Phân tích công việc - Giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý viên chức tại Đại học Huế
TÓM TẮT
Phân tích công việc là hoạt động mang tính nền tảng của quản lý nhân sự. Để góp phần
giúp các nhà quản lý có một cái nhìn tổng quát, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng, chỉ
ra được những bất cập trong phân tích công việc tại cơ quan Đại học (ĐH) Huế và đề xuất các nội
dung nhằm hoàn thiện phân tích công việc, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ viên chức
tại cơ quan ĐH Huế trong giai đoạn hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích công việc - Giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý viên chức tại Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích công việc - Giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý viên chức tại Đại học Huế
59 Phân tích công việc . . . 1. Đặt vấn đề Ngày nay, vai trò và tầm quan trọng của con người trong tổ chức đã được mọi người, mọi tổ chức thừa nhận. Điều này được khẳng định qua công tác quản lý nhân sự đang ngày càng được đặc biệt quan tâm, coi trọng. Tổ chức hình thành nên bởi con người, vận hành bởi con người, nguồn nhân lực quản lý mọi nguồn lực khác trong tổ chức, con người là yếu tố quyết định sự tồn tại và đi lên, sự thành bại của tổ chức. Tổ chức muốn đạt các mục tiêu đề ra thì phải xây dựng cho mình một đội ngũ người lao động đảm bảo đủ số lượng với mức trình độ và kỹ nĕng phù hợp và phải tổ chức quản lý người lao động một cách hợp lý, hiệu quả; công tác quản lý nhân sự phải được thực hiện sao cho có thể khai thác, phát huy tối đa tiềm nĕng, lợi thế của nguồn nhân lực. Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết và cần phải thực hiện tốt của PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC - GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC TẠI ĐẠI HỌC HUẾ Phan Minh Tiến*, Phạm Thế Kiên** TÓM TẮT Phân tích công việc là hoạt động mang tính nền tảng của quản lý nhân sự. Để góp phần giúp các nhà quản lý có một cái nhìn tổng quát, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng, chỉ ra được những bất cập trong phân tích công việc tại cơ quan Đại học (ĐH) Huế và đề xuất các nội dung nhằm hoàn thiện phân tích công việc, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ viên chức tại cơ quan ĐH Huế trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Phân tích, công việc, công cụ đo lường, đánh giá, quản lý, đại học HuếJOB ANALYSIS - KEY SOLUTION TO IMPROVE STAFF MANAGEMENT EFFECTIVENESS IN HUE UNIVERSITY SUMMARY Work analysis is a fundamental activity of personnel management. In order to help administrators have a general overview, we have carried out studies on the real situation to show shortcomings in work analysis in Hue University’s functional ofices and propose measures for it better, contributing to improving staff management effect in Hue University’s functional ofices currently. Key word: Analysis, work, measure to improve, management , Hue univesrity * PGS.TS. Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ** Ths. Ban Thanh ta – Pháp chế, Đại học Huế 60 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät các nhà quản lý, là hoạt động mang tính nền tảng của quản lý nhân sự. Phân tích công việc là quá trình thu thập, xử lý, đánh giá thông tin về công việc một cách có hệ thống nhằm xác định, làm rõ bản chất của từng công việc; đồng thời xây dựng được Bản mô tả công việc, Bản tiêu chuẩn vị trí việc làm và Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc để giúp nhà quản lý làm tốt những công tác khác của quản lý nhân sự như: định biên, xây dựng vị trí việc làm, tuyển dụng lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, 2. Thực trạng phân tích công việc tại Đại học Huế Cơ quan ĐH Huế bao gồm Vĕn phòng và các Ban chức nĕng, là những bộ phận tham mưu giúp Giám đốc ĐH Huế quản lý, điều hành, thực hiện mọi hoạt động của ĐH Huế; đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc. Tính đến tháng 01/2013, cơ quan ĐH Huế có tổng cộng 143 viên chức làm việc ở 16 bộ phận gồm có Vĕn phòng ĐH Huế, các Ban chức nĕng, Trung tâm Công nghệ thông tin và các Vĕn phòng đoàn thể. Phân tích công việc tại cơ quan ĐH Huế đã được triển khai thực hiện nhưng thực hiện chưa hoàn thiện: từ việc tổ chức thực hiện, hệ thống các vĕn bản phân tích công việc cho đến việc ứng dụng kết quả của phân tích công việc vào các hoạt động quản lý nhân sự khác tại cơ quan. Thực tế này đang gây ra cho cơ quan những khó khĕn nhất định trong công tác quản lý nhân sự. 2.1. Cách thức tiến hành phân tích công việc Phân tích công việc tại cơ quan ĐH Huế được thực hiện theo cách thức sau đây: - Giám đốc ĐH Huế đã chỉ đạo cho Ban Tổ chức Nhân sự phối hợp với các Bộ phận chức nĕng khác (Vĕn phòng, các Ban chức nĕng...) trong cơ quan thực hiện phân tích công việc để đảm bảo sự phân công rõ ràng trong nhiệm vụ giữa các viên chức làm các công việc khác nhau, để giúp cho viên chức hiểu rõ mình cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì (mô tả, định danh công việc). - Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc ĐH Huế, Ban Tổ chức Nhân sự đã đề nghị Trưởng các Bộ phận chức nĕng thực hiện công tác định danh công việc cho tất cả các viên chức. - Trưởng các Bộ phận chức nĕng chủ yếu bằng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, bằng sự hiểu biết về các công việc, bằng kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực của Bộ phận mình; một phần kết hợp với thông qua hàng ngày làm việc cùng viên chức trong Bộ phận nên có thể quan sát quá trình thực hiện công việc của họ và có thể có những trao đổi, thảo luận ngắn, không mang tính chính thức với họ để bổ sung thông tin về những nhiệm vụ cần thực hiện từ đó Trưởng các Bộ phận chức nĕng trực tiếp viết vĕn bản phân tích công việc, cụ thể là bản phân công công việc/ nhiệm vụ. - Sau khi Trưởng các Bộ phận chức nĕng đã xây dựng được bản phân công công việc/ nhiệm vụ, vĕn bản này được đưa cho viên chức trong Bộ phận đọc và đề xuất ý kiến đóng góp. - Trưởng các Bộ phận chức nĕng giao bản phân công việc/nhiệm vụ cho Ban Tổ chức Nhân sự để lưu và làm cơ sở giúp Ban Tổ chức Nhân sự nắm tình hình để báo cáo Ban Giám đốc. Như vậy: - Phân tích công việc đã được các Bộ phận thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Giám 61 Phân tích công việc . . . đốc thông qua Ban Tổ chức Nhân sự, với mục đích của phân tích công việc là giúp viên chức cơ quan nắm được mình có những nhiệm vụ gì, giúp Ban Tổ chức Nhân sự cơ bản nắm được tình hình nhân sự và công việc các viên chức đang thực hiện. Tuy nhiên, do chưa nhận thức rõ được vai trò, ý nghĩa và mục đích của phân tích công việc, các viên chức quản lý trực tiếp ở các Bộ phận chức nĕng cho rằng phân tích công việc là công việc chỉ riêng của Ban Tổ chức Nhân sự, họ không mấy quan tâm đến vấn đề này và thường chỉ cung cấp thông tin cho Ban Tổ chức Nhân sự theo kiểu mô tả nhiệm vụ. Bên cạnh đó, viên chức chuyên môn của cơ quan, có nhiều người vẫn chưa nắm được phân tích công việc là hoạt động gì? Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp thông tin cho phân tích công việc cũng như ảnh hưởng đến thái độ làm việc của viên chức. - Người chịu trách nhiệm thực hiện phân tích công việc được Ban Tổ chức Nhân sự giao cho Trưởng các Bộ phận chức nĕng chứ không phải viên chức của Ban Tổ chức Nhân sự hoặc các chuyên gia phân tích công việc thuê bên ngoài cơ quan. Trưởng các Bộ phận chức nĕng thường là những người có kiến thức sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm làm việc lâu nĕm trong lĩnh vực mình đang quản lý. Họ là người giám sát, quản lý trực tiếp, phân công công việc, nhiệm vụ cho từng viên chức trong Bộ phận mình, yêu cầu người viên chức thực hiện công việc như thế nào và phải đạt kết quả ra sao; hàng ngày, Trưởng các Bộ phận chức nĕng có thể làm việc cùng viên chức nên họ dễ dàng quan sát quá trình làm việc và tiếp xúc trực tiếp với viên chức hơn. Vì vậy Trưởng các Bộ phận chức nĕng là người hiểu rõ nhất về các công việc của Bộ phận mình. Đó là ưu điểm của việc Trưởng các Bộ phận chức nĕng là người thực hiện phân tích công việc vì khi đó các thông tin trong vĕn bản phân tích công việc đảm bảo chính xác, đầy đủ và sát thực hơn. Hơn nữa, như thế còn tiết kiệm thời gian, do trong cùng một khoảng thời gian các bộ phận khác nhau có thể cùng tiến hành viết vĕn bản phân tích công việc cho Bộ phận mình. Tuy nhiên, Trưởng các Bộ phận chức nĕng là những người có chuyên môn không thuộc lĩnh vực nhân sự, họ không có hoặc rất hạn chế về kiến thức, kỹ nĕng phân tích công việc, như: lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin hay kỹ nĕng viết vĕn bản phân tích công việc... Cơ quan cũng chưa có sự đào tạo, Ban Tổ chức Nhân sự chưa có hướng dẫn cho Trưởng các Bộ phận chức nĕng về phân tích công việc. Ngoài ra, Trưởng các Bộ phận chức nĕng cũng có thể vì sự nể nang, vì số lượng biên chế cho bộ phận đã có sẵn, nên vẫn có những viên chức được “chia thêm” công việc nhằm đảm bảo có việc để làm nhưng lại hầu như không thực hiện công việc đó. - Trưởng các Bộ phận chức nĕng không tiến hành lựa chọn phương pháp thu thập thông tin và cũng không có phương pháp thu thập thông tin rõ ràng. Quá trình thu thập thông tin và xử lý thông tin hầu như không có. Trưởng các Bộ phận chức nĕng viết bản phân công công việc/ nhiệm vụ chủ yếu dựa vào sự hiểu biết của mình về các công việc, chứ không có sự thu thập thông tin từ viên chức, nếu có cũng chỉ là những cuộc nói chuyện, thảo luận ngắn mang tính không chính thức với viên chức. 2.2. Hệ thống vĕn bản phân tích công việc Dựa trên Quy định về chức nĕng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vĕn phòng và các 62 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät Ban chức nĕng, cơ quan đã xây dựng được Bản mô tả công việc cho tất cả viên chức ở các Bộ phận trong cơ quan. Bản mô tả công việc đã nêu ra những nhiệm vụ và phần nào là trách nhiệm mà viên chức ở từng vị trí việc làm đã xác định phải thực hiện. Tuy nhiên, các Bộ phận chức nĕng thuộc cơ quan ĐH Huế vẫn chưa xây dựng được Bản tiêu chuẩn vị trí việc làm và Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đó là các đòi hỏi của công việc đối với viên chức về trình độ chuyên môn, kỹ nĕng, kinh nghiệm cần phải có, các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và các yêu cầu cụ thể khác trong tiêu chuẩn vị trí việc làm; và hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí về mặt định lượng hoặc định tính phản ánh yêu cầu hoàn thành công việc về số lượng, chất lượng, thời gian trong tiêu chuẩn thực hiện công việc. 2.3. Việc ứng dụng kết quả của phân tích công việc vào một số hoạt động quản lý nhân sự tại cơ quan Phân tích công việc tiến hành chưa đầy đủ đã có những ảnh hưởng rất lớn mang tính chất không tích cực tới sự hiệu quả trong thực hiện các công tác khác của quản lý nhân sự. Việc ứng dụng kết quả của phân tích công việc vào việc thực hiện các hoạt động quản lý nhân sự khác tại cơ quan như tuyển dụng, đánh giá, đào tạo... hầu như chưa có. 2.3.1. Với các hoạt động tuyển dụng nhân sự Hiện tại ĐH Huế đang có chủ trương giảm biên chế, chuyển đổi vị trí trong khối cơ quan nhưng công tác tuyển dụng vẫn đang được thực hiện. Thông báo tuyển dụng được đĕng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phần quảng cáo tuyển dụng thường không mô tả cụ thể các nhiệm vụ, trách nhiệm của công việc mà trình bày tóm tắt những thông tin rất cơ bản về công việc, đảm bảo ngắn gọn để thu hút người đọc và tiết kiệm chi phí quảng cáo. Phần mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng của cơ quan nêu ra ngắn gọn những nhiệm vụ chính của công việc. Phần này chủ yếu do các Bộ phận chức nĕng cần tuyển viên chức tự viết nên, họ có thể chắt lọc từ những thông tin trong bản mô tả, định danh công việc của một vị trí nào đó ở Bộ phận mình. Do bản mô tả, định danh công việc của cơ quan chưa có phần yêu cầu của công việc đối với người thực hiện nên khi cơ quan cần tuyển dụng viên chức ở vị trí nào thì sẽ xây dựng yêu cầu tuyển dụng và tiêu thức tuyển chọn ở vị trí đó. Phần này cũng chủ yếu do các Bộ phận chức nĕng cần tuyển dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết của mình về công việc cần tuyển người, trong sự kết hợp với Ban Tổ chức Nhân sự và theo xu hướng chung của thị trường tuyển dụng để xác định nên. Điều đó dẫn đến tình trạng là mặc dù đã phân định rõ chức nĕng, nhiệm vụ của từng Bộ phận và xác định rõ hệ thống công việc của cơ quan nhưng tiêu chuẩn về chuyên môn cho từng vị trí, tiêu chuẩn để đề bạt viên chức quản lý vẫn còn chung chung, chưa được lượng hóa. Ngoài ra, công tác tuyển chọn viên chức chưa bảo đảm mục tiêu tìm người phù hợp công việc, mặc dù việc tuyển chọn viên chức đã được thực hiện chặt chẽ hơn, nhưng những chỉ tiêu, đối tượng và tiêu chuẩn vẫn còn chung chung, chưa thể hiện được tính chuyên môn hóa, chưa thấy được sự khác biệt cho các vị trí công việc khác nhau. 2.3.2. Với việc đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ viên chức Hiện tại, công tác đánh giá thực hiện công việc tại cơ quan chỉ mang tính hình thức do cơ quan chưa xây dựng được hệ thống đánh thực hiện công việc, công tác đánh giá hàng nĕm 63 Phân tích công việc . . . chủ yếu dựa vào kiểm điểm tập thể theo các tiêu chí chung còn nặng về hình thức như chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước; thái độ, ý thức công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao; thời gian làm việc thực tế... của viên chức nên chưa phản ánh chính xác kết quả làm việc, chưa thực sự gắn với các nhiệm vụ cụ thể mà viên chức đang thực hiện. Bên cạnh đó, phần lớn kết quả thực hiện công việc của viên chức trong cơ quan khó định lượng; bản phân công công việc/nhiệm vụ chưa đầy đủ, đặc biệt chưa đưa ra được các chỉ tiêu, tiêu chí về mặt định lượng hoặc định tính phản ánh yêu cầu hoàn thành công việc về số lượng, chất lượng, thời gian nên rất khó để cơ quan xây dựng được hệ thống đánh giá. 2.3.3. Với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hệ thống vĕn bản phân tích công việc chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là chưa xây dựng được Bản tiêu chuẩn vị trí việc làm và Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc nên việc xác định nhu cầu đào tạo về trình độ chuyên môn, về kỹ nĕng nghề nghiệp nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nâng cao nĕng lực làm việc hiện tại của viên chức cũng như làm quen, thích ứng với vị trí công việc, việc làm mới do tuyển dụng, thuyên chuyển, bổ nhiệm còn gặp rất nhiều khó khĕn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự cĕn cứ vào hệ thống chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng vị trí trong từng Bộ phận chức nĕng ở cơ quan mà chủ yếu dựa trên việc nâng cao trình độ đáp ứng tiêu chuẩn chung của một viên chức làm việc tại cơ quan ĐH Huế. 3. Đề xuất một số nội dung hoàn thiện phân tích công việc tại Đại học Huế Để phân tích công việc trở thành công cụ đắc lực trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân sự tại Đại học Huế, theo chúng tôi, cần thực hiện tốt các nội dung sau đây: 3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phân tích công việc Nhận thức là một yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động của mỗi cá nhân, có nhận thức đúng thì con người mới có hành động đúng. Mọi hoạt động của con người đều thể hiện mối liên hệ giữa ý thức và hành động, những biểu hiện bên ngoài đều có khởi nguồn từ nhận thức bên trong. Hiệu quả phân tích công việc tại cơ quan sẽ được nâng cao và ngày càng hoàn thiện khi nhận thức của Thủ trưởng cơ quan, viên chức quản lý trực tiếp và viên chức thực hiện công việc tại các Bộ phận chức nĕng diễn ra đồng bộ cùng một lúc. Để thực hiện được điều này, cần phải: * Đối với Thủ trưởng cơ quan: - Cần phải ý thức được phân tích công việc là nền tảng của quản lý nhân sự, là một trong những giải pháp quan trọng cần được chú trọng và triển khai cụ thể trong cơ quan ĐH Huế. - Chỉ đạo Ban Tổ chức Nhân sự làm đầu mối lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quy trình phân tích công việc trong toàn cơ quan. * Đối với viên chức quản lý trực tiếp: Với nhiệm vụ là phối hợp với viên chức phân tích công việc tạo điều kiện và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về công việc trong bộ phận mình quản lý và tham gia viết các vĕn bản cho công việc; cũng là người trực tiếp giúp đỡ cho Ban Tổ chức Nhân sự trong việc lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quy trình phân tích công việc trong cơ quan và là những người áp dụng các kết quả của phân tích công việc vào trong công việc quản lý. Bản thân mỗi viên chức quản lý 64 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät trực tiếp không chỉ hiểu mà còn giúp cho viên chức thực hiện công việc tại Bộ phận mình thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của phân tích công việc thông qua trao đổi công việc, các buổi họp Ban, họp Chi bộ để từ đó cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ về công việc. * Đối với viên chức thực hiện công việc tại các Bộ phận chức nĕng: Viên chức thực hiện công việc tại các Bộ phận chức nĕng là người trực tiếp tham gia thực hiện công việc tương ứng với vị trí công việc của mình. Thông tin liên quan đến các nội dung phân tích công việc chủ yếu được thu thập thông qua những viên chức này. Vì vậy, chỉ khi nào Viên chức thực hiện công việc tại các Bộ phận chức nĕng nhận thức được tầm quan trọng của phân tích công việc thì họ mới cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ về công việc. Ban Tổ chức Nhân sự cần có trách nhiệm chức buổi nói chuyện với viên chức toàn cơ quan nhằm phổ biến về phân tích công việc nói riêng và các hoạt động quản trị nhân lực khác nói chung. Qua buổi nói chuyện đó, viên chức hiểu thêm về tầm quan trọng của phân tích công việc, quyền lợi của từng viên chức khi cơ quan thực hiện tốt công tác này, đồng thời có thể nói lên các nguyện vọng và khó khĕn của công việc để tìm ra các biện pháp khắc phục cũng như hiểu thêm về công việc, từ đó có được sự thống nhất giữa các bên liên quan thì việc tiến hành phân tích công việc sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn. 3.2. Đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên trách thực hiện phân tích công việc Viên chức ở các Bộ phận chức nĕng đã cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về công việc, nhưng nếu không xử lý được hoặc xử lý không tốt thì kết quả cũng sẽ không tốt. Do đó để thu thập và xử lý được các thông tin, cần phải có những người có đầy đủ những kiến thức, kỹ nĕng, kinh nghiệm cần thiết về phân tích công việc để có thể đưa ra được những kết quả cuối cùng của phân tích công việc có thể làm cơ sở cho các hoạt động khác của quản lý đội ngũ viên chức. Trong việc thực hiện phân tích công việc, viên chức phụ trách công tác này của Ban Tổ chức Nhân sự là người trực tiếp tham gia thực hiện. Họ là người nắm được rõ nhất ý nghĩa, mục đích của phân tích công việc, là những người trực tiếp đi thu thập thông tin, thiết kế các vĕn bản mẫu cũng như thiết kế phiếu thu thập thông tin, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến quản trị nhân lực. Điều kiện tiên quyết để phân tích công việc đạt hiệu quả đó là viên chức phụ trách việc thực hiện phân tích công việc cần được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, các kỹ nĕng cần thiết như giao tiếp, thuyết phục, làm việc nhóm. Cơ quan có thể tiến hành đào tạo các viên chức chuyên trách như cử đi học tại các trường chính quy, tham gia các lớp do doanh nghiệp tổ chức, tham gia các buổi hội thảo về phân tích công việc hoặc mời các chuyên gia đến nói chuyện và cử các nhân sự tham dự học hỏi kinh nghiệm. 3.3. Xây dựng quy trình thực hiện phân tích công việc Quy trình thực hiện phân tích công việc là một trong những nội dung quan trọng quyết định hiệu quả phân tích công việc. Để thực hiện được điều này, Ban Tổ chức Nhân sự là đầu mối tổ chức thực hiện, xây dựng quy trình phân tích công việc phù hợp với thực tế của cơ quan, các bước được xây dựng cụ thể và sắp xếp rõ ràng, để giúp chính Ban Tổ chức Nhân sự và viên chức phân tích công việc biết mình phải làm những gì, theo trình 65 Phân tích công việc . . . tự nào, tránh cắt xén các bước hay thực hiện lộn xộn giữa các bước, cụ thể: - Trước hết, phải xác định mục đích của phân tích công việc và công việc cần phân tích. Từ đó xác định loại thông tin liên quan đến công việc cần thu thập, mức độ chi tiết cần tìm hiểu của mỗi loại thông tin. Phân tích công việc tại cơ quan cần được tiến hành phân tích theo từng vị trí việc làm. - Thứ hai, phải xây dựng được mẫu cho vĕn bản phân tích công việc và lựa chọn viên chức tham gia phân tích công việc. Vĕn bản phân tích công việc gồm có Bản mô tả công việc, Bản tiêu chuẩn vị trí việc làm và Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Nội dung Bản mô tả công việc phải có đầy đủ các thông tin về tên công việc, công việc cần thực hiện và điều kiện làm việc; Bản tiêu chuẩn vị trí việc làm phải có đầy đủ các thông tin về trình độ chuyên môn, kỹ nĕng, kinh nghiệm cần phải có, các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và các yêu cầu cụ thể khác trong tiêu chuẩn vị trí việc làm; Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc phải có đầy đủ các thông tin về hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí về mặt định lượng hoặc định tính phản ánh yêu cầu hoàn thành công việc về số lượng, chất lượng, thời gian Viên chức tham gia phân tích công việc gồm: viên chức phân tích công việc của Ban Tổ chức Nhân sự và viên chức ở các Bộ phận chức nĕng khác đóng vai trò là người cung cấp thông tin. - Thứ ba, phải lựa chọn được phương pháp thu thập thông tin và thiết kế mẫu phiếu thu thập thông tin phù hợp thực trạng của cơ quan và phù hợp với từng đối tượng viên chức. - Thứ tư, tiến hành thu thập thông tin từ các đối tượng viên chức ở cơ quan. Các loại thông tin cần thu thập đó là Thông tin về nhiệm vụ, trách nhiệm của công việc, các mối quan hệ trong công việc; Thông tin về yêu cầu của công việc với người thực hiện: trình độ học vấn, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ nĕng, tuổi đời, ngoại hình, sở thích, quan điểm, tham vọng, các đặc điểm cá nhân cần có khi thực hiện công việc; Thông tin về điều kiện làm việc, trang thiết bị; Thông tin về các tiêu chuẩn mẫu và các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Thứ nĕm, kiểm tra lại tính chính xác và độ tin cậy của thông tin đã thu thập được với người thực hiện công việc đó và với viên chức quản lý trực tiếp. Đây là việc quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ việc phân tích công việc. Đồng thời điều này giúp đạt được sự đồng tình của cả hai bên về bản phân tích công việc bởi họ có cơ hội xét duyệt lại chính công việc mà họ thực hiện. Thứ sáu, tiến hành xử lý thông tin thu thập và viết các bản kết quả của phân tích công việc. Viên chức phân tích công việc tập hợp, hệ thống các thông tin lại theo một logic để dễ dàng xử lý. Khi xử lý thông tin cũng cần phải chú ý tới nguyên tắc xử lý - đó là xử lý theo nguyên tắc số đông ở mức độ tin cậy cho phép. Với các thông tin thu được cùng với sự hỗ trợ của các viên chức chuyên môn, viên chức quản lý, viên chức phân tích công việc tiến hành viết Bản mô tả công việc, Bản tiêu chuẩn vị trí việc làm và Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng vị trí công việc trong cơ quan. Thứ bảy, chuẩn hóa các kết quả của phân tích công việc, đưa vào sử dụng và kiểm tra xem xét theo định kỳ. 4. Kết luận Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng một cách khách quan, chúng tôi đã đề xuất 3 66 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät nội dung chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện phân tích công việc, làm cơ sở để tác động đến hiệu quả các hoạt động quản lý nhân sự khác tại cơ quan. Các nội dung hoàn thiện phân tích công việc tại cơ quan ĐH Huế chính là hướng đến nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân sự, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức của cơ quan. Thực chất, là xác định được vị trí việc làm, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá... tại cơ quan ĐH Huế nhằm góp phần xây dựng một đội ngũ viên chức có trình độ chuyên môn cao, có kỹ nĕng, chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc, đủ sức thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đặt ra của ĐH Huế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Giáo trình Cơ sở khoa học quản lý, Hà Nội, 2009. [2]. Chính phủ, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. [3]. Chính phủ, Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. [4]. Trần Kim Dung, Giáo trình Quản trị Nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, 2006. [5]. Luật Giáo dục đại học, 2012. [6]. Luật Viên chức, 2010.
File đính kèm:
- phan_tich_cong_viec_giai_phap_quan_trong_gop_phan_nang_cao_h.pdf