Thách thức và giải pháp đối với đào tạo trực tuyến tại Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh giáo dục thông qua kỹ thuật số

Tóm tắt

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến đang là một loại hình

cần được nhân rộng nhằm tạo cơ hội cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu, trau dồi và nâng cao

kiến thức, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia về giáo dục và vấn đề toàn cầu

hóa ảnh hưởng lên hình thức và chất lượng của các loại hình giáo dục trong đó có giáo dục trực tuyến.

Bên cạnh đó, đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày

càng trở nên cấp bách và lớn mạnh phát triển không ngừng, nó cũng là chìa khóa thành công của hầu hết

các quốc gia, các ngành nghề và từng cá nhân. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu và

hiện thời trong việc tự động hóa, trao đổi dữ liệu trong công nghệ. Hệ thống giáo dục nói chung và đào

tạo trực tuyến nói riêng cũng không nằm ngoài của sự ảnh hưởng này. Phương pháp giáo dục truyền

thống đã không còn là lựa chọn duy nhất do vậy bài viết này nhằm đánh giá tổng quan về quá trình đào

tạo trực tuyến tại Việt Nam và xem xét đánh giá sự tác động của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 lên Hệ

thống đào tạo trực tuyến tại Việt Nam.

pdf 9 trang yennguyen 2420
Bạn đang xem tài liệu "Thách thức và giải pháp đối với đào tạo trực tuyến tại Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh giáo dục thông qua kỹ thuật số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thách thức và giải pháp đối với đào tạo trực tuyến tại Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh giáo dục thông qua kỹ thuật số

Thách thức và giải pháp đối với đào tạo trực tuyến tại Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh giáo dục thông qua kỹ thuật số
.+2$+&9j&1*1*+…ô1*ô
Taïp chí
.LQKGRDQK.KæLQJKLÇS
29SỐ 4 (2018)
THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN 
TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH GIÁO DỤC 
THÔNG QUA KỸ THUẬT SỐ
CHALLENGES AND SOLUTIONS FOR ONLINE TRAINING IN VIETNAM IN
THE PERIOD OF PROMOTING EDUCATION THROUGH DIGITAL
Tóm tắt 
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến đang là một loại hình 
cần được nhân rộng nhằm tạo cơ hội cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu, trau dồi và nâng cao 
kiến thức, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia về giáo dục và vấn đề toàn cầu 
hóa ảnh hưởng lên hình thức và chất lượng của các loại hình giáo dục trong đó có giáo dục trực tuyến. 
Bên cạnh đó, đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày 
càng trở nên cấp bách và lớn mạnh phát triển không ngừng, nó cũng là chìa khóa thành công của hầu hết 
các quốc gia, các ngành nghề và từng cá nhân. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu và 
hiện thời trong việc tự động hóa, trao đổi dữ liệu trong công nghệ. Hệ thống giáo dục nói chung và đào 
tạo trực tuyến nói riêng cũng không nằm ngoài của sự ảnh hưởng này. Phương pháp giáo dục truyền 
thống đã không còn là lựa chọn duy nhất do vậy bài viết này nhằm đánh giá tổng quan về quá trình đào 
tạo trực tuyến tại Việt Nam và xem xét đánh giá sự tác động của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 lên Hệ 
thống đào tạo trực tuyến tại Việt Nam. 
Summary
Along with the explosion of information and communication technology, on-line training is a model 
that needs to be replicated in order to provide opportunities for learners to self-study, and improve their 
knowledge. Especially in the context of intense competition among nations in education and the globali-
zation affects the form and quality of education, including online education. In addition, with the Industri-
al Revolution 4.0, the application of information technology has become increasingly urgent and growing 
continuously, it is also a key to the success of most countries, profesional sectors and individual. Industri-
al Revolution 4.0 is an indispensable trend in the automation and exchange of data in technology. The 
education system in general and online training in particular of this also in the scope influence. Tradi-
tional education is no longer the only option, so this article aims at reviewing the online education 
process in Vietnam and evaluating the impact of the 4.0 Technology Revolution on Online training system 
in Vietnam.
1. Đào tạo trực tuyến tại các trường đại học trên 
thế giới 
Đào tạo trực tuyến là một hình thức giáo dục đã 
phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua. Chỉ riêng 
Mỹ, số lượng sinh viên tham gia các lớp học này 
hiện đã tăng từ 2 triệu lên 6 triệu sinh viên, chiếm 
khoảng 1/3 trong tổng số 21 triệu sinh viên tại Mỹ. 
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi số lượng các 
trường cao đẳng và đại học đào tạo hệ từ xa đã tăng 
lên một cách nhanh chóng. Giáo dục trực tuyến 
mang lại cho sinh viên sự linh hoạt, cho phép họ 
hoàn thành chương trình đại học và sau đại học chỉ 
với chiếc máy tính kết nối Internet nhưng không 
NGUYỄN THÀNH TÂM, (MBA) *
phải là thích hợp cho tất cả mọi người vì nó đòi hỏi 
kỹ năng nghiên cứu và làm việc độc lập. Bảng xếp 
hạng các trường cao đẳng, đại học có hệ đào tạo 
trực tuyến chất lượng cao dựa trên việc phân tích 
các yếu tố như số lượng sinh viên đạt thành tích 
xuất sắc, chất lượng giảng dạy của giảng viên, 
phương pháp giảng dạy trực tuyến, học phí, uy tín, 
giải thưởng, khu vực, hỗ trợ tài chính... Theo đó, 
Penn State World Campus - trường học đào tạo trực 
tuyến thuộc Đại học Pennsylvania hiện đang giữ vị 
trí số 1. Được thành lập vào năm 1998, Penn State 
World Campus cung cấp hơn 120 chương trình trực 
tuyến hàng đầu cho hệ đại học và sau đại học với 
nhiều lĩnh vực như công nghệ, kỹ thuật, giáo dục, y 
tế, kinh doanh... được giảng dạy bởi đội ngũ giảng 
viên trình độ cao. Hằng năm, Đại học Pennsylvania 
State tuyển sinh hơn 12.000 sinh viên cho các 
ngành học trực tuyến. 
Theo báo cáo tại Diễn đàn hàng đầu châu Á về 
công nghệ giáo dục Edtech Asia Summit 2016, có 
50% trong tổng số hàng trăm triệu sinh viên đại học ở 
châu Á sẽ theo học các khóa trực tuyến trong 10 năm 
tới, với các trường đại học top đầu tham gia cung cấp 
các khóa học và chất lượng tương tự hoặc thậm chí tốt 
hơn các chương trình truyền thống. Các báo cáo cho 
thấy 61% trong 4.800 trường đại học và cao đẳng tại 
Mỹ có sinh viên đăng ký học chương trình trực tuyến, 
71% các nhà lãnh đạo giáo dục tại Mỹ tin rằng giáo 
dục trực tuyến có hiệu quả tương tự hoặc cao hơn 
so với các khóa học truyền thống. 
2. Tổng quan đào tạo trực tuyến tại Việt Nam 
Phương thức 1: Thông qua phương thức 
MOOCs (Massive Open Online Courses) 
Giáo dục trực tuyến (Online Education, 
E-Learning, Massively Open Online course hay gọi 
tắt là MOOC) là một làn sóng giáo dục mới trên thế 
giới. Giáo dục trực tuyến giúp cho chúng ta được 
học tập từ các giáo trình Mỹ, Anh, Úc, v.v và được 
làm quen với network cùng một lĩnh vực bạn quan 
tâm cũng như được trao đổi với các giáo sư, các 
chuyên gia hàng đầu ngành cùng chi phí rất hợp lý. 
Khoá học đại trà trực tuyến mở (Massive Open 
Online Course- MOOC) được tiên phong bởi các 
GS trường ĐH Stanford, và như tên gọi của nó, là 
một khoá học trực tuyến (online) nhắm tới số lượng 
lớn người tham gia trên phạm vi rộng lớn (mas-
sive), được truy cập miễn phí qua mạng Internet 
(tính mở - open). Do là khoá học trực tuyến, mỗi 
khoá học có thể thu hút hàng chục thậm chí hàng 
trăm nghìn người tham dự trên toàn thế giới. Hầu 
hết các khoá học MOOC là phi tín chỉ (non- credit) 
và học viên sau khi hoàn thành khoá học có thể 
được cấp chứng nhận. Mỗi khoá học MOOC không 
chỉ gồm tài liệu, hướng dẫn và các video bài giảng 
chất lượng cao và chuyên nghiệp (do nhiều GS của 
các trường ĐH danh tiếng tham gia) mà còn đan 
xen các bài tập hay bài kiểm tra giúp tăng cường 
việc hiểu và nhớ bài. Ngoài ra tính mở của khoá 
học thế này còn thể hiện ở khả năng gắn kết và 
tương tác giữa người dùng - những học viên, giảng 
viên, trợ giảng qua hình thức diễn đàn trao đổi, tạo 
nên cộng đồng người dùng. MOOC chính là một 
hình thức phát triển của loại hình đào tạo đại học từ 
xa. Sự phát triển nhanh chóng của MOOC trong 
những năm gần đây đã khiến cho việc học trở nên 
dễ dàng cho mọi người, ở mọi nơi và miễn phí. 
Công nghệ đào tạo của MOOC 
Sản xuất và đưa các khóa học MOOC đến với số 
lượng lớn học viên thực sự là một thách thức công 
nghệ. Không như các khóa học truyền thống, 
MOOC cần người quay và hiệu chỉnh video, người 
thiết kế dạy học (instructional design), chuyên gia 
CNTT và chuyên gia về từng nền tảng ứng dụng 
(Coursera, edX vv.). Các nền tảng này được thiết kế 
để phục vụ hàng trăm nghìn học viên tại mọi thời 
điểm trong suốt từng khóa học, do đó chúng có 
cùng các yêu cầu về kỹ thuật giống như các website 
chia sẻ nội dung lớn. Việc truyền tải các khóa học 
phải lưu ý đến sự truy cập không đồng bộ (không 
cùng thời điểm và không cùng tiến độ) tới các bài 
giảng, các bài thi và các diễn đàn trao đổi. Do vậy 
các MOOC phải sử dụng các công nghệ tân tiến bao 
gồm cả điện toán đám mây (cloud computing). 
Không giống hầu hết các tổ chức MOOC khác phát 
triển nền tảng của riêng họ (ví dụ Coursera phát 
triển phần mềm ứng dụng cho trang mạng đặc thù 
của họ), edX cung cấp nền tảng của họ ra công 
chúng để cùng nhau xây dựng một nền tảng MOOC 
nguồn mở XBlock SDK. Cam kết đầu tư công nghệ 
trong giáo dục, tháng 9/2012 hãng công nghệ 
Google cũng đã ra mắt nền tảng nguồn mở. 
Phương thức 2: Thông qua phương thức 
E-Learning 
Học tập trực tuyến (hay còn gọi là E-Learn-
ing/Online Learning) là phương thức học tập có sử 
dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu 
học, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và 
với giảng viên. Học tập mọi lúc, mọi nơi: Việc trao 
đổi thông tin, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu. 
Tính đến nay, phương thức đào tạo E-Learning đã 
thu hút được đông đảo sinh viên trên toàn quốc 
tham gia, tính đến thời điểm tháng 12/2014, đã có 
15.350 sinh viên theo học chương trình này. Trình 
độ đầu vào đa dạng từ PTTH đến Tiến sĩ, tỷ lệ sinh 
viên đầu vào từ trình độ Cao đẳng trở lên là 70%. 
Chất lượng đào tạo cũng được khẳng định qua 3657 
sinh viên đã tốt nghiệp, rất nhiều sinh viên trong số 
đó có thành tích tốt nhất trong các kỳ thi tốt nghiệp 
do Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức. Tỷ lệ số người 
tự bỏ học giảm xuống theo từng năm, hiện nay tỷ lệ 
ra trường đạt 62%. 
Công nghệ đào tạo của E-Learning
a. Về hệ thống công nghệ thông tin 
Dựa trên nhiều hệ thống tích hợp và hỗ trợ. Các 
hệ thống được sử dụng là: 
+ Hệ thống quản lý học tập (LMS) được nâng 
cấp theo thời gian 
+ Hệ thống quản lý nội dung (LCMS) 
+ Hệ thống hỗ trợ (Helpdesk) 
+ Diễn đàn học tập môn học (Forum) 
+ Trang web thông tin (Webportal) cung cấp tin 
tức cho học viên 
+ Lớp học trực tuyến (Virtual Classroom) cung 
cấp lớp học thời gian thực 
+ Hệ thống quản lý đào tạo (EMS) 
b. Học liệu 
Ngoài sách/giáo trình môn học in ấn theo hình 
thức học truyền thống, sinh viên học E-Learning 
được cung cấp (miễn phí) trên hệ thống E-Learning 
các học liệu hỗ trợ cho quá trình tự học sau đây: 
+ Kế hoạch học tập lớp môn 
+ Hướng dẫn học tập môn học (text) 
+ Sách/giáo trình điện tử (E-book) 
+ Bài giảng đa phương tiện (Audio, Video, Slide) 
+ Video ghi lại toàn bộ bài giảng trên lớp học 
trực tuyến (VClass). 
+ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến 
(phục vụ tự luyện tập, kiểm tra) 
+ Các bài tập tình huống/chủ đề thảo luận mở 
trên Diễn đàn thảo luận môn học Bộ học liệu cho 
Đào tạo trực tuyến tiếp tục được bổ sung thêm các 
dạng học liệu mới, thường xuyên nâng cấp, cập 
nhật và phát triển học liệu theo hướng đáp ứng 
ngày càng tốt hơn cho quá trình tự học của sinh 
viên. Ngoài ra còn có sách/giáo trình in ấn (không 
bắt buộc mua đối với sinh viên học trực tuyến). 
Lợi ích của MOOC 
Hiện nay việc học trực tuyến đã trở thành 
phương thức chuẩn trong việc cung cấp các khoá 
học. Rất nhiều trường Đại học nhận thấy tầm quan 
trọng của việc học trực tuyến đối với chiến lược 
cung cấp khoá học của mình. Các trường Đại học 
đó đều có chiến lược về đào tạo trực để mở rộng 
phạm vi các lớp học ra toàn thế giới. Nhiều trường 
như Yale có tham vọng dùng chính đào tạo trực 
tuyến để phát triển các phương pháp giảng dạy mới 
tích hợp công nghệ để đưa vào các lớp học 
truyền thống. 
Các lợi ích cụ thể của một khóa học MOOC: 
+ Vì là hình thức học trực tuyến, nên có thể tổ 
chức khóa học MOOC với bất kỳ hệ thống nào 
được kết nối (ví dụ mạng Internet, mạng LAN). 
+ Dựa trên nền tảng MOOC nào đó, người ta có 
thể tổ chức lớp học bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (tất 
nhiên phải lưu ý ngôn ngữ mà đối tượng học viên 
mục tiêu sử dụng). 
+ Bất kỳ công cụ trực tuyến nào cũng có thể 
được sử dụng trong khóa học MOOC miễn là phù 
hợp với vùng miền của học viên hoặc học viên đã 
từng sử dụng các công cụ đó. 
+ Vượt qua được ranh giới về thời gian và địa lý. 
+ Khóa học có thể được tổ chức nhanh chóng. 
+ Nội dung khóa học có thể được chia sẻ bởi tất 
cả mọi người tham gia. + Việc học được diễn ra 
thoải mái hơn (bớt chính quy hơn). 
+ Học viên có thể tiếp thu kiến thức mới không 
theo dự tính từ việc những người tham gia chia sẻ, 
trao đổi những ghi chép về môn học. 
+ Người tham gia có thể kết nối với nhau giữa 
các môn học, các lĩnh vực, các tổ chức, công ty. 
+ Bạn không cần phải có bằng cấp gì để theo 
học, chỉ cần bạn mong muốn được học. 
+ Tham dự một MOOC, bạn có thể bổ sung vào 
môi trường học tập suốt đời của chính bạn cũng 
như các mối quan hệ của bạn. 
+ Bạn sẽ nâng cao khả năng học suốt đời vì tham 
dự một MOOC bắt buộc bạn phải suy nghĩ sâu 
sắc về việc học hay việc tiếp thu kiến thức của 
chính mình. 
Các thách thức với MOOC 
Bên cạnh các ích lợi nêu trên, các khóa học cộng 
tác MOOC cũng tiềm tàng những thách thức: 
+ Dễ xảy ra lộn xộn, hỗn loạn thông tin do học viên 
có thể tự tạo ra nội dung của riêng họ (các bài viết, 
nhận xét vv.). Hàng nghìn lời bình luận và câu hỏi trên 
diễn đàn thảo luận cũng là thách thức đối với giảng 
viên trong việc trả lời hoặc trao đổi với học viên. 
+ MOOC đòi hỏi người dùng phải có kiến thức 
về công nghệ, sử dụng được các công cụ trực tuyến, 
hay nói cách khác là phải có "kỹ năng mạng" - tham 
gia, tìm kiếm và trao đổi thông tin trên mạng và 
tránh bị ngập bởi lượng thông tin gần như là vô tận. 
+ Học viên phải đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực, 
nhất là khi họ muốn học với tốc độ cao. 
+ Học viên cần có kỹ năng tự điều chỉnh, kiểm 
soát việc học của mình cũng như phải đặt ra mục 
tiêu học tập cần đạt được. 
+ Khó khăn trong việc thay đổi cách thức giảng 
truyền thống. Không dễ gì thực hiện được bài giảng 
mà không có học viên trước mặt cũng như không 
thấy phản ứng của họ. Trong các bài giảng truyền 
thống, tuy số lượng học viên ít, số lượng phản hồi 
không nhiều bằng khóa học MOOC nhưng sự phản 
hồi là tức thì theo thời gian thực (real-time). 
+ Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sự phát triển 
của MOOC có thể gây ảnh hưởng tới các khóa học 
thông thường của các trường ĐH, nhất là các 
trường danh tiếng có học phí cao. 
+ Khó khăn trong cách thức đánh giá hiệu quả 
của việc học qua MOOC, và khả năng loại bỏ gian 
lận xảy ra trong các kì thi. 
Lợi ích của E-Learning 
+ Linh hoạt, dễ tiếp cận, thuận tiện và hướng tới 
người học: Người học có thể học tập chủ động về 
thời gian, về nội dung học tập, về khối lượng kiến 
thức mà họ muốn thu nhận, về cách thức thu nhận 
kiến thức sao cho phù hợp với bản thân mỗi người 
mà không phải đến trường lớp; 
+Là phương thức đào tạo mang tính toàn cầu: 
Với sự phát triển của Internet, không có ranh giới 
cụ thể giữa các quốc gia trên hệ thống mạng, người 
học và người dạy có thể đến từ bất kỳ quốc gia nào 
trên thế giới; 
+Nội dung học tập phong phú đa dạng, dễ dàng 
cập nhật giúp người học có thể tiếp cận được những 
tri thức mới, thường xuyên thu thập tri thức; Cho 
phép người học học hỏi lẫn nhau; 
+Tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của người học 
và người dạy khi phải di chuyển đến trường lớp. 
Một số hạn chế của E-Learning 
+ Khi người học không có động lực có thể sẽ 
không theo kịp hoặc chậm trễ dẫn đến nghỉ học, 
bỏ học; 
+ Người học cần phải có phương tiện học tập 
(máy tính, mạng Internet) và đảm bảo về 
đường truyền; 
+ Một hệ thống E-Learning hoạt động tốt tạo 
được mối liên lạc thường xuyên giữa người học và 
giảng viên, còn nếu không sẽ làm giảm động lực 
học tập của người học. 
3. Đào tạo trực tuyến tại một số trường đại học 
Việt Nam (2012 - 2017) 
Năm 2010, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
tham gia dự án Đại học ảo Đông Nam Á (ACU 
Asean Cyber University) với mục tiêu tăng cường 
năng lực đào tạo và hội nhập quốc tế trong các nước 
thành viên ASEAN dưới sự bảo trợ của Chính phủ 
Hàn Quốc. Năm 2012, Trường bắt đầu triển khai 
các hoạt động E-Learning và  ... thức đào tạo từ xa. Có nhiều cách để triển khai 
phương thức này nhưng phần lớn quá trình học tập 
diễn ra trên Hệ thống quản lý học tập (LMS) với 
các tài liệu học tập đa phương tiện. Trường ĐH Mở 
TP.HCM cung cấp các video bài giảng cùng các 
giáo trình và sinh viên phải thực hiện các hoạt động 
học tập trên LMS hằng tuần dưới sự giám sát và hỗ 
trợ của giảng viên. 
"Các kiến thức được chia nhỏ theo từng gói, 
người học sẽ lên mạng học thông qua các bài giảng, 
làm bài tập và có thể biết ngay kết quả, nếu sai có 
thể làm lại trước khi làm bài kiểm tra hết chương để 
qua chương mới. Các nội dung học này được giới 
hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hoàn 
thành các bài tập và kiểm tra, sinh viên mới đủ điều 
kiện dự thi học kỳ. Toàn bộ quá trình lên mạng, làm 
bài tập của sinh viên đều được giám sát để đảm bảo 
sinh viên học đủ và hoàn thành khối lượng chương 
trình. Đó là cách để trường giám sát quá trình đào 
tạo, đảm bảo chất lượng theo chuẩn đầu ra" - ông 
Đức nói thêm. Theo các chuyên gia, với phương 
thức đào tạo trực tuyến và thời gian học linh hoạt, 
người học sẽ thuận lợi hơn trong quá trình học 
trong khi vẫn đảm bảo các công việc của mình bên 
ngoài. Hơn nữa, với việc cung cấp bài giảng trực 
tuyến, tùy vào thời gian của mình người học có thể 
hoàn thành sớm chương trình nếu dành nhiều thời 
gian hơn để học và hoàn thành các bài tập, bài kiểm 
tra theo quy định. 
TS. Trần Khánh Lâm - tổng thư ký Hội Kiểm 
toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) - cho rằng 
đào tạo trực tuyến là xu hướng học tập mang tính 
nhân văn cao, tạo điều kiện cho học viên có thể học 
mọi lúc mọi nơi, mở ra cơ hội học tập cho những 
người bận rộn nhưng vẫn khao khát tri thức. 
Chú trọng kiến thức thực tiễn. Theo quan niệm 
của nhiều người, hình thức đào tạo từ xa theo 
phương thức trực tuyến chất lượng sẽ không bằng 
đào tạo chính quy. Tuy nhiên, với việc giám sát chặt 
chẽ quá trình học, làm bài tập trên mạng và bài thi 
học kỳ trên lớp, người học sẽ phải tự học nhiều hơn 
để có thể đảm bảo chuẩn đầu ra do trường đưa ra. 
Hơn nữa, chương trình đào tạo được xây dựng tập 
trung vào các vấn đề cốt lõi nhất và bổ sung các nội 
dung mang tính thực tiễn và ứng dụng. 
Bà Lê Thị Thanh Lâm - phó tổng giám đốc Công 
ty cổ phần Saigon Food - chia sẻ: "Về phía doanh 
nghiệp, chúng tôi rất sẵn lòng và tích cực hỗ trợ các 
buổi học chuyên đề ngoại tuyến, bổ sung thêm kiến 
thức, tạo cơ hội thực tập và tích lũy kinh nghiệm 
thực tế cho các bạn sinh viên". 
Ông Vũ Hữu Đức cho hay: "Với kinh nghiệm 
hơn 20 năm đào tạo từ xa, trường đã xây dựng cơ sở 
học liệu phù hợp với đối tượng học trực tuyến - chú 
trọng các nội dung cốt lõi và thực tiễn, chú trọng 
các kỹ năng, tình huống thực tế. Giảng viên là 
những người được tập huấn và có kinh nghiệm 
giảng dạy trực tuyến. 
Bên cạnh đó, trường cũng mời các chuyên gia 
vốn là những người đang làm việc thực tế bên ngoài 
tham gia giảng dạy hoặc trao đổi giúp người học có 
thể kết nối và chia sẻ những tình huống từ kinh 
nghiệm thực tế. 90% chương trình đào tạo là trực 
tuyến, phần còn lại sinh viên phải lên lớp để học 
các kỹ năng, thực hành". 
Trong xu thế tuyển dụng hiện nay, nhiều doanh 
nghiệp khi tuyển nhân sự căn cứ vào kiến thức và 
kỹ năng người học chứ không phân biệt loại hình 
hay phương thức đào tạo. Ông Nguyễn Tấn Huy - 
giám đốc Văn phòng TP.HCM của Tập đoàn Trầm 
Hương Việt Nam - cho biết: "Chúng tôi không phân 
biệt ở phương thức đào tạo khi tuyển dụng, mà 
quan trọng là ở kiến thức áp dụng vào công việc. 
Người học trực tuyến với ưu thế có thể ứng dụng 
công nghệ hiện đại nên sẽ nhanh nhạy hơn trong 
việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn công việc". 
Robot thời 4.0 cướp việc làm của con cái, nhiều 
bậc phụ huynh tìm đến giáo dục ngoài công lập 
Chia sẻ tại một hội thảo về đầu tư cho giáo dục 
mới đây, bà Phan Hà Thủy - Tổng giám đốc Hệ 
thống giáo dục Vinschool cho biết, ngoài mua bản 
quyền giáo trình nước ngoài, hệ thống còn thuê hẳn 
chuyên gia New Zealand để viết riêng bộ sách kỹ 
năng thế kỷ XXI, dạy từ lớp 1 đến lớp 12. "Chúng 
tôi làm marketing đến tận trường phổ thông. Những 
em cuối cấp nào đủ điểm vào sư phạm sẽ được cấp 
học bổng toàn phần để tốt nghiệp là vào hệ thống 
chúng tôi dạy. Chúng tôi đang cố gắng để thu nhập 
giáo viên của mình không thua kém bất cứ ngành 
nào khác, để giáo viên trở thành một nghề 'hot' trở 
lại", bà Thủy nói. Theo bà, giảng viên trong hệ thống 
mỗi năm còn học thêm 120 giờ, từ kỹ năng tiếng Anh, 
công nghệ thông tin đến phương pháp giảng dạy mới, 
thấu hiểu học sinh. Nếu như Vinschool mới gia nhập 
được 3 năm thì Tập đoàn Nguyễn Hoàng một 'đại gia' 
khác có thâm niêm gấp 3 trong ngành giáo dục cũng 
bạo tay đầu tư không kém. 
Gần đây nhất, Nguyễn Hoàng chiêu mộ thêm 
một 'tướng' mới, vốn quen thuộc trong giới công 
nghệ. Đó là ông Vũ Minh Trí - nguyên tổng giám 
đốc Microsoft Việt Nam. Ông Trí về đảm nhận 
chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách khối đại học. 
Theo nguồn tin riêng, để có được cái gật đầu của 
ông Trí, tập đoàn Nguyễn Hoàng đã có một lời đề 
nghị đãi ngộ rất hấp dẫn. 
Tập đoàn này có trường mầm non đến đại học, 
với 13 trường phổ thông và 2 trường đại học. Trong 
đó, thương vụ thâu tóm Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 
(BVU) mới hoàn tất vào năm ngoái. Cách đây đúng 
2 tháng, Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) cũng 
vừa đưa vào hoạt động trụ sở mới 25 tầng với 109 
giảng đường với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng. 
Không chỉ có những đơn vị giáo dục chính khóa, 
các thị trường giáo dục khác như trường tiếng Anh 
hay đào tạo trực tuyến cũng chạy đua đầu tư để thỏa 
mãn nhu cầu giúp các ông bố bà mẹ cảm thấy sẵn 
sàng trước cơn bão hội nhập và Cách mạng công 
nghiệp 4.0 đang văng vẳng quanh tai. 
Ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Hội đồng 
quản trị Công ty cổ phần Anh ngữ Apax cho biết, từ 
đây đến cuối năm, hệ thống của ông có đều đặn vài 
trung tâm mới mỗi tháng. Hiện tại, Apax English đã 
có 55 trung tâm tại 18 tỉnh, thành. "Việc mở rộng 
thị trường đến các tỉnh khó khăn, không có giáo 
viên, tốn kém chi phí...là một cơ hội. Vì ở đó, 
không nhiều người được tiếp cận với mô hình giảng 
dạy tiếng Anh hiện đại", ông Thủy nhận định. 
TS. Phạm Minh Tuấn - Nhà sáng lập kiêm chủ 
tịch Topica Edtech Group thì cho hay, thị trường 
giáo dục ở Việt Nam hiện rất nhộn nhịp. Hiện 
khoảng 150 startup trong nước chuyên về lĩnh vực 
giáo dục đang tích cực vươn lên. Giáo dục cũng 
đang phát triển với 3 xu hướng mới như thực tế ảo, 
đào tạo trực tiếp và trí tuệ nhân tạo. Ông Tuấn cũng 
cho biết thêm, Topica vừa có những thí điểm về 
ứng dụng thực tế ảo vào giảng dạy. 
Cơ sở vật chất tốt, chương trình học mua từ nước 
ngoài hay đội ngũ giáo viên giỏi là những yếu tố có 
thể đầu tư được nếu có tiền. Tuy nhiên, nhiều 
trường tư thành công trong việc thu hút học sinh, 
sinh viên còn ở chỗ tư duy làm giáo dục. Tại Forbes 
Talk chủ đề "Tương lai của giáo dục" mới đây, 
nhiều lãnh đạo trường tư, các nhà đầu tư giáo dục 
đồng thuận vài quan điểm chung. Đó là giáo dục 
khai phóng, giáo dục có trải nghiệm thực hành tốt 
và giáo dục STEM. 
"Ở trường chúng tôi, hai năm đầu học sinh 
không theo học chuyên ngành cụ thể mà học mọi 
thứ tổng quan, để các em nhận ra đam mê của mình. 
Theo tôi, giáo dục khai phóng là tạo ra được tinh 
thần học tập suốt đời. Cho dù hôm nay robot có 
đuổi mình ra khỏi nhà máy thì mình vẫn sẵn sàng 
cho công việc khác", bà Đàm Bích Thủy - Chủ tịch 
Đại học Fulbright Việt Nam chia sẻ. 
Còn với TS. Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng 
Trường Đại học Thành Tây, câu trả lời cho nỗi lo 
con cái họ có thất nghiệp hay không rất cụ thể. Ông 
cho biết nhà trường rất quan tâm đến hoạt động trải 
nghiệm của sinh viên. Những xu hướng như một 
năm thực tập tại doanh nghiệp hay trao đổi học tập 
tại nước ngoài đang được đẩy mạnh. 
Lợi ích của đào tạo trực tuyến 
Có nhiều đổi mới và tiến bộ so với các hình thức 
học truyền thống, học trực tuyến hứa hẹn cung cấp 
cho học viên sự kết hợp hoàn hảo của Nghe, Nhìn 
và Sự chủ động. 
- Đào tạo trực tuyến giúp cho việc đào tạo hiệu 
quả tới được nhiều đối tượng học viên khác nhau, 
cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối. 
Người học trực tuyến có thể chủ động lựa chọn 
những kiến thức phù hợp với mình so với các hình 
thức áp dụng thụ động trên lớp. 
- Thêm vào đó, Đào tạo trực tuyến đồng bộ giúp 
người học có khả năng tự kiểm soát cao thông qua 
việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua 
những phần hướng dẫn đơn giản không cần thiết 
mà vẫn đáp ứng được tiến độ chung của khóa học. 
- Ngoài ra tiết kiệm được chi phí đào tạo cũng là 
một lợi thế mà Đào tạo trực tuyến đem lại. Lương 
của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại 
ăn ở cho học viên, giảm chi phí hao tổn năng suất 
do thời gian học viên phải đi học. Tận dụng được 
nguồn giảng viên chất lượng cao từ nhiều nơi trên 
thế giới, giảm thời gian học khoảng 40- 60%, nội 
dung truyền tải nhất quán, phù hợp với yêu cầu của 
người học; kết quả hoàn thành chương trình đào tạo 
được tự động hóa và được thông báo chính xác, 
khách quan. 
- Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năng 
tiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian 
học, học viên còn có thể học mọi lúc, mọi nơi cho 
phép học viên có thể hoàn thành chương trình đào 
tạo một cách thuận tiện ngoài giờ làm việc hay 
ở nhà. 
Thách thức của Đào tạo trực tuyến 
- Chọn sai phân khúc khách hàng, tính toán sai 
thế mạnh của mình. Lựa chọn phân khúc khách 
hàng có thể là quá ít, hoặc nhiều nhưng lại quá 
nhiều đối thủ cạnh tranh hơn mình. Ngoài ra không 
dựa trên lợi thế đối đa của đơn vị làm cho việc quản 
lý dự án E-Learning trở nên khó khăn.
- Xây dựng hệ thống LMS chưa thân thiện (phần 
lớn các hệ thống LMS Việt Nam gặp phải vấn đề 
này), chưa hỗ trợ đc học viên mới đơn thuần quản 
lý video bài giảng một cách cứng nhắc. Chưa thúc 
đẩy tối người dùng để người dùng học tập, đạt hiệu 
quả. Nhiều dự án muốn đưa nhiều chức năng, nhiều 
bài giảng vào nên hệ thống trở nên cồng kềnh và rối 
rắm đối với người tham gia học tập. 
- Không có quy trình xây dựng bài giảng chuẩn, 
việc kiểm tra chất lượng nội dung, video chưa tốt 
dẫn đến bài giảng không đủ hấp dẫn. Hơn 80% bài 
giảng video tại Việt Nam chưa đạt yêu cầu. 
- Kênh tiếp cận người dùng, cách phân phối nội 
dung chưa sáng tạo, chưa giữ được khách hàng ở lại 
với hệ thống. Chưa (hoặc không) lựa chọn và tôn 
trọng tư vấn của các chuyên gia Giáo dục trực 
tuyến, E-Learning. Các đơn vị sẽ tiết kiệm được 
20% trở lên chi phí đầu tư, tiết kiệm thời gian xây 
dựng phát triển tối thiểu 30% trở lên và hạn chế tối 
đa những rủi ro khi triển khai thực tế! 
Đề xuất giải pháp 
- Về nhận thức: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các 
trường đại học và cao đẳng, các cơ sở giáo dục cần 
xác định E-Learning là một chiến lược trong giáo 
dục mới hướng tới xã hội học tập. Cần triển khai, 
tuyên truyền, nhân rộng E-Learning không chỉ có 
ngành giáo dục mà còn với toàn xã hội. Bộ và các 
trường tăng cường hợp tác doanh nghiệp trong việc 
xây dựng các Website E-Learning của các nước. 
- Tăng cường tập huấn về phương pháp, kĩ năng, 
sử dụng tổng hơp nhiều hợp phần để tạo bài giảng 
E-Learning. 
- Đầu tư trang thiết bi, hỗ trợ kinh phí cho giảng 
viên trong việc tạo bài giảng. 
- Các trường phổ hướng đến online hóa trường 
học bao gồm online về quản lí, điều hành, tác 
nghiệp và online về dạy học. Website trường học 
phải trở thành địa chỉ thân thiện với cán bộ, giảng 
viên, học viên và sinh viên. Hướng dẫn phương 
pháp tự học, học tập và trao đổi qua mạng cho 
người học. Đây là kĩ năng cần thiết để học tập ở các 
trường Đại học và giáo dục nghề nghiệp. 
- Vai trò của giảng viên là rất quan trong trong 
việc triển khai E-Learning. Vì vậy, giảng viên 
không chỉ nắm bắt được phương pháp học tập mà 
còn là người tạo ra bài giảng phục vụ cho giảng 
day, các bài giảng E-Learning phục vụ cho tự học 
của người học. Phải có hình thức đào tạo đội ngũ 
giảng viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất: 
như có khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học, có 
khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, 
và quan trọng hơn cả là năng lực tự học, tự nghiên 
cứu khoa học. Vì đó là nền tảng quan trọng để 
người giảng viên không bị tụt hậu so với thời đại. 
- Giáo trình chuẩn quốc tế giúp sinh viên không 
lạc hậu với thế giới. Kiến thức là vô tận, công nghệ 
đổi mới hàng ngày, hàng giờ, người làm chủ tri thức 
thời đại 4.0 là người không chỉ biết nhiều, hiểu rộng 
mà còn nhanh chóng bắt nhịp tri thức, công nghệ 
mới. Tại Đại học FPT, ngoài việc phải đọc thêm 
những tài liệu nước ngoài trên mạng để tự bổ sung 
kiến thức, sinh viên được nhà trường chủ động 
cung cấp tài liệu, cách thức tiếp cận tri thức mới 
qua những bộ giáo trình chuẩn quốc tế trong 
chương trình giảng dạy. Đại học FPT là một trong 
những trường tiên phong trong việc sử dụng giáo 
trình nước ngoài với hơn 200 đầu sách chuyên 
ngành. Đặc biệt, trường không dịch mà sử dụng 
giáo trình nguyên bản bằng tiếng Anh, nhập khẩu 
trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng thế giới: 
McGraw Hill, Pearson, Cengage, Wiley, Jones & 
Bartlett Learning. 
Như vậy, E-Learning có nhiều ưu điểm hơn so 
với phương pháp dạy học truyền thống, tạo ra được 
một môi trường rất tốt phục vụ cho dạy học, cá 
nhân hóa người học. E-Learning đang là xu hướng 
chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai 
E-Learning trong giáo dục đào tạo là một xu hướng 
tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với 
giáo dục thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nhập môn Internet và E-Learning. Nguyễn 
Duy Dương 
learninge.html. 
2. Nghiên cứu các điều kiện để triển khai hệ 
thống đào tạo điện tử (E-Learning). 
Nguyễn Vũ Quốc Hưng, Đào Việt Cường. 
Trường ĐHSP Hà Nội, 2006, 28t. 
3. Joe Pulichino (2006), "Future Directions in 
E-Learning",© The E-Learning Guild. 
All rights reserved.
 . 
4. Martin Wolpers (2004), Promoting E-Learn-
ing Research and Application Scenarios in Europe, 
Research Center L3S, Expo Plaza 5, 30539 Han-
nover, Germany. 
5. Khan, B. H. (2005). E-Learning QUICK 
Checklist. Hershey, PA: Information Science Pub-
lishing, 
6. MOOC - Wikipedia
line_course (truy cập lần cuối 21/05/2013) 
7. Yale partners with mooc platform Coursera 
ale-partners-with-mooc-platform/ 
8. Ứng dụng công nghệ đám đông vào việc dạy 
học trực tuyến 
h t t p : / / w w w. t b v t s g . c o m . v n / s h o w _ a r t i -
cle.php?id=19012&ln_id=190 
9. Adoption of massive open online courses to 
triple: study 
adoption-of-massive-open-online- 
courses-to-triple-study/9685 
10. Nguyễn Thanh Sơn (2016) "10 Xu hướng 
truyền thông tiếp thị năm 2016" tại: 
h t t p : / / w w w . b r a n d s v i e t n a m -
.com/8473-10-Xu-huong-truyen-thong-tiep-thi-na
m- 2016. 
11. Chương trình cánh buồm khởi nghiệp VTV: 
h t t p : / / v t v . v n / t r u y e n - h i n h - t r u c - 
tuyen/vtv1/su-kien-109709.htm 
12. EVietnam Group
13. Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Đà 
Nẵng  
14. Đại học Mở TPHCM 
ing.ou.edu.vn 
15. Viện Khoa học và Công nghệ - 
Phân viện TPHCM 
16. Đại học Sư Phạm Hà Nội

File đính kèm:

  • pdfthach_thuc_va_giai_phap_doi_voi_dao_tao_truc_tuyen_tai_viet.pdf