Phân loại trong nghiên cứu trống đồng - Một nhạc cụ cổ của dân tộc

Phân loại, cùng với sự hỗ trợ của một số phương pháp khác, như phân tích đồng vị chì của nguyên liệu chế tạo trống, phương pháp chế tạo thử (còn gọi là phương pháp thực nghiệm) đã giúp người nghiên cứu tiếp cận tốt với trống đồng. Từ phương pháp phân loại đầu tiên của nhà khảo cổ học người Áo Fr.Heger, đã có nhiều phương án phân loại trống đồng được công bố. Hai trong số đó là phương án phân loại của Hội nghiên cứu trống đồng cổ Trung Quốc và phương án phân loại “bổ sung và hoàn thiện” trống loại I trong hệ thống phân loại của Fr.Heger áp dụng cho trống đồng Đông Sơn, song chưa thuyết phục giới nghiên cứu trống đồng Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đã phân tích những điểm bất hợp lý và thiếu tính thực tế sau quá trình nghiên cứu khá kỹ lưỡng, từ đó đưa ra một số đề xuất cho phương án phân loại trống đồng Đông Sơn

pdf 5 trang yennguyen 5320
Bạn đang xem tài liệu "Phân loại trong nghiên cứu trống đồng - Một nhạc cụ cổ của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân loại trong nghiên cứu trống đồng - Một nhạc cụ cổ của dân tộc

Phân loại trong nghiên cứu trống đồng - Một nhạc cụ cổ của dân tộc
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
118 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
PHÂN LOẠI TRONG NGHIÊN CỨU TRỐNG ĐỒNG - MỘT 
NHẠC CỤ CỔ CỦA DÂN TỘC
Nguyễn Văn Hảo
Phân loại, cùng với sự hỗ trợ của một số phương pháp khác, như phân tích đồng vị chì của nguyên liệu chế tạo 
trống, phương pháp chế tạo thử (còn gọi là phương pháp thực 
nghiệm) đã giúp người nghiên cứu tiếp cận tốt với trống 
đồng. Từ phương pháp phân loại đầu tiên của nhà khảo cổ học 
người Áo Fr.Heger, đã có nhiều phương án phân loại trống 
đồng được công bố. Hai trong số đó là phương án phân loại 
của Hội nghiên cứu trống đồng cổ Trung Quốc và phương án 
phân loại “bổ sung và hoàn thiện” trống loại I trong hệ thống 
phân loại của Fr.Heger áp dụng cho trống đồng Đông Sơn, 
song chưa thuyết phục giới nghiên cứu trống đồng Việt Nam.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả đã phân tích những 
điểm bất hợp lý và thiếu tính thực tế sau quá trình nghiên cứu 
khá kỹ lưỡng, từ đó đưa ra một số đề xuất cho phương án phân 
loại trống đồng Đông Sơn. 
Từ khóa: Phân loại trống đồng; Phương án phân loại; 
Trống Đông Sơn; Trống Điền; Trống Vạn Gia Bá.
Viện Khảo cổ học Việt Nam
Email: haonv39@gmail.com
Ngày nhận bài: 15/5/2019
Ngày phản biện: 22/5/2019
Ngày tác giả sửa: 27/5/2019
Ngày duyệt đăng: 7/6/2019
Ngày phát hành: 21/6/2019
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/311
 I. Đặt vấn đề:
Phân loại, cùng với sự hỗ trợ của một số phương 
pháp khác, như phân tích đồng vị chì của nguyên 
liệu chế tạo trống, phương pháp chế tạo thử (còn 
gọi là phương pháp thực nghiệm) đã giúp người 
nghiên cứu tiếp cận tốt với trống đồng.
Đến nay, đã có nhiều phương án phân loại trống 
đồng được công bố: Đầu tiên, cần phải nói đó là 
phương pháp phân loại của nhà khảo cổ học người 
Áo Fr.Heger. Phân loại của ông đã được công bố 
trong cuốn sách nổi tiếng “Trống kim loại cổ Đông 
Nam Á” năm 19021. Ông đã phân 165 chiếc trống 
mà ông biết lúc đó thành 4 loại chính và 3 loại phụ, 
thành một hệ thống phân loại 7 loại trống đồng của 
Fr.Heger. Trong lúc đó Fr.Heger đã công bố chiếc 
trống Gillet II (Hà Nội), một chiếc trống điển hình 
cho loại trống Vạn Gia Bá được phát hiện sau này. 
Nhưng Fr.Heger đã xếp chiếc trống Gillet II (Hà 
Nội) ra ngoài trống loại I, cũng như hệ thống phân 
loại của mình. Ngoài ra, vào thời điểm đó, khu mộ 
của người Điền ở Thạch Trại Sơn chưa được khai 
quật, cuộc khai quật ở đây chỉ được bắt đầu từ năm 
1955 trở lại đây. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu, hệ 
thống phân loại trống của Fr.Heger là hệ thống 
phát triển của trống đồng, khởi đầu (trống loại I) là 
trống do người Lạc Việt chế tạo. do vậy Fr.Heger đã 
xếp trống Gillet II ra ngoài trống loại I, vì trống đó 
không phải là sản phẩm của người Lạc Việt. Phương 
1. Fr.Heger (1902), Trống kim loại cổ Đông Nam Á, bản dịch, lưu tại 
Thư viện Viện Khảo cổ học.
án phân loại 165 chiếc trống của Fr.Heger đã được 
đông đảo các nhà nghiên cứu trống đồng đón nhận 
và đã có ảnh hưởng rất lớn đối với giới nghiên cứu 
trống đồng ngày nay.
II. Phân loại trống đồng Đông Sơn
1. Hai phương án phân loại trống đồng được 
giới nghiên cứu quan tâm
Mặc dù, tình hình phát hiện trống đồng hiện nay 
đã khác xa so với thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 
20, nhiều trống đồng được phát hiện, con số đã lên 
tới hàng ngàn chiếc, nhiều trường hợp đã được khai 
quật khoa học và nhiều phương án phân loại đã 
được nêu ra. Ở đây, bài viết muốn nói tới phương án 
phân loại của Hội nghiên cứu trống đồng cổ Trung 
Quốc, phương án này đang được đông đảo các nhà 
nghiên cứu ở Trung Quốc và Nhật Bản ủng hộ và 
phương án phân loại “bổ sung và hoàn thiện” trống 
loại I trong hệ thống phân loại của Fr.Heger.
Trong cuốn sách lớn “Trống đồng cổ Trung 
Quốc” do Hội nghiên cứu trống đồng cổ Trung 
Quốc biên soạn, xuất bản năm 19882, các nhà nghiên 
cứu đã chia những chiếc trống do Trung Quốc phát 
hiện và những trống tàng trữ tại Trung Quốc thành 
8 loại hình khác nhau, so với hệ thống phân loại của 
Fr.Heger nhiều hơn 01 loại hình. Đó là loại hình 
Vạn Gia Bá, với Fr.Heger, trống Hillet II là chiếc 
trống có đặc điểm tương tự như trống Vạn Gia Bá 
2. Hội nghiên cứu trống đồng cổ Trung Quốc (1988), Trống đồng cổ 
Trung Quốc, Nxb. Văn Vật.
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
119Volume 8, Issue 2
và có thể coi đó là một tiêu bản điển hình của loại 
trống Vạn Gia Bá, bị xếp ra ngoài loại I, cũng như 
hệ thống phân loại của mình. Còn các nhà nghiên 
cứu ở Trung Quốc lại xếp chúng đứng đầu hệ thống 
phân loại và là cái gốc phát triển thành các loại hình 
trống trong hệ thống phân loại, trong đó trống Đông 
Sơn của Việt Nam là một nhánh phát triển nhất 
Loại hình trống tiếp theo là loại hình Thạch Trại 
Sơn, chính là loại I Heger, nhưng khác loại I Heger 
là loại hình Thạch Trại Sơn không chỉ có trống 
Đông Sơn do người Lạc Việt chế tạo. Điều đó đã 
thể hiện phân loại của các nhà nghiên cứu ở Trung 
Quốc thiếu tính khoa học; ngoài ra, đối với hệ thống 
phân loại của Fr.Heger, các nhà nghiên cứu cũng có 
những điều chỉnh không lớn, tên gọi của mỗi loại 
được đổi thành tên của nơi phát hiện ra loại trống 
mà các nhà nghiên cứu gọi trống tiêu chuẩn của loại 
hình đó Nhìn chung, phân loại trống đồng của 
các nhà nghiên cứu Trung Quốc không thoát ly khỏi 
phân loại của Fr.Heger.
Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Phạm Minh Huyền, 
Nguyễn Văn Huyên và Trinh Sinh, đồng tác giả của 
cuốn “Trống Đông Sơn” xuất bản năm 1987 đã nói: 
“Điều trước tiên cần phải nói là cách phân loại của 
Fr.Heger, chia toàn bộ (165 chiếc) trống đồng cổ 
ở Đông Nam Á thành 4 loại cơ bản (và 3 loại phụ 
- NVH) là hoàn toàn có cơ sở khoa học, chúng tôi 
tán thành cách phân loại này, nhưng đồng thời cũng 
thấy cần phải bổ sung và hoàn thiện”. Phần “bổ 
sung và hoàn thiện” đó chính là loại I Heger, các 
loại khác trong hệ thống phân loại của Fr.Heger cần 
được giữ nguyên. 
Các tác giả đã cho rằng trống loại I Heger là loại 
trống có thân chia làm ba (tang trống, thân hay lưng 
trống và chân trống), coi đó là lý do để ghép các 
trống có thân chia làm ba vào trong loại I Heger. 
Trong khi đó, trống Gillet II có thân trống chia làm 
ba, nhưng Fr.Heger không xếp vào trống loại I, mà 
xếp ra ngoài loại I cũng như hệ thống phân loại của 
mình. Đây có phải là một điểm cần bổ sung để hoàn 
thiện loại I Heger? Với hệ thống phân loại trống 
Đông Sơn, mà trống Đông Sơn là trống loại I, các 
tác giả đã giải thích: “Chúng tôi chia toàn bộ trống 
Đông Sơn thành 5 nhóm A, B, C, D và Đ, gồm 22 
kiểu khác nhau, trong đó 4 nhóm đầu (A, B, C và 
D) cơ bản gồm những trống Đông Sơn chính thống, 
là trống sản sinh trực tiếp của nền văn hóa Đông 
Sơn. Trong mỗi nhóm còn có kiểu là trống Đông 
Sơn phi chính thống, như kiểu A6, C5, D3 và D4, 
đây là những trống không sản sinh trực tiếp từ văn 
hóa Đông Sơn, những chịu ảnh hưởng sâu đậm của 
văn hóa Đông Sơn. Toàn bộ nhóm Đ là những trống 
Đông Sơn sau chính thống, ra đời khi văn hóa Đông 
Sơn đã kết thúc về cơ bản, thể hiện rõ sự chuyển 
hóa sang các trống loại khác. Việc sắp xếp các trống 
trong từng kiểu ở đây cũng có ý nghĩa sớm muộn 
theo thời gian”.
Nhìn vào hệ thống phân loại của các tác giả nói 
ở trên, chúng ta có thể nhận ra, chuỗi 5 nhóm (A, 
B, C, D và Đ) là chuỗi phát triển của trống đồng 
Đông Sơn mở rộng, là sản phẩm của nhiều dân tộc 
khác nhau, mà quá trình phát triển của trống Đông 
Sơn do người Lạc Việt chế tạo, là rường cột của 
quá trình phát triển của trống Đông Sơn mở rộng, 
do nhiều dân tộc khác nhau chế tạo. Đồng thời, từ 
quá trình phát triển của trống Đông Sơn do các tác 
giả đưa ra, là quá trình thoái hóa của trống Đông 
Sơn; nhóm trống D là nhóm trống cuối cùng của 
quá trình đó, là trống Vạn Gia Bá do dân tộc không 
phải là người Lạc Việt chế tạo, mà không đợi đến 
nhóm Đ là nhóm trống ra đời sau khi văn hóa Đông 
Sơn kết thúc. Con đường đó là sản phẩm của các tác 
giả tạo dựng nên.
2. Thực tiễn vận dụng hệ thống “bổ sung và 
hoàn thiện” vào nghiên cứu sưu tập 19 chiếc 
trống ở Lào Cai
Để hiểu rõ hơn về hệ thống phân loại “bổ sung 
và hoàn thiện” của trống loại I Heger của các tác 
giả, chúng ta hãy xem kết quả của việc vận dụng 
hệ thống đó vào nghiên cứu sưu tập 19 chiếc trống 
ở Lào Cai do chính nhà nghiên cứu Phạm Minh 
Huyền thực hiện.
Về nhóm gồm 5 ngôi mộ phát hiện ở Lào Cai 
năm 1993. Trong bài “Một trung tâm văn minh cổ 
đại đầu nguồn sông Hồng ở đất Việt” đăng trên 
Tạp chí Khảo cổ học số 1 năm 1997, Phạm Minh 
Huyền đã khẳng định, 5 ngôi mộ này là mộ của văn 
hóa Đông Sơn và 19 chiếc trống phát hiện trong 
5 ngôi mộ này “đều thuộc trống loại I Heger, tức 
là thuộc trống Đông Sơn”, nhưng 19 chiếc trống 
này có 11 trống do người thợ Đông Sơn chế tạo và 
gọi trống mang “phong cách Đông Sơn”, 5 trống 
do người Điền chế tạo và gọi là trống mang phong 
cách Thạch Trại Sơn, và 2 trống mang phong cách 
Vạn Gia Bá, được đưa đến đây từ Vân Nam (Trung 
Quốc), chúng đã được Phạm Minh Huyền xếp vào 
các kiểu khác nhau của các nhóm trống khác nhau 
(xem bảng dưới đây, bảng do tác giả đã lồng hai 
bảng phân loại, 1 trong cuốn “Trống Đông Sơn” 
của các tác giả và 1 trong bài báo nói ở trên).
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
120 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
- 11 trống mang phong cách Đông Sơn được xếp 
vào kiểu A1, A2, A4, A5; kiểu B3 và kiểu C1.
- 05 trống mang phong cách Thạch Trại Sơn 
được xếp vào kiểu A6, kiểu cuối cùng của nhóm A.
- 02 trống mang phong cách Vạn Gia Bá được 
xếp vào kiểu D3 và D4, thuộc nhóm cuối cùng 
của quá trình phát triển của trống Đông Sơn chính 
thống.
Trước tiên, 05 ngôi mộ này là mộ của dân tộc 
nào? Để xác định những ngôi mộ này thuộc văn 
hóa nào, chủ của ngôi mộ là ai?... chủ yếu phải dựa 
vào đồ tùy táng để biết chúng là hiện vật của văn 
hóa nào. Theo nhà nghiên cứu Phạm Minh Huyền: 
Trong 19 trống có 11 trống do người thợ Đông Sơn 
chế tạo, còn lại là do người Điền và một dân tộc nào 
đó chế tạo. Ngoài ra, trong đồ tùy táng còn có hàng 
chục chiếc chuông đồng, hàng chục chiếc kiếm 
sắt, đồ trang sức ngựa, nồi đồng, gương đồng và 
đồ bằng bạc là hiện vật của văn hóa Điền, hiện 
vật của văn hóa Hán, trong đó hiện vật Hán chiếm 
ưu thế, không có bất kỳ hiện vật nào khác là của 
văn hóa Đông Sơn. Trong khu mộ của người Điền 
cũng có một vài ngôi mộ chôn theo 2, 3 chiếc trống 
đồng. Trong số trống đồng phát hiện ở đây, trống 
Đông Sơn do người Lạc Việt chế tác chiếm chủ yếu, 
đó là một đặc điểm của người Điền có chôn theo 
trống đồng. Với những căn cứ đó, 05 ngôi mộ ở Lào 
Cai năm 1993 là mộ của người Điền, của văn hóa 
Điền, mà không phải là mộ của văn hóa Đông Sơn, 
như Phạm Minh Huyền đã khẳng định. Dựa vào nội 
dung của bộ đồ tùy táng, những ngôi mộ này thuộc 
loại mộ thứ hai, có niên đại từ cuối Tây Hán đến sơ 
kỳ Đông Hán. Vào khoảng thời gian này, nước Điền 
đang lâm vào suy vong và đến sau trung kỳ Đông 
Hán, nước Điền hoàn toàn biến mất trong lịch sử 
ở Vân Nam. Sự xuất hiện của nhóm binh sĩ người 
Điền ở Lào Cai là một chứng cứ lịch sử cụ thể của 
nước Điền trong thời kỳ lịch sử này.
Trở lại với 19 chiếc trống phát hiện trong 05 
ngôi mộ. Trong thực địa, chúng được phát hiện 
cùng trong 05 ngôi mộ, có cùng một niên đại, chứng 
tỏ các loại trống do ba dân tộc chế tạo lúc đó đã có 
một quá trình phát triển song hành với nhau. Đây là 
một trường hợp rất ít được phát hiện, nó có ý nghĩa 
quan trọng trong việc nghiên cứu quan hệ giữa ba 
loại trống: Trống Đông Sơn, trống Điền và trống 
Vạn Gia Bá. Nhưng khi chúng được xếp vào bảng 
phân loại “bổ sung và hoàn thiện” của các tác giả, 
chúng ta không đọc được thông tin có giá trị đó, 
đồng thời chúng đã bị phân tán đưa vào các kiểu 
khác nhau vào những niên đại khác nhau của quá 
trình phát triển của trống Đông Sơn, niên đại của 
chúng có được khi chúng còn ở thực địa, còn tồn tại 
trong 05 ngôi mộ, đã bị đẩy lên khá sớm, có trống 
đã bị đẩy sớm hơn đến bảy thế kỷ Khi ở thực địa, 
19 chiếc trống cùng tồn tại trong 05 ngôi mộ, nhưng 
khi sắp đặt chúng vào hệ thống phân loại của các 
nhà nghiên cứu trống đồng lập ra, chúng trở thành 
những mốc phát triển trên con đường phát triển của 
trống Đông Sơn, một loại trống do nhiều dân tộc ở 
những vùng miền khác nhau cùng sáng tạo ra. Đến 
đây, đã có thể nói hệ thống phân loại “bổ sung và 
hoàn thiện” của các nhà nghiên cứu chúng ta lập ra 
không có cơ sở khoa học và không mang tính thực 
tiễn
III. Một số đề xuất phân loại trống đồng
Đứng trước một sưu tập trống đồ sộ và đa dạng 
như hiện nay, khi tiếp cận với chúng, công việc đầu 
tiên cần phải làm là phân chúng thành những sưu 
tập trống của từng dân tộc đã chế tạo ra chúng. Và 
bước tiếp theo là xem xét nội dung, cũng như quá 
trình phát triển của từng sưu tập, của từng dân tộc. 
Đó cũng là bước đi cơ bản khi tiếp cận 165 chiếc 
trống của Fr.Heger.
Trong bước đi đầu tiên, phân định tộc thuộc của 
trống, những chiếc trống đó là sản phẩm của dân 
tộc nào? Tác giả cuốn “Trống đồng cổ Trung Quốc” 
đã dựa vào ghi chép của sách cổ, nơi phát hiện ra 
loại hình trống đó để biết đã từng có dân tộc nào 
sinh sống, họ là người chế tạo ra loại hình trống 
đó. Do vậy dẫn đến tình trạng có loại hình trống 
như loại hình Thạch Trại Sơn, có tới 06 dân tộc 
(Điền, Lao Tẩm, Mi Mạc, Dạ Lang, Câu Đinh và 
Lạc Việt) cùng chế tạo ra loại hình trống này Ghi 
chép trong sử sách cổ là quan trọng, nhưng khi xem 
xét chủ nhân của trống đồng, những ghi chép đó chỉ 
có ý nghĩa tham khảo, còn căn cứ cơ bản phải từ di 
vật, nghĩa là từ trống đồng, hoa văn trang trí trên 
trống đồng là tiêu chí quan trọng. Hoa văn trang trí 
trên trống không liên quan đến chức năng âm nhạc 
của trống, mà cơ sở của hoa văn trang trí đó là sự 
tái hiện tiêu chí của dân tộc đã sáng chế ra trống. 
Cũng từ hoa văn trang trí, chúng ta có thể truy tìm 
nguồn gốc của chiếc trống đồng phát hiện ở những 
nơi ngoài phạm vi phân bố của văn hóa đã sản sinh 
ra chúng
Hoa văn trang trí trên trống Đông Sơn gồm 02 
loại chính: Hoa văn hình học, thể hiện thành băng 
dài trên mặt trống, trên thân trống. Hoa văn hình 
học là biểu thị nguồn gốc của văn hóa Đông Sơn, 
sinh ra từ văn hóa trước đó như văn hóa Gò Mun. 
Loại thứ hai là loại hoa văn tả thực, ghi lại hình ảnh 
con người đã sáng tạo ra văn hóa Đông Sơn, ghi 
lại cảnh múa hát, lễ hội, cũng như các hoạt động 
thường nhật của con người thông qua hình ảnh của 
những quen vật có quan hệ mật thiết trong đời sống 
con người, như các loại hải, thủy sản, các loài chim 
chuyên sống ở vùng đồng bằng sông nước thể 
hiện môi trường sống của chủ nhân văn hóa là vùng 
đồng bằng ven biển. Theo sách “Hậu Hán thư – Mã 
Viện truyện”, khi Mã Viện vào vùng đất Giao Chỉ - 
vùng đồng bằng sông Hồng ngày nay – trấn át cuộc 
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đã lấy trống đồng 
của người Lạc Việt làm nguyên liệu chế tạo tượng 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
121Volume 8, Issue 2
ngựa mang về hiến lên thượng cấp Điều đó đã 
xác nhận chủ nhân của văn hóa Đông Sơn, trong đó 
trống đồng là hiện vật tiêu biểu, là người Lạc Việt. 
Hoa văn trang trí trên trống đồng không phải là hoa 
văn trống đồng, mà là hoa văn của văn hóa Đông 
Sơn, được thể hiện trên hầu hết hiện vật điển hình 
của văn hóa Đông Sơn, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi 
hoa văn Đông Sơn là hoa văn “người lông chim”, 
hình ảnh “người lông chim” là hình ảnh chủ thể của 
loại hoa văn này.
Trống Đông Sơn không chỉ là loại trống có trang 
trí hoa văn “người lông chim”, mà còn là loại trống 
có nhiều loại khác nhau. Kích thước của trống to 
nhỏ khác nhau đã có ảnh hưởng rất lớn đến âm 
thanh của trống, ảnh hưởng đến âm vực, âm sắc của 
trống. Điều đó đã khiến trống Đông Sơn đáp ứng 
được nhu cầu của cuộc sống, khiến trống Đông Sơn 
có sức sống mãnh liệt, khác với trống đồng của các 
dân tộc khác như trống Điền, trống Vạn Gia Bá. Vì 
người đã khuất, có trống minh khí; trống minh khí 
là loại trống thu nhỏ của trống thực dụng, nó không 
có chức năng là nhạc cụ. Trống thực dụng là loại 
nhạc cụ, vì người đang sống mà nó được chế tạo. 
Trống thực dụng cũng có kích thước khác nhau, loại 
lớn tiêu biểu là chiếc Ngọc Lũ, đến nay đã phát hiện 
hơn chục chiếc, phát hiện nhiều nhất lại là loại trống 
có kích thước trung bình. Trong những làng nghề 
chuyên làm trống hiện nay, sản phẩm làm ra cũng 
có nhiều kích thước lớn, bé khác nhau. Mỗi lần 
đánh trống biểu diễn trong lễ hội, chiếc trống lớn 
luôn được đặt ở giữa, chung quanh hoặc hai hàng 
trống ở hai bên là trống có kích thước nhỏ hơn. Do 
đặc tính của trống lớn vang to, trầm hùng, trống lớn 
có nhiệm vụ “giữ nhịp”, dân gian gọi là trống cái. 
Các trống có kích thước nhỏ xếp chung quanh là 
trống quân. Trống đồng có kích thước lớn như trống 
Ngọc Lũ, xứng đáng được gọi là “trống cái” của 
trống đồng Đông Sơn, cũng vì vậy, trống có kích 
thước lớn để tôn vinh vai trò của trống, nên thường 
được trang trí đẹp, nổi trội hơn Kích thước lớn và 
hoa văn trang trí đẹp trên trống Ngọc Lũ không 
phải là tiêu chí của niên đại sớm, như tác giả “trống 
Đông Sơn” đã khẳng định.
Bước cuối, xem xét trống Đông Sơn, trống do 
người Lạc Việt chế tạo đã có quá trình phát triển 
như thế nào? Để có được kết quả tốt, đòi hỏi có 
nhiều trường hợp được công tác khai quật khảo cổ 
triển khai tốt, mà không phải là những cuộc săn 
lùng đồ cổ. Cột mốc niên đại được dựng lên, phác 
họa dần con đường phát triển của trống Đông Sơn, 
trống Đông Sơn đang được phát hiện, phạm vi phân 
bố của trống Đông Sơn đang mở rộng về phía nam 
đến tận vùng đất Tây Nguyên hiện nay
IV. Kết luận
Như vậy, từ phương pháp phân loại đầu tiên của 
nhà khảo cổ học người Áo Fr.Heger, đã có nhiều 
phương án phân loại trống đồng được công bố. Hai 
trong số đó là phương án phân loại của Hội nghiên 
cứu trống đồng cổ Trung Quốc và phương án phân 
loại “bổ sung và hoàn thiện” trống loại I trong hệ 
thống phân loại của Fr.Heger áp dụng cho trống 
đồng Đông Sơn, song chưa thuyết phục giới nghiên 
cứu trống đồng Việt Nam. 
Từ quá trình nghiên cứu và thực tiễn vận dụng 
phương án phân loại “bổ sung và hoàn thiện” vào 
nghiên cứu sưu tập 19 chiếc trống ở Lào Cai, có 
thể rút ra một số điều mang tính nguyên tắc trong 
phân loại trống đồng nói riêng và các di vật khác 
của khảo cổ nói chung:
- Đối tượng phân loại cần được tôn trọng tuyệt 
đối, không có sự gia giảm của người nghiên cứu.
- Tiêu chí phân loại cần phù hợp với mục tiêu 
của phân loại.
- Phân loại cần tiến hành thành từng bước cụ thể.
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
122 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
CLASSIFICATION IN BRONZE DRUMS RESEARCH – AN ANCIENT 
INSTRUMENT OF THE NATION
Nguyen Van Hao
 Abstract: Classification, along with the support of a number 
of other methods, such as lead isotope analysis of drum material, 
test method (also called experimental method)... helped the 
researcher approach good with bronze drums. From the first 
classification method of Austrian archaeologist Fr.Heger, there 
were many plans for classifying bronze drums published. Two 
of them are the classification plan of the Research Society of 
Chinese ancient bronze drums and Class I “classification and 
supplementation” in Fr.Heger’s classification system applied 
to Dong Son drums. However, they have not convinced the 
research community of Vietnamese bronze drums.
In this article, the author has analyzed the irrational and 
the lack of practicality points after the research process is 
quite thorough, thereby giving some suggestions for the 
classification of Dong Son drums.
Keywords: Classification of bronze drums; Classification 
plan; Dong Son drum; Dien drum; Van Gia Ba drum.
Institute of Archaeology
Email: haonv39@gmail.com
Received: 15/5/2019
Reviewed: 22/5/2019
Revised: 27/5/2019
Accepted: 7/6/2019
Released: 21/6/2019
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/311
Tài liệu tham khảo
Phạm Minh Huyền (1977), Một trung tâm văn 
minh cổ đại đầu nguồn sông Hồng ở đất Việt, 
Tạp chí Khảo cổ học số 1/1977. 
Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trinh 
Sinh (1977), Trống Đông Sơn, Nxb. Khoa học 
Xã hội.
Fr.Heger (1902), Trống kim loại cổ Đông Nam 
Á, bản dịch, lưu tại Thư viện Viện Khảo cổ 
học.
Hội nghiên cứu trống đồng cổ Trung Quốc 
(1988), Trống đồng cổ Trung Quốc, Nxb. 
Văn Vật.

File đính kèm:

  • pdfphan_loai_trong_nghien_cuu_trong_dong_mot_nhac_cu_co_cua_dan.pdf