Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Một trong những vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam
hiện nay là tình trạng rủi ro tín dụng (RRTD) dẫn đến nợ xấu bởi
trình độ quản trị còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, thông tin thiếu
minh bạch và không đầy đủ. Vì vậy, để quản trị RRTD có hiệu quả
cần phải xây dựng một mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
Các nguyên tắc Basel về quản trị RRTD chính là nền tảng xây dựng
mô hình quản trị RRTD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt
Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã đề ra một lộ
trình áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM thông qua việc ban
hành Công văn số 1601/NHNN- TTGSNH ngày 17/3/2014. Theo đó,
lộ trình thực hiện Basel II được đưa ra từ năm 2015 đến 2018 với 10
NHTM được lựa chọn thí điểm. Dự kiến đến cuối năm 2018, 10 ngân
hàng thí điểm sẽ hoàn thành triển khai Basel II, sau đó sẽ mở rộng áp
dụng với các NHTM khác trong cả nước, đến năm 2020 cơ bản các
NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất
12- 15 NHTM áp dụng thành công Basel II. Trong bối cảnh Việt Nam
hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, các NHTM của Việt Nam
cần thúc đẩy việc nghiên cứu và kịp thời áp dụng các tiêu chuẩn của
Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro
tín dụng nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, bài viết tập trung vào
các nội dung: (i) Các yêu cầu về quản trị RRTD theo Basel II; (ii)
Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại 10 ngân hàng thí điểm triển
khai Basel II; (iii) Đánh giá và đưa ra những vấn đề cần quan tâm
nhằm thúc đẩy việc triển khai quản trị RRTD theo Basel II trong hệ
thống NHTM Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Tô Ngọc Hưng Phạm Quỳnh Trang Ngày nhận: 21/09/2018 Ngày nhận bản sửa: 17/10/2018 Ngày duyệt đăng: 23/10/2018 Một trong những vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là tình trạng rủi ro tín dụng (RRTD) dẫn đến nợ xấu bởi trình độ quản trị còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ. Vì vậy, để quản trị RRTD có hiệu quả cần phải xây dựng một mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Các nguyên tắc Basel về quản trị RRTD chính là nền tảng xây dựng mô hình quản trị RRTD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã đề ra một lộ trình áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM thông qua việc ban hành Công văn số 1601/NHNN- TTGSNH ngày 17/3/2014. Theo đó, lộ trình thực hiện Basel II được đưa ra từ năm 2015 đến 2018 với 10 NHTM được lựa chọn thí điểm. Dự kiến đến cuối năm 2018, 10 ngân hàng thí điểm sẽ hoàn thành triển khai Basel II, sau đó sẽ mở rộng áp dụng với các NHTM khác trong cả nước, đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất 12- 15 NHTM áp dụng thành công Basel II. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, các NHTM của Việt Nam cần thúc đẩy việc nghiên cứu và kịp thời áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, bài viết tập trung vào các nội dung: (i) Các yêu cầu về quản trị RRTD theo Basel II; (ii) Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II; (iii) Đánh giá và đưa ra những vấn đề cần quan tâm nhằm thúc đẩy việc triển khai quản trị RRTD theo Basel II trong hệ thống NHTM Việt Nam. Từ khóa: Rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, basel II CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 1. Những yêu cầu của Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ăm 1988, BCBS (Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng) đã giới thiệu một khung RRTD (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi vào quý 4/2003, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành. Những quy định về quản trị RRTD của Basel II bao gồm các nội dung: (i) Yêu cầu về vốn tối thiểu; (ii) Yêu cầu về phương pháp tiếp cận; (iii) Yêu cầu về xây dựng các hệ thống. Thứ nhất, với nội dung yêu cầu về vốn tối thiểu: Basel II yêu cầu sử dụng trọng số tín dụng tương ứng với mỗi loại tài sản. Để đo lường mức độ rủi ro tương ứng của mỗi loại tài sản có, mỗi danh mục tài sản có của NHTM được gán một trọng số rủi ro nhất định để tính tài sản có theo mức độ rủi ro. Việc áp dụng trọng số rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn sẽ công bằng hơn trong so sánh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống các NHTM tại các nước khác nhau; đồng thời khích lệ ngân hàng nắm giữ các tài sản có thanh khoản cao. Basel II chia tài sản có của ngân hàng thành 5 nhóm với quy định một cách tương đối về trọng số rủi ro. Tổng tài sản có rủi ro của NHTM tính bằng công thức: TCRA= ∑ WiAi, trong đó: Wi là trọng số rủi ro, Ai là loại tài sản có, TCRA là tổng tài sản có theo rủi ro. Thứ hai, với nội dung yêu cầu về phương pháp tiếp cận. Theo Basel II, ngân hàng có thể lựa chọn một trong các cách tiếp cận sau: (i) Phương pháp tiêu chuẩn; (ii) Phương pháp xếp hạng nội bộ. Phương pháp tiêu chuẩn (SA) yêu cầu các ngân hàng phân loại các rủi ro thành các hạng mục giám sát dựa trên các đặc điểm có thể quan sát được và sau đó thiết lập trọng số rủi ro cố định theo mỗi hạng mục giám sát. Phương pháp tiêu chuẩn cho phép sử dụng đánh giá tín dụng bên ngoài để nâng cao độ nhạy cảm rủi ro so với Basel I. Nếu không có trọng số rủi ro bên ngoài, phương pháp này yêu cầu trong hầu hết trường hợp, sử dụng trọng số rủi ro 100%. Phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal Ratings Basel- IRB) là phương pháp trong đó các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an toàn tối thiểu. Phương pháp IRB về xác định tài sản có rủi ro dựa trên các tham số rủi ro của ngân hàng, bao gồm: PD (xác suất không trả nợ), LGD (tỷ trọng tổn thất ước tính), EAD (rủi ro không trả nợ), M (kỳ hạn), ρ (tương quan tài sản), CI (khoảng tin cậy). IRB được chia thành hai phương pháp: (i) IRB cơ bản (FIRB) và (ii) IRB nâng cao (AIRB). Theo cả hai phương pháp FIRB và AIRB, các ngân hàng cung cấp cho cơ quan thanh tra, giám sát ước tính nội bộ về PD. Đối với các ngân hàng áp dụng phương pháp FIRB, các thông số khác sẽ được xác định bởi cơ quan thanh tra, giám sát. Các ngân hàng sử dụng phương pháp AIRB sẽ tính toán tất cả các thông số rủi ro (PD, LGD, EAD và thời hạn hiệu lực (M) bằng cách sử dụng mô hình nội bộ của họ). Khi tính PD, LGD, EAD và M, một ngân hàng có thể dựa vào dữ liệu dài hạn có được từ kinh nghiệm của họ, hoặc từ các nguồn khác bên ngoài nếu ngân hàng có thể chứng minh nguồn dữ liệu đó phù hợp với hoạt động của mình. Phương pháp cơ bản và nâng cao IRB khác nhau chủ yếu ở đầu vào được cung cấp bởi một ngân hàng dựa trên ước lượng của ngân hàng đó và dựa trên những yếu tố được các cơ quan giám sát xác định. Thứ ba, yêu cầu về xây dựng các hệ thống. Basel II yêu cầu có một sự chuẩn hóa, hay còn gọi là sự thống nhất chung về kết cấu dữ liệu thể hiện trong việc thu thập dữ liệu, tổng hợp và hợp chuẩn dữ liệu liên quan đến hoạt động tín dụng. Một số yêu cầu đối với dữ liệu tín dụng, bao gồm: (i) Thông tin về sản phẩm: Hệ thống kiến trúc dữ liệu phải đảm bảo cung cấp được thông tin về tất cả các loại sản phẩm mà ngân hàng đang áp dụng; (ii) xây dựng dữ liệu: cơ sở dữ liệu phải đảm bảo cho việc CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 tính toán chính xác các chỉ số xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vỡ nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD); (iii) dữ liệu phải cung cấp được quá trình lịch sử: dữ liệu liên quan đến rủi ro, đánh giá phân loại, xác suất vỡ nợ, khả năng mất vốn và thu hồi nợ ngoại bảng. 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II Thứ nhất, yêu cầu về vốn tối thiểu. Có thể thấy, tỷ lệ an toàn vốn của 10 ngân hàng trên luôn cao hơn mức 9% từ năm 2014 đến nay, ngoại trừ BIDV năm 2016. Dù giữ mức đủ vốn an toàn theo đúng quy định nhưng nhìn chung tỷ lệ CAR của 10 ngân hàng đang có xu hướng giảm dần từ 2014 đến nay. Để tăng vốn tự có, các ngân hàng Việt Nam đã cố gắng tăng cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Tuy nhiên, các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tăng vốn cấp 1 vì ngành Ngân hàng không còn dễ thu hút vốn đầu tư như trước. Đa số các ngân hàng hiện nay đang phụ thuộc nhiều vào biện pháp ngắn hạn là tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu. Thiếu vốn đang là vấn đề mà tất cả các ngân hàng khi triển khai Basel II phải đối mặt. Thứ hai, về phương pháp tiếp cận. 10 NHTM thuộc diện triển khai thí điểm Basel II đều đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ triển khai từ trước năm 2013 cho danh mục khách hàng doanh nghiệp. Do vậy, yêu cầu về 5 năm dữ liệu đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp là khả thi. Tuy nhiên, rất nhiều ngân hàng chưa triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho nhóm khách hàng cá nhân. Hơn nữa, trước đây các NHTM xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chủ yếu phục vụ mục tiêu tuân thủ quy định của NHNN nên chất lượng dữ liệu lưu trữ trong hệ thống thường không đảm bảo chất lượng cần thiết. Điều này dẫn tới việc có đủ 5 năm dữ liệu trước năm 2018 đối với một số danh mục đòi hỏi việc thu thập dữ liệu bằng thủ công đối với một số phân khúc khách hàng, tối thiểu là từ năm 2013 đến khi có hệ thống lưu trữ các dữ liệu này một cách tập trung. Mặc dù đã có bước chuẩn bị về dữ liệu nói trên, các NHTM phần lớn đều chưa có cơ cấu tổ chức phù hợp để quản trị dữ liệu. Phần lớn các dữ liệu cho quản lý rủi ro hiện nay là sản phẩm của quá trình kinh doanh thay vì xuất phát từ nhu cầu quản lý rủi ro. Việt Nam cũng chưa có tổ chức chuyên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và đáng tin cậy để cung cấp thông tin hữu ích cho việc đo lường rủi ro ở các NHTM. Thứ ba, về yêu cầu xây dựng hệ thống. Để có thể áp dụng được phương pháp chuẩn hóa (SA) và tiến tới là phương pháp nội bộ (IRB), các ngân hàng cần có hạ tầng kỹ thuật phát triển và cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác. Vì vậy, nhiều ngân hàng đã thực hiện nâng cấp hoặc thay mới hệ thống kỹ thuật từ năm 2014. Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật không phải dễ dàng đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung vì chi phí cao. Mặt bằng cơ sở kỹ thuật hiện nay của các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa đồng bộ và cần cải thiện hơn nữa. Hạ tầng công nghệ thông tin của các NHTM chưa phát triển, chủ yếu mới chỉ hỗ trợ các ghi nhận về giao dịch và kế toán, Bảng 1. Tỷ lệ an toàn vốn của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II giai đoạn 2014- 2017 Đơn vị: % Ngân hàng CTG VCB BID SCB TCB ACB MBB MSB VIB VPB 2014 10,40 11,61 9,27 9,39 15,65 14,08 10,07 15,73 17,7 11,03 2015 10,50 11,04 9,01 9,95 14,74 12,80 11,70 25,53 18,00 12,20 2016 9,70 10,57 8,80 9,70 13,10 13,90 12,90 14,00 13,50 13,03 2017 10,00 11,63 10,91 - 12,68 11,49 12,00 19,48 13,07 12,60 Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 việc đầu tư các giải pháp công nghệ thông tin mới nhằm hỗ trợ luồng công việc và ghi nhận thêm các dữ liệu về rủi ro sẽ yêu cầu rất nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí của các ngân hàng. Chi phí liên quan cũng là một thách thức không nhỏ. Bên cạnh đó, về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM còn khá nhiều khe hở. Việc đo lường rủi ro tín dụng, các NHTM đang triển khai theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bản chất của phương pháp này đó là phương pháp chuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân hàng, hầu như không sử dụng phương pháp định lượng cho nên không đảm bảo tính khách quan và minh bạch. 3. Những vấn đề cần quan tâm nhằm thúc đẩy việc triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Thứ nhất, giải quyết vấn đề thiếu vốn trong dài hạn. Để giải quyết vấn đề thiếu vốn trong dài hạn, một số ngân hàng đã nghiên cứu và đề cập đến việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ “capital heavy” sang “capital light” (từ mô hình kinh doanh sử dụng nhiều vốn sang mô hình kinh doanh dựa ít vào vốn). Một số giải pháp đưa ra để thực hiện việc chuyển đổi trên: (i) Tối thiểu hóa RWA (tổng tài sản tính theo RRTD). Để tối thiểu hóa RWA, các ngân hàng thường có xu hướng nỗ lực tính chính xác hơn RWA. Nguyên lý là trong những phương pháp tính RWA, thường những phương pháp có mức độ phức tạp thấp hơn, điển hình là phương pháp chuẩn hóa, sẽ cho RWA cao hơn so với phương pháp có độ phức tạp cao hơn (do nguyên tắc thận trọng của Basel). Theo đó việc thực hiện tính toán rủi ro theo phương pháp nâng cao, sử dụng các mô hình định lượng nội bộ sẽ cho phép tính toán RWA chính xác và qua đó nhiều khả năng kết quả RWA sẽ là thấp nhất. Việc tính chính xác hơn RWA có thể được thực hiện ở mọi hoạt động, trong đó tập trung vào 2 khâu gồm: (1) Thực hiện thông tin đầy đủ hơn về RWA tại bộ phận kinh doanh trực tiếp; và (2) Hạn chế hao hụt thông tin khi truyền tải giữa bộ phận kinh doanh trực tiếp và bộ phận tính toán RWA trong ngân hàng. (ii) Các giải pháp mang tính kinh doanh, bao gồm: (1) Tập trung vào việc tinh chỉnh lại thiết kế, chính sách sản phẩm, điều khoản trong hợp đồng để làm sao việc cung cấp các sản phẩm này có hiệu quả hơn về mặt vốn, hay nói cách khác là RWA thu được từ việc cung cấp các sản phẩm này là thấp nhất. Theo đó, Ban khách hàng có chức năng thiết kế sản phẩm sẽ ngồi lại với các đơn vị tính toán CAR, thanh khoản để cùng nhau tìm ra cách điều chỉnh hay thiết kế các sản phẩm có hiệu quả về vốn hơn. (2) Nâng cao hiệu quả khách hàng: Nhóm giải pháp này nhằm cơ cấu lại khách hàng, giúp ngân hàng thoát khỏi những khách hàng có lợi nhuận không tương xứng và cũng đồng nghĩa với việc không đáp ứng yêu cầu về vốn. Các NHTM cần có những chính sách quyết liệt về việc cơ cấu lại khách hàng, sàng lọc những khách hàng yếu kém. Thứ hai, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trước thực tế Việt Nam thiếu hụt những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp như hiện nay, các NHTM cần chủ động trong việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Cụ thể: (i) Nâng cao chất lượng đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, trong đó tập trung hơn vào các nhân tố sau: (1) Các nhân tố vỡ nợ tài chính bao gồm: khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, đòn bẩy tài chính, cấu trúc tài sản và nguồn vốn, khả năng thanh toán và các chỉ tiêu tăng trưởng. (2) Các nhân tố vỡ nợ phi tài chính bao gồm: trình độ và chất lượng nhân sự cấp quản lý (chất lượng, kinh nghiệm, trình độ,); môi trường nội bộ (nhân sự nội bộ, quy chế hoạt động, kế hoạch kinh doanh,); đặc điểm hoạt động kinh doanh (nguồn cung cấp đầu vào, thị trường đầu ra,); mối quan hệ với các tổ chức tín dụng (hành vi trả nợ trong quá khứ, mức độ hợp tác trong việc cung cấp thông tin); khả năng tiếp cận nguồn CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 5Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 vốn của doanh nghiệp, các nhân tố ngành (chu kỳ ngành, hỗ trợ từ Chính phủ,); mức độ nhạy cảm với biến động của thị trường (mức độ ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập và dòng tiền của doanh nghiệp trước những biến động của giá nguyên liệu đầu vào, đầu ra và tỷ giá); thông tin tín dụng (CIC). (ii) Thành lập các bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm soát kết quả và đánh giá xếp hạng tín dụng. Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm. Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin. Hai nội dung quan trọng cần phải giải quyết đối với hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) tạo cơ sở cho việc áp dụng Basel II gồm: (1) Phát triển hạ tầng CNTT; và (2) hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu. (1) Phát triển hạ tầng CNTT: Việc ứng dụng và triển khai Basel II đòi hỏi một hạ tầng CNTT hiện đại, vì vậy các NHTM cần phải phát triển hơn nữa hạ tầng CNTT nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình triển khai Basel II và minh bạch hóa thông tin, quản lý thông tin một cách hiệu quả, an toàn. Các nội dung của giải pháp này bao gồm: - Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT tạo nền tảng cho phát triển ngân hàng số, trong đó: (i) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ,... nhằm nâng cao giá trị, khả năng thích ứng và đổi mới sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại. (ii) Các dự án, cấu phần công nghệ cần được nâng cấp như: Core Banking, Digital Banking Tích hợp, thiết kế phát triển phần mềm, hệ thống, phát triển quy trình, nâng cao sự tiện dụng, tiện lợi, bảo mật và các trải nghiệm mới về công nghệ cho khách hàng. - Phát triển hệ thống CNTT tiên tiến gắn với chiến lược kinh doanh, trong đó: (i) Phát triển hệ thống CNTT để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ gắn chặt với chiến lược và định hướng kinh doanh của ngân hàng. Thực hiện triển khai các dự án tự động hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi như tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền và kiều hối nhằm rút ngắn thời gian tác nghiệp, nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro lỗi tác nghiệp trong hoạt động. (ii) Triển khai hệ thống quản lý khách hàng hiện đại để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng chu đáo và đảm bảo tính bảo mật, hiệu quả trong khai thác sử dụng thông tin cũng như cảnh báo kịp thời về các khả năng rủi ro có thể xảy ra. (iii) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro, quản trị nguồn lực để nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục cho hệ thống CNTT của tổ chức tín dụng. Tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh thông tin quốc tế như PCI DSS trong lĩnh vực thanh toán thẻ, hay ứng dụng công nghệ xác thực nhiều yếu tố của công ty bảo mật hàng đầu thế giới như RSA. (iv) Xây dựng kho lưu trữ dữ liệu bằng thiết bị điện tử Data Warehouse để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu và lập báo cáo phân tích, đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với người sử dụng. (2) Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu. Các NHTM phải xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu theo thời gian thực. Điều này cho phép các NHTM có thể thu thập được thông tin và dữ liệu cần thiết cho hoạt động phân tích ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, việc xây dựng được hệ thống trên theo thời gian thực không hề đơn giản. Trên thực tế, để phát triển hệ thống trên cần đảm bảo các điều kiện: (i) thống nhất chế độ báo cáo; (ii) hệ thống phân tích báo cáo tự động; (iii) nâng cao khả năng tìm kiếm dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các NHTM. Đối với RRTD, các NHTM cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong tất cả các hoạt động nội bảng và ngoại bảng của bảng cân đối tài sản. Hiệu quả của quy trình đo lường RRTD phụ thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thống thông tin quản lý. Khi xây dựng một thệ thống thông tin phục vụ việc quản trị RRTD, các NHTM phải đáp CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 ứng được một số yêu cầu cơ bản như sau: - Hệ thống này phải hỗ trợ được việc tính toán giá trị rủi ro VaR; - Thông tin lưu trữ giúp thực hiện phân tích chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian, từ những sự kiện đơn lẻ; - Có khả năng đo lường được giá trị hoạt động hiện tại và tương lai với từng đối tác khác nhau; - Đáp ứng được cả ba yêu cầu trên với nhiều cấp độ quy mô hoạt động ngân hàng khác nhau, nhiều nhóm rủi ro khác nhau, nhiều loại sản phẩm khác nhau và nhiều đối tác khác nhau. Một vấn đề thường gặp phải khi xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản trị RRTD đó chính là tính tương thích của hệ thống. Thuật ngữ “tính tương thích” này muốn nói đến các thông tin giao dịch đơn lẻ không dễ dàng gì tích hợp được với hệ thống quản trị rủi ro trung tâm. Các nhà quản trị rủi ro cũng cần thiết lập được một cấu trúc dữ liệu thông minh hỗ trợ cho quá trình phân tích, xử lý rủi ro. Đây là một thử thách lớn đối với các nhà quản trị rủi ro của các ngân hàng trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu của ngân hàng. Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một trong những thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nhân sự chất lượng cao. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng yếu ở các NHTM Việt Nam khi muốn áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong quản trị rủi ro theo Basel II. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ bao gồm quá trình đào tạo lại phù hợp với triển khai Basel mà còn cần có cơ chế phù hợp liên quan đến (1) thu hút những nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng tốt; (2) cơ chế khuyến khích các thành viên tham gia. Từ đó, các NHTM có thể phát huy được tối đa năng lực của mỗi cá nhân đảm bảo sự phát triển bền vững của NHTM trên nền tảng áp dụng toàn diện Basel II. Một số giải pháp được đưa ra: - Đối với tuyển dụng và lựa chọn: Việc tuyển dụng và lựa chọn cần theo đúng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với sự phù hợp về quy mô cũng như cơ cấu. Phương pháp tuyển dụng và lựa chọn cũng cần được lập kế hoạch rõ ràng, đặc biệt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là các chuyên gia cao cấp và đội ngũ lãnh đạo. Hơn thế, việc tuyển dụng, lựa chọn cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để giảm tối đa chi phí và thời gian tuyển chọn trên cơ sở có tham chiếu các dự báo về nguồn nhân lực. - Đối với phân công công việc và đánh giá kết quả: Hiện tại, việc xác định KPI (Key Performance Indicator)- chỉ số đánh giá hiệu quả công việc đang được thực hiện thông qua các bảng mô tả công việc. Có thể thấy vấn đề bất cập ở đây đó là quy trình ngược, mang tính chủ quan do việc xây dựng KPI xuất phát từ một chủ thể (có thể là trưởng bộ phận/ quản lý các phòng ban/ người có chuyên môn cao), trong khi đó, khi áp dụng Basel II, việc xác lập KPI phải xuất phát từ mục tiêu kinh doanh, hoạch định kinh doanh trên cơ sở rủi ro. - Đối với đào tạo và phát triển: Cần tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên, đào tạo cho nhân sự tuyển dụng mới, đào tạo nâng cao cho nhân sự có kinh nghiệm nhằm trao đổi, cập nhật các kiến thức mới phục vụ công việc. - Đối với cơ chế khen thưởng và khuyến khích: Nên chuyển đổi toàn bộ sang cơ chế trả lương theo năng lực. Theo đó, kết quả chấm điểm công việc cộng với đánh giá định tính của lãnh đạo trực tiếp sẽ là cơ sở chính để xác định mức thu nhập của các cán bộ. Như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là điều hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, để thực hiện việc xây dựng và sau đó là triển khai hiệu quả nguồn nhân lực này, cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý vĩ mô là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, người sử dụng nguồn nhân lực và các trường đại học, nơi cung cấp nguồn nhân lực. Thứ năm, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tài chính hỗ trợ cho quá trình ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng. Chi phí cho thực hiện, triển khai ứng dụng Basel II sẽ khá lớn. Tại Hội thảo “Triển khai Hiệp ước vốn Basel II- CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 7Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 những bài học từ thực tiễn cho ngân hàng Việt Nam” do Ernst & Young (EY) tổ chức, theo bà Nguyễn Thùy Dương- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Dịch vụ Tài chính, EY Vietnam, khi thực hiện Basel, các ngân hàng sẽ phải tốn khoảng 5-10 triệu USD để để xây dựng khung quản lý rủi ro (bao gồm chính sách, quy trình, các công cụ đo lường, theo dõi, báo cáo) và khoản chi phí mua sắm cho hệ thống công nghệ thông tin, có thể lên tới 50 triệu USD. Không có mức chi phí chuẩn để thực hiện Basel II, chi phí này phụ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nền tảng sẵn có của từng ngân hàng Chính vì vậy, các NHTM cần có sự tính toán chi phí của từng giai đoạn thực hiện trong lộ trình áp dụng, để không gây phát sinh chi phí quá lớn. Các NHTM nên lựa chọn đối tác tư vấn là các công ty kiểm toán uy tín, có đủ năng lực và nhiều kinh nghiệm tư vấn Tài liệu tham khảo 1. Biên dịch theo nội dung của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2006), “Sự thống nhất quốc tế về phương pháp đo lường vốn và các tiêu chuẩn về vốn (Hiệp ước vốn Basel 2)”, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 2. PGS. TS. Nguyễn Đức Trung (2012), “Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng. 3. TS. Lê Thị Hạnh (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 4. Báo cáo tài chính thường niên của các ngân hàng. 5. Các websites: sbv.gov.vn, tapchitaichinh.vn, vietcombank, BIDV Thông tin tác giả Tô Ngọc Hưng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đại học Hòa Bình Email: tnhung@daihochoabinh.edu.vn Phạm Quỳnh Trang Ngân hàng TMCP Bảo Việt Email: trangpq126@gmail.com Summary Issues of concern for deploying basel II in credit risk management in Vietnamese commercial banks One problems with Vietnam’s banking system is the credit risk that leads to bad debt due to limited management, lack of professional, luculent absence and inadequateness in information. Therefore, in order to be effective in management credit risk, banks need to develop a management model according to international standard. The Basel principles on credit risk management are the foundation for the model of credit risk management in Vietnam’s commercial banks. As Vietnamese economy has been integrating into the world economy more deeply, commercial banks in Vietnam need to promote the analysis and timely application of Basel II standards for banking risk management in general and credit risk management in particular. This article mentioned the Basel II credit risk management requirements, assess the reality of credit risk management in the 10 pilot banks deploy Basel II, and provides some recommendations to promote deploying basel II in credit risk management in Vietnamese commercial banks. Keywords: Credit risk, credit risk management, basel II. Hung Ngoc To, Assoc.Prof.PhD. Peace University Trang Quynh Pham BaoViet Bank triển khai áp dụng Basel II trên thế giới, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ của chính đối tác chiến lược. Các NHTM cần coi thực thi Basel II là phục vụ cho mục đích kinh doanh hiệu quả cho dù có rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai, song ngân hàng cũng như các cổ đông cũng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc triển khai Basel II. Nếu triển xem tiếp trang 73 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 73Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 however, this target has been perceived by policy makers after the 2008 global financial crisis. The organizations in terms of International Monetary Fund (IMF), European Central Bank (ECB) and Asian Development Bank (ADB) have provided several set of indicators as guidance on measuring financial uncertainty. Nevertheless, each country has different economics, political and financial conditions, the financial indicators should be customized to satisfy specific requirements. This paper focus to anlyze the experience of two emerging markets, namely South Korea and Indonesia, in measuring financial stability. By doing this, the author draws some lesson for Viet Nam in applying set of indicators and composite index approaches to estimate financial stability as well as prequisite criteria for indicator selection. Keywords: financial stability, financial soundness indicators, financial stability index.. Yen Hai Vu, MEc. Banking Academy làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả; phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại và đồng bộ; đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin vận hành liên tục, hiệu quả, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong ngành thuế phù hợp với định hướng và kế hoạch đặt ra. ■ tiếp theo trang 58 khai đúng cách dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt từ ban lãnh đạo và lan tỏa đến toàn thể cán bộ, nhân viên toàn hệ thống ngân hàng, Basel II sẽ là cơ hội tốt cho các NHTM bắt đầu hành trình chuyển đổi, thúc đẩy tái cấu trúc ngân hàng, thu hút vốn mới từ cổ đông ngoại, ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu. ■ tiếp theo trang 7
File đính kèm:
- nhung_van_de_quan_tam_de_trien_khai_basel_ii_trong_quan_tri.pdf