Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kĩ năng quản lí cảm xúc của giáo viên Mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

và phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự

thay đổi kĩ năng quản lí cảm xúc (KNQLCX) của giáo viên mầm non (GVMN). Khách thể nghiên cứu

là 389 GVMN thuộc 25 trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết quả

nghiên cứu cho thấy có 6 mô hình dự báo sự thay đổi KNQLCX của GVMN, với các biến tác động

là: nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX, cách ứng xử trong nhà trường, cơ hội phát triển

công việc, khí chất và áp lực công việc, mức độ gắn bó với công việc. Kết quả này gợi ý cho việc xây

dựng những biện pháp tác động giúp GVMN tại TPHCM nâng cao KNQLCX.

pdf 10 trang yennguyen 4180
Bạn đang xem tài liệu "Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kĩ năng quản lí cảm xúc của giáo viên Mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kĩ năng quản lí cảm xúc của giáo viên Mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kĩ năng quản lí cảm xúc của giáo viên Mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 16, Số 11 (2019): 809-818 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 16, No. 11 (2019): 809-818 
ISSN: 
1859-3100  Website:  
809 
Bài báo nghiên cứu* 
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI 
KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Lê Thị Thanh Huyền 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên hệ: Lê Thị Thanh Huyền – Email: huyenltt@hcmue.edu.vn 
Ngày nhận bài: 16-8-2019; ngày nhận bài sửa: 01-10-2019; ngày duyệt đăng: 28-10-2019 
TÓM TẮT 
 Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 
và phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự 
thay đổi kĩ năng quản lí cảm xúc (KNQLCX) của giáo viên mầm non (GVMN). Khách thể nghiên cứu 
là 389 GVMN thuộc 25 trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết quả 
nghiên cứu cho thấy có 6 mô hình dự báo sự thay đổi KNQLCX của GVMN, với các biến tác động 
là: nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX, cách ứng xử trong nhà trường, cơ hội phát triển 
công việc, khí chất và áp lực công việc, mức độ gắn bó với công việc. Kết quả này gợi ý cho việc xây 
dựng những biện pháp tác động giúp GVMN tại TPHCM nâng cao KNQLCX. 
 Từ khóa: kĩ năng quản lí cảm xúc; giáo viên mầm non; những yếu tố ảnh hưởng 
1. Đặt vấn đề 
Theo Izard (1992), cảm xúc tạo nên hệ động cơ chính của con người. Các cảm xúc có 
ý nghĩa to lớn trong hoạt động của cá nhân, nó thôi thúc con người làm việc. Chúng ta không 
nên nghĩ cảm xúc là yếu tố đối lập hoàn toàn với trí tuệ, mà cảm xúc là một dạng trí tuệ bậc 
cao. Cảm xúc là một phẩm chất tâm lí cơ bản và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh 
thần của con người. Cảm xúc tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công việc, học tập và khả năng 
sáng tạo của con người. Thực tế cho thấy, khi con người vui sướng, họ hoạt động năng nổ, 
nhiệt tình và vì thế họ thường thực hiện các hành vi mang tính tích cực để nâng cao chất 
lượng cuộc sống. Ngược lại, khi con người sợ hãi, đau khổ, họ có xu hướng thu mình lại, uể 
oải, mệt mỏi, mất năng lực, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Như vậy, cảm 
xúc có tính hai mặt: một mặt, cảm xúc là động lực thôi thúc cá nhân hoạt động có hiệu quả. 
Mặt khác, cảm xúc cũng có thể là rào cản ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của 
mỗi cá nhân. Theo đó, để các hoạt động hằng ngày đạt hiệu quả, giảm bớt rủi ro thì KNQLCX 
Cite this article as: Le Thi Thanh Huyen (2019). Factors affecting changes in emotional management skills of 
preschool teachers in Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 16(11), 
809-818. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 809-818
810 
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp chúng ta biết nhận diện, kiểm soát và điều chỉnh cảm 
xúc của bản thân để đạt được hiệu quả hoạt động. 
2. Một số khái niệm liên quan 
Giáo viên mầm non là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 
em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ hay lớp mẫu giáo độc lập (Minitry of Education and 
Training, 2008). GVMN là chủ thể của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Tuy 
nhiên, hoạt động sư phạm của GVMN có điểm đặc thù, khác biệt hẳn so với hoạt động sư 
phạm của giáo viên ở các cấp học khác, bởi vì đối tượng của hoạt động chăm sóc và giáo 
dục của GVMN là trẻ em còn nhỏ (dưới 6 tuổi). Các em đang trong quá trình hình thành và 
phát triển những phẩm chất ban đầu của nhân cách, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động 
vui chơi, do đó, GVMN phải tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục sao cho phù hợp 
với đặc điểm tâm lí lứa tuổi mầm non. Diễn biến phức tạp của hành vi bạo hành trẻ mầm 
non do GVMN gây ra là một minh chứng cho thấy, không ít GVMN đang gặp khó khăn 
trong quản lí cảm xúc (QLCX) của họ, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong 
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ (CS-GDT). 
Có nhiều quan điểm khác nhau về cảm xúc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đồng ý 
với quan điểm của tác giả Vũ Dũng, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Xuân Thức cho rằng: Cảm 
xúc là những rung cảm của cá nhân phản ánh ý nghĩa mối quan hệ giữa hiện thực khách 
quan và hệ thống nhu cầu, động cơ của cá nhân đó. Nói cách khác, cảm xúc xuất hiện khi 
có kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài có liên quan đến hệ thống nhu cầu, động cơ của 
cá nhân (Vu Dung, 2000; Nguyen Quang Uan, 2003; Nguyen Xuan Thuc, 2007). 
QLCX là khái niệm được bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, 
nó được xem là một thành phần trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc (Nguyen Ba Phu, 2016). 
Theo Mayer và cộng sự (2000): “QLCX là năng lực tăng cường những cảm xúc dễ chịu và 
điều hòa những cảm xúc tiêu cực”. Theo Daniel Goleman (2007): “QLCX thể hiện năng lực 
làm cho những cảm xúc của mình thích nghi với hoàn cảnh, là việc con người tự trấn an tinh 
thần của mình, thoát ra khỏi sự chi phối của lo âu, buồn rầu và giận dữ”. Theo Nguyễn 
Thị Hải: “QLCX là quá trình điều chỉnh cảm xúc của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh 
giao tiếp” (Nguyen Thi Hai, 2014). Theo tiếp cận nhận thức - hành vi, phản ứng của con 
người trước các sự kiện, tình huống trong cuộc sống là tổng hòa phản ứng của một hệ thống 
bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: nhận thức, cảm xúc, nhu cầu, động cơ và hành vi. 
Trong đó, nhận thức đảm nhận vai trò lí giải và đưa ra ý nghĩa cho các sự kiện, tình huống 
bên ngoài. Theo ý nghĩa này, nhận thức ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại như cảm xúc, nhu 
cầu, động cơ và hành vi của con người khi gặp phải một sự kiện kích hoạt nào đó (Nguyen 
Thi Minh Hang et al., 2017). Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên quan điểm của trường 
phái nhận thức – hành vi và cho rằng: QLCX là quá trình đánh giá khách quan những suy 
nghĩ có liên quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc để nhận diện, kiểm soát và điều chỉnh cảm 
xúc của bản thân nhằm đạt được hiệu quả hoạt động. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lê Thị Thanh Huyền
811 
Kĩ năng cũng là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Nhìn 
chung, các nhà nghiên cứu đi trước tiếp cận kĩ năng theo hai hướng (Nguyen Cong Khanh, 
2000): i) Kĩ năng thiên về mặt kĩ thuật, thao tác của hành động, hoạt động; và ii) Xem xét kĩ 
năng thiên về năng lực của con người. Theo đó, thuật ngữ kĩ năng ban đầu được sử dụng với 
các hành động có tính cơ học, nhưng đến nay kĩ năng được sử dụng để phản ánh nhiều năng 
lực khác nhau của con người như kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng tư duy, kĩ năng xã hội... Nghiên 
cứu này tiếp cận kĩ năng thiên về năng lực của con người và đồng ý với Nguyễn Bá Phu về 
khái niệm kĩ năng như sau: Kĩ năng là năng lực vận dụng cách cách thức hành động vào 
hoạt động thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hoạt động đó đạt kết quả theo mục 
đích đã đề ra. (Nguyen Ba Phu, 2016) 
Trên cơ sở những phân tích ở trên, KNQLCX của GVMN trong quá trình CS-GDT 
mầm non được hiểu như sau: Là năng lực vận dụng các cách thức hành động, đánh giá 
khách quan những suy nghĩ có liên quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc để nhận diện, kiểm 
soát và điều chỉnh cảm xúc của GVMN trong quá trình CS-GDT nhằm đạt được hiệu quả 
công việc. Như vậy, KNQLCX của GVMN sẽ bao gồm ba kĩ năng thành phần: kĩ năng nhận 
diện cảm xúc (KNNDCX), kĩ năng kiểm soát cảm xúc (KNKSCX) và kĩ năng điều chỉnh 
cảm xúc (KNQLCX). Năng lực vận dụng các cách thức hành động, đánh giá khách quan 
những suy nghĩ có liên quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc sẽ được thể hiện ở ba kĩ năng 
thành phần của KNQLCX, giúp GVMN đạt được hiệu quả trong quá trình CS-GDT mầm 
non. Trong đó: KNNDCX của GVMN là năng lực nhận ra và gọi tên đúng các loại cảm xúc 
phù hợp với tình huống và sự kích hoạt; KNKSCX của GVMN là năng lực theo dõi, kìm 
nén, tiết chế và làm chậm quá trình bộc lộ cảm xúc bằng việc tập trung suy nghĩ về cảm xúc, 
điều chỉnh biểu hiện cơ thể, hành vi và ngôn ngữ của bản thân nhằm đạt được hiệu quả công 
việc; KNĐCCX của GVMN là năng lực lựa chọn cảm xúc và cách bộc lộ cảm xúc thông qua 
việc thay đổi suy nghĩ, niềm tin của bản thân về sự kiện kích hoạt cảm xúc nhằm đạt được 
hiệu quả công việc.  
Khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX, nhiều nghiên cứu đi trước đã chỉ 
ra các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong nghiên cứu này, chúng tôi căn cứ vào đặc điểm 
nghề nghiệp của GVMN để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố sau đối với 
KNQLCX của GVMN: 1) Nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX; 2) Kiểu khí chất 
của GVMN (hướng nội hay hướng ngoại); 3) Áp lực công việc của GVMN; 4) Cách ứng xử 
trong nhà trường; 5) Cơ hội phát triển trong công việc; 6) Mức độ gắn bó với công việc. 
3. Mẫu và phương pháp nghiên cứu 
3.1. Chọn mẫu và thời gian khảo sát 
Mẫu của nghiên cứu này là mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, bao gồm 389 GVMN của 25 
trường mầm non thuộc các quận Bình Thạnh, Tân Bình, Quận 1, Quận 3, Quận 5 ở TPHCM. 
Khảo sát chính thức được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2019. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 809-818
812 
3.2. Phương pháp nghiên cứu 
Đề tài này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu tài 
liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán 
học. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính. Bảng 
hỏi KNQLCX của GVMN tại TPHCM gồm 2 phần: 
Phần 1: Thang đo tự đánh giá của GVMN về KNQLCX (bao gồm ba kĩ năng thành 
phần là KNNDCX, KNKSCX và KNĐCCX). Trong đó, tự đánh giá về KNQLCX của GVMN 
được đo trên hai tiêu chí là tính hiệu quả, tính linh hoạt và đều đảm bảo độ tin cậy và độ hiệu lực 
(xem Bảng 1). 
Bảng 1. Kết quả kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực thang đo KNQLCX của GVMN tại TPHCM 
Kĩ năng 
Số 
lượng 
biến 
quan sát 
Thang đo tính hiệu quả Thang đo tính linh hoạt 
Độ tin cậy Độ hiệu lực Độ tin cậy Độ hiệu lực 
Hệ số 
độ tin 
cậy 
Tương 
quan 
biến - 
tổng 
Hệ số 
độ 
hiệu 
lực 
Sig. 
Hệ số 
độ tin 
cậy 
Tương 
quan 
biến - 
tổng 
Hệ số 
độ 
hiệu 
lực 
Sig. 
KNNDCX 6 0,874 0,530 đến 0,762 
0,817 0,000 
0,840 0,470 đến 0,743 
0,820 0,000 KNKSCX 8 0,779 0,381 đến 0,577 0,734 
0,398 đến 
0,515 
KNĐCCX 8 0,750 0,393 đến 0,495 0,732 
0,355 đến 
0,540 
Phần 2: Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX của GVMN, bao gồm 1 trắc 
nghiệm khí chất của Eysenck và 5 tiểu thang đo cho 5 yếu tố ảnh hưởng. Trong đó, kết quả 
trắc nghiệm khí chất cho kết quả có 133 người hướng nội (chiếm 34,2%) và 256 người hướng 
ngoại (chiếm 65,8%). Thang đo 5 yếu tố ảnh hưởng cũng có độ tin cậy và độ hiệu lực đảm 
bảo yêu cầu (xem Bảng 2). 
Bảng 2. Kết quả kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực thang đo các yếu tố ảnh hưởng 
đến KNQLCX của GVMN tại TPHCM 
STT Các thang đo 
Số 
lượng 
biến 
quan 
sát 
Độ tin cậy Độ hiệu lực 
Hệ số độ tin 
cậy 
Tương quan 
biến - tổng 
Hê ̣số độ 
hiệu lực Sig. 
1 Nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX 6 0,666 
0,342 đến 
0,467 
0,701 0,000 2 Áp lực công việc 3 0,699 0,437 đến 0,561 
3 Cách ứng xử trong nhà trường 4 0,817 0,601 đến0,674 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lê Thị Thanh Huyền
813 
4 Cơ hội phát triển công việc 4 0,672 0,397 đến 0,491 
5 Mức độ gắn bó với công việc 4 0,740 
0,506 đến 
0,559 
3.3. Mức độ và tiêu chí đánh giá 
Để lượng hóa mức độ tính hiệu quả và tính linh hoạt của KNQLCX của GVMN tại 
TPHCM, chúng tôi quy ước mức điểm như ở Bảng 3 sau đây: 
Bảng 3. Quy ước mức độ, mức điểm và biểu hiện tính hiệu quả, tính linh hoạt 
 của KNQLCX của GVMN tại TPHCM 
Tiêu chí 
đánh giá 
 kĩ năng 
Điểm/ 
Mức độ Biểu hiện 
Tính 
 hiệu quả 
1 điểm/ 
Yếu 
Không nhận diện, kiểm soát và không điều chỉnh được cảm xúc, không 
mang lại hiệu quả như mong muốn 
2 điểm/ 
Trung 
bình 
Nhận diện, kiểm soát và điều chỉnh được được một phần cảm xúc, mang 
lại một phần hiệu quả như mong muốn 
3 điểm/ 
Tốt 
Nhận diện đúng, kiểm soát và điều chỉnh được cảm xúc, mang lại hiệu 
quả như mong muốn 
Tính 
 linh hoạt 
1 điểm/ 
Yếu 
Lúng túng trong mọi tình huống cần nhận diện, kiểm soát và điều chỉnh 
cảm xúc 
2 điểm/ 
Trung 
bình 
Đôi khi còn lúng túng khi cần nhận diện, kiểm soát và điều chỉnh cảm 
xúc 
3 điểm/ 
Tốt 
Linh hoạt trong hầu hết các tình huống cần nhận diện cảm xúc, kiểm soát 
và điều chỉnh cảm xúc 
 Như vậy, điểm trung bình cộng tối đa là 3, tối thiểu là 1. Điểm định lượng đối với từng 
mức độ được xác định dựa vào phân phối chuẩn, tức điểm trung bình cộng đạt được của toàn 
bộ mẫu nghiên cứu và độ lệch chuẩn. Cu ̣thể, KNQLCX của GVMN được chia ra thành các 
mức độ như sau: 
- Mức “Yếu” (không có kĩ năng): 
 + Về điṇh tı́nh: Mức “Yếu” chỉ thực trạng KNQLCX của GVMN tại TPHCM chưa có 
tính hiệu quả và linh hoạt, họ chưa nhận diện đúng, chưa kiểm soát và chưa điều chỉnh được 
cảm xúc trong hầu hết mọi tình huống, họ cũng lúng túng trong mọi tình huống cần nhận 
diện, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc. Mức độ này nói lên GVMN gần như chưa có 
KNQLCX. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 809-818
814 
 + Về điṇh lươṇg: Mức “Yếu” ≤ ĐTB – 1ĐLC 
- Mức “Trung bình” (kĩ năng ở mức bình thường): 
 + Về định tính: Mức “Trung bình” chỉ thực trạng KNQLCX của GVMN tại TPHCM 
đã có tính hiệu quả và linh hoạt nhưng không thường xuyên. Họ nhận diện, kiểm soát, điều 
chỉnh được một phần cảm xúc và mang lại phần nào hiệu quả như mong muốn. Đôi khi họ 
còn lúng túng khi nhận diện, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc. Mức độ này nói lên GVMN 
đã có KNQLCX nhưng ở mức bình thường. 
 + Về định lượng: ĐTB – 1ĐLC < Mức “Trung bình” ≤ ĐTB + 1ĐLC. 
- Mức “Tốt” (kĩ năng ở mức sử dụng có hiệu quả và linh hoạt): 
 + Về định tính: Mức “Tốt” chỉ thực trạng KNQLCX của GVMN tại TPHCM đã mang 
lại hiệu quả và linh hoạt ở hầu hết các tình huống. Tức là họ hầu như nhận điện đúng, kiểm 
soát tốt và điều chỉnh được cảm xúc của mình ở mọi tình huống. Mức độ này nói lên GVMN 
đã có KNQLCX tốt. 
 + Về định lượng: Mức “Tốt” > ĐTB + 1SD 
 Các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX của GVMN được đánh giá theo ĐTB. Theo đó, 
ĐTB của các yếu tố ảnh hưởng càng cao thì nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX 
càng tốt, áp lực công việc của họ càng cao, cách ứng xử trong nhà trường càng tích cực, càng 
có nhiều cơ hội phát triển trong công việc và mức độ gắn bó với công việc cũng càng cao. 
Nếu ĐTB của các yếu tố ảnh hưởng càng thấp thì sẽ có ý nghĩa ngược lại. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Thực trạng tự đánh giá về KNQLCX của GVMN tại TPHCM và các yếu tố ảnh 
hưởng đến KNQLCX 
4.1.1. Tự đánh giá của GVMN tại TPHCM về KNQLCX (xem Bảng 4) 
GVMN tại TPHCM tự đánh giá về KNQLCX thông qua hai tiêu chí là “tính hiệu quả” 
và “tính linh hoạt” của kĩ năng. Bảng 4 cho thấy ĐTB cộng KNQLCX chung của GVMN tại 
TPHCM là 2,16 với ĐLC 0,22. Áp dụng công thức chia mức độ và chia điểm ở trên, kết quả 
như sau: 3 kĩ năng thành phần và KNQLCX chung của GVMN tại TPHCM đều ở mức trung 
bình (1,94 < ĐTB dao động trong khoảng 2,04 đến 2,29 ≤ 2,38). Như vậy, KNQLCX của 
GVMN đã có tính hiệu quả và linh hoạt nhưng không thường xuyên. Họ nhận diện đúng, 
kiểm soát, điều chỉnh được một phần cảm xúc và mang lại phần nào hiệu quả như mong 
muốn nhưng vẫn chưa nhận diện đúng hoàn toàn cảm xúc và chưa kiểm soát, điều chỉnh 
được hoàn toàn cảm xúc ở mọi tình huống. Đôi khi họ còn lúng túng khi nhận diện, kiểm 
soát và điều chỉnh cảm xúc. Trong đó, kĩ năng nhận diện cảm xúc có ĐTB cao nhất (2,29) 
và kĩ năng điều chỉnh cảm xúc có ĐTB thấp nhất (2,04). 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lê Thị Thanh Huyền
815 
Bảng 4. Tự đánh giá của GVMN về KNQLCX dựa trên hai tiêu chí “tính hiệu quả” 
và “tính linh hoạt” 
Các kĩ năng thành phần 
và kĩ năng chung 
Tính hiệu quả Tính linh hoạt Chung 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
KN nhận diện cảm xúc 2,33 0,42 2,24 0,41 2,29 0,38 
KN kiểm soát cảm xúc 2,20 0,37 2,07 0,30 2,14 0,30 
KN điều chỉnh cảm xúc 2,09 0,31 2,00 0,26 2,04 0,22 
KN QLCX (chung) 2,16 0,22 
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX của GVMN (xem Bảng 5) 
Bảng 5 cho thấy GVMN có nhận thức tương đối đúng về QLCX và KNQLCX (ĐTB= 
2,05), áp lực công việc của GVMN ở mức tương đối cao (ĐTB = 2,21), cách ứng xử trong 
nhà trường giữa đồng nghiệp với nhau và giữa Ban Giám hiệu với GV là khá tích cực (ĐTB 
= 2,13), cơ hội phát triển và mức độ gắn bó với công việc được GVMN đánh giá ở mức thấp 
hơn hẳn so với các yếu tố khác (ĐTB lần lượt là 1,97 và 1,80). 
Bảng 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX của GVMN 
STT Các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX của GVMN ĐTB ĐLC 
1 Nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX 2,05 0,39 
2 Áp lực công việc 2,21 0,47 
3 Cách ứng xử trong nhà trường 2,13 0,48 
4 Cơ hội phát triển công việc 1,97 0,40 
5 Mức độ gắn bó với công việc 1,80 0,39 
4.2. Một số mô hình dự báo sự thay đổi KNQLCX của GVMN tại TPHCM từ các yếu tố 
ảnh hưởng 
Kết quả phân tích tương quan và hồi quy bậc nhất cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng và 
tương quan thuận chiều với KNQLCX của GVMN. Tức là khi GVMN càng hướng ngoại, 
nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX càng đúng, các ứng xử giữa GVMN với đồng 
nghiệp càng tích cực, cơ hội phát triển công việc càng tốt, mức độ gắn bó với công việc càng 
cao thì KNQLCX của GVMN sẽ tăng lên. Tuy nhiên, có một yếu tố tương quan nghịch chiều 
với KNQLCX của GVMN là “áp lực công việc”. Tức là, nếu áp lực công việc càng tăng lên 
thì KNQLCX của GVMN càng giảm xuống. Trong 6 yếu tố ảnh hưởng, thì “cách ứng xử 
trong nhà trường” và “mức độ gắn bó với công việc” là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến 
KNQLCX của GVMN và lần lượt giải thích được 13% và 12% những thay đổi của kĩ năng 
này. Yếu tố tác động yếu nhất là “áp lực công việc” giải thích được 5% những thay đổi trong 
KNQLCX của GVMN. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 809-818
816 
Bảng 6. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các yếu tố ảnh hưởng 
và KNQLCX của GVMN 
Biến tác động Biến phụ thuộc: KNQLCX của GVMN Hệ số tương quan r Hệ số hồi quy r2 
Khí chất 0,31** 0,09*** 
Nhận thức của GVMN về QLCX và 
KNQLCX 0,32** 0,10*** 
Áp lực công việc -0,24** 0,05*** 
Ứng xử trong nhà trường 0,37** 0,13*** 
Cơ hội phát triển công việc 0,31** 0,09*** 
Mức độ gắn bó với công việc 0,35** 0,12*** 
Ghi chú:***: khi p < 0,001; **: khi p < 0,01 
Trên thực tế khó có trường hợp chỉ có một yếu tố tác động độc lập đến KNQLCX của 
GVMN mà không bị các yếu tố tố khác gây nhiễu. Vì vậy, phép phân tích hồi quy bội 
stepwise (đưa dần vào các yếu tố tác động và loại dần ra những yếu tố không còn ý nghĩa 
tác động) đã được chúng tôi sử dụng để phát hiện các mô hình hồi quy tối ưu và sát thực tế 
hơn. Toàn bộ 6 yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX của GVMN được đưa vào phân tích hồi 
quy bội và thu được kết quả như ở Bảng 7 sau đây: 
Bảng 7. Một số mô hình dự báo sự thay đổi KNQLCX của GVMN 
trước các yếu tố ảnh hưởng 
Bốn mô hình dự báo sự thay đổi KNQLCX 
của GVMN tại TPHCM Beta 
Mức 
 ý nghĩa (p)
Mô hình 1: r² = 0,13; hằng số = 1,79; p < 0,001 
1 Ứng xử trong nhà trường 0,37 0,000 
Mô hình 2:r² = 0,25; hằng số = 1,43; p < 0,001 
1 Ứng xử trong nhà trường 0,36 0,000 
2 Mức độ gắn bó với công việc 0,34 0,000 
Mô hình 3: r² = 0,30; hằng số = 1,41; p < 0,001 
1 Ứng xử trong nhà trường 0,33 0,000 
2 Mức độ gắn bó với công việc 0,32 0,000 
3 Khí chất 0,22 0,000 
Mô hình 4: r² = 0,34; hằng số = 1,26; p < 0,001 
1 Ứng xử trong nhà trường 0,34 0,000 
2 Mức độ gắn bó với công việc 0,22 0,000 
3 Khí chất 0,23 0,000 
4 Cơ hội phát triển công việc 0,21 0,000 
Mô hình 5: r² = 0,37; hằng số = 1,48; p < 0,001 
1 Ứng xử trong nhà trường 0,35 0,000 
2 Mức độ gắn bó với công việc 0,19 0,000 
3 Khí chất 0,21 0,000 
4 Cơ hội phát triển công việc 0,20 0,000 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lê Thị Thanh Huyền
817 
5 Áp lực công việc -0,16 0,000 
Mô hình 6: r² = 0,38; hằng số = 1,36; p < 0,001 
1 Ứng xử trong nhà trường 0,33 0,000 
2 Mức độ gắn bó với công việc 0,18 0,000 
3 Khí chất 0,19 0,000 
4 Cơ hội phát triển công việc 0,19 0,000 
5 Áp lực công việc -0,14 0,001 
6 Nhận thức về QLCX và KNQLCX 0,11 0,007 
Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy có 6 mô hình dự báo tối ưu. Trong đó, mô hình 
6 bao gồm cả 6 yếu tố ảnh hưởng (nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX; cách ứng 
xử trong nhà trường, kiểu khí chất của GVMN; áp lực công việc; cơ hội phát triển trong công 
việc; mức độ gắn bó với công việc) và giải thích được 38% những thay đổi trong KNQLCX 
của GVMN tại TPHCM. Từ những kết quả phân tích hồi quy bội nêu trên, có thể xây dựng 
các phương trình dự báo sự thay đổi KNQLCX của GVMN từ thay đổi của các yếu tố 
ảnh hưởng. 
5. Kết luận 
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có thể khẳng định các yếu tố: “nhận thức của GVMN 
về QLCX và KNQLCX”, “cách ứng xử trong nhà trường”, “kiểu khí chất của GVMN”, “áp 
lực công việc”, “cơ hội phát triển trong công việc”, “mức độ gắn bó với công việc” đều có 
ảnh hưởng tới KNQLCX của GVMN tại TPHCM. Đây là những yếu tố có khả năng dự báo 
cho những thay đổi của kĩ năng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu các yếu tố ảnh hưởng 
thay đổi theo hướng tích cực thì KNQLCX của GVMN tại TPHCM sẽ được nâng cao. Kết 
quả này gợi ý cho việc xây dựng những biện pháp tác động giúp GVMN nâng cao KNQLCX. 
Cụ thể, cần giảm áp lực công việc của GVMN, tạo cơ hội cho giáo viên được phát triển công 
việc của mình, nâng cao nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX, nâng cao mức độ 
gắn bó với công việc của GVMN, đặc biệt cần cải thiện cách ứng xử giữa GVMN với đồng 
nghiệp và ban giám hiệu. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM nên kết hợp với Ban 
giám hiệu các trường mầm non để tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và định 
kì về KNQLCX cho GVMN tại TPHCM. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Andries, A. M. (2011). Positive and Negative Emotions within the Organizational Context. Global 
Journal of Human Social Science, 11(9), 27-40. 
Goleman, D. (2007). Emotional intelligence – how to turn emotions into intelligence? [Tri tue xuc 
cam – Lam the nao de bien nhung cam xuc cua minh thanh tri tue?] (trans: Nguyen Kien 
Giang), Labour and Social Publisher, Hanoi, 2007. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 809-818
818 
Izard, C. E. (1992). Human emotions [Nhung cam xuc cua con nguoi] (trans: Nguyen Huu Chuong, 
Nguyen Khac Hieu, Nguyen Duong Khu), Vietnam Education Publishing House, Hanoi. 
Minitry of Education and Training (2008). Decision no 14/2008/QĐ-BGDĐT date 07/04/2008 on 
The issue of preschool regulations [Quyet dinh so 14/2008/QD-BGDDT ngay 07/04/2008 ve 
ban hanh Dieu le truong mam non], Hanoi. 
Nguyen Thi Hai (2014). Emotional management skill of pedagogical students [Ki nang quan li cam 
xuc ban than cua sinh vien su pham], Doctoral Dissertation in Psychology, Institute of Social 
Sciences - Vietnam Academy of Social Sciencces. 
Nguyen Thi Minh Hang (Ed), Tran Thanh Nam, Nguyen Ba Dat, & Nguyen Ngoc Diep (2017). 
Clinical Psychology Textbook [Giao trinh tam li hoc lam sang]. Hanoi: Vietnam National 
University Press. 
Nguyen Cong Khanh (2000). Therapeutic Psychology [Tam li tri lieu]. Hanoi: Vietnam National 
University Press. 
Nguyen Ba Phu (2016). Anxiety management skill in learning activities of students of Hue University 
[Ki nang quan li cam xuc lo au trong hoat dong hoc tap cua sinh vien Dai hoc Hue]. Doctoral 
Dissertation in Psychology, Institute of Social Sciences – Vietnam Academy of Social 
Sciencces. 
Nguyen Xuan Thuc (Ed) (2007). General Psychology Textbook [Giao trinh Tam li hoc dai cuong]. 
Hanoi: University of Education Publishing House. 
Nguyen Quang Uan (Ed) (2003). Introduction to Psychology [Tam li hoc dai cuong]. Hanoi: Vietnam 
National University Press. 
Vu Dung (Ed) (2000). Psychological dictionary [Tu dien tam li hoc]. Hanoi: Social Sciences 
Publishing House. 
FACTORS AFFECTING CHANGES IN EMOTIONAL MANAGEMENT SKILLS 
 OF PRESCHOOL TEACHERS IN HO CHI MINH CITY 
Le Thi Thanh Huyen 
Ho Chi Minh City University of Education 
Corresponding author: Le Thi Thanh Huyen – Email: huyenltt@hcmue.edu.vn 
Received: August 16, 2019; Revised: October 01, 2019; Accepted: October 28, 2019 
ABSTRACT 
The study uses document analyis and questionnaire to investigate factors affecting changes 
in emotional management skills of preschool teachers. There are 389 preschool teachers from 25 
kindergarrtens in Ho Chi Minh City joined the study. The research results show that there are six 
models predicting the changes in emotional management skills of preschool teachers. The variables 
include preschool teachers’ awareness about emotional management and emotional management 
skills, communication in schools, opportunities for promotion, temperament and work pressure and 
degree of attachment to work. The paper also suggests effective measures to help preschool teachers 
in Ho Chi Minh City improve their emotional management skills based on the results of the study. 
Keywords: emotional management skills; preschool teachers; models predicting changes 

File đính kèm:

  • pdfnhung_yeu_to_anh_huong_den_su_thay_doi_ki_nang_quan_li_cam_x.pdf