò quan trọng trong hoạt động văn hoá 
kháng chiến cứu quốc và chuẩn bị tư liệu 
sáng tác. Trước và trong thời điểm chuyển 
giao 1945-1946. Đa số các họa sỹ vì tình yêu 
tổ quốc đi theo Đảng Bác Hồ lên chiến khu 
Việt Bắc, bằng mọi nẻo đường. Tùy từng 
hoàn cảnh, điều kiện, nguyện vọng khác 
nhau, họ có mặt ở những địa điểm vị trí khác 
nhau trên chiến trường. Núi đỏ, rừng xanh, 
sốt rét, mưa rừng, khói lửa đạn bom, thiếu 
thốn đủ đường trong cuộc kháng chiến trường 
kỳ, nhưng những người nghệ sỹ, họ vẫn đi 
vào vào trong bom đạn, bám lấy cuộc sống, 
bám sát thực tế, khắc phục khó khăn thiếu 
thốn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người 
nghệ sỹ, chiến sỹ thời kháng chiến. 
Cách mạng tháng Tám thành công, 
nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời đã 
tác động mạnh mẽ vào hệ tư tưởng của các 
văn nghệ sỹ họ đã tự nguyện rời bỏ thói quen 
thẩm mỹ thị dân, và sinh hoạt thành thị với 
các thiếu nữ thướt tha tà áo dài, chuyển đổi 
phương pháp sáng tác phục vụ dân tộc, phục 
vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, dưới sự lãnh 
đạo của Đảng, để có được sự chuyển hướng 
này các họa sỹ đã phải tự đấu tranh, tự phá vỡ 
những mâu thuẫn giằng xé trong từng nội tâm 
của chính mình, để rồi niềm tin và lý tưởng 
cách mạng đã chiến thắng. Để bỏ được thói 
quen thẩm mỹ thị dân không phải là một điều 
dễ dàng. Điều này ta còn thấy ở trong văn 
học, hội họa hơi hướng của thi ca lãng mạn 
tiền chiến còn luẩn khuất trong nghệ thuật 
giai đoạn đầu thời kỳ kháng chiến. 
Trong cuộc triển lãm mỹ thuật toàn 
quốc đầu tiên năm 1946, tại Nhà hát Lớn Hà 
Nội đã cho thấy những tư tưởng cũ của dòng 
nghệ thuật lãng mạn vẫn còn vương vấn đọng 
lại bên cạnh dòng tư tưởng mới. Bên cạnh 
một số tác phẩm dòng tư tưởng cũ, chúng ta 
đã thấy xuất hiện nhiều sáng tác mới mang 
dòng tư tưởng cách mạng đánh dấu sự hình 
thành và phát triển đầu tiên của nền nghệ 
thuật cách mạng như. Tác phẩm của họa sỹ 
Tô Ngọc Vân “Hà Nội vùng đứng lên” Khắc 
gỗ 1946 H1. “Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ 
Phủ”,sơn dầu 1946, H2. cùng hai bức tranh 
cổ động lớn: “Phá xiềng” “Việt Nam được 
giải phóng”. Tác phẩm của họa sỹ Trần Văn 
Cẩn Xuống đồng. Nguyễn Đỗ Cung "Chân 
dung Chủ tịch Hồ Chí Minh". Dương Bích 
Liên “Bình dân học vụ”. Lương Xuân Nhị 
“Cây đuốc sống Lê Văn Tám”. Tất cả những 
tác phẩm này là đại diện tiêu biểu cho sự 
chuyển biến lớn lao trong tư tưởng của thế hệ 
họa sỹ lúc đó. Ngoài ra chúng ta còn thấy 
những gương mặt mới như Nguyễn Sáng, 
Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái... thế hệ 
sau của trường Mỹ thuật Ðông Dương, mà 
sau này tên tuổi của họ đã trở thành những 
bậc thầy của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại 
Năm 1948, Triển lãm Mỹ thuật toàn 
quốc lần thứ II được tổ chức tại Phú Thọ. Gần 
100 tranh lụa, khắc gỗ, chì và tranh tuyên 
truyền với chủ đề hướng toàn dân kháng 
chiến kiến quốc. Ðến năm 1951 triển lãm Mỹ 
thuật toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại 
Chiêm Hoá, chào mừng Ðại hội Ðảng lần thứ 
II, tranh cổ động và minh họa các chính sách 
đóng vai trò chính. Bức thư Hồ Chủ tịch gửi 
các họa sỹ Bác viết: “Văn hóa nghệ thuật là 
một mặt trận. Anh chị em là chiến sỹ trên mặt 
trận ấy...”. Cùng với triển lãm tranh, còn có 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 39 
cơ quan tuyên huấn của Đảng tích cực định 
hướng rèn luyện tư tưởng, đường lối nghệ 
thuật, giúp người nghệ sỹ đi theo Cách mạng 
đúng hướng. Chủ nghĩa hiện thực XHCN 
được đề cao. Khi tiêu chí của nghệ thuật và 
vai trò nghệ sỹ đã được xác định, giai đoạn 
này hội họa gắn liền với những vấn đề cũng 
như hơi thở của cuộc sống đương thời. Tranh 
cổ động và tranh đồ họa đóng vai trò kích 
thích thị giác trực tiếp và cụ thể hoá các chủ 
trương đường lối kháng chiến của Đảng và 
cách mạng. Lúc này Chúng ta đã thấy hàng 
loạt các bức tranh cổ động, áp phích: “Phá 
xiềng” “Việt Nam được giải phóng”.Tô Ngọc 
Vân. Nước Việt Nam của người Việt Nam của 
Trần Văn Cẩn. Nguyên tranh này bằng tiếng 
Anh "Vietnam for the Vietnamese" phủ kín 
toà Ngân hàng địa ốc ở phố Ðinh Tiên Hoàng. 
Tranh áp phích Toàn dân đấu tranh cho độc 
lập - thống nhất Việt Nam của Nguyễn Sáng 
treo ở tiệm cà phê và quán rượu. Từ đấy cho 
đến lúc cuộc kháng chiến chóng thực dân 
Pháp của dân tộc ta đi đến thắng lợi vẻ vang, 
tranh cổ động, áp phích đóng vai trò quan 
trọng trong tuyên truyền, thông tin, hình ảnh 
cổ động nhân dân, kêu gọi toàn dân kháng 
chiến, kiến quốc và địch vận, cũng như tham 
gia sản xuất. Tranh cổ động lúc này mang 
tính chất biểu trưng và hình tượng mạnh mẽ, 
nhấn mạnh vào chủ đề chính như một khẩu 
lệnh, được in sao nhiều bản dán ở khắp mọi 
nơi, từ làng quê đến thành thị. 
Do hoàn cảnh thời kháng chiến 
nguyên vật liệu vẽ tranh thiếu thốn khan hiếm 
về tất cả các chất liệu, thứ mà có thể dễ kiếm 
và tiện nhất là chất liệu gỗ và đã mang phổ 
thông nhất, vì vậy tranh khắc gỗ và in đá rất 
phát triển mạnh. Có thể kể đến tranh của Trần 
Văn Cẩn "Cùng nhau đi hùng binh" H3. 
mang đậm tính dân gian khắc họa hình theo 
lối trẻ thơ độc đáo mà không mấy họa sỹ nào 
làm được. Tô Ngọc Vân “Bác Hồ làm việc tại 
Bắc Bộ Phủ”. Cũng từ tác phẩm này của danh 
họa Tô NGọc Vân.Dần dà hình tượng lãnh tụ, 
anh vệ quốc, người nông dân,...đã được khắc 
họa rõ nét, như những tính cách chân chất, 
mộc mạc hết sức giản dị của người Việt Nam 
với đầy đủ bản tính nông dân, với lòng quả 
cảm trong xây dựng bảo vệ tổ quốc được thể 
hiện trong tranh đồ họa và hội họa sau hòa 
bình nhiều năm như những ký ức về chiến 
tranh bằng hình ảnh. 
Các ký họa mầu nước của danh họa 
Tô Ngọc Vân về những người nông dân đốt 
đuốc, thắp đèn đi học bình dân học vụ, đấu tố 
địa chủ vô cùng sinh động đầy tính hiện thực, 
mang hơi thở cuộc sống hiện tại chân thực, 
sống động tới mức lay động tâm hồn người 
thưởng ngoạn. Họa sỹ đã thay đổi chủ đề, đề 
tài, từ bỏ hoàn toàn phong cách so với chính 
ông ở giai đoạn trước. Những tác phẩm khác 
như “Ðuổi giặc trong rừng”, “Khi giặc vừa 
qua” của ông cho thấy sự theo đuổi một nền 
nghệ thuật đồ sộ có tính bi hùng ca tráng lệ, 
rất tiếc ông không thực hiện được ước nguyện 
đó vì chiến tranh đã lấy đi cuộc đời khi ông 
đang ở phong độ đỉnh nhất của nghệ thuật. Sự 
ra đi của ông đã để lại một khoảng trống lớn 
trong nền nghệ thuật hội họa chiến tranh cách 
mạng Việt Nam. 
Ngoài những tác phẩm và sự thay đổi 
phong cách và đề tài của danh họa Tô Ngọc 
Vân ra, chúng ta còn thấy nhiều tác phẩm đi 
theo xu hướng này bằng nhiều chất liệu khác 
nhau như; bột màu, sơn dầu, sơn màivẽ về 
thủ đô kháng chiến như; “Du kích La Hay tập 
bắn” 1947.H4. chất liệu bột màu của Nguyễn 
Ðỗ Cung, tác phẩm mang tính khái quát cao 
và một cấu trúc bố cục chặt chẽ. “Cái 
bát” (1949) H5. chất liệu sơn mài của 
Nguyễn Sĩ Ngọc, tác phẩm đã khắc họa một 
nét đỉnh hình, hình tượng một bà cụ nông dân 
miền Bắc bộ đứng quạt cho anh chiến sỹ uống 
nước là hình ảnh đẹp đẽ bền chặt khó quên về 
tình quân dân, quân với dân như cá với nước 
tình mẫu tử muôn đời. 
40 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Lặng lẽ đồng hành cùng sự thay đổi về văn 
hóa, kinh tế, chính trị cũng như cuộc chiến 
tranh vệ quốc vĩ đại kéo dài 9 năm của đất 
nước, ông thể hiện tài năng hội họa của mình 
để vẽ, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc 
phục vụ cho cách mạng ông vẽ tranh tuyên 
truyền cổ động cho cách mạng, vẽ tranh tham 
gia triển lãm mỹ thuật chào mừng Quốc 
khánh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ 
Cộng hoà, vẽ giấy bạc cho Bộ Tài chính. Sau 
đó Nguyễn Sáng ra chiến khu Việt Bắc ở 
Tuyên Quang vẽ mẫu giấy bạc, năm 1951 đến 
1952, ông tham gia chiến dịch Cao - Bắc - 
Lạng, sau ông về Tổng cục Chính trị làm 
tranh khắc gỗ in màu với nhiều đề tài như 
“Chiến dịch Cao Bắc Lạng”, “Tình dân 
quân”.... Tuy nhiên lúc này tranh của ông vẫn 
chưa được đánh giá cao, chỉ đến khi cuộc 
chiến tranh thần thánh của dân tộc gần đi đến 
hồi kết, ông mới cho ra đời tác phẩm “Giặc 
đốt làng tôi”,1953.H6 chất liệu sơn dầu. Đây 
là một tác phẩm có kích thước lớn và hoàn 
chỉnh nhất của ông trong hoàn cảnh kháng 
chiến chống thực dân Pháp hết sức khó khăn, 
thiếu thốn. Tác phẩm có giá trị đánh dấu một 
bước ngoặt lớn trong cuộc đời nghệ thuật của 
ông và cũng là một báo hiệu cho sự thay đổi 
về phong cách nghệ thuật cho đề tài chiến 
tranh cách mạng của các họa sỹ về sau này. 
Có thể nói sự thay đổi về chính trị 
cũng như hoàn cảnh văn hóa xã hội giai đoạn 
1945- 1954 đã tác động mạnh mẽ đến các 
tầng lớp trí sỹ trong nước đặc biệt là giới văn 
nghệ sỹ. Sự thay đổi này đã làm thay đổi lớn 
đến tư tưởng cũng như chủ đề, đề tài sáng tác 
của các họa sỹ, có thể các họa sỹ không làm 
được nhiều như mong đợi, trong hoàn cảnh 
chiến tranh trường kỳ kéo dài suốt chín năm, 
nhưng những tháng năm ở rừng, mưa rừng 
cơm vắt trên chiến hào, đồng cam cộng khổ 
cùng nhân dân và bộ đội đã để lại những ấn 
tương không thể nào quên được của những 
người nghệ sỹ cầm bút ra mặt trận. Khi hòa 
bình lập lại họ tìm về những ký ức xưa bằng 
những suy tư, băn khoăn trăn trở để rồi lại tái 
hiện lại những hình ảnh đó bằng các tác phẩm 
hội họa. Ngày nay, khi quay về chín năm 
kháng chiến, người ta thường tự hỏi trong 
hoàn cảnh như nhà thơ Tố Hữu viết 
Mấy tầng mây gió lớn mưa to 
 Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ 
 Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát 
 Dù bom đạn xương tan, thịt nát 
 Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh... 
"sốt rét, mưa rừng", "bắp nương sẻ nửa, 
chăn sui đắp cùng", các họa sỹ đã ở đâu, vẽ 
như thế nào, vẽ cho ai để làm gì? Họ đã đi 
vào một nền hội họa phục vụ phục vụ nhân 
dân, phục vụ giai cấp, chính trị, hay họ vẽ để 
phục vụ cái tôi của chính mình, hay vì sự thay 
đổi văn hóa, kinh tế, chính trị của đất 
nước...Mấy tuýp sơn dầu, vài hộp thuốc nước 
cũ từ thủa còn là sinh viên trên ghế nhà 
trường của chế độ thực dân, còn chủ yếu là 
vài cây chì thanđể trong ba lô con cóc vượt 
qua hết những khó khăn này đến gian khổ 
khác, hết thiếu thốn này đến thiếu thốn khác. 
Họ vượt qua hết những khó khăn vất vả ấy 
chỉ bằng lòng yêu nước và tình yêu hội họa 
cộng với những thay đổi lớn của đất nước đó 
là văn hóa, kinh tế, chính trị đã tác động mạnh 
mẽ đến tư tưởng mỗi họa sỹ, đánh thức dậy 
tinh thần yêu nước lòng tự tôn dân tộc để làm 
họ thay đổi, họ vẽ ra những tác phẩm phục vụ 
xã hội phục vụ quần chúng nhân dân và 
Đảng. 
3. Kết luận 
 Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1945 đến 
năm 1954 nằm trong một quá trình chuyển 
biến và phân hoá quan trọng trong lịch sử mỹ 
thuật Việt Nam cận đại. Thế kỷ XIX với nhà 
Nguyễn một triều đại phong kiến cuối cùng ở 
Việt Nam, đã đặt đất nước ta vào hoàn cảnh 
mới, sự giao tiếp với phương Tây và ảnh 
hưởng văn hoá Trung Hoa đã tạo lập một nền 
nghệ thuật đa dạng mang nhiều yếu tố phức 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 41 
tạp ngoại lai từ bên ngoài. Tuy nhiên bằng 
lòng tự tôn dân tộc hòa mình chứ không hòa 
tan, nhân dân ta vẫn gìn giữ được những nét 
nghệ thuật cổ truyền của dân tộc qua các công 
trình kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật dân gian. 
Mỹ thuật Việt Nam từ 1925 đến 1954 là nền 
mỹ thuật bản lề của hai thế kỷ, nó đã chứng 
kiến sự thay đổi sâu sắc mạnh mẽ về văn hóa 
nghệ thuật. Trong đó nghệ thuật hội họa cho 
thấy sự lột xác về nội dung, đề tài, lẫn phong 
cách sáng tác của từng họa sỹ qua từng giai 
đoạn. Điều này cho thấy sự chuyển biến thay 
đổi về văn hóa, kinh tế, chính trị đã tác động 
rất lớn vào hội họa. 
HÌNH ẢNH MINH HỌA 
H1. Tô Ngọc Vân “Hà nội vùng đứng lên”. H2 Tô Ngọc Vân "Bác Hồ làm việc tại Phủ Bắc Bộ” Khắc gỗ 1946 
Nguồn ảnh bảo tàng mỹ thuật Việt Nam 
H3 Nguyễn Sĩ Ngọc Cái bát 1949 sơn mài, Nguồn ảnh bảo tàng mỹ thuật Việt Nam 
H4. Trần Văn Cẩn “Cùng nhau đi hùng binh” bột màu 
H5 Nguyễn Sáng “Giặc đốt làng tôi” 1953. Nguồn ảnh bảo tàng mỹ thuật Việt Nam 
H6. Nguyễn Đỗ Cung “ Du kích l a hay tập bắn” bột màu 
42 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Tài liệu tham khảo: 
1. Nguyễn Văn Cường, Sự tiếp biến văn hóa qua 
hội họa Việt Nam giai đoạn 1925- 1945, Tạp chí 
VHNT số 383, tháng 5-2016 
2. Phan Cẩm Thượng. Mỹ thuật thời kỳ kháng 
chiến chống Pháp 1945-1954. 8/10/2002 
3. Phan Thị Thanh Mai (1996) Luận án TS: Phạm 
trù cái đẹp và sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ 
thuật tạo hình. Nơi bảo vệ Đại học khoa học và 
xã hội nhân văn. Thư viện quốc gia Việt Nam mã 
lt 5630 
4. Tạp chí Đảng Cộng Sản 
5. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị của 
Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn 
https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki 
6. Tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa Văn học 
Việt Nam kháng chiến chống Pháp 1945-1954-
NXB Khoa học xã hội, HN, 1986. 
 7. Biên niên sử Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 
2000-NXB Thanh niên, HN-2002. 
Địa chỉ người gửi: Trường Đại học Mở Hà Nội 
Email:tranquocbinh72@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfnhung_tac_dong_tu_van_hoa_chinh_tri_lam_thay_doi_nen_hoi_hoa.pdf