Phân tích lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi viết các thể loại Tiểu luận học thuật
TÓM TẮT: Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm phân tích lỗi sai sinh viên bậc đại
học thường phạm phải do ảnh hưởng của tiếng Việt khi viết 3 loại tiểu luận học thuật: so
sánh, nguyên nhân - kết quả và tranh luận. Nghiên cứu được tiến hành trên 50 sinh viên
năm 2 chuyên ngành ngôn ngữ Anh và 150 bài viết, bằng cách sử dụng phương pháp phân
tích lỗi. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưới sự ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất, sinh viên
sẽ mắc phải 14 nhóm lỗi sai, và cấu trúc lỗi sai trong mỗi loại là khác nhau. Như vậy, đối
với mỗi loại tiểu luận khác nhau, sinh viên sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau về mặt
ngôn ngữ. Do đó, trước khi giảng dạy, giảng viên nên xem xét ảnh hưởng của tiếng Việt, từ
đó có cách thức chuẩn bị ngôn ngữ phù hợp cho người học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi viết các thể loại Tiểu luận học thuật
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phạm Thị Thùy Trang 85 PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM KHI VIẾT CÁC THỂ LOẠI TIỂU LUẬN HỌC THUẬT ANALYZING VIETNAMESE STUDENTS’ ERRORS IN WRITING ACADEMIC ESSAYS PHẠM THỊ THÙY TRANG ThS. Trƣờng Đại học Văn Lang, phamthithuytrang@vanlanguni.edu.vn, Mã số: TCKH10-02-2018 TÓM TẮT: Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm phân tích lỗi sai sinh viên bậc đại học thường phạm phải do ảnh hưởng của tiếng Việt khi viết 3 loại tiểu luận học thuật: so sánh, nguyên nhân - kết quả và tranh luận. Nghiên cứu được tiến hành trên 50 sinh viên năm 2 chuyên ngành ngôn ngữ Anh và 150 bài viết, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích lỗi. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưới sự ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất, sinh viên sẽ mắc phải 14 nhóm lỗi sai, và cấu trúc lỗi sai trong mỗi loại là khác nhau. Như vậy, đối với mỗi loại tiểu luận khác nhau, sinh viên sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau về mặt ngôn ngữ. Do đó, trước khi giảng dạy, giảng viên nên xem xét ảnh hưởng của tiếng Việt, từ đó có cách thức chuẩn bị ngôn ngữ phù hợp cho người học. Từ khóa: phân tích lỗi sai, kỹ năng viết, ảnh hưởng ngôn ngữ 1, tiểu luận học thuật. ABSTRACT: This article aims to analyze errors of university students which are often made by the influence of Vietnamese when writing three types of academic essays: comparison, cause-effect and argument. A research was conducted on 50 second year students of English major and 150 essays, using error analysis method. Research results show that under the influence of the first language, students will encounter 14 groups of errors, and the structure of errors in each category is different. Thus, for different types of essays, students will encounter different language problems. Therefore, before teaching, lecturers should consider the influence of Vietnamese, so that they can have proper language preparation for learners. Key words: error analysis, writing skills, linguistic influence, academic essay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tất cả các kỹ năng tiếng Anh thì kỹ năng viết, đặc biệt là dạng thức viết tiểu luận học thuật, luôn là vấn đề lớn đối với sinh viên, kể cả sinh viên chuyên ngữ. Nguyên nhân quan trọng nhất là do trong quá trình viết, sinh viên phải kết hợp và vận dụng rất nhiều kiến thức thuộc nhiều phạm trù ngôn ngữ và kỹ năng, trong đó có nhóm kiến thức về cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tác giả Weigle nhận xét rằng quá trình viết là quá trình tái tạo lại các ý tƣởng, ý kiến, quan điểm, các mối quan hệ dƣới dạng ngôn ngữ, theo một cấu trúc và một trình tự nhất định, và quá trình tái tạo này thƣờng sẽ bị gián đoạn và tác động khi ngƣời viết phải tìm kiếm cấu trúc và ngữ vựng phù hợp [12]. Vì thế, đối với sinh TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 10, Tháng 7 - 2018 86 viên học tiếng Anh nhƣ ngôn ngữ thứ hai thì quá trình này sẽ còn khó khăn hơn nữa khi sinh viên còn thiếu cả về kiến thức ngôn ngữ và năng lực ngôn ngữ (Language Knowledge And Language Competence). Mặc dù kỹ năng viết đƣợc xem là kỹ năng khó thuần thục nhất, đó lại là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay khi các quốc gia nói tiếng Anh đang đẩy mạnh xuất khẩu giáo dục và ngày càng có nhiều tạp chí và các ấn phẩm khoa học đƣợc viết bằng tiếng Anh. Chính vì thế, chƣơng trình đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay thƣờng lồng ghép các học phần giảng dạy kỹ năng viết học thuật. Đặc biệt đối với chƣơng trình đào tạo sinh viên chuyên ngữ, kỹ năng viết tiếng Anh theo phong cách học thuật chiếm một vai trò rất quan trọng. Vì thế, đã có rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm giúp sinh viên cải thiện tốt kỹ năng này. Có thể kể đến những nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhận diện và phân loại lỗi sai của sinh viên ở cấp độ câu và đoạn, hay những phƣơng pháp, cách thức nhằm tăng mức độ chính xác và lƣu loát khi viết (Writing Accuracy And Writing Fluency) hay cách thức đƣa phản hồi hiệu quả từ giáo viên và nhóm bạn học. Có thể tham khảo một đoạn văn do sinh viên chuyên ngữ viết trong học phần Writing 4: “Secondly, cyber bullying is becoming crisis of morale. Bullying other people not only makes them feel stressed but also leads to do negative things. For example, they can use alcohol intakes, drugs, and so on. Moreover, cyber bullying has resulted in tragic events including suicide, self – harm and clearly. For instance, when young people bully others very terrible, the weaker studied is able to think dead as they feel very tired, inferiority complex, and not have future. When they ginger communicate with people around them, they feel lonely, no door to exit. Hence, the bad thrilling is created by bullying others through Internet (Trích từ bài luận phân tích nguyên nhân – kết quả “The effects of cyberbullying”). Trong đoạn văn trên, ngƣời viết đã mắc phải rất nhiều lỗi sai về cả ngữ pháp và cách dùng từ, và trong không ít trƣờng hợp, các lỗi sai đã làm cho đoạn văn trở nên khá khó hiểu. Xét về cấu trúc đoạn văn, ngƣời viết vẫn có thể nắm đƣợc cách thức khai triển một đoạn văn cơ bản bao gồm câu mở đoạn và các câu khai triển đoạn. Tuy nhiên, ngƣời viết gặp rất nhiều vấn đề trong việc diễn đạt ý, từ cách sử dụng thì, dùng từ, cụm từ, kết ngôn (Collocations), cho đến trật tự từ. Rõ ràng là, trong 2 loại lỗi sinh viên thƣờng mắc phải khi viết, là lỗi sai trong quá trình phát triển ngôn ngữ (Intralingual/ Developmental Errors) và lỗi sai do ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ (Interlingual/ Transfer Errors), thì loại lỗi thứ 2 thƣờng chiếm tỷ lệ cao hơn, đặc biệt khi ngƣời viết cần diễn tả những ý tƣởng phức tạp. Trong khoảng một thập niên trở lại đây, đã có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện chứng minh sức ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ đối với kỹ năng viết ngôn ngữ thứ hai. Tác giả Camilleri [4] nghiên cứu tầm ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ đối với sinh viên Malta khi viết tiếng Anh, thông qua 5 giai đoạn nghiên cứu bao gồm: thu thập dữ liệu, phân tích lỗi sai, mô tả lỗi sai, phân loại lỗi và phân tích cấu trúc lỗi. Theo kết quả TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phạm Thị Thùy Trang 87 nghiên cứu, có 13 loại lỗi sai thƣờng gặp, bao gồm: danh từ, trạng từ, động từ, tính từ, hình thức động từ, giới từ, mạo từ, lỗi chính tả, hòa hợp động từ, thành ngữ, đại từ, thể thụ động, và trật tự từ. Nguyên nhân của lỗi sai là do ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ khi sinh viên thƣờng dịch trực tiếp từ ngôn ngữ thứ nhất sang ngôn ngữ thứ hai. Hylan và Anan [7] khảo sát quan điểm, và đánh giá của giáo viên về tầm ảnh hƣởng của ngôn ngữ thứ nhất đến kỹ năng viết ngôn ngữ thứ hai. Trong số 16 giảng viên đƣợc phỏng vấn, đa số cho rằng những lỗi sai về cấu trúc câu thƣờng là do sinh viên chuyển dịch từ cấu trúc của ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Nhật. Tác giả Jenwitheesuck [8] khảo sát nguyên nhân dẫn đến các lỗi viết sai của sinh viên năm 3 ở Thái Lan. Nghiên cứu chỉ ra rằng các lỗi sai thƣờng là do sinh viên thiếu năng lực vận dụng kiến thức về ngữ pháp, cấu trúc và từ vựng. Các tác giả đã chỉ ra rằng do thiếu kiến thức liên quan, nên ngƣời học thƣờng chuyển dịch những yếu tố của ngôn ngữ Thái và đƣa vào bài viết tiếng Anh. Nhƣ vậy, từ những nghiên cứu đƣợc đƣa ra, có thể thấy ngôn ngữ thứ nhất gây ra những trở ngại không thể tránh khỏi cho ngƣời học tiếng Anh, và ảnh hƣởng này có thể thấy rất rõ trong kỹ năng viết tiếng Anh. Vì thế, đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ, nhà giáo dục đã tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực này nhằm tìm ra các biện pháp và phƣơng thức giúp ngƣời học vƣợt qua những trở ngại ngôn ngữ. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu đồng dạng trong môi trƣờng Việt Nam, đặc biệt là về đối tƣợng sinh viên chuyên ngữ. Đồng thời, cũng rất ít nghiên cứu phân tích các dạng lỗi sai trong các loại tiểu luận học thuật khác nhau. Trong bối cảnh trên, bài nghiên cứu này tập trung phân tích lỗi sai của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh ở 3 thể loại tiểu luận: so sánh, nguyên nhân - kết quả và tranh luận (Comparison/Contrast Essays; Cause-effect Essays; Argumentative Essays). Bài nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm phân tích cấu trúc lỗi sai của 3 dạng bài luận học thuật. Đồng thời bài viết cũng nhằm kiểm tra giả thuyết là mỗi dạng bài luận học thuật sẽ có một cấu trúc lỗi sai khác nhau và vì thế, trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần dự đoán trƣớc cấu trúc lỗi sai sinh viên thƣờng gặp phải và nhấn mạnh vào những cấu trúc đó khi giảng dạy. 2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN VIẾT TIẾNG ANH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NGÔN NGỮ THỨ NHẤT 2.1. Error Analysis (EA: phƣơng pháp phân tích lỗi sai) Error analysis là một trong những phƣơng pháp đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra nhằm phân tích và phân loại các dạng lỗi sai. Phƣơng pháp EA nghiên cứu các dạng lỗi sai và nguyên nhân dẫn đến lỗi sai tùy vào cấp độ thành thạo ngôn ngữ, ví dụ những lỗi sai về thiếu từ và lặp từ, lỗi sai về kiến thức ngôn ngữ hay kỹ năng vận dụng ngôn ngữ do ảnh hƣởng của ngôn ngữ thứ nhất [9]. Phƣơng pháp EA đƣợc nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu và cũng đƣợc đánh giá từ nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ, theo tác giả Dai và Shu [6], sử dụng EA trong giảng dạy giúp giáo viên có thể hiểu đƣợc cấp độ thành thạo ngôn ngữ hiện tại của sinh viên, và giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn quá trình học và kiến tạo ngôn TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 10, Tháng 7 - 2018 88 ngữ. Đối với ngƣời học, hiểu rõ cấu trúc lỗi sai của bản thân sẽ giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. 2.2 Những khó khăn trong kỹ năng viết của ngƣời học ngôn ngữ thứ hai Trong ba yếu tố cơ bản nhất của viết, bao gồm nội dung, cấu trúc bài viết, và ngôn ngữ, thì có thể nói vấn đề ngôn ngữ (bao gồm cách sử dụng từ vựng, cấu trúc câu, văn phong) gây ra nhiều khó khăn nhất đối với ngƣời học do quá trình tích lũy, phát triển, và vận dụng ngôn ngữ là một quá trình dài, phức tạp và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía ngƣời học. Olsen [11] thấy rằng ngƣời học ngôn ngữ thứ 2, do hạn chế về kiến thức và năng lực ngôn ngữ, thƣờng gặp rất nhiều trở ngại khó khăn để có thể viết đƣợc bài viết tốt, và sự hạn chế này cũng làm ngƣời học nhẫm lẫn giữa cấu trúc của ngôn ngữ thứ nhất và cấu trúc của ngôn ngữ thứ 2. Đồng thời, Weigle [12] cũng cho rằng những hạn chế trên sẽ là một trở ngại rất lớn trong quá trình viết khi ngƣời viết chỉ tập trung toàn bộ sự chú ý vào ngôn ngữ và cách diễn đạt chứ không chú trọng vào nội dung hay cấu trúc bài luận. Nhƣ vậy, khi học ngôn ngữ thứ 2 thì kỹ năng viết là kỹ năng rất khó đạt đƣợc nếu hai ngôn ngữ có sự khác biệt lớn về mặt cấu trúc và ngữ pháp. Tác giả Chan đã nghiên cứu về hiện tƣợng chuyển dịch cấu trúc từ ngôn ngữ thứ nhất sang tiếng Anh của sinh viên Trung Quốc [5]. 710 sinh viên đƣợc yêu cầu dịch một số câu từ tiếng Trung sang tiếng Anh và số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tích, tập trung vào lỗi sai trong 5 khía cạnh ngôn ngữ bị ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ, bao gồm: vị trí trạng từ, sử dụng động từ liên kết (Copula Verbs), mệnh đề quan hệ, cấu trúc “there be” và dạng động từ. Kết quả cho thấy năng lực ngôn ngữ sinh viên càng thấp thì tần suất lỗi sai càng nhiều. 2.3. Phân biệt các dạng lỗi sai trong tiếng Anh: Error (lỗi sai do thiếu năng lực ngôn ngữ) và Mistakes (Lỗi sai do thiếu kỹ năng sử dụng ngôn ngữ) Khi nói đến sự ảnh hƣởng của ngôn ngữ thứ nhất đối với ngôn ngữ thứ hai thì nhất thiết phải làm rõ sự khác nhau giữa errors và mistakes. Brown [3] mô tả mistakes là những sai sót của ngƣời học khi vận dụng cấu trúc ngữ pháp khi nói và viết. Điều đó có nghĩa là, ngƣời học có thể nắm đƣợc kiến thức về cấu trúc ngôn ngữ, nhƣng gặp phải khó khăn khi vận dụng cấu trúc ngôn ngữ vào các kỹ năng nói và viết. Trong khi đó, errors đƣợc định nghĩa là những lỗi sai ngƣời học mắc phải khi không biết hoặc không nắm đƣợc cấu trúc ngữ pháp hay từ vựng. Nhƣ vậy, errors chỉ những mảng kiến thức ngôn ngữ còn khiếm khuyết, khi ngƣời học chƣa biết phân biệt giữa cách dùng đúng và cách dùng sai. Ngƣợc lại, mistakes phản ánh sự khiếm khuyết trong kỹ năng vận dụng các kiến thức ngôn ngữ đã đƣợc học khi nói và viết. 2.4. Ảnh hƣởng của ngôn ngữ thứ nhất đối với những lỗi viết sai của ngôn ngữ thứ hai Nhƣ đã nói ở trên, sự chuyển dịch cấu trúc từ ngôn ngữ thứ nhất xảy ra khi ngƣời học sử dụng cấu trúc ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ khi viết bằng ngôn ngữ thứ hai. Vậy tại sao xảy ra quá trình này? Bhela cho rằng, hiện tƣợng này là do ngƣời học nghĩ rằng hai ngôn ngữ có sự tƣơng đƣơng và sự thống nhất [2]. Nhƣng hiển nhiên là không TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phạm Thị Thùy Trang 89 có hai ngôn ngữ nào là hoàn toàn đồng nhất về mặt cấu trúc, ngữ vựng hay hệ thống tƣ duy ngôn ngữ; chính vì vậy, sự khái quát hóa cấu trúc từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia sẽ dẫn đến những lỗi sai khi nói và viết. Sự ảnh hƣởng của ngôn ngữ thứ nhất cũng đã đƣợc chứng minh thực nghiệm trong môi trƣờng lớp học. Ví dụ, tác giả Bennui [1] đã chỉ ra đƣợc những lỗi về cách dùng kết ngôn hay ngữ pháp do sinh viên Thái mƣợn từ tiếng mẹ đẻ, ví dụ nhƣ cách dùng của “do” và “make”, “turn on” và “open”, khi sinh viên không đủ từ vựng hay cấu trúc thích hợp để diễn đạt bằng ngôn ngữ thứ 2. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân là do ngƣời học luôn suy nghĩ bằng ngôn ngữ thứ nhất trƣớc khi viết, và vì thế sẽ không thể tránh khỏi tƣ duy theo ngôn ngữ thứ nhất. Tóm lại, theo định nghĩa, ảnh hƣởng của ngôn ngữ thứ nhất xảy ra khi ngƣời học khái quát hóa cấu trúc ngôn ngữ trong tiếng mẹ đẻ để sử dụng trong ngôn ngữ đích, và điều này sẽ dẫn đến những lỗi sai khi viết bằng ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là khi ngƣời viết cần diễn đạt những khái niệm vƣợt lên trên năng lực ngôn ngữ hiện tại. 2.5. Các dạng lỗi sai do ảnh hƣởng của ngôn ngữ thứ nhất Có rất nhiều nghiên cứu tập trung phân tích cấu trúc, hệ thống các lỗi sai khi viết do bị ảnh hƣởng của ngôn ngữ thứ nhất, và các nghiên cứu chỉ ra rằng ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, với sự tƣơng tác khác nhau thì cấu trúc và hệ thống lỗi sai là khác nhau. Ví dụ, khi Bhela [2] quan sát các lỗi sai do ngƣời học đến từ các quốc gia khác nhau mắc phải, bao gồm Campuchia, Ý, Tây Ban Nha và Việt Nam. Khi viết đoạn văn kể chuyện dựa vào hình ảnh, ngƣời học mắc phải những lỗi sai nhiều nhất trong các lĩnh vực sau: (1) sở hữu cách, (2) dấu câu, (3) giới từ, (4) chính tả, (5) viết hoa chữ cái đầu, (6) thì hiện tại và quá khứ tiếp diễn, (7) đại từ, (8) từ vựng và (9) thể bị động và chủ động. Còn theo tác giả Chan [5], sinh viên Trung Quốc thƣờng sẽ mắc lỗi trong 5 lĩnh vực sau: động từ kết nối („to be‟), vị trí trạng từ, sử dụng „there be‟, sử dụng mệnh đề quan hệ và cách sử dụng nội động từ và ngoại động từ. Một nghiên cứu của tác giả khác, Bennui [1], thì ngoài những ảnh hƣởng về cấu trúc câu và sử dụng từ vựng, sinh viên Thái còn chịu ảnh hƣởng về mặt phong cách viết và cách diễn đạt ý, ví dụ nhƣ cấu trúc đoạn văn, bài văn, văn phong và cách thức biểu đạt những ý niệm. Có thể thấy, có rất nhiều nghiên cứu khoa học về ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình viết bằng ngôn ngữ thứ 2. Tuy nhiên, ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu cùng loại nhằm giúp giảng viên dự đoán những lỗi sai sinh viên có thể mắc phải trong quá trình viết luận. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng đƣợc lựa chọn cho nghiên cứu là 50 sinh viên năm 2 đang tham gia học phần Academic Writing thuộc Khoa Ngoại ngữ Trƣờng Đại học Văn Lang. Các sinh viên đƣợc chọn phải thỏa mãn điều kiện tiên quyết là sinh viên phải thi đạt 3 học phần viết cơ bản trƣớc đó. Tất cả sinh viên đƣợc chọn đều có ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Việt. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 10, Tháng 7 - 2018 90 3.2. Quy trình thu thập số liệu Sinh viên phải viết 3 bài luận học thuật liên quan đến 3 thể loại khác nhau, bao gồm: so sánh, nguyên nhân - kết quả và tranh luận, với số từ trong mỗi bài dao động từ 200 đến 250 từ. Đây là 3 dạng tiểu luận sinh viên phải hoàn thành trong học phần và đƣợc viết cách nhau 2 tuần. Ba chủ đề cho bài luận lần lƣợt là (1) Online learning vs. face-to-face learning, (2) Causes and effects of obesity among children, (3) Government investment in education. Mỗi bài luận sẽ đƣợc hoàn thành tại lớp trong 60 phút và sinh viên không đƣợc sử dụng bất cứ tự điển hay tài liệu gì. Tác giả sẽ thu thập bài viết và liệt kê các lỗi sai trong mỗi bài, phân nhóm và phân tích lỗi sai sử dụng phƣơng pháp EA. Quy trình thu thập số liệu đƣợc tóm tắt trong bảng sau: Hình 1. Quy trình thu thập dữ liệu 3.3. Cách phân tích số liệu Bài luận của sinh viên đƣợc đọc và phân tích theo từng dòng nhằm phát hiện những lỗi sai theo quy trình EA. Các lỗi sai sẽ đƣợc thống kê và phân loại. Việc phân loại lỗi sai đƣợc tác giả tham khảo và hỏi ý kiến từ 2 giảng viên khác cùng dạy môn Viết luận học thuật. Thống kê mô tả sẽ dựa trên mô tả về tần suất xuất hiện, điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong 80 bài tiểu luận học thuật, có 14 nhóm lỗi sai do ảnh hƣởng của tiếng Việt gây ra. Các nhóm lỗi sai bao gồm: danh từ số ít/nhiều, hình thức động từ, cách chọn từ, cấu trúc câu, mạo từ, giới từ, đại từ, từ nối, hòa hợp chủ từ - động từ, cấu trúc song song, cấu trúc so sánh, mệnh đề trạng ngữ, mệnh đề quan hệ, văn phong. Mặc dù 3 thể loại tiểu luận có cùng các nhóm lỗi, tần suất xuất hiện của mỗi loại trong mỗi dạng tiểu luận khá khác nhau, đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây. Bài luận so sánh Online learning vs face-to-face learning Bài luận nguyên nhân - kết quả Obesity Bài luận tranh luận Government investment in education PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỖI Phân loại các lỗi sai trong bài luận so sánh Phân loại các lỗi sai trong bài luận phân tích nguyên nhân – kết quả Phân loại các lỗi sai trong bài luận tranh luận TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phạm Thị Thùy Trang 91 Bảng 1. Lỗi sai của sinh viên trong bài luận so sánh Loại errors Tần suất Trung bình Tỷ lệ phần trăm Cấu trúc câu (SS) Cách chọn từ (WC) Danh từ số ít / nhiều (N) Hình thức động từ (VF) Mạo từ (A) Cấu trúc so sánh (CT) Giới từ (Pre) Đại từ (Pro) Mệnh đề quan hệ (RC) Văn phong (WS) Từ nối (L) Hòa hợp chủ từ - động từ (A) Cấu trúc song song (Pa) Mệnh đề trạng ngữ (AV) 313 257 232 164 131 121 105 90 85 83 47 40 23 10 6.25 5.15 4.63 3.28 2.62 2.42 2.11 1.80 1.70 1.65 0.95 0.80 0.45 0.20 18.40 15.10 13.64 9.64 7.70 7.11 6.17 5.29 5.00 4.88 2.76 2.35 1.35 0.59 Tổng 1,701 34.02 100 Theo bảng số liệu, lỗi sai về cấu trúc câu là loại lỗi chiếm đa số, với tỷ lệ 18.4%. Điều này là do cấu trúc câu giữa tiếng Anh và tiếng Việt có rất ít điểm tƣơng đồng, trong đó điểm khác biệt nhiều nhất là ở trật tự từ, cụm từ hay trật tự các mệnh đề. Tiếp theo sau là các lỗi sai về cách chọn từ, danh từ số ít/nhiều, và hình thức động từ, với tỷ lệ phần trăm lần lƣợt là 15.10%, 13.64% và 9.64%. Đặc biệt, trong khi ở 2 dạng còn lại, tỷ lệ sai đối với cấu trúc so sánh hầu nhƣ rất thấp, thì ở bài này, cấu trúc so sánh chiếm tỷ lệ cao hơn (7.11%). Điều này cũng khá dễ hiểu, do đối với dạng bài luận học thuật so sánh thì sinh viên phải viết một số cấu trúc so sánh đặc biệt và nâng cao. Ngoài ra, tuy tiếng Việt và tiếng Anh khá khác biệt về cách sử dụng từ nối, sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ, nhƣng đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thì cấu trúc khác biệt không quá phức tạp nên tỷ lệ lỗi sai ở 2 phần này khá thấp (2.76% và 2.35%). Bảng 2. Lỗi sai của sinh viên trong bài luận phân tích nguyên nhân – kết quả Loại errors Tần suất Trung bình Tỷ lệ phần trăm Mệnh đề trạng ngữ Cấu trúc câu Cách chọn từ Mệnh đề quan hệ Hình thức động từ Danh từ số ít / nhiều Cấu trúc song song Mạo từ Giới từ Đại từ Văn phong 290 267 230 210 131 110 95 88 79 77 70 5.80 5.34 4.60 4.20 2.62 2.20 1.90 1.76 1.58 1.54 1.40 17.04 15.69 13.51 12.34 7.70 6.46 5.58 5.17 4.64 4.52 4.11 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 10, Tháng 7 - 2018 92 Loại errors Tần suất Trung bình Tỷ lệ phần trăm Hòa hợp chủ từ - động từ Từ nối Cấu trúc so sánh 35 15 5 0.70 0.30 0.10 2.06 0.88 0.29 Tổng 1,702 34.04 100 Khác với dạng bài so sánh, trong dạng bài nguyên nhân - kết quả, thì dạng lỗi sai gặp nhiều nhất là mệnh đề trạng ngữ (17.04%), đồng thời sinh viên cũng gặp nhiều vấn đề khi diễn đạt ý bằng mệnh đề quan hệ (12.34%). Điều này có thể đƣợc lý giải là khi viết dạng bài nguyên nhân-kết quả, sinh viên phải sử dụng rất nhiều dạng mệnh đề khác nhau, phải biết rút gọn mệnh đề nhằm diễn đạt mối quan hệ nguyên nhân, hệ quả. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ dạng bài trên, thì cấu trúc câu, cách chọn từ và cấu trúc động từ vẫn nằm trong số những lỗi sai nhiều nhất của sinh viên, với tỷ lệ mắc lỗi lần lƣợt là 15.64%, 13.51% và 7.70%. Bảng 3. Lỗi sai của sinh viên trong bài luận tranh luận Loại errors Tần suất Trung bình Tỷ lệ phần trăm Cách chọn từ Cấu trúc câu Mệnh đề trạng ngữ Văn phong Danh từ số ít / nhiều Đại từ Mệnh đề quan hệ Hình thức động từ Mạo từ Cấu trúc so sánh Từ nối Hòa hợp chủ từ - động từ Giới từ Cấu trúc song song 395 290 225 230 195 190 185 142 90 40 35 30 25 10 7.9 5.8 4.5 4.6 3.9 3.8 3.7 2.84 1.8 0.8 0.7 0.6 0.5 0.2 18.97 13.93 10.81 11.05 9.37 9.13 8.89 6.82 4.32 1.92 1.68 1.44 1.2 0.48 Tổng 2,082 41.64 100 Từ bảng số liệu có thể thấy cấu trúc lỗi sai của dạng bài này khá giống với dạng bài chỉ nguyên nhân - kết quả. Điểm khác biệt lớn nhất chính là ở văn phong. Trong khi ở 2 dạng bài trƣớc, lỗi văn phong chiếm tỷ lệ không đáng kể, ở dạng bài so sánh là 4.88% và nguyên nhân - kết quả là 4.11%, thì ở dạng bài này, văn phong là một trong 5 lỗi sai chiếm tỷ lệ cao nhất, với 11.05%. Điều này có thể đƣợc lý giải vì sinh viên dễ nhầm lẫn dạng bài tranh luận với dạng bài nêu ý kiến cá nhân, nên khi viết sinh viên sử dụng rất nhiều đại từ “I”, “we”, những cụm từ nêu ý kiến cá nhân, và văn phong đƣợc viết theo kiểu đối thoại. Ngoài ra, đối với dạng bài này thì cách chọn từ cũng gây cho sinh viên rất nhiều vấn đề, với tỷ lệ lỗi sai cao nhất là 18.97%. Điều này cũng khá dễ hiểu vì đối với dạng bài tranh luận, sinh viên phải trình bày quan điểm và đƣa ra những luận cứ có tính logic cao để bác bỏ những luận cứ đối lập. Quá trình này đòi TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phạm Thị Thùy Trang 93 hỏi sinh viên phải tƣ duy và suy nghĩ để tìm ý khi viết, và do đó sẽ ít tập trung vào ngôn ngữ diễn đạt hơn. 5. NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY Nhƣ đã đề cập ở trên, kỹ năng viết học thuật là kỹ năng viết rất khó, kể cả đối với các bạn sinh viên chuyên ngữ. Từ sơ đồ hình 2 có thể thấy ở cả 3 thể loại, sinh viên đều gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến cấu trúc câu, cách dùng từ và cấu trúc động từ. Tuy nhiên, ở mỗi loại, sẽ có một cấu trúc sai đặc trƣng và nổi bật. Điển hình là đối với dạng bài so sánh thì sinh viên sẽ gặp trở ngại với cấu trúc so sánh, đối với dạng bài nguyên nhân - kết quả đó là mệnh đề trạng ngữ và với dạng tranh luận là văn phong và cách chọn lựa từ phù hợp. Hình 2. So sánh cấu trúc lỗi sai của 3 dạng viết học thuật Dựa vào cấu trúc lỗi sai, có thể đƣa ra những đề xuất khi giảng dạy các dạng tiểu luận học thuật bậc đại học nhƣ sau: Trƣớc khi viết, giảng viên cần chuẩn bị cho sinh viên những phần ngôn ngữ cần thiết để có thể tránh đƣợc tối đa những lỗi sai khi viết. Nói cách khác, giảng viên cần ôn tập và hệ thống lại những cụm từ hay cấu trúc mà sinh viên hay mắc lỗi nhất đối với từng dạng bài; Khi giảng viên đánh giá bài viết, cũng cần tập trung vào những phạm trù ngôn ngữ mà sinh viên hay phạm lỗi và có phƣơng pháp sửa lỗi phù hợp để giúp sinh viên giảm thiểu những lỗi sai của mình trong bài viết kế tiếp; Trong quá trình giảng dạy, giảng viên có thể lồng ghép thực hành so sánh cấu trúc ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có liên quan bằng các bài tập phù hợp, nhằm giúp sinh viên giảm thiểu đƣợc ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ khi viết. 6. KẾT LUẬN Nhƣ vậy, mặc dù kỹ năng viết tiểu luận học thuật là một kỹ năng vô cùng thách thức đối với sinh viên, giảng viên có thể giúp sinh viên giảm thiểu những lỗi sai cần thiết bằng một số phƣơng pháp giảng dạy phù hợp. Trong đó, việc dự đoán đƣợc cấu trúc lỗi sai và nguyên nhân dẫn đến lỗi sai đối với từng dạng bài tiểu luận đóng vai trò rất quan trọng. Kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy, tiếng Việt có ảnh hƣởng rất lớn đối với chất lƣợng của bài tiểu luận viết bằng tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ. Những ảnh hƣởng này thể hiện rất rõ ở những cấu trúc lỗi sai cả về mặt cấu trúc ngôn ngữ và về mặt sử dụng ngữ vựng. Hơn nữa, ở mỗi dạng bài tiểu luận khác nhau, sinh viên gặp khó khăn lớn nhất ở những khía cạnh ngôn ngữ khác nhau. Phát hiện này sẽ có đóng góp lớn đối với việc thiết kế các tài liệu và hoạt động giảng dạy của giảng viên trong lớp học. 0 100 200 300 400 500 S S W C N V F A C T P re P ro R C W S L A P a A V So sánh NN-KQ Tranh luận TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 10, Tháng 7 - 2018 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bennui, P. (2008), A study of L1 interference in the writing of Thai EFL students, Malaysian Journal of ELT Research, 4. [2] Bhela, B. (1999), Native language interference in learning a second language: Exploratory case studies of native language inference with target language usage, International Education Journal, 1(1). [3] Brown, H. D. (1994), Principles of Language Learning and Teaching (3 rd ed.), Prentice Hall. [4] Camilleri, G. (2004), Negative Transfer in Maltese Students' Writing in English, Journal of Maltese Education Research, 2(1). [5] Chan, A. Y. W. (2004), Syntactic transfer: Evidence from the interlanguage of Hong Kong Chinese ESL learners, The Modern Language Journal, 88(1). [6] Dai, W. Y., & Shu, D. F. (1994), Some research issues in contrastive analysis, error analysis and interlanguage, Journal of Foreign Languages, 5. [7] Hyland, K., & Anan, E. (2006), Teachers' perceptions of error: The effects of first language and experience, System, 34, [8] Jenwitheesuk, T. (2009), A study of persisted syntactic errors in writing of the 3rd year students of English for international communication program, Paper presented at the The Role of Universities in Hands-on Education. [9] Mitchell, R., & Myles, F. (2004), Second Language Learning Theories (2 nd ed.), London: Edward Arnold. [10] Norwegian learners of English, System, 27, [11] Olsen, S. (1999), Errors and compensatory strategies: a study of grammar and vocabulary in texts written by Norwegian learners of English, System, 27, [12] Weigle, S. C. (2002), Assessing Writing, Cambridge: Cambridge University Press, Ngày nhận bài: 08-4-2018. Ngày biên tập xong: 20-3-2018. Duyệt đăng: 23-7-2018
File đính kèm:
- phan_tich_loi_sai_cua_sinh_vien_viet_nam_khi_viet_cac_the_lo.pdf