Phát triển dịch vụ thông tin thư viện tại một số trường đại học trên thế giới: Bài học với thư viện đại học Việt Nam

Tóm tắt: Giới thiệu những dịch vụ thông tin-thư viện do những thư viện đại học nước

ngoài cung cấp, như: dịch vụ mượn trả tài liệu; dịch vụ chuyển phát tài liệu; dịch vụ

huấn luyện kiến thức thông tin; dịch vụ hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu. Từ tham khảo

kinh nghiệm quốc tế, nhiều thư viện đại học ở Việt Nam đã áp dụng và xây dựng nhiều

dịch vụ thông tin-thư viện phù hợp, như: “thùng trả sách”; thư viện văn phòng; tham

khảo-tư vấn tìm tin; dịch vụ hỗ trợ thông tin, Khẳng định sự cần thiết của việc tổ chức

các lớp huấn luyện sử dụng thư viện cho sinh viên vào đầu năm học, đồng thời tăng

cường các dịch vụ tiện ích nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng tin.

pdf 10 trang yennguyen 7340
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển dịch vụ thông tin thư viện tại một số trường đại học trên thế giới: Bài học với thư viện đại học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển dịch vụ thông tin thư viện tại một số trường đại học trên thế giới: Bài học với thư viện đại học Việt Nam

Phát triển dịch vụ thông tin thư viện tại một số trường đại học trên thế giới: Bài học với thư viện đại học Việt Nam
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017 | 3
Đặt vấn đề
Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri 
thức và sự phát triển của xã hội thông tin, 
thư viện đại học (TVĐH) của nhiều nước 
trên thế giới đã triển khai nhiều dịch vụ 
thông tin-thư viện chất lượng cao, hiệu 
quả, với nhiều phương thức khác nhau 
trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin 
một cách tối đa, đảm bảo có thể cung cấp 
nhanh chóng những dịch vụ đáng tin cậy 
cho các nhóm nghiên cứu sâu, đội ngũ giáo 
sư, giảng viên và toàn thể sinh viên. Học 
hỏi kinh nghiệm tổ chức các dịch vụ thông 
tin - thư viện (TT-TV) của TVĐH nước 
ngoài luôn là điều cần thiết nhằm vận dụng 
vào điều kiện cụ thể của các TVĐH Việt 
Nam trong bối cảnh các trường đại học 
đều đang đổi mới toàn diện và nâng cao 
chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Tóm tắt: Giới thiệu những dịch vụ thông tin-thư viện do những thư viện đại học nước 
ngoài cung cấp, như: dịch vụ mượn trả tài liệu; dịch vụ chuyển phát tài liệu; dịch vụ 
huấn luyện kiến thức thông tin; dịch vụ hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu. Từ tham khảo 
kinh nghiệm quốc tế, nhiều thư viện đại học ở Việt Nam đã áp dụng và xây dựng nhiều 
dịch vụ thông tin-thư viện phù hợp, như: “thùng trả sách”; thư viện văn phòng; tham 
khảo-tư vấn tìm tin; dịch vụ hỗ trợ thông tin, Khẳng định sự cần thiết của việc tổ chức 
các lớp huấn luyện sử dụng thư viện cho sinh viên vào đầu năm học, đồng thời tăng 
cường các dịch vụ tiện ích nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng tin.
Từ khóa: Dịch vụ thông tin-thư viện; thư viện đại học.
Th e development of library and information services at universities 
around the world: Lessons for Vietnam
Abstract: Th e article introduces some information – library services at 
university libraries around the world, including: materials circulation; materials 
delivery; information literacy training; teaching and research support. Based on 
international experiences, many university libraries in Vietnam have developed 
information – library services, such as: “book drops”; offi ce library; information 
reference – consultancy; information support Th e article also reaffi rms the 
necessity of organizing library training courses for students at the beginning of the 
school-year as well as developing new services to best suit users’ needs.
Keywords: Information – library services; university library.
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÔNG TIN-THƯ VIỆN
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI: 
BÀI HỌC VỚI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
PGS TSKH Bùi Loan Th ùy, CN Nguyễn Th ị Trúc Hà
 Trường Đại học KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh
4 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Bài báo trình bày các dịch vụ TT-TV phổ 
biến tại thư viện đại học ở nước ngoài mà 
thư viện đại học Việt Nam cần học hỏi và tổ 
chức triển khai thực hiện trong quá trình hội 
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
1. Các dịch vụ thông tin-thư viện phổ 
biến tại thư viện đại học ở nước ngoài
1.1. Dịch vụ mượn trả tài liệu
Dịch vụ mượn trả tài liệu được tự động 
hóa. Bạn đọc tự phục vụ bằng cách sử dụng 
máy mượn trả tự động tại các quầy phục vụ. 
Th ư viện sẽ gửi email hoặc SMS cho bạn đọc 
về tình trạng sách đang mượn, như: thời 
gian mượn, quá hạn hoặc thông báo thu hồi 
tài liệu. Tại TVĐH Newcastle (Anh), TVĐH 
Columbia (Hoa Kỳ), bạn đọc có thể đặt 
trước cả khi tài liệu này đang có người 
mượn [8,9]. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu 
cầu mượn tài liệu nhanh, thời gian sử dụng 
ngắn so với dịch vụ mượn liên thư viện, 
nhiều TVĐH đã tổ chức dịch vụ mượn trực 
tiếp (đại học Columbia, Yale, Brown, Cornell, 
Dartmouth, Duke, Harvard, Johns Hopkins, 
Princeton, Chicago,...). Điều kiện sử dụng 
dịch vụ là người dùng tin của trường phải có 
tài khoản đăng nhập và email ổn định. Điểm 
nổi trội của dịch vụ là thời gian chờ đợi ngắn, 
khoảng 4 đến 5 ngày làm việc thay vì 2 tuần 
ở dịch vụ mượn liên thư viện. Th ông tin theo 
dõi về tài liệu yêu cầu sẽ tự động cập nhật 
vào email. Trong thời gian bạn đọc đang giữ 
tài liệu, nếu có bạn đọc khác cần đến thì phải 
trả tài liệu ngay trong 3 ngày [1].
Tại các TVĐH ở Châu Úc cũng tương tự. 
Đa phần các dịch vụ đều đã được tự động 
hóa, bạn đọc tự phục vụ các hoạt động mượn 
- trả tài liệu cũng như tự phục vụ in ấn, 
photocopy, scan hay sử dụng Internet, Ở 
TVĐH Victoria (New Zealand) bạn đọc có 
thể mượn tài liệu thông qua nhiều phương 
thức, như: mượn trực tiếp tại hệ thống thư 
viện; mượn trực tiếp tại hệ thống các thư viện 
liên kết; mượn từ xa; mượn liên chi nhánh; 
mượn tài liệu có nhu cầu sử dụng cao. Đa 
số tài liệu đều có thể giao dịch từ xa và thực 
hiện trực tuyến mà không cần phải có sự trao 
đổi trực tiếp với nhân viên thư viện. Ở bất kỳ 
chi nhánh nào của thư viện, bạn đọc đều có 
thể sử dụng các loại tài liệu số và in ấn của 
tất cả các thư viện trong cùng hệ thống. Hơn 
nữa, thư viện có hệ thống hợp tác và chia sẻ 
tài nguyên thông tin với hầu hết thư viện các 
trường đại học lớn trên thế giới [7].
Một hình thức khác được TVĐH Illinois 
(Hoa Kỳ) thực hiện là I-share. Đây là cách 
để chia sẻ nguồn tài liệu giữa các thư viện 
trong phạm vi tiểu bang Illinois. Điều đặc 
biệt là chỉ cần một lệnh tìm, chương trình 
sẽ cung cấp kết quả tìm kiếm trong thư mục 
hệ thống thư viện trường đại học Illinois, 
I-Share và Worldcat để mượn liên thư viện. 
Với I-Share, bạn đọc có quyền chọn mượn ở 
thư viện gần nhất và yêu cầu tài liệu cung cấp 
đến bất kỳ một quầy lưu hành nào trong hệ 
thống thư viện [1]. Ngoài dịch vụ mượn trả 
thông thường, tại TVĐH Columbia (Hoa Kỳ) 
còn cho mượn các tài liệu từ các bộ sưu tập 
của mình đang được triển lãm tại bảo tàng, 
phòng trưng bày và các địa điểm khác [9].
Ở TVĐH Chiết Giang (Trung Quốc), bạn 
đọc tự kiểm tra sách, tự thực hiện các thao 
tác mượn - trả, nộp tiền quá hạn, in ấn, scan 
thông qua hệ thống các máy tự phục vụ được 
đặt khắp khuôn viên trường, bạn đọc có thể 
mượn tài liệu ở tất cả các thư viện trong hệ 
thống. Số lượng tài liệu được mượn có sự 
khác nhau tùy từng đối tượng: tối đa là 50 
và tối thiểu là 5 tài liệu, thời hạn mượn là 40 
ngày và được gia hạn 1 lần 40 ngày [10]. 
Ở Châu Phi, thư viện trường đại học Cape 
Town, đại học Mauritius, đại học Western 
Cape, đại học Stellenbosch, đại học Nairobi, 
đại học Ghana và hầu hết các TVĐH khác 
đều tổ chức các dịch vụ mượn trả tài liệu 
tự động; mượn liên thư viện; dịch vụ photo, 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017 | 5
đóng sách; dịch vụ truy cập tài liệu từ xa; dịch 
vụ cung cấp các phương tiện nghe nhìn 
Tại TVĐH Cape Town (Cộng hòa Nam Phi), 
ngoài việc mượn trả tài liệu, gia hạn, đặt 
trước tài liệu thông thường, thư viện này còn 
cho phép nhân viên và học viên sau đại học 
được mượn tạp chí [11]. 
TVĐH Stellenbosch (Cộng hòa Nam Phi) 
còn tổ chức dịch vụ cho mượn tài liệu với 
thời gian ngắn - mục đích chính của dịch vụ 
là cung cấp quyền truy cập vào các tài liệu 
thường được sử dụng trong một thời gian 
ngắn, để đảm bảo cho phép nhiều người 
dùng tin truy cập cùng một lúc và sử dụng 
các tài liệu của thư viện [12]. 
1.2. Dịch vụ chuyển phát tài liệu 
Dịch vụ chuyển phát tài liệu (Document 
Delivery Services - DDS) cung cấp các bài 
báo, các chương sách, các tài liệu hội thảo 
xin từ các nguồn ngoài thư viện cho các nhà 
nghiên cứu và học viên sau đại học khi có 
nhu cầu (TVĐH Malaya - Malaysia) [13].
Đối với TVĐH Công nghệ Nanyang 
(Singapore), dịch vụ chuyển phát tài liệu 
cung cấp những tài liệu (bài báo, báo cáo hội 
thảo, luận án, luận văn, tài liệu của chính phủ 
và báo cáo kỹ thuật) mà bạn đọc- người dùng 
tin tìm kiếm không có sẵn trong bộ sưu tập 
của thư viện. Nếu tài liệu nằm trong tạp chí 
điện tử, trong bộ sưu tập sách điện tử, thì thư 
viện có thể đặt mua cho bạn đọc-người dùng 
tin. Yêu cầu để sử dụng dịch vụ này là bạn 
đọc- người dùng tin phải phục vụ cho mục 
đích nghiên cứu hoặc giảng dạy trên lớp và 
không sử dụng cho mục đích cá nhân [14].
Tại thư viện trung tâm của trường Đại học 
quốc gia Kyungpook (Hàn Quốc), thư viện tổ 
chức dịch vụ chuyển phát các tài liệu có sẵn 
trong bộ sưu tập của thư viện, cho giảng viên 
và sinh viên khuyết tật trong các khu vực như: 
văn phòng khoa, trung tâm hỗ trợ sinh viên 
khuyết tật và các cơ quan, đơn vị thuộc khuôn 
viên trường [15].
1.3. Dịch vụ huấn luyện kiến thức thông tin
Các TVĐH ở nhiều nước cung cấp một 
chương trình đào tạo kiến thức thông tin với 
nhiều nội dung được thiết kế từ cơ bản đến 
nâng cao.
Tại TVĐH Saint Francis (Hoa Kỳ), thư viện 
thiết kế một chương trình kiến thức thông 
tin với nội dung phù hợp cho từng đối tượng 
người dùng tin tại thư viện. Đối với sinh viên 
năm thứ nhất, ngoài việc bắt buộc tham gia 
hướng dẫn sử dụng thư viện, sinh viên bắt 
buộc phải tham gia 1 trong 5 hội thảo sau: 
- Khám phá các nguồn tài nguyên thông 
tin tốt nhất cho nghiên cứu; 
- Cách trích dẫn; 
- Cách tìm kiếm thông tin; 
- Cách định vị thông tin trong các định 
dạng khác nhau; 
- Tránh đạo văn. 
Ngoài ra, sinh viên năm thứ nhất được 
khuyến khích tham gia các hội thảo với các 
chủ đề khác. Đối với các nhà nghiên cứu, thư 
viện  thiết kế chương trình đào tạo với nội 
dung đa dạng. Nhà nghiên cứu có thể tự đăng 
ký các chủ đề mà mình quan tâm hoặc có thể 
tự học với một số chủ đề thư viện đã cung 
cấp trên website, với các nội dung như: tổng 
quan về quá trình nghiên cứu, cách đánh giá 
thông tin, cách trích dẫn, tránh đạo văn, giới 
thiệu phần mềm Zotero, xuất bản, [16].
Tại TVĐH Manchester (Anh), thư viện 
còn cung cấp các bài giảng trực tuyến giúp 
người dùng tin có thể tự học một cách dễ 
dàng, thú vị và hấp dẫn, với những nội dung 
về kỹ năng nghiên cứu, quản lý tài liệu tham 
khảo, các công cụ trích dẫn, cách tìm kiếm 
thông tin hiệu quả, vấn đề bản quyền, cho 
đến những nội dung cần thiết, rất thiết thực 
và bổ ích cho sinh viên như: cách quản lý 
thời gian, làm thế nào để đạt được mục tiêu 
học tập, lập kế hoạch cho bản thân,[17].
6 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tại thư viện các trường đại học của Châu 
Úc, thư viện đều chú trọng xây dựng chương 
trình đào tạo người dùng tin với nội dung 
phong phú từ đơn giản đến chuyên sâu và 
hình thức đào tạo đa dạng, nhằm cung cấp 
các kỹ năng cần thiết cho người học theo 
từng chuyên ngành và từng năm học. Người 
dùng tin cũng được hướng dẫn các kỹ năng 
nghiên cứu, như: viết bài nghiên cứu, trích 
dẫn khoa học theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, 
cách sử dụng phần mềm tham khảo; cách tìm 
kiếm, xác định các nguồn tài nguyên có liên 
quan với nghiên cứu. Ví dụ, TVĐH James 
Cook (Australia), phương thức đào tạo ở 
mỗi nội dung trong chương trình kiến thức 
thông tin của thư viện là sự kết hợp giữa bài 
giảng, phần thực hành, có bài tập và đánh 
giá kết quả, trong mỗi một buổi học còn có 
các hoạt động để thêm sinh động, lôi cuốn 
người học. Ngoài ra, thư viện còn cung cấp 
các hướng dẫn trực tuyến trên website thư 
viện, trong mỗi bài học cung cấp các đường 
link tới các website hữu ích, hoặc các tài liệu 
phù hợp với chủ đề của bài học, có bài tập để 
sinh viên có thể chủ động tự học. Để nâng 
cao chất lượng chương trình giảng dạy, nhân 
viên thư viện phối hợp chặt chẽ với giảng 
viên và khoa chuyên môn bằng cách tham 
dự cuộc họp với khoa và các giảng viên để 
thảo luận đưa ra kế hoạch giảng dạy, đồng 
thời nhân viên thư viện xem đề cương các 
môn học của khoa, từ đó xác định những 
kỹ năng cần thiết cần phải giảng dạy và có 
kế hoạch xây dựng chương trình một cách 
tốt nhất, để phát triển các kỹ năng của sinh 
viên trong từng ngành. Bên cạnh đó, thư 
viện thường xuyên đánh giá hiệu quả các nội 
dung đào tạo trong chương trình, để tiếp tục 
hoàn thiện và thúc đẩy chương trình phát 
triển, mở rộng chủ đề đào tạo phù hợp với 
từng đối tượng người dùng tin [18].
Ở các nước Châu Phi, mức độ tổ chức 
dịch vụ đào tạo, huấn luyện của các TVĐH 
khác nhau. Ví dụ TVĐH Ghana (Ghana) 
đào tạo người dùng tin về cách tiếp cận với 
các nguồn tài nguyên và dịch vụ của thư viện 
theo hai chương trình chính là: định hướng 
sử dụng thư viện cho sinh viên năm thứ nhất 
và sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử cho học viên 
sau đại học và giảng viên [19]. Tại TVĐH 
Stellenbosch (Cộng hòa Nam Phi), thư viện 
tổ chức đào tạo người dùng tin bằng nhiều 
hình thức khác nhau, bao gồm: hướng dẫn 
trực tuyến, hội thảo, hội nghị, các buổi tập 
huấn theo nhóm, Nội dung các hướng 
dẫn, đào tạo được thiết kế phù hợp với từng 
đối tượng người dùng tin giúp họ phát triển 
các kỹ năng tìm kiếm thông tin trong học 
tập, các kỹ năng trong nghiên cứu và nâng 
cao nhận thức của người dùng tin về vấn đề 
đạo văn, [20].
1.4. Dịch vụ hỗ trợ giảng dạy, hỗ trợ 
nghiên cứu
Các dịch vụ hỗ trợ giảng dạy, hỗ trợ nghiên 
cứu được các thư viện rất chú trọng phát triển. 
Tại TVĐH Washington State (Hoa Kỳ) thư 
viện đã tổ chức các dịch vụ dành cho giảng 
viên như: hướng dẫn việc sử dụng các nguồn 
tài nguyên hoặc dịch vụ thư viện, cung cấp 
tài liệu đến tận văn phòng cho giảng viên, 
cung cấp các hỗ trợ, tư vấn khác, [21]. Tại 
TVĐH Công nghệ Delft (Hà Lan), nhằm 
phát triển năng lực nghiên cứu tại trường, 
thư viện đã tổ chức nhiều dịch vụ hỗ trợ cho 
các nhà nghiên cứu, ví dụ: dịch vụ tư vấn và 
hỗ trợ tìm tài liệu, tìm kiếm các thông tin 
liên quan cho chủ đề nghiên cứu; dịch vụ hỗ 
trợ xuất bản, tổ chức các cuộc hội thảo giúp 
nâng cao hiệu quả của người dùng tin trong 
việc tìm kiếm, tổ chức, phổ biến thông tin 
và dữ liệu. Số lượng người tham gia mỗi hội 
thảo tại thư viện là 12 người. Đặc biệt, thư 
viện đã xây dựng cổng nghiên cứu để hỗ trợ 
cho các nhà nghiên cứu trong tất cả các giai 
đoạn của chu trình nghiên cứu: từ việc tạo ý 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017 | 7
tưởng, tìm kinh phí, thực nghiệm, cho đến 
xuất bản và phổ biến các kết quả nghiên cứu. 
Cổng nghiên cứu là một trong những nơi 
các nhà nghiên cứu của đại học công nghệ 
Delft có thể tìm thấy giải pháp hoặc những 
hỗ trợ liên quan đến nghiên cứu của họ [22].
Tại TVĐH Keio  (Nhật Bản), nhân viên 
tham khảo luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ cho 
sinh viên, giảng viên tìm tài liệu và các hỗ 
trợ khác cho các bài tập, nghiên cứu, các dự 
án của họ. TVĐH Niigata (Nhật Bản), hỗ trợ 
người dùng tin về cách tìm tài liệu, cách tìm 
kiếm trên OPAC và cách tìm trên các CSDL, 
tìm kiếm thông tin về một chủ đề...[23, 24].
Nhiều TVĐH ở nước ngoài hình thành 
mô hình liên lạc viên hoặc liên lạc viên theo 
chủ đề. Tại TVĐH Newcastle (Anh), mỗi 
khoa có các nhân viên thư viện liên lạc chịu 
trách nhiệm tư vấn thông tin về các vấn đề 
liên quan đến chủ đề mình phụ trách, về các 
chương trình đào tạo kỹ năng thông tin... 
Những liên lạc viên này sẽ tham dự các cuộc 
họp trong trường, để thảo luận về bất kỳ vấn 
đề liên quan đến thư viện và giải quyết tất 
cả các thắc mắc của người dùng tin [25]. Ở 
TVĐH Glasgow (Scotland), mỗi nhân viên 
phụ trách một hoặc nhiều ngành/lĩnh vực 
như: kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, 
quốc tế học, khảo cổ học, thiên văn học, 
nhân viên này có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ 
ng ...  Phi), không gian nghiên cứu chung 
được tổ chức dành cho cán bộ, giảng viên và 
học viên sau đại học tại trường. Không gian 
nghiên cứu chung này nằm cách khá xa khu 
vực cộng đồng của thư viện, vì vậy, không khí 
ở đây rất yên bình, là môi trường lý tưởng cho 
các nhà nghiên cứu có thể truy cập tài nguyên 
điện tử; làm việc và viết luận án. Ngoài ra, 
người sử dụng còn có thể thư giãn trong một 
khu vực phòng chờ thoải mái và tương tác với 
các đồng nghiệp. Nhân viên thư viện luôn sẵn 
sàng hỗ trợ nhu cầu thông tin và cung cấp các 
tư vấn về các chủ đề chuyên biệt. Không gian 
nghiên cứu chung có đầy đủ các tiện ích đáp 
ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng như: 
máy tính, máy photocopy, in ấn, scan, phòng 
hội thảo và phòng thảo luận nhóm[34].
Cũng như TVĐH Cape Town, không gian 
nghiên cứu tại TVĐH Ghana (Ghana) cũng 
trang bị máy tính, máy in, máy quét, máy 
photocopy với hệ thống các phòng hội thảo, 
thảo luận nhóm, cũng như khu vực để thảo 
luận và thư giãn. Nhiều dịch vụ được cung 
cấp tại đây như: hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ kỹ 
thuật, dịch vụ in ấn, scan, thường xuyên tổ 
chức hội thảo/hướng dẫn về các chủ đề như: 
làm thế nào để tìm kiếm thông tin hiệu quả, 
trích dẫn tài liệu tham khảo, cách sử dụng 
các CSDL,... Các hội thảo được tổ chức định 
kỳ, một số hội thảo được tổ chức theo yêu cầu 
của người dùng tin [35].
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017 | 9
Tại TVĐH Western Cape (Cộng hòa 
Nam Phi), thư viện tổ chức Knowledge 
Commons - không gian tri thức dành cho 
cho sinh viên, được trang bị máy tính cung 
cấp quyền truy cập vào mục lục thư viện, 
nguồn tài liệu điện tử, nhiều dịch vụ được 
cung cấp tại đây với sự hỗ trợ, hướng dẫn của 
cán bộ thư viện [36]. TVĐH Columbia (Hoa 
Kỳ) cũng cung cấp các không gian học tập và 
nghiên cứu lý tưởng 24/24; 7/7 với đầy đủ các 
tiện ích để đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân, 
học nhóm hoặc nghiên cứu của người dùng 
tin với các phòng học cá nhân, phòng thảo 
luận nhóm, phòng nghiên cứu [37].
Bên cạnh đó, nhằm cải thiện khả năng tiếp 
cận và sử dụng thông tin hiệu quả cho đối 
tượng người dùng tin là người khuyết tật, một 
số TVĐH ở Châu Âu và Châu Mỹ còn tổ chức 
các dịch vụ dành cho người khuyết tật. Ví dụ: 
ở TVĐH Complutense (Tây Ban Nha), người 
khuyết tật có thể mượn tài liệu với thời gian 
dài hơn các đối tượng khác. Trong trường 
hợp người khuyết tật khó khăn di chuyển và 
thời gian dài ở bệnh viện, tài liệu có thể được 
mượn thông qua website thư viện hoặc qua 
điện thoại, thư viện sẽ cung cấp tài liệu tận 
nơi cho bạn đọc. Người dùng có thể yêu cầu 
thông tin hoặc bất kỳ một hỗ trợ nào từ thư 
viện thông qua hình thức web, e-mail, chat 
hoặc điện thoại, thư viện sẽ cung cấp các dịch 
vụ phù hợp với người khuyết tật. Bên cạnh 
đó, thư viện phối hợp với văn phòng đại học 
cho người khuyết tật và tổ chức người mù 
Tây Ban Nha, để tổ chức các không gian với 
đầy đủ các tiện ích và các thiết bị đọc tài liệu 
dành cho đối tượng này [38].
Đối với sinh viên quốc tế, ngoài các dịch 
vụ trên, các TVĐH còn tổ chức dịch vụ in 
ấn, scan, đóng sách; dịch vụ yêu cầu bổ sung 
tài liệu; các hội thảo và sự kiện được tổ chức 
định kỳ, các hoạt động để giảm việc học tập 
căng thẳng của sinh viên. Một số thư viện 
còn tổ chức dịch vụ mượn trang thiết bị: 
bạn đọc có thể mượn máy tính và các thiết 
bị phục vụ học tập, nghiên cứu: máy ảnh kỹ 
thuật số, máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn 
Tại TVĐH Newcastle (Anh), thư viện còn tổ 
chức dịch vụ hỗ trợ đào tạo từ xa, theo đó các 
sinh viên hoặc học viên sau đại học theo học 
chương trình đào tạo từ xa, sẽ được thư viện 
cung cấp các dịch vụ để truy cập thông tin 
như: dịch vụ mượn tài liệu (thư viện sẽ gửi 
tài liệu tận nơi), dịch vụ scan tài liệu, dịch vụ 
mượn liên thư viện[39].
Nhìn chung, với mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy 
nghiên cứu, giảng dạy, học tập và tạo điều 
kiện thuận lợi cho người dùng tin sử dụng 
thư viện mọi lúc mọi nơi, các dịch vụ hiện 
đại, chuyên nghiệp như: mượn liên thư viện; 
dịch vụ đóng sách; dịch vụ chuyển phát tài 
liệu; dịch vụ mượn các thiết bị công nghệ 
thông tin; dịch vụ hỗ trợ đào tạo từ xa; dịch 
vụ tra cứu trực tuyến; dịch vụ dành cho 
người khuyết tật; dịch vụ cho cựu sinh viên,... 
với các không gian nghiên cứu cá nhân, thảo 
luận nhóm có đầy đủ các tiện ích các thư viện 
phục vụ 24/24; 7/7 đã đáp ứng rất tốt nhu 
cầu của người dùng tin cho dù nhu cầu này 
không ngừng gia tăng.
2. Th ư viện đại học của Việt Nam đã và 
cần học hỏi những gì từ các thư viện đại 
học nước ngoài?
Trong những năm gần đây, nhờ có nguồn 
kinh phí đầu tư của Nhà nước và kinh phí 
tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, nhiều 
TVĐH ở nước ta đã thực hiện dự án nâng cấp 
và hiện đại hóa toàn diện hoạt động TT-TV. 
Đa số các dự án hiện đại hóa TVĐH đều đặt 
trọng tâm vào việc tăng cường ứng dụng công 
nghệ thông tin và viễn thông cho hoạt động 
TT-TV, xây dựng nguồn tài nguyên thông 
tin điện tử, đào tạo đội ngũ cán bộ TT-TV 
chuyên nghiệp,Vì vậy, hoạt động của các 
TVĐH trở nên sinh động và hiệu quả hơn, hệ 
10 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thống dịch vụ được triển khai tại các TVĐH 
cũng bắt đầu được đổi mới và hoàn thiện dần. 
Tuy nhiên , do tính chất, đặc điểm và quy mô 
từng trường khác nhau nên sự đầu tư, phương 
pháp hoạt động, tổ chức, cơ sở vật chất trang 
thiết bị cũng khác nhau và hệ thống dịch vụ 
cũng khác nhau. Có thể nêu ra một số dịch vụ 
tiêu biểu đã được một số thư viện thực hiện 
hiệu quả.
Tại Trung tâm Học liệu (TTHL) Đại học 
Cần Th ơ, mỗi khi có sách mới bổ sung về, 
TTHL nhanh chóng thông báo đến cho giảng 
viên để có thể giới thiệu cho sinh viên của 
mình trong các giờ học, điều này giúp sinh 
viên có thể chủ động tìm các tài liệu có nội 
dung liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu 
chuyên sâu ngoài các giáo trình. TTHL đã 
triển khai dịch vụ Th ùng trả sách 24/24, giúp 
tất cả bạn đọc có thể trả sách nhanh chóng, 
Dịch vụ Th ư viện văn phòng là dịch vụ giao 
tài liệu in ấn và điện tử đến văn phòng hoặc 
qua email đến cán bộ và học viên cao học để 
thu hút bạn đọc đến với TTHL nhiều hơn [5].
Tại TVĐH Nha Trang, công nghệ RFID đã 
được ứng dụng thành công vào quản lý an 
ninh và lưu thông tự động, người dùng có thể 
tự mượn sách tại thư viện thông qua hệ thống 
mượn-trả sách tự động và máy nhận trả sách 
24/24; 7/7 mà không cần qua thủ thư. Các thao 
tác mượn hay trả sách tại máy rất đơn giản và 
tiện lợi, giúp bạn đọc mượn trả sách nhanh 
chóng vào bất kỳ thời gian nào, không lệ thuộc 
vào giờ làm việc của cán bộ thư viện. Ngoài 
ra, thư viện còn trang bị hệ thống máy tra cứu 
tình trạng tài liệu trước khi mượn thông qua 
các màn hình cảm ứng và wifi [3]. Bên cạnh 
đó, để giúp bạn đọc có thêm thời gian nghiên 
cứu những tài liệu mượn về nhà, nhiều TVĐH 
tổ chức dịch vụ “Gia hạn tài liệu”, “Đặt trước 
tài liệu”, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc 
được tiếp cận với tài liệu. 
Một số thư viện đã tổ chức dịch vụ mượn 
liên thư viện, như: TTHL -Th ư viện Trường 
Đại học Y Khoa Vinh, hệ thống các thư viện 
ĐHQG-HCM, TVĐH Công nghiệp Tp. Hồ 
Chí Minh,
Bên cạnh các dịch vụ in ấn, sao chụp, dịch 
vụ khai thác tài liệu multimedia, dịch vụ truy 
cập Internet, dịch vụ hỏi đáp, trả lời những 
câu hỏi về tra cứu và tìm tài liệu, triển lãm, 
trưng bày tài liệu, dịch vụ cho mượn phòng 
thảo luận nhóm, tổ chức hội thảo, hội nghị tại 
khuôn viên thư viện để tận dụng tối đa cơ sở 
vật chất kỹ thuật, một số thư viện đã triển 
khai dịch vụ hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tìm 
kiếm thông tin và cung cấp thông tin theo 
yêu cầu Tại TTHL Đại học Cần Th ơ, thư 
viện tổ chức dịch vụ tham khảo - tư vấn tìm 
tin, dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói theo 
lĩnh vực nghiên cứu, nhằm tiết kiệm thời gian 
tìm kiếm tài liệu của bạn đọc, tránh trùng lắp 
khi thực hiện bài viết hoặc tham khảo và phát 
triển các nghiên cứu đã qua, giúp bạn đọc 
hoàn thành tốt các đề tài nghiên cứu, các bài 
báo cáo, luận văn tốt nghiệp, niên luận, bài 
tập, chuyên đề, ... [5]. Ở TTHL Đại học Huế, 
thư viện tổ chức dịch vụ hỗ trợ thông tin; dịch 
vụ tìm tin theo yêu cầu bao gồm: tìm tóm tắt, 
toàn văn tài liệu theo chủ đề NDT yêu cầu [6].
Để nâng cao trình độ sử dụng thư viện, đa 
số các TVĐH đều mở các lớp hướng dẫn sử 
dụng thư viện vào đầu các năm học cho sinh 
viên năm thứ nhất và chú trọng vào việc cải 
tiến nội dung của lớp hướng dẫn, tập huấn 
và đa dạng hình thức hướng dẫn, tập huấn 
tại chỗ, từ xa qua mạng nhằm tạo sự thuận 
tiện, linh hoạt cho người tham gia. Tại TVĐH 
RMIT, thư viện mở các lớp tập huấn kỹ năng 
nghiên cứu, nhằm hướng dẫn sinh viên kỹ 
năng nghiên cứu. Nội dung hướng dẫn được 
thiết kế từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm: các 
lớp dành cho sinh viên học kỳ đầu tiên gồm 
hướng dẫn sử dụng thư viện và hướng dẫn 
trích dẫn tài liệu tham khảo; các lớp dành 
cho sinh viên học kỳ thứ 2 và thứ 3 với nội 
dung là sử dụng phần mềm Endnote trong 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017 | 11
trích dẫn tài liệu tham khảo; các lớp hướng 
dẫn kỹ năng nghiên cứu theo ngành học [4]. 
TVĐH Hoa Sen, ngoài lớp hướng dẫn dành 
cho tân sinh viên đầu năm học, thư viện còn 
tổ chức các lớp hướng dẫn tra cứu thông tin 
cho giảng viên và sinh viên dưới nhiều hình 
thức: hướng dẫn theo lớp, nhóm, cá nhân, 
đồng thời thư viện cũng kết hợp với chương 
trình “Giáo dục Tổng quát” để đưa một số nội 
dung hướng dẫn vào môn “Phương pháp học 
đại học”. Các nội dung bao gồm: tổng quan 
về kiến thức thông tin; vấn đề bản quyền và 
chống đạo văn trong dạy và học; phương pháp 
lập danh mục tài liệu tham khảo cho luận văn, 
bài nghiên cứu; các nội dung liên quan đến 
kiến thức thông tin, hỗ trợ giảng dạy và học 
tập khác (theo yêu cầu cụ thể)[2]. Th ư viện 
Trường Đại học Tôn Đức Th ắng cũng giảng 
dạy kiến thức thông tin cho sinh viên tích 
hợp trong môn “Phương pháp học đại học”. 
Riêng TTHL Đại học Cần Th ơ đã tổ chức 
dịch vụ đào tạo cho cán bộ thư viện, điển 
hình là chương trình đào tạo “Quản lý thông 
tin và Nghiệp vụ Th ư viện”.
Nếu so sánh với các TVĐH của nhiều nước 
thì mặc dù các dịch vụ phục vụ hoạt động đào 
tạo, nghiên cứu khoa học của TVĐH Việt 
Nam đã có những bước phát triển mới, tuy 
nhiên mức độ phát triển các dịch vụ tại các 
thư viện không đồng đều, phần lớn dịch vụ 
hiện nay vẫn còn đơn điệu. Muốn trở thành 
TVĐH hiện đại đúng nghĩa của nó, phải 
cung cấp một hệ thống dịch vụ đa dạng và 
phong phú, chất lượng, thân thiện và chuyên 
nghiệp mang tính tương tác cao, có thể đáp 
ứng kịp thời, nhanh chóng các yêu cầu của 
người dùng tin tại bất cứ nơi đâu và vào bất 
cứ thời điểm nào; phải cung cấp các không 
gian học tập, không gian nghiên cứu trong 
đó có nhiều dịch vụ dành riêng cho từng đối 
tượng bạn đọc - người dùng tin.Việc tổ chức 
khu vực tự học cần có đầy đủ các tiện nghi 
hỗ trợ nhu cầu học tập, nghiên cứu và kéo 
dài thời gian phục vụ đến 21-22 giờ tối trong 
lúc chưa thể phục vụ 24/24; 7/7 như nhiều 
TVĐH nước ngoài. Cần tập trung đầu tư 
kinh phí và thiết bị để ứng dụng công nghệ 
thông tin một cách triệt để, tiến tới tự động 
hóa dịch vụ mượn trả, in ấn, scan (bạn đọc - 
người dùng tin tự phục vụ), tăng cường dịch 
vụ truy cập từ xa tới nguồn tài nguyên, dịch 
vụ thảo luận nhóm, dịch vụ hỗ trợ đào tạo 
từ xa,... nhằm giảm nhân sự cho những vị trí 
việc làm này.
Phải rất chú trọng phát triển dịch vụ huấn 
luyện người dùng tin bằng các chương trình 
đào tạo, huấn luyện kiến thức thông tin với 
nội dung được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao 
và phù hợp với từng đối tượng người dùng 
tin, hình thức đào tạo phong phú như đào tạo 
trực tuyến, hội thảo, đào tạo theo nhóm... 
Cần chú trọng đầu tư xây dựng các không 
gian học tập cá nhân, nhóm, không gian 
nghiên cứu để tạo nên môi trường học tập, 
trao đổi, nghiên cứu lý tưởng với hệ thống 
các phòng phục vụ chức năng, có đầy đủ các 
phương tiện, dịch vụ và sự hỗ trợ trực tiếp 
của cán bộ thư viện. Phải học tập mô hình 
liên lạc viên hay liên lạc viên chủ đề nhằm 
cung cấp các tư vấn, hướng dẫn để hỗ trợ tối 
đa cho người dùng tin hoàn thành mục tiêu 
của mình. Ngoài ra để thỏa mãn tốt hơn nhu 
cầu và mong đợi từ phía người dùng tin, nhất 
là việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, các 
TVĐH cần tổ chức dịch vụ cho cựu sinh viên, 
các dịch vụ riêng cho sinh viên khuyết tật,...
Kết luận
Để phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế của 
mình trong việc phục vụ học tập, giảng dạy và 
nghiên cứu của sinh viên, giảng viên và nhà 
nghiên cứu, các TVĐH Việt Nam còn phải 
phấn đấu nỗ lực trong một thời gian khá dài. 
Lãnh đạo các trường đại học cần tiếp tục đầu 
tư nhiều hơn nữa cho cơ sở vật chất, trang 
thiết bị thư viện. Các thư viện cần nâng cao 
12 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện 
dịch vụ thì mới có thể hội nhập với TVĐH 
nước ngoài, đóng góp tích cực vào việc đào 
tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của 
nước ta.
----------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Huỳnh Th ị Trang, Một số dịch vụ mới trong 
các thư viện trường đại học của Mỹ, 
chuyen-de/22-chuyen-de/42-mt-s-dch-v-mi-
trong-cac-th-vin-trng-h-ca-m
2.Th ư viện Đại học Hoa Sen, 
hoasen.edu.vn/dich-vu
3.Th ư viện Đại học Nha Trang, 
ntu.edu.vn/news.aspx?contentid=208
4.Th ư viện Đại học Rmit, https://www.rmit.
edu.vn/vi/tap-huan-ky-nang- nghien-cuu
5.Trung tâm Học Liệu Đại học Cần Th ơ http://
www.lrc.ctu.edu.vn/dch-v/data-articles/tin-tuc/
dich-vu-tt-h-lieu
6. Trung tâm học liệu Đại học Huế, 
lrc-hueuni.edu.vn/services/servicesInfo.htm
7.Vũ Duy Hiệp (2014), Tìm hiểu mô hình hệ 
thống sản phẩm - dịch vụ thông tin thư viện tại 
thư viện đại học Victoria, New Zealand và bài học 
cho các thư viện đại học Việt Nam, Tạp chí Th ông 
tin và Tư liệu, số 5, tr. 25-33.
8.
borrow-renew-return/,
9.
borrowing.html 
10.
php?catalog_id=169251
http:// l ibweb.zju.edu.cn/english/redir.
php?catalog_id=169248
11.
information 
12.
Pages/short-loans.aspx 
13.
asp?tid=23&cid=110&p=1&vs=en 
14.
access/document-delivery.aspx 
15.
16.
literacy 
17.
the-library/students/training- and-skills-support/
my-learning-essentials/
18.https://www.jcu.edu.au/library/about/
teaching-support-services/information-literacy/
information-skills-program
1 9 . h t t p : / / b a l m e . u g . e d u . g h / i n d e x .
php?option=com_content&view=article&id= 
133&Itemid=185
20.
Pages/training.aspx
21. 
instructors
22.
researchers/;  .nl
23. ib.keio.ac. jp/en/ask-a-
librarian/index.html
24.
guides/library_guide_en.html
25.
support/
26.
subjectssupport/subjecthelp/ 
27.https://library.sydney.edu.au/contacts/
subjectcontacts.html
28. vice/
support01.htm 
29. /
subject-librarians.aspx
30.
php?catalog_id=169255
31.
32.  
33.
libraryspaces/rc/Pages/default.aspx
34. 
35.
commons-portal]
36.
knowledge-commons.html 
37.
spaces.html
38.https://biblioteca.ucm.es/en/specialneeds
39.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 5-11-2016; Ngày 
phản biện đánh giá: 15-01-2017; Ngày chấp nhận 
đăng: 04-3-2017).

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_dich_vu_thong_tin_thu_vien_tai_mot_so_truong_dai.pdf