Phân tích lợi thế cạnh tranh nghề dệt thổ cẩm An Giang theo phương pháp PACA

ABSTRACT

This study aims to analyze a situation of produce and competitive advantage from the 22

brocade knitting households in An Giang through using the mothods of stable livelihood

framework and participatory appraisals of competitive advantage. As a result, it found

that this sector has a long history of development in accordance with the settle of the

Khmer and Cham minority, simply technique of product, low investment, female is

predominant in the labor force. Besides, the competitive advantage of product presents

the indigeuos cultural characters. However, this sector has some disadvantages that are

dependent on market of tourism, seasonal; be substituted by industrial goods, weak

promotion of product.

pdf 9 trang yennguyen 7080
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích lợi thế cạnh tranh nghề dệt thổ cẩm An Giang theo phương pháp PACA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích lợi thế cạnh tranh nghề dệt thổ cẩm An Giang theo phương pháp PACA

Phân tích lợi thế cạnh tranh nghề dệt thổ cẩm An Giang theo phương pháp PACA
Tạp chí Khoa học 2009:12 229-237 Trường Đại học Cần Thơ 
 229 
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH NGHỀ DỆT THỔ 
CẨM AN GIANG THEO PHƯƠNG PHÁP PACA 
Huỳnh Trường Huy1 và Nguyễn Xuân Quang2 
ABSTRACT 
This study aims to analyze a situation of produce and competitive advantage from the 22 
brocade knitting households in An Giang through using the mothods of stable livelihood 
framework and participatory appraisals of competitive advantage. As a result, it found 
that this sector has a long history of development in accordance with the settle of the 
Khmer and Cham minority, simply technique of product, low investment, female is 
predominant in the labor force. Besides, the competitive advantage of product presents 
the indigeuos cultural characters. However, this sector has some disadvantages that are 
dependent on market of tourism, seasonal; be substituted by industrial goods, weak 
promotion of product. 
Keywords: brocade knitting, competitive advantage 
Title: Analysis of competitive advantage for brocade knitting sector in An Giang by the 
method of the Participatory Appraisals of Competitive Advantage 
TÓM TẮT 
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất và lợi thế cạnh tranh của 
nghề dệt thổ cẩm An Giang thông qua các công cụ phân tích như khung sinh kế và PACA. 
Qua khảo sát 22 sơ sở dệt thổ cẩm tại An Giang, nghiên cứu đã phát hiện một số điểm 
sau: nghề dệt thổ cẩm hình thành khá lâu, thiết bị sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, 
lao động tham gia chủ yếu là nữ, nguyên nhân chính tham gia ngành do tính kế thừa. Hơn 
nữa, nghề dệt thổ cẩm có một số điểm lợi thế cạnh tranh đó là sử dụng nguồn tơ thiên 
nhiên, sản phẩm thể hiện nét văn hóa bản địa. Tuy nhiên, một số điểm bất lợi thế đó là thị 
trường đầu ra hạn chế, phụ thuộc ngành du lịch và tính thời vụ, bị thay thế bởi sản phẩm 
công nghiệp, khâu xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm còn hạn chế. 
Từ khóa: nghề dệt thổ cẩm, lợi thế cạnh tranh 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phát triển ngành nghề truyền thống là chiến lược kinh tế quan trọng của Đảng và 
nhà nước ta, nó không những khôi phục được các hoạt động ngành nghề, tạo việc 
làm cho số đông lao động tại địa phương, nâng cao thu nhập, mà còn tạo ra khối 
lượng hàng xuất khẩu, đồng thời góp phần bảo vệ những giá trị bản sắc văn hoá 
dân tộc của địa phương. Ví dụ: hoạt động đan đát lục bình ở Đồng Tháp, bánh pía, 
lạp xưởng ở Sóc Trăng, dệt chiếu, thảm ở Trà Vinh, đường thốt nốt, kẹo dừa Bến 
Tre, mây tre đan ở Cần Thơ, gốm đỏ ở Vĩnh Long, dệt thổ cẩm ở An Giang. 
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng về các làng nghề truyền thống tại Đồng bằng Sông 
Cửu Long đã được xác định, vì vậy một câu hỏi đặt ra là các địa phương sẽ triển 
khai các mô hình làng nghề này như thế nào để phù hợp với qui mô của hộ sản 
1 Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh 
2 Học viện Ngân hàng 
Tạp chí Khoa học 2009:12 229-237 Trường Đại học Cần Thơ 
 230 
xuất; bởi vì đối tượng tham gia những hoạt động ngành nghề không ai khác là các 
thành viên trong hộ. Tuy nhiên, nguồn lực của hộ sản xuất tương đối hạn chế do đó 
sẽ xuất hiện sự cạnh tranh trong việc phân bổ nguồn lực giữa hoạt động ngành 
nghề và hoạt động khác vì liên quan đến chi phí cơ hội của nông hộ. 
Vì vậy, việc phân tích lợi thế cạnh tranh ngành nghề truyền thống là hết sức cần 
thiết nhằm cung cấp thông tin thực tiễn, dự báo về tính khả thi và bền vững của các 
hoạt động ngành nghề. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung làm rõ hai 
mục tiêu: (i) mô tả thực trạng phát triển nghề dệt thổ cẩm và (ii) xác định lợi thế 
cạnh tranh của ngành nghề dệt thổ cẩm An Giang theo phương pháp PACA1. 
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Thu thập số liệu 
2.1.1 Chọn địa bàn nghiên cứu 
Do đặc điểm sản xuất của các ngành nghề truyền thống thường được tổ chức sản 
xuất tập trung tại một địa phương (ấp, xã) nên việc chọn điểm khảo sát cũng mang 
tính đại diện cao. Cụ thể, đối với nghề dệt thổ cẩm chủ yếu tập trung tại hai huyện 
Tân Châu và Tịnh Biên tỉnh An Giang. 
2.1.2 Số liệu sơ cấp được thu thập từ các đối tượng sau: 
- Hộ tham gia ngành nghề: Đề tài tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp 22 
hộ dệt thổ cẩm tại An Giang. Nội dung thu thập từ đối tượng này chủ yếu liên 
quan đến thực trạng sản xuất của hộ về qui mô, nguồn lực sản xuất, thị trường 
đầu vào và đầu ra, và ảnh hưởng của các chính sách, tổ chức nghề nghiệp tại 
địa phương. 
- Cán bộ thuộc các tổ chức nghề nghiệp (Hợp tác xã): nhóm nghiên cứu thu thập 
những thông tin liên quan đến xu hướng phát triển ngành, những hoạt động 
thường niên hỗ trợ các cơ sở sản xuất. 
- Cán bộ thuộc các cơ quan địa phương: Thực hiện phương pháp phỏng vấn bán 
cấu trúc về một số vấn đề như: vai trò của địa phương đối với sự phát triển 
ngành, đóng góp của cơ sở đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương và 
việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển ngành truyền thống. 
2.1.3 Số liệu thứ cấp 
Thu thập từ các cơ quan quản lý ngành, chính quyền địa phương bao gồm báo cáo 
tổng kết năm, kế hoạch và các chính sách liên quan đến phát triển ngành nghề 
truyền thống từ trung ương đến địa phương. 
2.2 Phương pháp phân tích 
(i) Thực trạng phát triển nghề dệt thổ cẩm được mô tả thông qua phương pháp 
đánh giá khung sinh kế ABCD2 (Assets Based Community Development - Phát 
triển cộng đồng). Khung sinh kế bao gồm 5 loại tài sản, nguồn lực cơ bản: nguồn 
nhân lực; vật lực, tài lực; nguồn lực tự nhiên; kết cấu hạ tầng; và nguồn lực xã hội. 
Tạp chí Khoa học 2009:12 229-237 Trường Đại học Cần Thơ 
 231 
(ii) Lợi thế cạnh tranh của nghề dệt thổ cẩm được xác định với sự tham gia của các 
đối tượng liên quan (gọi là PACA). Bởi vì, đây là một tập hợp các công cụ để dự 
báo lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh về ngành hàng của địa phương nào đó. Phương 
pháp này tiếp cận thực tế từ dưới lên, mang tính tập thể bao gồm nhà sản xuất, hiệp 
hội nghề nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, chính quyền địa phương và các đối tượng 
khác. Tóm lại, Phương pháp này bao gồm hai công cụ cơ bản sau: 
- Mô hình 5 động lực của Michael Porter nhằm xác định tình hình hiện tại của 
ngành hàng dựa vào 5 nhóm động lực: Đối thủ mới tham gia ngành, đối thủ 
trong ngành, các nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ, và hàng hoá thay thế. 
- Mô hình kim cương của Michael Porter nhằm dự báo những lợi thế và bất lợi 
thế trong quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh của ngành hàng nào đó. Sự 
đánh giá theo mô hình kim cương gồm 4 yếu tố cơ bản: Chiến lược kinh doanh 
và cạnh tranh, các ngành liên quan và hỗ trợ, các yếu tố đầu vào, và các điều 
kiện về nhu cầu. 
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Mặc dù là nghề truyền thống, nhưng kết quả khảo sát 22 hộ tham gia nghề dệt thổ 
cẩm cho thấy có đến 77% hộ vừa tham gia nghề dệt, vừa tham gia các hoạt động 
khác như nông nghiệp, phi nông nghiệp và chỉ có 23% hộ chuyên nghề dệt thổ 
cẩm. Theo anh Mohamad – Chủ nhiệm HTX Châu Giang, phần lớn các hộ đều có 
đất canh tác, do đó họ tham gia nghề dệt thổ cầm nhằm mục đích bảo tồn nền văn 
hoá. Tuy nhiên, ở xã Văn Giáo, Tịnh Biên thì hoạt động của nghề dệt thổ cẩm thể 
hiện sự sôi động hơn; bởi vì, hầu như nhà nào cũng có ít nhất một khung dệt. Đồng 
thời, nghề dệt thổ cẩm đóng góp quan trọng đối với thu nhập của hộ gia đình. 
3.1 Tổ chức sản xuất 
Qua kết quả khảo sát 22 hộ tham gia nghề dệt thổ cẩm tại xã Châu Phong và Văn 
Giáo cho thấy, hộ tham gia nghề dệt dưới 3 hình thức chính, bao gồm: gia công 
cho HTX, tự sản xuất và tự tiêu thụ, và hình thức kết hợp hai dạng trên. Hình thức 
tổ chức sản xuất phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, giá cả và điều kiện về mẫu mã 
sản phẩm. Từ đó, hộ sản xuất dựa vào khả năng của mình và sẽ lựa chọn hình thức 
sản xuất thích hợp trong mỗi thời điểm nhất định. 
Bảng 1: Hình thức tổ chức sản xuất của hộ Đvt: % 
Hình thức Châu Phong Văn Giáo Tất cả 
Gia công cho HTX. 30,0 16,6 22,7 
Tự sản xuất và tự bán. 40,0 41,7 40,9 
Cả 2 hình thức trên 30,0 41,7 36,4 
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007 
Trường hợp, một số gia đình không có khung dệt thì họ có thể đến HTX để dệt gia 
công. Bên cạnh đó, có hơn 40% các hộ được phỏng vấn không tham gia HTX; bởi 
vì, khi vào HTX không có hiệu quả, do chưa có đơn đặt hàng, và thu nhập không 
ổn định. Ngoài ra, nếu tiêu thụ thông qua HTX thường gặp tình trạng thanh toán 
Tạp chí Khoa học 2009:12 229-237 Trường Đại học Cần Thơ 
 232 
chậm hơn so với trường hợp tự tiêu thụ; đồng thời, một số hộ dệt rất ít cho nên họ 
cho rằng không cần thiết phải tham gia HTX. 
3.2 Sử dụng nguồn lực sản xuất 
3.2.1 Lao động 
Lao động nữ chiếm đến 80% lực lượng lao động, hầu hết là lao động gia đình, thuê 
mướn lao động bên ngoài rất ít, chủ yếu thuê lao động đối với khâu dệt. Số lượng 
lao động bình quân mỗi hộ từ 1 đến 2 người. Tuy nhiên, đối với những hộ Khơme 
đa phần chỉ một người làm và hầu hết là phụ nữ, họ phụ trách tất cả các công đoạn 
trong quá trình sản xuất. Theo theo kết quả phỏng vấn các hộ sản xuất tại Châu 
Phong cho thấy giá lao động thuê ở địa phương tăng hàng năm khoảng 23,75%. 
Trong khi đó, giá thuê nhân công dệt thổ cẩm không đổi, cho nên chỉ có ½ đối 
tượng học nghề dệt theo nghề. Tiền công bình quân đối với thợ giỏi từ 30.000đ-
40.000đ /ngày, thợ có tay nghề chưa cao thì 15.000đ- 20.000đ/ngày. 
3.2.2 Nguồn vốn 
Vốn cố định của các cơ sở sản xuất chủ yếu đầu tư vào các thiết bị sản xuất. Kết 
quả khảo sát cho thấy vốn cố định trung bình của mỗi hộ sản xuất từ 4 đến 5,6 
triệu đồng. Vốn lưu động của hộ sản xuất chủ yếu để mua nguyên vật liệu như chỉ, 
cotton Theo kết quả khảo sát, nguồn vốn lưu động của hộ sản xuất bình quân 
khoảng 2.700.000 đồng. Có đến 9 hộ trong tổng số 22 hộ được khảo sát thì nguồn 
vốn này được vay từ Quỹ hỗ trợ dân tộc, Hội phụ nữ, Ngân hàng chính sách xã 
hội Nguồn vốn vay này chiếm khoảng 73% trong cơ cấu vốn lưu động của hộ 
sản xuất. Tuy nhiên, một số hộ sản xuất không vay vốn do các nguyên nhân sau: 
44% trong số họ cho rằng không muốn mở rộng sản xuất do không thuê mướn 
được thợ và lo ngại về thị trường tiêu thụ; 22% cho rằng do không có tài sản thế 
chấp, và thủ tục vay vốn cũng là nguyên nhân dẫn đến 22% trong số họ không vay 
vốn. 
3.2.3 Thiết bị sản xuất 
Qua quá trình quan sát tại hai địa bàn nghiên cứu cho thấy rằng khung dệt là thiết 
bị sản xuất chính của nghề dệt thổ cẩm. Khung dệt được làm bằng gỗ và có cải tiến 
hơn so với 15 năm trước như dây đưa thoi giúp tăng năng suất, giá trị mỗi khung 
dệt dao động từ 3-5 triệu đồng. 
3.3 Phân tích lợi thế cạnh tranh 
3.3.1 Mô hình 5 động lực 
Hầu như không có sự cạnh tranh về sản phẩm thổ cẩm giữa người Khơme và 
Chăm ở An Giang, do các nguyên nhân sau: thứ nhất, thiết kế hoa văn, mẫu mã 
khác nhau; thứ hai, chủng loại sản phẩm và khách hàng tiêu dùng cũng khác nhau. 
Theo quan sát tại các cửa hàng bán sản phẩm lưu niệm làm bằng thổ cẩm tại Cần 
Thơ cho thấy hầu hết các sản phẩm do các nhà sản xuất thổ cẩm ở Ninh Thuận, 
Bình Thuận phân phối. Bởi vì, mẫu mã khá đa dạng; tinh xảo, có tính kết hợp với 
các vật liệu khác như da, gỗ. 
a) Nhà cung cấp 
Tạp chí Khoa học 2009:12 229-237 Trường Đại học Cần Thơ 
 233 
Nguồn nguyên vật liệu phải mua từ Lâm Đồng (tơ), TPHCM (cotton) thông qua 
các thương lái. Do đó, có đến hơn 80% những hộ được hỏi cho rằng họ không chủ 
động nguồn nguyên liệu và thương lái là người quyết định giá 
Nguồn cung cấp lao động đang dần ít đi do ½ số lao động được đào tạo bằng kinh 
phí của Tỉnh không theo nghề. Điều này xuất phát từ chênh lệch thu nhập giữa 
nghề dệt và các nghề khác tại địa phương như thêu, đan, làm mướn, buôn bán 
nhỏ 
Nguồn vốn cung cấp cho phát triển ngành chưa được hỗ trợ từ các ngân hàng 
thương mại, mà chủ yếu từ Quỹ hỗ trợ dân tộc, Hội Phụ nữ, Ngân hành chính 
sách là chủ yếu nên số lượng vốn chưa nhiều. Các nguồn vốn từ chương trình 
khuyến công chưa đầy đủ. 
b) Khách hàng 
Khách hàng của các hộ dệt thổ cẩm được chia thành hai nhóm: khách hàng của hộ 
dệt thổ cẩm người Khơme và của người Chăm 
- Hộ dệt thổ cẩm của người Khơme: khách hàng của họ chủ yếu là người thu 
gom (chiếm 70%), HTX (chiếm 28%) và người tiêu dùng ở địa phương (2%). 
Những người thu gom ở địa sẽ mang sản phẩm đi phân phối lại cho các cửa 
hàng bán vải tại các địa phương có đồng bào dân tộc Khơme sinh sống như 
Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng Ngoài ra, họ chỉ bán cho HTX khi nào 
HTX có nhận đơn đặt hàng từ các đối tác ờ TPHCM hoặc Hà Nội. 
- Hộ dệt thổ cẩm của người Chăm: sản phẩm của họ được phân phối trực tiếp 
đến các cửa hàng bán sản phẩm lưu niệm, khách sạn, nơi vui chơi giải trí ở An 
Giang, Cần Thơ 
Tuy nhiên, hạn chế của các hộ dệt thổ cẩm trong khâu tiêu thụ đó là chỉ sản xuất 
theo mẫu đặt hàng của khách hàng, họ chưa thực hiện những cuộc thăm dò, quan 
sát về nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng về sản phẩm. Hơn nữa, sản phẩm còn 
đơn điệu, chưa tạo được giá trị gia tăng của sản phẩm như các sản phẩm thổ cẩm 
truyền thống của các nước như Malaysia, Thái Lan. 
c)Đối thủ tiềm ẩn 
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế huyện Tân Châu, hiện nay huyện đang trình Tỉnh 
kế hoạch phát triển làng nghề dệt thổ cẩm. Nếu kế hoạch này được thực hiện thì 
các hộ dệt thổ cẩm người Chăm ở xã Châu Phong sẽ có ưu thế về vốn vay ưu đãi, 
được đào tạo về tay nghề, hỗ trợ về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Dự 
báo có khoảng trên 200 hộ dệt thổ cẩm tham gia (nguồn: Website tỉnh An Giang 
www.angiang.gov.vn) trong chương trình đưa làng nghề trở thành trung tâm du 
lịch cộng đồng. Điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh ngay trong bản thân các hộ sản 
xuất về thu hút lao động có tay nghề, mẫu mã với nhau, tuy nhiên việc cạnh tranh 
này sẽ làm cho làng nghề ngày càng phát triển. Những người có tay nghề cao có cơ 
hội được phát triển, các cơ sở mới và cũ cần biết cách liên kết chung về chiến lược, 
cách quảng bá, tạo uy tín sản phẩm để tạo sự phát triển chung cho làng nghề. 
d) Sản phẩm thay thế 
Tạp chí Khoa học 2009:12 229-237 Trường Đại học Cần Thơ 
 234 
Theo nhận định của anh Mohamad: phần lớn thế hệ trẻ người dân tộc bây giờ đi 
học, đi làm nên họ hiếm khi sử dụng trang phục truyền thống mà chủ yếu dùng 
quần jean, áo sơmi, vải công nghiệp, Hơn nữa, phụ nữ Chăm ít dùng thổ cẩm 
như xưa mà thay vào đó là dùng các loại vải khác có giá thành rẻ hơn như hiện 
nay. Vì vậy, các sản phẩm thổ cẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người 
Chăm cũng dần dần bị thay thế. 
Các sản phẩm thổ cẩm nhập từ nước ngoài hoặc các loại vải tương tự như thổ cẩm 
được dệt công nghiệp với giá bán rẻ hơn thổ cẩm dệt thủ công. Điều này cũng ảnh 
hưởng làm cho vải thổ cẩm cũng bị thay thế. 
Hình 1: Mô hình 5 động lực của nghề dệt thổ cẩm An Giang 
3.3.2 Mô hình kim cương 
a) Chiến lược kinh doanh và cạnh tranh 
Dựa trên các lợi thế cạnh tranh về sản phẩm gắn liền với những đặc điểm văn hóa, 
dân tộc. Đồng thời, kết hợp với các yếu tố địa phương như chương trình khuyến 
công và các thế mạnh về danh lam thắng cảnh đã tạo nên những sản phẩm thổ cẩm 
phục vụ cho đời sống và du lịch. 
Sự cạnh tranh tay nghề giữa các nghệ nhân trong ngành sẽ góp phần thúc đẩy họ 
tạo ra những sản phẩm ngày càng đạt chất lượng cao hơn về mẫu mã, cũng như 
làm tăng giá trị sản phẩm. 
Sản phẩm thay thế 
- Các sản phẩm dệt công nghiệp có 
giá thành thấp, mẫu mã đa dạng 
phù hợp với đời sống và công việc. 
Đối thủ tiềm ẩn 
- Nhiều cơ sở dệt thổ cẩm hoạt 
động trở lại khi khôi phục làng 
nghề. 
Đối thủ cạnh 
tranh 
- Cạnh tranh sản 
phẩm thổ cẩm với 
các địa phương khác 
Ninh Thuận, Bình 
Thuận, Hà Tây 
- Cạnh tranh với các 
sản phẩm làm bằng 
thổ cẩm của các 
nước 
- Mẫu mã sản phẩm 
chưa đa dạng. 
Khách hàng 
- Sản phẩm thổ cẩm 
chỉ phục vụ một số 
khách hàng đặc thù 
như đồng bào dân 
tộc Chăm, Khơme, 
hoặc du khách 
- Chưa có điều kiện 
nghiên cứu thị 
trường 
Nhà cung cấp 
- Thu mua nguyên 
liệu qua thương lái 
(xa nguồn nguyên 
liệu) 
- Số lượng nhà 
cung cấp ít, không 
có khả năng lựa 
chọn. 
- Số lao động theo 
nghề ngày càng 
giảm 
Tạp chí Khoa học 2009:12 229-237 Trường Đại học Cần Thơ 
 235 
Tuy nhiên, hiện nay nghề dệt thổ cẩm An Giang hoạt động riêng rẻ giữa hai dân 
tộc Chăm và Khơme, cho nên chưa tạo được lợi thế cạnh tranh dựa trên sự liên kết 
các hộ sản xuất. Do đó, các đơn đặt hàng với số lượng lớn thì không đủ thời gian 
và nhân lực để sản xuất. 
b) Ngành nghề phụ trợ 
Một số ngành phụ trợ có liên quan đến nghề dệt thổ cẩm bao gồm ngành sản xuất 
tơ, nhuộm, thời trang và kể ngành du lịch. Trong đó, ngành du lịch đóng vai trò 
quan trọng đối với khâu tiêu thụ sản phẩm; bởi vì, khách hàng nội địa ngày càng 
chuyển dần sang sử dụng các sản phẩm vải công nghiệp. 
Kế hoạch hỗ trợ giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của địa phương chưa nhiều, đa số là 
tham gia các kỳ hội chợ, các hoạt động xúac tiện thương mại và quảng bá sản 
phẩm thổ cẩm An Giang chưa mạnh so với các địa phương khác như Ninh Thuận, 
Bình Thuận 
c) Các định chế hỗ trợ 
Hiện nay, các cơ quan ban ngành tỉnh An giang đang xây dựng chương trình khôi 
phục và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm. Đây là chương trình nhằm phát triển 
nghề truyền thống cũng như tạo những điểm thu hút du khách khi đến An Giang. 
Hơn nữa, chương trình khuyến công và các hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc 
cũng góp phần thu hút người dân tham gia trở lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống. 
Tuy nhiên, khâu xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm trên các phương tiện 
truyền thông như internet còn hạn chế nên sản phẩn thổ cẩm An Giang ít được 
người tiêu dùng biết đến như sản phẩm thổ cẩm của các địa phương khác. 
d) Điều kiện về cầu 
Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm chủ yếu phục vụ một số khách hàng đặc thù. Cho nên, 
điều này ảnh hưởng đến sự mở rộng và phát triển của ngành. Vì vậy, cần có sự can 
thiệp, hỗ trợ của các tổ chức, ban ngành liên quan đến các hoạt động nghiên cứu 
thị trường để nắm bắt nhu cầu một cách tốt hơn qua các đối tượng như du khách 
trong và ngoài nước. Hơn nữa, ngoài sự phụ thuộc vào ngành du lịch, sản phẩm 
thổ cẩm gần đây còn phục vụ cho ngành thiết kế thời trang nhằm tôn vinh vẻ đẹp 
dựa trên sự kết hợp giá trị truyền thống và hiện đại. 
Tạp chí Khoa học 2009:12 229-237 Trường Đại học Cần Thơ 
 236 
Hình 2: Mô hình kim cương của nghề dệt thổ cẩm An Giang 
4 KẾT LUẬN 
Qua phân tích thực trạng sản xuất và đánh giá lợi thế cạnh tranh của 22 hộ dệt thổ 
cầm tại An Giang, kết quả của nghiên cứu được tóm lược ở những điểm sau: sản 
phẩm truyền thống thể hiện nét văn hóa bản địa và dân tộc; sử dụng nguồn nguyên 
liệu thiên nhiên; thiết bị sản xuất đơn giản, đầu tư thấp. Ngành nghề truyền thống 
cho thấy khá phù hợp với phụ nữ. Tuy nhiên, nghề dệt thổ cẩm vẫn còn tồn tại một 
số bất lợi thế đó là: thị trường tiêu thụ hạn chế và phụ thuộc vào ngành du lịch; vai 
trò hỗ trợ của các tổ chức chưa mạnh trong khâu xúc tiến thương mại; năng lực 
quản lý và thiết kế sản phẩm còn đơn giản; bị thay thế bởi các sản phẩm công 
nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Đài Tiếng nói Việt Nam (2006). Làng nghề Đồng bằng sông Cửu Long: Liên kết để phát 
triển. Xem tại: www.vovnews.vn 
Lợi thế cạnh tranh 
Lợi thế: Sản phẩm làm thủ công, thể hiện nét văn hóa, 
dân tộc. 
Bất lợi: Ít có sự liên kết trong sản xuất giữa hai dân 
tộc Chăm và Khơme. 
- Sản xuất theo đơn đặt hàng, ít chú ý đến khâu thiết 
kế mẫu mã, hoa văn cũng như sản phẩm 
Các định chế hỗ trợ 
Lợi thế: Sự quan tâm của các cơ 
quan ban ngành, tổ chức phi chính 
phủ thực hiện việc khôi phục và phát 
triển làng nghề. 
Bất lợi: Tổ chức cung cấp thông tin 
thị trường, xúc tiến thương mại qua 
các công cụ marketing còn hạn chế. 
 Các điều kiện về cầu 
Lợi thế: có thể tiêu thụ tại chỗ 
thông qua khách hàng là người dân 
tộc hoặc du khách đến An Giang. 
Sản phẩm thổ cẩm kết hợp được sử 
dụng trong thiết kế thời trang. 
Bất lợi: hoạt động nghiên cứu nhu 
cầu thị trường và khách hàng còn 
giới hạn do kinh phí và quản lý. 
Các ngành có liên quan và hỗ trợ 
Lợi thế: An Giang có các điểm du lịch thu hút du 
khách trong và ngoài nước. 
Bất lợi: Phụ thuộc vào sự phát triển của ngành du 
lịch, xa nguồn nguyên liệu, cạnh tranh trong việc 
thu hút lao động. 
Tạp chí Khoa học 2009:12 229-237 Trường Đại học Cần Thơ 
 237 
Đặng Kim Sơn (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính 
sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở làng nghề Việt Nam. Tạp chí Hoạt động 
Khoa học, Số 01/2007. Xem tại: 
Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Làng nghề trước những thách thức về môi 
trường sống. Có thể xem tại 
Hòa Bình (2006), Làng nghề ĐBSCL: liên kết để phát triển. Có thể xem tại 
Huỳnh Văn Sáu (2006), Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam theo quan 
điểm của Michael Porter, Tạp chí phát triển kinh tế. Đại học Kinh tế TP.HCM, số 193. Có 
thể xem tại 
Jorg Meyer Stamer (2003). PACA – Đánh giá lợi thế cạnh tranh với sự tham gia của nhiều 
đối tượng. Phiên bản 4.0. www.mesopartner.com 
Nguyễn Hữu Đặng và nhóm nghiên cứu (2005). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển 
làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH nông thôn ở ĐBSCL. Đề tài NCKH 
cấp Bộ. 
Quyết định số 132 của Chính phủ ngày 24 tháng 11 năm 2000 về “Một số chính sách khuyến 
khích phát triển ngành nghề nông thôn”. 
Tạp chí Cộng sản (03/2007). Sản phẩm làng nghề của Hà Tây trong bức tranh xuất khẩu 
hàng thủ công đỏ Việt Nam. Xem tại: www.tapchicongsan.org.vn 
Thái Chí Bình (2006). HĐH nông nghiệp nông thôn trên cơ sở ngành nghề truyền thống ở 
Tây Nam Bộ. Tạp san khoa học 2006. Đại học Mở TP.HCM. Xem tại: 
www.ou.edu.vn/vietnam/files/tapsankhoahoc/2006/PDF 
Thông tấn xã Việt Nam (2001). Việt Nam đổi mới. Xem tại 
Thông tư số 03 của Bộ Công nghiệp, ngày 23 tháng 06 năm 2005: “Hướng dẫn thực hiện một 
số nội dung của Nghị Định 134/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển công 
nghiệp nông thôn” 
Từ điển bách khoa toàn thư mở. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề. Xem tại: 
Viện phát triển bền vững ở Việt Nam (04/2006). Ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam . 
Có thể xem tại: www.va21.org/vie/index.php 
Vietnam Trade Fair-Mạng chào bán sản phẩm trực tuyến. Có thể xem tại 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_loi_the_canh_tranh_nghe_det_tho_cam_an_giang_theo.pdf